Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại xã gia phù, huyện phù yên, tỉnh sơn la (khóa luận lâm học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.78 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
----------------------

TÊN ĐỀ TÀI
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về rừng và đất
lâm nghiệp tại xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
Người thực hiện: Sa Thanh Phú

Lớp

: 61A-Lâm Sinh

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Lâm Sinh
Khoa

: Lâm Học

Khóa học

: 2016 – 2020

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Minh Thanh
ThS. Trần Thị Quyên

Hà Nội 2020



ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã Gia phù nằm ở phía Tây Nam của huyện Phù Yên cách trung tâm của
huyện Phù Yên 11km, địa bàn xã nằm trên trục đường quốc lộ 37 và đường tỉnh
lộ 43, xã tiếp giáp với 4 xã bạn gồm xã Tường phù, xã Tường thượng, xã suối Bau,
xã Suối Tọ, tồn xã có 1643 hộ, 7.078 nhân khẩu gồm 5 dân tộc: Thái, Mường,
Kinh, Hoa, Dao cùng chung sống tại 12 Bản và 3 Phố, 75 % dân chủ yếu là sản
xuất nông nghiệp, 25% buôn bán kinh doanh dịch vụ. Thực hiện Quyết định
07/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một
số chính sách tăng cường cơng tác Bảo vệ rừng, trong những năm qua Đảng ủy,
Hội đồng nhân dân và UBND xã đã chỉ đạo thực hiện khá tốt 10 nhiệm vụ trong
việc phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên,
thực tế vẫn cịn những khó khăn do điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội nên
trách nhiệm của UBND xã với 10 nhiệm vụ được giao đôi lúc chưa được hồn
thành. Để có cơ sở đánh giá những kết quả về công tác quản lý nhà nước về rừng
và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã, làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác này, đề tài khóa luận: “ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản
lý nhà nước về rừng & đất lâm nghiệp tại xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn
La” được đề xuất thực hiện.

2


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Các nghiên cứu về Chương trình phát triển lâm nghiệp cộng đồng địa phương
(gọi tắt là ELCDP) thực hiện bởi sự tài trợ của FAO/SIDA với một số nghiên cứu
chuyên đề tại nhiều nước khác nhau đã khẳng định rằng, nguồn lợi chủ yếu từ quản
lý rừng hay các hoạt động từ rừng cần thuộc về các cá nhân hay nhóm của các
cộng đồng tham gia. Các nghiên cứu này đã tìm cách mơ tả và phân tích các loại

hình quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của nhiều nước khác nhau. Các vấn
đề về tài liệu hoá, đào tạo đã được triển khai từ những năm 1985. Những trọng
tâm về vấn đề xã hội liên quan đến quản lý rừng đã được nhấn mạnh, như: nếu
những cây hoặc rừng không do người địa phương quan tâm và cơ chế hành chính
(thể chế) khơng cho phép người dân tiếp cận tới lợi ích từ quản lý nó thì các dự án
không bao giờ thực hiện được.
Tại Ấn Độ, hình thức điển hình phổ biến nhất là những sự kết hợp thích hợp
giữa quản lý từ phía chính phủ và những cá nhân hay những nhóm điển hình thơng
qua những hình thức kết hợp hết sức đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, có hai hình
thức chủ yếu, điển hình, đó là Rừng cộng quản (viết tắt tiếng Anh là JFM) và Rừng
cộng quản có sự tham gia (JPFM). Sự thay đổi có tính chất chiến lược của Ấn Độ
về quản lý tài nguyên rừng nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung là xuất
phát từ chiến lược của Chính phủ đó là việc coi trọng những nhu cầu cơ bản của
người dân sống gần kề với rừng như là chất đốt, thức ăn gia súc, gỗ làm nhà...
và vai trị của họ trong gìn giữ và bảo tồn tài nguyên. Luật đất đai đã tạo điều
kiện gây nên động lực cho cá nhân và cộng đồng trồng cây phân tán, trồng rừng

3


tập trung và quản lý bảo vệ rừng hiện có, đặc biệt đối với những thổ dân có
truyền thống, tập tục riêng biệt.
Tại Bangladesh, lâm nghiệp Cộng đồng được phát triển như là một hợp phần
của giải pháp canh tác và phát triển nơng thơn tổng hợp đã địi hỏi đến việc thay
đổi chính sách cũng như luật pháp trong ngành lâm nghiệp, trọng tâm là quản lý
rừng có sự tham gia, đặc biệt coi trọng vai trò của phụ nữ. Các giải pháp cung cấp
dịch vụ kỹ thuật, hỗ trợ khuyến nông và các nghiên cứu định hướng theo nhu cầu,
đơn đặt hàng là những yếu tố thúc đẩy cho sự thành cơng cho hình thức quản lý
đó.
Tại Ghana, một cơ chế khá cân bằng giữa khuyến khích lợi ích vật chất và

qui luật cung cầu hài hoà giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa người sử dụng và người
quản lý tài nguyên rừng đã được thử nghiệm. Cơ chế này đã khuyến khích việc
quản lý tài nguyên rừng hướng tới sự bền vững về sinh học, sự công bằng về xã
hội và hiệu quả về mặt kinh tế. Cơ chế rừng cộng quản đã được thực hiện đến cấp
huyện. Các khuyến khích về chính sách có thể được sử dụng để tăng cường hiệu
lực cho việc hỗ trợ sự hài hoà và đảm bảo giữa quyền lợi và trách nhiệm cho những
nhóm sử dụng đặc biệt trong hệ thống quản lý sinh học, đặc biệt các địa phương,
các loài nhất định.
Tại Indonesia, các nghiên cứu về Lâm nghiệp xã hội do FAO và các trường
Đại học Gadjah Mada và Đại học Wageningen đã làm rõ những thay đổi của chính
phủ nhằm hỗ trợ giải pháp lâm nghiệp xã hội thông qua việc vận dụng những kinh
nghiệm của các nước khác và thử nghiệm bằng điều kiện thực tế của đất nước
mình. Nghiên cứu và đào tạo về quản lý rừng có sự tham gia đã rất được coi trọng
tại Indonesia.

4


Tại Nepal, một loạt các nghiên cứu sâu sắc và có hệ thống của ICIMOD đã
làm rõ các hình thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng thành công của Nepal, đặc
biệt là hình thức Nhóm sử dụng rừng (User groups) tiêu biểu từ 3 vùng đại diện :
Sankhawasabha, Dhankuta và Ilam. Các nghiên cứu chuyên đề này đã đề xuất cho
phạm vi toàn quốc những cơ chế và quá trình cần hồn thiện trong quản lý tài
ngun rừng có hiệu quả hơn tại Nepal.
Tại SriLanka, đất nước này cũng đã thử nghiệm hình thức quản lý rừng có sự
tham gia dựa trên kinh nghiệm của các nước lân cận. Tuy nhiên, do thiếu sự tham
gia thích hợp, do khung pháp lý chưa hồn thiện nên thử nghiệm đã khơng thành
công trong những năm đầu. Các nghiên cứu đã đề xuất có sự thay đổi chính sách
và luật cần có những sự cải cách, đồng thời cũng cần có sự hoàn thiện về việc thực
hiện hệ thống cộng quản tài nguyên rừng.

Tại Thailan, các nghiên cứu của trường Đại học Kasetsat, và Đại học
Chulalongkorn, đã làm rõ sự quan tâm của Chính phủ, đặc biệt là Vụ Lâm nghiệp
Hồng Gia Thái về vai trò của rừng và đất rừng đối với thôn bản và cộng đồng dân
cư sống gần rừng. Các hình thức kết hợp giữa quản lý của chính phủ và quản lý
cấp cộng đồng về tài nguyên rừng đã tỏ ra rất hiệu quả, đặc biệt đối với rừng ngập
mặn ven biển và những nơi xa xôi, hẻo lánh có các dân tộc ít người sinh sống.
1.2. Ở Việt Nam
Vũ Hoài Minh và Haws Warfvinge (2002) tiến hành đánh giá về thực trạng
quản lý, báo vệ rừng tự nhiên của các hộ gia đình và cộng đồng địa phương tại 3 tỉnh:
Hịa Bình, Nghệ An và Thừa Thiên Huế. Các tác giả tìm hiểu về sự hình thành, các
lợi ích đạt được và những vấn đề hưởng lợi, quyền sử dụng, các chính sách liên quan
đến hình thức quản lý, bảo vệ rừng này. Trong 5 mơ hình quản lý, bảo vệ rừng cộng
đồng, có 4 hình thức là tự phát của cộng đồng địa phương và được chính quyền địa

5


phương chấp thuận. Họ tự đề ra quy định quản lý, sử dụng lâm sản cũng như hoạt
động bảo vệ, phát triển rừng.
- Theo Quách Đại Ninh (2003), đánh giá tác động của chính sách giao đất
lâm nghiệp đến quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình. Qua nghiên cứu một số hộ
gia đình có đất lâm nghiệp và khơng có đất lâm nghiệp trong địa bàn Bắc An,
huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, tác giả kết luận chính sách giao, khoán đất lâm
nghiệp đã làm thay đổi nhận thức của người dân vào rừng. Sau khi nhân đất, các
hộ gia đình yên tâm sản xuất và sử dụng đất một cách hợp lý, nâng cao thu nhập,
cải thiện đời sống. Tuy nhiên, đề tài chưa đưa ra được một số mơ hình sản xuất
mà người dân ưa thích đồng thời với điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của vùng
nghiên cứu để hộ gia đình tham khảo và phát triển sản xuất.
- Nghiên cứu của Bảo Huy (2005) đã thực hiện nghiên cứu và thử nghiệm
Quản lý rừng cộng đồng và Cơ chế hưởng lợi, đề xuất những vấn đề về thể chế

hóa ở tỉnh Dăk Nơng, nghiên cứu này đã đưa ra được mơ hình phù hợp cho nhóm
hộ và cộng đồng thơn bản trong quản lý, bảo vệ rừng.
- Năm 1997, các tác giả Hồng H, Nguyễn Đình Hưởng, Nguyễn Ngọc
Bình đã tổng kết các mơ hình nơng lâm kết hợp ở Việt Nam. Cơng trình này
đã được đánh giá hiệu quả và có khả năng áp dụng trong điều kiện cụ thể của
mỗi vùng.
- Quản lý rừng có sự tham gia ở Việt Nam, tác giả Lý Văn Trọng (1995) đã
tổng kết quản lý rừng có sự tham gia của người dân đem lại hiệu quả tốt.
- Trong quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã, Nguyễn Bá Ngãi năm
(2000) đã nghiên cứu về cơ sở khoa học thực tiễn cho quy hoạch phát triển nông
lâm nghiệp cấp xã vùng trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên

6


cứu tác giả đã xác định được khả năng áp dụng, trình tự và phương pháp quy hoạch
phát triển lâm nghiệp cấp xã cho vùng trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam.
Võ Đại Hải (2013) trong nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý rừng và
đất lâm nghiệp do ủy ban nhân dân xã quản lý tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
đã cho thấy: Diện tích rừng do UBND các xã quản lý trên địa bàn huyện Lục Nam
chủ yếu là rừng tự nhiên nghèo, có trữ lượng thấp, đất chưa có rừng trạng thái Ia,
Ib, Ic. Biện pháp quản lý chủ yếu được ban bảo vệ và phát triển rừng thực hiện là
công tác tuyên truyền vận động người dân, đóng biển cấm phá rừng....phối hợp
với các ban, ngành của các xã tiến hành kiểm tra, truy quét và ngăn chặn các vụ vi
phạm, xâm lấn, phá rừng, khai thác gỗ trái phép....Các hoạt động phát triển hầu
như khơng có vì vậy chất lượng rừng khơng được cải thiện.
Nguyễn Minh Thanh, Ngô Văn Long (2017) đã nghiên cứu thực trạng cơng
tác quản lí nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai
cho thấy: công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp ở đây được coi là
một nhiệm vụ quan trọng và đã thực hiện đầy đủ 7 nội dung theo Quyết định

07/2012/QĐ-TTg ngỳ 8/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên cịn một số
điểm tồn tại, đặc biệt là công tác quy hoạch, giao đất và giải quyết xử lý vi phạm
trong lĩnh vực xâm lấn rừng và đất lâm nghiệp ở khu vực.
1.3. Nhận xét, đánh giá chung
Điểm qua các mơ hình, các chính sách và các cơng trình nghiên cứu khoa
học về quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên thế giới và Việt Nam có thể rút ra
một số nhận xét sau đây:
Trên thế giới: về đánh giá các mơ hình, các chính sách quản lý rừng đã có
nhiều mơ hình quản lý ở nhiều nước khác nhau và nhìn chung mỗi nước đều có
mơ hình quản lý phù hợp, đem lại hiệu quả; các cơng trình nghiên cứu khoa học
7


thì được tiến hành khá đồng bộ trên nhiều khía cạnh khác nhau và đều tập trung,
chú trọng tới các chính sách quản lý bảo vệ, phát triển rừng theo hướng cộng đồng,
có sự tham gia của người dân, đảm bảo hài hịa lợi ích giữa các bên liên quan trong
tổ chức quản lý rừng, đặc biệt chú trọng về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu đều mang tính chất vĩ mô, chưa đưa ra được
nhiều giải pháp cụ thể, đa dạng, để có thể áp dụng được với điều kiện thực của tế
từng vùng, từng địa phương khác nhau, trong quản rừng và đất lâm nghiệp.
Ở Việt Nam: việc nghiên cứu xây dựng các chính sách, các cơng trình
nghiên cứu khoa học và tổ chưc quản lý bảo vệ rừng được Nhà nước đặc biệt quan
tâm, rất nhiều chủ trương chính sách, các cơng trình nghiên cứu, các Dự án được
phê duyệt và triển khai. Các văn bản pháp luật được ban hành đã tạo hành lang
pháp lý quan trọng cho việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở nước ta. Trong
thời gian qua, giao đất giao rừng được coi là một trong những hình thức có tính
hiệu quả, bền vững trong quản lý tài nguyên rừng tại Việt Nam, các mơ hình quản
lý bảo vệ rừng được thực hiện theo hướng dựa và cộng đồng. Các công trình nghiên
cứu chủ yếu tập trung vào mơ hình nơng lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc, quản
lý rừng dựa vào cộng đồng và có sự tham gia, nhằm nâng cao thu nhập cho người

dân tiến tới quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững; còn đối với
những nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp tổng hợp nâng cao hiệu quả
quản lý Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng là rất ít hoặc nếu có thì mới chỉ thực
hiện trên diện rộng, thiếu những nghiên cứu cụ thể cho từng vùng, từng địa
phương. Xã Gia Phù là một trong những xã của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La thực
hiện công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp đạt được nhiều kết quả quan trọng,
nhưng trên thực tế hiện nay thì đang gặp khơng ít những khó khăn, thách thức
trong cơng tác quản lý, cần có các biện pháp hiệu quả hơn để khắc phục và cho

8


đến nay chưa có một cơng trình đánh giá nào có hệ thống và tồn diện về các
kết quả quản lý Nhà nước về quản lý rừng và đất lâm nghiệp tại xã Gia Phù.
Xuất phát từ yêu cầu đó đề tài nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải
pháp quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại xã Gia Phù, huyện Phù Yên,
tỉnh Sơn La ” đặt ra là rất cần thiết.

9


Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Rừng và đất lâm nghiệp tại xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
- Hoạt động quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của các cơ quan,
đơn vị liên quan; các chủ rừng; điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, cơ chế, chính
sách ảnh hưởng, tác động đến cơng tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp của xã Gia

Phù, huyện Phù yên, tỉnh Sơn La.
2.1.2. Phạm vi, địa điểm nghiên cứu
Công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp của xã Gia Phù, huyện Phù Yên,
tỉnh Sơn La trong thời gian từ 2014 đến 2019.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
2.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp
tại xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La trên quan điểm phát triển bền vững.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá được thực trạng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại
xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
- Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về
rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

10


2.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian: Từ ngày tháng 1/2020 đến tháng 05/2020.
2.4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên đề tài tiến hành thực hiện một số nội dung sau:
2.4.1. Đánh giá hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu
2.4.1.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tại xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh
Sơn La.
2.4.1.2. Biến động về diện tích rừng và đất lâm nghiệp tại xã Gia Phù, huyện Phù
Yên, tỉnh Sơn La.
2.4.2. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp ở khu
vực

2.4.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp tại xã Gia Phù, huyện
Phù Yên, tỉnh Sơn La.
2.4.2.2. Các hoạt động quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn
xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
2.4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về rừng và đất
lâm nghiệp trên địa bàn xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tại xã Gia Phù
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Kế thừa tồn bộ các tài liệu, số liệu
báo cáo có liên quan đến đề tài: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, báo cáo về kết
quả kiểm kê rừng 2015, báo cáo quy hoạch sử dụng đất của huyện Phù Yên, các
bản đồ, các báo cáo xử lý vi phạm luật BVR, báo cáo đánh giá công tác quản lý
rừng và đất lâm nghiệp....

11


- Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán định hướng những vấn đề được
chuẩn bị sẵn theo bảng hỏi (chi tiết ở phần phụ lục).
Đối tượng phỏng vấn: lãnh đạo các ban ngành của xã, các cán bộ trực tiếp
tham gia công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp của huyện: đại diện phòng
NN&PTNT huyện 1 người; Đại diện phịng Tài ngun & Mơi trường 1 người;
Hạt kiểm lâm huyện 1 người, Đại diện UBND xã 3 người: Tổng số người tham
gia phỏng vấn là 6 người.
- Tổng hợp, phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu.
2.5.2. Nội dung 2: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm
nghiệp tại xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
Dựa trên các nhiệm vụ quy định về công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp
cấp xã được quy định trong điều 2 Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/02/2012
của Thủ tướng Chính phủ, đề tài khóa luận tiến hành phỏng vấn với bảng câu hỏi

chuẩn bị trước:
Đối tượng phỏng vấn: lãnh đạo các ban ngành của xã, các cán bộ trực tiếp
tham gia công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp, kết hợp đại diện đại diện phòng
NN&PTNT huyện Phù Yên 1 người; đại diện phòng Tài nguyên & Môi trường
huyện Phù Yên 1 người; Hạt kiểm lâm huyện Phù Yên 1 người; Ban quản lý rừng
rừng Ơng Giáp 12 người; và 9 hộ gia đình. Tổng số người tham gia phỏng vấn là
24 người.
- Từ kết quả phỏng vấn tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá các kết
quả nghiên cứu.
2.5.3. Nội dung 3: Đánh giá những điểm mạnh, tồn tại hạn chế, đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa
bàn xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

12


Từ kết quả nghiên cứu, phân tích nguyên nhân hậu quả và cây mục tiêu phân
tích giải pháp thơng qua phương pháp thảo luận nhóm. Mỗi nhóm 5-7 người, là
những cán bộ, những người kinh nghiệm trong công tác quản lý rừng và đất lâm
nghiệp trên địa bàn xã. Số nhóm thảo luận là 2 nhóm: Một nhóm đại diện cho các
cơ quan quản lý rừng và đất lâm nghiệp cấp huyện; một nhóm đại diện cho các cơ
quan trực tiếp quản lý rừng và đất lâm nghiệp.

13


Chương 3
KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Gia Phù nằm ở phía Tây của huyện Phù Yên, cách thị trấn Phù n 11km.
Có vị trí giáp ranh như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Huy Bắc.
+ Phía Đơng giáp xã Tường Phù.
+ Phía Nam giáp xã Tường Thượng, xã Suối Bau.
+ Phía Tây giáp xã Suối Bau.
3.1.2. Địa hình, địa mạo
Mang nét đặc trưng chung của địa hình miền núi, rất phức tạp, bị chia cắt
nhiều bởi các dãy núi cao và các thung lũng, khe suối sâu. Có thể chia thành 2
dạng địa hình sau:
Địa hình đồi núi cao: Bao gồm các dãy núi…diện tích địa hình này chiếm
phần lớn tổng diện tích của tồn xã, độ cao trung bình khoảng từ 550 - 600m so
với mực nước biển. Địa hình này tương đối thuận lợi cho sự phát triển những vùng
sản xuất tập trung như trồng các loại cây công nghiệp như chè, lạc… và các loại
cây ăn quả như mơ, mận, chuối…
Địa hình tương đối bằng phẳng: Có độ cao trung bình khoảng từ 250-300m
so với mực nước biển. Địa hình này tập trung dọc 2 bên đường QL43, QL37 và
Tỉnh lộ 113, thích hợp cho việc bố trí khu dân cư và xây dựng cơ sở hạ tầng phục
vụ phát triển kinh tế xã hội của xã và của vùng.
3.1.3. Khí hậu

14


Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, do vậy khí hậu của xã Gia Phù
mang nét đặc trưng riêng của khí hậu miền núi phía bắc, được chia hai mùa rõ rệt
trong năm:
Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9, lượng mưa chủ yếu tập trung vào
các tháng 6,7,8 chiếm trên 80% tổng lượng mưa cả năm. Là thời kỳ độ ẩm được

cải thiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng. Song
cũng thời kỳ này mưa nhiều, lượng mưa lớn tập trung gây ra hiện tượng xói mịn,
rửa trơi, lũ lụt… làm hư hỏng nhiêu cơng trình và thiệt hại sản xuất, tài sản của
nhân dân.
Mùa khô: kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau, lượng mưa
nhỏ, lượng bốc hơi cao, khiến độ ẩm của tầng đất mặt thấp gây ảnh hưởng đến đời
sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, nhất là ở khu vực núi cao.
Nhiệt độ trung bình năm từ 200C - 240C.
Độ ẩm khơng khí trung bình năm 85%.
3.1.4. Thủy văn
Nằm trong vùng có hệ thống suối khá phong phú, xã Gia Phù có các suối
Luồn, suối Cơng, suối Bùa, suối Dinh, suối Nhọt, suối Chát… chảy qua và còn
nhiều các khe, mạch ngầm chảy từ các thung lũng, chân núi ra các suối và đồng
ruộng. Song hệ thống thủy văn này lại có biến động theo hai mùa khác nhau, Mùa
mưa lưu lượng nước và tốc độ dòng chảy lớn nhiều khi sảy ra lũ quét ở một số khu
vực, mùa khô lượng nước ở các khe, suối giảm đôi khi bị cạn kiệt nước ở một số
suối nhỏ làm ảnh hưởng đén sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
3.2. Các nguồn tài nguyên
3.2.1. Tài nguyên đất

15


Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2015, tổng diện tích tự nhiên của xã
theo địa giới hành chính là 2.882 ha. Trên diện tích này chưa được đánh giá đầy
đủ về trữ lượng và chất lượng đất, nhưng qua tài liệu nghiên cứu từ bản đồ thổ
nhưỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ 1/100.000 có thể thấy rằng, trên địa bàn xã Gia Phù có
các loại đất chính sau:
Đất nâu đỏ trên đá mac ma trung tính và bazơ (Ký hiệu Fk): Diện tích có
khoảng 1.235 ha chiếm 43% tổng diện tích tự nhiên của xã.

Đất vàng nhạt trên đá cát (Ký hiệu Fq): Diện tích có khoảng 718 ha, chiếm
25% diện tích tự nhiên của xã.
Đất vàng đỏ trên đá sét (Ký hiệu FS): Diện tích có khoảng 574 ha, chiếm
20% diện tích tự nhiên của xã.
Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Ký hiệu FJ): Diện tích có khoảng 287 ha,
chiếm 10% diện tích tự nhiên của xã.
Ngồi ra cịn có các loại chất khác như: Đất dốc tục (Ký hiệu Ld), đất phù sa
ngòi suối (Ký hiệu P,), đất thung lũng (Ký hiệu Lu)… có diện tích khoảng 57 ha,
chiếm khoảng 2% diện tích tự nhiên của xã.
3.2.2. Tài nguyên nước
Được lưu giữ ở các ao, hồ và hệ thống các suối trên địa bàn xã, với tổng diện
tích khoảng 42,8 ha. Nguồn nước này có ý nghĩa rất quan trọng khơng chỉ với chế
độ thủy văn và mơi trường sinh thái cịn phục vụ q trình sản xuất nơng nghiệp,
ni trồng thủy sản và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người. Nhưng do địa
hình dốc, chia cắt mạnh nên khả năng lưu giữ nguồn nước gặp nhiều khó khăn,
nhiều khu vực khơng có nguồn nước dự trữ, sản xuất phụ thuộc vào nước mưa,
ngược lại có nhiều khu vực, nhất là vào mùa mưa thường xảy ra các hiện tượng
xói lở, lũ lụt… ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

16


- Nước ngầm: Đến nay chưa có tư liệu điều tra về ngườn nước ngầm trên
địa bàn xã Gia Phù, song thực tế cho thấy việc khai thác nguồn nước ngầm đưa
vào sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất ở các khu vực trên địa bàn xã khó khăn và
tốn kém, hiệu quả sử dụng khoonng cao.
3.2.3. Tài nguyên rừng
Theo kết quả điều tra phân loại rừng, đất lâm nghiệp và kết quả điều tra quy
hoạch 3 loại rừng trên địa bàn xã Gia Phù có những loại rừng và đất lâm nghiệp
phát triển rừng như sau;

Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng trên địa bàn xã hiện có 753,91 ha
Trong đó: Đất rừng sản xuất có diện tích 571,54 ha, bao gồm đất có rừng tự nhiên
sản xuất 422,62 ha, đất có rừng trồng sản xuất 148.92 ha; Đất rừng phịng hộ diện
tích 182.37 ha (rừng Ơng Giáp). Song ở các vùng rừng này phân bố không đều,
tập trung nhiều ở những nơi hiểm trở, chủ yếu rừng thông, lát, tếch, keo, quế…
Công tác chỉ đạo và quản lý bảo vệ rừng được quan tâm đúng mức, công tác tuyên
truyền đến các tầng lớp nhân dân về phịng chống cháy rừng, bảo vệ rừng ln
được tăng cường, hạn chế được tình trạng chặt cây làm củi, làm nhà, phát rừng
làm nương rẫy ở 1 số khu vực.
3.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Đến nay trên địa bàn xã Gia Phù chưa có điều tra khảo sát cụ thể nào được
tiến hành nghiên cứu về tài nguyên khoáng sản trên đia bàn xã. Song thực tế cho
thấy khơng có loại khống sản nào q hiếm, chỉ có một số vật liệu như đá, cát,
sỏi… khai thác sử dụng làm nguyên vật liệu xây dựng, phục vụ nhu cầu xây dựng
tại địa phương.
3.2.5. Tài nguyên nhân văn
Dân số của xã hiện có 6.412 người với 1.486 hộ, với 5 dân tộc cùng sinh
sống: Kinh, Thái, Mường, Dao, Hoa và Tày, song chủ yếu là 3 dân tộc Kinh, Thái
17


, Mường. Mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa và
phong tục tập quán sinh hoạt hàng ngày, song được hòa nhập với nhau làm phong
phú, đa dạng bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc. Đến nay các nét văn hóa
truyền thống vẫn được lưu giữ, bảo tồn như: múa xèo, ném cịn, kéo co…
Trong thời kỳ khơi phục và phát triển, đặc biệt là thời kỳ đổi mới dưới sự
lãnh đạo của huyện ủy, Đảng ủy, Hội Đồng Nhân Dân, Ủy Ban Nhân Dân xã Gia
Phù, toàn dân ra sức phấn đấu phát huy truyền thống đoàn kết khắc phục mọi khó
khăn để vươn lên thực hiện các mục tiêu của Đại Hội Đảng Bộ đề ra.
3.2.5. Thực Trạng môi trường

Hiện trạng môi trường trên địa bàn xã Gia Phù tương đối tốt, khơng khí
trong lành, vẫn giữ được sắc thái tự nhiên, mang nét đặc trưng riêng của từng vùng
núi Tây Bắc, ít bị ơ nhiễm bởi các khí thải, chất thải cơng nghiệp, khói bụi, khơng
khí tự nhiên, nguồn nước trong lành. Song quá trình sản xuất và sinh hoạt hàng
ngày của con người trong thời gian qua chưa thực sự quan tâm đến việc bản vệ
cảnh quan môi trường, như việc chăn thả gia súc, gia cầm bừa bãi, việc sử dụng
đất đai chưa khoa học dẫn đến đất nhanh bị bạc màu, xói mịn rửa trơi làm ơ nhiễm
mơi trường nước, khơng khí, hệ sinh thái và các nguồn nước thải, rác thải trong
các khu dân cư chưa có hệ thống thu gom cũng gây ảnh hưởng đến môi trường…
Đây là một trong những vấn đề cần được quan tâm, đầu tư, tác động đến nhận thức
của người dân trong việc sinh sống hợp vệ sinh, bảo vệ môi trường tự nhiên.
3.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội khu vực
3.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nền kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp mà hoạt
động chính là trồng cây lương thực, chăn nuôi, trồng cây ăn quả, khoanh nuôi tái
sinh rừng. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp vẫn là nghành chủ đạo. Tốc độ tăng

18


trưởng kinh tế của xã vẫn ổn định, bình quân đạt 9,6%/ năm. Cơ cấu nghành
chuyển dịch đúng hướng, tỉ trọng nông, lâm nghiệp là 77,8%, giảm dần và tiểu thủ
công nghiệp, xây dựng và dịch vụ là 22,2%, tăng dần.
3.3.2. Thực trạng phát triển kinh tế
3.3.2.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp
Sản xuất nông, lâm nghiệp luôn được xác định là nghành sản xuất chủ đạo
trong cơ cấu phát triển kinh tế chung của xã, tập trung chính vào trồng trọt (chiếm
75%), chăn nuôi và phát triển lâm nghiệp khơng đáng kế (chiếm 25%).
*Về trồng trọt:
Đã có sự chuyển biến tích cực với việc đưa nhiều giống mới vào sản xuất

có hiệu quả kinh tế. Năm 2010 lĩnh vực trồng trọt tập trung phát triển ở 1 số cây
trồng chính như: trồng lúa với các giống LT2, lúa chất lượng cao BO 404, BC 15,
lúa nếp…với năng suất bình quân 70 tạ/ha, các loại cây trên nương: Ngô lai Bioxit
9698, ngô LVN10, sắn, dong riềng, đỗ tương, bông…
* Về chăn nuôi:
Trong những năm qua đàn gia súc gia cầm tiếp tục được phat triển, tăng
nhanh cả về số lượng và cơ cấu đàn, mở rộng được nhiều mơ hình kết hợp giữa
chăn ni và trồng trọt. Cơng tác phịng chống dịch bệnh được đẩy mạnh, tổ chức
kiểm tra chặt chẽ đàn gia súc, gia cầm xuất, nhập đảm bảo vệ sinh an tồn thực
phẩm, đồng thời kiểm sốt giết mổ gia súc được duy trì hiệu quả.
Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có trên địa bàn xã là 25.659 con, trong đó:
Trâu 1.088 con, Bị 274 con, Ngựa 29 con, Dê 459 con, lợn trên 2 tháng tuổi 1.810
con, gia cầm thủy cầm 22.000 con. Ngoài ra trên địa bàn xã cịn có 1 số hộ ni
ong với tổng số 160 đàn ong, cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
* Về lâm nghiệp:

19


Công tác khôi phục và phát triển rừng trên địa bàn xã mấy năm qua luôn
nhận được sự quan tâm đầu tư của các trương trình, dự án, do vậy diện tích đất
lâm nghiệp tăng đáng kể. Thực hiện các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà
Nước về bảo vệ phát triển rừng, công tác bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp đã
được tuyên truyền sâu rộng đến đoàn thể, tổ chức và bà con nhân dân trong xã,
nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp. Đến
nay tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã theo quy hoạch 3 loại rừng có 753,91 ha,
trong đó: Đất rừng sản xuất có diện tích 571,54 ha, bao gồm đất rừng tự nhiên sản
xuất 422,62 ha, đất có rừng trồng sản xuất 148,92 ha; Đất rừng phịng hộ có diện
tích 182,37 ha, 100% là đất có rừng tự nhiên là rừng sản xuất.
Cơng tác quản lý, khai thác chế biến lâm sản được tổ chức và thực hiện khá

tốt, hạn chế đươc nhiều các vụ việc khai thác gỗ, săn bắn thú rừng bừa bãi và tình
trạng đốt phá rừng làm nương rẫy. Nhìn chung nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp
trên địa bàn xã chủ yếu là bảo vệ và phát triển rừng, phục hồi lại diện tích rừng bị
phá, nâng cao tỷ lệ độ che phủ của rừng.
* Về nuôi trồng thủy sản:
Trên địa bàn xã hiện có 11,93 ha diện tích có mặt nước ni trồng thủy sản
được nhân dân đàu tư nuôi thả cá, sản lượng thu được hằng năm từ 6 -7 tấn cá các
loại. Đến nay nhiều hộ gia đình đã có đầu tư lớn và phát triển ni trồng thủy sản,
đầu tư về vốn, giống, quy trình nuôi trồng thủy sản, do vậy nhiều hộ đã phát triển
kinh tế từ việc nuôi trồng thủy sản này, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân
dân trong xã và thị trường các xã lân cận.
3.3.2.2 Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Trên địa bàn xã chưa có cơ sở sản xuất cơng nghiệp quy mô lớn, chủ yếu là
các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nhưa: Sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản và

20


các cơ sở ngành nghề truyền thống khác như nghề mộc, sản xuất công cụ cầm tay,
sủa chữa, may mặc… Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ nhu cầu của địa
phương chưa có sức cạnh tranh trên thị trường.
3.3.2.3 Khu vực kinh tế dịch vụ- thương mại
Hoạt động dịch vụ thương mại ngày càng phát triển và mở rộng, hiện tại
xã có 1 chợ trung tâm xã rộng khoảng 4.100m2 và có các cửa hàng bn bán các
mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cấu sinh hoạt sản xuất của nhân dân như: vật tư
nông nghiệp, thức ăn gia suc, gia cầm và các hàng tiêu dùng khác như sách vở,
quần áo.
3.4. Dân số, lao động và thu nhập
3.4.1. Dân số
Theo kết quả điều tra dân số của xã Gia Phù hiện có 6.412 người với 1.486

hộ được phân chia như sau:
- Phân theo giới tính: Nam chiếm 48.97%, Nữ chiếm 51.03% tổng dân số.
- Phân theo khu vực: Được phân thành 15 bản. Mật độ dân số trung bình là
222 người/km2, nhưng tập trung lớn ở những khu vực trung tâm xã và những khu
vực thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như: Bản Vi 583 nhân khẩu, Bản Nhọt 1
với 557 nhân khẩu, Bản Nhọt 2 với 546 nhân khẩu…
- Phân theo dân tộc: Có các dân tộc sinh sống là Thái, Mường, Kinh, Dao,
Hoa, Tày, trong đó dân tộc Thái chiếm tỷ lệ cao nhất 3.588 nhân khẩu, Mường
2.172 nhân khẩu, Kinh 632 nhân khẩu.
Tỷ lệ tăng dân số bình quân của xã Gia Phù là 1.1%.
3.4.2. Lao động và làm việc
Nguồn lao động trên địa bàn xã khá dồi dào, có 3.477 người chiếm 56% dân
số của toàn xã. Song tỷ lệ lao động trong độ tuổi đang làm việc trong lĩnh vực
nông lâm ngư nghiệp hiện chiếm tỷ lệ cao nhất 92.8%, chất lượng lao động thấp
21


hầu hết chưa qua đào tạo. Vì vậy trong thời gian tới cần có những chính sách thu
hút phát triển nhiều ngành nghề, sử dụng được nhiều lao động phổ thơng, đồng
thời có kế hoạch đào tạo nâng cao hiệu quả lao động.
3.4.3. Thu nhập
Trong mấy năm qua cùng với sự lãnh đạo của Đảng Ủy, UBND và với sự
cố gắng của bà con nhân dân, nền kinh tế của xã có những chuyển biến tích cực,
đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Bình quân thu nhập trên người 5,7
triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ dừng nước hợp vệ sinh chiếm 70%, tỷ lệ hộ được
dùng điện lưới quốc gia chiếm 98%. Hộ nghèo (theo tiêu chí mới) chiếm 25,8%.
4.4.4. Thực trạng phát triển khu dân cư
Hiện tại 100% các khu dân cư trên địa bàn xã là khu dân cư nông thôn và
được chia thành 15 bản khác nhau. Quy mô phụ thuộc vào tập quán sinh hoạt của
các dân tộc và điều kiện về cơ sở hạ tầng như đường giao thông, nguồn nước…

của khu dân cư sinh sồng. Bình quan mỗi bản có 99 hộ sinh sống. Bản có số hộ
đơng nhất là bản Nhọt 1 có 137 hộ, thấp nhất là Bản Phố Ngã Ba có 60 hộ.
Hệ thống các cơ sở hạ tầng trong khu dân cư mấy năm qua được quan tâm
đầu tư khá nhiều như; đường giao thơng, nhà văn hóa bản, trường học, lớp học…
Song do địa hình chia cắt, các khu dân cư không tập trung, do vậy việc đầu tư xây
dựng các cơng trình cơng cộng gặp nhiều khó khăn, các cơng trình xây dựng chưa
đồng bộ chưa có tính chiến lược lâu dài.
3.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
3.5.1. Giao thông
Hệ thống giao thông trên địa bàn xã khá hồn thiện, gồm có tuyến QL43,
QL37 và TL113 chạy qua, chất lượng của các tuyến đường này hiện còn tốt đáp
ứng được nhu cầu đi lại và trao đổi của nhân dân và các vùng phụ cận. Đây là
những tuyến đường chính nối với các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của
22


huyện, của tỉnh.
Ngồi ra cịn có các tuyến đường khác như: đường trong khu dân cư nông
thôn, đường giao thông nội đồng, đường liên bản, phục vụ được nhu cầu đi lại và
trao đổi diễn ra hàng ngày của nhân dân. 100% các bản đã có đường ơ tơ đến trung
tâm bản, song các tuyến đường này chủ yếu là đường đất, mùa mưa trơn trượt rất
khó khăn cho việc đi lại.
3.5.2. Thủy lợi, cấp thoát nước
Trên địa bàn xã có tổng diện tích 10,31 ha đất thủy lợi, với tổng chiều dài
toàn bộ kênh mương khoảng 48,77 km, trong đó đã được kiên cố hóa 12,9 km bao
gồm hệ thống các kênh mương, phai đập phục vụ nhu cầu thoát nước và dẫn nước
vào đồng ruộng. Hệ thống các cơng trình thủy lợi gồm 28 cơng trình lớn nhỏ, đảm
bảo yêu cầu cấp thoát nước.
3.5.3. Năng lượng
Hiện tại trên địa bàn xã có 4 trạm biến áp, với tổng đường dây hạ thế 6,7km,

hệ thống điện lưới quốc gia đã đến trung tâm xã và hầu hết các bản. Tỷ lệ hộ được
dùng điện lưới quốc gia đã đến trung tâm xã và hầu hết các bản. Tỷ lệ hộ được
dùng điện lưới quốc gia là 1,463 hộ, chiếm 98,45%.
3.5.4. Văn hóa
Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nơng thơn ngày càng được cải
thiện. Đến nay có 13 bản đạt danh hiệu văn hóa, 70% số hộ gia đình đạt danh hiệu
gia đình văn hóa. Duy trì 15 đội văn nghệ, thường xuyên tập luyện và tổ chức giao
lưu chào mừng các ngày lễ lớn. Từ các hoạt động này góp phần tích cực tăng
cường khối đại đồn kết giữa các dân tộc, nâng cao trình độ dân trí của nhân dân,
qua đó góp phần khơng nhỏ vào việc tuyên truyền các chủ trương đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giữ gìn bản sắc dân tộc.
4. Đánh giá chung
23


4.1.1. Thuận lợi
- Là xã có hệ thống giao thơng khá hồn thiện, gồm có tuyến QL43, QL37
và TL113 chạy qua, chất lượng của các tuyến đường này hiện còn tốt đáp ứng
được nhu cầu đi lại và trao đổi của nhân dân và các vùng phụ cận. Đây là những
tuyến đường chính nối với các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của huyện, của
tỉnh.
- Điều kiện đất đai thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển, hình thành các
vùng chuyên canh sản xuất theo hướng hàng hóa với các loại cây ngắn ngày, dài
ngày, có quy mơ vừa và nhỏ.
- Xã có lực lượng lao động khá dồi dào, nhân dân các dân tộc trên địa bàn
xã cần cù, chịu khó, có ý thức hướng tới sản xuất hàng hóa. Đây là những yếu tố
rất quan trọng để tăng nhanh năng suất cây trồng, vật nuôi trong thời gian tới.
- Nhân dân trong xã có tinh thần đoàn kết, ham học hỏi. Đội ngũ cán bộ
nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm, có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà
nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của xã.

4.1.2. Khó khăn
- Sự phân bố dân cư chưa đồng đều, sản xuất công nghiệp, nghành nghề tiểu
thủ công nghiệp phát triển chưa kịp thời cho việc giải quyết việc làm, tăng thu
nhập đảm bảo đời sống của nhân dân là một thách thức lớn đối với xã.
- Lao động của địa phương tuy dồi dào, nhưng lao động qua đào tạo và có
trình độ chiếm tỷ lệ thấp là khó khăn đáng kể trong quá trình chuyển giao, áp dụng
khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Nhiều phong tục tập quán lạc hậu của nhân dân
còn tồn tại gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội.
- Khí hậu có những yếu tố bất lợi (đơi khi khơ nóng kéo dài) đối với sản
xuất và đời sống con người.

24


Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng đất đai ở khu vực nghiên cứu
4.1.1. Hiện trạng đất đai ở xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
Bảng 4.1. Hiện trạng đất đai ở khu vực
(tính đến 31/12/2019)
Loại đất

TT



Tổng diện tích đất tự nhiên

Diện tích (ha)


Tỷ lệ
(%)

2.880,33

100

I

Đất nông nghiệp

NNP

1.945,63

67,55

1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

673,83

34,63

1.1.

Đất trồng lúa


LUA

217,35

32,26

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

359,32

53,33

1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

97,16

14,42

2

Đất lâm nghiệp


LNP

1.281,76

65,87

2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

1.128,20

88

2.2

Đất rừng phịng hộ

RPH

153,56

12

3

Đất ni trồng thủy sản


NTS

9,43

0,33

4

Đất nơng nghiệp khác

NKH

0,62

0,02

II

Đất phi nông nghiệp

PNN

172,35

5,98

1

Đất ở


OTC

48,02

1,67

2

Đất chuyên dùng

CDG

80

46,42

3

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

12,12

7,03

4

Đất sông, suối và MNCD


SMN

31,00

18

III

Đất chưa sử dụng

CSD

743,50

25,81

25


×