Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Khảo sát đánh giá mức tiêu hao nguyên liệu sản phẩm ghế ăn DX6 tại công ty cổ phần sản xuất đồ gỗ nội thất my house (khóa luận công nghiệp gỗ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN CÔNG NGHIỆP GỖ VÀ NỘI THẤT
--------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ MỨC TIÊU HAO NGUYÊN LIỆU
SẢN PHẨM GHẾ ĂN DX6 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN
XUẤT ĐỒ GỖ NỘI THẤT MY House
Ngành

: Chế biến Lâm sản

Mã số

: 7549001

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Yên
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Duy Hải

Lớp

: K61 - CBLS

Khóa học

: 2016 - 2020

Hà Nộ i - 2020



LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp em xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành
đến Thầy, Cô giáo trong Viện Công Nghiệp Gỗ Và Nội Thất đã tận tình truyền đạt
kiến thức trong suốt những năm em học tập tại trường. Những kiến thức tiếp thu trong
quá trình học không chỉ là nền tảng trong quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là
hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn ThS Nguyễn Thị Yên đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn em trong xuốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn đến công ty cổ phần sản xuất đồ gỗ nội thất My House đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình em thực tập tại công ty.
Trong quá trình thực tập cũng như làm báo cáo, do kiến thức còn hạn chế khó
tránh khỏi những sai sót rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy cô và các bạn để
giúp bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chúc các thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng….năm 2020
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Duy Hải

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ v

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................... 2
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 2
1.1.1. Lịch sử phát triển của ngành sản xuất đồ gỗ Việt Nam ........................................ 2
1.1.2. Sơ lược về dây chuyền công nghệ sản xuất ........................................................... 3
1.2. Mục tiêu, phạm vi, nội dung, phương pháp nghiên cứu ........................................... 4
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 4
1.2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 5
1.2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 5
1.2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5
1.2.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................... 5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................... 6
2.1. Khái quát chung về sản phẩm mộc và nguyên liệu sản xuất đồ mộc ....................... 6
2.2. Cơ sở lý thuyết về đồ mộc ........................................................................................ 6
2.3. Nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc............................................................................. 7
2.4. Yêu cầu chung đối với một sản phẩm mộc .............................................................. 9
2.4.1. Yêu cầu về thẩm mỹ .............................................................................................. 9
2.4.2. Yêu cầu sử dụng .................................................................................................... 9
2.5. Liên kết trong sản phẩm mộc ................................................................................... 9
2.6. Khái niệm về tiêu hao nguyên liệu trong sản xuất đồ mộc .................................... 12
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 14
3.1. Tổng quan về Công ty ............................................................................................ 14
3.1.1. Thông tin chung về Công ty ................................................................................ 14
ii


3.1.2 Nguyên liệu sản xuất ............................................................................................ 14
3.1.3. Tìm hiểu máy móc thiết bị và sơ đờ bớ trí mặt bằng xưởng sản xuất ................. 15
3.2. Khảo sát một số loại ghế hiện nay .......................................................................... 24
3.2.1 Ghế mang phong cách hiện đại ............................................................................ 24

3.2.2 Ghế mang phong thái cổ điển ............................................................................... 25
3.2.3 Ghế mang phong cách tân cổ điển ........................................................................ 25
3.3. Tổng quan về sản phẩm ghế ăn DX6...................................................................... 26
3.3.1. Nguyên liệu cho sản phẩm .................................................................................. 26
3.3.2. Khảo sát sản phẩm ............................................................................................... 26
3.2.3. Khảo sát lượng tiêu hao nguyên liệu sản phẩm ghế ăn DX6 .............................. 29
3.2.4. Lượng tiêu hao nguyên liệu của các chi tiết qua các công đoạn ......................... 30
3.3. Nguyên nhân ........................................................................................................... 37
3.3.1. Nguyên liệu.......................................................................................................... 37
3.3.2. Gia công ............................................................................................................... 38
3.3.3. Máy móc thiết bị .................................................................................................. 39
3.3.4. Con người ............................................................................................................ 39
3.3.5. Mức độ phức tạp của chi tiết và yêu cầu khách hàng .......................................... 39
3.4. Biện pháp ................................................................................................................ 39
3.4.1. Nguyên liệu.......................................................................................................... 39
3.4.2. Gia công ............................................................................................................... 40
3.4.3. Máy móc thiết bị .................................................................................................. 40
3.4.4. Con người ............................................................................................................ 41
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 44

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Bóc tách kích thước chi tiết sản phẩm ghế ăn DX6 ......................................... 27
Bảng 2. Quá trình gia công ghế ăn trên các khâu công nghệ ........................................ 28
Bảng 3. Lượng tiêu hao nguyên liệu của chi tiết chân trước trái .................................. 31
Bảng 4. Lượng tiêu hao nguyên liệu của chi tiết chân trước phải ................................. 31
Bảng 5. Lượng tiêu hao nguyên liệu của chi tiết chân sau trái ..................................... 31

Bảng 6. Lượng tiêu hao nguyên liệu của chi tiết chân sau phải .................................... 32
Bảng 7. Lượng tiêu hao nguyên liệu của chi tiết nan tựa trên ....................................... 32
Bảng 8. Lượng tiêu hao nguyên liệu của chi tiết nan tựa dưới ..................................... 32
Bảng 9. Lượng tiêu hao nguyên liệu của chi tiết giằng trên trước ................................ 33
Bảng 10. Lượng tiêu hao nguyên liệu của chi tiết giằng trên sau ................................. 33
Bảng 11. Lượng tiêu hao nguyên liệu của chi tiết giằng trên trái ................................. 34
Bảng 12. Lượng tiêu hao nguyên liệu của chi tiết giằng trên phải ................................ 34
Bảng 13. Lượng tiêu hao nguyên liệu của chi tiết giằng dưới trái ................................ 34
Bảng 14. Lượng tiêu hao nguyên liệu của chi tiết giằng dưới phải .............................. 35
Bảng 15. Lượng tiêuhao nguyên liệu của chi tiết giằng dưới giữa ............................... 35
Bảng 16. Lượng tiêu hao nguyên liệu của chi tiết mặt ngồi.......................................... 36
Bảng 17. Tổng lượng tiêu hao các chi tiết ..................................................................... 37

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Hình ảnh máy cưa đĩa ....................................................................................... 15
Hình 2. Hình ảnh máy bào thẩm .................................................................................... 16
Hình 3. Hình ảnh máy bào cuốn .................................................................................... 17
Hình 4. Hình ảnh máy cưa bàn trượt ............................................................................. 18
Hình 5. Hình ảnh máy chà nhám ................................................................................... 19
Hình 6. Hình ảnh máy cưa vòng .................................................................................... 20
Hình 7. Hình ảnh máy tạo mộng vuông ........................................................................ 21
Hình 8. Hình ảnh ghế ăn mang phong cách hiện đại ..................................................... 24
Hình 9. Hình ảnh ghế mang phong thái cổ điển ............................................................ 25
Hình 10. Hình ảnh ghế mang phong cách tân cổ điển ................................................... 25
Hình 11. Hình ảnh phối cảnh sản phẩm ........................................................................ 26
Hình 12. Hình ảnh bóc tách sản phẩm ........................................................................... 27


v


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đã từ lâu đời, gỗ là một trong những vật liệu được con người biết đến và sử dụng
vào nhiều mục đích: làm chất đớt, đóng tàu thùn, dùng trong xây dựng, nội thất.... và
cho đến ngày nay gỗ vẫn là một trong những loại vật liệu được lựa chọn hàng đầu. Gỗ là
loại vật liệu có đặc tính ưu việt hơn các loại vật liệu khác như có màu sắc tự nhiên, vân
thớ đẹp, dễ gia công chế biến, đồng thời tạo cảm giác sang trọng ấm cúng gần gũi với
thiên nhiên. Vì lợi thế đó các sản phẩm làm bằng gỗ tự nhiên đang chiếm ưu thế trên thị
trường so với các loại vật liệu khác.
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là nhu cầu của con người cũng không
ngừng tăng theo, trong đó nhu cầu làm đẹp ở nơi làm việc, nghỉ ngơi theo phong cách phù
hợp với sợ thích và thị hiếu của mỗi người là nhu cầu không thể thiếu và góp phần quan
trọng trong đời sống, trái với nhu cầu ngày càng tăng thì nguồn nguyên liệu đang ngày
càng cạn kiệt. Hiện nay nước ta đang phải nhập khẩu hơn 80% nguyên liệu từ nước ngoài
với giá thành khá cao, chính vì thế áp lực lên ng̀n ngun liệu ngày càng tăng. Trong
quá trình sản xuất hiện nay việc thực hiện quy trình sản suất vẫn còn nhiều bất cập tạo ra
tỷ lệ hao hụt nguyên liệu cao qua các cơng đoạn gia cơng, dây trùn cơng nghệ bớ chí
còn có chỡ chưa hợp lý gây ra lãng phí nhiều về nguyên liệu, công sức của người lao
động. Điều này đã làm giảm năng suất làm việc của nhà máy dẫn đến hiệu quả kinh tế
kém. Chính vì lẽ đó cần có những biện pháp cần thiết để tiết kiệm nguồn nguyên liệu và
tối ưu hóa những khâu công nghệ để hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận.
Để đạt được mức chuẩn hóa lượng tiêu hao nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm
mộc, đi đến định mức chung cho sản xuất là một vấn đề mà hầu hết các công ty hiện nay
chưa có một hướng giải quyết rõ rệt. Mức tiêu hao được xây dựng dựa trên dây truyền sản
xuất sản phẩm trên từng công đoạn, chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố: khuyết tật tự nhiên
của gỗ, tay nghề công nhân, lượng dư gia công và máy móc thiết bị trong dây truyền sản
xuất. Vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân làm cho mức tiêu hao nguyên liệu tăng cao và
biện pháp khắc phục trong sản xuất là giải pháp tối ưu.

Từ những lý do trên, em tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp “Khảo sát
đánh giá mức tiêu hao nguyên liệu sản phẩm ghế ăn DX6 tại công ty cổ phần sản
xuất đồ gỗ nội thất My House" nhằm theo dõi mức tiêu hao nguyên liệu cho sản phẩm
ghế ăn DX6 từ đó tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiêu hao nguyên liệu chính
trong thực tế sản xuất của nhà máy và xác định lượng tiêu hao trên từng công đoạn, giúp
nhà máy giảm thiểu tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu,tăng hiệu suất trong sản xuất. Từ đó đề
xuất các biện pháp khắc phục phù hợp với tình hình sản xuất của nhà máy.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Lịch sử phát triển của ngành sản xuất đồ gỗ Việt Nam
Nghề sản xuất và chế biến đồ gỗ đã hình thành tồn tại và phát triển lâu đời ở
nước ta. Đây là ngành có truyền thống đã hàng trăm năm gắn với nhiều tên làng nghề,
phổ biến được biểu hiện qua nhiều sản phẩm tinh xảo và hoàn mỹ. Quá trình phát triển
của các sản phẩm đồ gỗ gắn với những thăm trầm lịch sử của xã hội Việt Nam. Những
kỹ năng kinh nghiệm được đúc rút , lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác làm cho
ngành nghề ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Do vậy, nó đã phát triển và đúc kết
những tinh hoa truyền thống của dân tộc.
Từ thế kỷ XI dưới thời nhà Lý việc xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ cùng với những
mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác đã được thực hiện. Qua các thế kỷ các phường thợ,
làng nghề đã trải qua nhiều bước thăng trầm, một số làng nghề bị suy vong nhưng bên
cạnh đó cũng có một số làng nghề mới được xuất hiện và phát triển. Hiện nay, chúng
ta có khoảng hàng trăm làng nghề làm đồ gỗ trên mọi miền Tổ Quốc. Những làng nghề
như: Hữu Bằng , Canh Nậu, Chàng Sơn, Trực Ninh, Vân Hà (Đông Anh, Hà Nội),..đã
từ lâu trở nên quen tḥc với những người dân các tỉnh phía Bắc. Còn ở phía Nam các
làng nghề mợc nởi tiếng tḥc về các tỉnh Thừa Thiên- Huế, Quảng Ngãi( Kim Bồng ),
Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Đồng Nai,…

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam giai đoạn từ năm
1990 là khối các nước Đông Âu, Liên Xô theo những thỏa thuận song phương. Sau
1990, thị trường này suy giảm bởi những biến đợng về chính trị. Từ năm 2001 thị
trường xuất khẩu chính là EU, Mỹ, Nhật Bản, Nga và nhiều nước ASEAN.
Sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tở chức Thương mại
Thế Giới (WTO), công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam càng thu hút sự quan tâm của
các nhà đầu tư nước ngoài, còn các nhà đầu tư trong nước thì mạnh dạn mở rộng sản
xuất với quy mô lớn, nên hoạt động đầu tư trong lĩnh vực sản xuất và chế biến gỗ xuất
khẩu đang tăng rất mạnh. Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến gỗ ở nước ta có khoảng
2.000 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 300 doanh nghiệp đang sản xuất hàng xuất
khẩu. Cả nước ta có 3 cụm công nghiệp chế biến gỗ là: Thành phớ Hờ Chí Minh –
Bình Dương, Bình Định – Tây Nguyên, Hà Nội – Bắc Ninh. Riêng ở Bình Dương có
2


371 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ, trong đó có 176 doanh nghiệp
trong nước và 195 doanh nghiệp có vốn FDI.
( Nguồn: Đề án tổng quan về ngành gỗ Việt Nam)
1.1.2. Sơ lược về dây chuyền công nghệ sản xuất
Dây chuyền sản xuất là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định
đến sự thành bại của sản phẩm. Nó không những là quá trình trực tiếp tạo ra sản phẩm
mà còn là hệ thống cho những công đoạn khác mà nhà sản xuất đưa ra để tới ưu hóa
lợi ích phù hợp với mình, mang lại hiệu quả cao nhất và lợi nhuận tối ưu nhất. Dây
chuyền sản xuất bao gồm tất cả các máy móc, thiết bị tham gia vào quá trình sản xuất,
bên cạnh đó là lưu đồ gia công cùng với phương pháp gia công từ khâu nguyên liệu
cho tới khâu cuối cùng là hoàn thiện sản phẩm.
Nếu xét về phương diện tính ởn định sản x́t trên dây chùn, có thể chia ra
làm hai loại như sau:
- Dây chuyền cố định: Đây là loại dây chuyền chỉ sản xuất một loại sản phẩm
nhất định, quá trình công nghệ không thay đổi trong một khoảng thời gian dài, khối

lượng sản phẩm lớn. Trên dây chuyền cố định, các nơi làm việc hoàn toàn chỉ thực
hiện một bước công việc nhất định của quá trình cơng nghệ. Loại dây chùn này thích
hợp với số lượng sản xuất sản phẩm lớn.
- Dây chuyền thay đổi: Là loại dây chuyền không chỉ tạo ra một loại sản phẩm mà
nó còn có khả năng điều chỉnh ít nhiều để sản x́t ra mợt sớ loại sản phẩm gần tương tự
nhau. Các sản phẩm sẽ được thay nhau chế biến theo từng loạt, giữa các loạt như vậy dây
chuyền có thể tạm dừng sản xuất để thực hiện các điều chỉnh thích hợp. Loại hình sản
xuất hàng loạt lớn và vừa có thể áp dụng được dây chuyền này.
Các dây chuyền còn khác nhau ở trình độ liên tục trong quá trình hoạt động của nó:
Dây chuyền sản xuất liên tục: Là loại dây chuền mà trong đó các đối tượng
được vận chuyển từng cái một, một cách liên tục từ nơi làm việc này sang nơi làm việc
khác, không có thời gian ngừng lại chờ đợi. Trong loại dây chuyền này đối tượng chỉ
tồn tại ở một trong hai trạng thái, hoặc là đang vận động hoặc là đang chế biến. Sự liên
tục có thể được duy trì bởi nhịp điệu bắt buộc hoặc nhịp điệu tự do. Với nhịp điệu bắt
buộc, thời gian chế biến trên các nơi làm việc phải bằng nhau hoặc lập thành quan hệ
bội số. Băng truyền sẽ duy trì nhịp điệu chung của dây chuyền với một tốc độ ổn định.
Dây chuyền nhịp điệu tự do áp dụng trong điều kiện mà thời gian các cơng việc vì mợt
lí do nào đó gặp khó khăn khi làm cho chúng bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số
3


một cách tuyệt đối, chỉ có thể gần xấp xỉ. Nhịp sản xuất sẽ phần nào do công nhân duy
trì và để cho dây chuyền hoạt động liên tục người ta chấp nhận có một số sản phẩm sở
dang dự trữ có tính chất bảo hiểm trên các nơi làm việc.
Dây chuyền gián đoạn: là loại dây chuyền mà đối tượng có thể được vận
chuyển theo từng loạt, và có thời gian tạm dừng bên mỗi nơi làm việc để chờ chế biến.
Dây chuyền gián đoạn chỉ có thể hoạt động với nhịp tự do. Các phương tiện vận
chuyển thường là những phương tiện khơng có tính cưỡng bức ( như băng lăn, mặt
trượt, mặt phẳng,..).
Dây chuyền còn phân chia với theo phạm vi áp dụng của nó. Như thế, sẽ bao

gồm dây chuyền bộ phận, dây chuyền phân xưởng, dây chuyền toàn xưởng. Hình thức
hoàn chỉnh nhất thì sẽ là dây chuyền tự động toàn xưởng. Trong đó, hệ thống máy móc
thiết bị sản xuất, các phương tiện vận chuyển kết hợp với nhau rất chặt chẽ, hoạt động
tự động nhờ một trung tâm điều khiển.
Trong ngành công nghệ chế biến gỗ, dây chuyền công nghệ sản xuất là một trong
những yếu tố quyết định đến sự thành công của quá trình sản xuất cũng như ảnh hưởng
trực tiếp đến năng xuất làm việc. Chính vì thế, mà từ khi tạo lập dây chuyền công nghệ
cho tới áp dụng vận hành cần phải có mợt sự tính toán chắc chắn, hạn chế những sai xót
cũng như sai lầm trong dây chuyền các bước công nghệ, tránh để đưa và sản xuất gặp
những lúng túng trong vận hành và sửa chữa những sai lầm đó. Mặt khác, từng người chịu
trách nhiệm trong hệ thống phải nắm rõ công việc, trách nhiệm của mình để khi bước vào
hoạt động gặp những hiệu quả
tối ưu nhất, tiết kiệm thời gian đồng thời tăng năng suất cho công ty. Ngoài ra các yếu tố
quan trọng khác đóng vai trự tiếp trong dây chuyền công nghệ đó là những công nhân trực
tiếp sản xuất, cần đào tạo bài bản cũng như đôn đốc quản lý để họ luôn hoành thành tốt
trách nhiệm của mình.
( Nguồn: “Dây chuyền sản xuất – Wikpedia”)
1.2. Mục tiêu, phạm vi, nội dung, phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá lượng tiêu hao nguyên liệu cho sản phẩm ghế ăn DX6 tại công ty cổ
phần nội thất My House
Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ tiêu hao trong sản xuất, nâng cao
hiệu quả sử dụng nguyên liệu.
4


1.2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lượng tiêu hao nguyên liệu sản phẩm ghế ăn DX6 tại
công ty cổ phần nội thất My House
Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của khóa luận chỉ khảo sát, đánh giá lượng

tiêu hao nguyên liệu gỗ cho sản xuất sản phẩm các công đoạn gia công sau khi nguyên liệu
đã được sấy về đợ ẩm sử dụng, khơng tính toán đến lượng tiêu hao nguyên liệu gỗ do khâu
sấy và lượng tiêu hao nguyên liệu gỗ do khuyết tật nguyên liệu gây nên.
1.2.3. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát công đoạn trong sản xuất sản phẩm ghế ăn DX6 tại cơng ty cở phần
sản x́t đờ gỡ My House
Tính toán tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu cho từng khâu công nghệ và trên cả quy trình.
Tìm hiểu nguyên nhân gây hao hụt nguyên liệu qua từng công đoạn.
Đề xuất giải pháp công nghệ hợp lý nhằm nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ, giảm
phế phẩm và góp phần hạ giá thành sản phẩm.
1.2.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lí thuyết: Nghiên cứu theo lí thuyết, sử dụng các tài liệu liên quan.
Phương pháp khảo sát thực tế: bằng cách ghi lại số liệu thực tế của đầu vào và
đầu ra sản phẩm để tính toán tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu thực tế.
Phỏng vấn chuyên gia: Thu thập thông tin từ các cán bộ quản lý, công nhân
trong Công ty về các vấn đề cần tham khảo, khảo sát.
1.2.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Hiện nay với nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ trong nước và xuất khẩu tăng mạnh làm cho
rừng tự nhiên nước ta bị cạn kiệt. Để có nguồn nguyên liệu cung cấp cho hoạt động sản
xuất thì hầu hết nguyên liệu được khai thác từ rừng trồng và nhập khẩu từ nước ngoài.
Vấn đề khan hiếm nguyên liệu cộng với giá thành gỗ được đẩy lên cao vẫn đang diễn
ra và gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ. Trong bối cảnh đó thì bài
toán sử dụng, quản lý nguyên liệu gỗ trong sản xuất sao cho hiệu quả được đặt ra.
Tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu là yếu tố quan tâm hàng đầu trong sản xuất, tỷ lệ tiêu
hao cao đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế thấp và ngược lại, đồng thời tỷ lệ tiêu hao
phản ánh được chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, phương pháp gia công và trình
đợ quản lý của nhà máy.

5



Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái quát chung về sản phẩm mộc và nguyên liệu sản xuất đồ mộc
Sản phẩm mộc là các đồ vật làm từ gỗ hoặc các vật liệu từ gỗ như: ván sợi, ván
dăm, ván dán… được chế tạo phục vụ nhu cầu đời sống con người. Đồ mộc hay sản
phẩm mộc cũng được gọi là đồ dùng gia đình hay dụng cụ trong gia đình. Sản phẩm
mộc là những vật dụng không thể thiếu đối với con người. Từ xa xưa đến nay con
người đã biết tận dụng gỗ để làm các công cụ lao động hay vật dụng phục vụ cho cuộc
sống hằng ngày. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại nhu cầu đời sống
cao hơn các sản phẩm mộc cũng từ đó lần lượt ra đời nhiều hơn. Đa dạng, phong phú
cho con người thoải mái lựa chọn phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Để có được những
mẫu sản phẩm mộc đẹp đòi hỏi phải có bàn tay khéo léo, tận tụy của người thiết kế.
Thiết kế sản phẩm mộc cũng là một trong những bước quan trọng vì ở đó nó nói hết
lên được toàn bộ quá trình, tâm huyết, ý tưởng sáng tạo của người thiết kế. Và thông
qua đó nó lột tả được hết mục đích, nhu cầu tiêu dùng, tâm lí của con người.
Nguyên liệu cho sản phẩm mộc có thể là gỗ, có thể là từ tre, nứa, song, mây…
Tuy nhiên, theo quan điểm thiết kế hiện đại thì sản phẩm mộc hay đồ mộc là những vật
dụng có thể được cố định hay sử dụng di động trong nội thất. Cùng với quan điểm này
thì đồ mộc không nhất thiết phải là các sản phẩm từ gỗ hay các loại sản phẩm làm
ngoài gỗ. Ngoài ra còn có thể là sự kết hợp hài hòa giữa các vật liệu từ gỗ với các
nguyên liệu khác như: sắt, inox, gương… cũng có thể cấu thành một sản phẩm mộc.
2.2. Cơ sở lý thuyết về đồ mộc
Đồ mộc hay còn được gọi sản phẩm mộc là để phục vụ cho con người, vận
dụng những thành quả của khoa học kỹ thuật hiện đại, những phương pháp tạo hình
đẹp để sáng tạo ra các sản phẩm đặc thù nhằm phục vụ cho nhu cầu của đời sống, công
việc của con người cũng như những hoạt đợng của xã hợi, đó cũng chính là nhiệm vụ
đặt ra cho các nhà thiết thế đồ mộc. Sản phẩm mộc sẽ kết hợp với không gian nội thất
và những vật dụng khác tạo tạo thành một môi trường nội thất phục vụ cho cuộc sống
của con người. Từ khái niệm rợng mà nói, mục đích của thiết kế đồ mộc là nhằm điều
hòa những tương hỗ mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với

môi trường và giữa con người với xã hội, nhưng trọng tâm thì sản phẩm mộc là để
phục vụ con người. Xét về các yếu tố con người, nó cũng có hai tḥc tính quan trọng,
6


nếu xét con người thuộc về sinh vật thì yêu cầu về đồ mộc là làm thỏa mãn được
những nhu cầu về sinh lý và những nhu cầu về phương thức làm việc và phương thức
sống không ngừng phát triển, còn nếu xét con người thuộc về xã hội thì đối với phẩm
mộc và những yêu cầu về môi trường do đờ mợc tạo thành chính là tính năng về thẩm
mỹ, tính năng về tượng trưng,… Ngoài ra, đờ mợc cũng chính là sản phẩm cơng
nghiệp, mợt thương phẩm nên nó bắt ḅc phải thích ứng với những u cầu của thị
trường, phải tuân theo quy luật của thị trường.
Từ gốc độ phát triển của nền công nghiệp sản xuất đờ mợc, đờ mợc hiện đại có
được tính đa dạng về nguyên vật liệu, tính mới mẻ trong tạo hình, tính đơn giản trong
kết cấu, tính phong phú về sản phẩm, tính tiện lợi trong gia cơng, tính tiết kiệm đới với
ngun liệu, tính dễ dàng trong tháo lắp, nó cũng có được xu hướng phát triển về tính
thực dụng, tính đa dạng về chức năng, tính bảo vệ cho sức khỏe của con người,… Do
vậy, thiết kế đồ mộc một cách hợp lý, trên nguyên tắc phải đảm bảo được hai yêu cầu
đó là tính sử dụng và tính sản xuất. Trong sử dụng, sản phẩm mộc phải có được tính
thực dụng, dễ chịu, thuận tiện, an toàn, ngoại hình đẹp, kết cấu ổn định, giá thành hợp
lý. Còn với sản xuất thì sản phẩm mộc phải có được tính cơng nghệ tớt, hiệu quả sản
x́t cao, chỉ tiêu kinh thế hợp lý, để cho các mặt về chất lượng, tính năng, chủng loại,
quy cách,… của sản phẩm mợc có được đợ tin cậy trong sử dụng, tính tiên tiến về kỹ
thuật, tính khả thi trong sản xuất, tính hợp lý về kinh tế.
Sản phẩm mộc cũng như tương tự các sản phẩm công nghiệp thông thường
khác đó là đáp ứng được yêu cầu về công năng, vật liệu, cấu tạo, nghệ thuật, màu sắc,
xử lý bề mặt, hình thức bao bì, công nghệ giá thành,… của sản phẩm để từ gốc độ xã
hội, kinh tế, kỹ thuật, cũng như nghệ thuật tiến hành xử lý tổng hợp và thiết kế toàn
diện, nhằm thỏa mãn những yêu cầu về vật chất và tinh thần của con người.
Khả năng sáng tạo của con người thường được dựa trên cơ sở của năng lực tiếp

thu, năng lực hồi tưởng và năng lực lý giải, thông qua sự liên tưởng và quá trình tích
lũy kinh nghiệm, để có được sự tởng hợp và phán đoán. Mợt người thiết kế có tính
sáng tạo thì cần phải nắm được những lý thuyết cơ bản của khoa học thiết kế hiện đại
và những phương pháp thiết kế hiện đại, cần sử dụng nguyên tắc thiết kế có tính sáng
tạo để tiến hành tạo ra những mẫu mã, chủng loại sản phẩm mới và đa dạng hơn.
2.3. Nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc
7


Gỗ xẻ là loại sản phẩm có được thông qua gia công đối với gỗ tròn. Căn cứ theo
độ dày, gỗ xẻ được phân thành: ván mỏng (chỉ loại ván có độ dày nhỏ hơn 21mm), ván
trung bình (chỉ những loại ván xẻ có độ dày trong khoảng 25-35mm) và ván dày (chỉ
những loại ván có độ dày từ 40-60mm), chi tiết có thể tham khảo theo tiêu chuẩn
GB/T153-1995.1 và GB/T4817-1995. Gỗ xẻ phổ thông, được căn cứ vào chất lượng
của nó (tỷ lệ của các khuyết tật như mục mọt, phần cạnh vát, mắt,…) mà phân ra thành
cấp I, cấp II và cấp III.
Nếu căn cứ vào góc tạo thành giữa đường vòng năm với bề mặt ván, thì ván xẻ
lại được phân thành ván xuyên tâm và ván tiếp tún, ví dụ ván dùng để làm hợp cợng
hưởng của đàn thì bắt buộc phải là ván xuyên tâm; để ngăn chặn sự cong vênh của ván
sàn, đối với ván sàn bằng gỗ thực đầu tiên nên lựa chọn là ván xuyên tâm; nếu xét theo
góc độ chống ẩm, đối với những loại ván dùng để sản xuất tàu thuyền, thùng hộp gỗ,…
thì nên lựa chọn ván tiếp tuyến.
Ván xẻ xuyên tâm có được những đặc điểm như: cường đợ chịu ́n cao, đợ
biến hình nhỏ, thích hợp làm nguyên liệu trong sản xuất các loại kết cấu; ván xẻ tiếp
tuyến là loại ván có vân thớ đẹp, khả năng chống ẩm tốt, nhưng cường độ chịu uốn lại
thấp, rất dễ bị cong vênh, loại này thích hợp sử dụng để sản xuất những sản phẩm có
yêu cầu thẩm mỹ cao, cũng như đòi hỏi có khả năng chống ẩm, như thùng gỗ, hộp
gỗ,… Tóm lại, các loại sản phẩm đồ mộc có những công dụng khác nhau thì yêu cầu
đối với nguyên liệu sản xuất ra nó cũng khơng giớng nhau.
Gỗ tự nhiên có những đặc điểm sau:

- Gỗ là loại vật liệu có cường độ tương đối tốt, được sử dụng rộng rãi trong kiến trúc.
- Mặc dù gỗ khô tuyệt đối là vật thể không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhưng nó lại là
vật thể có khả năng truyền âm khá tốt. Tuỳ theo sự tăng lên của đợ ẩm, sẽ làm cho tính
năng dẫn điện của nó cũng tăng lên.
- Gỗ là vật liệu rất dễ gia công bằng cơ giới, có thể gia công bằng các biện pháp
như: mài, bào, tiện, cắt gọt,…; gỗ rất dễ cho việc liên kết, có thể sử dụng các hình thức
như: keo dán, đinh, bulông, chốt tròn, chi tiết kim loại khác,…để liên kết.
- Do gỗ có được màu sắc tự nhiên, vân thớ tương đối đẹp, đồng thời lại dễ dàng
cho trang sức, có thể làm cho con người cảm giác được mùa đông thì ấm áp, mùa hè
thì mát mẻ, và an toàn.
8


- Tuỳ theo sự biến đổi của nhiệt độ cũng như độ ẩm môi trường xung quanh, gỗ
sẽ phát sinh hiện tượng co rút hoặc dãn nở, khi nghiêm trọng sẽ làm cho gỗ bị biến
dạng, cong vênh hoặc nứt.
- Loài gỗ khác nhau, hoặc trên cùng một cây gỗ mà ở các vị trí khác nhau thì
những tính chất về lực học của gỗ cũng không giống nhau, khả năng biến dạng của gỗ
cũng khác nhau.
- Chiều rộng của ván xẻ bị hạn chế bởi đường kính của gỡ tròn, đồng thời cũng
bị ảnh hưởng bởi những khuyết tật tự nhiên của gỗ, như mấu mắt, nghiêng thớ,…
2.4. Yêu cầu chung đối với một sản phẩm mộc
2.4.1. Yêu cầu về thẩm mỹ
Sản phẩm mợc vừa mang tính sử dụng vừa mang tính trưng bày nên mang tính
yêu cầu thẩm mỹ cao cần có những yêu cầu thẩm mỹ sau:
Hình dáng hài hòa, các kích thước trong từng chi tiết bộ phận sảnr phẩm phải
cân xứng và theo tỉ lệ nhất định
Đường nét phải sắc sảo, vuông thành sát cạnh, uốn lượn mềm mại
Màu sắc đẹp phù hợp với mục đích sử dụng và thị hiếu người tiêu dùng
Vân thớ đẹp : tự nhiên và nhân tạo

Sản phẩm mộc có sự thích ứng với mơi trường về mặt diện tích
Phù hợp với thời đại, mang tính chất cở trùn dân tộc, yêu cầu sử dụng tốt,
thuận tiền trong quá trình vận chuyển và sử dụng
2.4.2 Yêu cầu sử dụng
Công dụng trực tiếp: Phù hợp với người về tâm lý, lứa tuổi, đúng chức năng,
đúng môi trường sử dụng
Độ bền: Đảm bảo điều kiện chịu đựng trong quá trình sử dụng, đảm bảo các
mối liên kết bền vững
Sản phẩm giữ nguyên được hình dáng: Không có hiện tượng co rút trong xuốt
quá trình sử dụng
2.5. Liên kết trong sản phẩm mộc
Thiết kế và lựa chọn kết cấu phù hợp với từng sản phẩm mộc là bộ phận quan
trọng, nó bao gồm kết cấu chi tiết, cụm chi tiết và kết cấu lắp ráp tổng thể. Kết cấu đồ
mộc giống như hệ thống xương của cơ thể người dùng để đỡ ngoại lực và khối lượng
9


của bản thân nó, và đem tải trọng từ trên xuống dưới truyền đến điểm đỡ và đến mặt
đất. Cho nên, kết cấu của sản phẩm mộc trực tiếp phục vụ u cầu của cơng năng của
chính bản thân nó, nhưng bản thân nó ở điều kiện vật liệu và kỹ thuật nhất định, cùng
với yêu cầu chắc chắn và bền cũng có phương thức kết cấu khác nhau của bản thân
chúng.
Việc sử dụng và lựa chọn kết cấu hợp lý có thể làm tăng cường độ của sản
phẩm, tiết kiệm ngun vật liệu, nâng cao tính cơng nghệ. Đờng thời kết cấu khác
nhau do đặc trưng kỹ thuật của bản thân nó có, thường thường có thể có được hoặc
tăng cường tính nghệ tḥt của tạo hình đờ mợc. Vì thế, kết cấu của sản phẩm ngoài
làm thỏa mãn yêu cầu công năng cơ bản của đồ gia dụng ra còn phải tìm kiếm được
kết cấu đơn giản, chắc chắn mà kinh tế và tạo sức biểu hện nghệ thuật khác nhau cho
đồ gia dụng. Vì thế, đồ mộc thành công phải là hoàn mĩ, thống nhất công năng, cảm
tính và kết cấu.

Một số liên kết cơ bản của sản phẩm mộc
Sản phẩm mộc là do rất nhiều các chi tiết được liên kết với nhau theo một
phương thức nhất định tạo thành. Chất lượng của toàn bộ sản phẩm mợc chịu ảnh
hưởng của chất lượng các vị trí liên kết cũng như phương thức liên kết. Các sản phẩm
mộc có kết cấu hoặc công dụng khác nhau thì yêu cầu phương thức liên kiết cũng khác
nhau. Một số liên kết cơ bản trong sản xuất đồ mộc như: Liên kết bằng mộng; liên kết
bằng keo; liên kết bằng đinh; liên kết bằng vít; liên kết bản lề.
 Liên kết mộng.
Mộng là hình thức cấu tạo có dạng xác định được gia công tạo thành ở đầu cuối
chi tiết theo hướng dọc thớ nhằm mục đích liên kết lỡ được gia công trên chi tiết khác
của kết cấu. Cấu tạo mộng có nhiều dạng song cơ bản vẫn bao gồm thân mộng và vai
mộng.
Thân mộng cắm chắc vào lỗ mộng, vai mộng giới hạn mức độ cắm sâu của
mộng đồng thời cũng có tác dụng chống chèn đập mộng và đỡ tải mợng.
 Liên kết vít.
Đinh vít dùng để liên kết các chi tiết của sản phẩm mộc, trong nhiều trường
hợp đinh vít đóng vai trò quan trọng trong liên kết các sản phẩm mộc. Tuy nhiên, liên

10


kết đinh vit gỗ thường không dùng với sản phẩm mộc có kết cấu liên kết tháo rời nhiều
lần, nếu không sẽ ảnh hưởng đến cường độ liên kết.
 Liên kết bản lề
Bản lề là cấu kiện đặc biệt có thể tháo, lắp nhiều lần. Trên thực tế có nhiều kiểu
bản lề khác nhau như:
Bản lề bật thẳng: khi lắp ráp cánh tủ sẽ che hết toàn bộ phần cạnh tủ, khoảng
cách từ thành tủ đến vít điều chỉnh là 15mm.
Bản lề bật cong vừa: khi lắp ráp cánh tủ sẽ che một nửa độ dày của cạnh tủ,
khoảng cách từ thành tủ đến vít điều chỉnh là 23mm.

Bản lề bật cong nhiều: khi lắp ráp cánh tủ lọt trong cạnh tủ, khoảng cách từ
thành tủ đến vít điều chỉnh là 30mm.
 Liên kết keo.
Keo là loại liên kết ngày nay được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất đồ nội thất.
Keo được dùng để liên kết các thanh gỗ lại với nhau, liên kết keo đảm bảo được sự ổn định
của kết cấu, nâng cao chất lượng và cải thiện ngoại quan của sản phẩm.
 Liên kết bulong
Liên kết bulong là một dạng tháo rời chịu lực lớn, liên kết này được sử dụng
trong các loại sản phẩm mộc phải vận chuyển xa.
- Gia công và lắp ráp
a. Gia công sơ bộ
- Tiến hành phân bổ vật tư và tính toán kích thước cụ thể.
- Xẻ theo kích thước, hong phơi – sấy đối với gỗ tự nhiên.
b. Gia công sản phẩm
- Dựa trên cơ sở bản vẽ chi tiết tiến hành cắt và pha phôi.
- Chọn vân gỗ, bề mặt gỗ để lữa chọn vào các vịt trí thích hợp.
c. Chuẩn bị lắp ráp sản phẩm
- Dựng sản phẩm theo bản vẽ chi tiết
- Người giám sát xưởng thực hiện kiểm tra 1 lần đối với sản phẩm (độ phẳng,
thẳng, kết cấu,…) trước khi chuyển qua bộ phận sơn phủ.
- Kĩ sư kiểm tra đối chiếu với bản vẽ chi tiết về đợ chính xác và chỉnh sửa nếu
cần thiết.
11


- Thống kê các vật tư, phụ kiện cần thiết cho sản phẩm đang sản xuất.
2.6. Khái niệm về tiêu hao nguyên liệu trong sản xuất đồ mộc
Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên liệu là một trong các yếu tớ cơ bản
của q trình sản x́t, là đới tƣ ợng chính tạo nên sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu
là yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất trong giá thành sản phẩm. Vì thế nguyên vật liệu

chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần làm tốt công tác kế toán nguyên vật liệu, quản lý
và sử dụng nguyên vật liệu một cách thiết thực và tiết kiệm.
Một sản phẩm mộc cần một lượng nguyên vật liệu nhất định để tạo nên kết cấu
theo yêu cầu của thiết kế. Dựa vào bản vẽ thiết kế, chúng ta có thể tính toán được
lượng gỡ cũng như vật liệu khác có trong sản phẩm.
Giả sử lượng gỗ có trong một sản phẩm thiết kế là Vt(m3). Nếu nói một cách gần
đúng thì lượng gỗ được kết chuyển vào trong sản phẩm sau khi đã được chế tạo chính
là lượng gỡ này. Lượng gỡ này cũng được gọi là lượng gỗ tinh chế. Lượng gỗ của sản
phẩm mộc được tính toán theo thể tích bao của từng chi tiết và chủ yếu dựa vào những
kích thước bao có thể dùng để tính toán mợt cách tḥn lợi.
Để tạo được một hay một số sản phẩm phải cần một lượng gỡ ngun liệu Vnl.
Lượng Vnl này được tính như sau: trước hết tính lượng gỡ phơi Vph.0 từ kích thước
tinh cộng thêm lượng dư gia công. Sau đó lấy lượng thể tích phơi này cợng thêm phần
trăm hao hụt do phế phẩm qua các khâu sơ chế và tinh chế,... ta được lượng thể tích
phơi cần có (Vph). Từ lượng phơi này ta tính được Vnl bằng cách chia cho tỷ lệ pha
phôi P. Tức là:
Vnl=Vph: P(m3)
Tỷ lệ pha phơi (P<1) là tỷ lệ giữa thể tích phơi thu được và thể tích của gỡ
ngun liệu đưa vào pha phôi.
Hệ số tiêu hao nguyên liệu (Hn>1) là tỷ số giữa lượng nguyên liệu đưa vào sản
xuất và lượng gỗ đã được kết chuyển vào sản phẩm khi dùng hết số nguyên liệu đó vào
sản phẩm.
Mức tiêu hao nguyên liệu là lượng nguyên liệu (m3 hay m2) định mức cho một
khối lượng tinh chế. Mức tiêu hao nguyên liệu dược tính theo cơng thức sau:
12


Mthnl =


𝑽 𝒕𝒉ô
𝑽 𝒕𝒊𝒏𝒉

Hệ số tiêu hao nguyên liệu định mức (Hđm) là hệ số tiêu hao hợp lý được xác
định để định mức về tiêu hao nguyên liệu trong sản xuất đồ mộc.
Hệ số tiêu hao nguyên liệu là cơ sở để dự tính ngun liệu có mợt kế hoạch sản
xuất cũng như dự toán giá thành.
Trên thực tế sản xuất, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiêu hao nguyên
liệu: như chất lượng nguyên liệu đầu vào, trình độ máy móc thiết bị, kỹ thuật gia công
chế biến sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy.
Về nguyên liệu: gỗ có rất nhiều khuyết tật tự nhiên: mắt gỗ, mục, mọt, cong
vênh, nứt… không chỉ làm giảm chất lượng sản phẩm mà còn làm lượng tiêu hao
nguyên liệu gỗ tăng lên trong quá trình sản xuất, mỗi loại khuyết tật gỗ nó làm giảm
đáng kể tỉ lệ lợi dụng gỗ.
Về máy móc, thiết bị: ảnh hưởng khơng hề nhỏ, nếu có đợ chính xác cao, công
cụ cắt gọt tốt thì sẽ thu được sản phẩm tốt đồng thời làm giảm khuyết tật gỗ.
Về kĩ thuật con người: trình độ tay nghề cũng rất quan trọng. Kĩ thuật tay nghề
công nhân cao thì sẽ cho chất lượng sản phẩm cao, năng suất lao động tăng lên, quá
trình sản xuất hao hụt nguyên liệu sẽ cải thiện,
Về quy trình công nghệ: quy trình công nghệ và phương pháp xẻ, quy trình
cơng nghệ khơng hợp lí, máy móc khơng hợp lí, khơng đảm bảo chất lượng dẫn đến
chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu.
Lượng tiêu hao nguyên liệu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất
đồ mộc. Bởi nó quyết định đến chất lượng, giá trị kinh tế và giá trị sử dụng của sản
phẩm. Vì thế, việc nghiên cứu lượng tiêu hao nguyên liệu mang ý nghĩa thực tiễn nhất
định.

13



CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về Công ty
3.1.1. Thông tin chung về Công ty
- Tên Công ty: Công ty cổ phần sản xuất đồ gỗ My House
- Trụ sở chính: Villa Mợc Lan 6-28 Vinhomes Green bay, Phường Mễ Trì,
Quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.
- Nhà máy 1: Thôn Đồn Chằm – Xã Tiến Xuân – Thạch Thất – Hà Nội
- Nhà máy 2: Chợ Lương - Đồng Văn - Hà Nam
- Công ty Cổ phần,chuyên hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực như sau:
+ Đồ gỗ nội thất – sản xuất, cung cấp và thi công lắp đặt.
+ Sofa, salon vải, nỉ, da – nhà sản xuất.
Công ty đã và đang là địa chỉ tin cậy, quen thuộc với nhiều khách hàng. Mọi
sản phẩm khi xuất xưởng đều được kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng và mẫu mã sản
phẩm.
Hiện nay, tại công ty với đội ngũ hơn 100 công nhân và kỹ sư thiết kế trẻ, đầy
sáng tạo và năng động, dày dặn kinh nghiệm Công ty luôn đáp ứng đa dạng về các mọi
mặt sản phẩm nội thất cho khách hàng.
3.1.2 Nguyên liệu sản xuất
Công ty hiện tại có một kho gỗ và bãi gỗ tương đối lớn với lượng gỗ dự trữ và
dùng để sản x́t
Ng̀n ngun liệu cung cấp chính cho nhà máy hiện nay chủ yếu là nguồn
nguyên liệu trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Nguồn nguyên liệu trong nước Công ty thu mua trực tiếp từ các đầu nậu/ nhà
buôn tại các địa phương Nghệ An, Quảng trị, Đắc Lắc, Kon Tum,… hoặc các đại lý
gần vùng của các doanh nghiệp.
Nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài do Công ty mua trực tiếp từ các nước như
Lào, Nga, Myanmar, Indonesia, Malaysia,…hoặc mua bằng hình thức thông qua các
doanh nghiệp vừa nhập khẩu gỗ để sản xuất và tiêu thụ. Nguyên liệu nhập về dạng gỗ
phách, chiều dày từ 20 – 200mm.


14


Hiện nay, các loại vật liệu thường được xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất thi công
gồm: gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp kết hợp với các loại vật liệu khác. Các loại gỗ tự
nhiên thường xưởng sử dụng bao gồm: Gỗ sồi, tần bì, xoan đào, lim, hương, trắc,…Gỗ
công nghiệp được nhập khẩu công nghệ cao bao gồm các loại: Veneer, MDF, Lamilate
kết hợp với các vật liệu inox, kính, đá, Alu,…
3.1.3. Tìm hiểu máy móc thiết bị và sơ đờ bố trí mặt bằng xưởng sản x́t
3.1.3.1 Máy móc thiết bị
Máy móc là ́u tớ hàng đầu trong việc quyết định đến năng suất của nhà máy
cũng như chất lượng của sản phẩm.
Dây chuyền máy móc thiết bị tại Công ty Cổ phần Thiết kế và thi công nội thất
My House được đầu tư tương đối hiện đại và đầy đủ, chủ yếu là của Đài Loan và Việt
Nam.
Dưới đây là một số máy móc thiết bị cần thiết phục vụ cho quy trình sản xuất
sản phẩm ghế ăn
(1) Máy cưa đĩa

Hình 1. Hình ảnh máy cưa đĩa

15


Số lượng :1
Thông số kỹ thuật
- Tốc độ quay trục chính: 3400r/min.
- Đợ dày gia cơng lớn nhất: 75mm.
- Góc nghiêng của lưỡi cưa: 0 – 450.
- Kích thước lưỡi cưa: Ø300 x Ø30 x 3.2mm

- Công suất mô tơ: 3 Kw
- Kích thước tởng thể:1680 x 1390 x 900mm.
- Trọng lượng máy: 440kg.
- Xuất xứ: Trung Quốc.
(2) Máy bào thẩm

Hình 2. Hình ảnh máy bào thẩm
Số lượng 1
-

Độ dày gia công lớn nhất Max: 300mm.

-

Độ sâu gia công lớn nhất: 5mm.

-

Tốc độ quay trục dao: 5000

-

Số lượng lưỡi dao: 3cái.

-

Đường kính cắt: 102 mm.

- Tởng chiều dài bàn làm việc: 1800mm.
- Cơng śt motor: 2.2 kw.

- Kích thước tởng thể: 1800 x 740 x 1050mm.
- Trọng lượng máy: 370kg
16


Mục đích : Đới với máy bào thẩm là máy được sử dụng ở khâu đầu tiên của quá
trình gia công thô. Sau khi lấy nguyên liệu là gỗ tự nhiên dạng thanh, ta sẽ dùng máy
bảo thẩm để gia công bề mặt làm phẳng bề mặt. Cũng là bước tiền đề cho các bước gia
công tiếp theo.
(3)Máy bào cuốn

Hình 3. Hình ảnh máy bào cuốn
Thông số kỹ thuật
- Bề rộng gia công lớn nhất: 630mm.
- Bề dày gia công lớn nhất: 200mm.
- Bề dày gia công nhỏ nhất: 8mm.
- Chiều dài gia công nhỏ nhất: 220mm.
- Tốc độ ăn phôi: 8 10 12m/phút.
- Tốc độ quay của trục: 4800 vòng/ phút.
- Sớ lượng lưỡi bào: 4 cái.
- Đường kính trục: 105mm.
- Motor: 7,5/380kW/V.
- Đường kính ớng hút bụi: 100mm.
17


- Kích thước tởng thể: 950 x 830 x 1280mm.
- Trọng lượng: 490kg.
Mục đích: Sau khi gia cơng bề mặt bằng máy bàn cuốn . Ta sẽ gia công bề mặt
thêm một lần nữa bằng máy bào thẩm để được một bề mặt gỗ nhẵn phẳng.

(4) Máy cưa bàn trượt

Hình 4. Hình ảnh máy cưa bàn trượt
-

Số lượng :3
Thông số kỹ thuật

-

Trượt bảng chiều dài :2800 m

-

Max chiều dài cắt: 2720m

-

Max chiều cao cắt ở 90: 80m

-

Max chiều cao 45 :70m

-

Cưa chính tớc dợ blade :4000/5000

-


Chính điểm tớc dợ :9000 vòng /Phút

-

Cưa chính đợng cơ : 5.5Kw
- Chính điểm dợng cơ: 0.75kw
- Trọng lượng tịnh :800 kg
- Khích thước Tởng thể :2900x2600x1000
Mục đích: Sau khi gia cơng bề mặt tiếp sau đó ta sự dụng máy cắt bàn trượt để

đưa về kích thước phơi theo u cầu .

18


(5) Máy chà nhám thùng

Hình 5. Hình ảnh máy chà nhám
Số lượng 1
Thông số kỹ thuật
Bề rộng gia công: 40-1030mm
– Chiều dày gia công: 3-100mm
– Chiều dài gia công: >450mm
– Tốc độ đai nhám số 1: 0-21m/s
– Tốc độ đai nhám sớ 2: 0-20m/s
– Tớc đợ đưa phơi: 6-30m/min
– Kích thước của đai nhám: 1030x2200mm,3350x1000mm
– Thể tích khí hút: 0,5m3
– Tởng cơng śt: 27,87Kw
– Áp śt khí: 0,6-0,8Mpa

– Kích thước máy: 1780x1800x2200mm
Mục đích : Tạo ra bề mặt nhẵn và mịn cho các chi tiết của sản phẩm trước khi chuyển
sang công đoạn tiếp theo là phun sơn.
(6) Máy cưa vòng

19


×