Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Luận văn Thạc sĩ Đặc điểm của nhóm phó từ chỉ mức độ trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.78 KB, 101 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHỊNG

LÊ THỊ QUỲNH

ĐẶC ĐIỂM CỦA NHĨM PHĨ TỪ
CHỈ MỨC ĐỘ TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

\

HẢI PHÒNG - 10/2020


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHỊNG

LÊ THỊ QUỲNH

ĐẶC ĐIỂM CỦA NHĨM PHĨ TỪ


CHỈ MỨC ĐỘ TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH : NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ

: 8220102

Người hướng dẫn

: TS. Đỗ Phương Lâm

HẢI PHÒNG - 10/2020


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: Lê Thị Quỳnh.
Là học viên cao học lớp Ngơn ngữ Việt Nam khóa 9 (2018 – 2020) của
trường Đại học Hải Phịng.
Tơi xin cam đoan đề tài này dựa trên quá trình nghiên cứu trung thực
dưới sự cố vấn nghiên cứu khoa học của TS. Đỗ Phương Lâm – Giám đốc
trung tâm giáo dục thường xuyên trường Đại học Hải Phòng. Đây là đề tài
luận văn thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam. Luận văn này chưa được
ai cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào và các nguồn tham khảo đều được trích
dẫn đầy đủ.
Tôi xin cam đoan nghiên cứu “ Đặc điểm của nhóm phó từ chỉ mức độ

trong tiếng Việt” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc
lập và nghiêm túc. Các dữ liệu trong luận văn được thu thập từ từ điển, các tác
phẩm văn học có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý, thống kê một
cách khách quan và trung thực.
Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng
cũng như kết quả luận văn của bản thân.
Hải Phòng, ngày 08 tháng 10 năm 2020
Tác giả

Lê Thị Quỳnh


ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp hệ đào tạo Thạc sĩ chun ngành Ngơn ngữ Việt
Nam khóa 2018 – 2020 có ý nghĩa thực sự to lớn và quan trọng đối với các
học viên nói chung cũng như bản thân tơi nói riêng. Đây là kết quả của q
trình học tập và nghiên cứu bằng sự cố gắng nỗ lực hết mình của bản thân và
sự giúp đỡ tận tình, dạy dỗ, động viên khích lệ của thầy cơ.
Tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS.
Đỗ Phương Lâm – Người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, cung cấp các tài
liệu, thơng tin khoa học liên quan cần thiết cho bài luận này, đồng hành cùng
tơi trong suốt q trình nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo, ban giám hiệu, phòng quản lý
sau đại học của trường Đại học Hải Phịng cùng các thầy cơ trực tiếp giảng
dạy các bộ mơn liên quan trong suốt q trình học tập và nghiên cứu. Chính
sự tận tâm và nhiệt tình, tận tụy dạy dỗ của các thầy cơ và sự tạo điều kiện tốt
nhất từ phía nhà trường đã giúp tơi có điều kiện tốt nhất hồn thành tốt cơng

việc nghiên cứu khoa học của mình.
Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu
sót và hạn chế, kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của q thầy cơ
trong Hội đồng để bài luận văn của tơi được hồn thiện hơn. Xin chân thành
cảm ơn!


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................................................................vi
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 ..............................................................................................................................................................7
CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...............................................................................................7
1.1. Phó từ trong tiếng Việt.......................................................................................................................................7
1.1.2. Khái niệm phó từ ............................................................................................................................................9
1.1.3. Phân loại phó từ ............................................................................................................................................10
1.1.4. Phân biệt phó từ với các hư từ khác.............................................................................................................15
1.2. Phó từ chỉ mức độ trong tiếng Việt.................................................................................................................23
1.2.1. Quan niệm về thang độ (degree)..................................................................................................................23
1.2.2. Khảo sát phó từ chỉ mức độ .........................................................................................................................24
1.2.3. Phân loại phó từ chỉ mức độ theo thang độ.................................................................................................24
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................................................................25
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................................................26
ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA PHÓ TỪ CHỈ MỨC ĐỘ TRONG TIẾNG VIỆT ........................................26

2.1. Nhóm phó từ chỉ mức độ thấp ........................................................................................................................27
2.1.1. Phó từ “hơi”...................................................................................................................................................27
2.1.2. Phó từ “kém”.................................................................................................................................................28
2.1.3. Phó từ “khí”...................................................................................................................................................30
2.2. Nhóm phó từ chỉ mức độ vừa .........................................................................................................................31
2.2.1. Phó từ “tương đối”........................................................................................................................................31
2.2.2.. Phó từ “khá”.................................................................................................................................................32

2.3. Nhóm phó từ chỉ mức độ cao .................................................................................... 34
2.3.1. Phó từ “quá” .......................................................................................................... 34
2.3.2. Phó từ “rất”....................................................................................................................................................36
2.3.3. Phó từ “lắm”..................................................................................................................................................39
2.3.4. Nhóm phó từ mức độ cao “thậm”, “đại”.....................................................................................................43
2.3.5. Nhóm phó từ “ra sức”, “hết sức”, “hết mức”, “hết mực”, “quá đỗi”, “rất mực”......................................44
2.3.6. Phó từ “chúa“................................................................................................................................................46
2.3.7. Nhóm phó từ “vạn bội”, “vạn phần”, “bội phần”.......................................................................................47
2.4. Nhóm phó từ chỉ mức độ cực cấp...................................................................................................................49


iv
2.4.1. Phó từ “chí”...................................................................................................................................................49
2.4.2. Phó từ mức độ “tối“......................................................................................................................................50
2.4.3. Nhóm phó từ “cực“, “cực kỳ“......................................................................................................................51
2.4.4. Phó từ “cực lực“, “kịch liệt”.........................................................................................................................53
2.4.5. Phó từ “vơ cùng“...........................................................................................................................................54
Tiểu kết ....................................................................................................................................................................58
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................................................................59
ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CỦA PHÓ TỪ CHỈ MỨC ĐỘ TRONG TIẾNG
VIỆT ........................................................................................................................................................................59
3.1. Nhóm phó từ chỉ mức độ thấp ........................................................................................................................59

3.1.1. Sự tương đồng và khác biệt giữa hai từ “hơi - khí“....................................................................................59
3.1.2. Sự khác biệt giữa 3 phó từ: “kém”, “hơi” và “khí” ....................................................................................62
3.2. Nhóm phó từ chỉ mức độ vừa .........................................................................................................................63
3.2.1. Sự tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa...................................................................................................63
3.2.2. Sự tương đồng và khác biệt về mặt sử dụng...............................................................................................65

3.3. Nhóm phó từ chỉ mức độ cao .................................................................................... 66
3.3.1. Nhóm các phó từ “rất”, “lắm” , “quá“ .................................................................... 66
3.3.2. Nhóm các phó từ “thậm ”,”chúa“................................................................................................................73
3.3.3. Nhóm các phó từ “ra sức“, “hết sức“, “hết mức“, “hết mực“, “ rất đỗi“, ”rất mực”................................75
3.3.4. Nhóm các phó từ “vạn bội” , “bội phần“, “vạn phần” ...............................................................................77
3.4. Nhóm phó từ chỉ mức độ cực cấp...................................................................................................................79
3.4.1. Nhóm các phó từ “cực“, “cực kì“................................................................................................................79
3.4.2. Nhóm các phó từ “tối“, “chí“.......................................................................................................................82
3.4.3. Nhóm các phó từ “cực lực“, “kịch liệt“.......................................................................................................84
3.4.4. Phó từ “vô cùng“...........................................................................................................................................84
Tiểu kết ....................................................................................................................................................................87
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................................................................88


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải tích

tr

Trang


NKT

Nguyễn Kim Thản

GS.TS

Giáo sư. Tiến sĩ

KHXH & NV

Khoa học xã hội và nhân văn

ĐHQG HCM

Đại học quốc gia Hồ Chí Minh

NXB

Nhà xuất bản

NXB GD

Nhà xuất bản giáo dục

THPT

Trung học phổ thông



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Bảng 1

Phó từ chỉ mức độ phân chia theo dải mức độ

4

Bảng 1.1

Phân loại phó từ chỉ mức độ tiếng Việt theo thang độ

24

Bảng 2.1

Phân loại phó từ chỉ mức độ của tiếng Việt theo thang độ

26

Bảng 2.2

Khả năng kết hợp với các từ loại của phó từ chỉ mức độ trong

56

Tên Bảng


tiếng Việt

Trang


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tiếng Việt là một ngơn ngữ thuộc loại hình ngơn ngữ đơn lập. Một
trong những phương thức ngữ pháp quan trọng của loại hình ngơn ngữ đơn
lập là phương thức sử dụng hư từ. Tuy chiếm số lượng nhỏ nhưng tần suất
hoạt động của hư từ trong tiếng Việt là rất cao. Nghiên cứu đặc điểm của hư
từ sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề ngữ pháp của tiếng Việt.
1.2. Phó từ là một trong những lớp từ thuộc hệ thống hư từ trong tiếng
Việt. Phó từ giữ vai trị rất quan trọng trong việc biểu thị các ý nghĩa ngữ
pháp. Việc nghiên cứu về phó từ tiếng Việt đến nay vẫn cịn nhiều quan điểm
bất đồng.
Phó từ là loại hư từ mang ý nghĩa tình thái cao. Ở đặc điểm này, phó từ
có ý nghĩa đánh giá và nó rất gần với trợ từ. Nghiên cứu ngữ nghĩa tình thái,
phân biệt các sắc thái ngữ nghĩa của những phó từ gần nghĩa là một trong
những vấn đề còn chưa được nghiên cứu sâu. Các cơng trình nghiên cứu có
liên quan đến phó từ hầu hết chưa bao quát được đặc điểm này mà chỉ đề cập
đến một khía cạnh nào đó của phó từ.
1.3. Phó từ chỉ mức độ (hoặc như một số sách ngữ pháp gọi là “từ
kèm”, “từ chỉ mức độ”) là một tiểu loại phó từ được phân loại theo chức năng
ngữ pháp. Loại phó từ này là thành phần phụ trong tổ chức của đoản ngữ
động từ, đoản ngữ tính từ có chức năng giới hạn, định vị, miêu tả về mức độ

của hành động hoặc tính chất của đối tượng.
Nghiên cứu về phó từ nói chung và phó từ chỉ mức độ nói riêng trong
tiếng Việt cịn mang tính ứng dụng cao trong việc biên soạn sách, tài liệu về
ngữ pháp và dạy học tiếng Việt cho người nước ngooài.
Xuất phát từ những lý do thiết thực trên chúng tôi lựa chọn đề tài
nghiên cứu: “Đặc điểm của nhóm phó từ chỉ mức độ trong tiếng Việt”.


2

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu về phó từ trong tiếng Việt
Phó từ thuộc loại hư từ chiếm số lượng lớn nhất trong hư từ của tiếng
Việt. Các quan niệm về phó từ tiếng Việt cũng cịn nhiều bất đồng hiện nay.
Trong hầu hết các sách ngữ pháp tiếng Việt, phó từ cịn được gọi là phụ từ với
nội hàm rộng hơn (gồm cả các hư từ tình thái).
Đinh Văn Đức (1986) trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, trong
khi phân định hư từ có xác định “nhóm hư từ làm từ phụ diễn đạt các ý nghĩa
ngữ pháp của thực từ, một số đạt tới khả năng làm công cụ ngữ pháp gần
giống các hư từ của dạng thức phân tích tính trong ngơn ngữ Ấn – Âu, hoặc
các phụ tố. Có thể tạm gọi là các ”hư từ từ pháp”. Nhóm hư từ mà Đinh Văn
Đức chỉ ra ở đây tương ứng với phó từ trong các quan niệm sau này.
Nguyễn Anh Quế (1988) trong cuốn Hư từ trong tiếng Việt hiện đại đã
tiến hành khảo sát và miêu tả các đặc điểm về ngữ nghĩa và ngữ pháp của
từng nhóm hư từ và từng hư từ cụ thể của tiếng Việt. Trong đó biện luận, so
sánh các cách dùng khác nhau của cùng một hư từ, hoặc của những hư từ có ý
nghĩa tương đồng. Căn cứ vào tổ chức đoản ngữ và chức năng cú pháp,
Nguyễn Anh Quế phân loại hư từ thành các nhóm:
(a) - Các hư từ chuyên dùng làm thành tố phụ đoản ngữ (hư từ từ pháp).
(b) - Các hư từ không làm thành tố phụ đoản ngữ (hư từ cú pháp).

(c) - Các hư từ nằm ngoài đoản ngữ (hư từ phụ trợ).
Các hư từ nhóm (a) chính là các phó từ. Nhóm phó từ chuyên diễn đạt
một số phạm trù ngữ pháp hoặc ý nghĩa ngữ pháp của từ trung tâm. Phó từ
gồm hai nhóm:
- Nhóm chuyên làm thành tố phụ cho một đoản ngữ có danh từ làm
trung tâm, như: những, các, mọi, mỗi, từng, cái, v.v.
- Nhóm chuyên làm thành tố phụ cho một đoản ngữ có động từ làm
trung tâm (theo nhiều nhà nghiên cứu ngữ pháp, cịn gồm đoản ngữ có tính từ
làm trung tâm nữa), như: đã, sẽ, đang, vẫn, hãy, đừng chớ, hơi, khá, rất, v.v.


3

Theo Hoàng Phê (chủ biên) trong Từ điển tiếng Việt (2003): Phụ từ là
những từ không mang ý nghĩa từ vựng chân thực mà chỉ đi kèm danh từ, động
từ - tính từ để bổ sung ý nghĩa phụ cho danh từ, động từ- tính từ.
Nguyễn Hồng Cổn (2003) trong bài viết “Về vấn đề phân định từ loại
trong tiếng Việt” đã xác định nhóm hư từ làm thành tố phụ của đối tố (lượng
từ, số từ, định từ, chỉ từ) hoặc thành tố phụ của vị tố (tiền phó từ, hậu phó từ).
Đào Thanh Lan (2007) cho rằng: “Hư từ là từ không biểu hiện ý nghĩa
từ vựng” và phân thành hai loại: “loại chuyên biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp
thường gọi là hư từ và loại chuyên biểu hiện ý nghĩa tình thái được gọi chung
là tình thái từ”. Hư từ chia thành hai lớp:
Phụ từ: bổ sung ý nghĩa phụ cho thực từ, gồm: định từ (phụ cho danh
từ) và phó từ (phụ cho vị từ).
Đỗ Phương Lâm (2014) trong Luận án Đặc điểm hư từ Hán Việt trong
tiếng Việt có quan điểm tách nhóm hư từ có khả năng làm thành phần phụ
trong đoản ngữ là phó từ. Theo quan điểm này, phó từ bao gồm hai loại: phó
danh từ (phụ cho đoản ngữ danh từ) như: những, các, này, kia, đấy, v.v. và
“phó thuật từ (phụ cho đoản ngữ động từ, đoản ngữ tính từ) như: đã, sẽ, đang,

rất, lắm, không, v.v.
Trong Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ: Bước đầu nhận xét việc thể hiện
cách dùng phụ từ trong các sách giáo khoa dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ
(trên tư liệu các tài liệu xuất bản trong nước từ năm 1980 đến năm 2005),
Trần Thị Ánh Tuyết (2007) đã thống nhất chia phụ từ thành hai nhóm: định từ
là những từ phụ cho danh từ trung tâm; phó từ là những từ phụ cho động từ,
tính từ trung tâm. Cuốn luận văn này nghiên cứu phụ từ tiếng Việt từ giác độ
ngữ dụng học. Tác giả Luận văn đã phân tích nhiều trường hợp về hiệu lực
giao tiếp của các phó từ và vai trị của phó từ trong dạy học tiếng Việt.
2.2. Nghiên cứu về phó từ chỉ mức độ trong tiếng Việt
Đinh Lê Thư (1995) trong bài viết “Cách sử dụng các phó từ chỉ mức
độ “rất, quá, lắm, hơi, khá” đã chia nhóm phó từ chỉ mức độ thành hai nhóm:


4

Nhóm mức độ thấp, gồm: hơi khá.
Nhóm mức độ cao, gồm: rất, lắm, quá.
Trong bài viết này, tác giả đã phân biệt ý nghĩa giới hạn về mức độ
giữa các phó từ. Tác giả cũng đã phân tích sự khác biệt về sắc thái ngữ nghĩa
(nghĩa sử dụng) của các phó từ. Bài viết cũng khảo sát khả năng kết hợp với
tính từ và động từ của từng phó từ nói trên. Phần cuối bài viết khảo sát về tần
số xuất hiện của các phó từ. Như vậy, tác giả Đinh Lê Thư mới dừng lại ở
việc miêu tả sơ lược một số đặc điểm ngữ pháp và đặc điểm sử dụng của một
số lượng giới hạn các phó từ chỉ mức độ trong tiếng Việt. Cịn nhiều phó từ
chỉ mức độ khác chưa được tác giả nghiên cứu.
Phạm Hùng Dũng (2011) trong bài viết “Ý nghĩa chỉ mức độ và cách dùng
của các đơn vị chỉ mức độ trong tiếng Việt”, đã chia dải mức độ diễn đạt làm 3
mức, tương ứng với 3 mức là các phó từ chỉ mức độ như bảng dưới đây:
Bảng 1. Phó từ chỉ mức độ phân chia theo dải mức độ

Dải mức độ

Nhóm đơn vị biểu thị mức độ

Thấp

Hơi, khá, khí

Cao

Ghê, lạ, lắm, quá, rất, tệ, thậm

Cực cấp

Chí, chúa, cực, đại, tối, cực, siêu

Tác giả miêu tả cách dùng của các phó từ trên thơng qua việc phân tích
sắc thái ngữ nghĩa [+- tích cực] (nghĩa tốt hay khơng tốt) của chúng. Từ đó
xác định khả năng kết hợp với các động từ, tính từ mang nghĩa [+- tích cực].
Ví dụ: hơi chỉ kết hợp với những động từ, tính từ mang nghĩa không tốt: hơi
kém, hơi xấu, hơi nông nổi, v.v.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tơi trong cơng trình này là nhóm phó
từ chỉ mức độ trong tiếng Việt.


5

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm ngữ
nghĩa và đặc điểm sử dụng của nhóm phó từ chỉ mức độ trong tiếng Việt.
Nguồn ngữ liệu của luận văn là các phó từ chỉ mức độ được xác định trong:
Từ điển tiếng Việt (2009), Viện Ngôn ngữ học - Trung tâm từ điển học,
Hoàng Phê (chủ biên), Nxb Hà Nội.
Các ngữ liệu được trích từ các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết của
các tác gia văn học Việt Nam đương đại và nguồn ngữ liệu từ thực tế sử dụng
ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày (tiếng Việt).
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đặt ra một số nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
- Khảo sát thống kê số lượng các phó từ chỉ mức độ trong tiếng Việt;
- Miêu tả đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm ngữ nghĩa và đặc điểm sử dụng
của phó từ mức độ trong tiếng Việt;
- Ứng dụng của nghiên cứu phó từ chỉ mức độ đối với việc dạy học
tiếng Việt như một ngoại ngữ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp một số thủ pháp và phương pháp nghiên cứu ngôn
ngữ học sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: giúp thống kê, xử lí tư liệu ngơn
ngữ. Nhờ có phương pháp này mà luận văn có được các bảng danh sách phó
từ chỉ mức độ trong tiếng Việt; lập bảng thống kê số lượng, tần suất hoạt động
của chúng;
- Phương pháp phân tích và miêu tả ngữ pháp: giúp miêu tả các đặc
điểm về ngữ pháp của nhóm phó từ như: vị trí, ý nghĩa ngữ pháp của từ, khả
năng kết hợp, khả năng cấu tạo đoản ngữ, v.v.


6


6. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
6.1. Về lí luận
Góp phần bổ sung và xác định các khái niệm liên quan đến phó từ trong
tiếng Việt.
6.2. Về thực tiễn
Bổ sung tư liệu nghiên cứu và giảng dạy về phó từ tiếng Việt.
Những miêu tả về đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của nhóm
phó từ chỉ mức độ có thể làm tư liệu cho việc dạy học tiếng Việt.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của luận văn có
kết cấu gồm ba chương.
Chương 1: Cơ sở lí thuyết có liên quan đến đề tài
Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp của phó từ chỉ mức độ trong tiếng Việt
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa và đặc điểm sử dụng của phó từ chỉ
mức độ trong tiếng Việt


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Phó từ trong tiếng Việt
1.1.1. Một số quan điểm về phó từ trong tiếng Việt
Trong từ vựng của bất kỳ ngơn ngữ nào cũng có sự đối lập giữa thực từ
- hư từ. Thực từ có giá trị biểu đạt ý nghĩa từ vựng; hư từ có giá trị thể hiện
các quan hệ ngữ pháp.
Hư từ bao gồm 3 nhóm chủ yếu: phó từ, quan hệ từ, trợ từ. Trong đó,
phó từ, đúng như tên gọi của nó, là những từ có vai trị “phụ” cho những từ
trung tâm trong kết cấu đoản ngữ, bổ sung ý nghĩa hạn định về số lượng, thời

gian, mức độ, tần suất, phương thức, v.v. cho từ trung tâm.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại nhiều quan điểm về việc phân định phó
từ tiếng Việt. Trong các sách ngữ pháp tiếng Việt và các sách dạy học tiếng
Việt hiện nay, ranh giới giữa phó từ với các từ loại như: phụ từ, định từ, v.v.
vẫn chưa thực sự rõ ràng. Dưới đây, chúng tôi điểm lại một số quan điểm phổ
biến về phó từ tiếng Việt.
Nguyễn Tài Cẩn (1975) dựa vào đoản ngữ để phân định từ loại. Ông
xác định: “những từ loại chỉ có khả năng làm thành tố phụ đoản ngữ” là phó
từ [4, tr.341].
Sách Ngữ pháp tiếng Việt của Uỷ ban Khoa học xã hội (1983) xếp
chung một nhóm hư từ có tên gọi là phụ từ. Trong đó, phụ từ bao gồm: những
từ làm thành phần phụ cho từ trung tâm; và những từ làm thành phần phụ cho
câu, có chức năng tình thái như: à, ư, nhỉ, nhé, đi, vẫn, chính, đích, v.v. Như
vậy, khái niệm phụ từ trong quan điểm này rộng hơn khái niệm phó từ.
Tác giả Đinh Văn Đức (1986) trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại)
dùng thuật ngữ “từ phụ” để chỉ những từ làm thành tố phụ trong đoản ngữ.
Như vậy, từ phụ (tác giả còn gọi từ phụ là “hư từ từ pháp” trong mối quan hệ


8

đối lập với “hư từ cú pháp”) tương đương với khái niệm phó từ mà chúng ta
đang đề cập ở đây. [18, tr.172].
Trong luận án Hư từ trong tiếng Việt hiện đại, Nguyễn Anh Quế (1988)
đề nghị một cách phân định hư từ gồm hai bước: “bước 1, dựa vào tổ chức
đoản ngữ và bước 2, dựa vào chức năng cú pháp.” [35, tr.51] Ơng có cùng
quan điểm với Đinh Văn Đức khi gọi những hư từ từ pháp là những từ làm
thành tố phụ trong đoản ngữ. Nguyễn Anh Quế gọi nhóm từ này là phó từ.
Tác giả Hồng Văn Thung (1991, 1998) trong cuốn Ngữ pháp tiếng
Việt coi phó từ là một tiểu loại của Phụ từ. Phụ từ là những từ làm thành phần

phụ cho từ trung tâm trong kết cấu đoản ngữ. Trong đó, những từ phụ cho
danh từ gọi là định từ; những từ phụ cho động từ, tính từ gọi là phó từ. Như
vậy, quan điểm của Hoàng Văn Thung giới hạn phạm vi phó từ hẹp hơn so
với quan điểm chung.
Lê Biên (1999) khơng dùng thuật ngữ phó từ. Ơng gọi chung những từ
phụ cho thể từ và vị từ là Phụ từ. Theo Lê Biên, Phụ từ cũng tương đương với
Phó từ trong đa số các quan điểm phân định hư từ tiếng Việt. [3, tr. 176]
Nguyễn Hồng Cổn (2003) căn cứ vào chức vụ cú pháp của từ đã phân
chia từ thành hai nhóm đối tố và vị tố. Căn cứ vào chức năng làm thành phần
phụ của từ, ông chia thành:
Những từ làm thành tố phụ của đối tố, gồm: lượng từ, số từ, định từ, chỉ từ.
Những từ làm thành tố phụ của vị tố là phó từ, gồm: tiền phó từ và hậu
phó từ.
Diệp Quang Ban (2004) chủ yếu kế thừa kết quả phân loại các lớp từ
truyền thống. Tuy nhiên, ơng quan niệm: phó từ là hư từ thường được dùng
kèm với thực từ (động từ, tính từ). Chúng biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa
quá trình và đặc trưng với thực tại, đồng thời cũng biểu hiện ý nghĩa về cách
thức nhận thức và phản ánh các quá trình và đặc trưng của hiện thực. [2, tr.
125-126]. Còn những từ làm thành phần phụ cho danh từ, được ông gọi là
định từ (bao gồm: mạo từ và chỉ định từ).


9

Đào Thanh Lan (2007) cho rằng Phó từ nằm trong phụ từ. Phó từ chỉ là
những từ làm thành phần phụ, bổ sung ý nghĩa cho vị từ (động từ, tính từ).
Cịn những từ làm thành phần phụ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ là định từ.
Tựu chung, trên đây là một số quan điểm phổ biến về phó từ tiếng Việt.
Chúng ta nhận thấy điểm chung giữa các quan điểm: phó từ được xác định là
những từ làm thành tố phụ trong kết cấu đoản ngữ. Điểm khác biệt nằm ở

quan niệm phạm vi của phó từ. Các quan điểm cho rằng tất cả những từ làm
thành tố phụ trong đoản ngữ đều gọi là phó từ gồm có: Nguyễn Tài Cẩn, Uỷ
ban Khoa học xã hội, Nguyễn Anh Quế, Đinh Văn Đức, Lê Biên, Hoàng
Trọng Phiến, Đỗ Phương Lâm (2014), v.v. Quan điểm chỉ coi những từ làm
thành phần phụ cho vị từ (động từ, tính từ) mới là phó từ là quan điểm của các
nhà nghiên cứu: Nguyễn Kim Thản (1963), Hoàng Văn Thung, Đào Thanh
Lan, Diệp Quang Ban, Nguyễn Hồng Cổn (2003).
1.1.2. Khái niệm phó từ
Kế thừa những kết quả nghiên cứu đã được công bố, trong luận văn
này, chúng tơi quan niệm phó từ có những đặc điểm sau:
+ Về mặt ngữ pháp
- Phó từ là từ luôn làm thành phần phụ cho từ trung tâm trong kết cấu
đoản ngữ;
- Phó từ ln đi kèm với từ trung tâm, đứng trước hoặc sau liền kề với
từ trung tâm; phó từ kết hợp trực tiếp với từ trung tâm. Vì một trong số nhóm
phó từ nhất định thường chỉ có khả năng kết hợp phổ biến với một số nhóm
thực từ nhất định, nên nói chung có thể dùng phó từ làm từ chứng để phân
loại động từ và tính từ.
+ Về mặt ngữ nghĩa
- Phó từ đi kèm với từ trung tâm để bổ sung hoặc hạn định ý nghĩa cho
từ trung tâm ấy. Các ý nghĩa bổ sung hoặc hạn định ấy giúp phân loại các
nhóm phó từ. Chẳng hạn:


10

- Phó từ đi kèm với danh từ/ đại từ: thường bổ sung ý nghĩa về số
lượng, tính chất đơn lẻ hay phức hợp, gọi là phó từ số lượng, như các phó từ
thường gặp: những, các, mọi, mỗi, từng, v.v.;
- Phó từ biểu thị sự phủ định: khơng, chưa, chẳng;

- Phó từ biểu thị thời gian của hành động/ trạng thái: đã, sẽ, đang, vừa,
vừa mới, mới, sắp, chuẩn bị, v.v.;
- Phó từ biểu thị tốc độ, sự bất ngờ: đột ngột, đột nhiên, hốt nhiên, lập
tức, tức khắc, tức thời, bất đồ, bất giác, v.v.
- Phó từ biểu thị tần suất của hoạt động: tạm thời, lâm thời, nhất thời,
hy hữu, thường xuyên, thường, thường thường, thường nhật, hằng, tái, liên
tục.vv.;
- Phó từ biểu thị mức độ: rất, q, lắm, tương đối, thậm, chí, cực, cực
kì, cực lực, vạn phần, vạn bội, bất quá, bội phần, tối, vô cùng.v.v.;
- Phó từ biểu thị phạm vi: chun, chun mơn, chuyên trị, duy, tổng,
toàn, toàn bộ, chỉ, tận, thuần, duy, đại để, đại thể, đại khái, tổng cộng, đa
phần, bất cứ, bất kì, bất luận,v.v.;
- Phó từ biểu thị hiệp đồng: đồng thời, nhất tề, nhất luật, nhất nhất,
song song,v.v.
Phó từ mức độ là những từ kết hợp với các tính từ, động từ để diễn tả
mức độ của tính chất, trạng thái và hành động.
1.1.3. Phân loại phó từ
Phân loại theo khả năng làm thành phần phụ đi kèm với từ trung tâm.
Trong số các hư từ thì phó từ được chuyên dùng làm thành tố phụ cho
một cấu trúc đoản ngữ như sau:
Thành phần phụ (Phó từ) + Từ trung tâm (Danh từ/ Động từ/ Tính từ)
+ Theo chức năng ngữ pháp, phó từ được chia thành:
Phó danh từ: là những từ đi kèm trước danh từ trung tâm để bổ
sung/hạn định ý nghĩa về số lượng, tính chất riêng lẻ hay tập hợp, v.v. như các
phó danh từ: những, các, mọi, mỗi, từng, v.v. Ví dụ:


11

Những sinh viên, các đồng chí, mỗi người trong chúng ta,v.v.

Phó thuật từ: là những từ đi kèm trước động từ, hoặc tính từ trung tâm
để bổ sung / hạn định ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa phủ định, ý nghĩa phạm vi, ý
nghĩa mức độ, v.v. Ví dụ:
Phó từ phụ cho động từ:
Biểu thị ý nghĩa thời gian: đã ăn cơm, sắp lên máy bay, đang học bài…
Biểu thị ý nghĩa tốc độ: đột ngột chuyển hướng, bất ngờ dừng lại, lập
tức phản xạ, v.v. Ví dụ:
Phó từ phụ cho tính từ:
(Danh từ -> Danh ngữ)
(Động từ -> Động ngữ)
(Tính từ -> Tính ngữ)
Theo cấu trúc trên thì có thể phân loại phó từ làm 3 loại đó là phó từ
làm thành tố phụ cho danh từ, phó từ làm thành tố phụ cho động từ và phó từ
làm thành tố phụ cho tính từ.
Các phó từ phụ cho danh từ là các phó từ mang ý nghĩa chỉ số như :
những, các, mọi, mấy, từng, ...Những từ này có khả năng kêt hợp với danh từ
và là thành tố phụ của danh từ làm trung tâm ngữ. Ví dụ:
Những con đường trải đầy hoa phượng.
Mọi người ai về nhà nấy.
Ở tiếng Việt cần thấy những nét đối lập khi sử dụng các phó từ mang ý
nghĩa về số khi phụ cho danh từ làm danh ngữ.
Nếu là số ít:

Bút, một cái bút.

Nếu là số nhiều: Những cái bút vẽ ra những hoa văn nghệ thuật.
Bên cạnh sự đối lập, cần phân biệt phạm vi sử dụng của ngay những
phó từ trong một nhóm. Chỉ có thể nói: “Thưa các đồng chí” mà khơng thể
nói: “Thưa những đồng chí”.
Khi dùng phó từ chỉ ý nghĩa số lượng các thì các không nhằm đối chiếu

với sự vật khác nên được cho là phó từ xác định. Khi đặt sự vật trong thế đối


12

lập, nhằm đối chiếu sự vật này với sự vật khác, tách một sự vật ra khỏi một
tập hợp sự vật lớn hơn thì dùng những , một. Ngồi ra cần phân biệt những là
phó từ chỉ số lượng nhiều với trường hợp đồng âm khác. Ví dụ:
Những con người của thời kỳ đổi mới đất nước. -> Những ở đây là phó từ.
Những là oan khổ lưu li ( Nguyễn Du) -> Những chỉ ý nghĩa “toàn là ,
đều là”.
Điểm thi của nó những ếch là ếch -> Những mang ý nghĩa như “chỉ”
Con bé ăn những bốn que kem -> Những mang ý nghĩa là tiểu từ nhấn mạnh.
Các phó từ mỗi, mọi, từng biểu thị ý nghĩa phân lượng, phân phối. Mọi
mang ý nghĩa khái quát, gộp chung các sự vật như : mọi người, mọi lúc, mọi
nơi, mọi điều kiện,v.v. Khi mọi đi kèm với các từ chỉ thời gian thì khơng đi
kèm với các từ chỉ định này, kia ,ấy , nọ...Ví dụ: Mọi ngày, tôi đều thức dậy
vào lúc 6 giờ sáng.
Các từ mỗi, từng mang ý nghĩa tách ra từng sự vật, từng cá thể trong
các sự vật. Ví dụ:
Tơi đã từng sinh sống ở nước ngồi tám năm.
Mỗi ngày tơi đều đưa cơm cho anh ấy.
Các phó từ phụ cho động từ làm động ngữ: đó là các từ: đột nhiên, bất
giác, nhất thời, liên tục, thường xuyên, chuyên môn, đại thể, bất luận,... Trong
các phó từ này phần lớn đều làm thành tố phụ trước cho động từ. Ví dụ:
Nó thường xuyên cãi lại tôi.
Hắn bất giác nhớ về quá khứ từng là người lương thiện.
Các phó từ phụ cho tính từ làm tính ngữ: thường diễn tả mức độ của
trạng thái, tính chất và hành động thường đứng trước và cả sau tính từ : rất,
quá, lắm, khí, khá, chí, chúa ,tuyệt đối, tương đối, cực lực, vơ cùng,v.v. Ví dụ:

Bài tốn tương đối khó.
Trong phịng thi tuyệt đối cấm học sinh sử dụng tài liệu.
+ Phân loại theo ý nghĩa ngữ pháp: có thể xếp phó từ vào các nhóm sau:
Phó từ chỉ số lượng: các, mọi, những,v.v.


13

Phó từ phủ định: vơ, phi, bất, khơng, chưa, chẳng,v.v.
Phó từ thời gian: nguyên, hiện, đương, chuẩn bị,v.v.
Phó từ chỉ tốc độ, sự bất ngờ: đột ngột, đột nhiên, hốt nhiên, lập tức,
tức khắc, tức thời, bất đồ, bất giác,v.v.
Phó từ tần suất: tạm thời, lâm thời, nhất thời, hy hữu, thường xuyên,
vạn phần, vạn bội, bất quá, bội phần, tối, tuyệt đối,v.v.
Phó từ mức độ: tương đối, thậm, quá, chí, khá, hơi, rất, lắm, cực kì, cực
lực, vạn phần, vạn bội, bất quas, bội phần, tối, tuyệt đối,v.v.
Phó từ phạm vi: chun, chun mơn, chun trị, duy, tổng, tồn, toàn
bộ, chỉ, taanh, thuần, duy, đại để, đại thể, đại khái, tổng cộng, đa phần, bất
cứ, bất lỳ, bất luận,v.v.
Tiếng Việt có 12 phó từ chỉ số lượng gồm: các, mấy, mỗi, độ, độ
chừng, tất cả, những, từng, mọi, gần, khoảng,v.v. Ở một số cơng trình nghiên
cứu về ngữ pháp tiếng Việt, nhóm từ này thường được gọi là lượng từ. Tuy
nhiên, do có đặc điểm chỉ làm thành tố phụ và khơng thể dùng độc lập khi
khơng có thành tố chính giống đặc điểm của phụ từ nên có một số tác giả đã
gộp chung nhóm này vào với số từ và phụ từ.
Phó từ mức độ là những từ kết hợp với các tính từ, động từ để diễn tả
mức độ của tính chất, trạng thái và hành động.
Từ chỉ mức độ đã được một số tác giả đề cập đến trong nhiều sách ngữ
pháp từ những sách ra đời rất lâu, cho đến những sách mới xuất bản gần đây.
Tuy nhiên, giữa các tác giả có nhiều quan điểm chưa thống nhất với nhau. Tác

giả Việt Nam văn phạm quy các từ rất - lắm - khí - quá....vào loại trạng từ
(25, tr. 83). Lê Văn Lý coi các từ rất - hơi - khá... là hư từ (30, tr.101). Đái
Xuân Ninh trong ”Hoạt động của từ trong Tiếng Việt” thì gọi các từ chỉ mức
độ là tình thái từ hay từ đi kèm (32, tr.88 - 89 ). Các tác giả Nguyễn Kim
Thản, Nguyễn Tài Cẩn và Hoàng Tuệ cho chúng vào loại từ kèm hoặc phó từ
chỉ mức độ. Về mặt chức năng, một số tác giả đã dùng các từ chỉ mức độ để
làm tiêu chí phân loại các từ trong nội bộ động từ và tính từ (Tiếng Việt trên


14

đường phát triển, Nguyễn Kim Thản, tr.7,76,77,83). Nguyễn Tài Cẩn trong
Ngữ pháp Việt Nam cho rằng, nhóm từ rất - hơi - khí - khá ,v.v. dùng để miêu
tả mức độ của trạng thái (4, tr. 265) và có chức năng làm thành tố phụ cho
một số ít động từ và phần lớn tính từ. Đa số các GS.TS Trường Đại học
KHXH&NV, ĐHQG HCM đều thừa nhận chức năng làm từ chứng của từ chỉ
mức độ, nghĩa là khả năng làm dấu hiệu phân định các từ loại khác nhau trong
hệ thống từ vựng.
Về mặt cấu trúc, sơ đồ về quan hệ kết hợp giữa phó từ chỉ mức độ với
vị từ trung tâm được thể hiện như dưới đây:
Cấu trúc tổng qt
Phó từ mức độ + TÍNH TỪ/ ĐỘNG TỪ
Ví dụ:
Ai cũng sinh tử tế cả chỉ trừ anh Binh, bởi vì Chức bây giờ lại rất mực
ngang ngược.( Nam Cao)
Hoặc trong một số trường hợp, phó từ chỉ mức độ có thể đứng sau vị từ
trung tâm:
TÍNH TỪ/ ĐỘNG TỪ + Phó từ mức độ

Ví dụ:

Cái mùi thịt chó bốc lên thơm vơ cùng. ( Trẻ con khơng được ăn thịt
chó, Nam Cao)
Dựa vào tiêu chí thang độ, có thể phân loại phó từ chỉ mức độ theo 4
loại tương ứng với 4 mức độ bao gồm: mức độ thấp, mức độ vừa, mức độ cao
và mức độ cực cấp.
Phó từ chỉ phạm vi bao gồm các từ: duy chỉ, thuần, chuyên, chuyên
môn, chuyên trị đại khái, đại loại, đại để là, tổng, tổng cộng, bất cứ, bất kỳ,
bất luận,...


15

Có thể chia phó từ chỉ phạm vi tiếng Việt thành ba nhóm nhỏ: nhóm
phó từ chỉ sự đơn lẻ, thuần nhất : duy, duy chỉ, chỉ, chuyên, chuyên môn,
thuần, độc,... Nhóm phó từ chỉ sự bao gồm, tồn bộ, tổng hợp: tổng, tổng
cộng, toàn, toàn bộ, đa phần, bất cứ, bất kỳ, bất luận... Nhóm phó từ chỉ sự
khái quát: đại loại, đại thể, đại để, đại phàm.. Ví dụ:
Đám cưới đơng đủ, duy chỉ có nó là khơng đến.
Nó chỉ ăn rồi lại ngủ, thuần là một con heo không hơn.
Tổ đỉa, giang mai, nhât định phải gặp lão, bác sĩ chuyên môn về mảng này.
Họ nghĩ đại để như chúng ta.
Câu chuyện thì dài nhưng đại khái là phải đóng ba đồng bạc.
Phó từ chỉ sự hiệp đồng bao gồm: đồng thời, nhất nhất, nhất luật, song
song, nhất tề, nhất loạt, đồng loạt,... Ví dụ:
Xã hội này, nơi mà cái xấu cái tốt song song tồn tại.
Diễn biến Co-vid phức tạp, thịt lợn đồng loạt tăng giá.
Phía đằng đông tiếng sấm sét theo cơn giông đồng thời kéo đến làm
bầu trời tối sầm lại như con quỷ dữ gầm gừ khát máu.
1.1.4. Phân biệt phó từ với các hư từ khác
1.1.4.1. Phân biệt phó từ với trợ từ

Trợ từ trong tiếng Việt là từ “biểu thị thái độ; khơng làm phần đề thuyết
của nịng cốt; cũng khơng làm chính tố, phụ tố của ngữ. Nó là một yếu tố
được gia thêm cho câu để biểu thị sự ngạc nhiên, vui mừng, lễ phép, hay sự
khẳng định đặc biệt.”
Theo quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn và Phạm Hùng Việt trong Ngữ
pháp tiếng Việt và Từ điển tiếng Việt thì trợ từ có chức năng biểu thị thái độ
của người nói: khẳng định, nhấn mạnh, đánh giá, mỉa mai, vui mừng, nghi
ngờ... biểu thị mục đích phát ngơn.
Như vậy, nếu phó từ làm thành tố phụ trong đoản ngữ thì trợ từ lại
khơng làm thành tố chính hay phụ của ngữ. Phó từ thường dùng làm từ chứng
để phân loại động từ tính từ thì trợ từ thường kết hợp với một mệnh đề hay


16

phó từ phủ định để biểu thị thái độ (đánh giá) và tính xác thực (nhấn mạnh)
nội dung thơng tin của người phát ngôn.
Các trợ từ đánh giá mức độ rất dễ gây nhầm tưởng với các phó từ chỉ
mức độ. Phó từ chỉ mức độ ln đi kèm với các tính từ để biểu thị mức độ cao
thấp của tính chất. Vì thế phó từ mức độ gắn chặt với tính từ mà nếu lược bỏ
đi thì ý nghĩa về mức độ sẽ khơng cịn nữa. Ngược lại, trợ từ đánh giá mức độ
là thành phần xen vào cấu trúc thông báo của câu, nhằm đưa ra nhận định,
đánh giá chủ quan của người nói. Nó khơng gắn với một tính từ nào mà gắn
với cả câu và có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng đến cấu trúc ngữ pháp của
câu. Ví dụ:
Cơ ấy đẹp q. -> Nếu phó từ q bị lược đi thì ý nghĩa về mức độ đẹp
của cơ gái sẽ khơng cịn nữa, sắc thái biểu cảm và ý nghĩa lời khen cũng mất đi.
Người ta ghét nó, thậm chí điên vì nó. -> Thậm chí ở trong câu này
khơng làm thành phần phụ trong một đoản ngữ nào của câu. Nó xuất hiện với
vai trò là trợ từ, giúp sức cho câu thể hiện sự nhận định, đánh giá chủ quan

của người nói. Nếu lược bỏ đi, thì nội dung thơng báo của câu vẫn khơng bị
thay đổi mà chỉ có yếu tố đánh giá bị lược đi theo mà thôi: Người ta ghét
nó,(~) điên vì nó.
Về mặt ngữ pháp, phó từ thường làm thành phần phụ cho vị từ mà động
từ, tính từ làm thành phần trung tâm, trợ từ lại thường xuất hiện trong những
câu có cấu trúc đề- thuyết, là những kiểu câu khơng có vị từ, khó phân tích
được các thành phần chủ - vị. Ví dụ:
Nó mua phải quả mít đặc những hột. -> Đặc là trợ từ chỉ mức độ.
Nó mua phải quả mít nhiều hột q. -> Quá là phó từ chỉ mức độ.
Phó từ thường đứng trước hoặc sau động từ và tính từ để kết hợp với vị
từ làm thành một cấu trúc đoản ngữ, khơng có khả năng hình thành một đơn
vị câu hồn chỉnh. Trái lại, vị trí của trợ từ thường không cố định trong câu
tùy theo bộ phận cần nhấn mạnh mà trợ từ đi kèm( nhấn mạnh bộ phận chủ
ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ hay một vế câu ghép... Thậm chí, có thể sử


17

dụng trợ từ theo dạng thức hóa một từ, một ngữ thành một phát ngôn. Việc sử
dụng các trợ từ như vậy tức là như một phương tiện cú pháp để tạo câu. Một
từ, một ngữ tự do có thể trở thành câu ( khơng cần ngữ điệu). Ví dụ:
Xấu ư ?
Một ly nhé ?
Phó từ được chia làm nhiều loại như phó từ thời gian, phó từ phủ định,
phó từ mức độ thì trợ từ được chia làm hai loại chính là trợ từ tình thái (à, ư,
nhỉ, nhé, đấy, này, rồi, chứ , hả,v.v.) và trợ từ nhấn mạnh ( ngay, cả, ngay cả,
cái, những, đích thị, chính ngay, ngay như, ngay đến, thậm chí, đặc.v.v.).
Phó từ số lượng chuyển loại thành trợ từ đánh giá mức độ:
Trong tiếng Việt chỉ có một số phó từ hạn định số lượng có khả năng
này. Ví dụ: cặp phó từ những - các, các khơng có khả năng chuyển loại.

Những không chỉ là từ chỉ lượng thuần túy. Những kết hợp với danh từ
số lượng mang ý nghĩa so sánh. Ví dụ: Những thằng ấy chính là những thằng
được việc. ( Nam Cao)
Cấu tạo quán ngữ : không những thế.
Mỗi là phó từ khi hạn định ý nghĩa về số ít cho danh từ. Mỗi có thể
chuyển loại thành liên từ khi kết hợp với mỗi và một ( mỗi...mỗi...;
mỗi....một....), có thể chuyển loại thành trợ từ đánh giá về số lượng.
Cặp hư từ mỗi - một đảm nhiệm chức năng biểu thị ý nghĩa số ít, duy
nhất. Trong một số trường hợp, mỗi có thể được thay thế bằng một mà ý
nghĩa của câu nói khơng thay đổi. Ví dụ:
Một cây có nhiều hoa, mỗi hoa lại cho một quả.
Tuy nhiên, giữa mỗi và một vẫn có sự khác biệt rất rõ ràng về ý nghĩa.
Một biểu thị số 1: tuyệt đối, chính xác; mỗi biểu thị số ít một cách tương đối.
Một biểu thị cái cá thể riêng biệt, đơn lẻ còn mỗi biểu thị một cá thể thuộc về
một tập hợp bao chứa nó. “Giữa mỗi và một (số từ) có sự khác nhau cơ bản
khơng chỉ về ngữ nghĩa mà cả về vai trò của chúng trong một số cấu trúc. Về
mặt ngữ nghĩa, số từ một biểu thị một số lượng xác định, tương đương với


×