Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp vận tải việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.32 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ ÁNH MINH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG
KẾ TỐN QUẢN TRỊ MƠI TRƯỜNG TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP VẬN TẢI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ ÁNH MINH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG
KẾ TỐN QUẢN TRỊ MƠI TRƯỜNG TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP VẬN TẢI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế Toán
Hướng đào tạo: Hướng nghiên cứu
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ


TP. Hồ Chí Minh, Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQTMT
tại các doanh nghiệp vận tải Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS. Võ Văn Nhị.
Các dữ liệu và kết quả của bài nghiên cứu này được thu thập và trình bày một cách
trung thực. Các nội dung tham khảo và trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng.
TP.Hồ Chí Minh, 2020
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ ÁNH MINH






DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung

CPMT

Chi phí mơi trường

DN


Doanh nghiệp

HTTT

Hệ thống thơng tin

KT

Kế tốn

KTMT

Kế tốn mơi trường

KTQT

Kế tốn quản trị

KTQTMT

Kế tốn quản trị mơi trường

KTTC

Kế tốn tài chính

MT

Mơi trường



DANH MỤC CÁC BẢNG:
Bảng 1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQTMT: ......................... 13
Bảng 3.1 Thang đo sự nhận thức của nhà quản trị về lợi ích của KTQTMT: ....... 41
Bảng 3.2 Thang đo sự khó khăn khi vận dụng KTQTMT: .................................. 43
Bảng 3.3 Thang đo biến áp lực cưỡng chế: ......................................................... 44
Bảng 3.4 Thang đo biến áp lực quy chuẩn: ......................................................... 45
Bảng 3.5 Thang đo biến áp lực mô phỏng:.......................................................... 46
Bảng 3.6 Thang đo biến chiến lược môi trường: ................................................. 47
Bảng 3.7 Thang đo biến vận dụng KTQTMT: .................................................... 47
Bảng 4.1 Thang đo nháp sau khi thực hiện nghiên cứu định tính: ....................... 54
Bảng 4.2 Hệ số Cronbach’s Alpha của các biến: ................................................. 56
Bảng 4.3 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu: ......................................................... 57
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định lần 1 thang đo nhận thức của nhà quản trị về lợi ích của
KTQTMT: .......................................................................................................... 59
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định lần 2 thang đo nhận thức của nhà quản trị về lợi ích của
KTQTMT: .......................................................................................................... 60
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định thang đo sự khó khăn khi vận dụng KTQTMT: ...... 60
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định thang đo áp lực cưỡng chế: .................................... 61
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định thang đo áp lực quy chuẩn: .................................... 61
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định lần 1 thang đo áp lực mô phỏng: ............................ 62
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định lần 2 thang đo áp lực mô phỏng: .......................... 62
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định thang đo nhân tố chiến lược môi trường: .............. 63
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định thang đo nhân tố vận dụng KTQTMT: ................. 63
Bảng 4.13 Kết quả KMO và kiểm định Barlett sau khi chạy EFA cho biến độc lập:
65
Bảng 4.14 Kết qua ma trận xoay nhân tố lần 2: ................................................... 65
Bảng 4.15 Kết quả kiểm định KMO và kiểm định Barlett của biến phụ thuộc: ... 67
Bảng 4.16 Kết quả ma trận xoay: ........................................................................ 67
Bảng 4.17 Ma trận hệ số tương quan Person: ...................................................... 68



Bảng 4.18 Kết quả đánh giá mơ hình hệ số R2 điều chỉnh: .................................. 69
Bảng 4.19 Kết quả phân tích ANOVA: ............................................................... 70
Bảng 4.20 Hệ số phương trình hồi quy: .............................................................. 70


DANH MỤC CÁC HÌNH:
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất: ............................................................... 36
Hình 3.1: Khung nghiên cứu::............................................................................. 39
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu: ......................................................................... 40
Hình 4.1 Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram: ...................................... 72
Hình 4.2 Đồ thị phân phối phần dư trên đường thẳng kỳ vọng: ........................... 72
Hình 4.3 Đồ thị phân tán giữa phần dư và giá trị dự đoán: .................................. 73


TĨM TẮT
Trong thời đại cơng nghiệp hóa nền kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói
riêng, việc bảo vệ môi trường là điều rất cấp thiết. KTQTMT đã phát triển như một
kỹ thuật mới trong kế toán để cung cấp thông tin liên quan đến môi trường cho các
đối tượng khác nhau. Một trong các lĩnh vực kinh doanh phát triển nhất hiện nay và
gây ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường là các DN vận tải, vì thế tác giả đã chọn đề
tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế tốn quản trị mơi trường tại các
doanh nghiệp vận tải Việt Nam”. Với đề tài này, tác giả đưa ra mục tiêu: nhận diện
và phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến việc vận dụng KTQTMT tại các
DN vận tải Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự vận dụng
KTQTMT tại các DN này. Trên cở sở tổng hợp các lý luận và kế thừa các kết quả
của các cơng trình nghiên cứu trước đây, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên
cứu hỗn hợp, trong đó phương pháp định lượng là chính. Q trình nghiên cứu đã
tìm ra sáu nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQTMT tại các DN vận tải lần

lượt là: sự khó khăn khi vận dụng KTQTMT, áp lực quy chuẩn, chiến lược môi
trường, sự nhận thức của nhà quản trị về lợi ích KTQTMT, áp lực mơ phỏng và áp
lực cưỡng chế. Từ đó, tác giả đề xuất và đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy các doanh
nghiệp vận tải Việt Nam vận dụng KTQTMT.
Từ khóa : Kế tốn quản trị môi trường, doanh nghiệp vận tải, lý thuyết thể chế,
chiến lược môi trường.


ABSTRACT
In the era of world economy in general and Vietnam in particular, the
environmental protection is very urgent. Environmental Management Accounting
(EMA) has developed as a new technique in accounting to provide environmental
information to different audiences. One of the most developed business fields today
and having a negative impact on the environment is the transportation business, so
the author chose the topic "Factors affect Environmental Management Accounting
implementation transportation enterprises in Vietnam ”. With this topic, the author
gives the goals: identifying and analyzing the influence of factors affecting the
application of EMA transport enterprises in Vietnamese, thereby giving some
recommendations to promote the EMA implementation in these businesses. On the
basis of synthesizing theories and inheriting the results of previous studies, the
author used mixed research method, in which quantitative method is the main. The
research process has found out six factors affecting the application of EMA in the
transportation corporate respectively: the difficulty of applying the EEA, normative
pressure, environmental strategy, managers' awareness of the benefits of EMA,
mimetic pressure and coercive pressure. Since then, the author proposes and gives
solutions to promote Vietnamese transportortation enterprises to apply EMA.
Keywords: Environmental Management Accounting, transportortation enterprises,
Institutional theory, environmental strategy



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bảo vệ MT là nhân tố thể hiện trách

nhiệm xã hội của DN. Bảo vệ MT và những thông tin KTMT cần được thể hiện qua
HTTT KT của DN. Do đó, KTQT hiện nay khơng chỉ thực hiện các chức năng cung
cấp thông tin nhằm hỗ trợ cho các nhà quản lý trong việc hoạch định và kiểm sốt
hoạt động kinh doanh mà cịn phải thể hiện được vai trị của mình như là một cơng
cụ trợ giúp hữu hiệu cho các nhà quản lý trong quản trị các vấn đề MT trong phạm
vi từng DN. KTQTMT (EMA – Enviroment Management Accouting) ra đời là tất
yếu nhằm đáp ứng các địi hỏi về thơng tin MT trong hoạt động của các DN. Theo
Gray và cộng sự (1993); (Schaltegger và Burritt (2000): “ KTQTMT là một phần
mở rộng của KTQT là một công cụ quản trị chiến lược quan trọng, hỗ trợ cải thiện
hiệu suất kinh doanh của DN và MT thông qua việc nâng cao trách nhiệm với MT”.
Theo Schaltegger và Burritt (2000) và Gale (2005): “Các quốc gia phát triển
tại châu Á, châu Âu, châu Mỹ như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Đan Mạch, Đức,
Pháp, Mỹ,… KTQTMT có vai trị hỗ trợ các nhà quản trị trong q trình ra quyết
định thơng qua các kỹ thuât phân bổ chi phí khác nhau: xác định chi phí bên trong
và bên ngồi sử dụng để phân bổ những chi phí này trong khn khổ KTMT. Việc
áp dụng KTQTMT như một tài sản vơ hình đã mang lại lợi ích cho các DN bằng
cách cung cấp thơng tin về hoạt động của họ, đặc biệt liên quan đến MT và kết quả
hoạt động một cách tốt nhất nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý MT chính
xác hơn”. KTQTMT cịn có vai trị giúp DN nâng cao trách nhiệm của mình với
MT. Thực vậy, MT là một vấn đề nóng bỏng hiện nay trong sự phát triển của xã hội,

một trong những tác nhân ảnh hưởng lớn đến MT là hoạt động của DN. Việc vận

dụng KTQTMT vào DN giúp đánh giá tác động và mức độ ảnh hưởng của quá trình
hoạt động của DN đối với MT từ đó giúp nhà quản lý có nhận định đúng đắn về
trách nhiệm của DN đối với MT.
Xuất phát từ vai trò của ngành vận tải trong thực tiễn, hoạt động vận tải đang
trên đà phát triển theo số liệu của Bộ Công Thương năm 2018 ngành vận tải Việt


2

Nam tăng trường khoảng 12% đến 14% so với năm 2017, GDP ngành vận tải tăng
7,85% đóng góp 0,26 điểm phần trăm vào GDP của cả nước. Ngành vận tải là một
trong các ngành trọng tâm giúp phát triển kinh tế xã hội. Các chuyên gia nhận định
khi nền kinh tế Việt Nam ổn định trở lại và phát triển đúng quỹ đạo của nó thì dân
số sẽ tăng thêm 28% và dân số đô thị sẽ bùng nổ và tăng đến 90% trong vòng 20
năm. Với tốc độ tăng dân số nhanh như vậy sẽ kéo theo nhu cầu vận tải tăng gấp 3
lần. Cùng với sự phát của ngành vận tải, áp lực lên MT do lượng khí thải từ các
phương tiện vận tải ngày càng tăng cao. Theo thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường không tính lĩnh vực thay đổi sử dụng đất và nơng nghiệp, lượng khí CO 2 là
186.441,25 nghìn tấn chiếm 58,0% tổng lượng phát thải khí nhà kính, khí CH4 là
99.410,02 nghìn tấn CO2 tương đương/năm chiếm 30,92% và khí N2O là 35.654,46
nghìn tấn CO2 tương đương/năm chiếm 11,08%. Theo Báo cáo kỹ thuật kiểm kê
quốc gia khí nhà kính của Việt Nam năm 2014 (Bộ Tài nguyên và Môi trường năm
2018), trong các lĩnh vực có phát thải khí nhà kính, tỷ lệ phát thải khí nhà kính
ngành năng lượng (bao gồm hoạt động giao thông vận tải) lớn nhất chiếm 53,8%.
Riêng ở địa bàn TP.Hồ Chí Minh theo báo cáo kiểm kê khí nhà kính năm 2013
lượng phát thải của TP.Hồ Chí Minh chiếm đến 16% tổng lượng phát thải khí nhà
kính quốc gia trong khi dân số của Thành phố chỉ chiếm 9% tổng dân số toàn quốc.
Cũng theo báo cáo kiểm kê khí nhà kính TP.Hồ Chi Minh năm 2013 lĩnh vực giao
thông vận tải chiếm 45% trong tổng lượng phát thải khí nhà kính của thành phố.
Trong năm 2017, theo kết quả kiểm kê khí nhà kính của Bộ Tài ngun và Mơi

trường ngành năng lượng phát thải tổng cộng 151,4 triệu tấn CO 2 tương đương
(triệu tấn CO2e), tương đương với 151.402 nghìn tấn (kt), từ quá trình đốt cháy và
sản xuất nhiên liệu. Trong đó, lượng phát thải trong lĩnh vực vận tải là 29,7 triệu tấn
CO2e (tương đương 29.698 kT). Trong ngành giao thông vận tải, giao thông đường
bộ (hành khách và hàng hóa) chiếm tỷ lệ phát thải cao nhất, tiếp theo là giao thông
đường biển. Về mức phát thải của các loại nhiên liệu, diesel là nguồn phát thải lớn
nhất trong lĩnh vực giao thơng vận tải, chiếm 42,7%, sau đó là xăng dầu với tỷ lệ
gần tương đương.


3

Từ những vấn đề về MT và KTQTMT đáng được quan tâm tuy nhiên các
nghiên cứu liên quan đến KTQTMT ở Việt Nam vẫn còn khiêm tốn như: Nguyễn
Thị Nga (2016) với đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp
dụng KTQT CPMT trong các DN sản xuất thép”, Phạm Thị Bích Chi và Lê Thị
Tâm (2016) nghiên cứu về KTQT CPMT trong DN sản xuất gạch, Nguyễn Thị Ngọc
Oanh (2016) nghiên cứu về “các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng KTQTMT
tại các DN sản xuất Khu vực phía Nam”, Nguyễn Thị Hằng Nga và cộng sự (2017)
nghiên cứu về đặc điểm các công ty và mức độ tổ chức thực hiện KTQTMT,
Nguyễn Thị Minh Cẩm (2018) nghiên cứu “các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng
KTQTMT tại các DN Việt Nam – Nghiên cứu các DN xây dựng trên địa bàn
TP.HCM”, Huỳnh Lê Phi Yến (2019) với đề tài “các nhân tố ảnh hưởng đến việc
vận dụng KTQTMT (EMA) trong các DN sản xuất thép Khu vực phía Nam Việt
Nam” và Nguyễn Thị Hằng Nga (2019) nghiên cứu về “các nhân tố ảnh hưởng đến
thực hiện KTQTMT tại các DN sản xuất ở Việt Nam nghiên cứu cho các tỉnh thành
Khu vực phía Nam”,…
Như vậy, từ các lý do: (1) Nhu cầu cần biết về thơng tin mơi trường; (2) Vai
trị và lợi ích của KTQTMT; (3)Thực trạng ơ nhiễm MT ở Việt Nam; và (4) thiếu
các nghiên cứu về KTQTMT đối với DN vận tải, tác giả thực hiện đề tài: “Các nhân

tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị môi trường tại các DN vận tải Việt
Nam – Nghiên cứu các DN vận tải ở TP.Hồ Chí Minh.”
2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:

2.1

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:
Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến việc vận dụng KTQTMT tại các DN
vận tải Việt Nam.
Mục tiêu của nghiên cứu cụ thể:
Nhận diện và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQTMT
tại các DN vận tải Việt Nam.


4

Đề xuất ra các kiến nghị để vận dụng KTQTMT tại các DN vận tải tại Việt
Nam.
2.2 Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra, nội dung của bài luận văn cần phải trả
lời được các câu hỏi sau:
1. Các nhân tố nào tác động đến việc vận dụng KTQTMT tại các DN vận tải ở
Việt Nam?
2. Mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận KTQTMT tại các DN vận tải
ở Việt Nam?
3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

-

Đối tượng nghiên cứu: Việc vận dụng KTQTMT và các nhân tố ảnh hưởng

đến việc vận dụng KTQTMT trong các DN vận tải Việt Nam
-

Phạm vi nghiên cứu:



Phạm vi không gian: trong các DN vận tải ở TP.Hồ Chí Minh



Phạm vi thời gian: Khoảng thời gian thực hiện khảo sát số liệu từ tháng 9 đến

tháng 11 năm 2020.
4.

Phương pháp nghiên cứu:
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó phương

pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp chính.
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, tác giả dựa trên các lý thuyết nền
tảng và các nghiên cứu trước có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng KTQTMT để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQTMT

tại các DN vận tải Việt Nam.
Để trả lời câu hỏi thứ hai, đầu tiên tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính thảo luận với chuyên gia để điều chỉnh lại thang đo cho phù hợp với DN
vận tải tại Việt Nam. Sau đó, tác giả sử dụng phương pháp định lượng để thực hiện
kiểm định và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng
KTQTMT tại các DN vận tải Việt Nam.


5

5.

Đóng góp của bài nghiên cứu:
Dựa vào kết quả nghiên cứu để rút ra những nhận xét và bàn luận nhằm đề ra

các kiến nghị để thúc đẩy việc vận dụng KTQTMT tại các DN vận tải Việt Nam.
6.

Kết cấu của bài nghiên cứu:

Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến các nhân tố ảnh
hưởng đến việc vận dụng kế tốn quản trị mơi trường.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị:


6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN
1.1 Các nghiên cứu ngoài nước:
1.1.1 Các nghiên cứu về hướng dẫn thực hiện KTQTMT:
Ủy Ban Bảo Vệ Môi Trường Mỹ - USPEA (1995) đã phân loại CPMT dựa
trên phạm vi và mức độ dùng thông tin. Trong phạm vi nội bộ DN CPMT bao gồm:
chi phí tiềm tàng, chi phí hình ảnh, chi phí ẩn và chi phí truyền thống. Và CPMT
ngồi DN là chi phí xã hội. Qua đó, USPEA (1995) đã đưa ra hướng dẫn cách thức
xác định và phân bổ CPMT cho các dự án đầu tư dài hạn.
Sefeek và cộng sự (1997) dựa trên quan điểm của trách nhiệm giải trình và các
bên liên quan đã đưa ra hướng dẫn về KTMT.
Ủy Ban Phát Triển Bền Vững - UNDSD (2001) cũng phân loại CPMT tương
tự như Ủy Ban Bảo Vệ Môi Trường Mỹ (1995) tuy nhiên CPMT được giới hạn
trong phạm vi chi phí DN. Theo đó, CPMT được phân loại như sau: chi phí quản lý
ơ nhiễm MT, chi phí ngun vật liệu, chi phí chế biến đầu ra phi sản phẩm và chi
phí xử lý chất thải. Bên cạnh đó UNDSD (2001) cũng trình bày các hướng dẫn xác
định CPMT theo dịng ngun vật liệu, phân bổ chi phí theo mức độ hoạt động và
lập báo cáo CPMT.
Liên Đồn Kế Tốn Quốc Tế - IFAC (2005) đã kế thừa định nghĩa cũng như
cách phân loại thông tin KTQTMT của UNDSD (2001) tuy nhiên IFAC (2005)
trình bày cụ thể hơn thơng tin KTQTMT theo thước đo giá trị và theo thước đo hiện
vật.
1.1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQTMT:
Chang (2007) đã tiến hành nghiên cứu để khám phá ra các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định áp dụng KTQTMT trong lĩnh vực giáo dục. Tác giả sử dụng bốn lý
thuyết nền: lý thuyết thể chế, lý thuyết dự phòng, lý thuyết hợp pháp và lý thuyết
các bên liên quan để thực hiện nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đưa ra năm rào cản
ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQTMT đó là: thái độ, thơng tin, thể chế, quản lý và
tài chính.



7

Setthasakko (2009) đã thực hiện nghiên cứu các nhân tố vận dụng KTQTMT
trong DN sản xuất bột giấy và giấy ở Thái Lan. Tác giả đưa ra ba nhân tố tác động
chính đến việc vận dụng KTQTMT đó là: xây dựng hình ảnh cơng ty, chia sẽ kiến
thức và vai trò của của nhà quản trị. Bài nghiên cứu cũng cho thấy do sự thiếu kiến
thức về MT và kinh nghiệm KT làm hạn chế sự phát triển của KTQTMT.
Jalaludin và cộng sự (2011) đã thừa kế thang đo của DiMaggio và Powell,
(1983) để giải thích sự tác động của các áp lực thuộc lý thuyết thể chế đến việc áp
dụng KTQTMT. Nhóm tác giả đã tiến hành cuộc khảo sát với nhân viên KT từ các
công ty sản xuất ở Malaysia, 1096 bảng câu hỏi được phát nhưng chỉ có 86 người
thực hiện cuộc sảo sát và 74 bảng khảo sát là có thể sử dụng được thơng tin. Từ kết
quả khảo sát, nhóm tác giả tiến hành phân tích và kết quả phân tích cho thấy áp lực
cưỡng chế khơng có mối quan hệ đáng kể trong việc vận dụng KTQTMT. Tuy
nhiên, kết quả phỏng vấn chuyên sâu lại cho kết quả ngược lại, cụ thể người được
phỏng vấn nói rằng họ bị áp lực bởi các cổ đơng, khách hàng, các cơ quan chính
phủ về hiệu quả MT. Còn sự tác động của nhân tố áp lực quy chuẩn và việc vận
dụng KTQTMT theo kết quả phỏng vấn thì khơng cho thấy mối quan hệ của hai
biến này nhưng theo kết quả phân tích của cuộc khảo sát thì ngược lại có mối quan
hệ giữa hai biến này. Cuối cùng là nhân tố áp lực mô phỏng cả hai kết quả của
phỏng vấn chuyên sâu và kết quả cuộc khảo sát đều đưa kết luận nhân tố áp lực mơ
phỏng khơng có tác động đến việc áp dụng KTQTMT.
Christ và Burritt (2012) nghiên cứu nhằm điều tra xem liệu các KT viên có
nhận thấy vai trị quan trọng của KTQTMT ở hiện tại và tương lai của DN nơi mà
họ được tuyển dụng hay không. Cuộc khảo sát thực hiện ở Úc với đối tượng được
khảo sát là nhân viên KT, có khoản 1586 bảng câu hỏi đã được nhóm tác giả gửi
trực tiếp qua mạng nhưng chỉ có chỉ có 108 người thực hiện. Nhóm tác giả dựa trên
lý thuyết ngẫu nhiên để các định các nhân tố có tác động đến việc vận dụng
KTQTMT. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy các nhân tố quy mô tổ chức, ngành

công nghiệp và chiến lược MT có tác động tích cực đến việc áp dụng KTQTMT,
cịn nhân tố cơ cấu tổ chức khơng có tác động đến việc áp dụng KTQTMT.


8

Alkisher (2013) tiến hành nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến sự áp dụng KTQTMT tại các công ty sản xuất dầu tại Lybia. Kết quả phân tích
cho thấy nhân tố hỗ trợ của nhà quản trị cấp cao, cơng nghệ có ảnh hưởng tích cực
đến việc áp dụng KTQTMT, cịn nhân tố văn hóa tổ chức đặc trưng tại DN và chiến
lược MT có tác động tiêu cực đến việc vận dụng KTQTMT.
Wachira (2014) nghiên cứu nhằm mục đích kiểm định các nhân tố tác động
đến việc áp dụng KTQTMT tại các công ty sản xuất ở Kenya. Kết quả cho thấy các
nhân tố: thành quả tài chính, áp lực từ các bên liên quan, chi phí chấp hành các quy
định MT của DN, chiến lược MT và ngành cơng nghiệp có tác động đến sự áp dụng
KTQTMT.
Jamil và cộng sự (2014) thực hiện nghiên cứu nhằm kiểm định các nhân tố
thuộc nhóm áp lực thể chế (áp lực quy chuẩn, áp lực cưỡng chế và áp lực mơ
phỏng) có tác động đến việc vận dụng KTQTMT tại các DN sản xuất nhỏ và vừa ở
Malaysia. Kết quả phân tích cho thấy nhân tố áp lực cưỡng chế có ảnh hưởng tích
cực đến việc vận dụng KTQTMT còn hai nhân tố áp lực quy chuẩn và áp lực mô
phỏng đều không tác động đáng kể đến việc vận dụng KTQTMT. Kết quả này mâu
thuẫn với nghiên cứu của Jalaludin và cộng sự (2011). Ngoài ra, nghiên cứu này còn
chỉ ra các nhân tố hạn chế về tài chính, kỹ năng và kiến thức về MT và thiếu sự
hướng dẫn về KTQTMT là rào cản cho sự phát triển KTQTMT.
Phan và cộng sự (2017) thực hiện cuộc khảo sát với 208 công ty trong các
ngành công nghiệp khác nhau tại Úc. Mục đích của cuộc nghiên cứu là đánh giá
mức độ vận dụng KTQTMT và sự ảnh hưởng của các nhân tố: quy mô tổ chức, hệ
thống quản lý MT và sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao đến việc vận dụng
KTQTMT. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra nhân tố hệ thống quản lý MT, sự hỗ trợ

của nhà quản lý cấp cao có ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQTMT trong DN còn
nhân tố quy mô tổ chức và việc vận dụng KTQTMT khơng có sự tương quan với
nhau.
Wang và cộng sự (2018) đã thực hiện nghiên cứu nhằm tìm hiểu tác động của
áp lực thể chế đối với việc thực hiện KTQTMT. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân


9

tố áp lực cưỡng chế và áp lực quy chuẩn có tác động tích cực đến việc thực hiện
KTQTMT. Cịn nhân tố áp lực mơ phỏng thì khơng tương quan đến việc thực hiện
KTQTMT. Ngồi ra nghiên cứu cịn đề cập đến việc nhận thức của nhà quản trị về
lợi ích của KTQTMT có mối liên quan đến việc thực hiện KTQTMT.
Amir và Chaudhry (2019) thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá mối quan hệ
giữa chiến lược MT và hoạt động của DN với vai trò trung gian của KTQTMT và
sự cam kết của nhà quản lý. Sau khi tiến hành khảo sát với 308 bảng câu hỏi được
đưa vào phân tích và cho kết quả như sau: nhân tố chiến lược MT có tác động đáng
kể đến việc vận dụng KTQTMT; việc áp dụng KTQTMT có tác động đáng kể đến
sự cam kết của nhà quản lý và sự cam kết quả nhà quản lý có tác động tích cực đến
hoạt động của DN.
Asiri và cộng sự (2020) đã thực hiện cuộc nghiên cứu nhằm xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQTMT tại các DN ở khu vực Trung Đông và
Bắc Phi. Sau khi tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu nhóm tác giả đã đưa ra kết
quả như sau: các nhân tố quản lý nguồn nhân lực tập trung vào MT (environmentfocused human resources management), khả năng công nghệ (Technological
capabilities) và áp lực cưỡng chế có tác động tích cực đến việc sử dụng KTQTMT.
Còn hai nhân tố áp lực quy chuẩn và áp lực mơ phỏng khơng có tác động đến việc
sử dụng KTQTMT.
Uyra (2020) đã thực hiện nghiên cứu nhằm giải thích mối quan hệ giữa chiến
lược MT và hiệu quả hoạt động bền vững (sustainability performance). Kết quả
phân tích cho thấy: chiếc lược MT có tác động tích cực đến KTQTMT và cả hai

nhân tố chiến lược MT và KTQTMT có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh bền vững.
1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu trong nước cũng đã thực hiện các nghiên cứu
về KTQTMT nhằm bắp kịp xu hướng nghiên cứu trên thế giới.


10

1.2.1 Các nghiên cứu về hướng dẫn thực hiện KTQTMT:
Nguyễn Chí Quang (2003), tác giả đã trình bày lý thuyết về kỹ thuật phân tích,
cách xác định và phương pháp hạch tốn CPMT trong DN. Tuy nhiên, tác giả chưa
trình bày cụ thể về cách thức xử lý cũng như việc cung cấp thông tin MT trên các
báo cáo và chưa đi sâu việc áp dụng vào thực tiễn.
Trọng Dương (2008) dựa trên khung lý thuyết của IFAC và UNDSD đã thực
hiện nghiên cứu về CPMT từ đó đề xuất cách thức phân loại CPMT. Nhưng bài
nghiên cứu cũng chỉ thực hiện về mặt lý thuyết thực nghiệm vẫn chưa đi vào nghiên
cứu trong thực tiễn.
Phạm Đức Hiếu (2010) trình bày sự khác nhau về phương pháp hạch tốn chi
phí xử lý chất thải của KT CPMT và KT chi phí truyền thống. Từ đó, tác giả đã đề
xuất các DN cần phải áp dụng KT CPMT nhằm mục đích cung cấp thơng tin hữu
ích cho người sử dụng.
Lê Kim Ngọc (2013) dựa vào hướng dẫn KTMT của Nhật Bản, tác giả đã thực
hiện nghiên cứu nhằm đề ra các giải pháp để thực hiện ở Việt Nam. Tác giả đã chia
CPMT thành các loại: chi phí quản lý MT, CPMT trước và sau quá trình hoạt động
kinh doanh, CPMT trong q trình hoạt động kinh doanh và chi phí cho các hoạt
động xã hội về MT. Qua đó, hai mẫu báo cáo KTMT: báo cáo lợi ích MT và báo
cáo về CPMT của DN đã được tác giả đề xuất trong các DN Việt Nam.
Huỳnh Đức Lộng (2015) đã nghiên cứu đề tài “ KTMT của các quốc gia trên
thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, tác giả đã đưa ra các yếu tố ảnh

hưởng việc áp dụng KTMT trong DN như là: hiệp hội nghề nghiệp, hệ thống các
văn bản pháp luật, tổ chức MT, sự phối hợp của các cơ quan chức năng, sự hỗ trợ
tài chính của các tổ chức khác,…. Trong bài nghiên cứu tác giả cũng nhận định khi
áp dụng KTMT giúp DN nâng cao hiệu quả kinh doanh, qua đó tạo sự thúc đẩy cho
các tổ chức khác áp dụng KTQMT vào đơn vị.


11

1.2.2 Các nghiên cứu về vận dụng KTQTMT và các nhân tố ảnh hưởng đến
việc vận dụng KTQTMT:
Năm 2006, Nguyễn Ánh Tuyết và Nguyễn Chí Quang thực hiện phân tích cơ
cấu giá thành của sản phẩm ở công ty Machino. Kết quả của bài nghiên cứu cho
thấy trong tổng giá thành của sản phẩm thì chi phí xử lý chất thải rắn và chi phí
năng lượng chiếm tỷ trọng cao.
Trịnh Hiệp Thiện (2010) nghiên cứu đề tài “Vận dụng KTQTMT vào các DN
sản xuất Việt Nam”, tác giả đã đưa ra kết luận: các DN sản xuất ở Việt Nam hiện
nay đang quan tâm rất nhiều đến việc tổ chức KTQTMT nhưng việc áp dụng nó vào
đơn vị rất thấp. Nguyên nhân chính của việc này là do nhà quản trị vẫn chưa có sự
hiểu biết cặn kẽ về KTQTMT, thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức KTQTMT, chi
phí thực hiện KTQTMT cao và DN chưa thiết lập được hệ thống KTQT. Bên cạnh
đó, nhà nước vẫn chưa yêu cầu DN cung cấp các thơng tin tài chính MT.
Phạm Thị Thu Hiền (2012) thực hiện nghiên cứu “Nghiên cứu việc áp dụng
KTQTMT (EMA) trong công ty cổ phần gạch men COSEVCO (DACERA)”. Tác
giả đã sử dụng phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp để xác định các doanh
thu – CPMT tại đơn vị. Dựa vào phân tích và tính tốn tác giả đã chỉ ra cho nhà
quản trị thấy được vai trò của CPMT liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh
của DN.
Phạm Thị Bích Chi và Lê Thị Tâm (2016) đã nghiên cứu đề tài về KTQT
CPMT trong DN sản xuất gạch ở Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy mức độ vận

dụng cịn thấp nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh và mức độ thực hiện KTQT
CPMT của đơn vị có mối liên hệ mật thiết với nhau. Từ đó, nhóm tác giả đã đề ra
một số kiến nghị để thúc đẩy thực hiện KTQT CPMT tại các tổ chức này. Hạn chế
của bài nghiên cứu là kết quả đánh giá mức độ ứng dụng nhưng khơng phân tích các
yếu tố nhân quả.
Hồng Thị Bích Ngọc (2017) đã thực hiện nghiên cứu về thực trạng của hệ
thống KTQT CPMT tại các DN chế biến dầu khí thuộc Tập Đồn Dầu Khí Việt
Nam. Tác giả đã làm rõ nhưng lý luận cơ bản, những nhận thức mới về KTQT


12

CPMT để hình thành nên khung lý thuyết về KTQT CPMT trong DN sản xuất.
Bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp tác giả đã khám phá và đo lường 4 nhóm
yếu tố tác động đến việc thực hiện KTQT CPMT trong các DN chế biến dầu khí đó
là các nhân tố: áp lực của các bên liên quan, sự cân nhắc giữ lợi ích và chi phí, nhận
thức của nhà quản trị về lợi ích của KTQT CPMT và trách nhiệm MT của DN và
trình độ của nhân viên KT, các kỹ thuật - công cụ thực hiện KTQT CPMT.
Nguyễn Thị Hằng Nga (2019) đã phân tích về mối quan hệ của các nhân tố tác
động đến việc thực hiện KTQTMT tại các công ty sản xuất từ 2 bối cảnh: tổ chức và
thể chế. Tác giả đã dùng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để thực hiện nghiên cứu.
Kết quả phân tích đã xác định 6 nhân tố tác động trực tiếp đến việc thực hiện
KTQTMT trong tổ chức đó là: chiến lược MT, nhận thức về sự biến động của MT
kinh doanh, sự phức tạp của nhiệm vụ, áp lực mô phỏng, áp lực quy chuẩn và áp lực
cưỡng chế. Ngồi ra, tác giả cịn phân tích sự tác động lẫn nhau của các nhân tố và
phân tích thêm sự tác động gián tiếp của các nhân tố này đến việc thực hiện
KTQTMT. Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như sau: thứ nhất số
lượng người đảm nhiệm vị trí KTQT được khảo sát chiếm tỷ lệ thấp. Thứ hai, đa số
DN được khảo sát khơng có bộ phận KTQT, bộ phận KTTC hay KT trưởng phải
thực hiện luôn công việc của KTQT. Do đó tính khái qt của bài nghiên cứu chưa

được cao. Và cuối cùng, cần được mở rộng nghiên cứu trong các lĩnh vực khác mà
bài nghiên cứu chưa đề cập đến.
Lê Thị Tâm và cộng sự (2019) đã thực hiện nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến việc áp dụng KTQTMT và mối quan hệ của việc áp dụng KTQTMT với
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN sản xuất vật liệu xây dựng. Kết quả
nghiên cứu cho thấy 6 nhân tố: Cơ quan thực thi chính phủ (Government
enforcement), quyền lợi của các bên liên quan (Stakeholder interests), chiến lược
MT tích cực (A positive environmental strategy), kỳ vọng của cộng đồng
(Community expectations), giáo dục chuyên nghiệp và mạng lưới hiệp hội nghề
nghiệp (Professional education and association network) và điều kiện tài chính
(Financial condition) có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng KTQTMT. Các yếu


×