Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Cach viet mo bai van nghi luan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.27 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CÁCH VIẾT MỞ BÀI MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN </b>


<b>VÀ TUYỂN TẬP NHỮNG MỞ BÀI THAM KHẢO </b>



<b>I/ Cách viết phần mở bài:</b>
<b>1. Mục đích :</b>


Mục đích của phần mở bài là nhằm giới thiệu vấn đề mà mình sẽ viết, sẽ trao đổi, bàn bạc
trong bài. Vì thế, khi viết Mở bài thưc chất là trả lời câu hỏi : Anh (chị ) định viết, định
bàn bạc vấn đề gì ? Các cách mở bài dễ viết nhất :


<b>a. Mở bài trực tiếp : Tức là trả lời thẳng vào việc đó.</b>
Ví dụ : Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.


Mở bài trực tiếp : Nói đến Chính Hữu khơng thể khong nói đến bài thơ “Đồng chí”.Bài
thơ như một điểm sáng trong tập “Đầu súng trăng treo”- tập thơ viết về đề tài người lính
của ơng.


<b>b. Mở bài gián tiếp: Tức là dẫn ra một ý khác có liên quan gần gũi, sau đó, nêu vấn đề </b>
sẽ bàn trong bài. Để bài viết có khơng khí tự nhiên và có chất văn, người ta thường mở
bài theo kiểu gián tiếp. Có nhiều cách mở bài gián tiếp này nhưng tựu trung có 4 cách cơ
bản:


<i><b>Cách 1: Diễn dịch (suy diễn )</b></i>
<i><b>Cách 2: Quy nạp</b></i>


<i><b>Cách 3: Tương liên (tương đồng )</b></i>
<i><b>Cách 4: Tương phản (đối lập )</b></i>


Dù viết mở bài gián tiếp theo cách nào thì trong đó cũng cần làm rõ 3 vấn đề:
<i><b>* Nêu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, xuất xứ.</b></i>



<i><b>* Nêu vấn đề (dựa vào gợi ý ở đề bài )</b></i>
<i><b>* Nêu cảm nhận của mình về vấn đề.</b></i>
<b>3. Một số vấn đề cần tránh :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Tránh nêu vấn đề q dài dịng, chi tiết, có gì nói hết ln rồi thân bài lại lặp lại những
điều đã nói ở phần Mở bài.


<b>4. Một mở bài hay cần phải :</b>


- Ngắn gọn: Dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới hạn vấn đề một
câu.


- Đầy đủ: (đủ 3 vấn đề )


- Độc đáo : gây được sự chú ý của người đọc.


- Tự nhiên :Giản dị, tự nhiên, tránh vụng vềgượng ép tránh gây cho người đọc khó chịu
bởi sự giả tạo.


<b>II. Một số Mở bài tham khảo :</b>


<b>Đề :Cảm nhận về bức tranh xuân trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.</b>


Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần
trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là
văn, là nghệ thuật đích thực…thì vẫn cịn mãi mãi với thời gian. Truyện Kiều của


Nguyễn Du là một tác phẩm nghệ thuật như thế, đặc biệt là đoạn thơ viết về Cảnh ngày
xuân – một mùa xuân mới mẻ, tinh khôi và giàu sức sống.



<b>Đề : Cảm nhận về người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính”</b>
Có những tác phẩm đọc xong, gấp sách lại là ta quên ngay, cho đến lúc xem lại ta mới
chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng cũng có những cuốn sách như dịng sơng chảy qua
tâm hồn ta để lại những ấn tượng chạm khắc trong tâm khảm.“Bài thơ về tiểu đội xe
khơng kính” là một tác phẩm như thế. Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã xây dựng một tượng
đài bằng thơ về người chiến sĩ hồn nhiên, ngang tàng và ngạo nghễ thời đại chống Mĩ.


<b>Đề : Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.</b>
Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm


Nỗi nhớ thương không biết đã tan chưa?
(Mai sau)


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thơ đầu.


<b>Đề : Phân tích nhân vật Chí Phèo trong bài thơ cùng tên của Nam Cao.</b>


Khi “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan ra đời, tơi
chắc ít ai nghĩ rằng, thân phận người nơng dân dưới ách đế quốc phong kiến lại có thể có
một nỗi khổ nào hơn những nỗi khổ của chị Dậu, anh Pha. Nhưng khi Chí Phèo bước ra
từ những trang sách của Nam cao, thì người ta mới nhận ra rằng đây là hiện thân đầy đủ
những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa.
<b>Bài tập : Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong t/p “Chuyện người con gái Nam </b>
<b>Xương”</b>


<b>Mở bài 1: Thuý Kiều là nhân vật chính trong tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du. </b>
Người đọc có thể cảm nhận được một phần số phận của nhân vật qua các đoạn trích học
trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9. Đó là các đoạn trích "Chị em Thuý Kiều"; "Mã
Giám Sinh mua Kiều" và "Kiều ở lầu Ngưng Bích".



<b>Mở bài 2: Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên về truyện ngắn. Ông đã rất thành </b>
công ở các tác phẩm khai thác đề tài về những con người lao động mới trong công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là truyện ngắn
"Lặng lẽ Sa Pa". Tác phẩm không chỉ vẽ ra một bức tranh thiên nhiên đẹp và thơ mộng
mà còn là lời ca ngợi những con người đang ngày đêm miệt mài lao động cống hiến cho
Tổ quốc.


=> Đây là cách mở bài gián tiếp: Khái quát sự nghiệp sáng tác của tác giả đến tác phẩm
cụ thể.


<b>Mở bài 3:</b>


Được xây dựng theo một cốt truyện dân gian "Chuyện người con gái Nam Xương" của
Nguyễn Dữ có thể coi là một tác phẩm hay nhất trong cuốn "Truyền kỳ mạn lục". Nhân
vật chính của tác phẩm là Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) - một người con gái quê ở Nam
Xương đẹp người đẹp nết. Khơng chỉ có vậy, khi nhắc đến nhân vật này người đọc không
thể quên được nỗi oan khổ vô bờ mà nàng phải chịu vì người chồng đa nghi thô bạo.
=> Đây là cách mở bài gián tiếp: Dẫn dắt vấn đề kèm theo sự đánh giá của người viết.
<b>4.Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu </b>
nước. Nguyễn Duy nổi tiếng với các bài thơ như : “Tre Việt Nam”, “Hơi ấm ổ rơm”, ...
Hiện nay, Nguyễn Duy vẫn tiếp tục sáng tác, ông viết đều những bài thơ tài hoa, đậm
chất suy tư. “Ánh trăng” (1978) là một trong những bài thơ của Nguyễn Duy được nhiều
người ưa thích bởi tình cảm chân thành, sâu sắc, tứ thơ bất ngờ, mới lạ :


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

thành huyền thoại được các nhà văn ghi lại như những câu chuyện cổ tích hiện đại. Trong
số ấy phải kể đến "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. Nhân vật cơ bé Thu tám
tuổi có một tình u cha đằm thắm, kì lạ, tiêu biểu cho những điều kì diệu mà những con
người Việt Nam đã viết nên.


<b>6.“Trong cái im lặng của Sa Pa [...], Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta chỉ nghĩ đến chuyện </b>


nghỉ ngơi, có những người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. Có những người
làm việc và lo nghĩ cho đất nước, đó là những con người lao động thầm lặng, hi sinh hạnh
phúc cá nhân, tìm hạnh phúc trong lao động. Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn
“Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) là một bức chân dung kí hoạ đẹp đẽ về con người
này.


<b>7.Cuộc kháng chiến đã qua đi, người lính trong chiến tranh giờ đây đã về với cuộc sống </b>
hàng ngày. Tưởng như sự bận rộn hôm nay sẽ khiến người ta quên lãng quá khứ. Nhưng
có một lúc nào đó trong đời thường những kỉ niệm chiến tranh lại như những thước phim
quay chậm hiện về. Nguyễn Duy gửi tới bạn đọc thi phẩm “Ánh trăng” cũng chính là gửi
tới bạn đọc thơng điệp : Khơng nên sống vơ tình, phải biết thủy chung nghĩa tình cùng
quá khứ.


<b>8.Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết :</b>


<i>Ta đi trọn kiếp con người</i>


<i>Vẫn chưa đi hết những lời mẹ ru</i>


Lời ru của mẹ chính là nguồn năng lượng tinh thần để giúp mỗi chúng ta trưởng thành
nên người. Bởi thế cảm xúc về lời ru của mẹ đã đi vào nghệ thuật và thơ ca. Nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm cũng xuất phát từ truyền thống này nhưng có sự sáng tạo rất mới với
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.


<b>9.Đọc “Bếp lửa” của Bằng Việt tôi đã mường tượng ra một chàng trai trẻ trong cái giá </b>
lạnh của mùa đông Ki-ép ở đất nước U-crai-na xa xôi đương cặm cụi sưởi ấm những
nguồn thương qua từng chữ, từng câu mà được thắp lên ngọn lửa đượm đà của một thời
thơ ấu đẹp đẽ sống bên người bà yêu dấu...Đến nay đã hơn bốn thập kỉ kể từ khi bài thơ
ra đời, ta thực khó rõ đã có bao nhiêu trái tim rung cảm mỗi khi đến với “Bếp lửa”. Chỉ
biết đằng sau mạch cảm xúc dạt dào của hồi niệm kia sẽ là gì nếu khơng phải một tình


lan tỏa với cái nóng, cái nồng đượm của “Bếp lửa quê nhà”, với sự ấm áp, ấp iu của
“ngọn lửa tình người”.


<b>10. Đồn thuyền đánh cá của Huy Cận là một "bài thơ cuộc đời". Bài thơ được sáng tác </b>
năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hịn Gai, Cẩm Phả. Thơng qua một
đêm đánh cá của đoàn thuyền lớn trên biển, tác giả ca ngợi kiểu lao động mới mẻ của
người lao động tràn đầy lạc quan tin tưởng, làm chủ thiên nhiên, biển cả bao la. Qua bài
thơ ta cảm nhận được khơng khí lao động khẩn trương, hăng say, nhộn nhịp của miền
Bắc thời kì xây dựng CNXH.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

năm kháng chiến chống Mĩ. Bản thân là anh bộ đội Trường Sơn, tác giả cảm thơng và
hiểu rõ tâm tình người lính, nhất là người chiến sĩ vận tải dọc Trường Sơn chở vũ khí,
quân trang từ hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn. Cùng với thế hệ thanh niên hăng hái "Xẻ
dọc trường sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai" Phạm Tiến Duật mang
niềm vui hăm hở của tuổi trẻ ra chiến trường. Nhà thơ đã tạo cho mình một giọng điệu
thơ rất lính : khỏe khoắn, tự nhiên, tràn đầy sức sống, tinh nghịch tươi vui mà giàu suy
tưởng. Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính là tác phẩm tiêu biểu nhất của giọng thơ ấy, của
hồn thơ ấy.


<b>12. Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời </b>
chống Mĩ cứu nước. Ông được gọi là "Viên ngọc Trường Sơn của thơ ca" bởi thi sĩ đã
mang cả hào khí thời đại cùng dãy Trường Sơn vào thơ. Đặc biệt mảng thơ về người lính
lái xe của ơng đã để lại ấn tượng thật thú vị, đó là "Vết xe lăn" nóng bỏng trong những
bài thơ Trường Sơn thời chống Mĩ. Trong số những vần thơ thông minh, dí dỏm về người
lính lái xe Trường Sơn của Phạm Tiến Duật, phải kể đến Bài thơ về tiểu đội xe khơng
kính.


<b>13.Mùa xn ln là nguồn cảm hứng vơ tận của các thi nhân. Nguyễn Bính đã từng đánh</b>
thức người nhà quê trong mỗichúng ta bằng “Mùa xuân xanh”,Hàn Mạc Tử thì bâng
khuâng xao xuyến nơi đất khách q người với “Mùa xn chín” .Cịn ‘‘Mùa xn xn


nho nhỏ’’củaThanh Hải lại là tâm nguyện sau cùngcủa ông về tình yêu cuộc sống,về khát
vọng được cống hiến sức lực của mình cho đất nước khi ơng sắp lâm chung.


<b>14. </b><i>Nếu là con chim chiếc lá</i>
<i>Thì chim phải hót, lá phải xanh</i>
<i>Lẽ nào vay mà khơng có trả</i>


<i>Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình</i>


Một nhà thơ đã từng viết như vậy song chỉ đến khi đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của
Nguyễn Thành Long, tiếp xúc với các nhân vật trong tác phẩm đặc biệt là anh thanh niên
ta mới thấy thấm thía hơn ý nghĩa của những vần thơ trên. Anh thanh niên trong tác phẩm
là người có những phẩm chất đáng q: cởi mở, hiếu khách, u cơng việc, khiêm tốn và
có phong cách thật đẹp.


<b>15. Nguyễn Thành Long là một cây bút có tên tuổi về truyện ngắn được nhiều bạn đọc ưa</b>
thích. Các tác phẩm của ơng thường phản ánh các cuộc sống sôi động đang diễn ra hàng
ngày, hàng giờ trên đất nước. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là truyện ngắn như vậy.
Truyện đã khắc hoạ được chân dung của người lao động mới, đó là anh thanh niên với
những phẩm chất đáng quí: cởi mở, hiếu khách, u cơng việc, khiêm tốn và có phong
cách thật đẹp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

trong những đóng góp như vậy. Nhân vật chính của tác phẩm là Phương Định - một cô
gái đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.


<b>17.Chúng ta đã từng biết đến hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn qua tác phẩm </b>
"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Họ là những chiến sĩ trẻ trung
sơi nổi can trường mang trong mình khát vọng thống nhất non sông. Và một lần nữa
chúng ta lại được gặp hình ảnh những con người gan dạ trẻ trung trên tuyến đường
Trường Sơn qua tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê. Đó là ba cơ gái


nhỏ nhắn xinh xắn trong một tổ trinh sát mặt đường. Nhân vật chính trong tác phẩm và
cũng là người kể chuyện là Phương Định - một cô gái Hà Nội. Nhân vật đã để lại ấn
tượng sâu sắc trong lịng đơng đảo bạn đọc.


<b>18.Trong vô số những nạn nhân của xã hội phong kiến có một tầng lớp mà hết thảy các </b>
nhà văn nhân đạo đều đau sót trân trọng và tập chung viết về họ đó là người phụ nữ.
trong số những tác phẩm viết về đề tài này nổi bật nhất phảI kể đến truyện Kiều của
Nguyễn Du ở cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Nhân vật Thuý Kiều là điển hình cho những
người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, đức hạnh thanh cao nhưng lại bị cuộc đời vùi dập, xô đẩy
vào những đau thương bất hạnh. Ta sẽ thấy rõ điều đó qua các đoạn trích: “Chị em Th
Kiều”, “Mã giám Sinh mua Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.


<b>19. Là cây bút chuyên về truyện ngắn ,trong chiến tranh Lê Minh Khuê viết về cuộc sống </b>
chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn . “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm
đầu tay của bà ,được viết năm 1971 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc
đang diễn ra rất ác liệt.Truyện giúp ta hiểu hơn về cuộc sống của những cô gái thanh niên
xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn .


<b>20.Gấp lại truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa ”của Nguyễn Thành Long lòng ta cứ xao xuyến </b>
vấn vương trước vẻ đẹp của những con người ,trước những tình cảm chân thành, nồng
hậu trong một cuộc sống đầy tin yêu .Dù được miêu tả ít hay nhiều nhân vật nào của
“Lặng lẽ Sa pa” cũng hiện lên với nét cao q đáng khâm phục .Trong đó anh thanh niên
làm cơng tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó
phai mờ .


<b>21.Kim Lân là nhà văn có vốn sống vơ cùng phong phú và sâu sắc về nông thôn Việt </b>
Nam.Các sáng tác của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân .
Văn bản “Làng” đươc sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp ,với nhân vật chính là ơng Hai ,một lão nơng hiền lành ,yêu làng ,yêu nước và gắn
bó với kháng chiến .



<b>22. Khoảnh khắc giao mùa có lẽ là khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của tự nhiên,nó gieo vào </b>
lòng người những rung động nhẹ nhàng khiến ta như giao hoà, đồng điệu .Khi chúng ta
chưa hết ngỡ ngàng bởi một Xuân Diệu “tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì ” thì đã gặp một
Hữu Thỉnh tinh tế ,sâu sắc đến vơ cùng qua một thống “Sang Thu” .


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

dân Miền Bắc đã không tiếc sức người,sức của chi viện cho Miền Nam ruột thịt. Trong
những đoàn quân điệp trùng nối nhau ra trận có chàng trai trẻ Phạm Tiến Duật .Anh được
tơi luyện và trưởng thành trong chiến tranh và trở thành nhà thơ chiến sỹ .Thơ anh không
cuốn hút người đọc bằng ngơn từ mượt mà,âm điệu du dương mà nó khiến người đọc say
bằng chính sự tự nhiên,sống động,gân guốc,độc đáo và đậm chất lính tráng.“Bài thơ về
tiểu đơi xe khơng kính” là một thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ đó .


<b>24.Trong văn học Việt Nam đã có khơng ít tác phẩm mang tên gọi truyền kỳ hoặc có tính </b>
chất truyền kỳ song được tơn vinh là “ thiên cổ kỳ bút” thì cho đến nay chỉ có một


“Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ .“Chuyện người con gái Nam Xương” được rút
trong tập những câu chuyện kỳ lạ đó . Nhân vật chính của tác phẩm là Vũ Nương đã để
lại trong lòng người đọc niềm cảm thương sâu sắc.


<b>25. Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới .Sau cách </b>
mạng ơng nhanh chóng hồ nhập vào công cuộc kháng chiến vĩ đại và trường kì của dân
tộc.Hồ bình lập lại,từng trang thơ Huy Cận ấm áp hơi thở của cuộc sống đang lên.Bài
thơ “Đồn thuyền đánh cá”được sáng tác ở Hịn Gai năm 1958 nhân một chuyến đi thực
tế dài ngày . Bài thơ thực sư là một bài ca ca ngợi cuộc sống của những con người lao
động mới .


<b>26. Không biết tự bao giờ trăng đã trở thành nàng thơ,thành người bạn tri âm tri kỉ của </b>
biết bao tâm hồn thi sĩ .Với ánh sáng huyền diệu,với chu kì trịn khuyết lạ lùng, trăng đã
gợi cho các thi nhân cổ kim nhiều thi tứ .Trong miền thơ mênh mang ấy, “ánh trăng ”của


Nguyễn Duy như một lời tâm sự chân thành ,đã neo lại trong tâm hồn người đọc những
tâm trạng riêng,những suy ngẫm riêng giàu trăn trở .


<b>27. Tình cảm gia đình, tình yêu đối với quê hương xứ sở là những tình cảm nguyên sơ </b>
nhưng cũng thiêng liêng nhất của con người Việt Nam. Lòng yêu thương con cái, ước
mong thế hệ sau nối tiếp xứng đáng truyền thống của tổ tiên, dân tộc, quê hương là sự thể
hiện cụ thể của tình cảm cao đẹp đó. Nhiều nhà thơ đã giãi bày những sắc thái tình cảm
ấy lên trang giấy. Chúng ta bắt gặp trong bài thơ “nói với con” của tác giả Y Phương một
cách diễn đạt mộc mạc, chân chất của người miền núi những lời tâm tình thiết tha, những
lời dặn dị ân cần, chia sẻ của người cha đối với con lòng tự hào về con người và quê
hương yêu dấu của mình.


<b>28.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>29. Bước ra khỏi chiến tranh, mỗi người lính có một ngã rẽ riêng để trở về với cuộc đời </b>
thường nhật. Trong vô vàn cái bãng lặng lẽ trở về ấy, ta bắt gặp như vơ tình cái bãng hình
nhà văn Nguyễn Minh Châu. Trở về lặng lẽ, tiếp tục tìm tịi lặng lẽ, ngịi bút Nguyễn
Minh Châu vẫn chứa đựng những khám phá mới mẻ, sâu sắc, vẫn mang cái nhìn từng trải
chắc chắn của con người đã tơi luyện qua lị lửa chiến tranh. Chính bằng ngịi bút ấy, nhà
văn đã dựng lên một “Bến quê” mang ý nghĩa triết lí, mang đầy trải nghiệm về một đời
người. Có lẽ sẽ chẳng ai gấp lại trang sách “Bến quê” mà không cảm thấy một nỗi buồn
bồi hồi, xúc động trào dâng. Có chút gì đó se sẽ buồn, có chút gì đó se sẽ xót xa, ân hận
nhưng những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp bình dị, gần gũi của q hương thì vẫn cịn lắng
đọng mãi mãi trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người đọc chúng ta.


<b>30. Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam – đã cống hiến trọn</b>
đời mình vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Người ra đi năm 1969, để lại biết bao nỗi
thương nhớ và xót xa cho Tổ quốc. Có nhiều nhà thơ đã viết bài thơ tưởng nhớ về Bác, và
“Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một trong những bài thơ xuất sắc nhất. Chúng ta
hãy cùng đến với bài thơ để cảm nhận được cảm xúc ấy.



<b>31. Đã là người Việt nam, ai lớn lên mà chẳng mang theo, dù ít, dù nhiều hơi ấm của </b>
những lời ru, những lời yêu thương êm đềm khi xưa mẹ hát. Đã mang trong mình dịng
máu Việt, ai mà chẳng có một góc tuổi thơ trong sang, hồn nhiên, chập chờn theo đơi
cánh cị trắng ở nơi sâu thẳm hoài niệm, tâm hồn. Chế Lan Viên cũng vậy, ơng cũng là
người Việt Nam, dịng máu chảy trong huyết quản ơng cũng mang tên Lạc Hồng, có lẽ vì
thế, trong thơ ơng, dù là suy ngẫm, dù là triết lí, ta vẫn gặp lời ru ầu ơ của mẹ, ta vẫn thấy
kỉ niệm tuổi thơ nồng cháy, ta vẫn nghe trong gió thong thả nhịp vỗ cánh cò. Và “Con
cò” là bài thơ tiêu biểu cho một hồn thơ như thế, một bài thơ mà chất triết lí, suy tưởng đã
hồ làm một với những lời ca đẹp đẽ nhất ca ngợi tình mẹ, ca ngợi ý nghĩa của những lời
hát ru với cuộc đời mỗi con người.


<b>33. </b><i>"Tre xanh, xanh tự bao giờ,</i>
<i>Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.</i>
<i>Thân gầy guộc, lá mong manh</i>
<i>Mà sao nên lũy nên thành tre ơi"</i>
<i>("Tre Việt Nam" -Nguyễn Duy)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

thương chịu khó. Và cũng có khi hình ảnh cị được mượn để ví cho thân phận người phụ
nữ thấp bé trước xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Cảm nhận từ tình mẹ thiêng liêng, cảm
nhận vẻ đẹp sâu sắc của hình ảnh cò, tác giả Chế Lan Viên đã mượn chất liệu là những
bài ca dao, dân ca Việt Nam để dệt nên bài thơ "Con cị" ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng
và nỗi nhọc nhằn nuôi con khôn lớn của người phụ nữ, người mẹ. Bài thơ đã nhanh
chóng được mọi người biết đến và trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về
tình mẹ.


<b>35. Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút văn xuôi đáng chú ý trong những </b>
năm 60 – 70, chỉ chuyên viết về truyện ngắn và kí. “Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn
nhẹ nhàng có cốt truyện đơn giản nhưng thật thú vị và ẩn chứa bên trong nhiều ý vị sâu
sắc. Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của những con


người lao động bình thường mà cao cả, những con người đầy quan tâm, đầy trách nhiệm
đối với đất nước mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác quan trắc khí tượng. Nhân
vật anh thanh niên chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng vẫn là điểm sáng nổi bật nhất của bức
tranh về phẩm chất và tâm hồn tốt đẹp của con người mới trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc mà tác giả tập trung thể hiện.


<b>36.</b>
<b>Cách 1</b>


- Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Phần lớn thơ ông hướng về đề tài người lính với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngơn
ngữ hàm súc, cơ đọng giàu hình ảnh


- Bài thơ “Đồng chí” là một trong những bài thơ viết về người lính hay của ơng. Bài thơ
đã diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến.
<b>Cách 2:</b>


Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, hình ảnh người lính mãi mãi là hình ảnh
cao q nhất, đẹp đẽ nhất. Hình tượng người lính đã đi vào lịng người và văn chương với
tư thế, tình cảm và phẩm chất cao đẹp. Một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất, tiêu
biểu và thành công nhất viết về tình cảm của những người lính Cụ Hồ là “Đồng chí” của
Chính Hữu. Bằng những rung động mới mẻ và sâu lắng, bằng chính sự trải nghiệm của
người trong cuộc, qua bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã diễn tả thật sâu sắc tình đồng
chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến.


<b>37.- Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. Sau CM thơ Huy Cận tràn </b>
đầy niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống mới.


-Thiên nhiên vũ trụ là nguồn cảm hứng dồi dào trong thơ Huy Cận và nó mang những nét
đẹp riêng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

và nhiều hình ảnh kì vĩ, tráng lệ ,bài thơ đã ca ngợi thiên nhiên vũ trụ và con người lao
động trong cuộc sống mới ở miền Bắc thời kỳ xây dụng chủ nghĩa xã hội.


<b>38. Bài thơ “Đồng chí” ra đời vào đầu năm 1948, sau chiến dịch Việt Bắc của quân và </b>
dân ta đánh thắng cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp cuối năm 1947 lên khu
căn cứ địa Việt Bắc. Nhà thơ Chính Hữu lúc đó là chính trị viên đại đội thuộc trung đồn
Thủ đơ, cùng đơn vị của mình tham gia chiến đấu suốt chiến dịch. Đầu năm 1948 Chính
Hữu viết bài thơ này. Bài thơ là kết quả của những trãi nghiệm thực va những cảm xúc
sâu xa của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc. Bài thơ nói về tình đồng đội,
đồng chí thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng mà phần lớn họ xuất thân
từ nông dân. Đồng thời bài thơ cũng thể hện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp
của anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cịn rất khó
khăn thiếu thốn.


<b>39. Phạm Tiến Duật là nhà thơ trẻ và lớn lên “trong sắc áo của anh bộ đội Trường Sơn” </b>
giữa những ngày ác liệt nhất của cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ.Tiếng thơ Phạm
Tiến Duật hình thành và lớn lên với những bài thơ “ Trường Sơn đông-Trường Sơn tây,
lửa đèn, giửi em cô thanh niên xung phong, nhớ....”đã góp phần trẻ hố thơ Việt Nam
thời chống Mỹ. Bài thơ “bài thơ về tiểu đội xe không kính” được rút ra trong tập thơ
“vầng trăng-quầng lửa” của tác giả. Trong bài thơ tác giả đã xây dựng một hìng tượng
độc đáo những “chiếc xe khơng kính” chắn gió vẫn băng băng trên đường ra trận vì chiến
trường miền Nam ruột thịt.


<b>40. Nói đến Nguyễn Đình Chiểu khơng những là nói đến một nhà thơ u nước tiêu biểu </b>
nhất của thời kỳ đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX mà ơng cịn
được nhân dân biết đến như một nhà thơ lớn, ca ngợi đạo lí làm người, đề cao tiết hạnh
của người phụ nữ, ca ngợi lòng trung hiếu và hành động vị nghĩa của nam giới mà tác
phẩm Lục Vân Tiên là một minh chứng hùng hồn. Lục Vân tiên - nhân vật chính của tác
phẩm, hơn ai hết đã biểu hiện rõ nét lý tưởng của người anh hùng. Đặc biệt là đoạn trích


“Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã để lại trong lịng người đọc một ấn tượng khó
phai mờ về hình ảnh một trang nghĩa sỹ đánh cướp cứu người.


<b>41. Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Khơng có cảm xúc, thơ sẽ</b>
khơng thể có sức lay động hồn người, khơng có sự chân thành chút hồn của thơ cũng
chìm vào quên lãng. Một chút chân thành, một chút lãng mạn, một chút âm vang mà
Chính Hữu đã gieo vào lịng người những cảm xúc khó qn. Bài thơ " Đồng chí" với
nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp, tươi vui; với ngơn ngữ bình dị dường như đã trở thành
những vần thơ của niềm tin yêu, sự hy vọng, lịng cảm thơng sâu sắc của một nhà thơ
cách mạng. Phải chăng, chất lính đã thấm dần vào chất thơ, sự mộc mạc đã hòa dần vào
cái thi vị của thơ ca tạo nên những vần thơ nhẹ nhàng và đầy cảm xúc?


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

ta ngày hôm nay. Các anh đã hi sinh cả thể xác lẫn tinh thần, hi sinh cả những hạnh phúc
mà lẽ ra các anh phải được hưởng. Chiến tranh, vùng trời của tan thương và chết chóc.
Trong mưa bom lửa đạn, trong chất cay xè của mùi thuốc súng, tình cảm cao đẹp nhất
của tình đồng chí đồng đội trào dâng. Những bùi ngùi dấu tận đáy lòng của những người
cha lên đường chiến đấu gởi lại quê hương đứa con thân yêu nhất của mình để rồi trong
giờ phút hiếm hoi giữa cuộc hành qn nỗi nhớ con khơng cịn dấu được. Tình cảm
thiêng liêng ấy càng mãnh liệt hơn trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn
Quang Sáng.


<b>43. - Giới thiệu con đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ - được coi là biểu </b>
tượng anh hùng của cuộc chiến đấu giành độc lập tự do.


- Nhà văn Lê Minh Khuê đã từng là thanh niên xung phong trên tuyến đường TS máu
lửa.


- Những tác phẩm của chị viết về cuộc sống chiến đấu của bộ đội và thanh niên xung
phong ở đây đã gây được sự chú ý của bạn đọc mà truyện ngắn « những ngôi sao xa xôi »
là một trong những tác phẩm ấy.



- Truyện viết về 3 cô gái trong một tổ trinh sát mặt đường làm nhiệm vụ phá bom trên
tuyến đường TS đạn bom khốc liệt. Phương Định, nhân vật kể chuyện cũng là nhân vật
chính để lại nhiều ấn tượng đẹp và tình cảm sâu sắc trong lòng người đọc.


<b>44. Cách 1 :</b>


- Cuộc kháng chiến chống Mĩ đã đi qua….. nhưng ánh sáng chói lọi của nó vẫn ln tồn
tại cùng với lịch sử dân tộc ta qua các tác phẩm văn học như….. Và có những con người
bình dị, đã làm nên cuộc kháng chiến ấy, đó là những người lính, những cô thanh niên
xung phong, những chiến sĩ vô danh…. « Những ngôi sao xa xôi » viết về những con
người như vậy. Ba cô gái thanh niên họp thành một tổ trinh sát mặt đường….


<i>Họ đã sống và chết.</i>
<i>Giản dị và bình tâm</i>
<i>Khơng ai nhớ mặt đặt tên</i>
<i>Nhưng họ đã làm nên đất nước.</i>


<b>Cách 2 :</b>


- Truyện « những ngôi sao xa xôi » của Lê Minh Khuê được viết năm 1971, khi cuộc
kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt.


- Truyện kể lại cuộc sống của ba cô gái thanh niên xung phong làm công tác trinh sát và
phá bom thông đường trên một cao điểm của Trường Sơn những năm tháng chống Mĩ.
Qua đó thể hiện và ca ngợi tâm hồn và phẩm chất cao đẹp của những người con gái Việt
Nam thời chống Mĩ : Hồn nhiên, trong sáng trong cuộc sống, dũng cảm trong chiến đấu
và luôn lạc quan trước tương lai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>45. - Mùa thu quê hương là đề tài gợi cảm xúc đối với thi nhân song mỗi người cảm xúc </b>


về mùa thu theo cảm nhận riêng của mình. Với nhà thơ Hữu Thỉnh, khoảnh khắc giao
mùa từ hạ sang thu đã rung động hồn thơ để thi sĩ vẽ nên một bức tranh thơ: “Sang thu”
thật hay.


- Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ : nhịp nhàng, khoan thai, êm ái, trầm lắng và
thoáng chút suy tư… thể hiện một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn
đồng bằng Bắc Bộ.


<b>46. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Trùng Khánh - Cao Bằng ,thấm nhuần những tinh </b>
hoa, cái đẹp của dân tộc Tày , Y Phương (1948) là một nhà thơ tiêu biểu cho các dân tộc
miền núi ."Thơ Y Phương như một bức tranh thổ cẩm đan dệt nhiều màu sắc khác nhau
,phong phú và đa dạng ,nhưng trong đó có một màu sắc chủ đạo ,âm điệu chính là bản sắc
dân tộc rất đậm nét và độc đáo .Nét độc đáo đó nằm ở cả nội dung và hình thức .Với Y
Phương ,thơ của dân tộc Tày nói riêng và thơ Việt Nam nói chung có thêm một giọng
điệu mới ,một phong cách mới "( Từ điển tác giả ,tác phẩm văn học Việt Nam ).


<b>47. Cuộc kháng chiến chống Pháp đã đi qua hơn 50 năm nhưng vẫn để lại những dấu ấn </b>
ko thể mờ phai về những năm tháng hào hùng của dân tộc. trong những năm tháng ấy đã
nảy sinhbiết bao h/ả đẹp mà đẹp nhất là h/ả ng lính & t/c đồng chí đồng đội của họ. Bên
cạnh những bài thơ nổi tiếng một thời như Nhớ (Hồng Ngun), Tây tiến (Quang Dũng)
thì Đồng chí của Chính Hữu cũng là một thi phẩm đặc sắc.


<b>48. </b><i>“ Dẫu súng đạn nặng đường ra hỏa tuyến</i>
<i>Đi đường dài em giữ Truyện Kiều theo”</i>
<i>( Chế Lan Viên)</i>


Trải qua mấy trăm năm với bao thử thách giông tố của thời gian Truyện Kiều của ND vẫn
giữ vị trí hàng đầu trong nền văn học dân tộc. Một trong mhững ngyên nhân làm cho TK
có sức sống lâu bền trong lịng bạn đọc là vì nhiều nhân vật của ND đã trở thành bất tử,
người đọc nhớ nhân vật hơn cả cốt truyện. Đó chính là do nghệ thuật miêu tả nhân vật


của ND. Đoạn trích……… sẽ giúp ta hiểu rõ điều đó.


<b>49. Có một nhà thơ mà người VN khơng ai là khơng u mến, có một truyện thơ mà hơn </b>
200 năm qua ko mấy người VN khơng thuộc lịng nhiều đoạn hay vài câu. Người ấy, thơ
ấy đã trở thành niềm tự hào của dân tộc VN , đúng như THữu đã ngợi ca:


<i>“ Tiếng thơ ai động đất trời</i>


<i>Nghe như non nước vọng lời nghìn thu</i>
<i>Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du</i>


<i>Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

sâu trong lịng đọc như vậy cịn bởi trong TK ơng đã bộc lộ sự tài hoa, sắc sảo trong việc
miêu tả nhân vật. Đoạn trích….


<b>51. ND là một bậc thầy về tả cảnh. Nhiều câu thơ tả cảnh của ông có thể coi như là chuẩn</b>
mực cho vẻ đẹp của thơ ca cổ điển. ND ko chỉ giỏi về tả cảnh mà cịn giỏi về tả tình, tả
tâm trạng. trịn quan niệm của ơng, hai yếu tố tình & cảnh ko tách rời nhau mà luôn đi
liền với nhau, bổ sung cho nhau. Đoạn trích KƠLNB là sự kết hợp giao hòa của hai yếu
tố này.


<b>52. Chỉ là một tiếng gà mái nhảy ổ cục tác trong nắng trưa, chỉ là một bếp lửa chờn vờn </b>
trong sương sớm,…mà có biết bao nghĩa tình, mà sao tha thiết, lắng sâu đến thế! Thì ra,
có khi nhg điều nhỏ nhoi, giản dị nhất lại ẩn chứa tâm tình, chắt đọng những điều thiêng
liêng, là hiện hình của nhg t/c thiết tha chân thành, ko thể nào quên. Tiếng gà trưa đánh
thức trong XQ nhg kỉ niệm về một thời thơ ấu sống trong tình yêu thương của bà. Còn
với Bằng Việt, Bếp lửa lại trở thành một hình ảnh biểu trưng cho sự ấm áp nồng đượm
của tình bà cháu.



<b>53. Nguyễn Du là một nhà thơ lớn của dân tộc. ơng đã đóng góp cho kho tàng văn họcVN</b>
nhiều tác phẩm đặc sắc, đặc biệt là Truyện Kiều. Đó là một trong số những đỉnh cao
chóingời của nền văn học VN, cũng nhơ Văn học thế giới. TK không chỉ thành công về
mặt nội dung mà còn đặc sắc về mặt nghệ thuật. Đáng chú ý là bút pháp tả cảnh ngụ tình
được thể hiện khá rõ qua đoạn trích KƠLNB, tiêu biểu nhất là tám câu thơ cuối.


<b>54. Ra đời cách đây hơn 50 năm, nhưng truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn </b>
Quang Sáng, mỗi lần đọc lại vẫn đem đến cho chúng ta niềm xúc động lạ thường. Sức
hấp dẫn của tác phẩm ko phải chỉ ở cốt truyện ít nhiều li kì, hay tính cách n.vật khác lạ
mà chính là ở nội dung sâu sắc & cảm động của câu chuyện: Tình cha con sâu nặng trong
hoàn cảnh éo le của chiến tranh.


<b>55. Mùa xuân vốn là đề tài vô tận của thi nhân xưa & nay. Nếu như họa sĩ dùng đường </b>
nét & sắc màu, nhạc sĩ dùng giai điệu & âm thanh thì thi sĩ lại dùng ngơn từ để diễn tả
cảm xúc của mình- đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh sắc quê hương. Ta đã từng
bắt gặp một sắc cỏ xuân non tơ trong thơ ND, một nét xuân chín rạo rực của thi sĩ họ
Hàn, hay một mùa xuân xanh tươi tắn nhẹ nhàng trong thơ NBính. Và xúc động biết bao
khi ta được hịa mình vào Mùa xn nho nhỏ của nhà thơ xứ Huế – Thanh Hải để rồi
thêm hiểu & yêu cuộc sống hơn.


<b>56. Từ ngàn đời nay văn chương đã dành bao nhiêu lời đẹp ý hay để nói về người mẹ, về </b>
tình mẫu tử, nhưng đề tài quen thuộc ấy vẫn ko bao giờ là chuyện xưa cũ. Với tuổi ấu
thơ, người mẹ, tình mẹ lại ln gắn liền với lời ru. Dòng sữa & lời hát ru ngọt ngào của
mẹ đã nuôi đứa trẻ lớn lên “Sữa nuôi phần xác, hát ni phần hồn”(Nguyễn Duy). Tình
mẹ & ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con ng đã được nhà thơ Chế Lan Viên gửi
gắm trong những vần thơ nhẹ nhàng mà đậm chất triết lí: Con cị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<i>Q hương là gì hả mẹ</i>
<i>Ai đi xa cũng nhớ nhiều</i>
<i>(Đỗ Trung Quân)</i>



Trong trái tim mỗi con người ln có một khoảng dành riêng cho q hương, tình cảm ấy
dạt dào cháy bỏng & có sức sống mãnh liệt, bền bỉ. Đặc biệt trong hoàn cảnh khó khăn,
nguy hiểm, tình cảm ấy càng tỏa sáng rạng ngời. Với ngòi bút sắc sảo chân thực cùng tâm
hồn đồng cảm sâu sắc, nhiều nhà văn VN hiện đại đã khắc họa thành cơng hình ảnh con
ng VN có tình u làng q tha thiết. Nhưng có lẽthành công hơn cả là nhà văn KL với
n.v ông Hai trong truyện ngắn Làng: một lão nông nghèo ln nặng lịng với q hương,
tình q ấy gắn bó hịa nhập trong tình u đát nước.


<b>58. Thơ xưa cũng như nay, thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các </b>
nhà văn, nhà thơ. Đặc biệt là ánh trăng. Xưa, Lý Bạch khi đối diện với vầng trăng đã giật
mình thảng thốt nhớ cố hương. Nay, Nguyễn Duy, một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ
sau năm 1975 cũng góp vào mảng thơ thiên nhiên một ánh trăng.Và đối diện trước vầng
trăng, người lính đã giật mình về sự vơ tình trước thiên nhiên, vơ tình với những kỉ niệm
nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ “Ánh trăng” giản dị như một niềm ân hận trong
tâm sự sâu kín ấy của nhà thơ.


<b>59. Ta gặp đâu đây ngòi bút tài hoa của Nguyễn Duy trong tác phẩm : “Tre Việt Nam”, </b>
“Hơi ấm ổ rơm”... Nhưng khi hồ bình lập lại, ơng đã chuyển sang một trang mới viết
về sự chuyển mình của đất nước, của con người cuộc sống đời thường đang che lấp mất
dần những điều đáng quý mà họ vốn có. Bài thơ “Ánh trăng” là một bài thơ tiêu biểu cho
chủ đề đó. Bài thơ như một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao đã
qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước đồng thời thức dậy trong
tâm hồn người lính lịng trung hiếu trọn vẹn với nhân dân.


(Sưu tầm)


Hoàng Thị Lan Thanh @ 10:26 18/12/2010
Số lượt xem: 10



Đường dẫn:


Bản quyền thuộc về Lan Thanh


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×