Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến cấu trúc, sinh trưởng và năng suất của loài keo tai tượng tại ban quản lý rừng phòng hộ thạch thành, tỉnh thanh hóa (khóa luận lâm học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.71 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA LÂM HỌC
----------o0o----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT TRỒNG RỪNG THÂM CANH ĐẾN CẤU TRÚC,
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT GỖ CỦA LOÀI KEO TAI
TƯỢNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHỊNG HỘ THẠCH
THÀNH, TỈNH THANH HĨA

NGÀNH: LÂM SINH
MÃ NGÀNH: 7620205
Giáo viên hướng dẫn

: TS. Bùi Mạnh Hưng

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Thảo

Khóa học

: 2016-2020

Hà Nội, 2020


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện Khóa luận tốt nghiệp, tơi đã nhận


được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các giảng viên, các cơ quan đơn vị, bạn bè
và gia đình.
Tơi chân thành cám ơn quý Thầy, Cô trong khoa Lâm Học, Trường Đại học
Lâm nghiệp đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm tôi học tập tại trường. Với
vốn kiến thức được tiếp thu trong q trình học khơng chỉ là nền tảng cho q trình
nghiên cứu khóa luận mà cịn là hành trang q báu để tơi bước vào đời một cách
vững chắc và tự tin.
Để hồn thành khóa luận này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến TS
Bùi Mạnh Hưng đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình viết báo cáo tốt nghiệp.
Tôi chân thành cảm ơn Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy tỉnh Phú Thọ đã
cho phép, tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập tại địa phương và đã giúp đỡ tơi trong
q trình thu thập số liệu.
Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên khoa học,
do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý
báu của quý Thầy Cô để tôi học thêm được nhiều kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực
nghiên cứu này.
Xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Thị Thảo

i


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................v
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................3
1.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước .....................................................................3
1.1.1. Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến sinh trưởng và chất lượng rừng
trồng .....................................................................................................................3
1.2.Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................................4
1.2.1. Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến sinh trưởng và chất lượng rừng
trồng .....................................................................................................................4
Chương II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu. ......................................................................................10
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................10
2.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................10
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................10
2.4.1. Phương pháp kế thừa ...............................................................................10
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................10
2.4..3. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu. .................................................12
Chương III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ....14
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, xã hội huyện Thạch Thành ..............................14
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................14
3.1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................14
3.1.1.2. Địa hình .................................................................................................14
3.1.1.4. Khí hậu, thuỷ văn...................................................................................15
3.2. Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội ................................................................16
3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động.........................................................................16
3.2.1.3.Lao động ....................................................................................................19
3.2.2.Những đặc điểm chính về y tế, giáo dục ...................................................19

ii



Chương IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................22
4.1. Sinh trưởng của rừng 3 tuổi ............................................................................22
4.1.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng và trữ lượng rừng trồng ...................................22
4.1.2. Phân bố số cây theo cỡ kính N/D1.3 ........................................................24
4.1.3. Phân bố số cây theo cấp chiều cao Hvn...................................................28
4.1.4. So sánh chất lượng cây rừng giữa 3 cơng thức bón phân .......................31
4.2. Đề xuất biện pháp lâm sinh áp dụng vào rừng keo lai tại khu vực nghiên cứu
...............................................................................................................................31
4.2.1. Giai đoạn vườn ươm.................................................................................32
4.2.2. Q trình chăm sóc bảo vệ rừng trong giai đoạn cịn non (dưới 3 tuổi):32
4.2.3. Q trình chăm sóc bảo vệ rừng trong giai đoạn từ 3 – 5 tuổi. ..............34
4.2.4. Q trình chăm sóc bảo vệ rừng trong giai đoạn từ 5 tuổi trở đi. .........34
Chương V. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ..........................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................38

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tổng hợp dân số ........................................................................................17
Bảng 4.1 Sinh trưởng D1.3 của 3 cơng thức bón phân .............................................22
Bảng 4.2 Sinh trưởng Hvn ở 3 cơng thức bón phân .................................................23
Bảng 4.3 Tổng tiết diện và trữ lượng của rừng .........................................................24
Bảng 4.4 Kết quả mô phỏng phân bố N/D bằng hàm lý thuyết ................................25
Bảng 4.5 Kết quả mô phỏng phân bố N/H bằng hàm lý thuyết ................................28
Bảng 4.6 So sánh chất lượng cây rừng giữa các cơng thức bón phân ......................31

iv



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Biểu phân bố N/D1.3 của OTC 1 (Hàm weibull) .............................. 25
Hình 4.2 Biểu phân bố N/D1.3 của OTC 2 (Hàm weibull) .............................. 26
Hình 4.3 Biểu phân bố N/D1.3 của OTC 3 (Hàm weibull) .............................. 26
Hình 4.4 Biểu phân bố N/D1.3 của OTC 4 (Hàm weibull) .............................. 27
Hình 4.5 Biểu phân bố N/D1.3 của OTC 5 (Hàm weibull) .............................. 27
Hình 4.6 Biểu phân bố N/D1.3 của OTC 6 (Hàm weibull) .............................. 27
Hình 4.7 Biểu phân bố N/Hvn của OTC 1 (Hàm weibull) ............................. 29
Hình 4.8 Biểu phân bố N/Hvn của OTC 2 (Hàm weibull) ............................. 29
Hình 4.9 Biểu phân bố N/Hvn của OTC 3 (Hàm weibull) ............................. 29
Hình 4.10 Biểu phân bố N/Hvn của OTC 4 (Hàm weibull) ........................... 30
Hình 4.11 Biểu phân bố N/Hvn của OTC 5 (Hàm weibull) ........................... 30
Hình 4.12 Biểu phân bố N/Hvn của OTC 6 (Hàm weibull) ........................... 30

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

%

Tỷ lệ phần trăm

Bộ NN & PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn


Cm

Centimet

CTTN

Cơng thức thí nghiệm

D1.3

Đường kính ở vị trí 1,3 m

Dt

Đường kính tán

ĐTC

Độ tàn che

Đvt

Đơn vị tính

Hvn

Chiều cao vút ngọn

m


Mét

M

Trữ lượng

N

Số cây

NXB

Nhà xuất bản

ƠTC

Ơ tiêu chuẩn

ƠDB

Ơ dạng bản

TB

Trung Bình

vi



ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay Nhà nước đã có chủ trương đóng cửa rừng trong thời gian dài và
chuyển hướng sang kinh doanh rừng trồng. Các địa phương, các doanh nghiệp xác
định chỉ có đẩy mạnh tốc độ trồng rừng, nâng cao chất lượng rừng trồng mới đáp ứng
được nhu cầu về lâm sản hàng hóa cho xã hội mà trước hết là cung cấp nguyên liệu
cho các khu công nghiệp, các nhà máy lớn… Vì vậy rừng trồng nguyên liệu cơng
nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và trong kinh doanh lâm
nghiệp nói riêng. Song mặc dù công tác trồng rừng ngày càng được đẩy mạnh nhưng
chất lượng còn thấp, biện pháp kỹ thuật lâm sinh chưa được đồng bộ, chọn loại cây
trồng chưa được phù hợp với khí hậu và đất nơi trồng rừng.
Trong những năm gần đây, những loài cây mọc nhanh như Keo và Bạch
đàn đã được lựa chọn nhiều nhất, do khả năng sinh trưởng nhanh và biên bộ thích
ứng rộng của những loài cây này. Khoảng 400.000 ha đã trồng thành rừng Keo ở Việt
Nam, trong số đó , Keo Tai Tượng (Acacia mangium) là loài phổ biến nhất bởi tốc
độ sinh trưởng nhanh, thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình năm
29°C- 30°C, nhiệt độ bình qn tháng nóng nhất 31°C-34°C, tháng lạnh nhất 12°C16°C, chỉ chịu được sương giá nhẹ.Lượng mưa từ 1000mm-4500mm/năm, không có
mùa khơ kéo dài. Keo tai tượng sinh trưởng tốt trên đất bồi tụ, dốc tụ sâu,ẩm, tốt. Là
loài cây ưa sáng sinh trưởng nhanh, có khả năng tái sinh bằng hạt và bằng chồi rất
mạnh.Gỗ của các loài cây keo này khơng những rất thích hợp với ngun liệu làm
giấy mà còn phù hợp đối với nhu cầu sử dụng cho công nghiệp làm đồ gỗ gia dụng.
Để phát huy được vai trị, tác dụng của lồi cây này để đáp ứng nhu cầu gỗ
ngày càng tăng. Vấn đề đặt ra cho nhu cầu xã hội này đó là trồng rừng thâm canh cho
năng suất, chất lượng và hiệu quả. Xong từ thực tiễn công tác trồng rừng hiện nay
cho thấy các thanh quả đạt được từ trồng rừng để đáp ứng được 3 tiêu chí năng suất,
chất lượng và hiệu quả còn gặp nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Nguyên nhân chính của vấn đề là chưa hiểu biết một cách toàn diện về điều kiện gây
trồng, đặc điểm sinh trưởng của Keo tai tượng làm cơ sở để xây dựng các biện pháp
kĩ thuật thích hợp để phát huy ưu thế của lồi cây này.

1



Tại Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành diện tích trồng Keo tai tượng
chủ yếu là do người dân trồng tự phát, chưa có quy trình kỹ thuật cụ thể. Chính vì lẽ
đó năng suất, chất lượng, hiệu quả mà Keo tai tượng đem lại đang còn nhiều hạn chế.
Xuất phát từ u cầu cấp thiết đó tơi tiến hành nghiên cứu thực hiện chuyên
đề:“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh
đến cấu trúc, sinh trưởng và năng suất gỗ của loài Keo tai tượng tại Ban quản lý
rừng phòng hộ Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa” được thực hiện để góp phần nâng
cao hiệu quả công tác trồng rừng thâm canh tại địa bàn huyện nhằm phục vụ công tác
trồng rừng trong các năm tiếp theo.

2


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trong những năm gần đây, do nhu cầu về gỗ nguyên liệu ngày càng tăng, các
loài cây gỗ mọc nhanh như bạch đàn, keo, thông,... đã được gây trồng trên những diện
tích lớn ở các nước nhiệt đới. Bên cạnh công tác chọn tạo giống mới, hệ thống các
biện pháp kỹ thuật thâm canh đã từng bước được quan tâm nghiên cứu nhằm đưa
năng suất, chất lượng rừng trồng lên cao nhất.
Keo tai tượng (Acaia mangium Willd) là lồi có biên độ sinh thái rộng, có thể
mọc được ở những nơi đất có độ pH thấp, nghèo dinh dưỡng, có khả năng cạnh tranh
với nhiều lồi cỏ dại, ít sâu bệnh, có khả năng chống chịu,... có giá trị kinh tế cao. Rễ
keo có nhiều nốt sần cố định đạm nên Keo tai tượng có khả năng cải tạo đất tốt.
1.1.1. Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến sinh trưởng và chất lượng rừng trồng
Nghiên cứu của Nambiar (1966) cho thấy sự thối hóa lập địa do khai thác rừng
thông Pinus radiata với chu kỳ ngắn ở Australia. Theo tác giả, có tới 90% chất dinh

dưỡng trong sinh khối bị lấy đi khỏi rừng khi khai thác. Sands (1983) cũng cho rằng,
sự thay thế rừng bạch đàn tự nhiên ở Australia bằng rừng trồng thông (Pinus radiata)
với chu kỳ chặt 15 - 20 năm (400 m3/ha) cũng làm giảm độ phì đất do khai thác gỗ.
Tại Ấn Độ, việc trồng bạch đàn trên những vùng rộng lớn đã gây ra nhiều cuộc
tranh luận kéo dài về tác dụng xấu của nó đến đất. Ghosh (1978) đã đánh giá ảnh
hưởng của bạch đàn đến chế độ nước và chất dinh dưỡng trong đất tại Ấn Độ và nhiều
vùng trên thế giới nhưng chưa có kết luận khẳng định. Tuy nhiên, Ghosh đã nhấn
mạnh, các lời ca thán về tác hại của bạch đàn đến đất tại Ấn Độ là không thỏa đáng.
Các mối lợi về kinh tế do bạch đàn đưa lại còn lớn hơn nhiều so với mặt hại (nếu có).
Cùng với q trình đưa trồng thành cơng ở nhiều nơi, đã có khá nhiều cơng trình
khoa học trên thế giới nghiên cứu cho loài Keo tai tượng (Acacia mangium), đặc biệt là
mối quan hệ giữa tính chất đất với sinh trưởng của cây và quan hệ giữa dinh dưỡng lá và
sinh trưởng của cây. Skelton (1987) đã chỉ ra rằng, Keo tai tượng là loài ưa đất màu mỡ,

3


thốt nước tốt, sinh trưởng kém trên đất hình thành từ đá mẹ siêu bazơ nên có khả năng
chịu được pH thấp dưới 4,0.
Một nghiên cứu khác của Schonau (1985) ở South Africa về vấn đề bón phân
cho Bạch đàn Eucalyptus với tỷ lệ N:P:K = 3:2:1 có thể nâng chiều cao trung bình
lên gấp 2 lần sau năm thứ nhất [39].
Các nghiên cứu trên thế giới từ trước kia của Simpson đã đưa ra hàng loạt các
thông số về thành phần các chất dinh dưỡng có trong đất cho thấy nguyên tố nào cần
thiết với cây ở các giai đoạn tuổi. Qua nghiên cứu này, Simpson (1992) thấy ở
Dongmen (Trung Quốc), cơng thức bón hỗn hợp 100 kg N/ha, 50 kg P/ha và 50 kg
K/ha cho Keo tai tượng đem lại kết quả sản lượng rừng tăng 179%

[40]


. Một nghiên

cứu khác tại Trung Quốc cho loài Keo tai tượng từ 24 - 30 tháng tuổi cho thấy nhu
cầu dinh dưỡng của chúng cụ thể như sau: Đạm 153,8 kg/ha, lân 5,04 kg/ha, kali 55,4
kg/ha, canxi 36,4 kg/ha và ma-nhê 20,5 kg/ha (Bai, 1997).
1.2.Tình hình nghiên cứu trong nước
Các lồi cây mọc nhanh như bạch đàn và keo được du nhập vào Việt Nam từ
giữa thế kỷ 20 [32]. Ngày nay, bạch đàn và keo được coi như là những lồi cây chủ
yếu trong chương trình trồng rừng cung cấp nguyên liệu chế biến và gỗ. Diện tích
rừng trồng keo và bạch đàn chiếm khoảng 46% tổng diện tích rừng trồng tại Việt
Nam [44].
Năng suất rừng trồng trong những năm qua đã được nâng cao đáng kể nhờ áp
dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật [34]. Bên cạnh những giống mới bạch đàn và
keo được chọn tạo, hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như làm đất, bón phân
và mật độ trồng rừng phù hợp cũng đã được nghiên cứu nhằm từng bước hồn thiện
quy trình trồng rừng cho các giống mới đó. Có thể khái quát một số nghiên cứu biện
pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng như sau:
1.2.1. Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến sinh trưởng và chất lượng rừng trồng
Nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng, từ những năm 1990, phân
bón đã được sử dụng phổ biến trong trồng rừng tại Việt Nam. Do điều kiện khí hậu
và đất đai khác nhau giữa các vùng nên tuỳ vào lồi cây trồng, đặc điểm của đất mà
phân bón được sử dụng với liều lượng và chủng loại khác nhau. Các loại phân thông

4


thường hiện đang được sử dụng là phân NPK, đạm, lân, vơi bột, phân chuồng và phân
vi sinh [11].
Hồng Xn Tý (1990) ghi nhận rằng, bón lót hỗn hợp 100 g NPK (25 g N, 50 g P,
25 g K) và 100 g phân vi sinh cho sinh trưởng tốt nhất đối với keo lai tại Bình Phước

[50].
Mai Đình Hồng, Huỳnh Đức Nhân và Cameron (1996) đã thử nghiệm ảnh
hưởng của phân bón N, P và K đến sinh trưởng Bạch đàn urô. Kết quả sau trồng 48
tháng tuổi đã cho thấy sự ảnh hưởng rõ ràng của các nhân tố N, P, K đối với rừng
trồng [23].
Cơng trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm (2001), tác giả đã bố trí 14 cơng thức
khác nhau cho Keo lai trồng trên đất phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, sau 2 năm tuổi kết
quả cho thấy Keo lai sinh trưởng tốt nhất ở những cơng thức bón từ 150 – 200 g NPK
kết hợp với 100 g phân vi sinh, trữ lượng cây đứng có thể đạt tới 26m3/ha/năm [14].
Nguyễn Đình Hải (2003), thiết lập thí nghiệm gồm 8 cơng thức bón lót khác
nhau cho 3 giống Thơng caribê trên đất nghèo xấu ở Cẩm Quỳ (Ba Vì – Hà Tây), kết
quả thí nghiệm cho thấy sau từ 14 đến 36 tháng tuổi cả 3 giống trên đều sinh trưởng
tốt ở cơng thức bón 200 g P2O5/gốc [11].
Trên đất phèn chua ở Thạnh Hóa (Long An) Phạm Thế Dũng (2003), đã thử
nghiệm các cơng thức bón lót khác nhau cho các loài bạch đàn E. Camal dulensis và
E. Tereticomis, kết quả cho thấy phân bón có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của
cả 2 lồi bạch đàn nói trên, đặc biệt bón từ 50 – 100 NPK kết hợp với 50 – 100 g
P/gốc đã làm tăng lượng sinh trưởng về chiều cao từ 31 – 36% so với đối chứng ở
giai đoạn 42 tháng tuổi.
Trong một nghiên cứu khác, Nguyễn Thế Dũng (2004) đã cho thấy Keo lai
sinh trưởng tốt ở cơng thức bón lót gồm 100 g NPK kết hợp với 500g/gốc vi sinh
Sơng Gianh [15].
Nghiên cứu bón thúc với keo lai tại Vĩnh Phúc gồm 5 công thức: (1) bón thúc
23 g N; 6,98 g P và 24,98 g K; (2) bón thúc 6,98 g P; (3) bón thúc 13,97 g P; (4) bón

5


thúc 10 g N, 8,73 g P, và 4,98 g K; và (5) khơng bón phân cho thấy, sau 3 năm chiều
cao và đường kính của rừng trong các thí nghiệm bón phân tốt hơn rõ rệt so với cơng

thức khơng bón phân [30].
Nguyễn Huy Sơn (2006) đã đưa ra hàng loạt các kết quả nghiên cứu về bón phân
cho keo lai và bạch đàn ở nhiều khu vực khác nhau, kết quả cho thấy liều lượng và
chất lượng phân bón khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất rừng trồng, có thể
kể đến 4 kết quả sau đây:
(1) Tại khu vực Đơng Nam Bộ (Bầu Bàng, Bình Dương), thí nghiệm bón lót cho rừng
trồng keo lai gồm 14 cơng thức, phân bón là sự phối hợp của các loại NPK (14:8:6),
phân hữu cơ vi sinh (VS), than bùn, P2O5, năm thứ hai bón thúc lặp lại như bón lót.
Kết quả sau trồng 6 năm cho thấy, khả năng sinh trưởng cũng như năng suất gỗ của
rừng trồng ở các cơng thức thí nghiệm khác nhau khá rõ rệt [42].
(2) Tại khu vực Bắc Trung Bộ, thí nghiệm gồm 9 cơng thức bón lót khác nhau cho
rừng trồng keo lai, năm thứ 2 bón thúc lặp lại như bón lót. Kết quả sau trồng 24 tháng,
tỷ lệ sống ở các cơng thức thí nghiệm biến động từ 80,56 - 90,74%, khả năng sinh
trưởng về đường kính và chiều cao giữa các cơng thức thí nghiệm khác nhau khá rõ
rệt, tốt nhất là cơng thức được bón với liều lượng phân nhiều hơn (bón từ 100 - 200
g NPK + 100 g VS), kém nhất là các công thức được bón với liều lượng phân ít hơn
[42].
(3) Tại khu vực Đông Bắc bộ (Khe Mo, Đồng Hỷ, Thái Nguyên), thí nghiệm gồm 10
cơng thức bón lót khác nhau cho rừng trồng keo lai, năm thứ 2 bón thúc lặp lại như
bón lót. Sau trồng 36 tháng, tỷ lệ sống rừng trồng đều đạt trên 90%, các cơng thức
bón phân khác nhau đã ảnh hưởng khá rõ rệt đến khả năng sinh trưởng của keo lai cả
về đường kính và chiều cao, tốt nhất ở công thức 100 g NPK (5:10:3) + 400 g VS +
50 g vôi bột, trữ lượng cây đứng đạt 64,47 m3/ha, trong khi đối chứng (khơng bón)
chỉ đạt 43,43 m3/ha [42].
(4) Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn urơ ở Đơng Bắc
Bộ (Đại Lải, Vĩnh Phúc), có 8 cơng thức bón lót khác nhau, bón thúc năm thứ 2 lặp
lại như bón lót. Sau trồng 30 tháng, tỷ lệ sống rừng trồng đạt từ 97,22 - 98,15%, giữa

6



các cơng thức thí nghiệm đã khác nhau khá rõ rệt về cả đường kính và chiều cao, tốt
nhất là công thức 100 g NPK (5:10:3) + 200 g VS + 100 g vôi bột [42].
Phạm Thế Dũng, Ngô Văn Ngọc và Nguyễn Thanh Bình (2005) tiến hành so
sánh sinh trưởng của keo lai trồng trên đất phù sa cổ tại Bình Phước được bón lót các
loại phân khác nhau cho các dòng keo lai TB03, TB05, TB06 và TB12. Kết quả cho
thấy, chiều cao và trữ lượng lâm phần của các dòng keo lai đều bị ảnh hưởng bởi
phân bón lót. Tiến hành thí nghiệm bón thúc cho các dòng Keo lai TB05 và TB12 và
kết luận rằng, việc bón thúc khơng gây ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính
và chiều cao. Tuy nhiên, tỷ lệ sống và tỷ lệ cây đa thân ở các công thức bón phân cho
kết quả tốt hơn [15].
Nguyễn Thu Hương, Lê Quốc Huy và Ngơ Đình Quế (2006) cho rằng, các tài
liệu bón phân đều khơng đề cập rõ ràng về chủng loại, tỷ lệ thành phần phân bón và
cũng chưa quan tâm đến việc bón phân trên các loại đất khác nhau. Cũng qua đây,
nhóm tác giả đã kết luận rằng, phương thức phối trộn hai loại phân là phân vô cơ (lân,
NPK) và phân hữu cơ (phân chuồng, lân hữu cơ vi sinh) cho thấy hiệu quả và hiệu
lực phân bón cao nhất, đặc biệt trên các lập địa bị thối hóa nặng, đất chua, nghèo
dinh dưỡng [24].
Kết quả khảo sát rừng trồng Bạch đàn urô và keo lai được bón phân của Nguyễn
Đức Minh, Nguyễn Thu Hương và Đồn Đình Tam (2006) cho thấy, ở những nơi có
điều kiện bón phân chuồng kết hợp với 100 g NPK, rừng Bạch đàn urô cho sinh
trưởng tốt nhất. Nếu chỉ sử dụng một loại phân, bón NPK tổng hợp có hiệu lực cao
hơn so với bón phân vi sinh. Khi bón NPK tổng hợp, liều lượng cao có hiệu lực tốt
hơn so với liều lượng thấp (300 g > 200 g > 100 g). Đối với keo lai, mặc dù có khả
năng cố định đạm nhưng ở rừng non vẫn cần có lượng phân bón nhất định để thúc
đẩy quá trình sinh trưởng. Kết quả thử nghiệm trên rừng trồng cho keo lai và Bạch
đàn urô tại Đại Lải cho thấy, cơng thức bón thúc 200 g NPK (1:2:1) tự phối trộn vào
đầu các năm thứ hai và thứ ba đem lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, sử dụng phân bón
NPK Lâm Thao có tỷ lệ 5:10:3 có ý nghĩa kinh tế hơn, vẫn đảm bảo cho cây sinh
trưởng và phát triển tốt [30].


7


Hà Ngọc Anh (2013) đánh giá ảnh hưởng của phân bón N, P, K đến sinh trưởng
rừng trồng Keo tai tượng tại Đoan Hùng thấy rằng, ở thời điểm 51 tháng tuổi, cơng
thức bón phân với sự kết hợp của 3 nhân tố N50-P50-K100 (50 kg N/ha - 50 kg P/ha 100 kg K/ha; mật độ trồng rừng 1.333 cây/ha) đem lại kết quả sinh trưởng và chất
lượng rừng tốt nhất, thể tích thân cây vượt đối chứng (khơng bón phân) 65%. Trong
thí nghiệm này, vai trị của K rất quan trọng đối với sinh trưởng của Keo tai tượng,
được thể hiện khi bón ở các cơng thức N0-P0-K50 (vượt đối chứng 47%) và N0-P50K50 (vượt đối chứng 40%). Khi bón riêng N hoặc P hoặc N kết hợp P khơng đem lại
hiệu quả. Thí nghiệm tương tự tại Hàm Yên cũng vậy, cho đến thời điểm 51 tháng
tuổi, sự kết hợp của cả 3 yếu tố N, P và K cho kết quả sinh trưởng và chất lượng rừng
tốt nhất. Đối với các cơng thức bón hai nhân tố, chỉ có sự kết hợp P-K mang lại hiệu
quả hơn. Đối với các cơng thức bón đơn, sinh trưởng của cây rừng khơng cịn chịu
ảnh hưởng của N hoặc P, trong khi đó lại thấy vai trị khá tích cực của K đối với sinh
trưởng. Các công thức cho kết quả sinh trưởng thể tích thân cây tốt nhất gồm N100P50-K50 (vượt 19%), N50-P50-K100 (vượt 18%) và N0-P0-K50 (vượt 16%) và N0-P50-K50
(vượt 12%) [8].
Phạm Duy Long, Lê Thị Minh Hiếu (2014) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón
đến sinh trưởng rừng trồng Keo lai tại Công ty lâm nghiệp Tam Thanh – Phú Thọ chỉ
ra rằng, ở thời điểm tuổi 4, các cơng thức bón sẽ ảnh hưởng khác nhau tới sinh trưởng
của rừng trồng keo lai. Trong 5 công thức, cơng thức bón 500g vi sinh sơng Gianh và
cơng thức bón 100 g NPK + 400g vi sinh sơng Gianh cho hiệu quả cao nhất với năng
suất đều đạt trên 18,9 m3/ha/năm vượt từ 22 – 29% so với đối chứng khơng bón phân
[28].
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK-10.5.5 với 3 liều lượng khác nhau
(400 g/cây, 600 g/cây, 1.000 g/cây) được bón theo từng giai đoạn từ năm thứ nhất
đến năm thứ ba cho bạch đàn, Keo tai tượng và keo lai đã được thực hiện tại vùng
nguyên liệu giấy Trung tâm. Kết quả đánh giá sau trồng 78 tháng tuổi, các chỉ tiêu
sinh trưởng của rừng trồng ở các cơng thức được bón với liều lượng cao hơn đều đem
lại kết quả sinh trưởng tốt hơn nhiều so với cơng thức có liều lượng ít hơn. Trong đó,

thể tích thân cây ở cơng thức được bón 1.000 g/cây vượt so với công thức 400 g/cây

8


ở Bạch đàn PN14 là từ 25 - 31%, Bạch đàn PNCTIV từ 33 - 40%, Keo tai tượng từ 4
- 17%, Keo lai KL20 từ 8 - 13%, Keo lai BV10 từ 18 - 20% [46].
Hoàng Ngọc Hải và Cấn Văn Thơ (2002) khi nghiên cứu rừng trồng Bạch đàn
mơ-hom đến tuổi 5 tại Vạn Xn, dịng PN2 với mật độ 1.666 cây/ha đều cho trữ
lượng cây đứng lớn hơn và hệ số sinh lời cao hơn so với mật độ 1.111 cây/ha. Trong
khi đó, kết quả đánh giá rừng trồng giai đoạn 2000 - 2004 ở Tổng công ty Giấy Việt
Nam thấy rằng, mật độ trồng rừng hiệu quả nhất đối với bạch đàn là 1.333 cây/ha,
tuy nhiên các mẫu thu thập được cũng chỉ dừng lại ở tuổi 4 [18].
Như vậy, qua nghiên cứu tài liệu trong nước thấy rằng, đã có khá nhiều sự
quan tâm của các nhà khoa học dành cho việc xác định các biện pháp kỹ thuật lâm
sinh trồng rừng keo và bạch đàn tại các vùng trồng rừng tập trung ở Việt Nam. Các
kết quả được ứng dụng sau đó đã cho thấy tầm quan trọng của hệ thống biện pháp kỹ
thuật trong công tác trồng rừng. Tuy nhiên, qua tổng kết các tài liệu cũng thấy rằng,
kết quả nghiên cứu có được về làm đất, bón phân, mật độ trồng rừng rất phong phú
do bởi sự khác nhau về loài cây và địa điểm nghiên cứu.

9


Chương II
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu.
Đánh giá được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh
đến sinh trưởng và năng suất gỗ tại Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành.


2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu rừng trồng trồng thâm canh Keo tai tượng (Acacia
mangium) tại Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Thạch Thành.
- Loài keo tai tượng tuổi 3.
- Phạm vi nghiên cứu: Diện tích rừng trồng Keo tai tượng tại ban quản lý rừng
phòng hộ huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

2.3. Nội dung nghiên cứu
-

Nghiên cứu ảnh hưởng của cơng thức bón phân tới sinh trưởng và năng suất gỗ

của loài Keo tai tượng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành
- So sánh chất lượng cây Keo tai tượng của 2 tuổi rừng (3 tuổi và 5 tuổi)

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa
Thu thập kế thừa các số liệu đã có về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, tình
hình dân sinh, kinh tế của khu vực nghiên cứu, kĩ thuật trồng, chăm sóc, quản lý bảo
vệ và phịng chống cháy rừng.
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.4.2.1 Chuẩn bị
- Dụng cụ đo đếm: thước dây, địa bàn, thước kẹp kính, thước đo cao.
- Bảng biểu đo đếm.

10


- Các tài liệu có liên quan.

2.4.3.2 Thu thập số liệu OTC
Đề tài sử dụng phương pháp kế thừa (kế thừa mơ hình thí nghiệm) kết hợp với
phương pháp điều tra trên các ô tiêu chuẩn (OTC) của các công thức định vị ngoài
hiện trường để thu thập những số liệu cần thiết.
Cơng thức thí nghiệm:
-

Cơng thức thí nghiệm bón phân: gồm 3 cơng thức thí nghiệm được thực hiện

trên 2 tuổi rừng 3 tuổi và 5 tuổi. Mỗi 1 tuổi rừng bố trí lập 2 OTC điển hình sườn và
đỉnh.
-

Mật độ trồng rừng 1.333 cây/ha được sử dụng để tính liều lượng phân bón/cây,

các yếu tố khác như: cây giống, phương pháp xử lý thực bì và làm đất, mật độ, kỹ
thật chăm sóc,… là như nhau.
-

Cơng thức thí nghiệm mật độ: gồm 6 cơng thức thí nghiệm, là các mật độ trồng

khác nhau và sự phối trí cụ thể trong từng trường hợp.
Thu thập số liệu và điền thông tin vào biểu sau:
Biểu đo đếm tầng cây cao
OTC:……………….

Ngày điều tra:……………

Mật độ:………………… Người điều tra:……………
Độ dốc:………………… Hướng dốc:………………..

TT

Tên cây

D1.3 (cm)
DT
NB
TB

Dt (m)
DT
NB
TB

Hvn
(m)

* Các dụng cụ đo cần thiết
-

Đường kính 1.3 (D1.3) : thước Diameter rulle, thước kẹp kính

11

Hdc Phẩm
(m) Chất


-


Đường kính tán (Dt) : thước dây

-

Chiều cao vút ngọn (Hvn) : thước blumley

2.4..3. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu.
Các số liệu sẽ được sắp xếp, tổng hợp theo các nhóm nội dung, xử lý bằng phần
mềm Excel.
Chỉnh lý số liệu: đo đếm tầng cây cao trong mỗi ô.
Số liệu thu được từ các ô tiêu chuẩn được chỉnh lý, tổng hợp theo phương
pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp, sử dụng phương pháp chia tổ ghép nhóm
của Brooks và Caruther.
- Số tổ chia: m = 5.log (n) với n là dung lượng mẫu quan sát.
- Cự ly tổ: k 

X mã  X min
m

X 

- Tính trung bình mẫu:

- Sai tiêu chuẩn:

Qx
n 1

S=


Trong đó: Qx = ∑ fi Xi2 -

- Hệ số biến động: S% =



 fiXi
 fi

( X i fi )2
n

S × 100
X

- Hệ số chính xác: P% 

S%
n

So sánh hai mẫu về chỉ tiêu sinh trưởng bằng tiêu chuẩn U của phân bố
chuẩn theo công thức: U 

x1  x 2
 S12 S 22 


n n 
2 
 1


12


Ngồi ra, sự sai khác về sinh trưởng cịn được kiểm tra bằng mơ hình tuyến

tính hỗn hợp.
So sánh các mẫu về chất lượng sinh trường cây rừng tại các vị trí, địa hình khác
nhau bằng tiêu chuẩn khi bình phương theo công thức:

  fij 2

 1 
  TS   
  Tai.Tbj  
2
n

Tai: tổng số lần quan sát của mẫu thứ i.
Tổng số lần quan sát của cấp chất lượng i.
2
với bậc tự do k= (a-).(b-1) thì Ho tức có sự khác biệt về chất lượng sinh
X n2  X 05

trưởng cây rừng và ngược lại các lâm phần khơng có sự phân biệt về chất lượng sinh
trưởng.

13



Chương III
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, xã hội huyện Thạch Thành
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thạch Thành là huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, có toạ độ địa lý từ
20003' 50”đến 20023'05” vĩ độ Bắc, từ 105014'30” đến 104049'00” độ kinh Đông.
Trung tâm huyện là Thị trấn Kim Tân, cách thành phố Thanh Hóa 60 km về phía Tây
Bắc.
Thạch Thành có thuận lợi về mặt địa lý là: Có đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ
45 đi qua, có nhà máy mía đường Việtf Đài, Đơ thị Vân Du giúp huyện có điều kiện
giao lưu kinh tế - văn hoá và phát triển nhanh hơn, năng động hơn so với một số
huyện miền núi khác trong tỉnh.
Phía Bắc giáp tỉnh Hồ Bình, tỉnh Ninh Bình.
Phía Nam giáp huyện Cẩm Thuỷ, huyện Vĩnh Lộc.
Phía Đơng giáp huyện Hà Trung.
Phía Tây giáp huyện Bá Thước, huyện Cẩm Thuỷ.
3.1.1.2. Địa hình
Địa hình của huyện tương đối phức tạp, bị chia cắt nhiều, đất đai chủ yếu được
hình thành tại chỗ. Tổng quan địa hình có hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những dãy núi cịn có nhiều thung lũng bằng phẳng thuận
tiện cho phát triển trồng trọt.
Độ cao trung bình của huyện từ 200 m đến 400 m (Cao nhất là 825 m, thấp nhất
là 15m).
Căn cứ đặc thù địa hình có thể phân chia huyện Thạch Thành làm 2 vùng địa
hình: Vùng đồi núi cao và vùng đồi núi thấp.
- Vùng núi cao: Tổng diện tích: 27.205,46 ha, chiếm 48,65 % diện tích tồn
huyện gồm 8 xã: Thạch Lâm, Thạch Quảng, Thạch Tượng, Thành Yên, Thành Minh,
Thạch Cẩm, Thành Mỹ, Thành Vinh có địa hình phức tạp, độ dốc thường từ cấp III


14


trở lên thuận lợi cho phát triển lâm nghiêp, cây lâu năm và cây công nghiệp hàng
năm....
- Vùng đồi núi thấp: Diện tích 28.713,98 ha, chiếm 51,35% tổng diện tích tự
nhiên, có độ dốc thấp hơn và có nhiều thung lũng thuận lợi cho phát triển cây lúa
nước, cây công nghiệp hàng năm...
3.1.1.3.Thổ nhưỡng
Theo số liệu và bản đồ thổ nhưỡng của tỉnh, huyện Thạch Thành với diện tích
điều tra 49.508,78 ha bao gồm các loại đất đang sử dụng vào nơng nghiệp, lâm nghiệp
và có khả năng nơng lâm kết hợp được phân cấp độ dốc như sau:
Diện tích đất có độ dốc dưới 150: 27.184,08 ha, chiếm 48,61% diện tích tự nhiên,
là đất để phát triển nơng, lâm, thuỷ sản, xây dựng cơ sở hạng tầng giao thông, thuỷ
lợi, khu dân cư,...
Diện tích đất có độ dốc từ 150 - 250: 10.371,64 ha, chiếm 18,54% diện tích tự
nhiên, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, cây cơng nghiệp dài ngày cây ăn quả, thực
hiện nông lâm kết hợp,...
Diện tích đất có độ dốc trên 250: 11.952,46 ha, chiếm 21,37% diên tích đất tự
nhiên, phân bố cho trồng cây lâm nghiệp (chủ yếu là rừng phịng hộ).
Ngồi ra, do địa bàn có sơng Bưởi chạy qua, đã chia cắt huyện thành 2 vùng:
Vùng tả sông Bưởi gồm thị trấn Kim Tân và 16 xã; vùng hữu sơng Bưởi có 9 xã.
3.1.1.4. Khí hậu, thuỷ văn
Thạch Thành nằm trong tiểu vùng khí hậu trung du phía Bắc tỉnh Thanh Hố có
các đặc trưng chủ yếu sau (Theo số liệu của trung tâm khí tượng thuỷ văn Thanh
Hố):
- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình năm từ 8.1000C – 8.500 0C. Biên độ năm
từ 10 – 120C. Biên độ ngày từ 7 - 90C. Mùa đông nhiệt độ tương đối thấp, nhiệt độ
trung bình tháng 1 là 15,50C - 16,50C, có nơi xuống dưới 150C. Mùa hè nhiệt độ
không cao lắm. Nhiệt độ trung bình tháng 7 (tháng nóng nhất) là 270C - 280C.

- Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.600mm – 1.900mm, vụ mùa chiếm
khoảng 86% - 89%. Tháng 8 và tháng 9 có lượng mưa lớn nhất (khoảng 300mm).
Tháng 1, tháng 2 có lượng mưa thấp nhất (10mm - 12mm).
Thiên tai chủ yếu là mưa to, lũ quét, lốc xoáy, rét đậm và sương muối.

15


* Thủy văn và nguồn nước:
Thạch Thành nằm trong tiểu vùng thủy văn sơng Bưởi có các đặc trưng chủ yếu
sau:
- Thời gian lũ từ tháng 7 - 10, hai tháng có dịng chảy lớn là tháng 8, 9.
- Mơ đun dịng chảy năm:

20 - 25 l/s/ km2.

- Mơ đun dịng chảy kiệt tháng:

2,0 - 3,0 l/s/ km2.

- Mơ đun dòng chảy kiệt tháng:

20 - 25 l/s/ km2.

- Tổng lượng dòng chảy năm:

613 x 106 m3

- Tổng lượng dòng chảy mùa cạn: 88,3 x 106 m3
Các sông suối trên địa bàn huyện thường ngắn, dốc, lịng sơng hẹp và quanh co

uốn khúc, mùa mưa lượng nước dâng nhanh cùng lúc đổ về sơng Bưởi nên thường
tạo lũ qt.
Nguồn nước có các hồ đập lớn như hồ Bỉnh Công (xã Thành Minh), đập Đồng
Ngư (xã Thành An), đập Tây Trác (xã Thành Long), hồ Đồng Sung (xã Thành
Kim),....
Nguồn nước ngầm ít, chỉ ở mức 0,02 l/s - 2,01 l/s, về mùa khô mực nước ngầm
xuống thấp nên đất đai thường khô hạn.
Do đó, vấn đề mang tính chiến lược lâu dài là phải sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên nước.

3.2. Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội
3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động
Tổng cộng có 20 xã, 01 thị trấn có dân cư sống xung quanh và trong rừng do
Ban QLRPH Thạch Thành quản lý với tổng số hộ là 26.683 hộ.
Sản xuất của dân cư chủ yếu là nơng nghiệp và chăn ni, nhiều xã đã có thu
nhập khá cao nhờ canh tác nông nghiệp thâm canh theo hướng công nghệ cao ( Xã
Thành Vân), tuy nhiên cũng có một số xã trình độ canh tác cịn thấp, phụ thuộc vào
đất rừng như xã Lương Trung, Lương Ngoai, Ái Thượng, Điền Thượng huyện Bá
Thước, xã Thạch Lập huyện Ngọc Lặc, xã Cẩm Quý huyện Cẩm Thủy. Các xã và
cụm dân cư này có đời sống cịn phụ thuộc cao vào rừng như lấy đất canh tác, gỗ làm
chuồng trại, nhà cửa, củi đốt và lâm sản ngoài gỗ, săn bẫy bắt động vật.

16


Hạ tầng ở trong vùng khá phát triển, hầu hết đều có đường trải nhựa hoặc bê
tơng đến vùng dân cư, có điện lưới; hầu hết nước sinh hoạt, tưới tiêu.
Dân số, dân tộc, lao động
3.2.1.1.Dân số
Tổng số dân trong vùng là 117.529 người/26.683 hộ, bình quân 4,4 người/hộ;

mật độ bình quân 222 người/ km2.
Bảng 3.1 Tổng hợp dân số
Nhân khẩu
Đơn vị
hành
chính

Số hộ

1

Vĩnh
Thịnh

2

Lao động

Mật độ
dân số
(người
/km2)

Tổng

Kinh

DTT
S
Bản

địa

1.980

9.703

485

9.217

6.404

3.138

3.266

509,13

Thành
Long

1.479

6 303

323

5.980

4.223


2.090

2.133

271,63

3

Ngọc
Trạo

1.023

3 843

1.845

1.998

2.575

1.275

1.300

274,46

4


Thành
An

795

3 033

446

2.587

2.032

1.006

1.026

299,89

5

Thành
Tâm

1.637

5 942

2.947


2.995

3.981

1.971

2.010

308,55

6

Thành
Vân

1.702

6 033

3.680

2.353

4.042

2.001

2.041

179,50


7


Long

2.588

10.352

518

9.835

6.832

3.348

3.485

251,48

8

Thành
Tân

1.761

7 230


2.964

4.266

4.844

2.398

2.446

341,29

9

Thành
Yên

848

3 072

64

3.008

2.058

1.019


1.039

72,67

10

Thành
Mỹ

1.265

5 164

683

4.481

3.460

1.713

1.747

284,76

11

TT
Kim
Tân


1.137

4 516

3.942

574

3.026

1.498

1.528

10.136,9
2

12

Thạch
Lập

1.348

6.738

270

6.468


4.447

2.179

2.268

158,51

TT

17

Tổng

Nam

Nữ


Nhân khẩu
TT

Đơn vị
hành
chính

Số hộ

13


Đền
Thượn
g

14

Lao động

Mật độ
dân số
(người
/km2)

Tổng

Kinh

DTT
S
Bản
địa

718

3.588

144

3.444


2.368

1.160

1.208

99,67

Hạ
Trung

691

3.456

138

3.318

2.281

1.118

1.163

108,98

15


Ái
Thượn
g

1.027

5.136

205

4.931

3.390

1.661

1.729

221,74

16

Lương
Ngoại

742

3.708

148


3.560

2.447

1.199

1.248

145,41

17

Cẩm
Giang

1.004

5.018

201

4.817

3.312

1.623

1.689


322,42

18

Cẩm
Quý

1.687

8.437

337

8.100

5.568

2.729

2.840

217,29

19

Lương
Trung

1.064


5.322

213

5.109

3.513

1.721

1.791

139,29

20

Cẩm
Ngọc

1.600

8.002

320

7.682

5.281

2.588


2.693

353,52

21

Cẩm
Lương

587

2.934

117

2.817

1.936

949

988

225,90

Tổng

Nam


Nữ

26.68 117.52 19.99 97.53
78.02 38.38 39.63
14.923
3
9
0
9
1
3
8
Số liệu từ bảng trên cho thấy, mật độ dân số của các xã trong vùng còn tương

Cộng

đối thưa đặc biệt là các xã Thạch Lập huyện Ngọc Lặc, Lương Ngoại, Lương Trung,
Đền Thượng huyện Bá Thước, xã Thành Yên huyện Thạch Thành. Diện tích rừng
và đất lâm nghiệp do Ban QLRPH Thạch Thành quản lý gần với các khu dân cư nên
nguy cơ xâm canh vào đất lâm nghiệp và khai thác lâm sản phụ vẫn còn.
Mật độ phân bố dân cư không đồng đều tại các xã đã ảnh hưởng không nhỏ
đến nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động quản lý rừng bền vững của Ban QL.
3.2.1.2.Dân tộc
Dân tộc thiểu số bản địa chiếm là 97.539 người chiếm 82,5 % dân số trong
vùng, dân tộc Kinh là 19.990 người chiếm tỷ lệ thấp 17,5 %.
Đặc điểm chính về sản xuất, của người dân tộc thiểu số bản địa:

18



×