Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận 11 thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HỒNG TRANG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
TUYÊN TRUYỀN PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HỒNG TRANG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
TUYÊN TRUYỀN PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: Tài chính – Ngân hàng (Tài chính công)
Hướng đào tạo: Hướng ứng dụng
Mã ngành:

8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN HỒNG THẮNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn“Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyên
truyền phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 11, thành
phố Hồ Chí Minh” là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Hồng Thắng.
Các số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn tồn
chính xác, trung thực và chưa được cơng bố bằng hình thức nào khác. Các tài liệu
tham khảo được trích dẫn nguồn rõ ràng.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài
nghiên cứu.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Người cam đoan

Nguyễn Thị Hồng Trang

năm 2021


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TĨM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài .....................................................................................1

2.

Mục tiêu thực hiện đề tài. ........................................................................3

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................4

4.

Khung phân tích, dữ liệu và cách tiếp cận ...............................................4

5.

Kết cấu luận văn ......................................................................................5

6.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài……………………………………………..5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TUYÊN TRUYỀN
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN ...........................6
1.1. Khái quát về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.........................6
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn và chất thải rắn sinh hoạt ............................... 6
1.1.1.1. Chất thải rắn ........................................................................................6
1.1.1.2. Chất thải rắn sinh hoạt .........................................................................6
1.1.3. Phân loại CTRSHTN ............................................................................. 8


1.1.3.1. Khái niệm phân loại CTRSHTN .........................................................8
1.1.3.2. Phương thức phân loại CTRSHTN .....................................................8
1.1.3.3. Vai trị của chương trình phân loại CTRSHTN ................................10
1.2. Tuyên truyền phân loại CTRSHTN .......................................................11
1.2.1. Khái niệm tuyên truyền……………………………………………….11
1.2.2. Khái niệm tuyên truyền phân loại CTRSHTN……………………….12
1.2.3. Vai trị của cơng tác tun truyền phân loại CTRSHTN….. .............. 12
1.2.4. Mục tiêu của tuyên truyền phân loại CTRSHTN ................................ 13
1.2.5. Nội dung tuyên truyền phân loại CTRSHTN ...................................... 13
1.2.6. Các hình thức tuyên truyền phân loại CTRSHTN .............................. 14
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyên truyềnphân loại CTRSHTN..14
1.3.1. Thuyết Tuyên truyềnthuyết phục (PC) ................................................ 14
1.3.2. Thuyết Thiết lập chương trình nghị sự ................................................ 16
1.3.3. Thuyết Sử dụng và Hài lòng ................................................................ 18
1.3.4. Thuyết Phương pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA)
................................................................................................................................ 18
1.4. Kinh nghiệm phân loại CTRSH ở một số nước trên thế giới ................20
1.4.1. Ở Canada ............................................................................................. 20
1.4.2. Ở CHLB Đức ....................................................................................... 21
1.4.3. Ở Nhật Bản .......................................................................................... 24

1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................... 25
1.5. Lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước .....................................27
1.5.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................27


1.5.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài ...............................................................29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÂN
LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN 11 ................................................................................................................31
2.1. Đặc điểmQuận 11 thành phố Hồ Chí Minh ...........................................31
2.2. Tình hình thực hiện chương trình phân loại CTRSHTN trên địa bàn
Quận 11…. ..............................................................................................................31
2.3. Nguồn nhân lực thực hiện chương trình phân loại CTRSHTN trên
địa bàn Quận 11 ......................................................................................................32
2.3.1. Tổ chức nguồn nhân lực ...................................................................... 32
2.3.2. Phân công nhiệm vụ ............................................................................ 34
2.4. Các hình thức tuyên truyền qua các năm ...............................................35
2.5. Ý thức tham gia phân loại CTRSHTN của người dân...........................36
2.6. Những hạn chế và ngun nhân của nó trong cơng tác tun truyền
phân loại CTRSHTN trên địa bàn Quận 11 ............................................................37
CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TUYÊN
TRUYỀN PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11………………………………………………….…40
3.1. Khung phân tích .....................................................................................40
3.1.1 Kinh nghiệm và Kỹ năng...................................................................... 41
3.1.2 Sự phối hợp .......................................................................................... 42
3.1.3 Tầm nhìn chuyên môn và phương pháp thực hiện ............................... 43
3.1.4 Cơ chế, chính sách ................................................................................ 43
3.1.5 Sự tham gia của người dân ................................................................... 43
3.1.6 Phương tiện ........................................................................................... 44



3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................44
3.2.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 44
3.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu ................................................................. 46
3.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ............................................................. 46
3.2.3.1 Khảo sát sơ bộ ...................................................................................46
3.2.3.2 Khảo sát chính thức ...........................................................................47
3.2.4 Mơ tả mẫu nghiên cứu .......................................................................... 47
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ..............................................................48
3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................48
3.4.1.Kết quả phỏng vấn sâu………………………………………………..48
Tổng hợp ý kiến chuyên gia (xem Phụ lục 3): .............................................. 48
3.4.2.Kết quả khảo sát lực lượng tuyên truyền viên………………………..49
3.4.2.1.Thông tin chung................................................................................. 49
3.4.2.2.Các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu……………………………..53
3.4.2.2.1. Kinh nghiệm và Kỹ năng .............................................................53
3.4.2.2.2. Sự phối hợp ..................................................................................56
3.4.2.2.3. Tầm nhìn chun mơn và phương pháp thực hiện.......................59
3.4.2.2.4. Cơ chế, chính sách .......................................................................63
3.4.2.2.5. Sự tham gia của người dân...........................................................66
3.4.2.2.6. Phương tiện ..................................................................................70
3.4.3.

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến cơng tác tun truyền phân

loại CTRSHTN........................................................................................................72
3.4.4.

Những khó khăn của LLTTV trong q trình thực hiện cơng tác


tun truyền phân loại CTRSHTN..........................................................................74


CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC TUN
TRUYỀN PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11 ..................................................................................77
4.1. Xây dựng mơ hình tun truyền phân loại CTRSHTN .........................77
4.2. Nâng cao ý thức cộng đồng của người dân ...........................................81
4.3. Đầu tư ....................................................................................................82
4.4. Cơ chế, chính sách của nhà nước...........................................................82
KẾT LUẬN ...................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Việt

NSNN

Ngân sách nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân

TCKH


Tài chính kế hoạch

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

CTR

Chất thải rắn

QLCTR

Quản lý chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CTRSHTN

Chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

BCĐ

Ban chỉ đạo

TTV

Tuyên truyền viên


LLTTV

Lực lượng tuyên truyền viên

BVMT

Bảo vệ môi trường


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Những ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường và sức khoẻ cộng
đồng ........................................................................................................................ 7
Bảng 1.2 Phân loại CTRSH ........................................................................... 8
Bảng 1.3 Vai trò của chương trình phân loại CTRSHTN ........................... 10
Bảng 1.4 Vai trị của công tác tuyên truyền phân loại CTRSHTN ............. 12
Bảng 1.5 Phương pháp Yale nghiên cứu cơ bản về khả năng thuyết phục . 15
Bảng 1.6 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam............................................. 25
Bảng 2.1 Khảo sát mức độ tiếp cận và thực hiện của người dân đối với phân
loại CTRSHTN ............................................................................................ 37
Bảng 3.1 Đặc điểm mẫu khảo sát ...................................................................49
Bảng 3.2. Thống kê khảo sát nhân tố kinh nghiệm và kỹ năng .....................53
Bảng 3.3. Thống kê khảo sát nhân tố sự phối hợp .........................................56
Bảng 3.4 Thống kê khảo sát nhân tố tầm nhìn chun mơn và phương
pháp thực hiện ................................................................................................59
Bảng 3.5. Thống kê khảo sát nhân tố cơ chế, chính sách ...............................63
Bảng 3.6 Thống kê khảo sát nhân tố sự tham gia của người dân ...................67
Bảng 3.7. Khảo sát mức độ tiếp cận và thực hiện của người dân đối với
phân loại CTRSHTN ......................................................................................69
Bảng 3.8. Thống kê khảo sát nhân tố phương tiện .........................................71

Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả khảo sát mức độ tác động của các nhân tố
đến công tác tuyên truyền phân loại CTRSHTN............................................73
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát những khó khăn của LLTTV trong q trình
thực hiện cơng tác tuyên truyền phân loại CTRSHTN ..................................74


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1. Mơ hình hóa khái niệm về lý thuyết thiết lập chương trình
nghị sự ………………………………………… ...........................................17
Hình 1.2 Mơ hình các yếu tố quyết định đến sự thành cơng của PRA……..19
Hình 1. 3. Các thùng chứa rác được phân loại theo màu ...............................20
Hình 1. 4. Quy trình cơng nghệ xử lý rác thải của Canada ............................21
Hình 1. 5. Thùng chứa CTRSH theo màu ......................................................23
Hình 1. 6. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của
CHLB Đức ......................................................................................................24
Hình 1. 7. Thùng phân loại rác theo màu .......................................................25
Hình 2. 1. Sơ đồ tổ chức chương trình phân loại CTRSHTN giai đoạn
2017-2020 trên địa bàn quận 11 .....................................................................33
Hình 3. 1. Khung phân tích các nhân tố tác động đến công tác tuyên
truyền phân loại CTRSHTN ...........................................................................41
Hình 3. 2. Quy trình nghiên cứu .....................................................................45
Hình 3. 3. Tỷ trọng giới tính của tổng mẫu ....................................................50
Hình 3. 4. Tỷ trọng độ tuổi của tổng mẫu ......................................................50
Hình 3. 5. Tỷ trọng trình độ học vấn, chun mơn của tổng mẫu ..................51
Hình 3.6. Tỷ trọng thâm niên cơng tác tại đơn vị của tổng mẫu ....................52
Hình 3. 7. Tỷ trọng thâm niên tham gia LLTTV phân loại CTRSH của
tổng mẫu .........................................................................................................51
Hình 4. 1. Sơ đồ tổ chức Ban chương trình phân loại CTRSHTN .................80



TĨM TẮT
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục
quan trọng và là đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Bên cạnh sự tăng
trưởng kinh tế, sự gia tăng dân số đô thị trong các năm qua ở thành phố diễn ra
nhanh chóng đã và đang gây áp lực lớn đến mơi trường, trong đó CTRSH phát sinh
có xu hướng gia tăng qua các năm, trong khi hệ thống quản lý CTRSH vẫn chưa
theo kịp tốc độ đơ thị hóa. Ngun nhân là q trình quản lý CTRSH cịn chưa hiệu
quả và thiếu tính bền vững.
Bên cạnh những vấn đề về hạ tầng đô thị, công nghệ xử lý thì ý thức chấp
hành quy định về phân loại CTRSHTN của người dân được đánh giá là rất quan
trọng trong công tác BVMT. Để nâng cao ý thức tham gia thực hiện phân loại
CTRSHTN của người dân, công tác tuyên truyền là một trong những biện pháp hữu
hiệu giúp người dân hiểu các quy định của pháp luật, cách thức phân loại
CTRSHTN và lợi ích của chương trình đối với cộng đồng, vì vậy cần phân tích và
đánh giá về cơng tác này từ đó có những giải pháp hiệu quả cho chương trình.
Đề tài đã triển khai khảo sát về “các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyên
truyền phân loại CTRSHTN trên địa bàn Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh”, thơng
qua 159 phiếu khảo sát LLTTV. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hồn thiện công
tác tuyên truyền và nâng cao ý thức chấp hành của người dân thực hiện phân loại
CTRSH tại nguồn trong thời gian tới, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
theo hướng đô thị bền vững.
Từ khóa: Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tuyên truyền bảo vệ môi
trường


ABSTRACT
Ho Chi Minh City is an important economic, political, cultural and educational
center and a motive force for the country's economic - social development. In
addition to the economic growth, the rapid increase in the urban population over the
past years in the city have been putting great pressure on the environment, in which

municipal solid waste have been tended to increase over the years, while the
municipal solid waste management system (collection, sorting, treatment ...) has not
kept pace with the urbanization rate. The cause of the management of municipal
solid waste were ineffective and unsustainable.
Beside of urban infrastructure, solid waste treatment technology, the aware of
observing the regulations on the classify municipal solid waste at source of people,
it has been assessed as very important in protect the environmental. In order to raise
people's aware to participate in the classify municipal solid waste at source,
propaganda is one of the effective measures to help people understand the
regulations of law, the method to classify municipal solid waste at source, raise
public aware and benefits of the program to the community, so it is necessary to
analyze and evaluate this work so that there are effective solutions for the program.
The research ditributed 159 questionnairse (survey to propaganda force)
analyze the impact of factors to propaganda and classify municipal solid waste at
source in District 11, Ho Chi Minh City. From study result, the author have
proposed a number of solutions to improve propaganda and improve people's aware
to classify municipal solid waste at source in future, towards the goal of sustainable
urban economic - social development.
Keywords: Classify municipal solid waste at source, propaganda to protect the
evironment.


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong q trình phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước. Song song với phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng ô nhiễm môi trường là

một trong những vấn đề ngày càng cấp bách, đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí
hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Việc nghiên cứu các giải
pháp nhằm nâng cao ý thức BVMT của người dân, tạo dựng nền văn hóa cộng đồng
văn minh là một trong những biện pháp BVMT quan trọng cho tương lai.
Theo Field và Field (2002), một nền kinh tế bền vững là “nền kinh tế trong đó
vốn đầu tư xã hội cho phép nền kinh tế tăng trưởng để thế hệ tương lai ít nhất cũng
có được mức phúc lợi như thế hệ hiện tại, trong khi vẫn duy trì được sự lành mạnh
của hệ sinh thái”.
Theo ước tính năm 2017, tổng khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh gần 10 ngàn tấn/ngày, trong đó CTRSH khoảng 8.900 tấn/ngày.
Tỷ lệ gia tăng lượng CTRSH ước khoảng 5 - 6%/năm; lượng phát thải đầu người tính
trên dân số chính thức của thành phố là khoảng 1,0 kg/người/ngày và có xu hướng tăng
đều hàng năm vào khoảng 0,02 - 0,03 kg/người/ngày, với kinh nghiệm của các nước
đang phát triển khác như Malaisia, Thái Lan xu hướng này còn tiếp tục đến khi đạt được
mức ổn định là khoảng 1,3 tấn/người/ngày (Sở Tài nguyên và Mơi trường, 2017).
Trước tình hình trên, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng hệ
thống quản lý CTRSH hiệu quả, phù hợp với địa phương, góp phần giảm thiểu ô
nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe người dân. Trong đó, việc phân loại
CTRSHTN là một khâu rất quan trọng trong công tác quản lý chất thải nhằm làm
hạn chế khối lượng CTRSH phát sinh và giúp cho công tác xử lý rác thải được
thuận tiện hơn (như tái sinh, tái chế, làm phân bón…) đang được áp dụng khá thành
công tại các nước phát triển.
Theo Quyết định số 1832/QĐ-UBND (2017), thành phố giao cho các quận,
huyện chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình nhằm triển khai thực hiện chương
trình phân loại CTRSHTN và tổ chức thu gom riêng rác thải sau phân loại, phù hợp


2
với đặc điểm tình hình ở địa phương. Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch lấy từ
ngân sách thành phố, được phân bổ hàng năm cho các quận, huyện căn cứ trên nhu

cầu của các cấp theo quy định của pháp luật.
Thực hiện chủ trương của thành phố, UBND quận 11 đã xây dựng kế boạch
thực hiện chương trình phân loại CTRSHTN trên địa bàn quận giai đoạn 20172020. Theo đó, thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) chương trình; xây dựng lực lượng
tuyên truyền viên (LLTTV) cấp quận, phường; tổ chức tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích
và thực hiện phân loại CTRSHTN đến từng cá nhân, hộ dân và ngoài hộ dân trên
địa bàn quận; lộ trình thực hiện theo từng năm; mục tiêu phấn đấu đến năm 2020
đạt trên 50% đối tượng là tất cả người dân và tổ chức trên địa bàn quận thực hiện
đúng phân loại CTRSHTN(Kế hoạch số 171/KH-UBND, 2017).
Thời gian đầu quận chỉ thí điểm trên địa bàn 01 phường (phường 15). Đến
năm 2019, quận 11 đã mở rộng thực hiện phân loại CTRSHTN trên phạm vi toàn
quận bao gồm 16 phường với tổng kinh phí được cấp là 16 tỷ đồng. Nguồn kinh phí
thực hiện chương trình được bố trí từ NSNN theo phân cấp (Phịng TM&MT quận
11, 2020). Chương trình phân loại CTRSHTN đã được các ban, ngành, đoàn thể
trên địa bàn quận tham gia triển khai thực hiện bằng các hình thức như: công tác
tuyên truyền, cổ động, tổ chức hội thi, tập huấn… từ đó, đã thu hút sự quan tâm,
chú ý của đông đảo người dân và tổ chức nắm được các quy định và cách thức phân
loại CTRSHTN.
Tuy nhiên, theo báo cáo về tình hình thực hiện chương trình phân loại
CTRSHTN trên địa quận trong thời gian qua, nhìn chung hiệu quả thực hiện chương
trình là chưa cao, chưa đạt được yêu cầu đề ra, số lượng người dân thực hiện đúng
phân loại CTRSHTN còn thấp, hiệu quả lan tỏa chương trình khơng đồng đều, chỉ
đạt từ 10% đến 50% tùy theo đặc điểm của từng phường... (UBND quận 11, 2019).
Nguyên nhân chủ yếu là ý thức chấp hành của người dân chưa cao, chương trình
mới triển khai trong thời gian ngắn nên chưa hình thành thói quen phân loại rác
thải; điều kiện kinh tế còn thấp và diện tích nhà nhỏ; việc tổ chức phân loại
CTRSHTN chưa thật sự hiệu quả, các đơn vị thu gom chưa thực hiện phân loại theo
quy định và thiếu cơ sở hạ tầng để thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế; công tác


3

tuyên truyền chưa thật sự sâu sát, chưa chủ động và đổi mới; chưa có mơ hình điển
hình để nhân rộng…
Trước tình hình trên, một số vấn đề đặt ra như: Vì sao chương trình phân loại
CTRSHTN chưa đạt được hiệu quả? Nguyên nhân những hạn chế? Và hướng khắc
phục để chương trình đạt được hiệu quả trong giai đoạn tới? Cụ thể là làm sao nâng
cao ý thức chấp hành của người dân thực hiện đúng phân loại CTRSHTN trên địa
bàn quận?
Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về chương trình, quận 11 đã triển
khai thực hiện tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức trong thời gian qua. Và
xác định công tác tuyên truyền là công tác trọng tâm trong giai đoạn đầu thực hiện
chương trình phân loại CTRSHTN. Vì vậy, để hồn thiện cơng tác tun truyền và
góp phần nâng cao nhận thức của người dân về chương trình phân loại CTRSHTN,
cần có sự nghiên cứu, đánh giá thực trạng để tìm ra những mặt đạt được và những
mặt hạn chế còn tồn tại, cũng như nguyên nhân và đề xuất giải pháp hoàn thiện. Tác
giả thực hiện đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh”
làm đề tài luận văn bảo vệ nhận học vị Thạc sĩ Kinh tế.
2.

Mục tiêu thực hiện đề tài.
2.1.

Mục tiêu nghiên cứu:

Thứ nhất, đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền phân loại CTRSHTN trên
địa bàn quận 11.
Thứ hai, Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền phân
loại CTRSHTN trên địa bàn quận 11.
Thứ ba, đề xuất xuất giái pháp hồn thiện cơng tác tun truyền phân loại
CTRSHTN trong thời gian tới, nhằm góp phần nâng cao ý thức chấp hành của

người dân phân loại CTRSHTN, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội và
BVMT của địa phương.
2.2.

Câu hỏi nghiên cứu:


4
+ Thực trạng công tác tuyên truyền phân loại CTRSHTN trên địa bàn quận 11 hiện
nay như thế nào?
+ Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền phân loại CTRSHTN trên
địa bàn quận 11?
+ Cần thực hiện những giải pháp nào đểhồn thiện cơng tác tun truyền phân loại
CTRSHTN trên địa bàn quận 11?
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền phân

loại CTRSHTNtrên địa bàn quận 11.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: địa bàn quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.
Về thời gian: tài liệu tổng quan được thu thập trong khoảng thời gian từ năm
2017-2020.
4.

Khung phân tích, dữ liệu và cách tiếp cận
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong đề tài nghiên cứu này,

với mục tiêu phân tích, đánh giá thực trạng và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến công

tác tuyên truyền phân loại CTRSHTNtrên địa bàn quận 11, cụ thể:
Thứ nhất, dữ liệu thứ cấp. Được thu thập từ các báo cáo tổng kết thực hiện
chương trình phân loại CTRSHTN trên địa bàn quận 11 trong giai đoạn 2017 đến
tháng 8 năm 2020, kế hoạch thực hiện chương trình phân loại CTRSHTN trên địa
bàn quận 11 giai đoạn 2017 - 2020; kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, phổ
biến thực hiện phân loại CTRSHTN; các báo cáo về tình hình sử dụng kinh phí
chương trình phân loại CTRSHTN; tham khảo các báo cáo khảo sát lấy ý kiến
người dân, tổ chức về chương trình phân loại CTRSHTN của các phường trên địa
bàn quận…; tham khảo kinh nghiệm các nước trên thế giới và các cơng trình nghiên
cứu khoa học của một số tác giả liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Thứ hai, dữ liệu sơ cấp. Sử dụng phương pháp chuyên gia, tác giả tiến hành
phỏng vấn sâu một số thành viên trong BCĐ có thâm niên và kinh nghiệm thực hiện


5
chương trình phân loại CTRSHTN. Kế tiếp tổng hợp, hiệu chỉnh thơng qua bảng
câu hỏi nhằm tìm ra các nhân tố tác động đến cơng tác tun truyền cho chương
trình này; thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ý kiến của các thành viên trong LLTTV
trực tiếp thực hiện công tác tuyên truyền phân loại CTRSHTN trên địa bàn quận 11;
phương pháp chọn mẫu phi xác suất được vận dụng với hình thức chọn mẫu thuận
tiện, tiến hành khảo sát các thành viên trong LLTTV.
Bằng phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích số liệu thứ cấp, ý kiến
đánh giá của các thành viên trực tiếp thực hiện cơng tác tun truyền để phân tích,
đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền phân loại
CTRSHTN trên địa bàn quận 11, từ đó đề xuất hàm ý quản trị hồn thiện cơng tác
tun truyền và nâng cao ý thức chấp hành của người dân thực hiện đúng phân loại
CTRSHTN trong thời gian tới.
5.

Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm các chương sau:
Chương 1: Tổng quan lý thuyết về tuyên truyền phân loại CTRSHTN
Chương 2: Thực trạng công tác tuyên truyền phân loại CTRSHTN trên địa bàn

quận 11.
Chương 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền phân loại
CTRSHTN trên địa bàn quận 11.
Chương 4: Giải pháp hồn thiện cơng tác tun truyền phân loại CTRSHTN
trên địa bàn quận 11 trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Đề tài tác giả đưa ra nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong thải bỏ rác
thải, giảm chất thải phát sinh, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường nước, khơng khí; góp
phần bảo vệ môi trường sống. Nâng cao hoạt động tái sử dụng, tái chế chất thải. Tạo
thêm nguồn nhiên liệu để sản xuất, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm quỹ đất.
Giảm chi phí trong quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.


6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TUYÊN TRUYỀN PHÂN
LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN
1.1. Khái quát về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn và chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1.1. Chất thải rắn
Theo Ngân hàng thế giới (2011), CTR (Soild Waste) được hiểu là toàn bộ các
chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn,
được thải bỏ khi khơng cịn hữu dụng hoặc không dùng nữa.
CTR bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt động của
con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng khơng cịn hữu ích hay khi con người
khơng muốn sử dụng nữa. (Nguyễn Văn Phước, 2008)

Như vậy, CTR được phát sinh từ các vật chất do con người thải bỏ trong quá
trình hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ, sinh hoạt hàng ngày, trường học,
bệnh viện…
1.1.1.2. Chất thải rắn sinh hoạt
Theo OECD (2015), CTRSH có nguồn gốc từ rác thải do hoạt động sinh hoạt
của con người tạo ra và rác thải tương tự từ các hoạt động thương mại, các tòa nhà
văn phòng, các cơ quan như trường học và các tịa nhà chính phủ, và các doanh
nghiệp nhỏ xử lý hoặc tiêu hủy rác thải tại cùng một cơ sở được sử dụng để thu gom
rác thải đô thị.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường - EPA (1019), cho rằng CTRSH bao gồm các vật
dụng hàng ngày như bao bì sản phẩm, đồ trang trí sân vườn, đồ đạc, quần áo, chai
và lon, thực phẩm, báo chí, thiết bị gia dụng, điện tử và pin. Các nguồn phát sinh
CTRSH bao gồm chất thải dân cư và chất thải từ các địa điểm thương mại và cơ
quan như doanh nghiệp, trường học và bệnh viện.
1.1.2. Những ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
CTRSH khi thải vào môi trường gây một số ảnh hưởng đến môi trường và sức
khỏe cộng đồng (Bảng 1.1). Tùy thuộc vào nền kinh tế của mỗi quốc gia, ý thức


7
cộng đồng của mỗi người dân, khả năng phát triển khoa học kỹ thuật về thu gom,
xử lý CTRSH và tái tạo nguồn nguyên liệu để sử dụng mà có sự đánh giá mức độ
ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường.
Bảng 1. 1. Những ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường và sức khỏe
cộng đồng
Những ảnh

Mức độ ảnh hưởng

hưởng


- Các loại rác hữu cơ dễ phân hủy gây hôi thối, phát triển vi
khuẩn làm ơ nhiễm mơi trường khơng khí, nước, đất, làm mất vệ
1. Sức

sinh môi trường và ảnh hưởng tới đời sống mọi người.

khỏe cộng - Rác thải khơng được thu gom, tồn đọng trong khơng khí, lâu
đồng
ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người sống xung quanh.
- Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh.
Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao,
2. Môi
trường
nước

cống rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp
và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực.
Rác có thể bị cuốn trơi theo nước mưa xuống ao, hồ, sơng, ngịi,
kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị nhiễm bẩn... hậu quả
dẫn đến hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ diệt.
Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện

3. Môi
trường

thuận lợi cho các thành phần hữu cơ trong rác thải phân huỷ, thúc
đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho

khơng khí con người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là

H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.
4. Cảnh
quan

Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi, chất động lộn xộn, không thu gom,
vận chuyển đến nơi xử lý…để lại những hình ảnh làm ảnh hưởng
rất đến vẻ mỹ quan.


8

Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, khi rác thải
5. Môi
trường
đất

được đưa vào môi trường và khơng được xử lý khoa học thì những
chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích
cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều lồi động vật không xương
sống… làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và
phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng…
Nguồn: Lê Anh Khoa (2010)

1.1.3. Phân loại CTRSHTN
1.1.3.1. Khái niệmphân loại CTRSHTN
Từ khái niệm CTRSH nêu trên, có thể nêu khái niệm phân loại CTRSH là quá
trình tách riêng CTRSH ra thành các thành phần của chất thải phát sinh từ các hộ
gia đình, khu cơng cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất
thải… và lưu giữ riêng biệt trước khi thu gom, vận chuyển chất thải đến nơi xử lý.
Việc phân loại CTRSH giúp xác định các loại khác nhau của CTRSH được

sinh ra. Giúp gia tăng khả năng tái chế và tái sử dụng các vật liệu trong chất thải,
đem lại hiệu quả kinh tế và BVMT.
1.1.3.2. Phương thức phân loại CTRSHTN
Nguồn gốc phát sinh CTRSH là do hoạt động của con người, chính vì vậy
CTRSH rất đa dạng. Hình thức phân loại CTRSH có thể dựa trên nguồn gốc phát
sinh và loại CTRSH (như: thành phần hóa học, tính chất độc hại, khả năng cơng
nghệ xử lý và tái chế…).
- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh, các nguồn CTRSH là nhất quán, phụ
thuộc vào các ngành và phạm vi hoạt động, như khu dân cư, khu thương mại,
trường học… (Tchobanoglous, et al., 1977)
- Phân loại CTRSH dựa trên đặc điểm vật lý, hóa học và sinh học của chất thải
(Phelps, et al., 1995),Bảng 1.2.
Bảng 1. 2. Phân loại CTRSH


9

Loại

Mô tả

Nguồi thải

chất thải động vật và thực vật phát
sinh từ việc xử lý, mua bán, lưu trữ,

Rác (Garbage)

chuẩn bị, nấu nướng và phục vụ thực
phẩm…


Tro và cặn (Ashes
and residues)
Chất

thải

được



cháy

Những chất cịn sót lại từ q trình đốt
củi, than và các vật liệu dễ cháy khác
để đun nấu, sưởi ấm…

cháy Vật liệu dễ cháy bao gồm giấy, bìa
khơng cứng, vải dệt, cao su, đồ trang trí…

Hộ gia đình, trung
tâm thương mại,
cơng

sở,

trường

học…


được Vật liệu khó cháy bao gồm thủy tinh,

(Combustible and sành sứ, lon thiếc và nhôm, vật liệu
non-combustible

kim loại và không chứa sắt và chất

wastes)

bẩn.

Chất

thải

cồng Các thiết bị gia dụng lớn như tủ lạnh,
(Bulky máy giặt, đồ nội thất, thùng, bộ phận

kềnh
wastes)

xe cộ, lốp xe, gỗ, cây cối và cành cây.

Chất thải đường Giấy, bìa cứng, nhựa, bụi bẩn, lá cây
phố (Street wastes)
Động

vật

chết


(Dead animals)

và các chất thực vật khác.
Động vật chết là những động vật chết
tự nhiên hoặc bị giết vơ tình trên
đường.

đường phố, lối đi,
ngõ hẻm, cơng viên
và các mảnh đất
trống…

Phương tiện bị bỏ
đi

(Abandoned Ơ tơ, xe tải và xe kéo bị bỏ đi.

vehicles)
Chất thải xây dựng


phá

dỡ Bao gồm đất, đá, bê tơng, gạch, gỗ xẻ, Các cơng trình xây

(Construction and vật liệu lợp mái...

dựng và phá dỡ.


demolition wastes)
Chất thải trang trại Hoạt động trồng trọt, thu hoạch, sản Các nông trại, cơ


10

(Farm wastes)

xuất sữa, nuôi động vật để giết mổ và sở chăn nuôi…
vận hành các cơ sở chăn nuôi.

Chất thải nguy hại các chất thải bệnh viên, chất phóng xạ,
(Hazardous wastes) chất nổ…

Các bệnh viện, khu
công nghiệp, kho,
bãi…

Nguồn: Phelps, et al., (1995)
1.1.3.3. Vai trị của chương trình phân loại CTRSHTN
Chương trình phân loại CTRSHTN có vai trị rất quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và sức khòe của cộng đồng, vai trò của
chương trình này có thể tóm tắt theo Bảng 1.3 như sau:

Bảng 1. 3. Vai trò của chương trinh phân loại CTRSHTN
Những ảnh hưởng

Nội dung
Góp phần tạo nguồn chất thải hữu cơ sinh học “sạch” để tái
sinh năng lượng (điện, nhiệt) và sản xuất compost chất lượng


1. Kinh tế

cao, an toàn; tạo nguồn chất hữu cơ nhiệt lượng cao để tái
sinh năng lượng một cách hiệu quả; nâng cao hiệu quả của hệ
thống tái chế.
Giúp tạo tiền đề triển khai những công nghệ xử lý chất thải

2. Hệ thống quản rắn thu hồi năng lượng; nâng cao chất lượng compost được


sản xuất; cần nhân lực và phương tiện để thu gom, vận
chuyển riêng biệt hai hoặc nhiều loại.
Góp phần giảm quỹ đất để chôn lấp chất thải; hạn chế các

3. Môi trường

nguy cơ ô nhiễm môi trường do bãi chôn lấp gây ra như ô
nhiễm mùi, nước rĩ rác; hạn chế phát tán các khí gây hiệu ứng
nhà kính; hạn chế thải bỏ chất nguy hại ra bãi chôn lấp.

4. Xã hội

Góp phần nâng cao ý thức, thay đổi hành vi của người dân
nhằm chung tay BVMT; hỗ trợ công tác giáo dục, tuyên


11
truyền BVMT; tái sử dụng nguồn tài nguyên cũng như tái
sinh năng lượng cung cấp điện năng.

Nguồn: Tác giả tổng hợp (2020)
1.2. Tuyên truyền phân loại CTRSHTN
1.2.1. Khái niệm tuyên truyền
Tuyên truyền là thuật ngữ quen thuộc được sử dụng nhiều trong xã hội và đặc
biệt là trong quá trình hoạt động BVMT. Theo Đại Từ điển Tiếng Việt (1999),
“tuyên truyền là giải thích rộng rãi để mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo”.
Khái niệm tuyên truyền vốn chỉ dùng trong chính trị, cịn được mở rộng thành
“Cơng tác tuyên truyền nhằm phổ biến, truyền bá đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của nhà nước, kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ phục
vụ sản xuất, đời sống..., định hướng tư tưởng trước các sự kiện tác động đến tư
tưởng, tình cảm, tâm trạng của quần chúng nhân dân” (Tài liệu bồi dưỡng thi nâng
ngạch chuyên viên cao cấp khối Đảng – Đoàn thể, 2015).
Theo tác giả Hồng Quốc Bảo (2006), có cách lý giải về thuật ngữ tuyên
truyền: “Tuyên truyền là phổ biến, giải thích một tư tưởng, một học thuyết, một
quan điểm nào đó, nhằm hình thành hoặc củng cố ở đối tượng tuyên truyền một thế
giới quan, nhân sinh quan, một lý tưởng, một lối sống… thơng qua đó mà ảnh
hưởng tới thái độ và tính tích cực của con người trong thực tiển xã hội”.
Có thể thấy, có nhiều cách giải thích khác nhau về thuật ngữ tuyên truyền,
nhưng các khái niệm đã nêu lên những đặc điểm chung, đó là: (i) tuyên truyền là
hoạt động truyền bá, giáo dục, giải thích nhằm chuyển biến và nâng cao nhận thức
của đối tượng tuyên truyền; (ii) tuyên truyền là bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, từ đó
xây dựng thành niềm tin cho đối tượng tuyên truyền. Từ đó, sẽ thúc đẩy đối tượng
tuyên truyền hành động một cách tự giác, nhằm thực hiện mọi mục tiêu, nhiệm vụ
mà hoạt động tuyên truyền đặt ra.
Đối với hoạt động tuyên tuyền BVMT, có thể thấy rằng “Tuyên truyền BVMT
là việc phổ biến, truyền bá chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, kiến
thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ, đời sống về BVMT với mục đích đẩy thái độ,


12

suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của người dân nhằm làm thay đổi thái độ, hành vi của
người dân về ý thức BVMT”.
1.2.2. Khái niệm tuyên truyền phân loại CTRSHTN
Từ trình những trình bày trên, có thể đưa ra khái niệm về công tác tuyên
truyền phân loại CTRSHTN là việc phổ biến rộng rãi trên tất cả các phương tiện
truyền thông và bằng nhiều phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp về cách thức thực
hiện phân loại CTRSHTN theo quy định của nhà nước nhằm làm thay đổi thái độ,
hành vi của người dân về ý thức BVMT nói chung và phân loại CTRSHTN nói
riêng, từ đó thúc đẩy khơng chỉ cá nhân tham gia mà cịn tạo ra sự tham gia mang
tính cộng đồng.
1.2.3. Vai trị của cơng tác tun truyền phân loại CTRSHTN
Vai trị của cơng tác tuyên truyền phân loại CTRSHTNcó thể tóm tắc qua
Bảng 1.4 như sau:
Bảng 1. 4. Vai trị của cơng tác tun truyền phân loại CTRSHTN
Những ảnh hưởng

Nội dung
Công tác tuyên truyền phân loại CTRSHTN là công tác rất
quan trọng, nhằm tạo cho người dân tiếp nhận thông tin một
cách đẩy đủ về phân loại CTRSHTN. Từ đó có những thói
quen, lối sống hịa hợp với mơi trường và đặc biệt là có

1. Nâng cao nhận
thức cộng đồng

những hoạt động tích cực trong việc giữ gìn và BVMT.
Thơng qua nhiều hình thức tuyên truyền như: hội thảo, tập
huấn, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng,
qua sách báo, tài liệu, tờ rơi… đã cung cấp cho người dân
những tri thức, nhận thức cần thiết. Từ đó tạo ra những hành

động tích cực và thiết thực của cả cộng đồng để thực hiện
nhiệm vụ cấp bách môi trường và địa phương.

2. Môi trường sống
3.

Quản



Ngăn ngừa ô nhiễm; giảm chất thải phát sinh; giảm ơ nhiểm
mơi trường nước, đất, khơng khí; giảm chôn lắp chất thải.

tài Giúp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, nâng cao hoạt động


×