Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

HOA TUONG VI SAU DONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.78 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Lời thì thầm của tình yêu nồng nàn</b>



Nếu có thể khái quát, khi đọc tuyển tập Hoa tường vi sầu đông của mười bảy tác giả nữ An
Giang, chúng ta sẽ nói như đề từ của giới thiệu này. Hầu hết các tác giả ở đây được sinh ra,
lớn lên và đã từng sinh sống ở An Giang. Tình yêu thấm đẫm trong tâm hồn của các nhà thơ
nữ trong tuyển tập này khơng chỉ là tình yêu đôi lứa mà rất nhiều bài thơ là những tâm tư dành
cho những mối cảm quan cuộc sống-gần gủi, gắn bó, thân thiết với các tác giả, mà theo cách
nói thơng thường là tình đất, tình người… rất nồng nàn, thắm đượm.


Ta sẽ nghe cô giáo Thảo Vi nói về cha mình – người nơng dân chân đất ở một vùng quê xa của
An Giang Đêm nay/ Trong khói thuốc vàng tay/ Ba đón giao thừa cùng đất trời mới mở/ Đêm
nay/ Con nước có tràn dịng kinh nhỏ/ Ba có đẫm mình cứu bờ ruộng mong manh? (Giao
thừa). Nhà thơ Nguyễn Lập Em với khơng gian tình càm mênh mang đất nước về ngọn núi,
mái đình quê ngoại ở làng Vĩnh Tế - Núi Sam – Châu Đốc Má tơi thiết tha nơi chốn của mình/
Gần trăm năm đời người, thương nhớ từng gốc cây, hốc đá/… Có ai đời sau…/ Hằng trăm
năm nữa sẽ qua/ Cịn trong kí ức thời gian tiếng lịng thầm gọi/ Cịn trong tâm tưởng mái đình,
bóng núi/ Lịng chạnh nhớ cố hương? (Nghỉ dưới mái đình quê ngoại) và tiếng gọi “Mẹ ơi!
Của Lâm Thị Thanh Trúc khiến ta xót lịng, rưng rưng thương cảm Trước thềm nhà ngóng mẹ,
mẹ về chưa? Khơng khói củi mà sao cay xè trong mắt/ Vu quy lại mẹ một lần rồi đi mất/…
Con trở về đây. Mẹ đã mất rồi!/ Sau hè nhà con cứ gọi “Mẹ ơi” (Cõi xưa).


Mềm mại, nhỏ nhẹ, dịu dàng, nhiều nữ tính vẫn là đặc điểm chung của các nhà thơ nữ ở đây –
lời thì thầm như những dòng chảy êm ả, hiền hòa dù là đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu đầy ắp
phù sa. Nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu gởi tâm tình của mình vào cả ba bài thơ đều nói về
sơng nước, giống như chị đã hịa vào sơng nước mà u thương Một đời tôi hát ru sông/ À
ơi… con nước lớn rồng nổi trôi/ Một đời mẹ hát ru tôi/ Một đời tôi hát ru người xa xăm (Lơig
mẹ ru và tơi), Có một dịng sơng chảy qua đời tơi/ Mênh mong q con thuyền tơi bé nhỏ (Có
một dịng sơng). Lời trách cứ cũng nhẹ nhàng thôi, ngậm ngùi thương tủi, như tất cả nỗi niềm
của giới nữ trong thế gian này Bỗng một ngày bàng hoàng em chợt thấy/ Chưa khi nào em
được nói cùng anh/ Nhỏ nhoi lắm đời thường mưa nắng/ Nói với anh, chỉ thầm nói…một mình
(Thầm lặng – Nguyễn Thị Trà Giang) hay Minh Bảo Trân với Con sơng màu cạn nước/ Người


khơng về hị hẹn buổi đị trưa/ Nhớ ai bỗng rát con sơng vắng/ Hị luyến lưu khản tiếng lịng
(Sơng mùa cạn nước) hay cơ giáo Lê Huỳnh Diệu nói về tình cảm của người thầy, cô giáo khi
đứng trên bục giảng bài, cũng vẫn là tiếng than thầm Đánh rơi thân phận bạc/ Huyền thuyên
giảng thơ người/ Khi miệng nở hoa cười/ Cõi miền thôi xao xác (Bục giảng)…


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

một tâm hồn đa cảm Cúi nhặt chút nắng vàng phai/ Ngươi đàn bàn thấy bóng mùa thu…qua
ngõ/ Trời hồng hơn đầy gió/ Mùa ơi…sao vội vàng! (Mùa cây thay lá –Đỗ thị Thanh Vân)
Như trên, ta nói về dịng thơ hiện đại mà các tác giả nữ trong tập Hoa tường vi sau Đơng đã
viết, nhưng nếu thả mình vào dòng thơ lục bát truyền thống của Việt Nam, các nhà thơ nữ
trong tuyển tập này vẫn có những cấu tứ, vần điệu rất tài hoa Ngồi buồn nhớ bóng mẹ xưa…/
Chênh chao cơn gió đầy mưa vào chiều/ Bập bịng bong bóng thương u/ Nghe ầng ậng nước
xiêu xiêu trở mùa (Mẹ hồng hoang – Lâm Thị Thanh Trúc) và nhà thơ Nguyễn Bính Hồng
Cầu – con gái của nhà thơ Nguyễn Bính tài hoa, vẫn sử dụng thể Lục bát cũng giỏi như cha
của mình Mong manh nửa mối tơ tình/ Biết cịn nếu giữ được mình được ta/ …Thò tay bứt
ngọn trăng già/ Nụ tầm xuân biết đã qua mất rồi (Nỗi mình) và Nguyễn Thị Tuyết Hạnh cả ba
bài của chị đều viết với thể thơ Lục bát Ví như cịn có kiếp sau/ Em chia anh miếng trầu cau
sinh thành/ Bát cơm lưng nửa đề danh/ Tình xi trăm ngả mong manh cũng chờ (Ví như)…
Trong tuyển tập, ta thấy sự có mặt của nhiều nhà thơ nữ đã là hội viên hội văn Việt Nam như
là nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu, nhà thơ Nguyễn Lập Em, nhà thơ Nguyễn Thị Trà Giang,
nhà thơ Lê Thị Thanh My là những người đã có nhiều đóng góp cho thành tựu văn học An
Giang và là những người có phong cách riêng; bên cạnh đó, ta cũng thấy người biên soạn đã
mạnh dạn đưa vào chùm thơ của các bạn trẻ, rất trẻ, với luồng văn phong trẻ nhiều thử nghiệm
như Hoàng Thị Trúc Ly, Nguyễn Thị Diễm Phương, Dương Trần Thị Tuyết, Nguyễn Thị
Nương, Nguyễn Thị Hồng Phước… Các bạn trẻ vẫn có thể đứng trong tuyển tập thơ là tác giả
với không ít câu thơ gợi cảm xúc; đó là điều đáng mừng; hy vọng rằng, thời gian sau này, các
bạn trẻ sẽ làm nên những giọng thơ nữ nhiều cá tính. Ai đã sống với bao lần trăn trở/ Ta vẫn là
ta giữa cuộc đời/ …Ta là ta cay đắng mùi đời/ Sàu khơng điệu nhạc vương tràn lá gió (Lạc
lõng – Nguyễn Thị Hồng Phước), Có nơi nào bình n nhất/ Để ta nghỉ ngơi sau tháng ngày
ngụp lặn/ Trong biển đời trăm ngàn hố thẳm/ chỉ sẩy chân ta lạc mất đời mình (Bình yên –
Nguyễn Thị Diễm Phương), Mẹ nằm lặng lẽ nghe tiếng lá/ thu khẽ khàng qua. Thu lặng đi!


(Mẹ và Vu Lan – Dương Trần Thị Tuyết), Ta thức dậy sau cơn mưa phồn hội/ Giật mình/ Sập
cửa/ thả hồn về đi lại dấu chân q! (Thức q – Hồng Thị Trúc Ly), Có những khoảnh khắc/
Ta chảy cùng đam mê/ Đâu ngờ khi ngụi lạnh/ Chợt tỉnh ra// Ta nông nổi vô cùng… (Đánh
mất – Huỳnh Thị Nương).


Tuyển tập thơ nhiều tác giả nữ An Giang Hoa tường vi sau Đơng đã góp tiếng nói trong thành
tựu văn học An Giang. Ta hãy đọc và lắng nghe các tác giả ấy thì thầm những nỗi niềm
thương cảm dành cho cuộc sống và dành cả cho thân phận của những tâm hồn đa cảm, yếu
mềm như chính số phận mong manh của những người phụ nữ yếu đuối trong nữa thế giới loài
người ở thế gian này. Ta hãy đọc và hãy lắng nghe những tiếng lòng tha thiết của các tác giả
trong tuyển tập này!


Long Xuyên, ngày 13 tháng 02 năm 2012


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×