Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

TRỊNH ĐỨC TÂM

HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM TOÁN NỘI BỘ
TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

TRỊNH ĐỨC TÂM

HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM TOÁN NỘI BỘ
TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng (Ngân hàng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm
Tác giả luận văn


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
TĨM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1. Sự cần thiết của đề tài .......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2
1.2.2.Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.6. Đóng góp của đề tài.............................................................................................. 4

1.7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................. 4
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .................6
2.1. Cơ sở lý thuyết về Kiểm toán nội bộ và hiệu quả hoạt động của NHTM ............ 6
2.1.1. Lý thuyết về kiểm toán nội bộ ..........................................................................6
2.1.1.1. Khái niệm kiểm toán nội bộ ...........................................................................6
2.1.1.2.Nguyên tắc hoạt động của KTNB: ..................................................................6
2.1.1.3. Giá trị mang lại của kiểm toán nội bộ ............................................................8
2.1.1.4. Mối liên hệ giữa quản trị doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và
kiểm soát nội bộ ..........................................................................................................9
2.1.2 Khái niệm hiệu quả hoạt động: ........................................................................10


2.1.3 Mối liên hệ thuận chiều giữa KTNB và hiệu quả hoạt động của NHTM ........13
2.2. Các nghiên cứu trước. ........................................................................................ 15
2.2.1. Nghiên cứu trong nước....................................................................................16
2.2.2 Nghiên cứu ngoài nước ....................................................................................18
2.3. Kết luận khoảng trống nghiên cứu ..................................................................... 21
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................22
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................23
3.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 23
3.2. Cách thức xây dựng thang đo ............................................................................. 26
3.3.Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 31
3.3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ......................................................................31
3.3.2. Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................33
3.3.2.1 Nghiên cứu định tính. ....................................................................................34
3.3.2.2 Nghiên cứu định lượng .................................................................................35
3.3.3 Nghiên cứu chính thức ....................................................................................36
3.3.3.1 Thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi ..............................................................36
3.3.3.2 Kỹ thuật đánh giá thang đo ...........................................................................37

3.3.3.3 Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................................38
3.3.3.4 Kỹ thuật phân tích hồi quy ............................................................................38
3.3.3.5.Phân tích tương quan.....................................................................................38
3.3.3.6.Kiểm định các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu.........................................39
3.3.3.7.Phân tích phương sai - ANOVA (ANalysis Of Variance) ............................39
3.3.3.8.Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể độc lập (Independent
Samples T-test)..........................................................................................................40
3.3.3.9.Kỹ thuật thống kê mô tả, tần số ....................................................................41
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................42
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU –THẢO LUẬN .......................................43
4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................ 43
4.1.1 Nhân tố giới tính ..............................................................................................43


4.1.2 Nhân tố độ tuổi ................................................................................................43
4.1.3 Về chức vụ ......................................................................................................44
4.1.4 Về thâm niên cơng tác .....................................................................................44
4.1.5 Về trình độ học vấn ..........................................................................................45
4.2. Kết quả nghiên cứu thực tế ................................................................................ 45
4.2.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. ........................................45
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA .....................................................................47
4.2.2.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập tác động đến HQHĐ ...47
4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc hiệu quả hoạt động tại
Ngân hàng .................................................................................................................50
4.2.3 Phân tích hồi quy ..............................................................................................50
4.2.3.1 Kiểm định các thang đo của mơ hình ............................................................50
4.2.3.2 Kiểm định giả thuyết về hệ số tương quan tuyến tính ..................................51
4.2.3.3 Kết quả chạy hồi quy.....................................................................................51
4.2.3.4 Phương sai của phần dư không đổi ...............................................................53
4.2.3.5 Các phần dư có phân phối chuẩn ..................................................................55

4.2.3.6 Kết quả kiểm định lại giả thuyết ...................................................................56
4.2.3.7 Mơ hình hiệu chỉnh ......................................................................................58
4.2.3.8 Kiểm định One sample T–test .......................................................................59
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................ 66
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..........................................................................................69
Chương 5: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KTNB .............................70
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 70
5.2 Các giải pháp ....................................................................................................... 70
5.2.1 Giải pháp cho yếu tố chính sách KTNB .........................................................71
5.2.2 Giải pháp cho yếu tố công khai thông tin KTNB ...........................................73
5.2.4 Giải pháp cho yếu tố quy trình KTNB ............................................................75
5.2.5 Giải pháp cho yếu tố độc lập của KTNB .........................................................76
5.2.6 Giải pháp cho yếu tố tiêu chuẩn KTNB ...........................................................76


5.3 Hạn chế của đề tài và nghiên cứu tiếp theo ......................................................... 78
5.3.1 Hạn chế của đề tài ...........................................................................................78
5.3.2 Nghiên cứu tiếp theo .......................................................................................78
Kết luận chương 5 ...................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBKT

Cán bộ kiểm tốn

CS


Chính sách

DL

Độc lập

EFA

Nhân tố khám phá

HQ

Hiệu quả

KTNB

Kiểm toán nội bộ

KTV

Kiểm toán viên

KTVNB

Kiểm toán viên nội bộ

NL

Năng lực


NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

QT

Quy trình

TC

Tiêu chuẩn

TT

Thơng tin


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng giả thuyết nhằm dự đoán chiều ảnh hưởng của tác động của kiểm
toán nội bộ đến hiệu quả hoạt động tại NHTM.........................................................24
Bảng 3.2: Bảng các biến đo lường công khai thông tin ............................................27
Bảng 3.3: Các biến đo lường Tiêu chuẩn KTNB ......................................................28

Bảng 3.4: Các biến đo lường xây dựng chính sách KTNB .......................................28
Bảng 3.5: Các biến đo lường quy trình KTNB .........................................................29
Bảng 3.6: Các biến đo lường Sự độc lập KTNB .......................................................29
Bảng 3.7: Các biến đo lường năng lực chuyên môn .................................................30
Bảng 3.8: Các biến đo lường Hiệu quả hoạt động NH .............................................30
Bảng 3.9: Bảng tóm tắt các giả thuyết ......................................................................31
Bảng 3.10: Bảng tình trạng phát phiếu khảo sát .......................................................36
Bảng 4.1: Thống kê giới tính của lãnh đạo, KTVNB ngân hàng ..............................43
Bảng 4.2: Thống kê độ tuổi của lãnh đạo, KTVNB ngân hàng ................................43
Bảng 4.3: Thống kê chức vụ của lãnh đạo, KTVNB ngân hàng...............................44
Bảng 4.4: Thống kê thâm niên công tác của lãnh đạo, KTVNB ngân hàng .............44
Bảng 4.5: Thống kê trình độ học vấn của lãnh đạo, KTVNB ngân hàng .................45
Bảng 4.6: Bảng Kiểm định độ tin cậy của từng thang đo .........................................46
Bảng 4.7: Kiểm định độ tin cậy của thang đo HQHĐ ..............................................47
Bảng 4.8: Bảng KMO và Kiểm định Bartlett............................................................47
Bảng 4.9: Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố ............................................................48
Bảng 4.10: Thống kê mơ hình ...................................................................................51
Bảng 4.11: Bảng kết quả hồi quy của từng biến .......................................................52
Bảng 4.12: Bảng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến HQHĐ .........................56
Bảng 4.13: Bảng tổng hợp giả thuyết sau khi kiểm định ..........................................58
Bảng 4.14: Giá trị trung bình của hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng .......................59
Bảng 4.15: Giá trị trung bình của các yếu tố ............................................................59
Bảng 4.16: Giá trị trung bình của các yếu tố Chính sách KTNB ..............................60
Bảng 4.17: Giá trị trung bình của yếu tố cơng khai thơng tin KTNB .......................61


Bảng 4.18: Giá trị trung bình của các yếu tố chât lượng nguồn nhân lực ................62
Bảng 4.19: Giá trị trung bình của yếu tố quy trình KTNB .......................................63
Bảng 4.20: Giá trị trung bình của yếu tố độc lập của KTNB ....................................64
Bảng 4.21: Giá trị trung bình của yếu tố Tiêu chuẩn KTNB ....................................65

Bảng 4.22: Mức độ tác động của các nhân tố kiểm toán nội bộ tác đến hiệu quả hoạt
động NHTM ..............................................................................................................66


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.1: Mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NH ...23
Hình 4.1: Đồ thị phân tán Normail P – P Plot...........................................................54
Hình 4.2: Đồ thị phân tán Scatterplot .......................................................................54
Hình 4.3: Biểu đồ tần số Histogram ..........................................................................55
Sơ đồ 3.3: Quy trình nghiên cứu ...............................................................................33
Sơ đồ 4.5: Mơ hình hiệu chỉnh về hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng ......................58


TĨM TẮT
Với đề tài “Tác động của Kiểm tốn nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các
NHTM” Tác giả trình bày các lý do lựa chọn đề tài, sự cần thiết và những điểm mới
của đề tài đi sâu hơn vào các yếu tố kiểm soát cụ thể theo khung COSO. Tiếp đó,
tác giả xác định được những mục tiêu nghiên cứu liên quan như: tìm hiểu cơ sở lý
thuyết liên quan, đưa ra mơ hình nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao tính hiệu
quả hoạt động của NHTM. Tác giả cũng đưa ra đối tượng nghiên cứu và phạm vi
nghiên cứu đề đề tài tập trung nghiên cứu vào mảng, lĩnh vực nhất định của NHTM.
Và thông qua đó, chúng ta có thể dễ dàng rút ra được những ý nghĩa lý luận và thực
tiễn của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu đã được thực hiện qua 02 giai đoạn chính: nghiên
cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính đã được thực hiện
bằng cách thảo luận với nhóm các cán bộ quản lý kiểm toán nội bộ tại các NHTM
tại Việt Nam và thảo luận nhóm với các kiểm tốn viên tại NHTM tại Việt Nam.
Sau khi thảo luận, tác giả đã tiến hành khảo sát thử trên 30 ý kiến kiểm toán viên để
điều chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu định lượng được tiến
hành khảo sát số lượng kiểm tốn viên với kích cỡ mẫu n=200. Hiệu quả hoạt động

NH được đo bằng 06 biến quan sát. Dữ liệu sau khi được thu thập đã được tiến hành
mã hóa, nhập dữ liệu vào chương trình phân tích số liệu thống kê SPSS 22.0 for
Windows để phân tích thơng tin và kết quả nghiên cứu.
Điểm nhấn mạnh ở luận văn này là tác giả đã đưa ra được kết quả nghiên cứu
các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng thể hiện bằng các nội
dung sau: Cơng khai thơng tin KTNB, Tiêu chuẩn KTNB, Chính sách KTNB, Quy
trình KTNB, Độc lập của KTNB, chất lượng nguồn nhân lực đến quản trị rủi ro
nhằm định hướng phát triển cho Các NHTM tại Việt Nam trong năm 2018. Đồng
thời từ việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro tại NHTM ở
Chương 4 và kết quả từ nghiên cứu, tác giả dựa vào đó để đưa ra một số giải pháp
và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động tại
Ngân hàng ở ngân hàng cũng như ngày càng nâng cao được sự hiệu quả hoạt động
của khách hàng khi sử dịch vụ ở Ngân hàng. Mặt khác tác giả cũng nêu lên tính hạn
chế của đề tài và bước nghiên cứu tiếp của đề tài.
Từ khóa: Kiểm toán nội bộ, hiệu quả hoạt động, ngân hàng thương mại


ABSTRACT
With the topic "The impact of Internal Audit on the performance of
commercial banks" The author presents the reasons for choosing the topic, the
necessity and new points of the topic to go deeper into the test factors. control
according to the COSO framework. Next, the author identifies relevant research
objectives such as: finding out relevant theoretical bases, offering research models,
proposing solutions to improve the operational efficiency of commercial banks. The
author also gives the research object and the scope of the research topic to focus on
research in certain areas and fields of commercial banks. And through that, we can
easily draw the theoretical and practical meanings of the topic.
Research methodology has been implemented through 02 main phases:
qualitative research and quantitative research. Qualitative research was carried out
by discussion with group of internal audit managers at commercial banks in

Vietnam and group discussion with auditors at commercial banks in Vietnam. After
the discussion, the author has conducted a test survey of over 30 auditor comments
to adjust and complete the survey questionnaire. Quantitative research was
conducted surveying the number of auditors with sample size n = 200. Banking
performance is measured by 06 observed variables. The collected data was
encrypted, entered the data into the statistical analysis program SPSS 22.0 for
Windows to analyze information and research results.
The highlight of this thesis is that the author has given the results of research
on factors affecting operational efficiency at the Bank as shown by the following
contents: Internal Audit Information Disclosure, Internal Audit Standards, Main
Internal Audit book, Internal Audit Process, Internal Audit of Internal Audit, the
quality of human resources to risk management to orient the development for
commercial banks in Vietnam in 2018. At the same time, from analyzing the status
of credit activities, Risk management at commercial banks is in Chapter 4 and the
results from the research, the author relies on it to offer a number of solutions and
recommendations to contribute to improving credit quality and operational
efficiency at banks. banks are also increasingly improving the operational efficiency
of customers when using the services at the Bank. On the other hand, the author also
raised the limitation of the topic and the next research step of the topic.
Keywords: Internal audit, operational efficiency, commercial banking


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
KTNB chính là một cơng cụ hoặc một chức năng trong quản trị NHTM.
KTNB giữ vị trí cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Nhiều các công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng thế giới như: Các nghiên
cứu của Cohen (2002), Springer (2004), Alan G. Hevesi (2005),…những cơng trình

này đều cho rằng kiểm tốn nội bộ là một trong những biện pháp quan trọng để
ngăn ngừa, phát hiện sai phạm và yếu kém của tổ chức.
Theo Phạm Quang Huy (2015), Vũ Thu Phụng (2016), Trịnh Như Quỳnh
(2016)… đều nhấn mạnh rằng, hệ thống KTNB có vai trò rất quan trọng đối với
hoạt động quản lý của đơn vị.
Theo Nguyễn Thị Gấm (2018) nghiên cứu về “ Kiểm toán nội bộ trong hệ
thống NHTM tại Việt Nam” cho thấy rằng, hệ thống ngân hàng về sau phát triển
nhanh cả về phạm vi hoạt động, qui mô đã bộc lộ nhiều vấn đề về tăng trưởng tại
nhiều lĩnh vực có mức độ rủi ro cao, trong khi tính minh bạch về báo cáo kinh
doanh và sở hữu đã và đang gây ra những tác động tiêu cực không nhỏ đến sự ổn
định và tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. Một trong những nguyên nhân cơ bản
là do công tác KTNB tại các ngân hàng chưa được tổ chức một cách hiệu quả, chưa
đảm bảo những nguyên tắc và yêu cầu chung trong quá trình vận hành.
Theo Báo cáo tổng kết của NHNN trong giai đoạn 2010 - 2018, các NHTM
cần có một cơng cụ hữu hiệu để có thể đánh giá được tính hiệu quả của các nguồn
lực trong nội bộ tổ chức. Thực hiện công tác kiểm toán nội bộ hiệu quả là giải pháp
tối ưu và cấp thiết trong điều kiện hiện nay đối với các NHTM. Đồng thời qua việc
tham khảo và tìm hiểu các nguồn tài liệu liên quan chưa có tài liệu nào nghiên cứu
nào về những tác động của kiểm tốn nội bộ đến hiệu quả hoạt động của NHTM.
Thơng qua việc khảo sát một số ngân hàng, rõ ràng kiểm tốn nội bộ chỉ xây
dựng chương trình kiểm tốn tn thủ là chủ yếu mà chưa có cơng tác thanh tra,
kiểm tra hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc này dẫn đến các NH sẽ
có nguy cơ rủi ro kiểm soát hay báo cáo kiểm toán không đủ, không đúng và không


2

đưa ra được những biện pháp ngăn chặn và xử lý rủi ro phù hợp. Ngoài ra các hoạt
động khác của NH như xây dựng cơ bản, kinh doanh tiền tệ, ngân quỹ…đều chưa
được kiểm soát nội bộ chặt chẽ.

Từ các lý do nêu trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Hồn thiện cơng tác
kiểm tốn nội bộ trong các NHTM Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng qt
Xác định thực trạng cơng tác kiểm tốn nội bộ và hiệu quả của cơng tác kiểm
tốn nội bộ trong các NHTM Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp hồn thiện
tính hiệu quả, hiệu lực của KTNB tại NHTM Việt Nam.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tác động của KTNB đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại
Việt Nam.
-Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác KTNB góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động của NHTM tại Việt Nam
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các tác động của KTNB đến hiệu quả hoạt động của
NHTM tại Việt Nam.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
-

Về không gian: tại các NHTMCP Việt Nam

-

Về thời gian: Các số liệu điều tra, phỏng vấn được thu thập trong giai

đoạn 2016-2018 là thời kỳ sau khi Việt Nam đẩy mạnh tái cấu trúc hệ thống NHTM
năm 2011-2015 hướng đến hệ thống TCTD hiện đại, an toàn, hiệu quả và phát triển
bền vững
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng.

Để phù hợp với nội dung, mục đích và yêu cầu của đề tài, tác giả đã sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu sau:


3

Nghiên cứu định tính:
- Mục tiêu của nghiên cứu định tính là khám phá những thành phần của
KTNB đến hiệu quả hoạt động của NHTM và xác định các biến quan sát của thang đo
nghiên cứu.
- Nghiên cứu định tính được thực hiện qua 2 bước: thảo luận nhóm trực tiếp
với các chuyên gia tài chính (các giám đốc chi nhánh, trưởng phịng tín dụng, trưởng
phịng kiểm tốn nội bộ) tại NHTM, sau đó tiến hành khảo sát thử trên một số cán bộ
KTNB để điều chỉnh các yếu tố trong thang đo tại bảng câu hỏi khảo sát.
Nghiên cứu định lượng:
- Đối tượng tham gia khảo sát là ban lãnh đạo, cán bộ kiểm toán tại các
NHTMCP vào thời điểm năm 2019. Thực tế cho thấy, số phiếu phát ra là 210, số
phiếu thu về là 210, số phiếu hợp lệ là 200.
- Phương pháp mô tả: mô tả hoạt động của ngân hàng qua giai đoạn 20162018.
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp các dữ liệu thứ cấp
nhằm đánh giá và phân tích đề tài một cách khách quan và chính xác nhất. Nguồn
dữ liệu thứ cấp này chủ yếu được thu thập từ báo cáo thường niên và báo cáo ngành
của Ngân hàng nhà nước và các NHTM do tác giả tổng hợp và xử lý theo yêu cầu
của từng nội dung trong luận văn cần hướng tới.
- Bên cạnh đó, nguồn số liệu từ các tạp chí chuyên ngành và các website
của cơ quan nhà nước, ngân hàng như: Báo cáo kiểm tốn Nhà nước, báo cáo kiểm
tốn tài chính của các NHTM, hiệu quả hoạt động của NHTM… cũng được sử dụng
làm nguồn dữ liệu thứ cấp cho việc nghiên cứu và thực hiện đề tài.
- Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 22.0 làm cơng cụ phân tích, xử lý dữ liệu.
Trong đó thực hiện các kỹ thuật: Thống kê mơ tả; Kiểm định thang đo Cronbach’s

Alpha; Phân tích nhân tố khám phá EFA; Phân tích hồi qui bội, kiểm định mơ hình
nghiên cứu; Kiểm định các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu; Kiểm định phương
sai ANOVA và Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể độc lập
(Independent Samples T-test).


4

1.6. Đóng góp của đề tài
- Đề tài đã khái quát hệ thống cơ sở lý luận về KTNB, hiệu quả hoạt động
của NHTM, tác động giữa KTNB và hiệu quả hoạt động trong NHTM.
- Qua mơ hình các biến nghiên cứu phân tích các nội dung cơ bản của
KTNB, quá trình hình thành và phát triển, tình hình ứng dụng của KTNB tại Việt
Nam và một số điển hình trên thế giới.
- Phân tích được thực trạng KTNB tại các NHTM, trong đó tập trung phân
tích các mặt tồn tại, hạn chế và yếu kém của KTNB đối với hiệu quả hoạt động của
NH.
- Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tăng cường hoạt động KTNB đối với
hiệu quả hoạt động của NHTM dựa trên các chỉ dẫn và các chuẩn mực theo KTNB.
1.7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo,… bài nghiên cứu
có kết cấu gồm 5 chương với nội dung như sau:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu – thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


5


TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Thơng qua chương 1 trình bày các lý do lựa chọn đề tài, sự cần thiết và
những điểm mới của đề tài đi sâu hơn vào các yếu tố kiểm sốt cụ thể theo khung
COSO. Tiếp đó, tác giả xác định được những mục tiêu nghiên cứu liên quan như:
tìm hiểu cơ sở lý thuyết liên quan, đưa ra mơ hình nghiên cứu, đề xuất giải pháp
nâng cao tính hiệu quả hoạt động của NHTM. Tác giả cũng đưa ra đối tượng nghiên
cứu và phạm vi nghiên cứu đề đề tài tập trung nghiên cứu vào mảng, lĩnh vực nhất
định của NHTM. Và thơng qua đó, chúng ta có thể dễ dàng rút ra được những ý
nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.


6

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1. Cơ sở lý thuyết về Kiểm toán nội bộ và hiệu quả hoạt động của NHTM
2.1.1. Lý thuyết về kiểm toán nội bộ
2.1.1.1. Khái niệm kiểm toán nội bộ
Theo chuẩn mực Kiểm toán quốc tế IIA (2011) “KTNB là một hoạt động
được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và giải quyết các hoạt động của tổ chức. KTNB
giúp tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra thông qua việc áp dụng các phương pháp
có hệ thống và quy tắc nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, kiểm
sốt và các quy trình quản trị”.
Rõ ràng ta thấy KTNB có hoạt động độc lập, tách biệt hoàn toàn với các bộ
phận, đối tượng được kiểm toán. Mặt khác, nếu xét trên mối quan hệ kiểm sốt có
tn thủ đúng quy trình hay khơng thì KTNB cung cấp dịch vụ đảm bảo và tư vấn
thực hiện quy trình, gia tăng tính hiệu quả và hiệu lực của HT KSNB tại đơn vị.
Để đánh giá hoạt động kiểm toán nội bộ hoạt động như thế nào thì chúng ta
đánh giá tính hiệu quả và hiệu lực của quy trình quản trị rủi ro, kiểm sốt và quản trị
NHTM.

2.1.1.2.Nguyên tắc hoạt động của KTNB:
Theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định nguyên tắc hoạt động của
KTNB bao gồm có 3 nguyên tắc chính: độc lập, khách quan và chuyên nghiệp.
Theo Alwala, O.L., Biraori, O.E. (2015): chuẩn mực đầu tiên được IIA ban
hành lần đầu tiên vào năm 1978 và trong một thời gian dài thì những chuẩn mực
này hầu như khơng thay đổi gì cả. Cho đến tháng 6 năm 2001 thì được chỉnh sửa
hồn tồn. Và dân dần những năm tiếp theo thì chuẩn mực đều được bổ sung sửa
đồi dần dần, tăng từ 2.216 từ vào tháng 6 năm 2001 lên 5241 từ vào tháng 1 năm
2011.
Các bộ phận khác bắt buộc của Ủy ban KTNB quốc tế là Đạo luật về đạo đức
và định nghĩa về KTNB cũng dựa theo khung chuẩn mực thực hành chuyên nghiệp
Quốc tế của IIA và được cấu thành một phần từ những chuẩn mực của KTNB.


7

Những phần không bắt buộc gồm: tư vấn thực hành, hướng dẫn thực hành, các văn
bản thông cáo khác.
Sử dụng cách diễn đạt “phù hợp với chuẩn mực quốc tế về tính thực
hành chun nghiệp của KTNB”
Chuẩn mực kiểm tốn nội bộ số 1321 đã được giải thích khác, bản thân
chuẩn mực khơng thay đổi nhưng nó cho rằng “KTNB được quy định và điều khiển
bởi giám đốc điều hành trong q trình kiểm tốn phù hợp với chuẩn mực quốc tế
về thực hành chuyên nghiệp”. Từ đó chuẩn mực 1321 được giải thích lại là: “Hoạt
động KTNB phù hợp với các chuẩn mực khi nó đạt được những kết quả mô tả trong
văn bản định nghĩa KTNB, đạo luật về đạo đức và chuẩn mực. Các kết quả của việc
đảm bảo chất lượng và chương trình cải tiến bao gồm các kết quả của các đánh giá
nội bộ và độc lập. Tất cả các hoạt động KTNB sẽ cho các kết quả về đánh giá nội
bộ. Hoạt động KTNB tồn tại ít nhất là 5 năm cũng sẽ cho kết quả của những đánh
giá độc lập.”

Giá trị tăng thêm
Theo Chuẩn mực hiệu suất 2000 quy định: “Giám đốc điều hành kiểm toán
phải quản lý hoạt động KTNB để tăng thêm giá trị cho tổ chức”tức là:
“Hoạt động KTNB làm tăng giá trị cho tổ chức (và các bên liên quan) khi nó
cung cấp sự đảm bảo khách quan và có liên quan, góp phần nâng cao hiệu quả trong
quản lý, quản trị rủi ro, và quy trình kiểm sốt”.
Quản trị Rủi ro kiểm tốn
Theo Chuẩn mực 2120 thì quản trị rủi ro kiểm tốn vẫn khơng thay đổi với
nội dung như sau: “Hoạt động KTNB phải đánh giá tính hiệu quả và góp phần cải
thiện quy trình quản trị rủi ro”.
Ngoài ra chuẩn mực này được thêm một số văn bản bổ sung để làm rõ ràng
những đánh giá về quản trị rủi ro các kiểm toán viên nội bộ có thể xảy ra trên một
số cam kết kiểm tốn: “Hoạt động KTNB có thể thu thập thơng tin để hỗ trợ cho sự
đánh giá này trong rất nhiều cam kết. Kết quả của những cam kết này khi được đánh


8

giá cùng lúc sẽ giúp người đọc hiểu được quy trình rủi ro của tổ chức quản lý và sự
hiệu quả của các quy trình đó”.
Theo IIA (2011), trong q trình thực hiện cơng tác kiểm tốn và tư vấn,
người làm công tác KTNB cần phải áp dụng các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp
KTNB với nội dung gồm:
- Tính chính trực: Thể hiện thơng qua sự trung thực, tính cẩn trọng và tinh
thần trách nhiệm của người làm công tác kiểm tốn nội bộ.
- Tính khách quan: Tính khách quan là đức tính có thể nói quan trọng
nhất trong đức tính về chun mơn của người làm kiểm tốn, việc thu thập, đánh giá
và trao đổi thông tin về tình hình hoạt động và quy trình kiểm tốn cần được đánh
giá khách quan, chính xác thể hiện rõ tình hình của đơn vị. Người làm kiểm tốn
khơng bị ảnh hưởng hoặc chi phối từ các lợi ích cá nhân hoặc mối quan hệ nào để

đưa ra xét đoán và kết luận của mình.
- Năng lực chun mơn và tính thận trọng: Kỹ năng, kinh nghiệm và
chuyên môn được kiểm tốn nội bộ áp dụng trong cơng tác kiểm tốn nội bộ. Nếu
kiểm toán đáp ứng được yếu tố này sẽ đáp ứng được chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ
thuật được áp dụng.
- Tính bảo mật: Kiểm tốn nội bộ khơng được phép tiết lộ các thơng tin
trong q trình kiểm tốn nếu khơng được phép của các cấp có thẩm quyền trừ khi
việc cung cấp thông tin thuộc yêu cầu của luật pháp.
- Tư cách nghề nghiệp: Kiểm toán nội bộ phải giữ hình ảnh nghề nghiệp
của mình, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.
2.1.1.3. Giá trị mang lại của kiểm tốn nội bộ
HĐQT và Ban điều hành sử dụng KTNB để nhận lại sự đảm bảo, tư vấn
chuyên sâu khách quan về hiệu quả và hiệu năng của các quy trình quản trị, quy
trình kiểm sốt nội bộ và quy trình quản trị rủi ro bao gồm: quản trị công ty, rủi ro
kiểm sốt; đánh giá, phân tích, hỗ trợ; trên cái nhìn khách quan, độc lập, trách
nhiệm và chính trực


9

Tùy theo từng yêu cầu của quốc gia, tính đặc thù của pháp luật từng nước mà
giá trị mang lại của KTNB cịn có thể bao gồm: tn thủ, hiệu quả, chất lượng, xây
dựng và hỗ trợ.
2.1.1.4. Mối liên hệ giữa quản trị doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và
kiểm soát nội bộ
Cùng với Định nghĩa KTNB, IIA có đưa ra các Chuẩn mực và Hướng dẫn riêng
liên quan đến Quản trị, Quản lý rủi ro và Kiểm sốt (Chuẩn mực 2110, 2120, 2130).
a.Quản trị cơng ty và Kiểm tốn nội bộ
Quản trị cơng ty (Corporate Governance) là một khái niệm rộng và theo Định
nghĩa KTNB của IIA thì KTNB với vai trị của một chức năng kiểm tốn có trách

nhiệm đánh giá và cải tiến các quy trình quản trị của doanh nghiệp, trong đó quản
trị được định nghĩa là “tổng hợp các quy trình và cấu trúc được HĐQT áp dụng để
thông báo, định hướng, quản lý và giám sát các hoạt động của doanh nghiệp hướng
tới việc đạt được các mục tiêu của mình”.
Theo IIA, KTNB xét về mặt chức năng được coi là một chủ thể trong một
mơ hình quản trị hiệu quả bên cạnh các chủ thể khác gồm: chức năng/cơ quan định
hướng và giám sát việc điều hành, các cấp quản lý điều hành/vận hành và kiểm toán
độc lập (kiểm tốn báo cáo tài chính) như sơ đồ dưới đây:


10

b. Kiểm soát nội bộ và Kiểm toán nội bộ
Theo COSO thì KSNB được định nghĩa là một quy trình do HĐQT, các cấp
quản lý và các nhân viên của doanh nghiệp thực hiện, được thiết lập để cung cấp
một sự đảm bảo hợp lí nhằm thực hiện mục tiêu dưới đây:
• Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động;
• Mức độ tin cậy của các báo cáo, thơng tin cơng bố;
• Việc tn thủ pháp luật, quy định và chính sách.
Năm cấu phần khung KSNB bao gồm: (1) Mơi trường kiểm sốt; (2) Đánh
giá rủi ro; (3) Hoạt động kiểm sốt; (4) Thơng tin và truyền thơng; và (5) Hoạt động
giám sát.
KTNB là một chức năng giám sát độc lập và hiệu quả thuộc hợp phần giám
sát, và đối tượng của KTNB chính là các hợp phần khác trong Khung KSNB này.
Ngồi ra trong quản trị cơng ty nói chung và thực hành KTNB nói riêng tại
Việt Nam, thường có sự nhầm lẫn giữa khái niệm về KSNB và KTNB. Về bản chất
như đã nêu, KSNB là một quy trình tổng thể tồn doanh nghiệp (theo COSO) hoặc
là một hệ thống các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức.
Trong khi đó, KTNB chỉ là một hoạt động/ chức năng độc lập, khách quan và
đương nhiên cũng nằm trong hệ thống quy trình KSNB trải dài trên tồn doanh

nghiệp.
2.1.2 Khái niệm hiệu quả hoạt động:
Theo Nguyễn Việt Hùng (2008) “Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục
tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và những chi phí
bỏ ra để có kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả
càng cao”.
Theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN định nghĩa: “Hiệu quả hoạt động được
hiểu theo nghĩa chung nhất là các lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội mà một cá nhân
hay tổ chức đạt được trong quá trình hoạt động của mình. Đối với tất cả các NHTM
hoạt động trong nền kinh tế, với các cơ chế quản lý khác nhau thì có các nhiệm vụ


11

mục tiêu hoạt động khác nhau”.
Trong mỗi giai đoạn phát triển thì các NHTM đều có những mục tiêu và
chiến lược khác nhau, nhưng NHTM nào cũng quan tâm đến cái đích cuối cùng là
tối đa hóa lợi nhuận. Để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM thì bên cạnh hiệu
quả xã hội, hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu quan trọng chủ yếu để đánh giá.
Tóm lại, sự chênh lệch giữa kết quả thu được và chi phí nguồn lực chính là
hiệu quả hoạt động. Hiệu quả hoạt động cho thấy rằng tốc độ tăng của kết quả
nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí đã chi ra để đạt được kết quả đó.
Mơ hình tổ chức KTNB tại NHTM:
Tổ chức bộ máy phải dựa trên cơ sở hoạt động KTNB và các đặc điểm của
các NHTM.
Về mô hình tổ chức
Theo kết quả khảo sát của Nguyễn Việt Hùng, (2008) cho thấy: 90% NH có
bộ phận KTNB tổ chức theo mơ hình tập trung, duy nhất 10% tổ chức KTNB theo
mơ hình kết hợp. Theo mơ hình này, bộ phận KTNB chỉ thành lập tại trụ sở chính,

NH mẹ; tại các đơn vị trực thuộc không thành lập bộ phận KTNB. Bộ phận KTNB
trung tâm sẽ thực hiện tồn bộ cơng tác KTNB tại trụ sở chính và đơn vị thành viên.
Mơ hình này có ưu điểm là đảm bảo tính khách quan, độc lập của hoạt động kiểm
toán đối với đơn vị thành viên; tổ chức bộ máy KTNB gọn nhẹ và chỉ chịu sự chỉ
huy trực tiếp của người đứng đầu. Mơ hình này có hạn chế là tại các đơn vị trực
thuộc không phát huy đầy đủ vai trị của KTNB. Mơ hình tổ chức này chỉ nên áp
dụng đối với NHTM xây dựng theo mơ hình tổ chức độc lập hoặc tổ chức thành
viên và quy mô của tổ chức thành viên không lớn, tập trung trên một địa bàn nhất
định. Đây cũng là mơ hình phù hợp với hoạt động mang tính tập trung, bộ máy gọn
nhẹ của các NHTM. Còn tại 10% các NH tổ chức KTNB theo mơ hình kết hợp
thường là các NH lớn có qui mơ lớn trên 1000 cán bộ, nhân viên và nhiều chi nhánh
trên toàn quốc. Tại các NH này, bộ phận KTNB được tổ chức thành ban KTNB và
đặt phòng KTNB tại các trụ sở quản lý và có trách nghiệm tổng hợp báo cáo ra trụ


12

sở chính. Ưu điểm của mơ hình này là đảm bảo tính năng động nhưng chưa phù hợp
với qui mơ tương đối nhỏ của các NHTM.
Về đội ngũ nhân sự
Theo nghiên cứu của Trần Việt Dung (2016) cho biết:
Về số lượng: 88% NH có số lượng cán bộ KTNB từ 1 - 5 người, trong đó có
tới 85% NH chỉ có 1 - 2 cán bộ KTNB. Chỉ có 15% NH cịn lại có số cán bộ KTNB
trên 20 người. Số lượng cán bộ KTNB nhìn chung dao động tương ứng với quy mô
của các NH. Xét về tỷ lệ số cán bộ KTNB trên tổng số cán bộ nhân viên của NH, tỷ
lệ này dao động trong khoảng 1,5% - 3%. Như vậy, xét về số tuyệt đối, thì số lượng
KTVNB dường như là ít, nhưng nếu xét về số tương đối, thì số lượng KTVNB là
phù hợp so với thông lệ quốc tế (tỷ lệ KTVNB tại các TCTD được khảo sát trong
điều tra của Ủy ban Basel trung bình là 1%). Điều này là do bản thân số lượng cán
bộ, nhân viên của các NHTM nói chung là nhỏ, với 83% NH chỉ có dưới 200 cán

bộ, nhân viên.
Về trình độ: Một số NHTM chú trọng tuyển dụng cán bộ có kinh nghiệm làm
việc là KTV độc lập, có chứng chỉ KTV làm trụ cột. Có 25% các NH có sử dụng
các KTV có chứng chỉ KTV do Bộ Tài chính cấp. Số lượng KTV có chứng chỉ
KTV chiếm khoảng 14% tổng số nhân viên KTNB. Các KTV có chứng chỉ chủ yếu
được tuyển từ các NH, kiểm tốn tài chính và đều được bổ nhiệm vào vị trí trưởng,
phó bộ phận KTNB tại các NHTM.
Về tuyển dụng: Việc tuyển dụng được kết hợp từ nội bộ của NH và bên
ngoài. Đối với tuyển dụng nội bộ, KTV được tuyển dụng có thể làm việc tại bộ
phận kế tốn hoặc các phịng ban nghiệp vụ như tín dụng, đầu tư. Đối với tuyển
dụng từ bên ngoài, các NH thường ưu tiên tuyển nhân sự có kinh nghiệm làm việc
tại các cơng ty kiểm tốn tài chính.
Các NH có số nhân viên KTNB ít thường là các NH có quy mơ nhỏ, hoặc tổ
chức cả bộ phận KTNB và KT, KTNB. Ngoài số cán bộ KTNB, bộ phận KTNB có
thể huy động cán bộ của bộ phận KT, KTNB hoặc các bộ phận khác trong NH khi
có yêu cầu. Cách thức tổ chức như vậy là xuất phát từ qui mô nhỏ của các NHTM


×