Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Mot so chuyen de tap huan tai Ha Noi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.11 KB, 90 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

TRUNG ƯƠNG ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH


<b>TRUNG TÂM HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG THIẾU NHI TRUNG ƯƠNG </b>


<b>---CHUYÊN ĐỀ</b>


<b>NỘI DUNG, HÌNH THỨC BỜI DƯỠNG PHỤ TRÁCH SAO </b>
<b>VÀ BAN CHỈ HUY ĐỘI TNTP HƠ CHÍ MINH</b>



<b>---I. BỜI DƯỠNG PHỤ TRÁCH SAO NHI ĐỒNG</b>


<b>1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của phụ trách sao nhi đồng</b>


Phụ trách Sao có tầm quan trọng đặc biệt: Có thể nói, phụ trách Sao là “linh
hồn” của Sao. Thực tế cho thấy phụ trách Sao giỏi là người có nhiệt tình, năng động,
có nghiệp vụ tốt, có khả năng, năng khiếu về một số lĩnh vực: hát, múa, kể chuyện,
trò chơi... sẽ tập hợp, thu hút nhi đồng một cách dễ dàng. Ngược lại nếu phụ trách
sao năng lực kém sẽ làm cho hoạt động của nhi đồng tẻ nhạt. Vì vậy muốn có chất
lượng hoạt động nhi đồng tốt phải chọn cử, bồi dưỡng phụ trách sao để các em có đủ
điều kiện hồn thành nhiệm vụ của mình.


<b>2. Chọn, cử phụ trách sao</b>


<i>2.1. Tiêu chuẩn đối với phụ trách sao</i>
 Có sức học từ khá trở lên.


 Nhiệt tình với cơng tác nhi đồng, yêu quí các em.


 Hiểu biết nhất định về đặc điểm tâm sinh lí tuổi nhi đồng.


 Thành thạo về nghi thức đội.


 Biết tổ chức các hoạt động nhi đồng.


 Có năng khiếu về hát, múa, trị chơi, cắt dán, nặn, vẽ, thể dục thể thao.
<i>2.2. </i>


<i>1.2. Chọn, cử phụ trách sao</i>


Căn cứ vào tiêu chuẩn của phụ trách sao, chi đội TNTP Hồ Chí Minh đỡ đầu
chọn cử những đội viên tốt, có đủ phẩm chất, năng lực phụ trách sao nhi đồng lớp
dưới. Khác với phụ trách chi Đội và Tổng phụ trách, phụ trách Sao nhi đồng lại là
trẻ em, là các em ở các chi đội lớp trên được cử xuống làm phụ trách Sao nhi đồng.
Để giúp các em làm tốt nhiệm vụ phụ trách sao cần làm tốt công tác bồi dưỡng.


<b>3. Bồi dưỡng phụ trách sao nhi đồng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

 Cách tập hợp, điều khiển một buổi sinh hoạt Sao nhi đồng.


 Cách điều khiển, tổ chức và hướng dẫn Sao nhi đồng biết chơi các trò chơi.
Cần chọn các trò chơi phù hợp với lứa tuổi nhi đồng tìm các trị chơi ngồi độ
tuổi.


 Phụ trách Sao biết hát, biết múa và biết cách dạy cho Sao biết hát múa. Cần
tìm các bài hát, điệu múa ngắn, dễ múa, dễ hát cho các em, chú ý hướng dẫn
các em về phương pháp truyền đạt (ví dụ: cách đếm khi dạy múa hát. Từng
câu cho đúng nhịp, phách của bài hát).


 Biết cắt, dán, nặn, vẽ, cắm hoa... và cách hướng dẫn tồn Sao làm thủ cơng.
Cần chuẩn bị tốt các phương tiện khi được tập huấn các nội dung này. Như


(kéo, dao, giấy, đất, bút màu...)


 Biết sơ bộ về đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi nhi đồng.


Đặc điểm cơ bản của nhi đồng là: ưa hoạt động, không chú ý được lâu, thật
thà, hồn nhiên thích đợc khen, được thưởng, hay bắt chước, chóng qn, ham hiểu
biết... Trí nhớ của nhi đồng cịn rất non và tính nết của từng em rất khác nhau bướng
bỉnh, hay khóc hay hờn, làm nũng, nhút nhát...


<i>3.2 Một số hình thức bồi dưỡng phụ trách Sao.</i>
a) Bồi dưỡng định kỳ:


Tổng phụ trách cần có kế hoạch định kỳ để bồi dưỡng phụ trách Sao vào đầu
năm học, giữa năm và cuối năm.


 Đầu năm học: cần tổ chức cho các em xem sinh hoạt Sao mầu (cách bầu
trưởng Sao, cách chọn đặt tên Sao...) Bồi dưỡng về tiêu chuẩn của phụ trách
Sao cách tổ chức sinh hoạt Sao...


 Giữa năm: Bồi dưỡng cho các em biết điều chỉnh các hoạt động lớn của Sao,
biết cách tổ chức các hoạt động ngày càng thuần thục hơn.


 Cuối năm: Biết cách tổng hợp, đánh giá thi đua ở các Sao.
b) Bồi dưỡng thường xuyên:


Tổng phụ trách cần đặt chương trình bồi dưỡng phụ trách Sao trong kế hoạch
hoạt động của liên đội ngay từ đầu năm học qua đó sắp xếp lịch bồi dưỡng thường
xuyên từng tuần, từng tháng, từng học kỳ.


Ở cấp liên đội mỗi tháng nên tổ chức 2 buổi tập huấn cho phụ trách Sao.


 Tuần 1 đầu tháng: Làm nhiệm vụ phổ biến chơng trình dạy hát, múa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

c) Bồi dưỡng theo chuyên đề:


Tổ chức thành các nhóm phụ trách Sao ở các khối mỗi khối có một nhóm
trưởng và tiến hành sinh hoạt khối (theo từng khối: lớp 1, lớp 2, lớp 3) nhằm trao
đổi, rút kinh nghiệm giữa phụ trách Sao trong khối với nhau. Tổ chức sinh hoạt câu
lạc bộ phụ trách Sao giỏi (nên đặt tiêu chuẩn để khuyến khích, động viên các phụ
trách Sao). Tổ chức cho phụ trách Sao giữa các khối tham quan giờ sinh hoạt Sao
của nhau.


d) Bồi dưỡng bằng cách thông qua việc tổ chức các hoạt động lớn.


Cần tổ chức nhiều hoạt động lớn nhằm thu hút các em phụ trách Sao tham gia
như: Hội vui nhi đồng, hội diễn văn nghệ, hội thi vẻ đẹp tuổi hoa, hội thi phụ trách
Sao giỏi, hội trại nhi đồng. Qua hoạt động, các phụ trách Sao tự rút ra cho mình
nhiều bài học quý giá.


<i>3.3 Phương pháp bồi dưỡng phụ trách Sao.</i>
a) Phương pháp trực quan.


Thường xuyên tổ chức cho phụ trách Sao được tham gia và được xem các
hoạt động thực tiễn như: Múa hát tập thể, kể chuyện, hướng dẫn trò chơi, cắt dán... ở
liên đội mình hoặc ở các liên đội khác.


Giáo viên tổng phụ trách và giáo viên phụ trách chi Đội cần tiến hành các
buổi sinh hoạt Sao mẫu cho các nhóm phụ trách Sao đợc tham quan, hoặc dự các
buổi sinh hoạt của nhau.


b) Phương pháp luyện tập.



Cần thường xuyên kiểm tra kỹ năng, thao tác của phụ trách Sao về cách điều
hành, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động cho nhi đồng cũng như việc duy trì các buổi
sinh hoạt Sao sau mỗi kỳ tập huấn.


c) Phương pháp ghi nhớ:


Hướng dẫn cho phụ trách Sao biết ghi nhớ các nội dung thông qua việc ghi
chép sổ sách. Phụ trách Sao phải nắm được các loại sổ sách dùng trong việc điều
hành Sao. Bên cạnh đó, tạo cho phụ trách Sao biết ghi nhớ các nội dung thông qua
các hoạt động thực tiễn.


<i>3.4 Lực lượng bồi dưỡng phụ trách Sao.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Ở cấp huyện, quận hàng năm nên tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ phụ
trách Sao (nòng cốt), tạo cốt cán cho các trường tiến hành công tác này.


Ở cấp trường: Tổng phụ trách Ban chỉ huy liên đội, đội phải tham mưu với
Ban giám hiệu để cử các đồng chí lãnh đạo và các đồng chí giáo viên có khả năng
hoạt động đội (Như giáo viên nhạc, hoạ, thể dục) tham gia thường xuyên vào công
tác bồi dưỡng phụ trách Sao.


 <b>Một số điều cần lưu ý khi bồi dưỡng phụ trách Sao nhi đồng</b>


Nhiệm vụ chính của học sinh (trong đó có phụ trách Sao) là học tập. Vì vậy
cần lưu ý:


 Nên chọn một nhóm đội viên phụ trách 1 Sao để các em có thể thay nhau làm
phụ trách Sao, vừa đảm bảo học tập, vừa rèn luyện đội viên. Khi em này vắng
thì có em khác thay, đảm bảo cho Sao sinh hoạt đều (trong đó có một em là


chính).


 Nên bồi dưỡng cả kiến thức văn hóa giúp các em học tốt để các em an tâm
phụ trách sao và gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho các em tham gia phụ
trách sao.


<b>II. BỒI DƯỠNG BAN CHỈ HUY ĐỘI</b>


(Tham khảo trong cuốn “Cẩm nang cho Ban chỉ huy Đội Thiếu niên Tiền phong
<i><b>Hồ Chí Minh)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>---CHUYÊN ĐỀ</b>


<b>KĨ NĂNG THIẾT KẾ, TỔ CHỨC CÁC MƠ HÌNH HOẠT ĐỘNG </b>
<b>ĐỘI TNTP HỜ CHÍ MINH</b>


<b>I. CÁC KHÁI NIỆM</b>
<i><b>1. Thiết kế là gì?</b></i>


Theo Từ điển Tiếng Việt thơng dụng - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam:
<i><b>Thiết kế là làm đề án, lập tài liệu kỹ thuật toàn bộ, xây dựng một bản vẽ với tất cả</b></i>
các tính tốn cần thiết để theo đó mà xây dựng cơng trình, sản xuất sản phẩm.


<i><b>Thiết kế hoạt động là việc lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động, phương</b></i>
pháp tổ chức thực hiện và sắp xếp chúng thành một trình tự hợp lý trên cơ sở khoa
học và thực tiễn để đảm bảo kết quả giáo dục cao so với yêu cầu, mục đích đề ra.


<i><b>2. Hoạt động Đội </b>(hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh)</i>


Hoạt động Đội là một mặt sinh hoạt của Đội dưới sự phụ trách của Đoàn và


sự tổ chức điều khiển của Ban Chỉ huy Đội (chi đội, liên đội) hoạt động Đội tập hợp
và hướng dẫn thiếu nhi tham gia những hoạt động tự nguyện của Đội nhằm đạt được
hiệu quả giáo dục cao hơn.


<i><b>3. Thiết kế hoạt động Đội</b></i>


Thiết kế hoạt động Đội là sự lựa chọn về nội dung, hình thức, phương pháp
giáo dục nhằm tạo ra một mơ hình hoạt động và tổ chức thực hiện sáng tạo theo một
chủ đề, chủ điểm, một yêu cầu giáo dục nhất định của Đội.


<b>II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG ĐỘI</b>


Thơng qua việc xây dựng thiết kế giúp người chủ thiết kế nắm bắt một cách
tường tận mọi vấn đề từ nội dung đến hình thức thực hiện và cả các tình huống có
thể xảy ra trong q trình tổ chức thực hiện thiết kế.


Giúp người chuẩn bị nội dung và cơ sở vật chất hiểu sâu sắc về những việc
mình sẽ làm để giúp thiết kế thành công.


Giúp người quản lý nắm bắt được về kinh phí, thời gian để tổ chức thực hiện
thiết kế đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

năng, nghiệp vụ cho đội ngũ phụ trách Đội, cán bộ Đội trong nhà trường, đồng thời
đưa vị thế của tổ chức Đội được nâng cao trong và ngoài nhà trường.


Thành thạo về thiết kế hoạt động Đội cịn góp phần rèn luyện và bồi dưỡng
năng lực tổ chức và quản lý, năng lực tổ chức hoạt động cho chính đội ngũ cán bộ
quản lý trong các trường và cho chính người GV- TPT Đội.


<b>III. MỘT SỐ YÊU CẦU KHI THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG ĐỘI</b>



Một hoạt động Đội đáp ứng được yêu cầu giáo dục, nhu cầu của các em, phải
đạt được các u cầu sau:


1. Đảm bảo tính lơgic hợp lý, có mở đầu, có kết thúc và xác định rõ đâu là
khâu chủ yếu, quan trọng nhất của toàn bộ hoạt động.


2. Xác định rõ thời điểm nào sẽ diễn ra hoạt động đó trong năm. Thời gian
dành cho hoạt động, cho từng mảng công việc là bao nhiêu. Tất cả phải được cụ thể
hố trong q trình thiết kế.


3. Phải phù hợp với đối tượng giáo dục (thiếu nhi, đội viên theo từng độ tuổi;
về khả năng, trình độ, sức khoẻ của các em, đồng thời phải thể hiện màu sắc của
Đội: biểu trưng, sự vui tươi lãng mạn, mang màu sắc vui chơi tạo sự hấp dẫn, lôi
cuốn các em.


4. Sát với yêu cầu chỉ đạo của Đoàn, Hội đồng Đội cấp trên, đặc biệt phải phù
hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương và nhà trường.


Trong những năm qua, thực tế cho thấy, khả năng thiết kế hoạt động Đội của
phụ trách Đội, cán bộ Đồn rất hạn chế. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
hoạt động của tổ chức Đội cũng như chất lượng đội viên. Những yêu cầu trên đây
chính là những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động Đội mà mỗi phụ trách Đội cần đặc biệt
chú ý khi thiết kế một hoạt động Đội.


Để đáp ứng được ngày một tốt hơn yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, mỗi phụ
trách Đội cần tự mình rèn luyện, học tập kinh nghiệm, tích luỹ, cần cù, khơng ngừng
được đào tạo, bồi dưỡng năng lực thiết kế hoạt động Đội đáp ứng nhu cầu thực tế và
nhiệm vụ giáo dục thiếu niên nhi đồng.



<b>IV. CẤU TRÚC THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG ĐỘI</b>
<i><b>* Cấu trúc một bản thiết kế được thể hiện như sau:</b></i>
- Tên bản thiết kế


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Nội dung và chương trình hoạt động (Nội dung cụ thể, địa điểm, thời gian,
người chịu trách nhiệm).


- Ban tổ chức chỉ đạo thi công bản thiết kế
- Điều kiện cơ sở vật chất và công tác phối hợp


- Phương án dự phòng (chú ý các điều kiện phòng tránh tai nạn thương tích
cho các em khi tổ chức hoạt động Đội, phương án và thời tiết xấu và các tình huống
có thể xảy ra).


- Những điểm cần chú ý.


<b>* Giới thiệu một số mẫu cấu trúc thiết kế hoạt động Đội</b>
Mẫu số 1:


<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b>II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN</b>
1. Thời gian


2. Địa điểm


3. Thành phần: Khách mời, tham gia
4. Trang trí khánh tiết


5. Sơ đồ



6. Nội dung chính


<b>III. PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ</b>
1. Chuẩn bị nội dung


2. Chuẩn bị cơ sở vật chất
<b>IV. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN</b>
<b>V. DỰ TRÙ KINH PHÍ</b>


<b>VI. BẢNG DIỄN BIỂU CHƯƠNG TRÌNH</b>
STT THỜI


GIAN


ĐỊA
ĐIỂM


NỘI
DUNG


YÊU
CẦU


CSVC THỰC


HIỆN


PHỐI
HỢP



GHI CHÚ


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Mẫu số 2:
<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b>II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN</b>
1. Thời gian


2. Địa điểm


3. Thành phần: Khách mời, tham gia
4. Trang trí khánh tiết


5. Sơ đồ


<b>III. PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ</b>
1. Chuẩn bị nội dung


2. Chuẩn bị cơ sở vật chất
3. Kinh phí thực hiện
4. Tiến độ thực hiện


<b>IV. BẢNG DIỄN BIỂU CHƯƠNG TRÌNH</b>


STT THỜI


GIAN


DIỄN BIẾN


-


NỘI DUNG


HÌNH THỨC
-


YÊU CẦU


THỰC HIỆN


<b>V. LỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH</b>
<b>VI. CÁC TIỂU THIẾT KẾ</b>


<b>V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG ĐỘI</b>
<i><b>1. Bước 1: Công tác chuẩn bị</b></i>


Những căn cứ để lựa chọn chủ đề thiết kế hoạt động Đội:
- Chỉ thị và chủ trương của Hội đồng Đội cấp trên


- Nhiệm vụ năm học của ngành giáo dục, của địa phương
- Nhu cầu, nguyện vọng của các em thiếu nhi


- Những kinh nghiệm về thiết kế và thi công trước đây


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Cơ sở vật chất, kinh phí của nhà trường, địa phương trình độ văn hố - xã
hội của địa phương.


<i><b>2. Bước 2: Thíêt kế nội dung, chương trình hoạt động</b></i>



- Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động Đội là một công việc rất quan
trọng và có tính quyết định. Nội dung tổng hợp và nội dung của từng hoạt động cụ
thể phải bám sát mục tiêu đặt ra và phải có tính khả thi cao. Nội dung các hoạt động
phải được chia thành các công việc cụ thể, gắn với thời gian dự kiến và người chịu
trách nhiệm. Phải xác định những công việc thường xuyên, chủ yếu trọng tâm và
gắn với địa điểm cụ thể. Trong nội dung phải khẳng định được cái chung, cái riêng
biệt.


- Cần có phương án dự phịng cho các nội dung và có thể điều chỉnh kế hoạch
trước và trong q trình chỉ đạo thi cơng bản thiết kế sao cho phù hợp với tình hình.
Chương trình và kế hoạch hoạt động cần được thiết kế một cách khoa học, chi tiết,
đảm bảo hiệu quả cao. Đặc biệt cần cương quyết chỉ đạo thực hiện tránh tình trạng
“đầu voi, đuôi chuột” sẽ làm các em chán nản, thiếu tác dụng giáo dục.


<i><b>3. Bước 3: Chỉ đạo thực hiện</b></i>


Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, trưởng ban chỉ đạo là người chịu trách
nhiệm qn xuyến tồn bộ cơng việc, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá để
kịp thời động viên, tuyên dương những thành tích cũng như nhắc nhở những lệch lạc
của cá nhân và tập thể Đội. Các uỷ viên phụ trách từng phần việc phải chịu trách
nhiệm chỉ đạo, tổ chức công việc được phân công và báo cáo kịp thời cho trưởng
ban để phối hợp thực hiện.


Cần phải chỉ đạo nghiêm túc việc thực hiện nội dung, chương trình hoạt động
đã thiết kế. Tuy nhiên, có thẻ có những phát sinh trong q trình thực hiện vì vậy
cần linh hoạt, sáng tạo để xử lý và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình.


Trong quá trình thực hiện cần thường xuyên hội ý ban tổ chức để kịp thời
nắm bắt diễn biến các hoạt động, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để thực
hiện có hiệu quả nội dung và chương trình đề ra.



<i><b>4. Bước 4: Tổng kết, đánh giá kết quả</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

phê phán những cá nhân, tập thể nhằm đảm bảo thực hiện các yêu cầu của bản thiết
kế và các nguyên tắc chỉ đạo thực hiện các hoạt động.


Tổng kết, đánh giá kết quả phải khách quan, vô tư và công bằng, đúng người
đúng việc, từ vấn đề tổ chức, yêu cầu nội dung giáo dục đến hiệu quả kinh tế và các
mối quan hệ với các đơn vị trong quá trình hoạt động Đội.


<b>VI. THỰC HÀNH THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG ĐỘI</b>
*


* *


HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐIỂM
<b>UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau khi kết thúc hoạt động, thiếu nhi có khả năng:


- Hiểu biết về truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam. Hiểu
biết về ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày hội Quốc phịng tồn dân
22-12.


- Tự hào về truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam, biết giữ
gìn phát huy truyền thống đó trong học tập, rèn luyện.


- Xây dựng bầu khơng khí vui tươi, đoàn kết trong các hoạt động học tập.
<b>II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN</b>



<b>1. Thời gian: 45 phút</b>
<b>2. Địa điểm: Lớp học</b>
<b>3. Thành phần:</b>
- Khách mời:


+ Cựu chiến binh trong phường (xã)


+ Phụ huynh các em là bộ đội, nguyên là bộ đội
+ Ban giám hiệu nhà trường


- Tham gia:


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Băng rơn (trang trí trong lớp học): Đội viên chi đội…. thi đua lập thành tích
chào mừng ngày truyền thống Quân đội Nhân dân Việt Nam và ngày hội Quốc
phịng tồn dân 22-12.


- Trưng bày những sản phẩm mà chi đội đã sưu tầm được trong hoạt động
chào mừng chủ đề này.


- Bảng lớp:


LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS…….
CHI ĐỘI…..


HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM
<b>UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN</b>
<b>5. Sơ đồ</b>


<b>Bảng trang trí</b>



<b>III. PHÂN CƠNG THỰC HIỆN</b>
<b> 1. Chuẩn bị nội dung</b>


- Xây dựng thiết kế tổng thể
- Xây dựng kịch bản chương trình


- Viết câu hỏi về các mốc son lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam
- Viết câu hỏi tìm hiểu các thời kỳ đổi tên của quân đội


- Viết câu hỏi tìm hiểu về các lực lượng quân đội với những đặc điểm riêng.
- Tập màn hát múa chào mừng


- Viết lời dẫn cho màn múa hát chào mừng


- Viết và đọc bài viết kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và
ngày hội Quốc phịng tồn dân 22- 12.


- Mời đại biểu là bộ đội, nguyên bộ đội là phụ huynh của chi đội dự.
- Mời cựu chiến binh của phường (xã)


CHI
ĐỘI
1


CHI
ĐỘI
2


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Chuẩn bị nội dung trò chơi “Em tập làm bộ đội”


- Chuẩn bị một số câu chuyện, trò chơi về anh bộ đội.
- Chuẩn bị bài phát biểu cảm tưởng


- Liên hệ mời cựu chiến binh kể chuyện truyền thống.
<b>2. Chuẩn bị cơ sở vật chất</b>


- Các đạo cụ cho màn múa hát chào mừng


- Cơ sở vật chất phục vụ trò chơi “Em tập làm bộ đội”, “Tiếp bước truyền
thống”.


- Chuẩn bị hoa tặng cựu chiến binh
- Trang trí theo makét


- Kê bàn ghế theo sơ đồ


- Chuẩn bị phần thưởng cho các trị chơi
- Tiếp đón đại biểu về dự buổi sinh hoạt.
<b>3. Kinh phí thực hiện</b>


- Kinh phí mua hoa, quà tặng, phần thưởng cho trò chơi, thuê đạo cụ, trang
phục (nếu có).


<b>4. Tiến độ thực hiện</b>


- Lên tiến độ tập màn múa hát chào mừng


- Lên tiến độ duyệt các văn bản phục vụ nội dung hoạt động
- Lên tiến độ sơ, tổng duyệt và chính thức



<b>IV. BẢNG DIỄN BIẾN CHƯƠNG TRÌNH</b>


<b>STT</b> <b>THỜI</b>
<b>GIAN</b>


<b>DIỄN BIẾN- </b>
<b>NỘI DUNG</b>


<b>HÌNH THỨC- </b>
<b>YÊU CẦU</b>


<b>THỰC HIỆN</b>


1 5 phút <b>Tập trung ổn định tổ chức</b>
- Kiểm tra sĩ số học sinh


- Kiểm tra việc chuẩn bị nội dung
- Kiểm tra chuẩn bị CSVC


- Tổng duyệt một số hoạt động
chính


- Đón đại biểu vào phịng khách


Kiểm tra theo
đầu đơn vị và
đầu việc


CĐ trưởng



2 2 phút <b>Đón đại biểu</b>


- Hát tập thể: “Chú bộ đội và cơn
mưa”


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

3 2 phút <b>Tuyên bố lý do, giới thiệu đại </b>
<b>biểu</b>


- Giới thiệu ý nghĩa của ngày
thành lập Quân đội nhân dân Việt
Nam và ngày hội Quốc phịng
tồn dân 22-12.


- Giới thiệu những hoạt động
hướng tới chương trình sinh hoạt
theo chủ điểm của chi đội.


- Giới thiệu các đại biểu tham dự
buổi sinh hoạt.


DCT


4 3 phút <b>Bài phát biểu kỷ niệm</b>
- Giới thiệu lịch sử Quân đội
nhân dân Việt Nam và ngày hội
Quốc phịng tồn dân 22-12.
- Giới thiệu những thành tích lớn
của quân đội trong các cuộc
kháng chiến và trong thời bình.
- Giới thiệu những hoạt động,


những việc làm thiết thực của chi
đội hướng tới kỷ niệm ngày
thành lập Quân đội nhân dân Việt
Nam và ngày hội Quốc phịng
tồn dân 22-12.


Đọc diễn văn CĐ trưởng


5 7 phút <b>Màn hát múa chào mừng</b>
- Bài “Qua miền Tây Bắc”
(Nguyễn Thành).


- Bài “Chiến thắng Điện Biên”
(Đỗ Nhuận).


- Bài “Như có Bác Hồ trong ngày
vui đại thắng” (Phạm Tuyên).
- Lời dẫn: Giới thiệu những trận
đánh lớn của dân tộc theo nội
dung các bài hát.


Hát múa tưng
bừng


Phân đội 1


6 3 phút <b>Tặng hoa cựu chiến binh và bộ </b>
<b>đội</b>


Kết thúc màn


múa hát mời


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Theo danh sách khách mời lên tặng hoa.
7 10 phút <b>Nghe kể chuyện</b>


- Mời một số bác cựu chiến binh
lên kể chuyện và giao lưu với chi
đội.


Cựu chiến
binh


8 20 phút <b>Các hoạt động chào mừng</b>
- Trò chơi “Em tập làm chú bộ
đội”. Mỗi bạn tham gia phải thực
hiện một động tác của bộ đội mà
mình biết. Sau đó giải thích động
tác đó.


- Kể chuyện về chú bộ đội
- Trị chơi “Tiếp theo truyền
thống”


+ Các mốc son lịch sử


+ Các thời kỳ đổi tên của QĐ
+ Tìm hiểu về các loại hình quân
đội


+ Tìm hiểu các bài hát của quân


đội.


- Đọc thơ về anh bộ đội


Chơi tập thể


Các câu hỏi
tìm hiểu,
Chuyền bóng
bay, Giành
quyền trả lời.


Phân đội 2


Phân đội 3


9 2 phút <b>Phát biểu cảm tưởng</b>


- Nói lên tình cảm của bản thân
với anh bộ đội


- Những lời cảm ơn gửi đến anh
bộ đội


- Những lời hứa phấn đấu noi
gương trong học tập, rèn luyện.


Đại diện


10 2 phút <b>Kết thúc</b>



- Cảm ơn đại biểu,
- Tuyên bố kết thúc


- Hát tập thể: Ca ngợi tổ quốc
(Hồng Vân)


Hát tập thể Dẫn chương
trình


<b>TỔ CHỨC THI TUYÊN TRUYỀN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>I. MỤC TIÊU</b>


- Giáo dục cho các em nắm được nội dung cơ bản về phịng chống tai nạn
thương tích cho trẻ em trong vui chơi, giải trí tại cộng đồng.


- Thơng qua hình thức sân khấu hố như tiểu phẩm, trị chơi, câu chuyện, bài
hát giúp các em và cộng đồng hiểu và biết được các nguy cơ gây tai nạn thương tích
và các biện pháp phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ em.


- Giảm nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích cho trẻ em tại cộng đồng.
<b>II. THỜI GIAN</b>


- Đây là hội thi nhằm giáo dục kiến thức và hiểu biết về truyền thơng do vậy
có thể tổ chức ở nhiều quy mô khác nhau để giúp các em nâng cao trình độ một cách
hệ thống.


- Thời gian hội thi: Tuỳ theo các cấp để tổ chức cho phù hợp.
+ Cấp chi đội: 01 ngày



+ Cấp liên đội: 01- 02 ngày


- Hội thi cấp liên đội nên lựa chọn những ngày lễ liên quan đến trẻ em như:
Tết thiếu nhi 1-6, Rằm trung thu, ngày cao điểm “phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ em”.


Ngồi ra hội thi nên được tổ chức vào những tháng có chủ đề về phịng chống
tai nạn thương tích trẻ em như tháng 9 với chủ đề an tồn giao thơng, hoặc trước
mùa hè với chủ đề an toàn cho mùa hè.


<b>III. ĐỊA ĐIỂM</b>


- Thường tổ chức trong nhà, hội trường, trong lớp học, sân rộng,..


- Có thể tổ chức ngồi sân trường: sân chơi, bãi tập với quy mô từ cấp liên đội
trở lên.


<b>IV. CHUẨN BỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT</b>


- Cấp chi đội: Cần trang trí phịng cho phù hợp với mơ hình sân khấu tạo điều
kiện về không gian cho các đơn vị thể hiện tiết mục của mình.


- Cấp liên đội trở lên


+ Sân khấu: Trang trí phải gây ấn tượng làm nổi bật được chủ đề của hội thi
+ Ánh sáng: Bố trí ánh sáng sân khấu, nên có ánh sáng xanh đỏ để tạo điều
kiện cho các tiết mục thể hiện được tính hồnh tráng và tạo cảm giác tốt cho khán
giả.



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Chuẩn bị giải thưởng, quà lưu niệm cho tất cả các đội dự thi, kể cả phần
thưởng cho khán giả tham gia một số nội dung của hội thi.


- Nếu có điều kiện chuẩn bị tài liệu tuyên truyền về các biện pháp phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong vui chơi, giải trí tại cộng đồng, về Cơng
ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
cho tất cả các đối tượng dự thi và khán giả thông qua các vật phẩm, tờ rơi hoặc sách
báo.


<b>V. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THI</b>
<i><b>1. Nội dung </b></i>


- Các biện pháp cơ bản được quy định trong tài liệu “Phịng chống tai nạn
thương tích cho trẻ em trong vui chơi, giải trí tại cộng đồng” do Trung tâm Hướng
dẫn hoạt động thiếu nhi Trung ương phát hành năm 2007.


- Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em (2005), Công ước của Liên hợp
quốc về Quyền trẻ em.


<i><b>2. Hình thức</b></i>


- Có nhiều hình thức thể hiện khác nhau trong hội thi như: Kể chuyện, trò
chơi, tiểu phẩm, kịch ngắn, đọc thơ, trả lời các câu hỏi tìm hiểu biện pháp phịng
chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong vui chơi, giải trí tại cộng đồng, trong các
hoạt động tập thể của Đội TNTP Hồ Chí Minh.


+ Mỗi lượt chơi gồm 03 đội chơi, lần lượt các đội thể hiện các tiết mục bắt
buộc trong hội thi như:


- Màn chào hỏi


- Tiểu phẩm vui
- Thi đố vui
- Thi hùng biện


- Trả lời câu hỏi của BGK


03 phút
07 phút
05 phút
03 phút
07 phút


Tổng cộng thời gian cho một đội ra trình diễn khơng vượt q: 25 phút.


<i><b>3. Chuẩn bị Ban giám khảo - Người dẫn chương trình</b></i>


- Lựa chọn đội ngũ Ban giám khảo gồm những thành viên với những thành
phần và tiêu chuẩn như sâu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

+ Giáo viên dạy các môn về nghệ thuật


+ Các thầy cô giáo là Tổng phụ trách Đội, phụ trách chi đội
+ Đại diện phụ huynh học sinh


- Tuyển chọn người dẫn chương trình (01 đến 2 người) có thể là các em đội
viên trong liên đội hoặc các anh chị phụ trách, giáo viên.


Yêu cầu: Nhanh nhẹn, linh hoạt có khả năng đưa ra các câu hỏi phù hợp, biết
dẫn dắt chương trình sinh động và bám sát được chủ đề.



Chủ đề hội thi: “Tuổi trẻ học đường tun truyền phịng chống tai nạn thương
tích cho trẻ em trong vui chơi, giải trí tại cộng đồng”


<i><b>4. Thời gian và địa điểm</b></i>
<b>* Thời gian: </b>


- Duyệt chương trình: Vào lúc 8 giờ, ngày 15/12/2012
- Tổ chức Hội thi: Vào lúc 7 giờ, ngày 16/12/2012
<b>* Địa điểm: Tại Hội trường UBND…….</b>


<i><b>5. Thành phần, số lượng</b></i>


- Gồm 12 đội tuyên truyền phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong
vui chơi, giải trí tại cộng đồng đến từ 12 chi đội: Chi đội Lê Văn Tám, Chi đội
Nguyễn Bá Ngọc, Chi đội Võ Thị Sáu, Chi đội Kim Đồng,….


- Mỗi đội tuyên truyền có 5- 8 thành viên.
<i><b>6. Nội dung và hình thức tổ chức hội thi</b></i>
<b>Phần thứ nhất: Phần tự giới thiệu</b>


- Các đội tự giới thiệu về các thành viên, về chi đội mình, về tình hình tai nạn
thương tích cho trẻ em trong vui chơi, giải trí tại cộng đồng đang diễn ra trên địa
bàn cũng như vai trị của chính quyền địa phương, Đồn trường, liên đội về cơng tác
phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong vui chơi, giải trí tại cộng đồng.


- Thời gian cho phần thi tự giới thiệu không quá 03 phút.


- Điểm cho phần thi này là 10 điểm (5 điểm hình thức, 5 điểm nội dung), quá
01 phút trừ 02 điểm.



<b>Phần thứ hai: Phần thi ô chữ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

- Sau 4 câu hỏi hàng ngang các đội có thể bấm chng trả lời từ chìa khố,
điểm cho từ chìa khố là 20 điểm, nếu trả lời sai thì khơng được tham gia trả lời
những câu hỏi hàng ngang tiếp theo. Các đội khác tiếp tục trả lời câu hỏi của từ
hàng ngang và có quyền bấm chng trả lời từ chìa khố. Sau khi trả lời hết 8 câu
hỏi hàng ngang , nếu chưa có đội nào bấm chng trả lời từ chìa khố thì người dẫn
chương trình sẽ đưa ra câu hỏi của từ chìa khố, các đội cứ 10 giây suy nghĩ bấm
chuông dành quyền trả lời và điểm cho câu hỏi của từ chìa khố chỉ cịn 10 điểm.


- Các câu hỏi từ hàng ngang mà các đội không trả lời được sẽ dành quyền trả
lời cho khán giả.


<b>Phần thứ ba: Phần thi hùng biện</b>


- Trên cơ sở kiến thức hiểu biết về công tác phịng chống tai nạn thương tích
cho trẻ em trong vui chơi, giải trí tại cộng đồng mỗi đội thi tham gia hùng biện về
các tình huống mà Ban giám khảo đưa ra.


- Có 04 tình huống, mỗi đội bốc thăm 1 tình huống hùng biện. Mỗi đội có 01
phút suy nghĩ và viết ra giấy nội dung hùng biện của đội mình, sau 01 phút có hiệu
lệnh hết giờ thì cử 01 đại diện trình bày hùng biện.


- Thời gian cho phần hùng biện là không quá 05 phút, quá 01 phút trừ 2 điểm.
- Điểm cho phần thi hùng biện là 10 điểm (05 điểm nội dung và 05 điểm cho
cách thức diễn đạt).


<b>Phần thứ tư: Phần thi tiểu phẩm</b>


- Làm rõ tình hình cơng tác phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong


vui chơi, giải trí tại cộng đồng của đơn vị, địa phương mình. Tuyên truyền hướng
dẫn thanh thiếu nhi và nhân dân cùng tham gia phịng chống tai nạn thương tích cho
trẻ em trong vui chơi, giải trí tại cộng đồng. Vai trị của Đoàn thanh niên và tuổi trẻ
địa phương trong việc tham gia phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong
vui chơi, giải trí tại cộng đồng.


- Bằng hình thức sân khấu hố, hình ảnh, bảng biểu, âm nhạc,…kết hợp lời
tuyên truyền nhuần nhuyễn của các tuyên truyền viên, các đội trình bày sinh động,
dí dỏm các phương pháp, cách làm hay để làm nổi bật nội dung tuyên truyền.


- Thời gian cho mỗi đội không quá 07 phút, quá 01 phút trừ 02 điểm


- Điểm tối đa cho phần thi này là 30 điểm (15 điểm cho nội dung đầy đủ,
phương hướng cụ thể, 15 điểm cho phần trình bày hấp dẫn, lơi cuốn).


<b>Phần thứ năm: Phần thi về đích</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Chính phủ về an tồn giao thơng, Luật Bảo chăm sóc và giáo dục trẻ em, Công ước
của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em,…


- Mỗi đội có 03 thành viên dự thi (đứng trên sân khấu). Có 3 mức điểm cho
câu hỏi: 10, 20, 30 điểm. Mỗi đội chọn 01 câu tuỳ theo mức điểm mà các đội chọn.
Nếu trả lời sai hoặc thiếu thì khơng có điểm.


- Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là: 10 giây.


* Ngồi 05 phần thi chính khán giả mỗi đội dự thi chuẩn bị một tình huống
hoặc 01 câu hỏi cho khán giả các đội bạn tham gia hội thi.


<i><b>7. Một số lưu ý</b></i>



- Điểm của các đội kết thúc Hội thi là điểm các đội giành được sau 05 phần
thi do Ban thư ký tổng hợp và trừ điểm (nếu có phạm quy), cuối một phần thi đều có
cơng bố điểm cho các đội.


- Các chi đội tham gia Hội thi chuẩn bị 01 tiết mục văn nghệ và 100% đội
viên tham gia cổ vũ.


- Nội dung của kịch bản tiểu phẩm; phim, ảnh tuyên truyền các đội dự thi gửi
về Ban tổ chức trước 10 ngày khai mạc hội thi.


- Các phần thi sân khấu hoá các hội mang trang phục theo kịch bản, các phần
cịn lại mang trang phục áo thanh niên, lơgơ của chi đội và dải đỏ thắt chéo.


- Thứ tự phần thi các đội, Ban tổ chức sẽ thống nhất vào ngày ráp chương
trình.


<b>* Cơ cấu giải thưởng</b>


- 01 giải nhất - 01 giải nhì


- 01 giải ba - 01 giải khuyến khích


Ngồi ra Ban tổ chức sẽ trao một số giải phụ cho các đội tham gia hội thi.
<i><b>8. Tổng kết hội thi</b></i>


- Sau khi kết thúc hội thi, cần tổ chức đánh giá hội thi, động viên, biểu dương
các chi đội, cá nhân, tổ chức và tham gia tốt hội thi, đồng thời nhắc nhở, phê bình
các chi đội chưa chuẩn bị tốt, hoặc không tham gia hội thi.



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

THIẾT KẾ SINH HOẠT CHI ĐỘI
<b>CHỦ ĐIỂM: MỪNG SINH NHẬT BÁC</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


- Giúp đội viên hiểu thêm về tình cảm thiêng liêng và sự quan tâm ân cần, sâu
sắc mà Bác Hồ đã dành cho thiếu nhi lúc sinh thời.


- Qua đó, giáo dục cho các em lòng tự hào, biết ơn, ra sức thi đua học tập, rèn
luyện, phấn đấu theo gương Bác Hồ vĩ đại.


<b>II. QUY MÔ</b>


<i><b>1. Thời gian: 45 phút</b></i>
<i><b>2. Địa điểm: Lớp học</b></i>
<i><b>3. Đối tượng</b></i>


- Tham dự: Đại biểu mời


- Tham gia: Tập thể đội viên chi đội.
<i><b>4. Trang trí: Phơng trang trí sân khấu</b></i>


- Ảnh Bác kết hoa, sinh hoạt chi đội, chủ điểm “Mừng sinh nhật Bác”
<i><b>5. Sơ đồ: </b></i>


<i><b>6. Chương trình</b></i>


<b>PHƠNG TRANG TRÍ</b>
<b>SÂN KHẤU</b>


BGK



<b>PĐ 3</b> <b>PĐ 1</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

- Ổn định tổ chức
- Đón đại biểu


- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
- Chào cờ truyền thống


+ Chào cờ
+ Hát Quốc ca
+ Hát Đội ca


+ Phút sinh hoạt truyền thống
+ Dâng hoa truyền thống
- Màn múa hát chào mừng
- Báo cáo thành tích của chi đội


- Tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp của Bác Hồ
- Trò chơi giao lưu


- Đại biểu phát biểu, trao quà
- Kết thúc


<b>DIỄN BIẾN CHƯƠNG TRÌNH</b>


<b>TT THỜI</b>
<b>GIAN</b>


<b>NỘI DUNG</b> <b>HÌNH THỨC</b> <b>CSVC</b> <b>PHÂN </b>


<b>CÔNG</b>


1 5’ Ổn định tổ chức - Hát tập thể:
“Bác Hồ-
Người cho
em tất cả”


Dẫn chương
trình


2 5’ Đón đại biểu Hát tập thể:


“Hoa thơm
dâng Bác”


Đàn nhạc Dẫn chương
trình


3 7’ Chào mừng truyền
thống:


“Bác Hồ- Vầng thái
dương, mãi ngàn năm
còn toả sáng trên bầu
trời nước Nam”/
+ Chào cờ


+ Phút sinh hoạt truyền
thống



- Hát Quốc
ca


- Hát Đội ca
- Phút sinh
hoạt truyền
thống


- Dâng hoa
tưởng niệm:
“Nhớ ơn Bác


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

+ Dâng hoa tưởng
niệm


Hồ (múa
minh hoạ)
4 3’ Tuyên bố lý do, giới


thiệu đại biểu


Dẫn chương
trình


5 5’ Báo cáo thành tích của
chi đội


6 10’ Tìm hiểu về thân thế
về sự nghiệp của Hồ
Chủ tịch.



- Hỏi đáp
- Đánh trống
trả lời


- Trắc
nghiệm


3 chi đội


7 7’ Chi đội giao lưu Nội dung câu
hỏi bằng thơ,
thể hiện dưới
hình thức trị
chơi chi đội


Phần
thưởng


8 3’ Đại biểu phát biểu,
trao quà


Phần
thưởng
9 3’ Kết thúc, cảm ơn đại


biểu.


Hát tập thể:
“Như có Bác


Hồ trong
ngày vui đại
thắng”.


Dẫn chương
trình


<b>III. PHÂN CƠNG CHUẨN BỊ</b>
<i><b>1. Chuẩn bị nội dung</b></i>


- Lời điều khiển chương trình: Chi đội trưởng
- Bài truyền thống: Học sinh giỏi văn


- Báo cáo thành tích: Chi đội phó


- Dâng hoa tưởng niệm: Phụ trách văn nghệ của chi đội
<i><b>2. Chuẩn bị cơ sở vật chất</b></i>


- Trang trí: Phân đội 1


- Nghi lễ chào cờ: Phân đội 2


- Vệ sinh dọn dẹp bàn ghế: Phân đội 3
- Hoạt động: 3 phân đội


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>IV. XÂY DỰNG TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN</b>
- Nộp tiểu thiết kế: Trước khi diễn ra 5 ngày
- Duyệt các phần chuẩn bị: Trước 5 ngày


- Kiểm tra chuẩn bị cơ sở vật chất: Trước giờ sinh hoạt


- Lịch luyện tập: 4 buổi liên tục, trước ngày sinh hoạt
- Lịch tổng duyệt: Trước 1 ngày


- Lịch chính thức: Theo quy định
<b>KẾT LUẬN</b>


Thiết kế hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh là một trong những yêu cầu quan
trọng của người GV- TPT Đội. Đội TNTP Hồ Chí Minh giáo dục đội viên, tập thể
đội chủ yếu thông qua các hoạt động của Đội. Chính vì vậy, chất lượng, hiệu quả
giáo dục của Đội sẽ được nâng lên rất nhiều nếu người GV- TPT Đội nắm vững,
thành thạo thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục của Đội.


Để trở thành người GV- TPT Đội giỏi về thiết kế và tổ chức các hoạt động
Đội đòi hỏi người GV- TPT Đội phải dày công học hỏi, đầu tư, luôn sáng tạo trong
công tổ chức các hoạt động của đội, đồng thời không ngừng học tập nâng cao trình
độ về chun mơn, nghiệp vụ Công tác Đội đưa các hoạt động của Đội ngày một
nâng cao về chất lượng, hiệu quả giáo dục và hấp dẫn thu hút được đông đảo đội
viên và thiếu nhi tham gia.




<b>---CHUYÊN ĐỀ</b>


<b>PHƯƠNG PHÁP DÀN DỰNG HOẠT CẢNH, </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>---1. Ý nghĩa</b>


Hoạt động truyền thống là một loại hình sân khấu hóa, tổng hợp nhiều loại
hình nghệ thuật như: múa, hát, nhạc, thơ, đọc văn.... Hành động được biểu hiện bằng
các hình tượng nghệ thuật, đan kết đội hình và sử dụng ngơn ngữ của các loại hình


nghệ thuật khác nhau.


<b>2. Tác dụng</b>


Hoạt cảnh truyền thống nhằm giới thiệu quá trình lịch sử một cách khái quát,
ngắn gọn, điển hình theo một trình tự rõ ràng, cách thể hiện gần gũi với cuộc sống,
gây được ấn tưởng xúc động, tình cảm sâu sắc với người xem. Thơng qua sân khấu
hóa, các nhân vật, các sự kiện lịch sử tái hiện lại các nhân vật, các sự vật lịch sử,
hướng tới một chủ đề giáo dục nhất định.


<b>3. Chuẩn bị</b>


Phụ trách đội phải lựa chọn những giai đoạn, những nét đặc trưng nào đó để
gây cảm xúc nhất trong tiểu sử những anh hùng mà các em đã được tìm hiểu, đã biết
thơng qua các loại hình nghệ thuật như: thơ, ca, kịch, phim.... Để làm sống lại các
nhân vật lịch sử, hay sự kiện lịch sử đó.


Phụ trách cần chuẩn bị chu đáo về nội dung giáo dục, phải xác định rõ mục
tiêu nội dung giáo dục đặc ra, chuẩn bị thật tốt cơ sở vật chất cần thiết, dự kiến kế
hoạch tập luyện, lực lượng tham gia, địa điểm thời gian. Có như vậy mới có thể đảm
bảo cho hoạt cảnh diễn ra thành cơng.


<b>4. Các bước tiến hành</b>
<i>a) Bước 1: Chuẩn bị</i>


Phải cho các em thấy hết ý nghĩa, mục đích, yêu cầu nội dung giáo dục thông
qua các hoạt cảnh truyền thống. Bàn bạc, tạo ý chí thống nhất trong nhận thức và
hành động.


Tổ chức xây dựng và thực hiện một hoạt cảnh truyền thống theo chủ đề giáo


dục đã được định sẵn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Chú ý: Phải lựa chọn người đọc dẫn có giọng đọc tốt, biết thể hiện cảm xúc
qua giọng đọc, khi cần có thể hát, ngâm thơ, hị... Màu sắc cảnh trí xung quanh với
các yếu tố khác như khói, tiếng động, nền nhạc....


<i>b) Bước 2: Thực hiện nội dung</i>


Dưới sự hướng dẫn của phụ trách đội, ban chỉ huy đội phân công các thành
viên tham gia phụ trách và thực hiện các mảng việc sau:


- Một ủy viên phụ trách kịch bản (kiêm đạo diễn, hoặc chỉ đạo nội dung
kịch bản).


- Một ủy viên phụ trách cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt cảnh.


- Một ủy viên phụ trách tuyên truyền, trang trí cho hoạt động hoạt cảnh
(trước và sau khi tổ chức hoạt cảnh truyền thống).


- Một ủy viên phụ trách lên kế hoạch tập luyện, chuẩn bị diễn viên mời
cố vấn nghệ thuật. Chi đội trưởng phụ trách tiếp nhận các góp ý và
chỉ đạo chung.


Chú ý: Cần tránh thay đổi các em đã được tham gia tập luyện trong các vai
diễn. khi tập luyện, chắc chắn các em được tham gia hoạt động mang tính nghệ thuật
cao này sẽ bị bỡ ngỡ, rụt rè hay " mắc lỗi" như: quên động tác, vị trí, lời hát...


Phụ trách đội bình tĩnh nhắc nhở các em, tánh cáo gắt, mắng chê bai,... làm
các em thiếu tự tin và nãn lòng.



Sau khi tổng duyệt, chương trình được thơng qua, tuyệt đối khơng tùy tiện
thay đổi chương trình, thời gian hoặc những chi tiết của hoạt cảnh.


<i>c) Bước 3: Tiến hành công diễn hoạt cảnh</i>


Trước khi tiến hành, cần kiểm tra lại các khâu, các nội dung, các chi tiết các
em hay quên, hay mất bình tĩnh nhất.


Để tồn bộ hoạt cảnh diễn ra đúng ý định, cần có ban trợ lí sân khấu gồm các
bạn phụ trách các việc như: nhắc vai, chuẩn bị trang phục, đạo cụ, điều tiết diễn viên
ra, vào sân khấu, kéo phông, màn, ánh sáng, tiếng động, âm thanh, trong đó có một
bạn chỉ huy chung.


Chú ý: Khi buổi lễ đang diễn ra, nếu có trục trặc, cần bình tĩnh xử lí và tiếp
tục tiếng hành, khơng nên dừng lại, sửa chữa, uốn nắn, làm ảnh hướng đến kết quả
của toàn bộ hoạt động.


<i>d) Bước 4: Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

động đã kết thúc trước khi bước vào hoạt động rút kinh nghiệm tạo điều kiện cho các
em nhìn lại tồn bộ kết quả mà chính bản thân các em đã tạo ra.


Đây cũng là quãng thời gian cho các em củng cố lại những cảm giác, những
ấn tượng, những rung động, những hồi ức và hiểu biết của mình mà hoạt cảnh đả tạo
ra. Thông qua hoạt cảnh truyền thống sẽ giúp các em nâng cao lòng yêu quê hương
đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội và lòng yêu quê hương dân tộc sẽ hình thành và phát
triển trong các em.


Chú ý: Phụ trách Đội phải chuẩn bị thật công phu, tỉ mỉ, chu đáo với tinh thần
thận trọng, nhưng phải khoa học.



Hình thức hoạt động địi hỏi tính nghệ thuật cao, do vậy để hoạt động này
thành cơng cần phải có sự cơng tác của các chuyên gia am hiểu nghệ thuật sân khấu,
nghệ thuật biểu diễn, các nhà sư phạm có kinh nghiệm, đặc biệt là sự ủng hộ, tham
gia nghiêm túc, nhiệt tình của đông đảo đội viên, các lực lượng giáo dục khác trong
cộng đồng.


<b>GIỚI THIỆU MỘT SỐ KỊCH BẢN HOẠT CẢNH TRUYỀN THỐNG</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<i>Nam</i>: Khơng có gì q hơn, độc lập, tự do.


<i>Nữ:</i> Vâng! Thưa Bác kính yêu, ước muốn của Bác là mong ước của dân tộc
Việt Nam, nay đã trở thành sự thật, đất nước đã hồ bình, tự do.


<i>Nam:</i> Để đạt được mong ước ấy, dân tộc Việt Nam đã trải qua bao gian nan,
khổ ải, phải hy sinh của cải, tính mạng, máu thịt của mình để giành lại tự do.


<i>Nữ:</i> Trong sự mất đi của ngàn, vạn cơng dân nước Việt, có sự hy sinh của
thiếu nhi Việt Nam đã tự nguyện đóng góp, hy sinh máu thịt của mình, để giành lại
nền độc lập hôm nay.


<i>Nam:</i> Hãy nhắc đến những tấm gương bất diệt, như huyền thoại về sự hy sinh
anh dũng; quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, như:


- Kim Đồng (Nhạc bài Kim Đồng, đóng vai Kim Đồng ra sân khấu).
- Lê Văn Tám (Nhạc - đóng vai Lê Văn Tám ra sân khấu).


- Võ Thị Sáu (Nhạc - đóng vai Võ Thị Sáu ra sân khấu).



(Có thể đóng thêm các vai như: Nguyễn Bá Ngọc, Kơpa Kơlơn. Nếu ở địa phương
có nhân vật thiếu nhi đã hy sinh bất tử thì đóng vai và giới thiệu về nhân vật ấy như:
Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa...).


<i>Nữ:</i> Hãy thắp sáng lên, thắp sáng lên ngọn nến hồng truyền thống vinh quang,
để thắp sáng mãi truyền thống lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh, thắp sáng mãi
truyền thống dân tộc Việt Nam.


<i>Nam:</i> Để rồi ngày 2/9/1945 dân tộc Việt Nam đã sang trang mới với Tuyên
ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm thay đổi lịch
sử Việt Nam đang chìm trong cảnh bị áp bức, bóc lột của bọn thực dân, đế quốc.


<i>Nữ:</i> Ngày khai giảng đầu tiên năm 1945. Bác dặn thiếu nhi “Non sơng Việt
Nam có trở nên tươi đẹp được hay khơng, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh
vai các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần ở công lao
học tập của các cháu”.


<i>Nam:</i> Năm 1961 nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội, Bác gửi thư
cho thiếu nhi cả nước, trong thư Bác dặn các em thực hiện 5 điều:


“<i>Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào</i>
<i>Học tập tốt, lao động tốt</i>
<i>Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt</i>
<i>Giữ gìn vệ sinh thật tốt</i>


<i>Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm</i>”


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<i>Nữ:</i> Cũng vào năm 1961, Liên đội Tam Sơn huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh, có
sáng kiến dấy lên phong trào “<i>Làm nghìn việc tốt thực hiện 5 điều Bác dạy</i>” và
“<i>Giành danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ</i>”, phong trào đã thu hút hầu hết các liên đội ở


địa phương và cả nước tham gia hưởng ứng, trở thành truyền thống cho đến ngày
nay (Đội viên cầm 2 biển tên phong trào ra sân khấu).


<i>- Nam</i>: Hôm nay liên đội... tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ...
để tôn vinh cá nhân, tập thể, đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thực
hiện 5 điều Bác dạy.


<i>- Nữ:</i> Chúng cháu xin hứa sẽ thực hiện tốt lời dạy của Người để đưa nước nhà
Việt Nam tới đài vinh quang. Những việc làm tốt là những bông hoa dâng
lên Đảng, lên Bác tơn kính (Hát múa bài “<i>Hoa thơm dâng Bác</i>”).


5.2.4. Tun bố lý do, giới thiệu đại biểu, khai mạc Đại hội


<i>Nữ:</i> Kính thưa quý đại biểu khách quý, thưa toàn thể đại hội. Năm 20... là
năm diễn ra nhiều sự kiện lịch sử... với chủ đề.... (chủ đề năm học) Thiếu nhi liên
đội.... đã thực hiện tốt chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi để ghi
nhận thành tích ấy, liên đội trường... tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ....


<i>Nam:</i> Về dự đại hội, chúng ta vơ cùng phấn khởi chào đón:
1. Bác...


2. Cơ...


Và toàn thể đội viên, thiếu nhi trong liên đội.


<i>Nữ:</i> Xin một tràng pháo tay thật lớn để đón chào quý đại biểu và các bạn có
mặt trong đại hội hơm nay.


<i>Nam:</i> Xin trân trọng kính giới thiệu anh (chị, cơ...) thay mặt cho liên đội lên
khai mạc đại hội (khai mạc xong hát múa bài “<i>Hội xuân đất nước</i>”, hoặc một nền


nhạc lễ hội để múa hát khai hội thật tưng bừng).


5.2.5. Các tổ chức chúc mừng Đại hội.


<i>Nữ:</i> Có được đại hội hôm nay là sự quan tâm tận tình của các cấp uỷ, chính
quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các nhà hảo tâm. Đại hội nhận những tình
cảm từ sự quan tâm ấy. Xin kính mời quý vị tặng hoa chúc mừng.


<i>Nam:</i> Xin trân trọng kính mời
Anh...


Chị...


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<i>Nữ:</i> Thi đua thực hiện 5 điều Bác dạy là phương châm hành động của đội
viên, thiếu nhi liên đội..., để ghi nhận những thành tích ấy xin được báo cáo các việc
làm của liên đội qua 5 chương trình hoạt động sau.


<i>Nam</i>: Chương trình 1: <i>Uống nước nhớ nguồn, tiếp bước cha anh.</i>


(Đưa những việc làm, số liệu cụ thể để minh hoạ, có lời dẫn bằng các hình thức văn
viết, thơ, ca, hị vè... cho sinh động hoặc kết hợp nhiều hình thức) Ví dụ một hình
thức thơ:


<i>Nữ: </i>


<i>Truyền thống Uống nước nhớ nguồn</i>
<i>Thiếu nhi chúng cháu nhớ ln ghi lịng</i>
<i>Gia đình, xã hội đều mong</i>


<i>Bầu ơi thương lấy bí, chung một giàn.</i>


<i>Nam: </i>


<i>Phong trào Quốc Tồn rộng lan</i>
<i>Gia đình chính sách neo đơn sẵn lịng</i>
<i>Phong trào mừng Đảng, mừng Đồn</i>
<i>Mừng cho đất nước muôn ngàn đẹp tươi.</i>
<i>Nữ: </i>


<i>Bác Hồ ơi, Bác Hồ ơi</i>


<i>Năm điều Bác dạy, một đời cháu ghi</i>
<i>Chúng cháu ngàn, vạn thiếu nhi</i>
<i>Tham gia xây quỹ, cịn gì đẹp hơn</i>
<i>Nam: </i>


<i>Thế hệ chúng cháu biết ơn</i>


<i>Cha, anh đi trước làm nên sử vàng</i>
<i>Thiếu nhi luôn luôn sẵn sàng</i>


<i>Tiếp bước truyền thống sử vàng cịn ghi</i>


(Đọc thơ kết hợp với hình ảnh, bảng số liệu cụ thể ra sân khấu. Nếu có trao quà cho
Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, học sinh nghèo vượt khó, mời các đối tượng lên sân
khấu bằng câu thơ:


<i>Mong mẹ sức khoẻ nhiều hơn</i>


<i>Chúc bạn vượt khó, vươn lên chính mình</i>
<i>Mời Mẹ mời bạn chân thành</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<i>Nam: </i>


<i>Chương trình học tốt chăm ngoan</i>


<i>Đây là nhiệm vụ thường xuyên của mình</i>
<i>Muốn cho đất nước phồn vinh</i>


<i>Thiếu nhi phải biết tự mình vươn lên.</i>
<i>Nữ:</i>


<i>Học là truyền thống lâu bền</i>


<i>Ngàn năm văn hiến làm nên sử vàng</i>
<i>Văn Miếu, minh chứng rõ ràng</i>


<i>Đài Nghiên tháp Bút, hiên ngang giữa trời.</i>
<i>Nam: </i>


<i>Các bạn ơi, các bạn ơi</i>


<i>Học sao cho xứng là người Việt Nam.</i>
<i>Thiếu nhi hôm nay quyết tâm</i>


<i>Ghi thêm bia đá ngàn năm truyền đời.</i>


<i>Nữ:</i> Xin mời các bạn... lên sâu khấu nhận giải trong chương trình “<i>Học</i>
<i>giỏi chăm ngoan</i>”.


<i>Nam:</i> Trân trọng kính mời thầy..., cơ..., anh... lên trao giải cho các bạn.


<i>Nữ:</i> Chương trình 3: “<i>Vui khoẻ, đồn kết vì cuộc sống bình n</i>”.


<i>Nam:</i>


<i>Khỏe để xây dựng Tổ quốc</i>


<i>Bác Hồ, Người đi trước tiên phong</i>
<i>Thiếu nhi chúng cháu một lịng</i>
<i>Rèn luyện thân thể góp cơng xây đời.</i>
<i>Nữ: </i>


<i>Thể thao, cũng là vui chơi </i>


<i>Giải trí lành mạnh học vui cần làm</i>
<i>Ăn sạch, ở sạch, học chăm</i>


<i>Phương châm hành động, ta cùng thi đua.</i>
<i>Nam: </i>


<i>Bóng bàn, bóng đá, cờ vua</i>


<i>Cầu lơng, bóng rổ, thắng thua rõ ràng</i>
<i>Rất nhiều bạn huy chương vàng</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<i>Đoàn kết, sức mạnh mn đời</i>


<i>Xây dựng cuộc sống bình an nơi mình</i>
<i>Thiếu nhi đồng sức, đồng tình</i>


<i>Vui khoẻ, đồn kết bình n cho đời.</i>



<i>Nam:</i> Xin trân trọng mời các bạn: ... đạt thành tích cao trong chương trình
lên nhận giải thưởng.


<i>Nữ:</i> Trân trọng kính mời anh (bác, chị...) lên trao giải cho các bạn.
(Lựa chọn một tiết mục hát múa phù hợp xen vào)


<i>Nam:</i> Chương trình 4: “<i>Xây dựng Đội vững mạnh</i>”
<i>Nữ: </i>


<i>Phong trào xây dựng Đội ta</i>


<i>Được các liên đội tham gia nhiệt tình</i>
<i>Xây dựng lối sống văn minh</i>


<i>Trường học thân thiện cho mình cho ta.</i>
<i>Nam: </i>


<i>Liên đội trong những năm qua</i>
<i>Xây dựng nề nếp vào ra đúng giờ</i>
<i>Chẳng đội viên nào dám lơ là</i>


<i>Chung một ý thức tham gia nhiệt tình.</i>
<i>Xây dựng Đội cho chính mình</i>


<i>Thi đua làm tốt để rinh giải về.</i>


<i>Nam:</i> Xin trân trọng kính mời các chi đội... lên sân khấu nhận giải thưởng
của chương trình “<i>Xây dựng Đội vững mạnh</i>”.



<i>Nữ:</i> Trân trọng kính mời bác (thầy, cơ, anh...) lên trao giải cho các chi đội.
<i>Nam</i>: Chương trình 5 “<i>Phụ trách tài năng</i>”


<i>Nữ: </i>


<i>Có được thành tích nở hoa</i>


<i>Nhờ sự phụ trách Đồn ta dẫn đường</i>
<i>Hơm nay đại hội tuyên dương</i>


<i>Các anh, các chị những gương dẫn đầu.</i>
<i>Nam: </i>


<i>Vì một đàn em thân yêu</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<i>Nữ: </i>


<i>Vì một thế hệ tương lai</i>


<i>Cùng nhau chung sức, chung vai gánh cùng</i>
<i>Vì Tổ quốc, vì non sơng</i>


<i>Chúng em khơng thể phụ lịng chị, anh</i>
<i>Hơm nay liên đội tơn vinh</i>


<i>Anh, chị phụ trách vì tình thiếu nhi.</i>


<i>Nam</i>: Xin mời lên sân khấu các anh, chị... nhận phần thưởng của chương
trình “<i>Phụ trách tài năng</i>”.



<i>Nữ:</i> Trân trọng kính mời thầy... (cơ, anh...) lên trao phần thưởng cho các
anh, các chị (Hát múa bài “<i>Bài ca người phụ trách</i>”).


<i>Nam:</i> Xin một tràng pháo tay từ đại hội để cổ vũ, động viên, tơn vinh, ghi
nhận thành tích của liên đội trong năm qua.


5.2.7. Phát biểu của đại biểu


<i>Nữ:</i> Xin trân trọng kính giới thiệu thầy (cô, bác...) thay mặt cho... lên
phát biểu chúc mừng Đại hội. Xin trân trọng kính mời thầy.


5.2.8. Đọc quyết tâm thư (Thư gửi từ Đại hội)


<i>Nam:</i> Kính thưa Đại hội. Thành tích của liên đội đạt được trong năm qua là sự
đóng góp nhiệt tình của các bạn đội viên, các anh chị phụ trách. Sự quan tâm đặc
biệt của các cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các nhà hảo tâm. Đại hội
xin hứa sẽ thực hiện tốt hơn nữa để khơng phụ lịng sự quan tâm ấy.


<i>Nữ:</i> Xin trân trọng mời bạn... thay mặt cho các bạn đội viên trong liên
đội lên đọc quyết tâm thư. Xin mời bạn (đọc xong hát múa bài “<i>Hoa thơm dâng</i>
<i>Bác</i>”).


5.2.9. Bế mạc: Tuyên bố bế mạc, cảm ơn đại biểu.
<i>Chú ý: </i>


- Ví dụ này sử dụng hình thức khen thưởng qua các mặt hoạt động.


- Có thể sử dụng hình thức khen thưởng tập trung sau khi hết chương trình
báo cơng.





<b>---HOẠT CẢNH TRUYỀN THỐNG PHỤC VỤ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Thời lượng: Khoảng 20 phút
Âm nhạc - hình tượng


Nội dung


Nhạc nền bài: Trọn niềm kính u


<b>Giọng nữ: Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh</b>


Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
Triệu triệu nhi đồng, triệu triệu thiếu niên


Kính dâng Bác Hồ lẵng hoa đẹp nhất
Biết ơn Người sáng lập Đội ta


Biết ơn Người chăm chút mỗi nụ hoa,
Lớn lên tiếp bước ơng cha xây đời.


<i><b>(Hát: “Bác Hồ ………. kính yêu”)</b></i>


<b>Kim Đồng: Hình tượng Kim Đồng xuất hiện làm động tác đi liên lạc</b>
<b>Giọng nam: Nơi núi rừng Việt Bắc, bên con suối nhỏ, có lồi hoa</b>


Anh Kim Đồng là đoá hoa đẹp nhất
Núi mặc núi, rừng tiếp rừng, anh bước.
Đường liên lạc lắm thác ghềnh, vẫn bước.


Chiếc cần câu, dấu trách nhiệm Đảng trao.
Nụ cười anh lừa thằng giặc thuở nào.


Chúng đâu biết, trái tim anh hồng sắc cờ Tổ quốc.
Khi chúng biết, đoá hoa rừng đã hoá thành bất tử,
Hương ngàn năm vẫn thơm mãi núi rừng.


Tuổi 15, máu Kim Đồng đã chảy,


Khơi mạch nguồn thôi thúc bao lớp thiếu niên.
<i><b>(Hát: “Hờn căm ….. chiến khu”)</b></i>
<b>Hình tượng sóng biển (Nhạc nền bài : Biết ơn chị Võ Thị Sáu )</b>
<b>Hình tượng Võ Thị Sáu bước ra pháp trường</b>


<b>Giọng nữ: Từ đoá hoa Kim Đồng nở trắng mùa hoa Lêkima đất đỏ</b>
Sóng biển trào dâng thương người con gái anh hùng.


Chị Võ Thị Sáu hoa cài tóc mây,


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>Nhạc nền: Giải phóng miền nam</b>
<b>Hình tượng múa cờ Tổ quốc</b>


<b>Giọng nam: Miền Bắc, miền Nam, miền xuôi, miền ngược. </b>
Giặc mỹ đến, cả đất nước làm sóng thần đồng khởi.
Cờ Đội ta hồng hào khi “Việc nhỏ chí lớn” cùng lo toan.
Măng non thành tre làm chông diệt giặc.


Măng non thành tre giữ đất hố thành đồng.


<b>Nhạc nền: (Tây Ngun, hình tượng Kơpakơlơng xuất hiện thể hiện động tác bắn </b>


cung)


<b>Giọng nữ: Kơpakơlơng, người bạn nhỏ Tây Nguyên</b>
Suối đàn T’Rưng reo nhạc


Tiếng đàn ngừng, mũi tên vút theo tiếng hát
Như cổ tích, nỏ thần giết giặc


Xuyên xâu lũ thù, giữ lấy làng bn


<i><b>(Tốp múa nam, nữ quay quanh hình tượng nhân vật)</b></i>
<b>Nhạc nền: Hành khúc Đội TNTP</b>


<b>Hình tượng: xuất hiện Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Kơpakơlơng</b>
<b>Giọng nam: Mùa xuân lịch sử</b>


Mùa xuân ước mơ


Sắc pháo hoa dệt gấm bốn phương trời
Vui nào hơn niềm vui đại thắng


Tuổi thơ tự hào - đất nước của Bác Hồ,
Đất nước vinh quang.


<i><b>(Thiếu nhi 2 miền Nam Bắc gặp nhau vui múa)</b></i>


<b>Nhạc nền: Khúc nhạc tuổi thơ. Các đội cầm 6 bông hoa tượng trưng 6 chương trình </b>
của Đội.


<b>Giọng nữ: Đất nước chuyển mình, đổi mới, đi lên</b>


Nối tiếp truyền thống xưa, Đội ta dẫn bước


“Về với nguồn cội”, “áo lụa tặng bà” tình sâu nghĩa nặng.
Nhớ ơn bao liệt sĩ quên mình,


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>Múa chung quanh các hình tượng các anh hùng</b>
<b>Giọng nam: “Hoa chiến công”, “Sao điểm tốt”, </b>


“Bông hoa điểm mười” tươi trang vở
Rộn rã mái trường nên Tổ quốc mai sau


Học, học nữa, học mãi, lời Bác dạy có mn ngàn thơi thúc
Việt Nam vươn dậy sánh bước với năm châu


<i><b>(8 thiếu nhi cầm hoa bong bóng múa trên nền nhạc Khúc nhạc tuổi thơ Sáng</b></i>
<i><b>tác: Trương Xuân Mẫn)</b></i>


<b>Giọng nữ: “Vì bạn nghèo”, ta giúp nhau vượt khó</b>
Tấm lịng vàng từ thiện, thương u
“Vì màu xanh quê hương”.


Ta trồng triệu cây cho đất nước


Ta nối vòng tay bè bạn, tròn đẹp cả hành tinh
<b>Nhạc nền: Đi ta đi lên (Phong Nhã)</b>


<b>Đội hình cờ Đội và tốp múa tất cả 17 em 1 cầm cờ liên Đội, 2 hộ cờ, 6 chương </b>
<b>trình của Đội, 8 em cầm bong bóng và hoa đi diễu hành trên nền nhạc</b>


<b>Giọng nam:</b> Đã đến rồi thế kỷ của ước mơ


Đất nước sẽ bay cao.


Tuổi thơ sẽ vươn xa đôi cánh
Khăn quàng thêm đỏ thắm.


Ta bay theo cùng phấp phới Sao vàng.
Dưới cờ Đảng, cờ Đoàn, cờ Đội ta rực rỡ,


Mỗi đội viên xứng đáng: “Cháu ngoan Bác Hồ”.
<b>Giọng nữ: Tiến bước lên Đồn</b>


<b>Giọng nam: Vượt khó học tốt, u khoa học</b>
<b>Giọng nữ: Thiếu nhi vui khoẻ</b>


<b>Giọng nam: Vì quê hương xanh tươi sạch đẹp</b>
<b>Giọng nữ: Tình bạn bốn phươg</b>


<b>Giọng nam: Xây dựng đội vững mạnh, nâng cao chất lượng đội viên.</b>
Ta cùng nhau 6 việc tốt phải làm


Tự mình trở thành bông hoa đẹp nhất,
Trong vườn hoa đất nước muôn màu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<b>Tất cả hát bài hành khúc Đội, Sau đó Đội cờ đi vào, tiếp theo các anh</b>
<b>hùng, đến các chương trình của Đội, cuối cùng đội viên cầm hoa và bong bóng</b>
<b>vẫy tay kết thúc hoạt cảnh truyền thống của Đội.</b>


<b></b>


<b>---HOA SEN DÂNG BÁC</b>


<b>Phần I - Mở màn</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>Lời dẫn :Bác Hồ là vị cha chung</b>
Là sao Bắc Đẩu là vầng Thái dương….
Chúng con đi giữa đêm trường


Nhờ sao đưa lối dẫn đường con đi


<i>(Đội múa chạy ra xây dựng một hình tượng hoa sen dâng bác)</i>
<b>Lời dẫn :</b><i>(Trong khi đội múa chạy ra DCT vẫn đọc tiếp) </i>


Trong những năm đất nước quặn đau, từ mảnh đất Nam Đàn, Nghệ An cậu
bé Nguyễn Sinh Cung đã cất tiếng khóc chào đời. Tiếng khóc đã làm đổi thay cho
vận mệnh của một dân tộc. Lớn lên nhìn thấy cảnh nhân dân bị nô lệ lầm than, tổ
quốc ta bị quân thù xâm chiếm, Nguyễn Tất Thành chàng trai Làng Sen từ bến cảng
Nhà Rồng đã ra đi tìm đường cứu nước. Bước chân người in dấu bốn bể năm châu,
từ Pari , Luân Đôn rồi Mạc Tư Khoa buốt giá, vượt qua mn vàn khó khăn , thiếu
thốn Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra chân lý, tìm ra con đường cánh mạng, con đường
giải phóng dân tộc khỏi áp bức và bốc lột và người trở thành ngọn đuốc dẫn đường
cho dân tộc Việt Nam. Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quố , Hồ Chí Minh là Bác
Hồ là Việt Nam là Tổ Quốc mến yêu.


Hôm nay trong giây phút trang nghiêm của buổi lễ mừng công, chúng con
nguyện dâng lên người muôn triệu đài sen, Xin dành những giây phút trang nghiêm
nhất tưởng nhớ về người. Bác Hồ vị cha già kính u!.


<i><b>Cảnh 2</b></i>


<i>(Nhạc bài “ Bác cịn sống mãi và đội múa chuyển đội hình múa)</i>



<i>(Đội múa múa xong đứng thành hai hàng cho hai bạn dâng lên bục Bác Hồ</i>
<i>lẵng hoa. DCT tiếp tục đọc)</i>


<b>Lời Dẫn : </b>


“Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
Ai u Bác Hồ Chí Minh bằng thiếu niên, nhi đồng”


Hơm nay Bác đã đi xa nhưng vẫn còn đây tấm lịng người với mn vàn u
thương, gởi lại 5 điều Bác dạy chúng em ngày đêm vẫn ghi nhớ, vẫn làm theo để mở
rộng chân trời mơ ước, để chúng em mãi vươn lên như lòng Bác ước mong.


<i>(Dâng hoa xong đội múa và đội dâng hoa lui vào trong. DCT tiếp tục đọc cảnh 02)</i>
<b>Phần II : Ánh Sao Nà Mạ</b>


<i><b>Cảnh 1</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>Lời Dẫn: </b>


Ngược dòng thời gian, trở về vùng Đất Cao Bằng , Nới quê hương của cậu bé
Nông văn Dền, Tuổi ấu thơ vui cùng núi rừng Tây Bắc, Cha đi phu mất sớm, Anh
trai tham gia cách Mạng. Nông Văn Dền phải phụ mẹ lên nương. Nhìn thấy cảnh
xóm làng tiêu điều, dân làng điêu đứng, lòng căm thù giặc sớm nung nấu trong lịng
cậu bé người dân tộc Tày. Được sự dìu dắt của Anh Đức Thanh đại diện Việt Minh,
đại diện cho Đảng cậu bé Nông Văn Dền đã giác ngộ cách mạng.


<i><b>Cảnh 2</b></i>


<i>Diễn: (Anh Kim Đòng bước ra tay cầm khăn quàng múa, nâng niu, quàng</i>
<i>trên vai)</i>



<b>Lời Dẫn: </b>


Vinh dự thay ngày 15/05/1941 tại Cao Bằng Nông Văn Dền với bí danh Kim
Đồng là 1 trong 5 thiếu niên đuợc đứng vào hàng ngũ của tổ chức cách mạng đầu
tiên của thiếu nhi Việt Nam, Đó là đội nhi đồng cứu quốc sau này được đổi tên là
đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.


<i><b>Cảnh 3</b></i>


<i>Diễn:(Anh Kim Đồng bước ra tay cầm cần câu và lồng chim sáo, Cùng hai</i>
<i>tên giặc Pháp ở hướng ngược lại, Kim Đồng nhét thư vào chiếc cần câu đi qua hai</i>
<i>tên giặc, hai tên giặc khám xét khơng thấy gì?)</i>


<b>Lời Dẫn: </b>


Tham gia cách mạng Kim Đồng làm liên lạc, làm giao liên, canh gác tuyên
truyền. Một chiếc cần câu một lồng chim sáo nhỏ . Đã cùng anh xuôi ngược núi
rừng. Thông minh, nhanh nhạy, kiên cường. Vượt qua bốt giặc đưa đường quân ta.


<i><b>Cảnh 4</b></i>


<i>Diễn:(Anh Kim Đồng bước ra tay cầm cần câu và lồng chim sáo, hai tên giặc</i>
<i>Pháp phát hiện được nơi cán bộ họp đảng chỉ trỏ tổ chức bao vây, Kim Đồng thấy</i>
<i>vây suy nghĩ rồi đánh động bỏ chạy, hai tên giặc rượt theo nổ súng, Kim Đồng ngã</i>
<i>xuống?)</i>


<b>Lời Dẫn: </b>


Một hôm công tác rừng xa. Trở về phát hiện đúng là giặc vây. Làm sao báo


hiệu được đây. Anh liền nhanh trí chạy ngay lên nguồn. Mắc lừa giặc bắn điên
cuồng. Cán bộ trốn thoát Kim Đồng máu rơi. Máu anh nhuộm đỏ đất trời. Núi rừng
Tây Bắc muôn đời nhớ thương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<i>Diễn:(Nhạc bài Kim Đồng. Anh Kim Đồng đứng lên ghế thành tượng đài, hai</i>
<i>đội viên múa nâng khăn quàng dưới chân anh Kim Đồng)</i>


<b>Lời Dẫn: </b>


Ơi anh Kim Đồng, Người đội trưởng kiên cường, Ánh sao Nà Mạ soi đường
chúng em. Sao anh sáng mai ngàn năm. Rực hồng như mảnh khăn quàng tung bay.


<b>Phần III: Bất tử hoa Lê ki ma</b>
<i><b>Cảnh 1</b></i>


<i>Diễn:(Cảnh chị Sáu còn nhỏ đi chăn trâu, đi cắt cỏ), </i>


<b>Lời Dẫn: Lịch sử cũng ghi tạc hình tượng chị Võ Thị Sáu - Người con gái</b>
anh hùng 16 tuổi của vùng quê đất Đỏ. Thuở nhỏ nhà nghèo chị Sáu phải đi cắt cỏ,
chăn trâu. Khi giác ngộ cách mạng chị Sáu đã tham gia nhiều trận đánh Pháp, diệt ác
ôn thật táo bạo.


<i><b>Cảnh 2</b></i>


<i>Diễn: (Chị Sáu cắp rỗ đi chợ quăng lựu đạn, bị địch bắt, hai tên giặc tra tấn</i>
<i>chị)</i>


<b>Lời Dẫn:</b>


Một hôm chị Sáu được phân công diệt tên cai tổng, một tên ác ôn khét tiếng


thường làm tiền đồng bào vùng chợ đất đỏ. Giả làm người đi chợ, Chị ném lựu đạn
vào tên tai sai nhưng lựu đạn không nổ. Chị bị bắt và bị bọn giặc tra tấn dã man,
nhưng chị không khai nửa lời. Khơng làm gì được chúng tun án tử hình chị.


<i><b>Cảnh 3</b></i>


Diễn: <i>(Cảnh chị Sáu bị đưa ra pháp trường xử bắn, chị Sáu cười với bọn</i>
<i>chúng, ngắt cành hoa cài lên mái tóc hơ to và ngã xuống)</i>


<b>Lời Dẫn:</b>


Sớm ngày bị giải ra pháp trường chị Sáu vẫn mỉm cười với tên cai ngục, và
bình thản hái một nhành hoa Lêkima cài lên mái tóc.


Trước họng súng của kẻ thù chị đã hô to:


<i>Đã đảo thực dân pháp.</i>
<i>Hồ Chí Minh Mn Năm</i>
<i>Hồ Chí Minh Mn Năm</i>


Rồi chị cất cao giọng hát: <i>Đoàn quân Việt Nam đi, Chung lịng cứu</i>
<i>quốc…..</i>Đồng… một tràng súng nổ chị Sáu ngã xuống. Máu của chị hoà chung cát
và nước thấm đẫm mảnh đất quê hương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<i>Diễn: (Nhạc nền bài :” Biết ơn chị Võ Thị Sáu”, Chị Sáu đứng dậy thành</i>
<i>tượng đài.)</i>


<b>Lời Dẫn:</b>


Chị Võ Thị Sáu đã hy sinh nhưng tiếng hát của chị mãi còn vút cao trên bầu


trời xanh thẫm. Tên của chị - Người con gái anh hùng gắn liền với tên một lồi hoa
vẫn cịn sống mãi trong lịng mỗi chúng ta.


<b>Phần IV : Nối bước cha anh</b>


<i>Diễn: (Nối nhạc bài “Hành khúc đội, tốp ca ra, đọc dứt hát múa cờ phụ hoạ)</i>
<b>Lời Dẫn: </b>


Trong khoảnh khắc hôm nay, tất cả chúng ta những người đội viên hãy
hướng về lá cờ đội cùng viết tiếp trang sử hào hùng của cha ông ta. Tuổi nhỏ làm
việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình. Lời Bác dạy vẫn vang vọng ngàn năm. Đội viên Cả
nước nói chung, và đội viên huyện Xuyên Mộc nói riêng quyết tâm phấn đấu học
tập, rèn luyện đạo đức theo 5 điều Bác Hồ dạy để tiếp bước cha anh trên con đường
xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nào các bạn chúng ta hãy nguyện làm con ngoan, nào
các bạn chúng ta hãy nguyện làm trò giỏi xứng cháu ngoan Bác Hồ. Thời gian
không chờ đợi nào tất cả hãy vươn lên, nào tất cả hãy sẵn sàng , non sông Việt nam
có trở nên tươi đẹp hay khơng dân tộc việt nam có bước tới đài vinh quang để sánh
vai cùng các cường quốc năm châu được hay khơng đó chính là nhờ cơng lao học
tập của chúng ta đó!


<b></b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

"Tháp Mười đẹp nhất bơng sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ"


<b>“Hơm nay chúng cháu về đây</b>
Đàn cháu yêu thương đứng sum vầy
Trước chân dung Bác lòng thanh thản
Giây phút thiêng liêng tưởng nhớ Người



Nhớ hình Bác giữa bóng cờ
Hồng hào đơi má, bạc phơ mái đầu


Mắt nhìn sáng rực như sao
Bác nhìn tận mũi Cà Mau sáng ngời”


Bác Hồ ơi ! Trong giờ phút thiêng liêng này, từ nơi quê hương ……. xa xôi
chúng cháu hướng về Thủ đô Hà Nội, trái tim của Tổ quốc thân u, gởi đến Bác
lịng nhớ thương vơ hạn.”


Bác ơi! Bác kính u ơi ! Hơm nay những Đội viên cháu ngoan Bác Hồ của
Bác, sau những ngày không nghỉ hành quân theo chân Bác thi đua làm nghìn việc
tốt, những đại biểu tuổi nhỏ ưu tú nhất, tuyệt vời nhất của quê hương…….đã vượt
lên biết bao nhiêu thử thách, viết tiếp trang sử Đội vẻ vang, mỗi việc tốt, mỗi điểm
mười là mỗi km đường chúng cháu hành quân về đây sum họp trong ngày hội lớn và
kính dâng lên Người - Người sáng lập ra Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
những bơng hoa thành tích đẹp nhất của vườn hoa thành tích của Đội, biết ơn Người
- Bác Hồ kính yêu của thiếu niên nhi đồng.


Ngày vui họp mặt báo cơng
Thêm u q Bác để lịng sáng trong


Chúng con mn triệu tấm lịng
Kính dâng lên Bác muôn vàn kỳ công


<i>(Hát - múa : Đài hoa dâng Bác ; Ngàn đài hoa con kính dâng lên người …… )</i>
<b>Nam: Mùa Xuân lịch sử, 1975</b>


Mùa xuân của 4000 năm quật khởi
Nhịp chân theo Đảng, theo Đồn



Dựng xây đất nước như ngàn bơng hoa
<b>Nữ : Sang thế kỷ mới, giang đôi tay rộng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

Dưới cờ Đảng, cờ Đoàn, cờ Đội
Ta bước đi rực rỡ sắc hồng
Khăn quàng đỏ thắm trên vai


Nguyện cùng theo Đảng, theo Đồn tiến lên
<b>Nam : Từ bàn tay tấm lịng thơm thảo</b>


Nghĩ tình sâu áo lụa tặng bà
Ấm lịng mẹ lúc tuổi già


Nụ cười thêm sáng mái nhà thân thương


<i><b>(</b><b>Một học sinh mang bông ho : áo lụa tặng bà</b><b>)</b></i>


<b>Nam: </b>Nghìn bát hương trường sơn thắp đỏ


Nhớ ơn biết bao liệt sỹ quên mình
Triệu con em, triệu tâm tình


Biên cương hải đảo các anh vui lịng.


<i><b>(</b><b>Một học sinh mang bơng hoa : uống nước nhớ nguồn</b><b>)</b></i>
<b>Nữ : “Hoa chiến công” “ sao điểm tốt”</b>


Hoa Điện Biên dâng Bác kính u
Góp chung quĩ “ Vì bạn nghèo ”


Giúp nhau vượt khổ dắt dìu vươn lên
“Vì màu xanh quê hương ” trìu mến
“ Tấm lịng vàng” từ thiện u thương
Vịng tay tình bạn bốn phương


chân trời mở rộng con đường tiến lên


<i><b>(Một học sinh mang bụng hoa : Hoa chiến công)</b></i>
<b>Nam: Thi vẽ đẹp khắp nơi mở hội</b>


đẹp tuổi hoa, đẹp tuổi trăng tròn
Thi chi đội trưởng giỏi giang


Con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ
<b>Nữ: Nhặt của rơi trả cho người mất</b>


Tình thân cùng bạn đến trường
Khăn quàng đỏ thắm bay reo


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>Nam: Mê tiếp thu các môn khoa học</b>
Chúng em yêu “ Tin học” hàng đầu
Nhiều bạn đoạt giải khá cao


Không quên thể dục thể thao khoẻ người
<i><b>(Một học sinh mang bông hoa : sao điểm tốt)</b></i>
<b>Nam: Xây dựng đội ngày càng vững mạnh</b>


Sao nhi đồng lấp lánh tuổi thơ
điệp trùng đội ngũ dưới cờ



Măng non vẫn mọc giữa trời tương lai


<i><b> (</b><b>Một học sinh mang bông hoa: Đội vững mạnh </b><b>)</b></i>
<b>Nữ: Nêu truyền thống xiết bao danh dự</b>


Xứng đáng là đội ngũ cháu ngoan
Ngày mai tiếp bước lên Đồn


Hiến dâng tổ quốc mn ngàn kỳ cơng
<b>Nam - Nữ: </b>


5 điều Bác Hồ dạy
Rộng chân trời mơ ước,


Hãy đi lên như lòng Bác ước mong.


Các bạn ơi, chúng ta hãy là con ngoan trò giỏi xứng cháu ngoan Bác Hồ. Thời
gian không chờ đợi, các bạn ơi ! Hãy sẵn sàng. Bác Hồ dạy "Non sơng Việt Nam có
trở nên vẻ vang hay khơng, dân tộc Việt Nam có trở nên vẻ vang sánh vai cùng các
cường quốc 5 châu được hay khơng, chính nhờ một phần lớn ở công học tập của các
cháu"


<i><b>(Hát : Ai yêu Bác Hồ Chí Minh)</b></i>
<b></b>
<b>---HOẠT CẢNH TRUYỀN THỐNG</b>


<b>(Đại Hội Cháu Ngoan Bác Hồ)</b>
<b>Chuẩn bị: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

(Lúc này dàn cảnh để kính cẩn đặt lẵng hoa lên tượng đài Bác Hồ )


Nhạc nền bài Kim Đồng. Hình tượng Kim Đồng (1 nam)


Nhạc nền bài Võ Thị Sáu. Hình tượng Võ Thị Sáu (1 nữ)
Nhạc nền bài Tây Nguyên. Hình tượng Kơpakơlơng (1 nam)


Nhạc nền bài Đội ta lớn lên cùng đất nước. Một nam cầm cờ tổ quốc múa
Nhạc nền bài Đi ta đi lên. Một nam cầm cờ Đội múa, tốp múa 8 em


(Năm Đội viên mang trang phục hình những bơng hoa tượng trưng cho 5
chương trình hoạt động của Đội múa chung quanh các hình tượng anh hùng)


Nhạc nền bài Hoa thơm dâng Bác. Tốp múa 10 học sinh cầm bong bóng
<b>Giọng nam: "Tháp Mười đẹp nhất bơng sen</b>


Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ"
<b>Giọng nữ: Hôm nay chúng cháu về đây</b>


Đàn cháu yêu thương đứng sum vầy
Trước chân dung Bác lòng thanh thản
Giây phút thiêng liêng tưởng nhớ Người


Nhớ hình Bác giữa bóng cờ
Hồng hào đơi má, bạc phơ mái đầu


Mắt nhìn sáng rực như sao
Bác nhìn tận mũi Cà Mau sáng ngời


Bác Hồ ơi ! Trong giờ phút thiêng liêng này, từ nơi quê hương ... xa xôi
chúng cháu hướng về Thủ đô Hà Nội, trái tim của Tổ quốc thân u, gởi đến Bác
lịng nhớ thương vơ hạn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<b>Giọng nữ : Ngày vui họp mặt báo công </b>
Thêm u q Bác để lịng sáng trong


Chúng con mn triệu tấm lịng
Kính dâng lên Bác mn vàn kỳ cơng
<i>(Hát : Bác Hồ ơi ... trọn niềm kính yêu)</i>
<b>Giọng nữ: Nhớ khi xưa, nơi núi rừng Việt Bắc</b>


Anh Kim Đồng, liên lạc rừng sâu


Một chiếc cần câu, lồng trách nhiệm Đảng giao
Đường liên lạc lắm thác ghềnh vẫn bước


15 tuổi máu Kim Đồng đã chảy
Anh hy sinh cho gương sáng muôn đời.


(Hát : Hờn căm ... Chiến khu.)


<b>Giọng nam : Võ Thị Sáu, người anh hùng bất tử</b>
Trước pháp trường môi vẫn nở nụ cười tươi


Chị ngã xuống cùng màu hoa trắng
Đẹp thêm trời Côn Đảo, hàng dương


<i>(Hát : Mùa Hoa Lê - ki - ma ... mùa hoa Lê - ki - ma nở)</i>
<b>Giọng nữ: Kơpakơlơng, người bạn nhỏ Tây Ngun</b>


Có tài bắn ná, tên thần vút tới
Như cổ tích, nỏ thần vụt bay


Xuyên xâu quân thù, giữ lấy làng thôn
<b>Giọng nam : Mùa Xuân lịch sử, 1975</b>
Mùa xuân của 4000 năm quật cường


Nhịp chân theo Đảng, theo Đoàn
Dựng xây đất nước như ngàn bông hoa
<b>Giọng nữ : Sang thế kỷ mới, giang đôi tay rộng</b>


Tự hào thay đất nước của ta
Dưới cờ Đảng, cờ Đoàn, cờ Đội


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

Nguyện cùng theo Đảng, theo Đoàn tiến lên
<b>Giọng nam: "Về Nguồn"</b>


<b>Giọng nữ: "Vượt khó học tốt - Em yêu khoa học"</b>
<b>Giọng nam: "Vòng tay bè bạn"</b>


<b>Giọng nữ: "Nụ cười tuổi thơ"</b>
<b>Giọng nam: "Đội em vững mạnh"</b>


<b>Giọng nữ: Nêu truyền thống xiết bao danh dự</b>
Xứng đáng là đội ngũ cháu ngoan


Ngày mai tiếp bước lên Đồn


Hiến dâng tổ quốc mn ngàn kỳ công


Giọng nữ: 5 điều Bác Hồ dạy rộng chân trời mơ ước, hãy đi lên như lòng Bác
ước mong. Các bạn ơi, chúng ta hãy là con ngoan trò giỏi xứng cháu ngoan Bác Hồ.
thời gian không chờ đợi, các bạn ơi! Hãy sẵn sàng. Bác Hồ dạy "Non sơng Việt


Nam có trở nên vẻ vang hay khơng, dân tộc Việt Nam có trở nên vẻ vang sánh vai
cùng các cường quốc 5 châu được hay khơng, chính nhờ một phần lớn ở công học
tập của các cháu"


<i>(Hát : Hoa thơm dâng Bác)</i>


<b>---THUYẾT MINH TRUYỀN THỐNG VỀ BÁC HỒ</b>
<b>(Đọc trong Đại hội cháu ngoan Bác Hồ)</b>


“ Hôm nay chúng cháu liên hoan
Bạn trai, bạn gái Cháu ngoan Bác Hồ
Bác ơi, Bác ở Thủ đô,


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Giữa ngày hội lớn tưng bừng hơm nay, Bác có nghe chăng tiếng gọi thiết tha:
“Bác Hồ ơi!” trong trái tim hàng triệu thiếu nhi thành phố mang tên của Bác. Bác ơi,
dù Bác đã đi xa, nhưng chúng cháu, bạn nào cũng cảm thấy như có Bác bên mình.
Làm sao chúng cháu quên được giọng nói hiền từ, ấm áp của Bác:


“ …Nhớ thương các cháu vô cùng


Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi “


Bác ơi, Bác có hay rằng 5 điều Bác dạy đã in vào lòng tuổi thơ chúng cháu,
nhắc chúng cháu từng ngày, từng giờ phấn đấu vươn lên cho hôm nay tốt hơn hôm
qua, cho tương lai đẹp hơn. Bác Hồ ơi, Đất nước ơi, phải chăng đó làm niềm tự hào
vang mãi trong tim chúng cháu. Hơm nay chúng cháu rất vui, vui vì mơ ước đẹp đẽ,
thiêng liêng nhất của tuổi thơ đã thành sự thực: được là cháu ngoan của Bác. Chúng
cháu sẽ góp tất cả cơng sức và lịng kính u Bác của tuổi thơ, cùng với nhân dân
thành phố dựng nên tượng Bác nơi Bác đã ra đi. Chúng cháu sẽ rước Bác vào thành


phố, về với chúng cháu.


… Trời xanh, mây trắng, gió quê hương lồng lộng hãy nâng đôi cánh chim
bay về Thủ đô, cho tuổi thơ Thành phố mang tên Bác gửi những cái hơn, lời hứa
thiết tha về Người mình yêu kính nhất: Bác Hồ.





<b>BÀI TƯỞNG NIỆM VÕ THỊ SÁU</b>


<b>(Đọc trước tượng đài Võ Thị Sáu tại làng Đất đỏ)</b>


Chị Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu, quê ở làng Đất đỏ, nay thuộc
tỉnh Bà rịa - Vũng Tàu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

Năm 14 tuổi chị đã dùng lựu đạn giết một tên quan ba Pháp và làm bị thương 20 tên
lính ngụy tại vùng Đất đỏ.


Từ chiến khu trở về Bà rịa, chị làm nhiệm vụ điều tra tình hình địch và tiếp
tế cho chiến khu. Năm 1950, chị đã mang lựu đạn phục kích giết chết tên cai tổng
Tịng - một tên Việt gian, bán nước, ác ôn ngay tại xã nhà. Lần đó chị đã bị địch bắt
giữ. Sau gần 3 năm tra tấn giam cầm, giặc Pháp đã đưa chị ra giam ở Côn đảo.Trong
những ngày bị giam cầm nơi tử ngục, chị vẫn hồn nhiên. Vui tươi, tin tưởng vào
ngày chiến thắng của Tổ quốc.


Giặc Pháp không dám công khai thi hành bản án với chị Sáu. Chúng sợ các
chiến sĩ cách mạng ở trong tù sẽ nổi dậy phản đối. Chúng đã lén lút đem chị đi thủ
tiêu. Trên đường ra pháp trường, chị không hề run sợ, vẫn thản nhiên hái bông hoa
rừng cài lên mái tóc. Lúc một tên giết người bảo chị qùy xuống, chị đã quát vỗ vào


mặt lũ đao phủ: “ Tao chỉ biết đứng, không biết qùy!”


Chị Võ Thị Sáu kiên gan


Tiếng hơ dậy sóng biển lan dạt dào


Sóng biển trào dâng, thương người con gái anh hùng. Chị Võ Thị Sáu với
hoa cài tóc mây, trên đường ra pháp trường mà nụ cười không bao giờ tắt.


Chị đã anh dũng ngã xuống dưới mũi súng của kẻ thù. Chị mất đi, nhưng
muôn đời sau mãi mãi khơng qn hình ảnh người nữ anh hùng hiên ngang bất
khuất. Chị mãi là biểu tượng của lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu ngoan
cường cho độc lập, tự do của đất nước.


Võ Thị Sáu


Chị như từ bông hoa sinh ra
Chị như từ tiếng hát sinh ra
Chị giết tên quan ba


Chị diệt tên tổng Tòng


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

Mãi mãi chị là tiếng hát
Mãi mãi chị là bông hoa


Hôm nay tại quê hương của chị, chúng em những người cán bộ phụ trách
Đội tương lai kính cẩn dâng lên Chị nén hương với tất cả tấm lòng thành kính, biết
ơn.


Trước tượng đài tưởng niệm, chúng em xin hứa ra sức học tập, rèn luyện về


mọi mặt để sau khi ra trường trở thành những người phụ trách Đội dìu dắt đàn em,
những mầm non tương lai của Tổ quốc Việt Nam anh hùng, tiếp bước cha anh trên
con đường xây dựng đất nước trở nên giàu mạnh, sánh vai cùng các nước trên thế
giới.


<b>( Hát: Bài ca người phụ trách - Phong Nhã )</b>


<b>---CHUYÊN ĐỀ</b>


<b>PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN </b>


<b>NGHI THỨC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỜ CHÍ MINH</b>
<b></b>


<b>---I. Mục tiêu.</b>
<i><b>1. Kiến thức.</b></i>


- Xác định được các yêu cầu đối với đội viên, đối với người chỉ huy nghi thức
- Xác định được phương pháp hướng dẫn thực hành nghi thức Đội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

- So sánh được các động tác cá nhân, cách tập hợp các loại đội hình.
- Phân biệt được các vị trí của người chỉ huy nghi thức.


- Thực hành được kĩ năng cơ bản của đội viên và chỉ huy nghi thức.
- Hướng dẫn thực hành được nghi thức Đội cho đội viên.


- Rèn luyện được tư thế tác phong chuẩn mực của người chỉ huy, chủ động
linh hoạt điều hành được hoạt động nghi thức Đội trong các tình huống.



- Vận dụng được các phương pháp huấn luyện và tổ chức thực hiện nghi thức
Đội trong công tác Đội tại cơ sở.


<i><b>3. Thái độ.</b></i>


- Coi trọng các qui định về nghi thức Đội.


- Có ý thức nghiêm túc trong học tập, điều hành nghi thức Đội.


- Xây dựng được tình cảm, thái độ đúng mực của người chỉ huy nghi thức Đội
thông qua học tập và thực hành nghi thức Đội.


<b> II. Phương pháp lên lớp.</b>
- Nêu vấn đề.


- Thảo luận nhóm.
- Thuyết trình.
- Thực hành


<b> III. Các bước lên lớp.</b>


<i><b>1. Ổn định tổ chức: + Kiểm tra sĩ số</b></i>


+ Phổ biến nội dung bài dạy
<i><b>2. Kiểm tra: xen kẽ trong giờ dạy.</b></i>


<i><b>3. Nội dung: Tập trung theo các chủ đề sau:</b></i>


<b>CHỦ ĐỀ 1</b>



<b>LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐỘI VIÊN </b>
<b></b>


<b>---I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài, học sinh có khả năng:</b>
<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Xác định được tên, khẩu lệnh, nội dung thực hiện các yêu cầu đối với đội
viên.


<i><b>2. Kĩ năng:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

- Hướng dẫn thực hành các yêu cầu đối với đội viên.
<i><b>3. Thái độ:</b></i>


- Coi trọng các quy định về nghi thức Đội.


- Có ý thức nghiêm túc trong học tập thực hành Nghi thức Đội.


- Xây dựng được tình cảm, thái độ đúng mực của người chỉ huy nghi thức Đội
thông qua học tập và thực hành nghi thức Đội.


<b>II. Phương pháp.</b>
- Hỏi đáp, thuyết trình


- Thực hành, chia nhóm thực hành
- Quan sát.


<b>III. Chuẩn bị.</b>
<i><b>1. Thầy:</b></i>



- Chuẩn bị giáo án.


- Phòng tập hoặc sân tập.
<i><b>2. Trò:</b></i>


- Trang phục gọn gàng, đi giầy hoặc dép có quai hậu.
<b>IV. Các bước tiến hành.</b>


<i><b>Bước 1: Ổn định tổ chức ( 2’)</b></i>
- Làm quen


- Kiểm tra sĩ số


<i><b>Bước 2: Tổ chức trò chơi khởi động (2’)</b></i>
- Trò chơi: <i>“Đánh trống”</i>


<i><b>Bước 3: Nội dung </b></i>
<b>Hoạt động Thời</b>


<b>gian</b>


<b>Phương</b>
<b>tiện</b>


<b>Việc làm của</b>
<b>thầy</b>


<b>Việc làm</b>
<b>của trò</b>



<b>Sản phẩm cần đạt</b>
Hoạt


<b>động 1</b>
.Xác định
tên các yêu
cầu đối với
đội viên
5
phút
- Máy
Projecter
<b> Câu hỏi:</b>
<i><b>?Em hãy kể </b></i>
<i><b>tên các yêu </b></i>
<i><b>cầu đối với </b></i>
<i><b>đội viên?</b></i>
- Tổng kết,
đánh giá, đưa
kiến thức
chuẩn.


- Quan sát,
lắng nghe,
trả lời câu
hỏi


<b>Học sinh biết được tên các </b>
<b>yêu cầu đối với đội viên</b>
1. Thuộc và hát đúng Quốc


ca, Đội ca, một số bài hát
truyền thống và các bài hát
sinh hoạt tập thể của Đội
2. Thắt khăn, tháo khăn quàng
đỏ


3. Chào kiểu đội viên


4. Cầm cờ, giương cờ, vác cờ,
kéo cờ


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>Hoạt động Thời</b>
<b>gian</b>


<b>Phương</b>
<b>tiện</b>


<b>Việc làm của</b>
<b>thầy</b>


<b>Việc làm</b>
<b>của trò</b>


<b>Sản phẩm cần đạt</b>
7. Đánh trống


<b>Hoạt động </b>
<b>2.</b>


Xác định


khẩu lệnh
cho các yêu
cầu đối với
đội viên


7
phút


- Máy
Projecter
- Băng dính
- Bảng đẩy
- Troki: 03
- Bút dạ: 03


<b>- Tổ chức trò </b>
<b>chơi :</b>


- Giáo viên
phát cho các
nhóm tên các
yêu cầu và các
khẩu lệnh
tương ứng với
các yêu cầu đó
được ghi cụ
thể ra giấy.
Sau đó tổ chức
trị chơi dưới
dạng tiếp sức


để tìm ra khẩu
lệnh.


- Pháp vấn tìm
khẩu lệnh cho
từng yêu cầu
đối với đội
viên.


- Tham gia
trò chơi


- Quan sát,
lắng nghe
và trả lời
câu hỏi


<b>- Bước đầu xác định các </b>
<b>khẩu lệnh</b>


<b>1. Quốc ca!</b>
<b> Đội ca!</b>
<b>2. Thắt khăn!</b>
<b> Tháo khăn</b>
<b>3. Chào cờ! chào!</b>
<b> Chào! Thôi!</b>


<b>4. Cầm cờ, giương cờ, vác </b>
<b>cờ, kéo cờ</b>



<b>5. Vì tổ quốc xã hội chủ </b>
<b>nghĩa vì lý tưởng của Bác </b>
<b>Hồ vĩ đại sẵn sàng</b>


<b>6. + Bên phải..quay!</b>
<b>+ Bên trái! quay!</b>
<b>+ Đằng sau! quay!</b>


<b>+ Dậm chân, dậm! - Đứng </b>
<b>lại... đứng!</b>


<b>+ Chạy tại chỗ ! chạy! - </b>
<b>Đứng lại... đứng!</b>


<b>+Tiến,lùi,sangphải,sang trái</b>
<b>n bước...bước!</b>


<b>+ Dậm chân..dậm!</b>


<b> Đi đều... bước! - Đứng </b>
<b>lại ...đứng!</b>


<b>+ Chạy tại chỗ... chạy!</b>


<b> Chạy đều... chạy! - Đứng </b>
<b>lại ! đứng!</b>


<b>Hoạt động </b>
<b>3. </b>



Xác định


20’ - Giáo viên


làm mẫu, phân
tích từng yêu


- Quan sát ,
lắng nghe,
thực hành


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b>Hoạt động Thời</b>
<b>gian</b>


<b>Phương</b>
<b>tiện</b>


<b>Việc làm của</b>
<b>thầy</b>


<b>Việc làm</b>
<b>của trò</b>


<b>Sản phẩm cần đạt</b>
nội dung


cách thực
hiện từng
yêu cầu đối
với đội viên



cầu


- Mỗi yêu cầu
có thể gọi một
số học sinh lên
thực hiện, để
từ đó nhắc nhở
chung cho tồn
chi đội


động tác. <b>đối với đội viên</b>


<b>Hoạt động </b>
<b>4: Thực </b>
hành tập
trung các
yêu cầu đối
với đội viên


15’ Cờ Đội, sân
bãi rộng,
khăn quàng
đỏ, cán cờ.


- Tập trung, ổn
định tổ chức.
- Câu hỏi:
?Em nào hãy
kể tên, khẩu


lệnh của từng
yêu cầu đối
với đội viên?
- Làm mẫu và
phân tích lại
từng yêu cầu.
<i><b>Chú ý: </b>Mỗi </i>
<i>yêu cầu thực </i>
<i>hiện xong cho </i>
<i>học sinh thực </i>
<i>hành ngay u</i>
<i>cầu đó.</i>


- Gọi chi đội
trưởng lên hơ
khẩu lệnh các
yêu cầu


- Quan sát,
nhắc nhở, sửa
sai


- Chỉnh đốn
đội hình.


- Học sinh
trả lời


- Nghe và
thực hiện


- Chi đội
trưởng hô,
các đội viên
làm theo.


Học sinh nắm rõ các khẩu
lệnh và thực hành được các
yêu cầu.


<b>Hoạt động </b>
<b>5: Thực </b>
hành theo
nhóm các
yêu cầu đối
với đội viên


15’ Sân bãi
rộng


- Chia nhóm
theo các phân
đội. <i>(Mỗi phân</i>
<i>đội sẽ thành 1 </i>
<i>chi đội nhỏ)</i>
Quan sát,
nhắc nhở và


Chia làm 3
nhóm (mỗi
nhóm chia


làm 3 phân
đội, 1 bạn
làm chi đội
trưởng).
Các nhóm


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<b>Hoạt động Thời</b>
<b>gian</b>


<b>Phương</b>
<b>tiện</b>


<b>Việc làm của</b>
<b>thầy</b>


<b>Việc làm</b>
<b>của trị</b>


<b>Sản phẩm cần đạt</b>
sửa cho các


nhóm.


thực hành
theo đúng
thứ tự các
yêu cầu đối
với ĐV.
<b>Hoạt động </b>



<b>6: Thao </b>
diễn theo
nhóm các
yêu cầu đối
với đội viên


10’ - Tập trung


toàn chi đội
- Gọi các
nhóm lên thực
hiện


- Cho học sinh
nhận xét


- Nhận xét,
tổng kết và
nhắc nhở.


- Chi đội
trưởng tập
trung
- Từng
nhóm thực
hiện các yêu
cầu theo thứ
tự.


- Quan sát


và nhận xét
các nhóm.
- Lắng nghe
và rút kinh
nghiệm


Học sinh thực hiện đúng các
các yêu cầu đối với đội viên.
và hô đúng khẩu lệnh.


<i><b>4. Củng cố: (4’)</b></i>


- Em hãy nêu nội dung và khẩu lệnh của yêu cầu đối với đội viên thứ 6.
- Em hãy kể tên yêu cầu thứ 2 + thứ 4 và thực hiện các yêu cầu đó.


- Có một bạn đội viên khi thực hiện động tác quay đằng sau thường rút chân
phải về và quay sang phía bên trái. Theo em như vậy có đúng khơng? Em hãy làm
lại động tác đó cho bạn xem.


<i><b>5. Dặn dị</b>:</i> Bài tập về nhà (1’)


- Em hãy đóng vai người chỉ huy và hướng dẫn các bạn trong phòng thực hiện
các yêu cầu đối với đội viên sau đó nhận xét việc thực hiện của các bạn.



<b>---CHỦ ĐỀ 2</b>


<b>LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH</b>


<b>ĐỘI HÌNH, ĐỘI NGŨ, NGƯỜI CHỈ HUY NGHI THỨC</b>


<b></b>


<b>---I. Mục tiêu.</b>
<i><b>1. Kiến thức.</b></i>


- Xác định (nêu, trình bày) được nội dung từng loại đội hình.


- Xác định được cách chỉ định, tập hợp, chỉnh đốn các loại đội hình.


- Xác định được vị trí, vai trị, tư thế, tác phong của người chỉ huy Nghi thức.
<i><b>2. Kĩ năng.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

- Phân biệt được các vị trí của người chỉ huy Nghi thức.


- Thực hiện được kĩ năng cơ bản của đội viên và chỉ huy Nghi thức.


- Rèn luyện được tư thế tác phong chuẩn mực của người chỉ huy, chủ động
linh hoạt điều hành được hoạt động nghi thức Đội trong các tình huống.


<i><b>3. Thái độ.</b></i>


- Coi trọng các quy định về nghi thức Đội.


- Có ý thức nghiêm túc trong học tập, điều hành nghi thức Đội.


- Xây dựng được tình cảm, thái độ đúng mực của người chỉ huy nghi thức Đội
thông qua học tập và thực hành nghi thức Đội.


<b>II. Phương pháp.</b>
- Nêu vấn đề.


- Thực hành.
- Thảo luận nhóm.
- Thuyết trình.


<b>III. Các bước lên lớp.</b>
<i><b>1. Ổn định tổ chức: </b>(3’)</i>


+ Kiểm tra sĩ số


+ Nhắc nhở nội qui, thái độ học tập
<i><b>2. Kiểm tra: </b>(5’<b>)</b></i>


+ Em hãy kể tên và khẩu lệnh các yêu cầu đối với đội viên?
+ Em hãy thực hiện các động tác các yêu cầu đối với đội viên ?
<i><b>3. Nội dung:</b></i>


<b>Hoạt động</b> <b>Thời<sub>gian</sub></b> <b>Phương<sub>tiện</sub></b> <b>Việc làm<sub>của thầy</sub></b> <b>Việc làm của trò</b> <b>Sản phẩm cần đạt</b>
<b>Hoạt động 1:</b>


Xác định
tên và vị trí
của người
chỉ huy,
các phân
đội trong
từng loại
đội hình.


25’ Giấy trơky,
bút dạ xanh


+ đỏ,


Projector


- Giới
thiệu các
kí hiệu và
cách vẽ
đội hình
bằng máy
projector.
- Câu hỏi
<b>đánh giá </b>
<b>bằng các </b>
<b>slide : </b>
<i>(Ghi chú)</i>


- Học sinh quan
sát và ghi vở.
Học sinh trả lời


- Thuyết trình theo
gợi ý.


- Nghe giảng và
vẽ vào vở.


<b> 1. Hàng dọc</b>



PĐ CĐ


+ Vị trí của PĐT, PĐP, ĐV
và các PĐ


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<b>Hoạt động</b> <b>Thời<sub>gian</sub></b> <b>Phương<sub>tiện</sub></b> <b>Việc làm<sub>của thầy</sub></b> <b>Việc làm của trò</b> <b>Sản phẩm cần đạt</b>




+ Vị trí của PĐT, PĐP, ĐV
và các PĐ


3. Chữ U


+ Vị trí của các PĐ
4. Vịng trịn


+ Vị trí của các PĐ
<b>Hoạt động 2:</b>


Xác định
cách chỉ
định, tập
hợp, chỉnh
đốn các
loại đội
hình.


25’ Băng hình


mẫu,
Projector


<b>- Câu </b>
<b>hỏi:</b>
+ Em
<b>hãy thực </b>
<b>hiện </b>
<b>động tác </b>
<b>và khẩu </b>
<b>lệnh chỉ </b>
<b>định tập </b>
<b>hợp các </b>
<b>loại đội </b>
<b>hình của </b>


- Trả lời và thực
hiện


<b>1. Hàng dọc</b>
KL:


- Chi đội tập hợp!
- Chi đội giải tán!
PĐ: Nhìn trước ..thẳng!
- Thơi!


CĐ: Cự li rộng(hẹp) nhìn
chuẩn… thẳng!



- Thôi!


<b>2. Hàng ngang</b>
KL:


- Chi đội tập hợp!


1
2
3


3


2
1


2


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>Hoạt động</b> <b>Thời<sub>gian</sub></b> <b>Phương<sub>tiện</sub></b> <b>Việc làm<sub>của thầy</sub></b> <b>Việc làm của trò</b> <b>Sản phẩm cần đạt</b>
<b>chỉ huy </b>
<b>Nghi </b>
<b>thức Đội.</b>
<i> (Kết luận</i>
<i>bằng </i>
<i>slide)</i>
<i><b>Chú ý: - </b></i>
Học sinh
trả lời
phần nào
thì phân


tích và
làm mẫu
cách chỉ
định tập
hợp các
loại đội
hình phần
đó.
<b>* Hướng </b>
<b>dẫn mẫu:</b>
Cách chỉ
định, tập
hợp,
chỉnh đốn
đội hình
Chi đội
hàng dọc
- Tổng kết
trên băng
mẫu
<b>* Thảo </b>
<b>luận </b>
<b>nhóm:</b>
- Chia chi
đội thành
3 nhóm
nhỏ thảo
luận
Câu hỏi:



- Quan sát, ghi vở


- Quan sát
- Về nhóm thảo
luận theo nội dung
câu hỏi cử: (1
nhóm trưởng, 1
thư kí và 1 người
thuyết trình)
- Thuyết trình
- Quan sát để củng
cố kiến thức


- Chi đội giải tán!


- Cự li rộng(hẹp) nhìn chuẩn
thẳng! Thơi!


<b>3. Chữ U</b>
KL:


- Chi đội tập hợp!
- Chi đội giải tán!
- Cự li rộng (hẹp) nhìn
chuẩn thẳng! Thơi!
<b>4. Vịng trịn</b>
KL:


- Chi đội tập hợp!
- Chi đội giải tán!



</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>Hoạt động</b> <b>Thời<sub>gian</sub></b> <b>Phương<sub>tiện</sub></b> <b>Việc làm<sub>của thầy</sub></b> <b>Việc làm của trò</b> <b>Sản phẩm cần đạt</b>
<i><b>Nhóm 1: </b></i>


<i><b>Thực </b></i>
<i><b>hiện </b></i>
<i><b>Cách chỉ </b></i>
<i><b>định, tập </b></i>
<i><b>hợp, </b></i>
<i><b>chỉnh </b></i>
<i><b>đốn đội </b></i>
<i><b>hình Chi </b></i>
<i><b>đội hàng </b></i>
<i><b>ngang?</b></i>
<i><b>Nhóm 2: </b></i>
<i><b>Thực </b></i>
<i><b>hiện cách</b></i>
<i><b>chỉ định, </b></i>
<i><b>tập hợp, </b></i>
<i><b>chỉnh </b></i>
<i><b>đốn đội </b></i>
<i><b>hình chữ </b></i>
<i><b>U?</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<b>Hoạt động</b> <b>Thời<sub>gian</sub></b> <b>Phương<sub>tiện</sub></b> <b>Việc làm<sub>của thầy</sub></b> <b>Việc làm của trò</b> <b>Sản phẩm cần đạt</b>
băng mẫu
-Câu hỏi
<b>đánh giá </b>
<b>bằng </b>
<b>slide: </b>


<i>(Ghi chú)</i>
<b>Hoạt động 3:</b>


Xác định
vai trò, tác
phong, tư
thế của
người chỉ
huy nghi
thức Đội
15’ Máy
projector
<b>- Câu </b>
<b>hỏi:</b>


+ Em hãy
cho biết
người chỉ
huy Nghi
thức Đội
có vai trị
như thế
nào trong
đội hình?
+ Trong
khi điều
khiển đội
hình, tư
thế tác
phong của


người chỉ
huy phải
như thế
nào?
Gợi ý: Về
trang
phục, tư
thế, chọn
địa
hình…..
- Giáo
viên đưa
ra kết
luận bằng
slide và
phân tích.
<b>- Câu hỏi</b>


Học sinh trả lời.


Học sinh lắng
nghe và ghi vở


1.Động tác, tư thế khi tập
hợp đội hình


2.Vị trí


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<b>Hoạt động</b> <b>Thời<sub>gian</sub></b> <b>Phương<sub>tiện</sub></b> <b>Việc làm<sub>của thầy</sub></b> <b>Việc làm của trò</b> <b>Sản phẩm cần đạt</b>
<b>đánh giá </b>



<b>bằng </b>
<b>slide : </b>
<i>(Ghi chú)</i>
<b>Hoạt động 4:</b>


Thực hành
tập trung
đội hình,
đội ngũ
người chỉ
huy nghi
thức Đội


40’ Sân rộng - Tập
trung, ổn
định tổ
chức.
- Câu hỏi:
<b> Em </b>
<b>hãy kể </b>
<b>tên, khẩu</b>
<b>lệnh, </b>
<b>cách chỉ </b>
<b>định, tập </b>
<b>hợp, </b>
<b>chỉnh </b>
<b>đốn của </b>
<b>từng loại </b>
<b>đội hình.</b>


-Phân
tích, làm
mẫu từng
loại đội
hình :
+Hướng
dẫn chi
đội
trưởng về
cách chỉ
định tập
hợp và
khẩu lệnh.
+Hướng
dẫn PĐT
về xác
định điểm
rót và vị
trí tập hợp
phân đội:


Chi đội trưởng
Học sinh lên mô tả
(Mỗi em một loại
đội hình).


Học sinh làm theo
- Các đội viên chi
đội thực hành theo
điều khiển của chi


đội trưởng.


-Thao tác của chỉ huy chỉ
định 4 loại đội hình.


- Cách tập hợp phân đội của
phân đội trưởng.


- Cách tập hợp và chỉnh đốn
đội ngũ của từng phân đội
khi tập hợp:


+ Đội hình chi đội hàng dọc
:


* Phân đội 1 đứng bên phải
đội hình, các phân đội cịn
lại triển khai về phái bên
trái của phân đội 1.


+ Đội hình Chi đội hàng
ngang.


* Phân đội 1 đứng trên cùng
làm chuẩn các phân đội
khác triển khai sau phân đơi
1


+ Đội hình chữ U:



</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<b>Hoạt động</b> <b>Thời<sub>gian</sub></b> <b>Phương<sub>tiện</sub></b> <b>Việc làm<sub>của thầy</sub></b> <b>Việc làm của trị</b> <b>Sản phẩm cần đạt</b>
 Khi
giải tán
đội hình
 Khi
tập hợp
đội hình.
+ Hướng
dẫn đội
viên về tư
thế, tác
phong khi
tập hợp
vào đội
hình và
khi chỉnh
đốn đội
ngũ.
- Gọi chi
đội
trưởng lên
điều hành
toàn chi
đội thực
hành,
quan sát,
nhận xét.


* Cự li hẹp: được tạo nên
bởi 2 đội viên đứng cạnh


nhau nắm tay nhau, cánh tay
tạo với thân người một góc
45o<sub>. </sub>


<b>Hoạt động 5:</b>
Thực hành
theo nhóm


40’ Sân rộng - Chia
nhóm
theo các
phân đội.
<i>(Mỗi </i>
<i>phân đội </i>
<i>sẽ thành </i>
<i>1 chi đội </i>
<i>nhỏ, 1 chi</i>
<i>đội </i>


<i>trưởng và</i>
<i>3 phân </i>
<i>đội </i>
<i>trưởng, </i>


Chia làm 3 nhóm
(mỗi nhóm chia
làm 3 phân đội, 1
bạn làm chi đội
trưởng).



Các nhóm thực
hành theo đúng
thứ tự từng loại
đội hình.


<i><b>Chú ý: </b>Đội viên </i>
<i>thay phiên nhau </i>
<i>làm chỉ huy, các </i>
<i>thành viên còn lại </i>
<i>thực hiện, sửa sai </i>


- Mỗi học sinh biết cách tập
hợp, chỉ định, chỉnh đốn
từng loại đội hình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<b>Hoạt động</b> <b>Thời<sub>gian</sub></b> <b>Phương<sub>tiện</sub></b> <b>Việc làm<sub>của thầy</sub></b> <b>Việc làm của trò</b> <b>Sản phẩm cần đạt</b>
<i>phân đội </i>
<i>phó và </i>
<i>tập hợp, </i>
<i>chỉnh đốn</i>
<i>theo 4 </i>
<i>loại đội </i>
<i>hình )</i>
- Quan
sát, nhắc
nhở và
sửa cho
các nhóm.
<i>cho nhau.</i>



<b>Hoạt động 6:</b>
Thao diễn


20’ Sân rộng - Tập
trung tồn
chi đội
- Gọi các
nhóm lên
thực
hiện<i>(Mỗi </i>
<i>nhóm </i>
<i>thực hiện </i>
<i>1 loại đội </i>
<i>hình theo </i>
<i>bốc thăm)</i>
- Cho học
sinh nhận
xét
- Nhận
xét, tổng
kết và
nhắc nhở.


- Chi đội trưởng
tập trung


- Từng nhóm thực
hiện các yêu cầu
theo bốc thăm.
- Quan sát và nhận


xét các nhóm.
- Lắng nghe và rút
kinh nghiệm


- Thực hiện chính xác cách
chỉ định, khẩu lệnh từng loại
đội hình.


- Tập hợp và chỉnh đốn
chính xác các loại đội hình.


<i><b>4. Củng cố: (3’)</b></i>


- Em hãy nêu tên các loại đội hình và khẩu lệnh tập hợp, chỉnh đốn từng loại
đội hình


- Em hãy nêu các vị trí của người chỉ huy khi tập hợp, chỉnh đốn đội hình
- Em hãy cho biết người chỉ huy phải có tư thế tácphong như thế nào khi tập
hợp, chỉnh đốn đội hình.


<i><b>5. Bài tập: (2’)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

+ Cùng nhau tập luyện và nhận xét việc thực hiện của các bạn.
<b>* Ghi chú: </b><i>Câu hỏi đánh giá các hoạt động:</i>


<i><b>Hoạt động 1:</b></i>


+ Ở đội hình hàng ngang các phân đội tập hợp theo vị trí trên đúng hay sai?


+ Vị trí của chỉ huy ở đội hình chữ U đúng hay sai?



<i><b>Hoạt động 2:</b></i>


Câu 1: Em hãy kể, điền thêm vào 3 chấm từ đúng nhất?


1, Ở đội hình chữ U, khi chỉnh đốn, 2 góc đáy chữ U bao giờ cũng là ...
2, Điểm rót là điểm mà... đứng khi tập hợp đội hình.


3, Cạnh bên phải chữ U luôn là phân đội ...


Câu 2: Chọn mệnh đề ở cột A để nối vào cột B cho đúng.


<i><b>Hoạt động 3:</b></i>


<b>1</b>
<b>2</b>
<b>3</b>


<b>1</b>
<b>3</b>


<b>2</b>


Cột B


a Cự ly rộng (hẹp) nhìn chuẩn thẳng!
b Cự ly rộng (hẹp) chỉnh đốn đội ngũ!


c Nhìn trước thẳng!



Cột A


1 Đội hình vịng trịn


2 Đội hình chữ U


3 Đội hình hàng ngang


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

Trong một buổi tập đội hình đội ngũ người chỉ huy nghi thức, khi thực hiện đội
hình hàng dọc, em đã hướng dẫn đúng cho các bạn nhưng một bạn đội viên thắc mắc là
sai. Là một người chỉ huy, theo em thì giải quyết như thế nào?


A, Đề nghị bạn chỉ rõ sai ở đâu và giải thích cho bạn hiểu rồi cho chi đội tập
tiếp.


B, Cho các bạn tập tiếp và hẹn bạn một lúc nào đó sẽ giải thích sau.
C, Mang sách Nghi thức Đội cho bạn xem.




</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<b>NGHI LỄ CỦA ĐỘI</b>
<b></b>


<b>---I. Mục tiêu.</b>
<i><b>1. Kiến thức.</b></i>


- Xác định (nêu, trình bày) được nội dung từng Nghi lễ.
- Xác định được cách thực hiện các Nghi lễ.


<i><b>2. Kĩ năng.</b></i>



- Phân biệt được cách thực hiện các Nghi lễ.


- Thực hiện và hướng dẫn được cách tiến hành các Nghi lễ của Đội.
<i><b>3. Thái độ.</b></i>


- Coi trọng các quy định về nghi thức Đội.


- Có ý thức nghiêm túc trong học tập, điều hành nghi thức Đội.


- Xây dựng được tình cảm, thái độ đúng mực của người chỉ huy nghi thức Đội
thông qua học tập và thực hành nghi thức Đội.


<b>II. Phương pháp.</b>
- Nêu vấn đề.
- Thực hành.
- Thuyết trình.


<b>III. Các bước lên lớp.</b>
<i><b>1. Ổn định tổ chức (3’)</b>:</i>
+ Kiểm tra sĩ số.


+ Nhắc nhở nội qui, thái độ học tập
<i><b>2. Kiểm tra (5’): Xen kẽ trong giờ dạy</b></i>
<i><b>3. Nội dung:</b></i>


<b>Hoạt</b>
<b>động</b> <b>T.gian</b>
<b>Phương</b>
<b>tiện</b>


<b>Việc làm</b>
<b>của thầy</b>
<b>Việc làm</b>


<b>của trò</b> <b>Sản phẩm cần đạt</b>


Hoạt
<b>động 1</b>
Giới thiệu
vai trò và
các loại
nghi lễ
của Đội
10
phút
- Máy
Projecter
<b> Câu hỏi:</b>
<i><b>? Nghi lễ </b></i>
<i><b>Đội TNTP </b></i>
<i><b>Hồ Chí </b></i>
<i><b>Minh có </b></i>
<i><b>vai trị gì </b></i>
<i><b>đối với đội </b></i>
<i><b>viên?</b></i>
<i><b>?Có bao </b></i>
<i><b>nhiêu loại </b></i>
<i><b>nghi lễ </b></i>
<i><b>Đội?</b></i>



- Quan sát,
lắng nghe,
trả lời câu
hỏi


<b>1. Vai trò, tầm quan trọng của nghi</b>
<b>lễ Đội</b>


- Việc rèn luyện và thực hiện nghi lễ
Đội TNTP Hồ Chí Minh có vai trị
quan trọng đối với mỗi đội viên, mỗi
tổ chức cơ sở Đội. Nghi lễ của Đội
chính là các hình thức tổ chức hoạt
động được quy định nhằm thu hút, tập
hợp thiếu nhi thực hiện thống nhất ở
mọi lúc, mọi nơi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<b>Hoạt</b>
<b>động</b> <b>T.gian</b>
<b>Phương</b>
<b>tiện</b>
<b>Việc làm</b>
<b>của thầy</b>
<b>Việc làm</b>


<b>của trò</b> <b>Sản phẩm cần đạt</b>


* Tổng kết,
đánh giá,
đưa kiến


thức chuẩn.


xây dựng nhân cách, lí tưởng cho các
em


- Góp phần củng cố, xây dựng tổ chức
Đội: Việc thực hiện nghi lễ Đội, cần
xây dựng tinh thần đồn kết, tính tập thể
và vì cộng đồng chung cho đội viên
* Các Nghi lễ của Đội


+ Lễ chào cờ
+ Lễ diễu hành
+ Lễ duyệt Đội


+ Lễ kết nạp đội viên
+ Lễ công nhận chi đội
+ Lễ trưởng thành Đội
viên


+ Lễ thành lập liên, chi
đội tạm thời


+ Đại hội Đội


+ Đại hội CNBH ở cơ sở
<b> Hoạt </b>
<b>động 2.</b>
Xác định
mục đích,


ý nghĩ,
diễn biến
của Lễ
Chào cờ,
lễ diễu
hành, lễ
duyệt Đội
25
phút
- Máy
Projecter
- Băng
dính
- Bảng
đẩy


- Troki: 03
- Bút dạ:
03


Hỏi: Theo
em lễ chào
cờ, lễ diễu
hành, lễ
duyệt Đội
theo Nghi
thức Đội có
ý nghĩa gì
đối với mỗi
đội viên?


+ Tập hợp
ý kiến.
Phân tích
giải thích
các mục
đích ý
nghĩa của
Nghi lễ
chào cờ, lễ
diễu hành,
lễ duyệt
Đội


- Tham gia
trị chơi


- Thảo
luận


- Thuyết
trình


<b>2. Lễ chào cờ</b>


<i>* Mục đích, ý nghĩa: </i>


- Góp phần giáo dục tồn diện cho đội
viên.


- Lễ chào cờ là nghi lễ quan trọng của


Đội TNTP Hồ Chí Minh. Lễ chào cờ
đợc cử hành trang nghiêm, mở đầu
các hoạt động của Đội nhằm giáo dục
cho các em niềm tự hào dân tộc, về
Tổ quốc Việt Nam.


- Thông qua nghi lễ chào cờ các em
còn đợc giáo dục về ý thức tổ chức kỷ
luật, về lòng tự hào dân tộc, tinh thần
trách nhiệm với Đảng, với Tổ quốc,
với Bác Hồ kính yêu, với tổ chức
Đoàn và tổ chức Đội TNTP Hồ Chí
Minh, về tư thế tác phong của ngời
đội viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<b>Hoạt</b>
<b>động</b> <b>T.gian</b>
<b>Phương</b>
<b>tiện</b>
<b>Việc làm</b>
<b>của thầy</b>
<b>Việc làm</b>


<b>của trò</b> <b>Sản phẩm cần đạt</b>


+ Chia
lớp thành 3
nhóm thảo
luận



<i><b>Nhóm 1: </b></i>
<i><b>Nêu diễn </b></i>
<i><b>biến của lễ</b></i>
<i><b>Chào cờ? </b></i>
<i><b>Nhóm 2: </b></i>
<i><b>Nêu diễn </b></i>
<i><b>biến của lễ</b></i>
<i><b>diễu hành?</b></i>
<i><b>Nhóm 3: </b></i>
<i><b>Nêu diễn </b></i>
<i><b>biến của lễ</b></i>
<i><b>duyệt Đội?</b></i>
<i><b>* Tổng kết:</b></i>
<i><b>trên sille</b></i>


chào cờ đầu tuần
<i>* Diễn biến: </i>


(Sau khi đã tập hợp và ổn định đơn
vị).


- Chỉ huy hô : "Mời các vị đại biểu và
các bạn chuẩn bị làm lễ chào cờ!".


- Chỉ huy hô : " Đội nghi lễ vào vị
trí !" (đội trống đeo trống, đội cờ của
liên đội và các chi đội vác cờ vào vị
trí quy định, với từng hình thức tổ
chức, đến nơi, đưa cờ về tư thế nghỉ).
- Chỉ huy hô: "Nghiêm!", Đội kèn


thổi kèn hiệu chào cờ. Hết hồi kèn,
chỉ huy hô: "Chào cờ - chào!", (dứt
động lệnh “chào”, chỉ huy hướng về
phía chào) cờ giương (hoặc kéo), đội
trống đánh trống chào cờ, đội viên giơ
tay chào.


- Dứt tiếng trống đội viên bỏ tay
xuống, đứng tư thế nghiêm (trống, cờ
vẫn ở tư thế làm lễ), chỉ huy hô:
"Quốc ca!", đội viên hát Quốc ca. (hát
hết bài 1 lần)


- Chỉ huy hô: "Đội ca!", đội viên hát
Đội ca. (hát hết bài 1 lần)


- Chỉ huy quay về đội hình hơ: "Vì Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa - Vì lí tưởng
của Bác Hồ vĩ đại - Sẵn sàng!", tất cả
đội viên đồng thanh đáp 1 lần : "Sẵn
sàng!" (không giơ tay) - (nếu trong
các buổi lễ lớn, có phút sinh hoạt
truyền thống thì sau lời đáp: "Sẵn
sàng!", chỉ huy hô: "Phút sinh hoạt
truyền thống!". Sinh hoạt truyền
thống thực hiện xong. Chỉ huy hô:
"Mời các vị đại biểu và các bạn nghỉ!
Đội nghi lễ về vị trí!" (đội trống đeo
trống, đội cờ vác cờ về vị trí tập hợp
đội hình tĩnh tại).



</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<b>Hoạt</b>


<b>động</b> <b>T.gian</b>


<b>Phương</b>
<b>tiện</b>


<b>Việc làm</b>
<b>của thầy</b>


<b>Việc làm</b>


<b>của trò</b> <b>Sản phẩm cần đạt</b>


* Mục đích, ý nghĩa:


- Lễ diễu hành thường được tổ chức
trong các họat động lớn của Đội như:
hội trại, lễ phát động thi đua, đại hội,
liên hoan, hội thi Nghi thức Đội…
- Nhằm giới thiệu, báo cáo kết quả
những hoạt động đã đạt được của đơn
vị, báo cáo thành tích của đơn vị. Lễ
diễu hành cũng đồng thời nhằm biểu
dương lực lượng và thành tích xuất
sắc của các cá nhân và tập thể Đội.
- Nhằm giáo dục cho đội viên niềm
vinh dự tự hào đối với tổ chức Đội,
giáo dục tính tự quản, ý thức tổ chức


kỷ luật và trách nhiệm của mỗi đội
viên với tập thể Đội.


- Lễ diễu hành được tổ chức để biểu
dương lực lượng, giới thiệu thành tích
của Đội TNTP Hồ Chí Minh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<b>Hoạt</b>


<b>động</b> <b>T.gian</b>


<b>Phương</b>
<b>tiện</b>


<b>Việc làm</b>
<b>của thầy</b>


<b>Việc làm</b>


<b>của trò</b> <b>Sản phẩm cần đạt</b>


vỗ tay động viên. Khi vòng ở các góc
sân, chú ý đảm bảo vng góc. Khi
diễu hành ở đường lớn, chú ý giữ cự
li các đơn vị, đội hình nghiêm túc và
đi đúng đường, tránh làm mất trật tự
an tồn giao thơng. Diễu hành xong,
các đơn vị về vị trí tập kết.


<b>4. Lễ duyệt Đội</b>


* Mục đích, ý nghĩa:


- Lễ duyệt Đội được tổ chức nhằm
thể hiện sự quan tâm của các cấp uỷ
Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội
đối với tổ chức Đội, đồng thời thể
hiện sự lớn mạnh của tổ chức Đội.
- Góp phần nâng cao tinh thần trách
nhiệm của mỗi đội viên, mỗi tập thể
Đội đối với tổ chức Đội TNTP Hồ
Chí Minh.


- Lễ duyệt Đội là hoạt động nhằm
khẳng định và đề cao tính tự quản của
tổ chức Đội, trên cơ sở đó giáo dục
các em ý thức tổ chức kỷ luật, niềm tự
hào vinh dự của ngời đội viên TNTP
Hồ Chí Minh.


* Diễn biến: Sau Lễ khai mạc, chỉ
huy đến lễ đài báo cáo đại biểu " Báo
cáo ..., các đơn vị đã sẵn sàng, xin
mời đại biểu đi duyệt Đội!". Đại diện
đại biểu đáp lại: "Rõ!". Chỉ huy quay
về đội hình hơ: "Lễ duyệt Đội bắt
đầu!" và hướng dẫn đại biểu đến
trước vị trí đội cờ (đứng theo đội ngũ
tĩnh tại), đại biểu giơ tay chào cờ rồi
đi duyệt Đội. Trong quá trình đi duyệt
Đội đại biểu không giơ tay chào



</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<b>Hoạt</b>
<b>động</b> <b>T.gian</b>
<b>Phương</b>
<b>tiện</b>
<b>Việc làm</b>
<b>của thầy</b>
<b>Việc làm</b>


<b>của trò</b> <b>Sản phẩm cần đạt</b>


cuối đơn vị. Khi kèn và trống nổi, cờ
của liên đội giương cao, chỉ huy chào
(đến khi đại biểu đi hết đơn vị cuối
cùng). Khi đại biểu đi đến đơn vị nào,
chỉ huy đơn vị đó hơ : "Chào !", cờ của
chi đội giương cao, đội viên giơ tay
chào. Khi đại biểu đi qua, chỉ huy đơn
vị đó hô : "Thôi!", đội viên thôi chào,
cờ về tư thế nghiêm. Đi hết đơn vị cuối,
đại biểu lên lễ đài. Lễ duyệt Đội kết
thúc.
<b>Hoạt </b>
<b>động 3. </b>
Thực hành
các
Nghi lễ
110
phút



- Tập trung,
ổn định tổ
chức.
+ Tập đội
trống, đ. cờ
+ Phân
công nhiệm
vụ cho đội
viên


- Thực
hành lần
lượt lễ chào
cờ, lễ diễu
hành, lễ
duyệt Đội
-Chỉnh
đốn đội
ngũ
- Thực
hiện


- Nhận xét


<b>- Bước đầu nắm được cách thực</b>
<b>hiện của từng loại Nghi lễ của Đội</b>
Chú ý: Mỗi Nghi lễ thực hiện xong
cho học sinh nhận xét. Giáo viên tổng
kết, rút kinh nghiệm



<i><b>4. Củng cố: (</b>5’<b>)</b></i>


- Nêu lại diễn biến của lễ chào cờ, lễ diễu hành, lễ duyệt Đội?
- Khi tiến hành các nghi kễ cần chú ý những gì?


<i><b>5. Dặn dị</b>:</i> Bài tập về nhà (1’)


- Em hãy viết lại diễn biến của lễ chào cờ, lễ diễu hành, lễ duyệt Đội


<b>---CHỦ ĐỀ 4</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>



<b>---I. mục tiêu: Sau khi học xong bài, học sinh có khả năng:</b>
<i><b>1. Kiến thức.</b></i>


- Nêu được các bước hướng dẫn thực hành Nghi thức Đội đúng trình tự.
- Xác định được nội dung của từng bước hướng dẫn thực hành Nghi thức Đội.
<i><b>2. Kĩ năng.</b></i>


- Thực hiện được các bước huấn luyện thực hành Nghi thức Đội.
- Hướng dẫn thực hành được nghi thức Đội cho đội viên.


- Vận dụng được các phương pháp huấn luyện và tổ chức thực hiện nghi thức
Đội trong công tác Đội tại cơ sở.


<i><b>3. Thái độ.</b></i>


- Coi trọng các quy định về Nghi thức Đội.



- Có ý thức nghiêm túc trong học tập, điều hành Nghi thức Đội.


- Xây dựng được tình cảm, thái độ đúng mực của người chỉ huy nghi thức Đội
thông qua học tập và thực hành Nghi thức Đội.


<b>II. Phương pháp.</b>
- Làm mẫu.


- Thực hành.
- Thảo luận nhóm.
- Phân tích.


- Thuyết trình.


<b>III. Các bước lên lớp.</b>
<i><b>1. Ổn định tổ chức (5’):</b></i>
+ Kiểm tra sĩ số.


+ Trực nhật


<i><b>2. Kiểm tra (5</b>’<b>)</b>:</i> Em hãy kể tên khẩu lệnh tập hợp chỉnh đốn và thực hiện lại
các động tác tập hợp đội hình của người chỉ huy Nghi thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

<b>Hoạt</b>
<b>động</b>
<b>T.gia</b>
<b>n</b>
<b>Phương</b>
<b>tiên</b>



<b>Việc làm của</b>
<b>thầy</b>


<b>Việc làm của</b>


<b>trò</b> <b>Sản phẩm đạt được</b>
Hoạt
động 1.
Xác định
các bước
hướng
dẫn yêu
cầu đối
với đội
viên
<i>10 </i>
<i>phút</i>
<i>Máy tính, </i>
<i>máy </i>
<i>Projector, </i>
<i>slide</i>


<i>? Các em chú ý </i>
<i>hướng dẫn mẫu và</i>
<i>tìm ra các bước </i>
<i>để hướng dẫn </i>
<i>thực hiện 1 yêu </i>
<i>cầu đối với đội </i>
<i>viên?</i>



- Hướng dẫn mẫu
động tác “Chào
kiểu đội viên
TNTP” theo 6
bước.


- Quan sát và
tìm ra các bước
hướng dẫn


<b>Bước 1: ổn định tổ </b>
<b>chức</b>


- Tập trung theo nghi
thức Đội, báo cáo sĩ số
- Phổ biến nội dung buổi
tập


<b>Bước 2: Phân tích làm </b>
<b>mẫu</b>


- Phân tích ý nghĩa và
cách thực hiện động tác
- Làm mẫu động tác
<b>Bước 3: Thực hành tập </b>
<b>trung</b>


- Chỉ huy hô khẩu lệnh,
đội viên thực hiện



- Quan sát, sửa sai
Bước 4: Chia nhóm
luyện tập


- Chia nhóm theo phân
đội (trở thành 1 chi đội
nhỏ)


- Luyện tập các yêu cầu
(chỉ huy hô, đội viên
thực hiện)


- Thay phiên nhau làm
chỉ huy


- Quan sát, nhắc nhở, sửa
sai


<b>Bước 5: Kiểm tra, đánh</b>
<b>giá</b>


- Các nhóm thao diễn các
động tác


- Nhắc nhở, rút kinh
nghiệm


<b>Bước 6: Tổng kết, dặn </b>
<b>dò</b>



- Nhận xét ý thức, thái
độ luyện tập


- Nhắc nhở luyện tập
thường xuyên
<i>7 </i>
<i>phút</i>
<i>Máy tính, </i>
<i>máy </i>
<i>Projector, </i>
<i>slide</i>


<i>3 trôky, 3 </i>
<i>bút dạ </i>
<i>xanh, 3 bút </i>
<i>dạ đỏ, giấy </i>
<i>mầu các </i>
<i>loại</i>


- Chia chi đội
thành 3 nhóm
(theo 3 phân đội)
? Hãy sắp xếp các
bước hướng dẫn
yêu cầu đội viên
sao cho đúng trình
tự hướng dẫn?
- Quan sát, nhắc
nhở



- Tổ chức thảo
luận lớp về những
kết quả của các
nhóm


- Tập hợp, đánh
giá, kết luận


- Chia làm 3
nhóm


- Thảo luận
theo nhóm, dán
các bước theo
thứ tự


- Cử đại diện
thuyết trình sản
phẩm


- Ghi vở


<i>3 </i>
<i>phút</i>


- Tổ chức thi trả
lời bài tập đánh
giá hoạt động 1



</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<b>Hoạt</b>
<b>động</b>
<b>T.gia</b>
<b>n</b>
<b>Phương</b>
<b>tiên</b>


<b>Việc làm của</b>
<b>thầy</b>


<b>Việc làm của</b>


<b>trò</b> <b>Sản phẩm đạt được</b>
Hoạt
động 2.
Thực
hành
hướng
dẫn các
yêu cầu
đối với
đội viên


<i>40 </i>
<i>phút</i>


- Chia chi đội
thành nhiều nhóm
nhỏ



? Mỗi em hãy
hướng dẫn từ 1-3
yêu cầu đội viên?
- Quan sát, nhắc
nhở


- Mỗi nhóm từ
3 đến 5 đội
viên


- Thực hành
theo nhóm
- Luân phiên
hướng dẫn


- Xác định chính xác các
bước hướng dẫn các yêu
cầu đội viên


- Thực hành thành các
bước hướng dẫn các yêu
cầu đội viên


<i><b>- Thảo luận </b></i>
<i><b>nhóm</b></i>


<i><b>Câu hỏi:</b></i>


<i><b>+ N1: Hãy tìm nội</b></i>
<i><b>dung hướng dẫn </b></i>


<i><b>động tác chào </b></i>
<i><b>kiểu đội viên để </b></i>
<i><b>thực hiện bước 2 </b></i>
<i><b>và bước 3</b></i>


<i><b>+ N2: Hãy tìm nội</b></i>
<i><b>dung hướng dẫn </b></i>
<i><b>động tác dậm </b></i>
<i><b>chân tại chỗ để </b></i>
<i><b>thực hiện bước 2 </b></i>
<i><b>và bước 3</b></i>


<i><b>+ N3: Hãy tìm nội</b></i>
<i><b>dung hướng dẫn </b></i>
<i><b>động tác quay </b></i>
<i><b>đằng sau để thực </b></i>
<i><b>hiện bước 2 và </b></i>
<i><b>bước 3</b></i>


- Đánh giá, rút
kinh nghiệm


- Thảo luận
nhóm


- Mỗi nhóm cử
1 đại diện lên
hướng dẫn 1
động tác



<i><b>4. Củng cố (5’):</b></i>


Em hãy nêu nội dung các bước hướng dẫn thực hành các yêu cầu đội viên.
<i><b>5. Bài tập kiểm tra (15’):</b></i>


Em hãy đóng vai chi đội trưởng, viết thiết kế và hướng dẫn một buổi thực
hành các yêu cầu đội viên (mỗi em có thể chọn 1 nội dung).


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<b>Câu 1: Sắp xếp cột A với cột B để tìm ra các bước hướng dẫn thực hành nghi</b>
thức Đội đúng


<b>Câu 2:</b> Khi phân tích làm mẫu


1 động tác bất kỳ, người


hướng dẫn sẽ làm như thế


nào?


a> Làm mẫu trước sau đó


phân tích b> Phân tích trước sau


đó làm mẫu


c> Vừa phân tích vừa làm mẫu d> Làm mẫu sau đó phân tích rồi lại
làm mẫu.


<b>Câu 3: Để thực hiện tốt bước thực hành theo nhóm, người hướng dẫn cần làm</b>
những gì?



<b>Bài tập đánh giá hoạt động 3</b>


<b>Câu 1: Người hướng dẫn đội hình cần chú ý những gì khi hướng dẫn 1 đội</b>
hình?


<b>Câu 2: Em hãy so sánh các bước hướng dẫn đội hình và các yêu cầu đội viên.</b>
<b>Câu 3: Khi phân tích và làm mẫu đội hình, đội ngũ người hướng dẫn sẽ làm</b>
như thế nào?


a) Chọn nhóm làm mẫu sau đó phân tích cách chạy đội hình, cách chỉnh đốn
đội ngũ, rồi cho thực hành và sửa sai.


b) Chọn nhóm làm mẫu phân tích đến đâu cho thực hành đến đó và chỉnh sưa
ngay.



<b>---CHUYÊN ĐỀ</b>


<b>KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM HIỆU QUẢ</b>



<b>---1. Những vấn đề chung về giao tiếp sư phạm</b>
<b>a. Bản chất và vai trò của giao tiếp sư phạm</b>
<i>Bản chất của giao tiếp sư phạm</i>


Hiện nay có rất nhiều khái niệm và quan niệm về giao tiếp. Tùy theo từng lĩnh
vực hoạt động, nghiên cứu khác nhau, các tác giả đưa ra những khái niệm khác nhau
về giao tiếp. Với tâm lí học, giao tiếp là một hiện tượng tâm lí phức tạp với nhiều
mặt, nhiều cấp độ khác nhau. Trong kinh doanh, giao tiếp là hoạt động với nhiều


loại người khác nhau, đảm bảo hai bên cùng có lợi. Mặc dù tùy theo các lĩnh vực


A
1
2
3
4
5
6


B


Kiểm tra, đánh giá
ổn định tổ chức
Chia nhóm tập luyện


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

nghiên cứu khác nhau các nhà khoa học đưa ra các quan niệm khác nhau về giao
tiếp, nhưng tựu chung lại, giao tiếp được hiểu là quá trình xác lập và vận hành các
<i>mối quan hệ, qua đó các bên tham gia có thể có chung quan điểm, nhận thức về vấn</i>
<i>đề được đề cập. Quá trình giao tiếp được tiến hành bằng nhiều phương tiện và cơng</i>
cụ khác nhau như: ngơn ngữ nói, ngơn ngữ viết, phi ngôn ngữ (cử chỉ, hành động,
điệu bộ, trang phục...)


Bản chất của q trình giao tiếp có thể thể hiện qua sơ đồ bao gồm:
Thông tin phản hồi


- Người gửi thông điệp
- Người nhận thơng điệp


- Mã hóa: thơng tin của người gửi được biến thành lời nói, chữ viết hay các kí


hiệu khác


- Thơng điệp: nội dung các thơng tin của người gửi đã được mã hóa
- Kênh truyền tải thông tin: cách liên lạc giữa người gửi và người nhận
- Giải mã: quá trình người nhận hiểu được nội dung thông điệp từ người gửi.
- Phản hồi: các thông tin đáp lại từ người nhận đến người gửi.


- Nhiễu: các nhân tố ảnh hưởng làm sai lệch thông tin, bao gồm các yếu tố
chủ quan và khách quan.


<i>- Vai trò của giao tiếp sư phạm</i>


Trong hoạt động giáo dục và dạy học, giao tiếp đóng vai trị đặc biệt quan
trọng. Giao tiếp là công cụ, phương tiện để truyền tải và tiếp nhận thơng điệp. Có
thể nói, chất lượng của hoạt động giáo dục và dạy học, sự hợp tác giữa giáo viên
-học sinh, giáo viên - giáo viên, giáo viên - cán bộ quản lý, giáo viên - phụ huynh -học
sinh phụ thuộc vào chất lượng của q trình giao tiếp.


- Vai trị trao đổi thơng tin


Qua giao tiếp, con người trao đổi thông tin, tiếp thu nền văn hoá xã hội, tiếp
thu những kinh nghiệm của lịch sử xã hội để biến thành vốn sống, kinh nghiệm của


Ý nghĩ mã hóa
Người gửi


Thơng điệp
Kênh


Tiếp nhận giải mã


Người nhận


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

bản thân, hình thành và phát triển đời sống tâm lý. Trong hoạt động sư phạm, sự
tương tác giao tiếp qua lại giữa giáo viên với học sinh, phụ huynh, nhà quản lý
thông qua các hoạt động như giảng dạy, hướng dẫn, giải thích, giải quyết các thắc
mắc hay lắng nghe những nguyện vọng của phụ huynh, của chính học sinh...Hiệu
quả của hoạt động giao tiếp phụ thuộc vào kỹ năng truyền đạt, lắng nghe và thuyết
phục của giáo viên với các đối tượng giao tiếp. Thông qua giao tiếp, thông tin sẽ
được truyền đạt đầy đủ hoặc điều chỉnh khi cần thiết nhờ có sự tương tác hai chiều.


- Vai trị trao đổi tình cảm


Con người ln có nhu cầu giao tiếp với người khác. Giao tiếp tạo ra tình cảm
gắn bó thân mật, tạo sự hiểu biết lẫn nhau. Giao tiếp có thể tạo sự cảm thông, đồng
cảm và gần gũi. Giao tiếp không chỉ là q trình phát hay nhận thơng tin mà thơng
qua đó, các chủ thể giao tiếp cịn hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhau.
Người giáo viên qua q trình giao tiếp có thể hiểu học sinh, phụ huynh và ngược
lại. Giao tiếp có thể giúp tăng thiện cảm, sự hợp tác giữa giáo viên với học sinh, phụ
huynh, giúp giáo viên có thể giảng dạy và giáo dục tốt hơn, tạo lòng tin với học sinh
và phụ huynh.


- Đối với xã hội, giao tiếp là điều kiện của sự tồn tại và phát triển.


Xã hội là một tập hợp người cùng chung sống và có những mối quan hệ qua
lại với nhau. Nếu mỗi cá nhân trong xã hội sống đơn lẻ, khơng có mối quan hệ qua
lại, mỗi cá nhân chỉ biết mình mà khơng có sự quan tâm hoặc mối liên hệ khác thì sẽ
không phải là xã hội mà chỉ là một tập hợp rời rạc các cá nhân đơn lẻ. Mối quan hệ
chặt chẽ giữa con người với con người trong xã hội cịn là điều kiện để xã hội phát
triển.



Trong cơng tác giảng dạy và giáo dục, giao tiếp là công cụ đắc lực, là yếu tố cơ bản
để thiết lập mối quan hệ giáo viên và học sinh. Người giáo viên có khả năng giao tiếp
tốt, sẽ rất thuận lợi và đạt hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Họ sẽ là người có
khả năng thiết kế giáo án, xây dựng các tình huống và truyền đạt giúp học sinh hiểu
bài. Họ cũng là người cởi mở, tạo cơ hội cho học sinh, phụ huynh bày tỏ ý kiến,
nguyện vọng của mình.


<b>b. Các nguyên tắc giao tiếp trong giao tiếp sư phạm</b>


<i>Nguyên tắc đảm bảo sự hài hịa về mặt lợi ích giữa các bên tham gia giao</i>
<i>tiếp</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

sẽ khơng có lợi cho cả đơi bên, để tránh những tình trạng như trên, trong giao tiếp,
người giáo viên cần:


- Người giáo viên cần hiểu tâm lý học sinh, phụ huynh.


- Trong trường hợp học sinh, phụ huynh gặp khó khăn trong học tập, cuộc
sống, cũng cần tỏ thái độ cảm thông, chia sẻ, tuyệt đối tránh thái độ hiếu thắng, thờ
ơ, miệt thị.


Giao tiếp không phải là sự tranh đua, đối địch, đó là sự hợp tác để đơi bên
cùng có lợi. Sự thành cơng trong giao tiếp là đem lại càng nhiều lợi ích cho cả đơi
bên càng tốt.


<i>Ngun tắc bình đẳng trong giao tiếp</i>


Giao tiếp sư phạm tạo cơ hội cho người giáo viên tiếp xúc với nhiều đối tượng
khác nhau (giới tính, độ tuổi, trình độ...) do vậy, tạo sự bình đẳng trong giao tiếp là
yếu tố đặc biệt quan trọng. Nguyên tắc giao tiếp này đặc biệt quan tâm đến tôn trọng


nhân cách đối tượng giao tiếp, đó là tơn trọng phẩm giá, tâm tư, nguyện vọng của
nhau, không ép buộc nhau bằng quyền lực.


Tơn trọng nhân cách cũng có nghĩa là coi họ có đầy đủ các quyền con người,
và được bình đẳng trong các mối quan hệ xã hội.


Giáo viên trong hoạt động giao tiếp với phụ huynh, phải giúp nhà trường mở rộng
các mối quan hệ và tăng cường chứ chứ không để làm mất đi các mối quan hệ, tuyệt
đối tránh để phụ huynh thiếu thiện cảm với nhà giáo.


<i>Nguyên tắc hướng tới giải pháp tối ưu</i>


Khi giao tiếp với học sinh, phụ huynh cần đưa ra nhiều giải pháp để học sinh,
phụ huynh có quyền lựa chọn. Để đạt được nguyên tắc này, người giáo viên cần:


Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, yêu cầu của học sinh và phụ huynh, đưa ra
những giải pháp để họ lựa chọn


Thiện chí trong giao tiếp, tin tưởng đối tượng giao tiếp, luôn nghĩ tốt về họ,
giành những tình cảm tốt đẹp, đem lại niềm vui cho đối tượng giao tiếp, ln ln
động viên, khuyến khích và tạo niềm tin cho học sinh và gia đình. Tuyệt đối khơng
dùng những lời lẽ miệt thị, nhiếc móc học sinh.


<i>Ngun tắc tơn trọng các giá trị văn hóa</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

viên cần đặc biệt tôn trọng sự khác biệt của mỗi học sinh, coi đó là phần tất yếu của
mỗi cá nhân.


<b>c. Các hình thức giao tiếp sư phạm</b>
<i>Căn cứ vào phương thức giao tiếp</i>


- Giao tiếp trực tiếp


Giao tiếp trực tiếp là loại giao tiếp trong đó các chủ thể trực tiếp gặp gỡ, trao
đổi với nhau. Ví dụ : giảng bài trên lớp, gặp trực tiếp phụ huynh để trao đổi, họp tổ
chuyên môn...


Ưu điểm của giao tiếp trực tiếp là bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ cịn có thể
sử dụng các phương tiện phi ngơn ngữ (ánh mắt, nét mặt, trang điểm, ăn mặc...) do
đó lượng thông tin thường phong phú đa dạng hơn.


Tuy nhiên, giao tiếp trực tiếp là bị hạn chế về mặt không gian, dễ bị chi phối
bởi một số yếu tố ngoại cảnh.


- Giao tiếp gián tiếp


Giao tiếp gián tiếp là chủ thể giao tiếp tiếp xúc với nhau qua các phương tiện
truyền tin như: điện thoại, email, vô tuyến truyền hình, thư từ hoặc qua vật trung
gian khác như hoa, quà kỷ niệm, hoặc qua người thứ ba.


Giao tiếp gián tiếp giúp con người có thể giao tiếp với nhau trong một khoảng
không gian rộng lớn hoặc trong một khoảng thời gian dài.


Giao tiếp gián tiếp ít bị hạn chế về khơng gian nhưng lại có hạn chế là trong
khi giao tiếp không thấy được vẻ mặt của người đối thoại, khơng biết họ đang làm
gì, đang trong hồn cảnh nào, không thể sử dụng được nhiều phương tiện phi ngôn
ngữ khác.


<i>Căn cứ vào qui cách giao tiếp </i>
- Giao tiếp chính thức



Giao tiếp chính thức là giao tiếp mang tính cơng vụ, theo chức trách, quy
định, thể chế. Ví dụ: Hội họp, mít tinh, họp phụ huynh…


Giao tiếp chính thức địi hỏi chủ thể của cuộc giao tiếp phải chuẩn bị công
phu nội dung cần trao đổi và phải có kỹ năng nói lưu lốt, trơi chảy. Muốn vậy, cần
phải có vốn từ ngữ phong phú và sự hiểu biết sâu rộng về vấn đề cần trao đổi.


- Giao tiếp khơng chính thức


Giao tiếp khơng chính thức là giao tiếp mang tính cá nhân, khơng câu nệ vào
thể thức, chủ yếu dựa trên sự hiểu biết về nhau giữa các chủ thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<i>Căn cứ vào thành phần tham gia giao tiếp</i>
- Giao tiếp giữa hai cá nhân với nhau


Giao tiếp giữa hai cá nhân với nhau là giao tiếp chỉ có 2 người tham gia. Ví
dụ: giáo viên tiếp xúc với một phụ huynh.


- Giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm


Giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm là giao tiếp giữa nhiều người với nhau.
Ví dụ giáo viên trình bày ý kiến khi họp tổ chun mơn.


- Giao tiếp giữa nhóm này với nhóm khác


Giao tiếp giữa nhóm này với nhóm khác là cuộc tiếp xúc giữa các nhóm xã
hội với nhau như cuộc thi đấu giao hữu cầu lông giữa hai cơ quan, đơn vị, giao lưu
văn nghệ, hội đồng nhà trường tiếp xúc với ban phụ huynh.


<i>Căn cứ vào phương tiện giao tiếp</i>


- Giao tiếp ngôn ngữ


Giao tiếp ngôn ngữ là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người, chủ yếu là
ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết.


- Giao tiếp phi ngơn ngữ


Giao tiếp phi ngơn ngữ là hình thức giao tiếp thông qua sự vận động của cơ
thể, qua cử chỉ nét mặt, điệu bộ, tư thế, khoảng cách…


Các loại giao tiếp trên luôn đan xen nhau, hỗ trợ nhau trong q trình giao
tiếp. Có những trường hợp giao tiếp vừa là loại hình giao tiếp này, vừa là loại giao
tiếp khác. Chẳng hạn, giao tiếp giữa giáo viên với phụ huynh vừa là giao tiếp chính
thức, vừa là giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, vừa là giao tiếp trực tiếp và là giao
tiếp giữa các cá nhân trong nhóm.


<b>d. Các phong cách giao tiếp</b>
<i>Phong cách độc đoán</i>


- Là kiểu phong cách giao tiếp mà chủ thể giao tiếp áp đặt quan điểm của
mình lên đối tượng giao tiếp. Họ thường hành động một cách cứng nhắc, kiên quyết.
Đánh giá và ứng xử mang tính đơn phương, một chiều, xuất phát từ ý chủ quan của
mình ít chú ý đến người khác. Vì vậy, khơng ít người ngại tiếp xúc với họ. Ở những
tổ chức mà người lãnh đạo có phong cách độc đốn thì nhân viên khó phát huy được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phức tạp,
khẩn cấp, địi hỏi một con người quyết đốn, dám chịu trách nhiệm thì phong cách
giao tiếp này thường phát huy được tác dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

+ Nhược điểm: Làm mất đi sự tự do, dân chủ trong giao tiếp. Kiềm chế sức
sáng tạo của con người, giảm tính giáo dục và tính thuyết phục.



<i>Phong cách dân chủ</i>


Là phong cách mà chủ thể giao tiếp tạo điều kiện cho đối tượng giao tiếp
được bày tỏ quan điểm của mình, tham gia tích cực vào q trình giao tiếp.


- Tơn trọng đối tượng giao tiếp, chú ý đến đặc điểm nhân cách cá nhân của họ.
Trong giao tiếp, người có phong cách giao tiếp dân chủ thường chú ý tìm hiểu
đặc điểm tâm lý cá nhân của đối tượng giao tiếp như: sở thích, thói quen, nhu cầu,
quan điểm... từ đó có phương pháp tiếp cận hợp lý. Chính vì vậy, họ thường được
đánh giá là người dễ gần, dễ cảm thông, dễ chia sẻ, không quan cách.


- Lắng nghe đối tượng giao tiếp


Lắng nghe là một trong những nét nổi bật thường thấy ở người có phong cách
giao tiếp dân chủ. Họ điềm tĩnh, kiên trì lắng nghe và luôn quan tâm đến ý kiến xác
đáng, đáp ứng kịp thời hoặc giải thích rõ ràng.


- Phong cách giao tiếp dân chủ làm cho đối tượng giao tiếp cảm thấy thoải
mái, tự tin, phát huy được tính độc lập, chủ động, sáng tạo trong cơng việc. Người
có phong cách này thường được nhiều người yêu mến, tin tưởng và kính trọng. Họ
cố gắng thu hẹp khoảng cách với đối tượng giao tiếp tới mức có thể thơng qua ăn
mặc, đi đứng, nói năng, cử chỉ, điệu bộ...


+ Ưu điểm: Người có phong cách giao tiếp dân chủ có xu hướng tạo khơng
khí bình đẳng, thân mật, thoải mái trong giao tiếp.


+ Nhược điểm: Dân chủ q có thể dẫn đến việc rời xa lợi ích của tập thể,
không tập trung vào mục tiêu.



<i>Phong cách tự do</i>


- Là phong cách linh hoạt, cơ động, mềm dẻo dễ thay đổi theo đối tượng và
hoàn cảnh giao tiếp.


+ Ưu điểm: Phát huy được tính tích cực của con người. Kích thích tư duy
sáng tạo của con người


+ Nhược điểm: Không làm chủ được cảm xúc của bản thân, dễ phát sinh quá trớn.
Như vậy, mỗi phong cách giao tiếp trên đều có những điểm mạnh và điểm
yếu riêng, khơng có loại phong cách tối ưu cho mọi trường hợp.Tùy thuộc vào mục
đích và đối tượng giao tiếp mà người giáo viên cần lựa chọn phong cách giao tiếp
cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

Thầy/cô là tổng phụ trách Đội của trường tiểu học X. Trong q trình làm
việc, mọi cơng việc, thầy/cơ đều đưa ra bàn bạc với các giáo viên và quyết định dựa
trên ý kiến của số đông. Thời gian đầu, các giáo viên tỏ ra rất hào hứng, đóng góp ý
kiến tích cực, cơng việc ln được tiến hành suôn sẻ và đạt kết quả tốt, hoạt động
Đội của trường đạt được một số thành tích trong huyện. Tuy nhiên gần đây, sau khi
thầy/cô nhận được một số bằng khen của cấp trên, một số giáo viên tỏ ra bất hợp tác,
coi thường vì cho rằng thầy/cơ là người khơng có khả năng, thành cơng nhờ ý kiến
của các thầy/cô khác.


Nếu là tổng phụ trách đội trong tình huống trên, thầy/cơ sẽ giải quyết vấn đề
này như thế nào?


<i><b>Tình huống 2</b></i>


Sau khi chuyển từ lớp 3A1 sang lớp 3A2 do mình phụ trách, thời gian đầu, em
Mai ln đi học đầy đủ và hồn thành tốt các bài tập về nhà, tham gia tích cực các


hoạt động cùng các bạn mới. Tuy nhiên, thời gian gần đây Mai hay nghỉ học, đôi lúc
không làm bài tập về nhà. Một hôm, khi gặp Mai, thầy/cô đã hỏi Mai lý do thì Mai
ấp úng sau đó ịa khóc và trả lời: “Em muốn về lớp cũ”. Thầy/cô sẽ trao đổi như thế
nào với Mai và với phụ huynh của em?


<i><b>Tình huống 3</b></i>


Trong lớp của thầy/cơ có một học sinh nữ thường xuyên trêu chọc các bạn
nam. Em học sinh này thậm chí dùng bút, thước đánh các bạn nam trước mặt
thầy/cô. Thầy/cô sẽ trao đổi với em học sinh đó như thế nào?


<i><b>Tình huống 4</b></i>


Trong một lần họp với ban cán sự lớp, ban cán sự đã thông báo lại cho
thầy/cơ có một số học sinh bàn cuối trong lớp thường xun quay cóp bài khi thi.
Thầy/cơ sẽ trao đổi với ban cán sự lớp và với các bạn học sinh bàn cuối như thế nào
để các em yên tâm học tập?


<i><b>Tình huống 5</b></i>


Một nhóm học sinh lớp thầy/cơ dạy, có một vài học sinh khá, thường đi học
thêm giáo viên ở ngồi trường, làm đơn xin đổi thầy/cơ dạy do thầy/cô không thỏa
mãn yêu cầu của học sinh và cho điểm rất chặt chẽ. Trong trường hợp này, thầy/cô
cần phải trao đổi như thế nào?


<i><b> Tình huống 6</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

mình, học sinh đó xé bài kiểm tra ném ngay tại lớp, thầy/cô không kiềm chế được
nên nổi giận la mắng học sinh trước lớp, coi em là vô lễ, và đề nghị Nhà trường,
BGH giải quyết. Trong tình huống này, theo thầy/cô nên giải quyết như thế nào?





</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83></div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84></div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85></div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86></div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87></div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88></div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<b>---MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>
<b></b>


---1. Tài liệu phát tay cho học viên: 04 cuốn sách


- Cẩm nang dành cho BCH Đội TNTP Hồ Chí Minh.


- Phương pháp tổ chức trị chơi trong hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Những bài hát và kịch bản truyền thông về môi trường dành cho thiếu nhi.
- Những trị chơi về mơi trường dành cho thiếu nhi.


2. Tài liệu bài hát thiếu nhi 2012: />3. Một số video về hoạt cảnh truyền thống Đội TNTP Hồ Chí Minh:


- Võ Thị Sáu: />


- 70 năm Đội TNTP: />


<i>- </i>Truyền thống Hoa Lửa: /><i>- </i>Võ Thị Sáu 2: />


<i>- </i>Nguyễn Văn Trỗi: />


<i>- </i>Nguyễn Thị Minh Khai: /><i>- </i>Lý Tự Trọng: />


4. Video múa dân vũ: <i> />5. Danh sách đại biểu tham dự Hội nghị tập huấn TPT 2012:


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

<b>MỤC LỤC</b>


<b>STT</b> <b>NỘI DUNG</b> <b>TRANG</b>


1
2
3



4


5


6
7
8
9


Chương trình Hội nghị tập huấn


Nội dung, hình thức bồi dưỡng phụ trách Sao, BCH Đội
TNTP Hồ Chí Minh.


Kỹ năng thiết kế, tổ chức các mơ hình hoạt động Đội TNTP
Hồ Chí Minh.


Phương pháp dàn dựng hoạt cảnh, phút sinh hoạt truyền thống
Đội TNTP Hồ Chí Minh.


<i>Giới thiệu một số kịch bản hoạt cảnh truyền thống</i>


Phương pháp hướng dẫn thực hiện Nghi thức Đội TNTP Hồ
Chí Minh:


<i><b>Chủ đề 1: Lý thuyết và thực hành các yêu cầu đội viên</b></i>


<i><b>Chủ đề 2: Lý thuyết và thực hành đội hình, đội ngũ, người</b></i>
chỉ huy nghi thức.



<i><b>Chủ đề 3: Nghi lễ của Đội.</b></i>


<i><b>Chủ đề 4: Phương pháp hướng dẫn và tổ chức thực hành nghi</b></i>
thức Đội


Kỹ năng giao tiếp sư phạm hiệu quả.
Một số bài hát thiếu nhi năm 2012.
Một số tài liệu tham khảo


Mục lục


1 - 3
4 - 7
8 – 26


27 - 29
30 – 52
53 – 77


78 – 85
86 – 91


</div>

<!--links-->

×