Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Nghiên cứu sử dụng ozone trong sản xuất giống cua biển (Scylla paramamosain Estampador, 1949)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 210 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN VIỆT BẮC

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG OZON
TRONG SẢN XUẤT GIỐNG CUA BIỂN
(Scylla paramamosain Estampador, 1949)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2021


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ....................................................................................................... i
TÓM TẮT ............................................................................................................. ii
ABSTRACT.......................................................................................................... iv
LỜI CAM KẾT ..................................................................................................... vi
MỤC LỤC ............................................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ xiii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. xv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... xv
Chương 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................................. 2


1.5. Điểm mới của nghiên cứu .............................................................................. 3
1.6. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 3
1.7. Thời gian thực hiện ........................................................................................ 3
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 4
2.1. Đặc điểm sinh học cua biển ........................................................................... 4
2.1.1. Đặc điểm phân loại ..................................................................................... 4
2.1.2. Phân bố ....................................................................................................... 5
2.1.3. Môi trường sống và cư trú .......................................................................... 5
2.1.4. Vòng đời ..................................................................................................... 5
2.1.5. Đặc điểm sinh sản ....................................................................................... 7
2.1.5.1 Sự thành thục của cua biển ....................................................................... 7
2.1.5.2 Di cư sinh sản ........................................................................................... 7
2.1.5.3 Tập tính bắt cặp, đẻ trứng và ấp trứng ...................................................... 8
2.1.5.4 Sự phát triển của các giai đoạn ấu trùng ................................................... 9
2.1.6. Đặc điểm sinh trưởng.................................................................................. 10
2.1.6.1. Lột xác và tái sinh .................................................................................... 10
2.1.6.2. Các giai đoạn của quá trình lột xác .......................................................... 11
2.1.6.3. Các yếu tố điều khiển quá trình lột xác ................................................... 12
2.1.6.4. Tuổi thọ và kích thước tối đa của cua ...................................................... 12
2.1.7. Đặc điểm dinh dưỡng.................................................................................. 13
2.2. Sản xuất giống cua biển ................................................................................. 13
2.2.1. Lựa chọn cua mẹ nuôi vỗ ........................................................................... 13
2.2.2. Hệ thống nuôi vỗ......................................................................................... 14
vii


2.2.3. Khẩu phần ăn và chế độ cho ăn .................................................................. 14
2.2.4. Sinh sản ....................................................................................................... 15
2.2.5. Ấp nở .......................................................................................................... 16
2.2.6. Ương ấu trùng Zoea .................................................................................... 16

2.2.6.1. Lựa chọn ấu trùng ................................................................................... 16
2.2.6.2. Nước ương ấu trùng ................................................................................. 17
2.2.6.3. Nhiệt độ.................................................................................................... 17
2.2.6.4. Độ mặn ..................................................................................................... 17
2.2.6.5. Ánh sáng .................................................................................................. 17
2.2.6.6. Bể ương .................................................................................................... 18
2.2.6.7. Thay nước và xiphon ............................................................................... 18
2.2.6.8. Thức ăn và giàu hóa thức ăn .................................................................... 19
2.2.7. Ương megalop ........................................................................................... 21
2.3. Một số bệnh trên cua mẹ, trứng và ấu trùng cua biển.................................... 23
2.3.1. Bệnh do vi khuẩn ........................................................................................ 23
2.3.1.1. Vi khuẩn phát sáng .................................................................................. 23
2.3.1.2. Vi khuẩn sợi ............................................................................................. 23
2.3.2. Nấm ............................................................................................................. 23
2.3.3. Ký sinh trùng .............................................................................................. 24
2.4. Phòng và trị bệnh ........................................................................................... 24
2.5 Hiện trạng sản xuất giống cua biển ở ĐBSCL................................................ 25
2.5.1. Kết cấu trại sản xuất giống cua biển ........................................................... 25
2.5.2 Nuôi vỗ và ấp cua trứng ............................................................................... 26
2.5.3 Ương ấu trùng .............................................................................................. 27
2.5.4 Ương cua giống............................................................................................ 28
2.5 Ozon trong nuôi trồng thủy sản ...................................................................... 30
2.5.1 Cơ chế tạo ozon và những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ozon .............. 30
2.5.2. Cơ chế oxy hóa ion vô cơ, ammoniac và hydro sulfua của ozon .............. 30
2.5.2.1 Cơ chế phản ứng của nhóm halogen với ozon ......................................... 31
2.5.2.2 Cơ chế phản ứng của ion Fe2+ và Mn2+ với ozon .................................... 33
2.5.3 Cơ chế oxy hóa các hợp chất hữu cơ của ozon ........................................... 33
2.5.3.1 Aldehyd, Alcohol, Xeton và axit Carbocylic ........................................... 33
2.5.3.2 Anken ........................................................................................................ 34
2.5.4 Cơ chế diệt mầm bệnh của ozon .................................................................. 34

2.5.5 Ứng dụng của ozon trong nuôi trồng thủy sản ............................................ 35
2.5.5.1 Cải thiện chất lượng nước ......................................................................... 35
2.5.5.2 Khử trùng nguồn nước cho hệ thống nuôi ................................................ 36
2.5.5.3 Cải thiện tỷ lệ sống và năng suất trong hệ thống nuôi .............................. 38
2.5.5.4 Cải thiện tỷ lệ nở ....................................................................................... 38
viii


2.5.5.5 Loại bỏ tảo độc và độc tố của nó .............................................................. 39
2.5.5.6 Cải thiện chất lượng thức ăn tươi sống ..................................................... 40
2.5.6 Những hạn chế của ozon ............................................................................. 40
2.5.7 Độc tính của ozon ....................................................................................... 41
2.5.7.1 Dư lượng oxy hóa và hệ thống RAS ......................................................... 42
2.5.7.2 Sản phẩm ozon hóa ................................................................................... 43
2.5.7.3 Liều lượng ozon và thời gian tiếp xúc ...................................................... 43
2.5.7.4 Bromat và thủy sinh vật ............................................................................ 44
2.5.7.5 Ảnh hưởng của ozon và bromat đến sức khỏe con người ........................ 46
2.5.8 Loại bỏ dư lượng chất khử trùng (DBP) ...................................................... 46
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 48
3.1 Phương pháp tiếp cận...................................................................................... 48
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 48
3.3. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 48
3.4. Hóa chất ......................................................................................................... 49
3.5. Nguồn nước dùng trong thí nghiệm ............................................................... 49
3.6. Thiết kế hệ thống lọc sinh học nuôi vỗ cua mẹ ............................................. 49
3.7. Nguồn cua mẹ và tiêu chí lựa chọn cua mẹ ni vỗ ...................................... 49
3.8. Nguồn ấu trùng .............................................................................................. 50
3.9. Chuẩn bị thức ăn ương ấu trùng .................................................................... 50
3.9.1. Gây nuôi tảo Chlorella và tảo Nannochloropis .......................................... 50
3.9.2. Gây nuôi luân trùng .................................................................................... 50

3.9.3. Phương pháp làm giàu luân trùng ............................................................... 50
3.9.4. Ấp artemia bung dù..................................................................................... 50
3.9.5. Cho nở ấu trùng artemia ............................................................................. 51
3.9.6.Phương pháp giàu hóa artemia .................................................................... 51
3.10. Chế độ cho ăn .............................................................................................. 51
3.11. Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................................... 51
3.12. Phương pháp bố trí thí nghiệm .................................................................... 52
3.12.1 Khảo sát khả năng hịa tan và duy trì hàm lượng ozon ở các thể tích
nước khác nhau ..................................................................................................... 52
3.12.1.1. Khảo sát khả năng hịa tan ozon ở các thể tích nước khác nhau ........... 52
3.12.1.2. Khảo sát khả năng duy trì ozon ở các thể tích nước khác nhau ............ 52
3.12.2 Xác định ảnh hưởng của ozon lên trứng cua biển Scylla paramamosain . 53
3.12.3 Ảnh hưởng của ozon lên các giai đoạn ấu trùng cua biển ......................... 54
3.12.4. Đánh giá quy trình sử dụng ozon và xây dựng quy trình sử dụng ozon
trong thực tế sản xuất giống cua biển ................................................................... 56
3.13 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ........................................................ 57
3.13.1 Phương pháp phân tích các yếu tố mơi trường .......................................... 57
ix


3.13.2 Phân tích mơ học........................................................................................ 57
3.13.3 Tỷ lệ sống của trứng .................................................................................. 58
3.13.4 Xác định mật độ vi khuẩn .......................................................................... 59
3.13.5 Hiệu quả diệt vi khuẩn ............................................................................... 59
3.13.6 Xác định mật độ ký sinh trùng và nấm ...................................................... 59
3.13.7 Sức sinh sản tương đối ............................................................................... 59
3.13.8 Tỷ lệ trứng thụ tinh .................................................................................... 59
3.13.9 Tỷ lệ trứng thải .......................................................................................... 60
3.13.10 Tỷ lệ dị hình ............................................................................................. 60
3.13.11 Tỷ lệ nở .................................................................................................... 60

3.13.12 Chỉ số biến thái (Larval Stage Index = LSI) ............................................ 60
3.13.13 Sinh trưởng .............................................................................................. 61
3.13.14 Tốc độ tăng trưởng đặc biệt ..................................................................... 61
3.13.15 Tỷ lệ sống của ấu trùng ............................................................................ 61
3.13.16 Chất lượng ấu trùng ................................................................................. 61
3.14 Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................... .. 62
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 63
4.1 Khảo sát khả năng hòa tan và duy trì hàm lượng ozon ở các thể tích nước
khác nhau .............................................................................................................. 63
4.1.1 Thể tích 2 lít ................................................................................................. 63
4.1.1.1 Khả năng hịa tan ...................................................................................... 63
4.1.1.2 Khả năng duy trì ....................................................................................... 63
4.1.2 Thể tích 60 lít ............................................................................................... 64
4.1.2.1 Khả năng hịa tan ...................................................................................... 64
4.1.2.2 Khả năng duy trì ....................................................................................... 64
4.1.3 Thể tích 1000 lít ........................................................................................... 64
4.1.3.1 Khả năng hịa tan ...................................................................................... 64
4.1.3.2 Khả năng duy trì ....................................................................................... 65
4.2 Ảnh hưởng của ozon lên trứng cua biển Scylla paramamosain ..................... 66
4.2.1 Ảnh hưởng của nồng độ ozon và thời gian xử lý lên sự phát triển của
phôi ....................................................................................................................... 66
4.2.1.1 Độ dày vỏ trứng ........................................................................................ 66
4.2.1.2 Tỷ lệ sống của trứng ................................................................................. 68
4.2.2 Ảnh hưởng chu kỳ xử lý ozon đến chất lượng trứng cua biển S.
paramamosain ...................................................................................................... 69
4.2.2.1 Biến động các yếu tố môi trường .............................................................. 69
4.2.2.2 Các chỉ tiêu sinh sản ................................................................................ 70
4.2.2.3 Tỷ lệ nhiễm nấm và ký sinh trùng trên trứng ........................................... 71
4.2.2.4 Mật độ vi khuẩn trên trứng cua biển ......................................................... 72
x



4.2.2.5 Chất lượng ấu trùng ................................................................................. 74
4.3 Ảnh hưởng của ozon lên giai đoạn ấu trùng cua biển .................................... 75
4.3.1 Nồng độ ozon thích hợp cho từng giai đoạn ấu trùng cua biển ................... 75
4.3.1.1 Giai đoạn Zoea1 ........................................................................................ 75
4.3.1.2 Giai đoạn Zoea2 ........................................................................................ 75
4.3.1.3 Giai đoạn Zoea3 ........................................................................................ 76
4.3.1.4 Giai đoạn Zoea4 ........................................................................................ 76
4.3.1.5 Giai đoạn Zoea5 ........................................................................................ 77
4.3.1.6 Giai đoạn megalop ................................................................................... 78
4.3.1.7 Giai đoạn Cua1 .......................................................................................... 78
4.3.2 Ảnh hưởng của tần suất sử dụng ozon đến tỷ lệ sống và biến thái của ấu
trùng cua biển........................................................................................................ 79
4.3.2.1 Các yếu tố môi trường .............................................................................. 79
4.3.2.2 Biến động mật độ vi khuẩn tổng và Vibrio sp. trong nước ương ấu
trùng ...................................................................................................................... 81
4.3.2.3 Tỷ lệ nhiễm Protozoa trên ấu trùng .......................................................... 83
4.3.2.4 Tỷ lệ dị hình trên ấu trùng ........................................................................ 84
4.3.2.5 Chỉ số biến thái của ấu trùng cua biển ...................................................... 85
4.3.2.6 Tăng trưởng của ấu trùng cua biển qua các giai đoạn .............................. 86
4.3.2.7 Tỷ lệ sống ấu trùng cua biển ..................................................................... 87
4.4 Đánh giá quy trình sử dụng ozon và xây dựng quy trình sử dụng ozon
trong thực tế sản xuất giống cua biển ................................................................... 88
4.4.1. Đánh giá quy trình sử dụng ozon ................................................................ 88
4.4.1.1. Các yếu tố môi trường ............................................................................. 88
4.4.1.2 Biến động mật độ vi khuẩn tổng và vi khuẩn Vibrio spp ......................... 90
4.4.1.3 Tỷ lệ nhiễm protozoa ................................................................................ 91
4.4.1.4 Tỷ lệ dị hình trên ấu trùng ........................................................................ 92
4.4.1.5 Chất lượng ấu trùng .................................................................................. 94

4.4.1.6 Chỉ số biến thái của ấu trùng cua biển ...................................................... 94
4.4.1.7 Tăng trưởng của ấu trùng cua biển qua các giai đoạn .............................. 96
4.4.1.8 Tỷ lệ sống.................................................................................................. 97
4.4.2 Đánh giá chất lượng cua giống .................................................................... 98
4.4.2.1 Biến động các yếu tố môi trường .............................................................. 98
4.4.2.2 Chiều rộng mai cua ................................................................................... 99
4.4.2.3 Tăng trưởng khối lượng cua giống ........................................................... 100
4.4.2.4 Thời gian lột xác ....................................................................................... 101
4.4.2.5 Tỷ lệ sống.................................................................................................. 102
4.4.3 Xây dựng quy trình sử dụng ozon trong thực tế sản xuất giống cua biển ... 103
4.4.3.1 Xử lý nước ương ....................................................................................... 103
xi


4.4.3.2 Xử lý trứng và ương ấu trùng ................................................................... 105
4.4.3.3. Một số lưu ý khi ứng dụng ozon trong sản xuất giống cua biển ............. 107
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................... 109
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 109
5.2 Đề xuất ............................................................................................................ 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 110
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 144

xii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các giai đoạn của ấu trùng cua biển (Scylla sp.) ................................. 9
Bảng 2.2: Kết cấu của trại sản xuất giống cua biển ở ĐBSCL ............................. 26
Bảng 2.3: Các đặc điểm kỹ thuật nuôi vỗ cua mẹ ở ĐBSCL ............................... 26
Bảng 2.4: Đặc điểm kỹ thuật ương ấu trùng Zoea1 đến Cua1 ở ĐBSCL .............. 28

Bảng 2.5: Một số yếu tố kỹ thuật trong ương cua giống của ĐBSCL .................. 29
Bảng 3.1: Chế độ cho ăn áp dụng cho ấu trùng cua biển ..................................... 51
Bảng 3.2: Phương pháp phân tích các yếu tố mơi trường .................................... 57
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của nồng độ ozon và thời gian tiếp xúc đến độ dày vỏ
trứng cua biển ....................................................................................................... 67
Bảng 4.2: Ảnh hưởng nồng độ ozon và thời gian tiếp xúc đến tỷ lệ sống (%)
của trứng ấu trùng cua biển................................................................................... 68
Bảng 4.3: Biến động một số các yếu tố mơi trường trong hệ thống sau 11 ngày
thí nghiệm ............................................................................................................. 69
Bảng 4.4: Các chỉ tiêu sinh sản của cua mẹ .......................................................... 70
Bảng 4.5: Tỷ lệ nhiễm nấm và ký sinh trùng trên trứng cua biển ........................ 72
Bảng 4.6: Mật độ vi khuẩn tổng và vi khuẩn Vibrio sp. trên trứng cua biển ....... 73
Bảng 4.7: Chất lượng ấu trùng sau khi nở ............................................................ 74
Bảng 4.8: Tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng cua biển ở giai đoạn Zoea 1 ở
các nồng độ ozon khác nhau ................................................................................. 75
Bảng 4.9: Tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng cua biển ở giai đoạn Zoea 2 ở
các nồng độ ozon khác nhau ................................................................................. 76
Bảng 4.10: Tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng cua biển ở giai đoạn Zoea 3 ở
các nồng độ ozon khác nhau ................................................................................. 76
Bảng 4.11: Tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng cua biển ở giai đoạn Zoea 4 ở
các nồng độ ozon khác nhau ................................................................................. 77
Bảng 4.12: Tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng cua biển ở giai đoạn Zoea5 ở
các nồng độ ozon khác nhau ................................................................................. 77
Bảng 4.13: Tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng cua biển ở giai đoạn Megalop
ở các nồng độ ozon khác nhau .............................................................................. 78
Bảng 4.14: Tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng cua biển ở giai đoạn Cua1 ở
các nồng độ ozon khác nhau ................................................................................. 78
Bảng 4.15: Biến động môi trường nước ương của thí nghiệm ............................. 80
Bảng 4.16: Biến động mật độ vi khuẩn trong nước trước và sau khi xử lý ozon . 81
Bảng 4.17: Tỷ lệ nhiễm protozoa trên ấu trùng cua ............................................. 83

Bảng 4.18: Tỷ lệ dị hình trên ấu trùng khi xử lý ozon với các tần suất khác
nhau ....................................................................................................................... 84
Bảng 4.19: Chỉ số biến thái của ấu trùng cua biển khi xử lý ozon với các tần
suất khác nhau ....................................................................................................... 86
xiii


Bảng 4.20: Chiều dài (mm) các giai đoạn ấu trùng cua biển khi xử lý ozon với
các tần suất khác nhau .......................................................................................... 87
Bảng 4.21: Tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển qua các giai đoạn khi xử lý ozon
với các tần suất khác nhau .................................................................................... 87
Bảng 4.22: Biến động mơi trường nước bể ương trong thí nghiệm ương ấu
trùng với các quy trình ương khác nhau ............................................................... 88
Bảng 4.23: Mật độ vi khuẩn trong môi trường nước bể ương khi ương với các
quy trình khác nhau............................................................................................... 90
Bảng 4.24: Tỷ lệ nhiễm bệnh protozoa trên ấu trùng cua biển khi được ương
ấu trùng với các quy trình khác nhau .................................................................... 91
Bảng 4.25: Tỷ lệ dị hình trên ấu trùng cua biển khi ương với các quy trình
khác nhau .............................................................................................................. 93
Bảng 4.26: Chất lượng ấu trùng sau khi gây sốc bằng formol và độ mặn............ 94
Bảng 4.27: Chỉ số biến thái của ấu trùng cua biển khi ương với các quy trình
khác nhau .............................................................................................................. 95
Bảng 4.28: Chiều dài (mm) các giai đoạn ấu trùng cua biển khi được ương với
các quy trình khác nhau ........................................................................................ 96
Bảng 4.29: Tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển qua các giai đoạn ........................... 97
Bảng 4.30: Biến động các yếu tố môi trường trong bể nuôi cua giống ................ 98
Bảng 4.31: Tăng trưởng chiều rộng mai (CW) cua biển ...................................... 99
Bảng 4.32: Tăng trưởng khối lượng cua giống ..................................................... 101
Bảng 4.33: Thời gian lột xác của cua nuôi qua các lần lột xác ............................ 102
Bảng 4.34: Quy trình xử lý ozon trong thực tế sản xuất ....................................... 107


xiv


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Hình dạng phân loại cua biển ............................................................... 4
Hình 2.2: Vịng đời cua biển Scylla sp ................................................................ 6
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm của đề tài ......................................................... 52
Hình 4.1: Biến động hàm lượng ozon trong nước với thể tích 2 L ...................... 63
Hình 4.2: Khả năng duy trì ozon ở thể tích 2 L .................................................... 63
Hình 4.3: Biến động hàm lượng ozon trong nước với thể tích 60 L .................... 64
Hình 4.4: Khả năng duy trì ozon ở thể tích 60 L .................................................. 64
Hình 4.5: Biến động hàm lượng ozon trong nước với thể tích 100 L .................. 65
Hình 4.6: Khả năng duy trì ozon ở thể tích 1000 L .............................................. 65
Hình 4.7: Cấu trúc mô trứng cua sau khi tiếp xúc với ozon ở các nồng độ khác
nhau ....................................................................................................................... 67
Hình 4.8: Zoothamnium sp. ký sinh trên ấu trùng cua .......................................... 84
Hình 4.9: Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều rộng mai ................................. 100
Hình 4.10: Tốc độ tăng trưởng tương đối về trọng lượng .................................... 101
Hình 4.11: Tỷ lệ sống cua ni ............................................................................. 102
Hình 4.12: Quy trình xử lý nước cho trại sản xuất cua biển ................................. 103
Hình 4.13: Máy trộn khí theo hình thức ventuary ................................................ 104
Hình 4.14: Ventuari trộn ozon trên đường ống .................................................... 105
Hình 4.15: Sơ đồ xử lý nước trên đường ống cấp nước ....................................... 105
Hình 4.16: Lắp máy ozon cho trại sản xuất giống cua biển ................................. 106

xv


BOD

BOD5
COD
CT
DBP
DO
DOC
ĐBSCL
LSI
Mega
NT
ORP
OPO
ROC
SS
SGR
TSS
TOC
TAN
TRO
VSS
Z

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nhu cầu oxy hóa sinh học
Nhu cầu oxy hóa
Nhu cầu oxy hóa học
Nồng độ ozon x Thời gian tiếp xúc
Sản phẩm khử trùng
Oxy hòa tan
Carbon hữu cơ hịa tan

Đồng bằng Sơng Cữu Long
Chỉ số biến thái
Megalop
Nghiệm thức
Chỉ số oxy hóa khử
Sản phẩm ozon hóa
Dư lượng ozon
Chất rắn lơ lững
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt
Tổng chất rắn lơ lững
Tổng lượng carbon hữu cơ
Tổng hàm lượng đạm amon
Tổng dư lượng oxy hóa
Tổng chất rắn lơ lững dễ bay hơi
Zoea

xvi


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cua biển (Scylla paramamosain) là một trong những đối tượng nuôi
quan trọng ở khu vực Tây Thái Bình Dương (Keenan, 1999). Với đặc điểm
tăng trọng nhanh, kích cỡ lớn, giàu dinh dưỡng (Overton and Macintosh,
1997, Parado-Estepa and Quinitio, 1999), nên chúng được tiêu thụ mạnh ở
nhiều nước trên thế giới (Le Vay, 2001; Walton et al., 2006a). Do đó diện tích
ni biển ngày càng được mở rộng và hình thức ni ngày càng đa dạng
(Hungria et al., 2017), đã đem lại một nguồn thu nhập tốt cho cư dân, sống ở
vùng ven biển thuộc các nước Đông Nam Á (Overtonand and Macintosh,

1997; Le Vay, 2001; Walton et al., 2006a).
Nhằm đáp ứng cua giống cho nhu cầu nuôi thương phẩm, giảm phụ
thuộc vào nguồn giống tự nhiên. Các giải pháp cải tiến kỹ thuật để xây dựng
quy trình sản xuất giống đã được áp dụng (De Pedro et al., 2007; Nghia et al.,
2007a). Tuy nhiên, tỷ lệ sống của ấu trùng ở các trại giống còn thấp dưới 15%,
do nhiễm vi khuẩn, nấm (Lavilla and Peña, 2004) và nguyên sinh động vật
(Cholik, 1999; Dat, 1999), tập tính ăn nhau ở tất cả các giai đoạn (Quinitio,
2004), thiếu hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng (Quinitio, 2004).
Một số báo cáo cho thấy, trứng bị hư trong quá trình ấp hoặc ấu trùng cua biển
chết rất nhiều khi bị nhiễm các loại nấm Lagenidium (Cholik, 1999),
Sirolpidium (Nakamura et al., 1995), Hematonidium sp. (Hudson and Shields,
1994), Halipthoros sp. (Leo, 2001), các lồi ngun sinh động vật như:
Epistylic sp., Acineta sp., Lagenophrys sp. (Hudson and Lester, 1994) và
Zoothamnium sp. (Dat, 1999; Cholik, 1999). Bên cạnh đó, vi khuẩn Vibrio
harveryi cũng làm cho ấu trùng Zoea chết rất nhanh (Lightner, 1993;
Parenrenri et al., 1993).
Để hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra trong quá trình ương, các trại giống
đã dùng mycostatic và mycocidal (Liopo and Sanvictores, 1986), trifluralin
(De Pedro et al., 2007), formalin (Lightner, 1993; De Pedro et al., 2007) và
Oxytetracylin (Azam, 2013) để phòng nấm, nguyên sinh động vật và vi khuẩn.
Tuy nhiên, việc sử dụng các loại hóa chất này cho hiệu quả trước mắt nhưng
về lâu dài thì nó sẽ hình thành các chủng vi khuẩn kháng thuốc (Thạch Thanh
và ctv., 1999). Hơn nữa, việc sử dụng kháng sinh và các hóa chất bị cấm sẽ để
lại tồn lưu trong môi trường, trong cơ thể động vật thủy sản. Nó ảnh hưởng
đến sức khỏe con người và vật nuôi (De Pedro et al., 2007).
Là một tác nhân oxy hóa mạnh, Ozon có hiệu quả sát trùng cao đối với
các sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virut, nấm và nguyên sinh động vật
1



(Liltved et al., 2006; Schneider et al., 1990), phân hủy nhanh và ít để lại tồn
lưu cho mơi trường (Summerfelt and Hochheimer, 1997; Von Gunten, 2003;
Tạ Văn Phương, 2006). Ozon được xem là giải pháp khắc phục những vấn đề
trên. Tuy vậy, hiện nay ozon chỉ là giải pháp lựa chọn trong xử lý nước, trong
ương ấu trùng tôm (Thạch Thanh và ctv., 1999; Trần Thị Kiều Trang và ctv.,
2006; Nguyễn Lê Hoàng Yến, 2008), trong hệ thống tuần hoàn (Summerfelt
and Hochheimer, 1997; Summerfelt et al., 1997; Christensen et al., 2000;
Krumins et al. 2001; Tango and Gagnon, 2003; Summerfelt, 2003), xử lý mầm
bệnh trên trứng cá (Schneider et al., 1990; Liltved et al., 2006; Sharrer and
Summerfelt, 2007; Summerfelt et al., 2009), nhưng chưa có một cơng trình
nghiên cứu nào cơng bố về việc sử dụng ozon trong ương ấu trùng cua biển.
Do đó, việc “Nghiên cứu sử dụng ozon trong sản xuất giống cua biển S.
paramamosain Estampador, 1949” là rất cần thiết, nhằm hạn chế, thay thế sử
dụng thuốc kháng sinh hoặc hóa chất bị cấm trong q trình sản xuất giống
cua biển.
1.2 Mục tiêu của nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nhằm xây dựng được quy trình ứng dụng ozon trong sản xuất giống
cua biển để cải thiện môi trường nước ương và hạn chế mầm bệnh trong quá
trình ương, nâng cao hiệu quả trong sản xuất giống cua biển. Đề tài cũng là
tiền đề cho các nghiên cứu ứng dụng của ozon lên các đối tượng giáp xác
khác.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Luận án giải quyết các mục tiêu sau: (i) Đánh giá được ảnh hưởng của
nồng độ ozon lên trứng cua biển và tìm ra được nồng độ ozon thích hợp cho
giai đoạn trứng cua biển; (ii) Đánh giá được tác động của ozon đến từng giai
đoạn của ấu trùng cua biển, qua đó tìm ra được nồng độ ozon thích hợp cho tất
cả các giai đoạn của ấu trùng cua biển; (iii) So sánh và đánh giá được tính khả
thi của quy trình sử dụng ozon so với các quy trình sản xuất giống cua biển
hiện nay.

1.3 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào đánh giá các tác động của ozon đến các giai
đoạn của ương cua biển (giai đoạn trứng, giai đoạn ấu trùng). Đồng thời xây
dựng quy trình sử dụng ozon trong thực tế sản xuất giống cua biển
1.4 Ý nghĩa của nghiên cứu
Phát triển được quy trình ương cua giống thân thiện với mơi trường,
hạn chế sử dụng kháng sinh gây tác hại đến môi trường và sức khỏe người tiêu

2


dùng; góp phần làm đa dạng quy trình ương cua biển; nâng cao hiệu quả ương
cua giống.
1.5 Điểm mới của luận án
Lần đầu tiên xác định được nồng ozon thích hợp cho giai đoạn trứng và
các giai đoạn ấu trùng cua biển. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng xác định được
tần suất xử lý ozon cho chất lượng trứng, tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng
cua biển tốt nhất.
Hồn chỉnh qui trình sử dụng ozon trong sản xuất giống cua biển
1.6 Nội dung nghiên cứu
 Khảo sát khả năng hịa tan và duy trì hàm lượng ozon ở các thể tích
nước khác nhau.
 Ảnh hưởng của ozon lên giai đoạn trứng cua biển S. paramamosain.
 Ảnh hưởng của ozon lên các giai đoạn ấu trùng cua biển S.
paramamosain.
 Đánh giá quy trình sử dụng ozon và xây dựng quy trình sử dụng ozon
trong thực tế sản xuất giống cua biển S. paramamosain.
1.7 Thời gian thực hiện
Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2016 đến tháng 06/2021


3


Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cua biển
2.1.1 Đặc điểm phân loại
Cua biển Scylla có hình dạng bên ngoài khá giống nhau giữa các loài.
Trong những thập kỷ trước, phân loại cua biển chủ yếu dựa vào các đặc điểm
màu sắc, hình thái phân loại. Nên các lồi trong giống Scylla thường bị nhầm
lẫn về hình thái phân loại (Keenan et al., 1998). Do đó, người ta cho rằng
giống Scylla chỉ có một lồi S. serrata (Stephen and Campbell, 1960 trích dẫn
bởi Unniyampurath and Rajain, 2010). Tuy nhiên, bằng phương pháp phân
loại hình thái và di truyền, từ các mẫu thu thập được ở Hong Kong, Đồng
Bằng Sông Cửu Long (Việt Nam), vùng Semarang và Central Java
(Indonesia). Keenan and et al (1998), đã chỉ ra bốn loài cua S. serrata (Forskl,
1755), S. tranquebarica (Fabricius, 1798), S. olivacea (Herbst, 1796) và S.
parmamosain (Estampador, 1949) trong đó Việt Nam chỉ co 2 loài là S.
paramamosain và S. olivacea. Lồi S. paramamosain chiếm ưu thế và có hệ
thống phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda (mười chân)
Họ: Portunidae
Giống: Scylla
Lồi: S. paramamosain.

Hình 2.1: Hình dạng phân loại cua biển Scylla sp.


4


2.1.2 Phân bố
Cua biển Scylla sp. là loài phân bố rộng, sống chủ yếu ở vùng triều,
vùng cửa .sông. Đặc biệt là vùng rừng ngập mặn từ Thái Bình Dương đến Ấn
Độ Dương (Keenan et al., 1998). Loài S. serrata phân bố chủ yếu ở vùng Tây
Ấn Độ Dương, Nhật Bản và ở Nam Thái Bình Dương. Lồi S. tranquebarica
và S. olivacea phân bố chủ yếu ở Biển Đông, Ấn Độ Dương và một phần Tây
Thái Bình Dương. Trong khi đó, lồi S. paramamosain chỉ phân bố ở Biển
Đơng và xung quanh đảo Java. Ở Việt Nam có hai lồi cua phân bố, loài S.
olivacea (cua lửa) và S. paramamosain (cua xanh) (Keenan et al., 1998).
Trong đó, lồi S. paramamosain chiếm chủ yếu khoảng 95% trong quần thể
(Ut et al., 1998 trích dẫn bởi Phạm Thị Tuyết Ngân và ctv., 2005; Shelley and
Lovatelli, 2011). Chúng phân bố chủ yếu ở vùng triều khu vực Đồng Bằng
Sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đồng Bằng Sông Hồng. Đặc biệt ở các tỉnh ven
biển như: Quảng Ninh, Hải Phịng, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa Vũng
Tàu, Hồ Chí Minh, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà
Mau (Dat, 1999a).
2.1.3 Mơi trường sống và cư trú
Cua biển Scylla thường sống ở vùng cửa sông, bãi bồi và trong rừng
ngập mặn (Hill, 1974; Robertson, 1989; Le Vay, 2001). Ở giai đoạn giống,
chúng sống chủ yếu ở bãi bồi, nhưng khi trưởng thành chúng di chuyển và
sống trong vùng cửa sông (Le Vay, 2001). Keenan et al. (1998) đã chỉ ra vùng
phân bố của 4 loài cua biển. Loài S. serrata phân bố ở các vùng biển và các
cánh rừng có độ mặn 34 ‰. Trong khi đó, những lồi cịn lại thường sống ở
những nơi có độ mặn dưới 33 ‰ và có thể di chuyển vào trong vùng cửa sơng,
nơi có độ mặn biến động lớn theo mùa.
Các nghiên cứu khác cho thấy cua biển ít di chuyển, khi thủy triều rút
cua trú mình trong bên trong rừng ngập mặn (Moser et al., 2002; Walton et al.,

2006a) nhưng khi thủy triều lên cua sẽ rời nơi trú ẩn đi tìm kiếm thức ăn,
chúng đi kiếm ăn trên bãi bùn vào chiều tối hoặc sáng sớm (Dat, 1999a;
Barnes et al., 2002; Le Vay et al., 2001b).
2.1.4 Vịng đời
Cua biển có vịng đời phức tạp, được chia làm bốn giai đoạn: giai đoạn
ấu trùng, giai đoạn cua giống (chiều rộng mai dưới 80 mm), giai đoạn tiền
trưởng thành (chiều rộng mai 80 mm – 150 mm) và giai đoạn trưởng thành
(chiều rộng mai trên 150 mm) (Heasman and Fielder, 1983).
Cua cái trưởng thành giao vĩ trong vùng cửa sông, ngay khi con cái lột
xác. Sau đó, cua cái di chuyển ra biển đẻ trứng (Hill, 1975). Trứng đẻ ra được
cua cái mang và ấp dưới yếm cho đến khi nở (Brick, 1974; Hill, 1978). Ấu
5


trùng Zoea mới nở sống trôi nổi và phát triển ngồi biển khơi, hầu như khơng
có thơng tin về sự phát triển của các giai đoạn ấu trùng trong đại dương. Trải
qua nhiều ngày phát triển, khi đến vùng cửa sơng thì ấu trùng đã phát triển đến
giai đoạn Megalop (Keenan, 1999) và sống bám vào các sinh vật đáy như: tảo
đáy, rong và các rễ cây rừng ngập mặn (Brick, 1974; Hill, 1975; Hill, 1979).
Cua giống sẽ di chuyển từ vùng dưới triều lên vùng trung hoặc cao triều (Le
Vay, 2001) và trải qua 15 – 17 lần lột xác để đạt kích cỡ cua trưởng thành
(Robertson and Kruger, 1994).
Vịng đời của cua S. paramamosain ở ĐBSCL được mơ tả qua một số
nghiên cứu thực tế tại vùng cửa sơng Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng (Le Vay, 2001;
Walton et al., 2006a). Cua chuyển từ giai đoạn sống trôi nổi sang sống ở vùng
rìa rừng ngập mặn ở giai đoạn cua con (CW = 0,5 cm). Cua lớn hơn (CW =
1,5 cm) phân bố ở vùng sâu hơn trong rừng ngập mặn nhưng vẫn sống tằng
mặt. Khi cua đạt kích cở CW = 4,5 cm, chúng đào hang hoặc sống ở vùng hạ
triều, di cư theo con nước triều vào rừng ngập mặn tìm mồi. Cua trưởng thành
có CW = 12,5 cm, được đánh bắt ở biển, trong đó cua cái chiếm tỷ lệ 60% và

có khoảng 63% cua thành thục. Thời điểm xuất hiện cua con nhiều nhất từ
tháng 12 đến tháng 3 hàng năm.
Cua là một loài rất năng động, chúng hoạt động trung bình 13 giờ/ngày
và gần như suốt đêm. Quãng đường trung bình mà cua di chuyển một đêm là
460 m, dao động từ 219 đến 910 m. Sự phân bố của cua trong tự nhiên có liên
quan đến dịng chảy, trong đó vận tốc nước thích hợp cho sự phân bố của
chúng là 0,06 đến 1,6 m/giây (Hyland et al., 1984).

Hình 2.2: Vịng đời cua biển Scylla sp.
6


2.1.5 Đặc điểm sinh sản
2.1.5.1 Sự thành thục của cua biển
Điểm đặc trứng trong thành thục của cua biển so với các loài giáp xác
khác là chúng hoàn thành các quá trình sinh lý và sinh trưởng trước khi thành
thục. Trong tự nhiên, cua biển thành thục ở độ tuổi 1 – 1,5 năm, với chiều
rộng mai (CW) thấp nhất là 83 – 144 mm. Robertson and Kruger (1994) đã
báo cáo rằng, Lồi S. serrata ở Nam Phi có 50% con cái thành thục khi CW
trung bình 123 mm; 50% con đực sinh tinh ở kích cở CW là 92 mm, nhưng
con đực bắt cặp sinh sản có CW lớn hơn 115 mm. Cua S. serrata ở Úc thường
phát triển càng to và giai giao vĩ ở kích cở CW 140 – 160 mm (Shelley and
Lovatelli, 2011). Ghi nhận ở loài cua lửa S. olivacea phân bố ở Thái Lan cho
thấy con cái thành thục lần đầu có CW trung bình 9,4 cm (Koolkalya et al.,
2006). Ở ĐBSCL, cua cái S. paramamosain thành thục ở CW 10,2 cm
(Walton et al., 2006b). Một nghiên cứu khác, Prasad and Neelakantan (1989)
nhận thấy cua S. serrata tham gia sinh sản chỉ khi CW đạt từ 120 – 180 mm,
và không như con đực, cua cái không bao giờ đạt đến 100% độ thành thục ở
bất kỳ kích cỡ nào. Khi cua cái thành thục, chỉ số thành thục con cái (FMI –
Female Mature Index) dao động trong khoảng 0,88 – 1 (Poovachiranon, 1992).

Ở cua đực S. paramamosain, sự thay đổi đột ngột tỷ lệ chiều cao của càng và
chiều rộng carapace (CW) là dấu hiệu thành thục của cua. Đối với cua cái S.
paramamosain, hệ số thành thục (GSI) tăng từ 0,04% ở giai đoạn 1 lên 9,8% ở
giai đoạn sẵn sàng đẻ trứng, kích cỡ nỗn bào tăng từ 15 µm ở giai đoạn 1 lên
190,5 µm khi sẳn sàng đẻ trứng (Phạm Thị Tuyết Ngân và ctv., 2006).
2.1.5.2 Di cư sinh sản
Trong q trình thành thục, cua có xu hướng di cư ra biển. Đặc điểm
này đã được ghi nhận trên nhiều loài cua biển ở các vùng phân bố khác nhau.
Ở Ấn Độ, qua phân tích tỷ lệ giới tính của cua ở vùng nước lợ và nước ngọt,
Prasad (1987) thấy rằng phần trăm con đực và con cái tương đương nhau ở cả
hai vùng nước. Tuy nhiên, tỷ lệ con cái, đặc biệt là con cái trưởng thành, giảm
đáng kể ở vùng nước lợ tại thời điểm đỉnh cao của mùa sinh sản. Tác giả cho
biết cua có trứng chỉ được tìm thấy ở vùng biển Ấn Độ. Hiện tượng này cũng
được ghi nhận ở Malaysia (Ong, 1966), Viet Nam (Le Vay et al., 2001;
Walton et al., 2006b), cua cái di cư ra biển để đẻ trứng. Theo Hill (1975) sự di
cư sinh sản của cua thường theo chu kỳ âm lịch và sự thay đổi của độ mặn.
Cua di cư ra biển chủ yếu tìm mơi trường thuận lợi cho quá trình sinh sản, ấp
trứng và cho sự phát triển của ấu trùng Zoea như nhiệt độ, ánh sáng, độ mặn
và nguồn thức ăn cho ấu trùng (Hill, 1975; 1994). Sau khi sinh sản, cua cái
quay lại vùng ven biển. Ở đây, chúng có thể thành thục và tiếp tục di cư ra
biển 1 lần nữa mà không cần giao phối (Heasman et al., 1985) nhưng số lượng
7


và chất lượng trứng sẽ giảm (Marichamy and Rajapackiam, 2001; Dat, 1999a).
Đoạn đường di cư sinh sản của cua cái có thể từ 4 – 6 km, có khi dài đến 65
km (Hyland et al., 1984). Qua một đêm, cua cái có thể di chuyển được 600 m.
Những con cua già với CW ≥ 190 mm, hoạt động sinh sản của chúng cũng
giảm đi.
Ở ĐBSCL, cua cái thành thục quanh năm và cua cái thành thục thường

được tìm thấy ở vùng hạ triều, mùa di cư sinh sản tập trung từ tháng 6 đến
tháng 9 (Le Vay et al., 2001; Walton et al., 2006a). Cụ thể tại vùng Rạch Chèo
(Phú Tân – Cà Mau), cua con xuất hiện quanh năm. Dựa trên sự thay đổi kích
cỡ cua trong tự nhiên qua các tháng trong năm có thể dự đốn có 3 thời điểm
cua sinh sản tập trung, đó là tháng 5 – 9, tháng 9 – 10 và tháng 10 – 3. Cua con
xuất hiện tại vùng này có kích cỡ nhỏ nhất CW là 0,6 cm, tương đương với
một tháng tuổi. Như vậy, nơi đẻ của cua cái có thể xa vùng Rạch Chèo (Trần
Ngọc Hải và ctv., 2002).
2.1.5.3 Tập tính bắt cặp, đẻ trứng và ấp trứng
Cua biển Scylla hầu như sinh sản quanh năm (Heasman, 1980, Quinn
and Kojis, 1987) với các đỉnh sinh sản theo mùa hoặc ở những nơi khác nhau
thì thời gian xuất hiện đỉnh sinh sản cũng khác nhau. Những quần thể ở vùng
nhiệt đới, đỉnh sinh sản liên quan đến lượng mưa khi thủy triều cao (Heasman
et al. 1985). Trong khi đó, ở vùng cận nhiệt đới, đỉnh sinh sản liên quan đến
nhiệt độ nước. Cua sinh sản nhiều nhất vào mùa hè khi nhiệt độ nước cao nhất.
Ví dụ: Ở Ấn Độ mùa sinh sản là tháng 4 – 6 và tháng 9 – 2 (Marichamy et al.,
1991); ở Sri Lanka từ tháng 4 – 5 và tháng 8 – 9 (Jayamanne and Jinadasa,
1991); ở Thái Lan tháng 10 – 2 (Poovachiranon, 1991) và ở Việt Nam từ tháng
12 – 2 (Dat, 1999a).
Trước khi đẻ trứng, cua đực và cua cái bắt cặp với nhau. Hill (1975)
thấy rằng khi giao vĩ, cua đực thường lớn hơn cua cái. Tuy nhiên, Ong (1966)
đã thành công trong việc cho cua đực và cua cái có cùng kích cỡ bắt cặp với
nhau. Hiện tượng bắt cặp khơng có liên quan đến giai đoạn phát triển của
buồng trứng và nó xảy ra ngay sau khi con cái lột xác tiền giao vĩ, chúng hấp
dẫn con đực bằng cách tiết ra pheromone. Trước khi giao vỹ, cua đực bám
theo cua cái bắt cặp 3 – 4 ngày, sau đó cua cái lột xác và cua bắt đầu giao vĩ.
Quá trình lột xác và bắt cặp giao vĩ có thể kéo dài từ 7 đến 12 giờ (Hai, 1997).
Trong tự nhiên, 95% cua cái cứng vỏ đều đã bắt cặp với cua đực và mang túi
tinh (Shelley and Lovatelli, 2011).
Cua cái sau khi đẻ có thể thành thục và đẻ lại 2 – 3 lần mà không cần

giao vĩ, nhưng số trứng của các lần sinh sản thứ hai, ba bị giảm (Ong, 1966;
Hai, 1997; Trần Ngọc Hải và ctv., 2002). Qua giao vĩ, túi tinh của con đực sẽ
được chuyển vào và giữ lại ở túi chứa tinh của con cái và nó có thể thụ tinh
8


cho hai lần đẻ trở lên trước khi con cái lột xác lại. Sauk hi đẻ, trứng được
chuyển xuống bụng (yếm) của con cái và ấp ở đó. Trong quá trình phát triển
phơi, trứng thụ tinh sẽ chuyển màu từ màu cam sang màu xám đến đen nâu,
thể hiện noãn hồng được sử dụng dần và điểm mắt của phơi xuất hiện với
màu đen (Ong, 1966; Hai, 1997).
Sức sinh sản của cua biển khác nhau tùy lồi và kích cỡ. Ở lồi S.
serrata, con cái trứng có kích cỡ CW 90 – 140 mm có sức sinh sản thường dao
động từ 52.025 đến 2.022.500 trứng (Prasad and Neelakantan, 1989) hay có
thể lên đến 6.000.000 trứng (Shelley and Lovatelli, 2011). Ở cua sen (S.
paramamosain) của ĐBSCL, cua cái mang trứng từ 300.000 đến 3.000.000
trứng (Lâm Tâm Nguyên, 2010).
2.1.5.4 Sự phát triển của các giai đoạn ấu trùng
Qua mỗi giai đoạn lột xác và phát triển, ấu trùng cua có sự thay đổi cơ
bản về hình thành cuống mắt, số lơng tơ của chân hàm, các gai, số đốt bụng…
Các giai đoạn ấu trùng cua biển (Scylla sp.) có thể được phân biệt theo mơ tả
chi tiết ở Bảng 2.1.
Các lồi cua biển Scylla sp. đều trải qua các giai đoạn phát triển ấu
trùng giống nhau, nhưng chúng khác nhau về kích thước trứng, thời gian nở và
kích thước ấu trùng. Ates et al (2012), đã tiến hành so sánh giữa 3 loài cua S.
olivacea, S. serrata, S. paramamosain, kết quả cho thấy lồi S. serrata có kích
cỡ trứng lớn hơn, thời gian ấp trứng dài hơn và ấu trùng Zoea lớn hơn so với
hai lồi cịn lại, kết quả cũng cho thấy lồi S. olivacea có thời gian ấp trứng
ngắn nhất.
Bảng 2.1: Các giai đoạn của ấu trùng cua biển (Scylla sp.) (Trần Ngọc Hải và

Nguyễn Thanh Phương, 2004)

Zoea1

Khoảng
thời
gian sau
khi nở
(ngày)
0–3

Kích
thước
trung
bình
(mm)
1,65

Zoea2

3–6

2,18

Zoea3

6–8

2,70


Zoea4

8 – 11

3,54

Giai
đoạn

Đặc điểm phân biệt quan trọng

Mắt chưa có cuống. Chân hàm I và II đều
mang 4 lông lơ trên nhánh ngồi. Có 5 đốt
bụng
Mắt có cuống. Nhánh ngồi của chân hàm I và
II mang 6 lơng tơ. Có 5 đốt bụng.
Nhánh ngồi của chân hàm I mang 8 lơng tơ,
chân hàm II mang 9 lơng tơ. Có 6 đốt bụng.
Gai bên của đốt bụng 3-5 dài hơn
Nhánh ngoài của chân hàm I mang 10 lông tơ,
của chân hàm II mang 10 lông dài, 1-2 lông

9


Zoea5

10 – 16

megalop


15 – 23

Cua1

23 – 30

ngắn. Mầm chân bụng xuất hiện trên các đốt
bụng 2-6.
4,50
Nhánh ngoài của chân hàm I mang 11 lơng dài,
1-4 lơng ngắn, nhánh ngồi của chân hàm II
mang 12
lông dài và 2-3 lông ngắn. Chân bụng trên đốt
bụng 2-6 rất phát triển, nhánh ngoài của chân
bụng có thể mang 1-2 lơng tơ.
4,01
Mất gai lưng. Gai trán rất ngắn. Mắt to. Telson
khơng cịn chẻ 2 mà dạng bầu và có nhiều lơng
trên chân đi. Chân bụng rất phát triển và có
nhiều lơng trên các nhánh. Ấu trùng mang 2
càng.
2 – 3 Cua có hình dạng như cua trưởng thành, mặc
dù carapace hơi tròn.
CW

2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng
2.1.6.1. Lột xác và tái sinh
Như các loài giáp xác khác, loài Scylla sp. cũng lột xác và tăng trưởng
trong suốt vòng đời. Trong giai đoạn đầu lột xác, cua biển thường kiếm những

nơi bụi rậm hoặc bịt kín hang lại để tránh kẻ thù. Cua biển tăng trưởng không
liên tục. Sau mỗi lần lột xác, khối lượng cua tăng từ 20 – 50%, chiều rộng
Carapace tăng từ 3 – 44% (Nguyễn Cơ Thạch, 1998). Khối lượng của cua có
thể tăng từ 1 – 4 g/ngày tùy theo loài và kích cỡ cua. Cua đực tăng trưởng
nhanh hơn cua cái (Triño et al., 1999; Christensen et al., 2004). Thời gian giữa
các lần lột xác thay đổi theo từng giai đoạn. Ấu trùng có thể lột xác trong vịng
2 – 3 ngày hoặc 3 – 5 ngày/lần đối với giai đoạn Zoea và 7 – 8 ngày đối với
giai đoạn megalop. Cua lớn lột xác chậm hơn, nửa tháng hay một tháng một
lần. Tốc độ tăng trưởng giảm dần theo độ tuổi của cua, thể hiện thành đường
cong tăng trưởng. Sự lột xác của cua có thể bị tác động bởi 3 loại kích thích tố:
kích thích tố ức chế lột xác, kích thích tố thúc đẩy lột xác và kích thích tố điều
khiển hút nước lột xác (Ong, 1966; Warner, 1977).
Sinh trưởng của cua còn thể hiện ở sự thay đổi dạng cơ thể, do sự khác
nhau về tốc độ tằng trưởng tương đối giữa các phần của cơ thể. Tăng trưởng
của một bộ phận nào đó (y) thường được so sánh với tăng trưởng CW (x). Mối
quan hệ này có thể có dạng hàm mũ y = bxa với số mũ a là hệ số thể hiện sự
khác nhau về tốc độ tăng trưởng x và y. Giá trị a<1 gọi là tăng trưởng dương
không đều, y tăng nhanh hơn so với x; ngược lại a>1 gọi là tăng trưởng âm
không đều (Warner, 1977). Kết quả nghiên cứu trên cua sen (S.
paramamosain) phân bố ở vùng Rạch Chèo (Cà Mau) cho thấy mối quan hệ
giữa khối lượng và chiều rộng Carapace thể hiện qua phương trình y =

10


0,3077x2,7 và giữa chiều rộng và chiều dài = 1,4226x-0,1324 (Trần Ngọc Hải và
ctv., 2002).
Sự thay đổi hình dạng cơ thể còn liên quan đến sự thành thục. Trước
khi thành thục, đôi càng của cua đực và chiều rộng bụng của cua tăng trưởng
khơng đều. Đặc biệt trong q trình lột xác cua có thể tái sinh lại những phần

cơ thể đã mất như chân, càng…Khối lượng cua tăng còn nhờ những phần cơ
thể tái sinh. Cua thiếu phụ bộ hay phụ bộ bị tổn thương thường có khuynh
hướng lột xác sớm hơn (Warner, 1977).
2.1.6.2. Các giai đoạn của quá trình lột xác
Một chu kỳ lột xác của cua biển trải qua 5 giai đoạn (Warner, 1977).
Giai đoạn A: giai đoạn vừa lột xác có 2 giai đoạn phụ
Giai đoạn A1: ngay sau khi lột xác cua không thể cử động, vỏ rất mềm.
Cơ thể hấp thu nước và sự khống hóa vỏ ngồi bắt đầu.
Giai đoạn A2: vỏ vẫn mềm nhưng cua có thể cử động. Hàm lượng nước
trong cơ thể ổn định, khoảng 86%. Sự tích tụ lớp vỏ trong và sự khống hóa
bắt đầu.
Giai đoạn B: giai đoạn sau lột xác, có 2 giai đoạn phụ
Giai đoạn B1, lớp vỏ ngoài bắt đầu biến dạng nhưng chưa nứt. Sau đó,
giai đoạn B2, nhiều phần của vỏ ngồi trở nên cứng hơn. Cua bắt đầu bắt mồi.
Giai đoạn C: giai đoạn giữa chu kỳ lột xác, có 4 giai đoạn phụ
C1: mai gần cứng hoàn toàn, các phụ bộ và chân bị linh hoạt. Đây là
thời kỳ chính của sự tăng trưởng các mơ.
C2: mai cứng hồn tồn. Các phụ bộ và chân bị ít linh hoạt và có thể
gảy nếu bị uống cong. Cua tiếp tục tăng trưởng.
C3: vỏ cứng hồn tồn, sự khống hóa lớp vỏ trong vẫn tiếp tục. Một
lớp màng bên trong dần hình thành cuối giai đoạn này.
C4: lớp vỏ ngoài hoàn tất. Lớp màng bên trong được điều chỉnh bằng
việc nức và nhấc một phần mai ra ngoài hoặc vỡ lớp vỏ ở các ngón chân bị.
Sự tăng trưởng kết thúc và vật chất dinh dưỡng được tích lũy. Hàm lượng
nước trong cơ thể chiếm khoảng 61%.
Giai đoạn D: tiền lột xác, có 4 giai đoạn phụ
D1: lớp biểu bì tách khỏi lớp màng và tiết ra một lớp mơ sừng ngồi.
Các gai mới hình thành bên trong gai cũ, chúng rất mềm và có thể thấy khi các
ngón chân bị bị bẻ gãy. Các chất tích lũy được tập hợp lại và glycogen hình
thành trong mơ biểu bì.

D2: bắt đầu tiết lớp vỏ mới. Các gai mới trở nên cứng hơn. Lớp màng
ngồi củ thối hóa thành lớp gelatin. Q trình tái hấp thu vỏ củ bắt đầu. Cua
giảm hoạt động và ngưng bắt mồi.

11


D3: giai đoạn này chủ yếu diễn ra quá trình tái hấp thu lớp vỏ cũ. Tại
một số vị trí trên lưng có những đường nứt lớn.
D4: q trình tái hấp thu hoàn tất. Lớp vỏ cũ tách ra dọc theo đường
nứt, quá trình hấp thu nước bắt đầu.
Giai đoạn E: lột xác
Cua rút khỏi lớp vỏ cũ và nhanh chóng hấp thu nước.
2.1.6.3. Các yếu tố điều khiển quá trình lột xác
Chu kỳ lột xác chịu ảnh hưởng bởi hormon và do hệ thần kinh điều
khiển theo những biến đổi của điều kiện môi trường bên trong và bên ngoài.
Cơ quan X- tế bào thần kinh nằm ở cuống mắt tiết ra hormone ức chế sự lột
xác. Khi loại bỏ cuống mắt cùng với cơ quan X, sự lột xác sẽ bắt đầu. Hormon
tiết ra từ cơ quan X sẽ tác động lên cơ quan Y – nằm ở phần trước cơ thể, ngay
dưới vùng mang. Cơ quan Y tiết ra hormon kích thích sự lột xác, khởi đầu giai
đoạn D. Như vậy, cơ quan X và Y điều khiển quá trình chuyển giai đoạn quan
trọng từ C4 sang D trong chu kỳ lột xác (Warner, 1977). Sự tiết hormon của
cơ quan X do hệ thần kinh điều khiển và nó thể hiện mối quan hệ giữa chu kỳ
lột xác với yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài. Cơ quan X sẽ ngừng tiết
hormon khi chất dinh dưỡng được tích lũy đầy đủ, khi cua khơng làm nhiệm
vụ sinh sản và khi mơi trường bên ngồi thuận lợi. Khi mơi trường bên ngồi
bất lợi như cường độ chiếu sáng không thay đổi, nhiệt độ thấp hay mật độ cua
cao thì hormon X được tiết ra, ức chế q trình lột xác (Warner, 1977).
Ngồi sự điều khiển của hormon, các yếu tố mơi trường bên ngồi như
nhiệt độ, độ mặn, pH, thức ăn, ánh sáng…cũng ảnh hưởng đến sự lột xác và

do đó ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cua. Một số nghiên cứu cho thấy ở loài S.
serrata, nhiệt độ ảnh hưởng đến sự lột xác và tỷ lệ sống của cua con nhiều hơn
ảnh hưởng của độ mặn trong khoảng 5 – 40‰ (Baylon, 2010; Ruscoe et al.,
2004). Nhiệt độ tốt nhất cho chu kỳ lột xác ngắn và tỷ lệ sống cao trong
khoảng từ 25 đến 32oC (Gong et al., 2015b; Ruscoe et al., 2004). Ngồi ra,
khi cua con C1 bị bỏ đói 48 giờ, chúng lột xác không thành công và bị chết
(Gong et al., 2015b).
2.1.6.4. Tuổi thọ và kích thước tối đa của cua
Tuổi thọ trung bình của cua từ 2 – 4 năm. Kích thước (chiều rộng mai) tối
đa của cua biển có thể từ 19 – 28 cm với khối lượng từ 1 – 3 kg/con đối với
cua S. serrata. Thơng thường trong tự nhiên cua có kích cỡ trong khoảng 7,5 –
10,5 cm. Với kích thước tương đương nhau về chiều dài hay chiều rộng
Carapace thì cua đực nặng hơn cua cái (Angell, 1992). Cua đực tăng trưởng
nhanh hơn cua cái (Triño et al. 1999; Christensen et al. 2004). Cua thành thục
sinh dục khi chiều rộng carapace dao động từ 83-144 mm, nhưng kích thước
đạt thành thục sinh dục cũng khác nhau giữa cua đực và cua cái (Hill, 1975,
12


Heasman et al., 1985), giữa các loài hoặc giữa những cá thể cùng loài nhưng
sống ở những vĩ độ khác nhau (Quinn and Kojis, 1987; Roberston and Kruger,
1994). Theo nghiên cứu của Le Vay et al (2007) trên loài cua S.
paramamosain ở ĐBSCL thì kích thước tối đa của lồi này là 15 cm. Trong
điều kiện tự nhiên cua sẽ đạt kích cỡ thành thục 10,2 cm (Walton et al., 2006a)
sau 160 ngày từ giai đoạn cua con có kích thước 20 – 60 mm.
2.1.7 Đặc điểm dinh dưỡng
Cua biển Scylla sp. là loài giáp xác ăn tạp. Giai đoạn hậu ấu trùng
chúng ăn tôm, giáp xác nhỏ, cá và động vật không xương sống khác (Joel and
Sanjeevaraj, 1986). Cua lớn ăn động vật thân mềm và giáp xác ở đáy (Hill,
1979; Paterson and Whitfield, 1997). Bên cạnh đó, chúng có thể ăn thực vật

thủy sinh (Hill, 1979), tảo sợi (Williams and Primavera, 2001), mùn bã hữu cơ
(Hill, 1979) và bắp nấu chín (Rodríguez et al., 2003). Chúng có thể tiêu hóa
tốt carbohydrat như: bột ngơ, bột đậu nành và cám gạo (Catacutan et al.
2003). Mặc dù cua biển là loài động vật ăn tạp, nhưng nhu cầu đạm và lipid
của chúng là khá cao. Tăng trưởng của cua tăng lên rõ rệt, khi cho ăn với khẩu
phần thức ăn 12% lipid và protein dao động 32 - 48% (Catacutan, 2002; Triño
and Rodriguez, 2002).
Trong điều kiện thiếu thức ăn, cua có thể nhịn đói từ 10 – 15 ngày
(Hill, 1978). Độ mặn và nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến tập tính ăn của cua biển.
Cua biển S. serrata có tốc độ ăn tối đa khi nhiệt độ khoảng 25oC, khi nhiệt độ
giảm xuống 20oC thì cua giảm ăn và hoạt động cũng giảm (Hill, 1980).
2.2 Sản xuất giống cua biển
2.2.1 Lựa chọn cua mẹ nuôi vỗ
Cua mẹ dùng trong nuôi vỗ có nguồn gốc từ tự nhiên (Mann et al.,
1999a) hoặc từ các ao nuôi (Millamena and Quinitio, 2000). Alava et al (2007)
báo cáo rằng, hàm lượng lipid trong gạch cua ni cao hơn trong cua đánh bắt
ngồi tự nhiên, đặc biệt là hàm lượng ARA (20:4n-6), EPA (20:5n-3) và DHA
(22:6n-3), điều này rất quan trọng cho việc hình thành phơi và sức khỏe của ấu
trùng sau này. Do đó, vấn đề lựa chọn cua mẹ nuôi vỗ cũng cần xem xét kỹ.
Cua mẹ có thể được mua trực tiếp từ các hộ dân (Dat, 1999a; Marichamy and
Rajapackiam, 2001) hoặc thông qua thương lái (Dat, 1999a; Quinitio et al.,
2001). Trong tự nhiên con cái giao phối và giữ túi tinh trong cơ thể, ngay khi
chúng lột xác trưởng thành (Robertson and Kruger, 1994). Trong lúc đẻ trứng
cua cái tự thụ tinh nhờ túi tinh trong cơ thể (Nghia et al., 2001a). Do đó, trong
ni vỗ, khơng cần sử dụng cua đực (Robertson and Kruger, 1994; Nghia et
al., 2001a). Kích thước cua mẹ cũng ảnh hưởng đến sức sinh sản và tỷ lệ sinh
sản (Millamena and Bangcaya, 2001).
13



2.2.2 Hệ thống nuôi vỗ
Cua biển thường sống ở vùng cửa sơng có độ đục cao (Hill, 1978; Dat,
1999a; Barnes et al., 2002). Do đó, bể ni vỗ nên che tối hoàn toàn (Williams
et al., 1998; Mann et al., 1999a; Quinitio et al., 2001; Nghia et al., 2001a).
Trong nuôi vỗ, cua mẹ đươc nuôi riêng từng con trong thùng nhựa, có thể tích
từ 60 - 300 L, với chiều cao mực nước từ 25 -150 cm (Dat, 1999b; Mann et
al., 1999a; Millamena and Quinitio, 2000), giá thể cũng được cho vào bể ni
vỗ để cua vùi mình và tránh hiện tượng ăn nhau (Millamena and Quinitio,
2000; Millamena and Bangcaya, 2001; Djunaidah et al., 2003; Hamasaki,
2002). Giá thể phải sạch và dễ dàng tháo bỏ khi vệ sinh bể nuôi (Davis et al.,
2004). Giá thể cát thường được dùng làm nền đáy trong nuôi vỗ cua mẹ
(Churchill, 2003). Chúng được trải đều trên toàn bề mặt đáy bể (Williams et
al., 1998; Millamena and Quinitio, 2000) hoặc một phần của bể nuôi (Mann et
al., 1999a). Người nuôi thường đặt một khay nhựa có diện tích 50 x 80 mm
vào trong bể ni và khay được trải một lớp cát dày 200 mm (Baylon et al.,
2001; Djunaidah et al., 2001b; Millamena and Bangcaya, 2001), biện pháp
này giúp cho người nuôi dễ dàng vệ sinh nền đáy mà không gây sốc cua mẹ
(Mann et al., 1999a; Djunaidah et al., 2001b).
Cua cái thành thục tốt có thể đẻ trong ao, đăng quầng, trên bể (Davis et
al., 2004). Với hình thức ni vỗ trên bể, cua mẹ có thể ni trong hệ thống
tuần hồn (Marichamy and Rajapackiam, 2001; Millamena and Bangcaya,
2001), trong hệ thống nước chảy tràn (Quinitio et al., 2001; Hamasaki, 2002)
hoặc hệ thống hở, thay nước một phần hàng ngày (Mann et al., 1999a; 1999b;
Millamena and Quinitio, 2000; Baylon et al., 2001; Millamena and Bangcaya,
2001). Nước biển có độ mặn từ 30 – 35 ‰, được sử dụng cho nuôi vỗ cua mẹ
và ương ấu trùng loài S. serrata (Mann et al., 1999a). Nước có độ mặn từ 20 –
25 ‰ được sử dụng cho ni vỗ cua mẹ và ương ấu trùng lồi S.
tranquebarica, S. olivacea và S. paramamosain (Davis et al., 2003). Tuy
nhiên, nước biển vẫn được sử dụng cho đẻ và ương ấu trùng cho cả 4 loài cua
Scylla sp.

2.2.3. Khẩu phần ăn và chế độ cho ăn
Trong thời gian nuôi vỗ, cua mẹ được cho ăn thức ăn tươi sống hoặc
thức ăn đông lạnh như: tôm, cá, mực, nhuyễn thể, ốc…(Dat, 1999a; Mann et
al., 1999a; Millamena and Bangcaya, 2001; Quinitio et al., 2001; Hamasaki,
2002). Sinh khối Artemia giàu hóa cũng được sử dụng làm thức ăn cho cua mẹ
(Djunaidah et al., 2003). Cua biển ăn thức ăn tươi hoặc thức ăn đơng lạnh, có
tỷ lệ đẻ cao hơn khi chúng ăn thức ăn công nghiệp (Millamena and Quinitio,
2000; Millamena and Bangcaya, 2001; Djunaidah et al., 2003; Phạm Thị

14


×