Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Điều tra hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chim cảnh trên địa bàn thành phố hà nội (khóa luận quản lý tài nguyên rừng và môi trường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG
----------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHIM CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 7620211

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Đồng Thanh Hải
Sinh viên thực hiện

: Khổng Trọng Quang

Mã sinh viên

: 1653020169

Lớp

: K61A_QLTNR

Khóa học

: 2016 - 2020

Hà Nội - 2020



LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Lâm
Nghiệp đã cho em một môi trường học tập, rèn luyện cả về kiến thức chuyên
môn và kĩ năng sống trong những năm là sinh viên của mình. Đặc biệt, em xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng &
Môi trường và đặc biệt là thầy Đồng Thanh Hải đã dạy dỗ, truyền đạt những
kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian làm khóa luận vừa qua. Trong
thời gian làm việc em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học
tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành
trang để em có thể vững bước sau này.
Mặc dù em đã cố gắng hết mình nhưng chắc chắn bài khóa luận khó có
thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong cơ
xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!”

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ----------------------------------------------------------------------------- i
DANH MỤC CÁC BIỂU ------------------------------------------------------------- iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ------------------------------------------------------------ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ------------------------------------------------------------ iv
DANH LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT -------------------------------------------------- iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ---------------------------------------------------------------------------- 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU --------------------------------------- 3
1.1. Tổng quan về chim --------------------------------------------------------------- 3
1.1.1. Cấu tạo hình thái cơ thể chim---------------------------------------------- 3
1.1.2. Hình dạng và kích thước --------------------------------------------------- 4
1.1.3. Màu sắc da và lông vũ ------------------------------------------------------ 4

1.1.4. Cấu tạo mỏ ------------------------------------------------------------------- 4
1.1.5. Cấu tạo chân ----------------------------------------------------------------- 7
1.2. Thú chơi chim cảnh ở Việt Nam ----------------------------------------------- 8
1.3. Thành phần loài chim ở Việt Nam ------------------------------------------- 10
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ------------------------ 12
2.1. Vị trí địa lý, địa hình ----------------------------------------------------------- 12
2.2. Diện tích tự nhiên -------------------------------------------------------------- 13
2.3. Thủy văn ------------------------------------------------------------------------- 13
2.4. Khí hậu- Thời tiết--------------------------------------------------------------- 14
2.5. Kinh tế- Xã hội ----------------------------------------------------------------- 15
CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Mục tiêu -------------------------------------------------------------------------- 16
3.2. Nội dung ------------------------------------------------------------------------- 16
3.3. Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------ 16
3.3.1. Phương pháp phỏng vấn -------------------------------------------------- 16
3.3.2. Phương pháp điều tra theo tuyến ---------------------------------------- 17
3.3.3. Phương pháp điều tra theo điểm----------------------------------------- 18
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ----------------------------------------------- 19
ii


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ------------------------------------- 20
4.1. Thành phần các loài chim cảnh trên địa bàn Hà Nội ---------------------- 20
4.2. Các loài chim cảnh quý hiếm ------------------------------------------------- 30
4.3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chim cảnh trên địa bàn thành phố
Hà Nội--------------------------------------------------------------------------------- 33
4.3.1. Hiện trạng hoạt động nuôi, kinh doanh buôn bán chim cảnh. ------- 33
4.3.2. Thực trạng công tác quản lý chim cảnh. ------------------------------- 34
4.4. Một số giải pháp cho công tác quản lý chim cảnh trên địa bàn thành phố
Hà Nội . ------------------------------------------------------------------------------- 35

4.4.1. Các giải pháp về cơ chế chính sách ------------------------------------- 35
4.4.2. Tăng cường công tác quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước------ 35
4.4.3. Nâng cao năng lực cho cán bộ thực thi pháp luật về quản lý, bảo vệ
động vật hoang dã ---------------------------------------------------------------- 36
4.4.4. Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng 36
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ------------------------------------------------- 38
Kết luận ------------------------------------------------------------------------------- 38
Tồn tại --------------------------------------------------------------------------------- 39
Khuyến nghị -------------------------------------------------------------------------- 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ----------------------------------------------------------- 38
PHỤ LỤC ------------------------------------------------------------------------------- 39

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Nguyên nghĩa

VQG

Vườn Quốc Gia

STT

Số thứ tự

NĐ- CP


Nghị định- Chính phủ

NQ- QH

Nghị quyết- Quốc hội

iv


DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 01. Biểu điều tra chim cảnh theo tuyến------------------------------------------ 17
Biểu 02. Biểu điều tra chim cảnh theo điểm ------------------------------------------ 19

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần các loài chim ở Việt Nam ------------------------------------ 11
Bảng 4.1. Danh lục các loài chim cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội ----------- 20
Bảng 4.2. Đặc điểm thành phần các loài chim nuôi làm cảnh trên địa bàn thành
phố Hà Nội -------------------------------------------------------------------------------- 28
Bảng 4.3. Đa dạng thành phần loài chim trong các họ chim cảnh trên địa bàn
thành phố Hà Nội ------------------------------------------------------------------------- 29
Bảng 4.4. Danh mục các loài chim quý, hiếm, ưu tiên bảo vệ được nuôi làm
cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội ---------------------------------------------------- 31

iii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các bộ phận hình thái của chim --------------------------------------------- 3
Hình 1.2. Cấu tạo mỏ chim --------------------------------------------------------------- 6

Hình 1.3. Cấu tạo chân chim ------------------------------------------------------------- 7
Hình 2.1. Bản đồ địa giới hành chính Hà Nội ---------------------------------------- 12

iv


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi chim cảnh vừa là thú chơi tao nhã vừa là hoạt động mang lại hiệu
quả kinh tế cao ở Việt Nam. Những năm gần đây, phong trào nuôi chim cảnh đã
rộ lên trên khắp cả nước, tăng mạnh cả về chủng loại và số lượng các loài chim,
đặc biệt một số lồi có nguồn gốc từ động vật hoang dã, thuộc danh mục các loài
quý, hiếm, ưu tiên bảo vệ và sinh vật ngoại lai xâm hại. Điều này đã đặt ra thách
thức rất lớn cho công tác quản lý hoạt động nuôi chim cảnh trong cả nước.
Thành phố Hà Nội không phải là trường hợp ngoại lệ, nơi mà phong trào nuôi
chim cảnh rất phát triển.
Quản lý về gây nuôi động vật hoang đã được qui định trong một số văn bản
pháp luật ở Việt Nam. Cụ thể, Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm
2019 đã quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và
thực thi công ước về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy
cấp; Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về tiêu chí xác
định lồi và chế độ quản lý loài thuộc danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có qui định cụ
thể của Nhà nước và Thành phố Hà Nội nào liên quan đến các hoạt động ni
chim cảnh, vì vậy công tác quản lý hoạt động này trên địa bàn thành phố Hà Nội
gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân ở đây có thể do thiếu cơ sở dữ liệu về thành
phần lồi chim ni làm cảnh, qui mơ ni, nguồn gốc, cách nhận biết loài ngoài
thực tế, cách xử lý vi phạm. Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu loài chim thuộc danh
mục loài nguy cấp, quý, hiếm ưu tiên bảo vệ đang được nuôi làm cảnh tại Hà Nội
? Có bao nhiêu lồi trong số lồi chim ni làm cảnh thuộc danh mục các loài
sinh vật ngoại lai xâm hại. Tất cả những thông tin này rất cần thiết cho công tác

quản lý hoạt động nuôi chim cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội .
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, mục tiêu của đề tài này là sẽ
xác định được thành phần các lồi chim ni làm cảnh trên địa bàn Thành phố
Hà Nội , phân loại các lồi chim thơng thường, q hiếm, ưu tiên bảo vệ và các
1


lồi chim có thể là sinh vật ngoại lai xâm hại, đưa ra được biện pháp quản lý
chim cảnh hiệu quả. Kết quả của kế hoạch sẽ là cơ sở khoa học giúp các nhà
quản lý trong việc quản lý hiệu quả hơn các hoạt động nuôi chim làm cảnh trên
địa bàn thành phố Hà Nội và hoàn thiện các qui định, chính sách liên quan đến
hoạt động gây ni chim cảnh nói riêng và động vật hoang dã nói chung.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về chim
1.1.1. Cấu tạo hình thái cơ thể chim

Hình 1.1. Các bộ phận hình thái của chim
Nguồn: />
Về cơ bản hình thái cấu tạo bên ngoài của chim bao gồm các bộ phận mỏ,
trán, đỉnh đầu, cằm, họng, cổ, ngực, bụng, hông, lung, bao trên đuôi, đuôi, bao
dưới đuôi, bao cánh nhỏ, bao cánh nhỡ và bao cánh lớn. Thông qua sự khác
nhau về màu sắc của bộ lông cũng như sự khác nhau về màu sắc của các bộ
phận cơ thể chim đề phân biệt sự khác nhau giữa các loài.

3



1.1.2. Hình dạng và kích thước
Thân chim hình trứng, đầu nhỏ và trịn. Cổ nhỏ, ngắn ở đa số lồi; dài ở
các loài chim kiếm ăn dưới nước. Hai chi trước biến thành cánh để phục vụ hoạt
động bay lượn và có số lượng ngón tiêu giảm. Hai chi sau khỏe, thường có 4
ngón, một số ít lồi có 2 hoặc 3 ngón.
Kích thước cơ thể chim biến đổi từ một vài centimet đến hàng trăm
centimet. Trọng lượng nặng vài gam (Chim ruồi) đến hàng chục Kilogam (Đà
điểu).
1.1.3. Màu sắc da và lơng vũ
Da chim mỏng và khơ vì thiếu tuyến da. Đa số lồi chỉ có một tuyến phao
câu phát triển (thiếu ở Vẹt, Bồ câu). Da chim được phủ một lớp lơng vũ. Lơng
vũ ngồi chức năng bay, nó cịn giữ cho thân nhiệt của chim ổn định. Lơng vũ
chim có hai loại : Lơng bao và lơng tơ.
Lơng bao (lơng cánh, lơng đi và lơng mã) có hai phiến lông gắn vào
một trụ lông. Phiến lông được cấu tạo từ nhiều sợi lông mảnh. Hai bên sợi lơng
có nhiều tơ lơng, trên tơ lơng có nhiều móc lơng, Móc lơng có chức năng móc
các lơng tơ lại với nhau.
Lông tơ gồm một ống ngắn với nhiều sợi lơng dài. Lơng tơ rất phát triển ở
các lồi chim nước. Ngoài ra, ở một số loài như Cú vọ, Cu rốc cịn có lơng râu,
lồi Hồng hồng cịn có lơng mi.
Màu sắc của bộ lơng chim có thể thay đổi tùy theo từng loài và đây là một
trong những đặc điểm được sử dụng để nhận biết giữa các loài chim.
1.1.4. Cấu tạo mỏ
Mỏ là một cấu trúc giải phẫu bên ngoài của các loài chim được sử dụng
để ăn, giết chết con mồi, chiến đấu, tìm kiếm thức ăn, tán tỉnh và ni con non.
Mặc dù mỏ có sự khác biệt đáng kể về kích thước, hình dạng, màu sắc và kết

4



cấu, chúng có chung cấu trúc. Bao gồm 2 xương hàm trên và hàm dưới được
phủ một lớp biểu bì mỏng keratin hóa. Trên mỏ có 2 lỗ thơng với hệ hơ hấp.
Kiểu mỏ cũng như màu sắc mỏ có thể được dùng trong phân việc phân
biệt giữa các loài chim. Màu sắc ở mỏ là do sự tập trung của các tế bào sắc tố
trong các lớp biểu bì. Một số lồi có mỏ màu đỏ như Vẹt ngực đỏ, Chim oanh
mỏ đỏ, một số lồi có mỏ màu đen như Chào mào, trong khi một số lồi có mỏ
màu vàng như Sáo đen, Sáo nâu…
Kiểu cấu tạo của mỏ cũng là một trong những tiêu chí phân loại các lồi
chim (hình…). Mỏ chim được phân loại dựa trên hình dạng và chức năng. Có 2
loại chim: loại phổ biến và chuyên hóa. Loại có mỏ phổ biến là loại dùng các kỹ
thuật khác nhau để lấy thức ăn khơng có một hình dạng đặc biệt nào. Loại
chun hóa là loại mỏ chim được thích nghi với chức năng riêng biệt. Cụ thể
như sau: Mỏ chim ăn thịt, chim ăn hạt, chim ăn quả, chim ăn côn trùng, chim
lội, chim ăn cá dưới nước, chim hút mật (hình 1.2).
Mỏ chim ăn thịt: Chim ăn thịt có cấu tạo mỏ khỏe, mỏ trên nhọn trùm mỏ
dưới. Chúng được gắn chắc chắn vào hộp sọ. Mỏ dùng nó để xé và kéo thịt con
mồi. Những con chim săn mồi như đại bàng và chim ưng và ăn xác chết như kền
kền là một ví dụ rõ ràng về điều này.
Mỏ chim ăn hạt: Mỏ chim ăn hạt có cấu tạo. Các lồi này thường có một
cái mỏ ngắn và khỏe, chop mỏ có hình nón, cho phép chúng phá vỡ hạt. Chim
kim oanh, Mai hoa, chim sẻ và chim hoàng yến đều là những ví dụ điển hình.
Mỏ chim ăn quả: Các lồi chim ăn quả thường có một cái mỏ ngắn và
cong với một đầu chuyên dụng để lấy phần ăn được của hạt. Phần dưới của mỏ
là phẳng và sắc để tách các loại trái cây cứng. Ngoài ra, chúng là lồi chim duy
nhất có khả năng di chuyển phần trên của mỏ một cách độc lập. Điều này cho
phép chúng tác dụng lực mạnh hơn, hoặc phá vỡ hạt và quả hoặc giữ chặt cành.
Vẹt đầu hồng, vẹt ngực đỏ, Vẹt vàng xanh Nam Mỹ là những đại diện cho nhóm
này..

5


Mỏ chim ăn cơn trùng : Có rất nhiều loại mỏ đối với chim ăn cơng trùng.
Những lồi bắt cơn trùng bay trong khơng khí thơng thường mỏ ngắn, rộng và
bằng. Mỏ của những lồi ăn cơn trùng ở ngun tại chỗ có cấu tạo mỏng, ngắn
và thẳng. Những lồi ăn côn trùng và động vật không xương sống trong lịng đất
có mỏ mỏng, thon dài. Cuối cùng, những lồi ấu trùng nằm trong vỏ cây có mỏ
thẳng và rất khỏe cho phép chúng xâm nhập vào vỏ cây.
Mỏ chim lội nước ăn cá: chúng có mỏ lớn và khỏe với đầu cong hoặc có
răng cưa để ngăn con mồi trốn thốt.
Tóm lại, hình dạng và màu sắc của mỏ là một trong những đặc điểm quan
trọng để giúp nhận biết các loài chim. Trong kế hoạch này, đơn vị tư vấn cũng
dựa trên các đặc trưng này để dán nhãn và cho máy học.

Hình 1.2. Cấu tạo mỏ chim

6


1.1.5. Cấu tạo chân
Chân của chim có hình dạng và kích thước khác nhau. Đây là một trong
những tiêu chí để giúp phân biệt sự khác nhau giữa các nhóm loài chim.
Chân chim ăn thịt: Diều hâu, đại bàng và cú có đơi chân khỏe mạnh với
móng vuốt dài để giúp chúng bắt, giữ và giết con mồi.
Chân chim ăn cơn trùng nằm trong vỏ cây: Chim gõ kiến có bốn ngón
chân, hai phía trước và 2 phía sau. Sự sắp xếp này giúp họ nắm lấy vỏ cây và leo
lên.
Chim hót sử dụng chân để đậu và đi bộ hoặc nhảy. Ba ngón chân hướng
về phía trước với một ngón chân đối diện giúp nó đậu chắc trên cành cây.

Chim bơi lội: Chim bơi, chẳng hạn như vịt và ngỗng, có màng giữa ngón
chân để giúp nó có thể chèo trong nước.

Hình 1.3. Cấu tạo chân chim

7


1.2. Thú chơi chim cảnh ở Việt Nam
Chim tượng trưng cho vẻ đẹp của núi rừng, cho cuộc sống thiên nhiên nơi
hoang dã. Nghề chơi chim cảnh đã có từ rất lâu đời, từ xa xưa người chơi chim
tìm thấy những âm thanh nguyên sơ, trong trẻo, niềm vui từ những chú chim
nhỏ nhắn. Vì thế, khơng phân biệt giai cấp, lứa tuổi, giới tính, bất kỳ những ai
yêu thích chim cảnh đều tìm thấy cho mình một lồi chim bầu bạn. Bằng giọng
hót du dương trầm bổng, nó khiến mọi người quên đi nỗi lo toan của cuộc sống,
cảm giác nhẹ nhàng và thư thái. Mỗi loài chim đều có nét đẹp, màu sắc, dáng bộ
và giọng hót kỳ diệu khác nhau.
Trong lịch sử cũng có nhắc đến các vua chúa ngày xưa có thú chơi chim
ví như trong Đại Việt sử ký có nhắc tới vua Lý Thần Tơng (1127-1138), ơng có
sở thích sưu tập những con vật kỳ lạ trong đó có các chú chim có màu trắng:
chim sẻ trắng, ... Ngồi ra cịn có vua Trần Dụ Tông (1341-1369) với các thú
chơi xa xỉ mà các sử gia đương thời nhận xét là “Vua phương Bắc ăn chơi cũng
khơng bằng”. Đó là xây cả một vườn nuôi nhiều loại chim quý. (Kiến thức
2013)
Dù lịch sử nhân loại trải qua nhiều biến đổi thăng trầm song nó vẫn luôn
song hành với cuộc sống của con người và càng ngày càng phát triển lên những
đỉnh cao mới. Càng ngày, thú chơi càng đạt đến độ tinh xảo hơn cùng với sự
xuất hiện của các cao thủ trong nghề nuôi và huấn luyện chim cảnh. Người chơi
phân chia chim cảnh thành nhiều dòng khác nhau như: chim chọi, chim hót và
chim nói… Chim bắt chước tiếng người có khiếu, yểng, vẹt, quạ… Nhưng với

người sành, chơi sâu khơng thích ni chim nói vì cho rằng có tính tạp âm.
Chim chọi có họa mi, chích chịe. Chim hót phong phú hơn với rất nhiều lồi.
Trong đó, bộ tứ được dân sành chơi chim ở Việt Nam ưa chuộng nhất là họa mi,
gáy, chào mào, chích chịe. Nếu trong nhà có đủ bốn lồi chim này, khi chúng
cùng cất tiếng hót ta có một cảm giác đang lạc miên man trong những hợp âm
của dàn hợp xướng. Trong đó, chim họa mi được ví như “ ca sĩ rừng xanh” với
8


tiếng hót cao thánh thót. Tiếng chim cu gáy trầm hùng, bình n. Tiếng chích
chịe dân dã. Đó là một cảm giác đê mê xuất thần mà cuộc sống ban tặng mỗi
ngày cho người có tình với chim. Để sở hữu được con chim mình u thích,
những tay chơi chim khơng ngại lùng sục khắp nơi. Thậm chí khơng quản
đường xá xa xôi, ghập ghềnh rừng xanh đỏ để kiếm tìm. Khi đã gặp rồi thì sẵn
sàng trả giá cao để được sở hữu. Người ta có thể đổi cả ti vi, tranh quý, vật quý
hoặc rất nhiều tiền để được sở hữu chim quý. Tất cả họ đều có chung niềm đam
mê chim cảnh. Có những người rất nổi tiếng vì sở hữu chim quý, người thì nổi
tiếng vì nuôi chim, huấn luyện chim. Bên cạnh những dân chơi chuyên nghiệp,
nổi trội vẫn có những người thuộc hàng “dị nhân” chim cảnh. Họ đích thực là
những cao thủ nhưng rất kín tiếng, ít xuất hiện như những ẩn sĩ. Nhưng những
kiến thức và tuyệt chiêu của họ về chọn chim, nuôi chim và huấn luyện chim
khiến dân trong nghề đều phải nể phục.
Muốn huấn luyện được chim hay trước tiên phải biết chọn từ con chim
bổi, chim mộc có tố chất, tướng mạo. Nếu chọn nhầm thì xem như ni phí
cơng. Trong các lồi chim cảnh thì ni, thuần dưỡng họa mi cơng phu và khó
nhất. Người tinh nhìn từ móng, mỏ, màu lơng, dáng dấp … sẽ đánh giá được con
chim hay.
Dân chơi chim chọi rất thích chim họa mi ở các vùng Yên Bái, Lạng Sơn,
Cao Bằng, Lào Cai, Nghệ An. Vì những vùng này thời tiết khắc nghiệt nên chim
cũng có nhiều đặc tính q. Ni, huấn luyện chim phải cầu kỳ từ đồ ăn thức

uống, chế độ luyện tập, người tiếp xúc. Thức ăn cho chim chọi được người nuôi
chế biến riêng theo công thức, tỷ lệ pha chế khác nhau. Chế độ luyện tập của
chim cũng thật lắm công phu và đặc biệt phải kiên nhẫn. Đây là lúc người yêu
chim thể hiện hết tình yêu và quyết tâm của mình. Riêng với chim chọi phải có 4
lồng để tập lực, tập chiến và tập trường. Đặc biệt, để huấn luyện được chim
trống hay thì ln phải có chim mái hay đi kèm. Những chim chọi có tố chất anh
hùng, chỉ “yêu” và kết đôi với những cô chim mái cũng đặc biệt. Khi đã kết đôi
9


rồi, nó sẽ tỏ rõ sức mạnh để bảo vệ gia đình mình trước sự đe dọa xâm lăng của
con trống khác.
Cịn đối với chim hót lại phải chọn chim mau miệng, dáng và màu sắc
đẹp, khơng có tật lỗi. Những con lộn cầu, sàng cầu, chạy lăng xăng xem như mất
giá. Chim chào mào được cho là quý tướng, vơ giá phải hội đủ các yếu tố như:
Họng bị, mào lân, mặt gãy, mỏ mỏng ba trấu, lưng quy, đi tơm, gáy ngựa…
Chim chào mào miền Bắc giọng hót âm tròn, ngắn, khoảng 5 đến 6 âm. Chào
mào miền Trung có thể hót được 9 đến 12 âm. Đó là những con chim trung
mang ở Đà Nẵng cực kỳ quý hiếm. Nhưng hiện nay, nó gần như đã tuyệt chủng.
Tuy được coi là dân dã, chơi chim cảnh hay bất cứ thú chơi nào khác cũng
đòi hỏi niềm đam mê. Chính niềm đam mê đó giúp chủ nhân của những con vật
đáng u này khơng cảm thấy “phí thời gian” hay “mất cơng mất việc” với
những điều mình đang làm.
1.3. Thành phần loài chim ở Việt Nam
Việt nam là nước có thành phần lồi chim lớn và đa dạng với 19 bộ 81 họ
và 866 loài (chi tiết tại bảng 1.1) . Trong số đó có 13 lồi đặc hữu, 3 loài do con
người du nhập, 9 loài hiếm gặp và 43 loài bị đe dọa trên toàn cầu. Là nước có
nhiều lồi đang bị đe dọa và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Việt Nam có nhiều
Vườn Quốc Gia rất phong phú về thành phần loài chim như: VQG Phong NhaKẻ Bàng có 338 lồi chim (Phong Nha- Kẻ Bàng National Park, 2010), VQG
Cát Tiên có 340 lồi chim (Cát Tiên National Park, 2008), VQG Vũ Quang 301

loài chim ( Nguyễn Cử, 2005),…

10


Bảng 1.1. Thành phần các loài chim ở Việt Nam
STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Số họ

Số lồi

1

Bồ câu

Columbiformes

1

22

2

Bồ nơng


Pelecaniformes

6

13

3

Bộ cắt

Falconniformes

3

50

4

Bộ chim lặn

Podicpeformes

1

2

5

Bộ cú


Strigiformes

2

18

6

Bộ cu cu

Cuculiformes

1

19

7

Bộ cú mồi

Caprimulgiformes 2

6

8

Bộ gà

Gallifomes


1

24

9

Bộ gõ kiến

Picifomes

2

36

10

Bộ hạc

Ciconiifomes

3

36

11

Bộ hải âu

Procellariifomes


2

2

12

Bộ ngỗng

Aneriformes

1

26

13

Bộ nuốc

Trogoniformes

1

3

14

Bộ rẽ

Charadriiformes


9

87

15

Bộ sả

Coraciifomes

5

27

16

Bộ sẻ

Paseriformes

33

454

17

Bộ sếu

Gruiformes


5

23

18

Bộ vẹt

Psittacifomes

1

8

19

Bộ yến

Apodiformes

2

10

81

866

Tổng


( Theo Nguyễn Cử và ctv, 2000)

11


CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Vị trí địa lý, địa hình
Thành phố Hà Nội nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm đồng bằng
châu thổ sông Hồng. Tọa độ từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến
106°02' độ kinh Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Ngun, Vĩnh Phúc ở phía
Bắc, Hà Nam, Hịa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng n phía
Đơng, Hịa Bình và Phú Thọ phía Tây. Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ
Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đơng với độ cao trung bình từ 5 đến 20 m so
với mực nước biển. Đồi núi tập trung ở phía bắc và phía tây thành phố. Nhờ phù
sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu
ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sơng khác.

Hình 2.1. Bản đồ địa giới hành chính Hà Nội
(nguồn: bản_đồ_Hà_Nội.png)

12


2.2. Diện tích tự nhiên
Thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) và Nghị quyết của
Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12, ngày 29 tháng 05 năm
2008 và Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2008, toàn
bộ hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở rộng địa giới hành
chính Thủ đơ bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh

Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hịa Bình. Thủ đơ Hà Nội
sau khi được mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần
trước đây và đứng vào tốp 17 Thủ đơ trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số
tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2 triệu người, hiện nay là hơn 7 triệu người; gồm 30
đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn.
Hà Nội hiện nay vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống
Nam, từ Tây sang Đơng, trong đó đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích tự nhiên của
thành phố. Độ cao trung bình của Hà Nội từ 5 đến 20 mét so với mặt nước biển,
các đồi núi cao đều tập trung ở phía Bắc và Tây. Các đỉnh cao nhất là Ba Vì
1.281 mét; Gia Dê 707 mét; Chân Chim 462 mét; Thanh Lanh 427 mét và Thiên
Trù 378 mét…Khu vực nội đô có một số gị đồi thấp, như gị Đống Đa, núi
Nùng Diện tích đất phân bổ sử dụng (332889,0 ha)
- Đất nông, lâm nghiệp, thủy sản

: 188601,1 ha

- Đất phi nông nghiệp

:

134947,4 ha

- Đất chưa sử dụng

:

9340,5 ha

(Theo“Niên giám thống kê Hà Nội năm 2010” của Cục Thống kê thành phố
Hà Nội).

2.3. Thủy văn
Hà Nội được hình thành từ châu thổ sơng Hồng, nét đặc trưng của vùng
địa lí thành phố Hà Nội là “Thành phố sông hồ” hay “Thành phố trong sông”.
Nhờ các con sông lớn nhỏ đã chảy miệt mài hàng vạn năm đem phù sa về bồi
đắp nên vùng châu thổ phì nhiêu này. Hiện nay, có 7 sông chảy qua Hà Nội:
13


sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sơng Đáy, sơng Cà Lồ.
Trong đó, đoạn sơng Hồng chảy qua Hà Nội dài tới 163km (chiếm 1/3 chiều dài
của con sông này chảy qua lãnh thổ Việt nam). Trong nội đơ ngồi 2 con sơng
Tơ Lịch và sơng Kim ngưu cịn có hệ thống hồ đầm là những đường tiêu thoát
nước thải của Hà Nội. Ở thế kỉ trước có trên 100 hồ lớn nhỏ, phần nhiều là hồ
đầm tự nhiên, là vết tích của những khúc sơng chết để lại một số hồ nhân tạo, cải
tạo các cánh đồng lầy thụt thành hồ. Hiện nay, dù phần lớn đã bị san lấp lấy mặt
bằng xây dựng, đến nay vẫn còn tới hàng trăm hồ đầm lớn nhỏ được phân bổ ở
khắp các phường, xã của thủ đô Hà Nội. Nổi tiếng nhất là các hồ Hoàn Kiếm,
Hồ Tây, Quảng Bá, Trúc Bạch, Thiền Quang, Bảy Mẫu, Thanh Nhàn, Linh
Đàm, Yên Sở, Giảng Võ, Đồng Mô, Suối Hai…
Những hồ đầm này của Hà Nội không những là một kho nước lớn mà còn
là hệ thống điều hòa nhiệt độ tự nhiên làm cho vùng đô thị nội thành giảm bớt
sức hút nhiệt tỏa nóng của khối bê tơng, sắt thép, nhựa đường và các hoạt động
của các nhà máy… Hồ đầm của Hà Nội không những tạo ra cho thành phố khí
hậu mát lành - tiểu khí hậu đơ thị mà còn là những danh lam thắng cảnh, những
vùng văn hóa đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội.
2.4. Khí hậu- Thời tiết
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là
gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đơng; được
chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân bắt đầu
vào tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu từ

tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8
đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng
1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh. Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính
chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo
dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C.

14


Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời khá dồi dào.
Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung
bình năm 24,9°C, độ ẩm trung bình 80 - 82%. Lượng mưa trung bình trên
1700mm/năm (khoảng 114 ngày mưa/năm).
Trong lịch sử phát triển, Hà Nội cũng đã nhiều lần trải qua các biến đổi
bất thường của khí hậu - thời tiết. Tháng 5 năm 1926, Hà Nội chứng kiến một
đợt nắng khủng khiếp có ngày nhiệt độ lên tới 42,8oC. Tháng 1 năm 1955, mùa
đông giá buốt nhất trong lịch sử, Hà Nội sống trong cái giá lạnh xuống đến
2,7oC. Và gần đây nhất tháng 11 năm 2008, sau khi vừa mở rộng địa giới hành
chính, Hà Nội hứng chịu một cơn mưa dữ dội chưa từng thấy. Hầu như tất cả
các tuyến phố đều ngập chìm trong nước, lượng mưa lớn vượt quá mọi dự báo
đã gây ra một trận lụt lịch sử ở Hà Nội, làm nhiều người chết, gây thiệt hại vật
chất đáng kể.
2.5. Kinh tế- Xã hội
Sau gần 1 thế kỉ hình thành và phát triển, Hà Nội khơng ngừng đổi mới tư
duy và hành động, tập chung khai thác tiềm lực phát triển cả bề rộng và chiều
sâu. Trải qua các giai đoạn, hiện nay Hà Nội đã trở thành một trung tâm cơng
nghiệp lớn, đóng vai trị đầu tàu của nền kinh tế đất nước, đã và đang tiếp tục
dịch chuyển theo hướng hiện đại, công nghệ cao và phát triển bền vững.
Hà Nội là đô thị đông dân với hơn 8 triệu người năm 2019, dân cư tập
chung chủ yếu các khu vực nội thành nơi tập chung các hoạt động kinh tế chính.

Dân số Hà nội còn chịu nhiều áp lực với mức tăng nhanh dân số do lao động từ
các tỉnh lẻ quy tụ gây sức ép lớn đến đáp ứng các dịch vụ xã hội.

15


CHƯƠNG 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu
Mục tiêu chung
Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về chim cảnh phục vụ công tác quản lý chim
cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mục tiêu cụ thể
- Có được danh lục các loài chim cảnh, làm cơ sở dữ liệu phục vụ cho
công tác quản lý chim cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đề xuất được các giải pháp quản lý các loài chim cảnh và các loài chim
cảnh quý hiếm trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.2. Nội dung
- Điều tra thành phần loài chim cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Xác định các loài chim cảnh quý hiếm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chim cảnh trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
- Đề xuất các biện pháp quản lý chim cảnh quý hiếm trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn: Đề tài đã thực hiện phỏng vấn 40 người bao gồm 4
người thuộc nhóm cán bộ quản lý (các cán bộ kiểm lâm, cán bộ chuyên trách về
chăn nuôi thú y, lãnh đạo địa phương…); 14 người thuộc nhóm người dân chỉ
ni chim cảnh; 10 người thuộc nhóm hộ gia đình kinh doanh, bn bán chim

cảnh và 12 người thuộc nhóm người dân địa phương sinh sống gần các hộ có

16


nuôi hoặc kinh doanh chim cảnh. Danh sách người được phỏng vấn liệt kê tại
phụ lục.
Mục đích phỏng vấn: nhằm xác định thơng tin sơ bộ về sự có mặt của các lồi
chim ni làm cảnh; các hoạt động quản lý chim cảnh cũng như các cơ chế, chính
sách tác động đến việc nuôi và chơi chim cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phương pháp phỏng vấn: Đề tài xây dựng bộ câu hỏi dành cho các nhóm
đối tượng khác nhau. Người phỏng vấn được lựa chọn ngẫu nhiên tại các điểm
hoặc tuyến điều tra, trong đó phân bổ đều cho các nhóm đối tượng đã được xây
dựng sẵn. Người điều tra sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi.
3.3.2. Phương pháp điều tra theo tuyến
Đề tài lập ra 2 tuyến điều tra chính mỗi tuyến dài 10km dọc theo các khu
vực tập chung nuôi, kinh doanh nhiều chim cảnh. Thời gian điều tra từ 8h00 đến
17h00. Người điều tra có thể đi bộ hoặc đi xe máy dọc theo tuyến điều tra và
phỏng vấn các hộ dân dọc theo tuyến điều tra. Tại các hộ dân trên tuyến có ni
chim cảnh, thực hiện thu thập thông tin theo mẫu biểu lập sẵn các thông tin cơ
bản như: vị trí xuất hiện, tên lồi chim, số lượng chim theo loài, nguồn gốc
chim... Các kết quả điều tra được ghi chép vào Biểu 1 – Biểu điều tra theo tuyến.
Biểu 01. Biểu điều tra chim cảnh theo tuyến
Người điều tra:............................. Ngày điều tra: ...........................
Tuyến điều tra: ................................. Chiều dài tuyến: ............................
Khu vực điều tra:.......................................................................................

STT

S

Loài

Ghi chú:

Địa điểm

Số lượng

Nguồn gốc * Đực/cái Ghi chú

* Nguồn gốc: (1) – Nhập khẩu; (2)- Trong nước
17


Cách thực hiện: Lập các tuyến đi qua các huyện, thị trấn, khu dân cư trên
địa bàn. Trên các tuyến điều tra, người điều tra sẽ tiến hành quan sát và dừng lại
điều tra tại các nơi có ni nhốt chim cảnh. Các thơng tin ghi nhận bao gồm:
lồi ni, địa điểm, số lượng, nguồn gốc, giá trị, đực/cái. Các thông tin sẽ được
ghi vào biểu 01.
Bảng 01. Các tuyến điều tra
SSTT

Tên
tuyến

Chiều dài

Khu vực
Từ thị trấn Chúc Sơn đi dọc theo quốc lộ 6 đến


1

Tuyến 1

10km

Yên Phúc, Phúc La thuộc địa bàn quận Hà
Đông
Từ Trương Định đi Minh Khai - Vĩnh Tuy -

2

Tuyến 2

10km

Bạch Đằng - Lê Đại Hành thuộc địa bàn quận
Hai Bà Trưng

3.3.3. Phương pháp điều tra theo điểm
Phương pháp theo điểm được sử dụng để xác định thành phần loài và số
lượng, đặc điểm của các loài chim nuôi làm cảnh. Đề tài đã thực hiện điều tra tại
6 điểm có mật độ ni chim cảnh lớn, tập trung (các điểm chợ chim, hội chơi
chim, công viên). Tại các điểm điều tra, điều tra viên sẽ thực hiện thu thập và
ghi chép các thông tin theo mẫu biểu soạn sẵn. Biểu 02. Biểu điều tra chim cảnh
điểm

18



×