Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

NHỮNG THẾ MẠNH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.77 KB, 7 trang )

NHỮNG THẾ MẠNH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH HÀ
NỘI
I-/ TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ CỦA DU LỊCH HÀ NỘI:
* Với tất cả các ưu thế về nguồn lực phát triển như tài nguyên thiên nhiên, cơ
sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật,... Hà Nội có nhiều cơ hội phát triển nhanh chóng
một nền kinh tế đa ngành trong đó có ngành Du lịch. Trong thực tế Du lịch Hà Nội
đã phát triển một cách rõ rệt.
+ Về dòng khách:
Khách Du lịch quốc tế đến Hà Nội theo nhiều hướng khác nhau nhưng chủ
yếu bằng đường hàng không thông qua cửa khẩu Nội Bài.
Trong mấy năm trở lại đây đặc biệt từ khi tuyến đường sắt liên vật Hà Nội -
Trung Quốc được khai thông, một số lượng lớn khách Trung Quốc đến Hà nội
bằng con đường này. Năm 1994 khách du lịch quốc tế đến Hà Nội là 259.278 lượt
khách, đến năm 1996 là 352.000 chiếm 21,9% lượt khách cả nước, năm 1998 con
số này đã đạt 24,3%. Dự kiến đến năm 2010 sẽ có khoảng 1.600 - 2.000 ngàn
khách quốc tế đến Hà Nội. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy sự phát triển thị
trường lữ hành quốc tế nói riêng và Du lịch Hà Nội nói chung.
Khách du lịch nội địa đến Hà Nội với nhiều mục đích khác nhau như tham
quan, thăm người thân, tham gia các hội nghị, hội thảo và các lễ hội truyền thống
(sắp tới đây vào khoảng tháng 10 Hà Nội sẽ tổ chức lễ hội kỷ niệm 990 năm Thăng
Long lịch sử),... Năm 1998 Hà Nội đón và phục vụ 9.600 lượt khách, dự kiến đến
năm 2000 đón khoảng 1.700-1.800 và 2010 Hà Nội sẽ đón khoảng 3.400-3.900
ngàn lượt khách.
+ Về doanh thu:
Doanh thu từ Du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả.
Mặc dù chưa có thống kê đầy đủ nhưng trong những năm gần đây cùng với sự
gia tăng khách du lịch thì doanh thu từ du lịch tăng trưởng với tốc độ tương đối
cao. Hà Nội là một trong những thành phố có doanh thu từ du lịch khá cao trong cả
nước chỉ sau mỗi thành phố Hồ Chí Minh.
Toàn ngành Du lịch thành phố đã thu được trên 300 tỷ đồng chiếm 18,75% cả


nước, đến năm 1997 doanh thu là 1.062 tỷ đồng, và đến năm 1998 doanh thu từ du
lịch Hà Nội đạt 1.134 tỷ đồng tăng 8%. Ước tính năm 2000 doanh thu sẽ là 297,84
triệu USD và năm 2010 sẽ là 1.882,7 triệu USD.
(Số liệu của Sở Du lịch Hà Nội).
* Với vị trí đặc biệt thuận lợi trong việc giao lưu với các tỉnh trong cả nước, là
một trong 3 cửa khẩu chính về hàng không, Hà Nội sẽ là nơi thu hút nhiều khách
du lịch trong cả nước và quốc tế. Đồng thời với tiềm năng nhân văn phong phú, lại
nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với các tỉnh lân cận như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc
Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Hoà Bình, Hải Phòng, Hạ Long,... là những nơi có
nhiều điểm thăm quan du lịch hấp dẫn chắc chắn trong tương lai sẽ có những sự
chuyển hướng quan trọng về dòng khách Du lịch và Hà Nội sẽ giữ vai trò là trung
tâm đón đưa khách tới các điểm Du lịch trong vùng và cả nước đồng thời thúc đẩy
mạnh mẽ sự phát triển mạnh mẽ của Du lịch Việt Nam.
1-/ Vị trí địa lý:
Hà Nội nằm trên một diện tích 921 km
2
, Hà Nội bao gồm hai loại hình đồng bằng
và trung du Bắc Bộ. Phần lớn diện tích Hà Nội và những vùng phụ cận là đồng bằng
với độ cao trung bình 10m, thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam theo dòng chảy qua
sông Hồng, nằm giữa hai vùng đồi núi tách biệt, tạo nên những nét độc đáo riêng, thuận
lợi cho việc phát triển du lịch. Vùng đồi nói Hà Nội có thể tổ chức loại hình du lịch như
leo núi, săn bắn, du lịch mạo hiểm, nghỉ dưỡng, chưa bệnh và nghỉ cuối tuần và chỉ
cách thủ đô trên dưới 60km.
Hà Nội có nhiệt độ thích hợp với hoạt động Du lịch với nhiệt độ trung bình
mùa đông là 17,2
0
C (lúc thấp nhất xuống tới 2,7
0
C). Trung bình mùa hạ là 29,2
0

C
(lúc cao nhất lên tới 42,8
0
C). Khách Du lịch rất thích đến Hà Nội vào khoảng thời
gian từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm. Hà Nội còn có thể được gọi là thành phố
“xanh” với trên 2000 cây xanh bao gồm 46 loại cây khác nhau như xà cừ, bàng,
phượng, sửa,... trải khắp phố phường, khác với thủ đô nhiều nước ở Châu Âu, Hà
Nội xanh bất tận cả bốn mùa.
2-/ Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Hà Nội đã được chú ý đầu tư phát
triển cả về số lượng và chất lượng, để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của thủ
đô. Hà Nội là nơi tập trung nhiều khách sạn. Năm 1997 có 259 khách sạn, đến năm
1998 là 280 khách sạn và có rất nhiều khách sạn đã đạt tiêu chuẩn 5 sao như:
Daewoo, Ha Noi Tower, Hillton, Sofitel Mertropole, Melia,... và rất nhiều các
khách sạn khác phục vụ khách quốc tế và các đoàn khách lớn. Ngoài ra Hà Nội còn
có 187 công ty lữ hành đón và đưa khách để phục vụ cho sự phát triển du lịch của
thủ đô.
3-/ Cơ sở hạ tầng:
Hà Nội tụ điểm của nhiều trục giao thông lớn của miền Bắc và cả nước, là nơi
hội tụ của 6 tuyến đường sắt, 8 tuyến đường bộ, các cảng Hải Phòng hơn 100km,
lại có cảng Hàng không quốc tế và nội địa, là đầu mối quan trọng nối các tỉnh miền
Bắc với nhau.
Chính nhờ lợi thế của các trục giao thông, mà Hà Nội vừa là thị trường nhận
khách, vừa là thị trường giữ khách trực tiếp, thị trường gửi khách trung gian và như
thế nhu cầu về nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ kèm theo cho khách
vãng lai đến Hà Nội là rất lớn. Khách quốc tế có thể từ sân bay Nội Bài dừng chân
ở thủ đô Hà Nội để lựa chọn phương tiện giao thông phù hợp cho các chuyến đi
trong cả nước. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho phát triển các chuyến du lịch
nội vùng, liên vùng và quốc tế.
Ngành bưu chính viễn thông của cả nước và Hà Nội đang được hiện đại hoá

và phát triển nhanh chóng tạo điều kiện từ Hà Nội có thể liên lạc được với mọi nơi
trong nước và quốc tế, đáp ứng nhu cầu thông tin cho khách du lịch.
4-/ Thủ tục xuất nhập cảnh:
Từ 1 tháng 7 năm 1998 đã mở thêm thị trường khách du lịch Trung Quốc vào
Hà Nội bằng thẻ du lịch. Với sự ủng hộ của UBND Thành phố, Sở Du lịch cũng đã
trình Nhà nước và được chấp nhận cho thí điểm cấp Visa cho khách du lịch vào Hà
Nội tại cửa khẩu Nội Bài. Đó cũng chính là những thuận lợi cho sự phát triển thị
trường Du lịch Hà Nội.
5-/ Một vài đặc điểm khác:
- Hà Nội nằm ở trung tâm Bắc Bộ, thuộc tam giác phát triển kinh tế từ phía
Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nên được Nhà nước ưu tiên phát triển kinh
tế và là địa phương hấp dẫn, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài. Đây cũng là điều
kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và Du lịch.
- Hơn nữa lợi thế là một thủ đô - trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế, KHKT,...
của cả nước và với tiềm năng du lịch to lớn của mình Hà Nội đã tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà hàng,..
- Là thủ đô của cả nước, hàng năm Hà Nội đón hàng triệu lượt khách đến viếng
thăm. Ngoài ra, Hà Nội còn có hàng trăm Đại sứ quán, đại diện các tổ chức quốc tế,
và các văn phòng đại diện các Công ty thương mại liên doanh.
- Hà Nội tập trung nhiều trí thức nhân tài, độ ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật
cao hơn hẳn các địa phương khác.
II-/ DU LỊCH HÀ NỘI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ:
Trong những năm qua đóng góp của du lịch Hà Nội với sự phát triển kinh tế
xã hội thành phố gia tăng đáng kể. Nếu như năm 1991 tổng GDP của du lịch mới
đạt 18,36 triệu USD (chiếm 1,86% tổng GDP của thành phố), năm 1995 đạt 67,12
triệu USD (chiếm 4,15%) thì đến năm 1998 đã đạt được 74,36 triệu USD (chiếm
6%) trong tổng GDP của thành phố. Sự phát triển của du lịch đã kéo theo sự dịch
chuyển cơ cấu nền kinh tế của thành phố, đồng thời kéo theo hàng vạn công ăn
việc làm. Mặc dù sự phát triển của Du lịch Thủ đô những năm qua đã có sự gia
tăng đáng kể, nhưng mức đóng góp du lịch cho GDP còn khiêm tốn so với tiềm

năng yêu cầu đặt ra. Dự tính đến năm 2010 chỉ tiêu đó sẽ là 10,2%-13%.
Mặt khác cùng với sự phát triển của hệ thống khách sạn sang trọng, các khu
du lịch vui chơi giải trí, việc giữ gìn vệ sinh môi trường, việc gia tăng các làng
nghề thủ công truyền thống hàng lưu niệm,... sẽ tạo cho đô thị một diện mạo hấp
dẫn và sinh động hơn.
III-/ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI CỦA DU LỊCH HÀ NỘI:
* Sản phẩm Du lịch còn chưa phong phú, hấp dẫn. Hầu hết các khu Du lịch,
điểm du lịch còn khai thác ở dạng tự nhiên, chưa được đầu tư tôn tạo, cơ sở vui chơi
giải trí còn ít, hàng lưu niệm còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được thị hiếu của khách.
Chất lượng và giá cả dịch vụ chưa có sức cạnh tranh cao.
* Công tác thị trường, tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch còn hạn chế,
kinh phí cho tuyên truyền quảng cáo còn hạn hẹp. Hoạt động tiếp thị của doanh
nghiệp còn phân tán, đại diện du lịch ở nước ngoài còn ít, nhiều công ty còn thụ
đồng chờ khách đến. Nhiều doanh nghiệp lữ khách quốc tế chưa đủ sức vươn ra

×