Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Mô hình của trường đại học Ohio ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.58 KB, 3 trang )

Mô hình của trường đại học Ohio
Theo mô hình nầy, các nhà quản lý có thể tập trung sự khuyến khích, động viên
của mình theo hai hướng: chú trọng đến con người và chú trọng đến công việc.
 Phong cách lãnh đạo chú trọng đến con người:
Phong cách lãnh đạo chú trọng đến con người có đặc trưng nổi bật là sự quan tâm
đến đời sống, lợi ích và gần gũi, lắng nghe ý kiến nhân viên. Các nhà lãnh đạo theo
phong cách nầy cố gắng tạo ra bầu không khí thân thiện và dễ chịu nơi làm việc.
Do đó đem lại cho nhân viên ham muốn hoàn thành công việc của họ một cách
hoàn hảo và điều đó khiến cho công việc của họ được thực hiện dễ dàng hơn.
Nhà lãnh đạo tìm kiếm sự nhất trí của cấp dưới bằng cách đối xử với họ dựa trên
sự tôn trọng cá nhân và phẩm giá, giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng quyền hạn.
Những hành vi của nhà lãnh đạo ân cần là:
 Biểu lộ sự đánh giá cao khi nhân viên hoàn thành tốt một công việc.
 Không đòi hỏi quá mức mà người nhân viên có thể thực hiện.
 Giúp đỡ nhân viên giải quyết những vấn đề riêng tư của họ.
 Đối xử một cách thân thiện và gần gũi với nhân viên
 Khen thưởng kịp thời những nhân viên hoàn thành tốt công việc
 Phong cách lãnh đạo chú trọng đến công việc
Đặc trưng nổi bật của phong cách nầy là những hoạt động hoạch định, tổ chức,
kiểm soát và phối hợp các hoạt động của cấp dưới. Phong cách này dựa trên cơ sở
những giả thiết của thuyết X.
Những hành vi điển hình của nhà lãnh đạo chú trọng vào công việc bao gồm:
 Phân công nhân viên đảm nhiệm vào công việc cụ thể.
 Thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá thành tích
 Cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết cho nhân viên theo yêu cầu của
công việc.
 Lập biểu đồ tiến hành công việc cho các thành viên của nhóm đảm nhận
 Khuyến khích áp dụng những quy trình thống nhất.
Do hai nhóm hành vi quna tâm tới công việc và quan tâm tới con người là tương
đối độc lập với nhau nên có thể có 4 phong cách lãnh đạo : (1) Quan tâm tới công
việc cao và con người thấp; (2) Quan tâm tới công việc cao và con người cao; (3)


Quan tâm tới công việc thấp và con người cao; (4) Quan tâm tới công việc thấp và
con người thấp.
Bốn dạng phong cách này được thể hiện qua sơ đồ :
Công việc : Ít
Con người:Nhiều
S3
Công việc: Nhiều
Con người : Nhiều
S2
Công việc: Ít
Con người : Ít
S4
Công việc : Nhiều
Con người : Ít
S1
QUAN TÂM TỚI CÔNG VIỆC
Ô S1: Người lãnh đạo chủ yếu hướng tới việc làm cho công việc được thực hiện,
sự quan tâm tới con người là thứ yếu
Ô S2: Người lãnh đạo theo đuổi việc đạt tới năng suất cao trong sự cân đối giữa
việc làm cho công việc được thực hiện và duy trì sự đoàn kết, gắn bó của nhóm và
tổ chức
Ô S3: Người lãnh đạo theo đuổi việc động viên sự hài hòa của nhóm và thỏa mãn
các nhu cầu xã hội của người dưới quyền
Ô S4: Người lãnh đạo giữ vai trò thụ động và để mặc tình thế diễn ra
Mối liên hệ giữa:
1. Cơ sở quyền lực – Mức độ sẵn sàng – Phong cách lãnh đạo:
S1 : Chỉ đạo S2 : Kèm cặp S3: Hỗ trợ S4: Ủy quyền
QUAN TÂM TỚI CON NGƯỜI
NhiềuÍt
Ít

Nhiều
Thấp Trung bình Cao
R1 R2 R3 R4
Cưỡng bức Khuyến khích Tư vấn Chuyên môn
Liên kết Pháp lý Thông tin
2. Thuyết của Jonh Stinson va Thomas Hohnson:
Bổn phận: Cao
Quan hệ : Thấp
S1
Bổn phận : Thấp
Quan hệ : Thấp
S4
Bổn phận : Cao
Quan hệ : Cao
S2
Bổn phận: Thấp
Quan hệ : Cao
S3
CẤU TRÚC NHIỆM VỤ
Các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu sau này chỉ ra rằng dù có một tương quan
chặt giữa sự thỏa mãn của người lao động với quan tâm tới tất cả công việc va 2
con người, song phong cách quan tâm cao tới cả công việc và con người không
phải luôn tạo ra kết quả tốt nhất.
MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CỦA NHÂN VIÊN
THẤP
CAO
THẤP CAO

×