Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Luận văn thạc sĩ Đặc điểm ngôn ngữ thơ tự do của Hoàng Nhuận Cầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.86 KB, 86 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
-------------

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ TỰ DO CỦA HOÀNG NHUẬN CẦM

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60.22.01.02
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Kim Bảng

HẢI PHÒNG, NĂM 2017


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết


quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì một
công trình nào khác.
Tác giả luận văn


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành ngoài sự cố gắng của bản thân còn có sự quan
tâm giúp đỡ của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè…. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Vũ Kim Bảng, nguyên Phó Viện trưởng Viện
Ngôn ngữ học Việt Nam, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn
thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trường Đại học Hải Phòng, Viện
Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã nhiệt tình giảng
dạy, cung cấp cho tôi những vấn đề lý luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đã đóng
góp những ý kiến quý báu cho luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, tập thể cán bộ, giáo viên trường
THCS Bắc Hà, quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, những người bạn thân hữu và các
em học sinh đã động viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Hải Phòng, tháng 12 năm 2016

Tác giả


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... iv
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................v
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.........................7
1.1. Thơ và các khái niệm liên quan ...........................................................................7
1.1.1. Khái niệm thơ ....................................................................................................7
1.1.2. Các khái niệm liên quan đến thơ.......................................................................9
1.2. Khái niệm ngôn ngữ thơ.....................................................................................11
1.2.1. Ngôn ngữ thơ là gì? ........................................................................................11
1.2.2. Đặc trưng ngôn ngữ thơ..................................................................................12
1.3. Hoàng Nhuận Cầm và thơ của ông ....................................................................18
1.3.1. Vài nét về Hoàng Nhuận Cầm.........................................................................18
1.3.2. Thơ của Hoàng Nhuận Cầm ...........................................................................19
1.4. Tiểu kết Chương 1..............................................................................................20
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM TRONG THƠ TỰ DO CỦA
HOÀNG NHUẬN CẦM .........................................................................................22
2.1. Đặc điểm về vần thơ Hoàng Nhuận Cầm...........................................................23
2.1.1. Vần trong thơ tự do của Hoàng Nhuận Cầm xét theo vị trí của các tiếng hiệp
vần .............................................................................................................................24
2.1.2. Vần trong thơ tự do Hoàng Nhuận Cầm xét theo đường nét thanh điệu ........29
2.1.3. Vần trong thơ tự do Hoàng Nhuận Cầm xét theo mức độ hòa âm .................30
2.2. Đặc điểm về nhịp thơ Hoàng Nhuận Cầm .........................................................35

2.2.1. Khái quát về dòng thơ và nhịp thơ trong thơ tư do Hoàng Nhuận Cầm ........35
2.2.2. Kiểu tổ chức nhịp điệu đối xứng .....................................................................40
2.2.3. Kiểu tổ chức nhịp điệu trùng điệp...................................................................41


iv
2.2.4. Kiểu tổ chức nhịp điệu tự do ...........................................................................42
2.3. Tiểu kết Chương 2..............................................................................................44
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
TRONG THƠ TỰ DO HOÀNG NHUẬN CẦM ..................................................45
3.1. Đặc điểm sử dụng các lớp từ đặc thù trong thơ Hoàng Nhuận Cầm .................45
3.1.1. Sử dụng từ láy .................................................................................................45
3.1.2. Sử dụng lớp từ chỉ màu sắc .............................................................................49
3.1.3. Sử dụng lớp từ chỉ hoa ....................................................................................52
3.2. Các biện pháp tu từ trong thơ Hoàng Nhuận Cầm.............................................54
3.2.1. Biện pháp so sánh ...........................................................................................54
3.2.2. Biện pháp nhân hóa ........................................................................................61
3.2.3. Biện pháp điệp.................................................................................................63
3.2.4. Biện pháp sử dụng câu hỏi tu từ .....................................................................69
3.3.Tiểu kết Chương 3...............................................................................................73
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................78
TƯ LIỆU KHẢO SÁT ............................................................................................80


v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng


bảng biểu
2.1

Các loại vần trong thơ tự do Hoàng Nhuận Cầm xét theo vị
trí gieo vần

Trang

24

2.2

Các loại vần chân trong thơ tự do Hoàng Nhuận Cầm

24

2.3

Các vần theo mức độ hòa âm trong thơ tự do Hoàng Nhuận Cầm

30

2.4

Thống kê cách ngắt nhịp trong thơ tự do Hoàng Nhuận Cầm

35

3.1


Các kiểu láy trong thơ tự do Hoàng Nhuận Cầm

46

3.2

Màu sắc cơ bản và màu sắc không cơ bản trong thơ tự do
Hoàng Nhuận Cầm

49


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
1.1. Trong lịch sử loại hình nghệ thuật, thơ ca là loại hình ra đời sớm nhất
của nhân loại cùng một lúc với nhạc, họa, múa nhảy trong các cuộc tế lễ thần linh.
Được xem là loại hình tác phẩm tự sự, thơ ca là hiện tượng độc đáo của văn học với
cơ chế sử dụng ngôn ngữ của nó. Vì vậy, ngôn ngữ thơ trước tiên được coi là đối
tượng quan tâm của lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học và hiện nay đặc biệt được
quan tâm với tư cách là đối tượng khảo sát của ngành ngôn ngữ học. Nghiên cứu về
ngôn ngữ thơ ca có thể là quá trình khám phá tìm hiểu ngôn ngữ trong hoạt động
hành chức của nó; có thể là tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ tạo nên phong cách
riêng của tác giả. Đây là một hướng nghiên cứu hết sức cần thiết để người đọc có
thể có cách nhìn toàn diện và thấu đáo hơn về bản chất của thơ ca.
1.2. Trong lịch sử phát triển của nền văn học Việt Nam, thơ ca chịu ảnh
hưởng sâu sắc của luật thơ truyền thống (lục bát và lục bát biến thể) và thơ Đường
luật cùng những quy tắc nghiêm ngặt. Bước sang đầu thế kỷ XX, với công cuộc
hiện đại hoá văn học, thơ Việt Nam thực sự chuyển mình và phát triển theo nhiều

xu hướng khác nhau trong đó có khuynh hướng tự do hóa trong thơ. Với khuynh
hướng tự do hóa trong thơ ca, việc mở rộng dung lượng nội dung, phản ánh hiện
thực sinh động của cuộc sống; linh hoạt hơn trong hình thức biểu đạt thế giới nội
tâm phong phú của con người và phát huy tối đa các tính sáng tạo của nhà thơ được
xem là những thay đổi mạnh mẽ so với các thể loại thơ truyền thống. Cùng với đổi
mới về nội dung, ngôn ngữ thơ cũng được cách tân mạnh mẽ, không bị bó buộc bởi
những qui tắc cổ hủ. Do vậy, thơ tự do đã khẳng định được những ưu điểm không
thể thay thế được của nó trên thi đàn thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ tự do trước tiên
được đánh dấu bằng phong trào Thơ mới (1930 - 1945), sau đó là thời kì phát triển
mạnh mẽ của nền thơ chiến tranh cách mạng nói chung (1945 - 1975), đặc biệt là
giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) và tiếp nối là từ sau năm 1975 đến nay
gắn liền với giai đoạn xây dựng đất nước. Có thể nói, trong giai đoạn hiện đại, thơ
tự do giữ vị trí thống trị thi đàn so với các thể thơ khác.
1.3. Đặc điểm về mặt hình thức của thơ tự do là không quy định số lượng câu
chữ, vần điệu, cấu trúc bài thơ; biến đổi linh hoạt, cởi mở theo cảm xúc và không bị


2
gò ép như thơ truyền thống (lục bát, song thất lục bát) hay thơ Đường luật. Chính vì
thế mà rất nhiều nhà thơ hiện đại đã lựa chọn thơ tự do là thể loại chính trên bước
đường sáng tạo thi ca và nhiều tác giả đó thành danh ở thể loại thơ ca này. Những
nhà thơ nổi tiếng trong giai đoạn hiện đại có rất nhiều trong đó có thể kể đến những
nhà thơ nổi tiếng với thể thơ tự do như Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, Nguyễn
Đình Thi, Hoàng Cầm, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Tế
Hanh...Trong số những nhà thơ trải qua chiến tranh chống Mỹ cứu nước và trưởng
thành trong giai đoạn hiện nay, được nhiều người yêu thích, đặc biệt là giới trẻ, tên
nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm luôn được đề cập. Ông một người lính và một người
cầm bút; sáng tác nhiều và khỏe đặc biệt trong thời gian cầm súng từ 1971 đến
1975. Trong số các bài thơ tiêu biểu của ông, tập thơ “Xúc xắc mùa thu" được nhận
giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993. Đến năm 2012, tuyển tập thơ

“Xúc xắc mùa thu - Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến”được nhận giải thưởng Nhà
nước về Văn học Nghệ thuật. Trong các tập thơ này, thể thơ mà Hoàng Nhuận Cầm
sử dụng trong tuyển tập thơ này chủ yếu là thể thơ tự do.
Từ những cơ sở trên đây, chúng tôi muốn thực hiện một đề tài nghiên cứu
cho luận văn của mình "Đặc điểm ngôn ngữ thơ tự do của Hoàng Nhuận Cầm".
Tìm hiểu đặc điểm thơ tự do của Hoàng Nhuận Cầm thông qua khảo sát và đánh giá
từ góc độ ngôn ngữ học, trước hết chúng tôi muốn chỉ ra những đóng góp của nhà
thơ trong việc sử dụng vần điệu và ngôn từ đối với thể loại thơ tự do trong thơ ca
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và hơn thế nữa trong quá trình tự do hoá ngôn ngữ
thơ, hiện đại hoá nền thơ Việt. Đồng thời, chúng tôi cũng hướng tới việc chỉ ra
những đặc trưng mang phong cách của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu thơ tự do từ góc độ văn học
Thơ tự do Việt Nam xuất hiện muộn màng vào những năm 1932 - 1945 của
thế kỷ XX. Mặc dù vậy, thơ tự do ngay từ khi hình thành đã được rất nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm và đánh giá.
Trước tiên phải đề cập đến ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh trong công
trình nghiên cứu về phong trào Thơ Mới trong cuốn Thi nhân Việt Nam. Theo ông,
Thơ tự do chỉ là một phần nhỏ của Thơ mới. Phong trào Thơ mới trước hết là một


3
cuộc thử nghiệm táo bạo để định lại giá trị của những khuôn phép xưa. [38]. Điều
đó có nghĩa là thơ tự thực sự xuất hiện với tư cách là một thể thơ độc lập từ phong
trào Thơ Mới. Và ngay từ khi được khai sinh, thơ tự do đó là một thể thức góp phần
đổi mới hình thức nghệ thuật thơ dân tộc, đối chọi lại những khuôn luật cứng nhắc
của thơ cổ điển. Đồng quan điểm với Hoài Thanh về thời điểm khai sinh của thơ tự
do từ phong trào Thơ mới là ý kiến của tác giả Bằng Giang (1966): Từ Thơ mới, thơ
tự do mở đường nhập hội Tao Đàn [14].
Tiếp theo, phải kể đến công trình nghiên cứu công phu của hai tác giả Bùi

Văn Nguyên và Hà Minh Đức (1971). Trong công trình nghiên cứu Thơ ca Việt
Nam, các ông đã đề cập đến thể thơ tự do, đặc biệt là về mặt hình thức: Nói đến thơ
tự do là muốn nói đến một thể thơ ít bị ràng buộc nhất về mặt vần điệu, về sự hạn
định câu ... như thế đúng về mặt hình thức cấu tạo thơ tự do có thể có câu dài ngắn
khác nhau [33]. Cũng trên tinh thần này, Lam Giang (1994) đánh giá: Tự do dùng
chữ, tự do đặt câu, tự do gieo vần hay bá vần, tự do chọn điệu cũ hay sáng tạo điệu
mới, tự do chọn nghĩa lí hay không cần nghĩa lí. [15].
Trong công trình Hành trình thơ Việt Nam hiện đại (1998), Trần Đình Sử có
thống kê tỉ lệ thơ tự do trong các tuyển tập thơ và khẳng định: Xét về hình thức bề
ngoài, thơ sau cách mạng năm 1945 phát huy hình thức tự do [37]. Theo kết quả
thống kê sơ bộ của nhà nghiên cứu này, ở tập Thơ kháng chiến 1945 - 1954 (NXB
Tác phẩm mới, năm 1986) có 62/147 bài thơ tự do. Ở tập Thơ Việt Nam 1945 - 1985
(NXB Văn học, năm 1985) có 98/213 bài thơ tự do. Điều đó chứng tỏ rằng, thơ tự
do chiếm ưu thế vượt trội hơn hẳn so với các thể thơ khác. Các kết quả khảo sát đã
chỉ rõ ràng là xu thế phát triển của thơ Việt Nam hiện đại là xu thế tự do hoá hình
thức thơ.
Xu hướng tự do hoá hình thức thơ gắn với sự phát triển của thế thơ tự do đó
trở thành hướng phát triển của thơ Việt Nam hiện đại. Nhiều nhà nghiên cứu trong
giai đoạn hiện nay như: Mã Giang Lân, Nguyễn Xuân Nam, Hữu Đạt, Nguyễn Văn
Long, Nguyễn Thị Phương Thùy...đã khẳng đinh xu hướng này. Đây cũng là một
luận điểm quan trọng mà chúng tôi lưu ý khi triển khai đề tài luận văn.


4
2.2. Nghiên cứu thơ tự do từ góc độ ngôn ngữ học
Nghiên cứu thơ tự do từ góc độ ngôn ngữ học, cho đến nay chưa có nhiều.
Có thể kể đến một sổ luận văn, luận án nghiên cứu về thơ tự do từ góc độ này như:
Khương Thị Thu Cúc với luận văn Sự vận động của thể thơ tự do từ phong trào thơ
Mới đến nay [6], nhìn nhận vấn đề thơ tự do theo quan điểm thể loại hình thức. Hà
Thị Diễm Hường với luận văn Khảo sát nhịp điệu trong thơ tự do [18] nghiên cứu

theo quan điểm phong cách học. Đỗ Khánh Phượng với đề tài Khảo sát thể thơ tự
do [36], nghiên cứu về thể thơ tự do cũng dưới góc độ phong cách học. Nguyễn Thị
Phương Thuỳ với luận án Nghiên cứu sự tự do trong ngôn ngữ thơ tiếng Việt hiện
đại thế kỉ XX [43] lại nhìn nhận các bước tiến của ngôn ngữ trong thơ theo hướng tự
do hoá cả về mặt nội dung và hình thức. Đây là một công trình công phu, nhìn lại
quá trình phát triển tự do hóa của thơ ca Việt Nam hiện đại từ góc độ ngôn ngữ học.
Qua nguồn tài liệu đó tiếp cận trên, chúng tôi thấy rằng, thơ tự do đó được
tìm hiểu chủ yếu ở hướng khái quát về thể loại. Hướng nghiên cứu thơ tự do gắn với
tác giả cụ thể có thể chưa được nhiều người quan tâm. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa,
phát triển kết quả nghiên cứu của những người đi trước, luận văn tập trung đi sâu
tìm hiểu về: “Đặc điểm ngôn ngữ thơ tự do của Hoàng Nhuận Cầm”.
2.3. Tình hình nghiên cứu thơ Hoàng Nhuận Cầm
Việc nghiên cứu thơ của Hoàng Nhuận Cầm gắn liền với các giai đoạn sáng
tác của tác giả và chủ yếu từ góc độ văn học.
Sau khi nhận giải nhất Báo Văn nghệ năm 1972 - 1973 với tập thơ đầu tiên
"Thơ tuổi 20" (in chung với Vũ Đình Văn) và tập thơ thứ hai "Những câu thơ viết
đợi mặt trời" (thơ, 1984), giới phê bình văn học vẫn chưa có những đánh giá đáng
chú ý đối với Hoàng Nhuận Cầm. Phải mãi đến năm 1993, khi tập thơ “Xúc xắc
mùa thu" của ông được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, thơ của
Hoàng Nhuận Cầm mới thực sự được các nhà phê bình, nghiên cứu thực sự quan
tâm. Có thể điểm lại những bài viết từ góc độ phê bình văn học đối với thơ ông như:
Hồ Thế Hà với bài viết "Xúc xắc mùa thu ru trong cỏ", báo Thừa Thiên huế, số 338,
ra ngày 19/10/1993; Khả Xuân có bài viết " Viên xúc xắc xoay tròn", báo Bình
Định, số 429 ngày 22/10/1993; Nguyễn Hoàng Sơn với bài " Hoàng Nhuận Cầm -


5
tiếng thơ riêng khó lẫn", báo Tiền phong ngày 10/11/2002 bàn về phong cách thơ
của tác giả...
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích
Luận văn nhằm làm sáng tỏ vấn đề sau:
- Nêu những đặc điểm chính về ngôn ngữ thơ ở các phương diện: hình thức,
nội dung thơ tự do của Hoàng Nhuận Cầm;
- Góp phần làm sáng tỏ phong cách thơ Hoàng Nhuận Cầm, những đóng góp
của thơ tự do của ông trong giai đoạn văn học hiện đại Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đi vào giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
- Khảo sát và tìm hiểu về đặc điểm ngữ âm: nhịp điệu, âm điệu, vần điệu
trong thơ tự do của Hoàng Nhuận Cầm.
- Khảo sát và tìm hiểu về đặc điểm ngữ nghĩa: cách sử dụng từ và các biện
pháp tu từ tiêu biểu trong thơ tự do của Hoàng Nhuận Cầm.
- Từ những đặc điểm hình thức và nội dung trên, rút ra những đặc điểm
chung nhất về ngôn ngữ thơ tự do của Hoàng Nhuận Cầm và bước đầu khẳng định
những đóng góp của Hoàng Nhuận Cầm về mặt phong cách trong nền thơ ca hiện
đại đại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm ngôn ngữ thơ của Hoàng
Nhuận Cầm. Đây là một phạm vi rộng. Trong luận văn này, chúng tôi tập trung
khảo sát hai phương diện chủ yếu nhất tạo nên đặc điểm thơ tự do của Hoàng
Nhuận Cầm gồm:
- Các đặc điểm ngữ âm được sử dụng trong thơ tự do của Hoàng Nhuận Cầm;
- Các đặc điểm sử dụng từ và các biện pháp tu từ tiêu biểu được sử dụng
trong thơ tự do của Hoàng Nhuận Cầm.
4. 2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát của luận văn là 80 bài thơ tự do trong tuyển tập "Xúc xắc
mùa thu (thơ) - Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến (thơ)” (NXB Hội nhà văn, năm



6
2015). Tuyển tập này được in trên cơ sở Hoàng Nhuận Cầm được nhận Giải thưởng
Nhà nước về Văn học Nghệ thuật vào năm 1992.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp sau:
- Thủ pháp thống kê, phân loại: Đây là thủ pháp được sử dụng chủ yếu
nhằm thống kê tần số xuất hiện các thể thơ, đặc điểm vần nhịp và hài thanh, các lớp
từ và một số biện pháp tu từ.
- Phương pháp miêu tả: Trên cơ sở thống kê và phân loại, chúng tôi tiến
hành phân tích, miêu tả đặc điểm về vần, nhịp, hài thanh, việc sử dụng từng lớp từ
và biện pháp tu từ cụ thể.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các thủ pháp phân tích ngữ nghĩa, ngữ pháp,
ngữ dụng, đối chiếu...tùy thuộc vào những mục tiêu cụ thể. Trong quá trình nghiên
cứu, các phương pháp được vận dụng linh hoạt tùy vào từng đối tượng cụ thể. Trên
cơ sở đó, có thể tổng hợp, rút ra nhận xét, khái quát điển hình về phong cách thơ tự
do Hoàng Nhuận Cầm.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn này có thể coi là công trình nghiên cứu đầu tiên về đặc điểm ngôn
ngữ thơ tự do của Hoàng Nhuận Cầm một cách toàn diện về cả phương diện cả về
đặc điểm ngữ âm và ngữ nghĩa từ góc độ ngôn ngữ học. Qua luận văn này, chúng ta
có thể nhận diện được những nét riêng trong cách vận dụng tiếng Việt vào sáng tạo
thơ và từ đó khẳng định những đóng góp của thơ tự do nói riêng và thơ nói chung
của Hoàng Nhuận Cầm đối với nền văn học nước nhà.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài.
Chương 2: Đặc điểm ngữ âm trong thơ tự do của Hoàng Nhuận Cầm
Chương 3: Đặc điểm sử dụng từ và các biện pháp tu từ trong thơ tự do của
Hoàng Nhuận Cầm



7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Thơ và các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm thơ
Thơ, một loại hình nghệ thuật ra đời hầu như sớm nhất gắn liền với nhảy
múa và ca nhạc (thơ ca), được sử dụng trước tiên trong các nghi lễ thần linh, ma
thuật ngay từ thời nguyên thủy. Trong tiếng Trung Hoa, thơ được đọc là thi được
dùng để ghi chép lịch sử (sử thi) và được dùng chung ở vùng Đông Á cổ và trung
đại. Thuật ngữ poiè sis của Hi Lạp được dùng chung ở vùng châu Âu để nói về nền
thi ca. Đối lập với thơ, văn xuôi (thuật ngữ văn ở Trung Hoa và Đông Á và prosa
gốc La tinh được dùng ở châu Âu) thường được dùng để gọi chung những tác phẩm
chữ viết không mang tính nghệ thuật như sử, triết, chính luận, hành chính,... Vào
thời cận đại, hiện đại, thơ có nghĩa hẹp chỉ riêng loại hình sáng tác cụ thể như thơ
trữ tình, thơ tự sự, trường ca...Mặc dù thơ luôn hiện hữu thường xuyên trong cuộc
sống hàng ngày, trong thực tế cuộc sống, tuy nhiên đưa ra một định nghĩa chung về
nó là điều khó khăn.
Định nghĩa về thơ, Jakobson đưa ra luận điểm: Thơ là thứ ngôn ngữ tự quy
chiếu, tự nó đầy đủ cho nó [22]. Ông bình luận thêm: ý nghĩa của bài thơ không
phải chỉ ở cái được nói mà chủ yếu còn ở cách nói. Ngôn ngữ không còn là phương
tiện truyền thông mà là nội dung của việc truyền thông. Với những mức độ khác
nhau có thể nói hầu hết các trường phái phê bình hiện đại đều tập trung vào một
nội dung đặc biệt trong thơ: bản thân hình thức của thơ [22]. Từ đó, ông khái quát:
Là thơ, theo các nhà hình thức luận của Nga là kỹ thuật, theo các nhà cấu trúc luận
của Pháp là một hệ thống kí hiệu, theo các nhà phê bình mới của Mỹ là một cấu
trúc của ý nghĩa [22].
Phạm Quỳnh đã đưa ra một định nghĩa rất đơn giản về thơ, chú ý tương quan
giữa thơ và họa: Ta coi thơ tức là vẽ, và vẽ tức là thơ; thơ là vẽ bằng lời, bằng âm

thanh, vẽ là thơ bằng hình, bằng màu sắc [Dẫn theo 17]. Nhà thơ Hàn Mặc Tử lại
đưa ra quan niệm về thơ dựa trên thánh chúa: Thơ là một tiếng kêu rên thảm thiết
của một linh hồn thương nhớ, ước ao trở lại trời, là nơi đã sống ngàn kiếp vô thủy ,


8
vô chung, với những hạnh phúc bất tuyệt... Thơ là sự ham muốn vô biên những
nguồn khoái lạc trong trắng của một cõi trời cách biệt. [Dẫn theo 23].
Năm 1949, Nguyễn Đình Thi viết Mấy ý nghĩ về thơ đã trình bày sự khác
biệt giữa văn và thơ, những nguyên nhân khiến nghệ sĩ sáng tác và tác dụng tình
cảm của thơ ca. Ông cho rằng: Tâm hồn chúng ta có một rung động thơ khi nó thoát
ra khỏi trạng thái bình thường. Làm thơ, ấy là dùng lời và những dấu hiệu thay cho
lời nói - tức là chữ - để thể hiện một trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác
thường [Dẫn theo 30]. Được coi như người khai sinh ra phong trào thơ tự do ở miền
Nam sau 1954, Thanh Tâm Tuyền đã từ chối quan niệm thi nhân và thi ca cổ điển.
Ông nhấn mạnh: Vần của nó (thơ tự do ) là vần ẩn dấu cách xa (có thể đi tới khác
âm, nghịch thanh), nhịp điệu của nó... là một thứ nhịp điệu rộng rãi, phức tạp ở một
trình độ nghệ thuật cao hơn đối với thứ nhịp điệu đơn giản rút gọn [ Dẫn theo 30].
Tiếp nhận tư tưởng của Jakobson, từ năm 1973, Đặng Tiến đã có những bài viết
giới thiệu và phân tích sắc sảo về một số vấn đề cốt yếu của thi học: thơ khác ngôn ngữ
chung ra sao, sự khác biệt giữa văn và thơ, lời thơ và ý thơ... Ông khái quát: Ngôn ngữ
nói chung và văn xuôi nói riêng nhằm phục vụ một đối tượng trong cuộc sống hàng
ngày. Thơ trái lại là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng [42]. Nhưng ông cũng đã
lưu ý: Nói thơ là một ngôn ngữ tự tại không có nghĩa rằng thơ không cần có ý nghĩa...
Cũng không hàm ý rằng thơ không tương quan gì đến thực tế nhất là thực tại xã hội...
Đây là hai điểm chính yếu ta không nên ngộ nhận [ 42]. Dựa vào quan điểm đó, Đặng
Tiến đã có nhiều bài phê bình có giá trị về các nhà thơ Việt Nam như Nguyễn Trãi, Bà
Huyện Thanh Quan, Tản Đà, Hàn Mặc Tử...
Năm 1985, cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều của
Phan Ngọc được công bố đã thực sự khuấy động một hướng tiếp cận tác phẩm văn

học mới tại Việt Nam: Nghiên cứu văn học từ góc độ ngôn ngữ. Và đến năm 1995,
trong công trình Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Phan Ngọc đã đưa ra
định nghĩa về thơ: Thơ là một tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp
nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ
này [32]. Theo đó, ông khẳng định thêm: Một khi đã nhìn theo quan điểm này thì từ,
nhịp, vần, phách, thể loại, trường phái... cái gì cũng có nội dung của nó và nội dung
ấy là những kiểu quan hệ [32]. Cùng với Phan Ngọc, Nguyễn Phan Cảnh đã đi sâu


9
nghiên cứu những đặc trưng của thơ từ phương diện ngôn ngữ trong tiểu luận Ngôn
ngữ thơ [3]. Lĩnh hội tư tưởng về thơ của Jakobson, Nguyễn Phan Cảnh đã có
những phân tích cụ thể về các đặc trưng của thơ trong phân biệt với văn xuôi.
Từ góc độ lý luận, xem xét thơ trong mối quan hệ tổng hòa giữa nội dung
và hình thức, Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa thơ là: Hình thức sáng tác
văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ
bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu [45]. Định nghĩa
này đã bao quát được đầy đủ các tiêu chí về cả nội dung và hình thức nghệ thuật
của thơ, hơn nữa nó còn chỉ ra đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ để khu biệt
với ngôn ngữ trong các thể loại văn học khác.
1.1.2. Các khái niệm liên quan đến thơ
1.1.2.1. Khái niệm thi pháp học
Thi pháp học (poetics) là một phân môn của lý luận văn học được định
nghĩa: "Thi pháp học là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương thức, phương
tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn
học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hoá các yếu tố của văn bản
nghệ thuật tham gia vào việc tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ và
chiều sâu của sáng tác nghệ thuật" (Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục
2009, tr. 304).
Thi pháp coi đối tượng là văn bản nghệ thuật (trong đó có thơ) đề cập đến 3

nội dung:
- Sự sáng tạo văn chương, các nguyên lý và hình thức;
- Cấu trúc một tác phẩm văn chương;
- Hệ thống các phương tiện, thủ pháp biểu đạt: từ ngữ, âm thanh, chữ viết,
biểu tượng...
1.1.2.2. Khái niệm thi học
Thi học (poetic art) là một phân môn của thi pháp. Thi học nghiên cứu các
đặc trưng của ngôn ngữ thơ và các nguyên lí phân tích ngôn ngữ thơ. Thi học xem
thơ là ngôn ngữ nghệ thuật đặc trưng, có tổ chức nhất về mặt âm thanh, được tạo
thành từ những tiết đoạn liên quan với nhau, phụ thuộc vào nhau thông qua hình
thức âm thanh (vần và nhịp).


10
Nội dung của thi học gồm:
- Thi luật
- Thi âm
- Thi tiết
- Thi điệu
- Thi đoạn
- Thi vận
- Bố cục
Trong các nội dung trên, thi luật có vai trò quan trọng nhất. Nghiên cứu thi
học của bất cứ một nền thi ca nào đó, về bản chất là đi tìm các nguyên lí, các qui tắc
sử dụng các yếu tố và quan hệ của các yếu tố đối với mỗi bài thơ, thể loại thơ và
nền thi ca của dân tộc đó.
1.1.2.3. Khái niệm thi luật
Thi luật (versification, prosody) là một phân môn của thi học, ra đời từ rất
khi người ta nghiên cứu về thi ca Hi lạp, La mã cổ đại. Thi luật lấy đối tượng
nghiên cứu là các qui tắc, các phương thức về ngữ âm dùng để sáng tạo thơ ca. Bộ

môn này đó phát triển và hoàn thiện và được coi là phần quan trọng nhất của ngành
thi học. Nội dung của thi luật nghiên cứu:
- Cách thức tổ chức và hoà phối các âm/thanh trong dòng thơ, câu thơ, khổ
thơ, bài thơ (thi âm);
- Cách thức tạo lập một dòng thơ, câu thơ, khổ thơ, bài thơ thông qua các
bước thơ (thi tiết);
- Qui tắc về nhịp điệu của dòng thơ, câu thơ, khổ thơ, bài thơ (thi điệu);
- Qui tắc về vần điệu dòng thơ, câu thơ, khổ thơ, bài thơ (thi vận);
- Cách thức tổ chức một khổ thơ từ nhiều dòng thơ (thi đoạn).
Tuy nhiên, tuỳ từng ngôn ngữ, quan niệm về thi luật có khác nhau.
Các học giả Pháp khảo sát các kĩ thuật liên quan đến câu thơ, sự cấu thành
khổ thơ, nhịp điệu và âm hưởng (sonorite'). Họ còn nói đến tính nhạc của thơ mà
tính nhạc này được thể hiện bằng vần (nhiều kiểu koại vần khác nhau); sự điệp âm
(nguyên âm và phụ âm) trong nhiều dòng thơ; sự điệp khúc và sự tương quan giữa
âm và nghĩa. Các học giả Pháp cũng nhấn mạnh: thơ là để đọc ra bằng miệng cho


11
nên nhịp điệu, số lượng âm tiết, trọng âm, chỗ ngắt giọng...là quan trọng. Các học
giả Anh Mỹ xem thi luật là là thuyết về cấu trúc và đặc điểm của thơ, nghiên cứu về
nghệ thuật làm thơ, các nguyên lí và kĩ thuật làm thơ. Do vậy họ quan tâm đến: tiết
điệu tức âm tiết khi làm thơ, nhịp điệu, vần và hình thức của một khổ thơ. Các học
giả Nga xem thi luật nghiên cứu trước hết về các đặc điểm ngữ âm và cách tổ chức
ngôn ngữ thơ đặt trong sự phân biệt với văn xuôi.
Tóm lại, thi luật dù theo quan niệm của trường phái nào cũng phải quan tâm
đến: nguyên âm, phụ âm, âm tiết, trọng âm, thanh điệu, nhịp điệu, chỗ ngừng và
ngữ điệu. Thi luật không nghiên cứu các hiện tượng này rời rạc mà chúng phải được
kết nối, tập hợp, ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau trong sáng tạo và cảm thụ thi ca.
1.2. Khái niệm ngôn ngữ thơ
1.2.1. Ngôn ngữ thơ là gì?

Thơ là một thể loại của văn học nghệ thuật. Vì thế, ngôn ngữ thơ trước hết là
ngôn ngữ văn học, có nghĩa là “ Ngôn ngữ mang tính chất nghệ thuật được dùng
trong văn học” [ 29; tr 185]. Song do sự tổ chức ngôn ngữ trên cơ sở của hệ thống
nhịp điệu, đảm bảo tính chất tối đa về nghĩa trên một đơn vị diện tích ngôn ngữ chật
hẹp, lại mang sắc thái chủ quan của người viết trong một mức độ cần thiết đã tạo
cho ngôn ngữ thơ ca những phẩm chất đặc biệt. Ngôn ngữ thơ phải cô đọng, giàu
sức biểu hiện. Mỗi từ ngữ, hình ảnh trong thơ đều phải kết tinh được một dung
lượng lớn về cuộc sống tạo nên những tín hiệu thẩm mĩ có sức ám ảnh. Ngôn ngữ
thơ là đỉnh cao của sự chắt lọc, là biểu hiện tập trung nhất tính hàm súc, mỹ lệ,
phong phú của ngôn ngữ. Mỗi bài thơ là những ngôn từ sáng giá đứng trong một
trật tự hoàn hảo. Bởi thế, nhiều người đã khẳng định: Thơ là sự kết tinh và thăng
hoa của nghệ thuật ngôn từ. Trong thơ, ngôn ngữ dễ có điều kiện bộc lộ năng lực
biểu hiện và vẻ đẹp hơn so với ngôn ngữ được vận dụng trong các lĩnh vực khác.
Thể loại thơ được hiểu là một chùm đặc trưng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp
nhằm biểu tượng hóa, khái quát hóa hiện thực khách quan theo cách tổ chức riêng
của thơ ca. Đó là “một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản bắt người tiếp nhận
phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ cho chính hình thức tổ chức ngôn ngữ
này” [ 42; tr 23 ]. Điều ấy chỉ có được trong thơ chứ không thể có ở bất kì một thể
loại nào khác trong văn học. Hình thức tổ chức đặc biệt của thơ trữ tình khiến cho


12
cái được cảm nhận không chỉ là ý nghĩa, cảm xúc được biểu hiện mà còn là chính
bản thân ngôn từ. Cũng như vậy, người đọc thơ không chỉ lĩnh hội cái điều mà nhà
thơ muốn nói ra mà còn tiếp nhận trọn vẹn hình thức ngôn từ của bài thơ. Ngược
lại, trong văn xuôi không thể cung cấp cho ta một sự lĩnh hội tuyệt đối như thế, bởi
cái ý nghĩa biểu hiện của văn xuôi tự sự mới là mục đích duy nhất, ngôn từ chỉ đóng
vai trò như một chất liệu có tính tương đối. Trong thơ ca, hình thức tổ chức ngôn từ
không chỉ là phương tiện mà còn được coi như mục đích bắt người đọc phải nhớ mãi.
Ngôn ngữ thơ sử dụng tập trung các biện pháp nghệ thuật tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân

hóa... tạo nên những hình ảnh tượng trưng, gợi nên những liên tưởng phong phú.
Ngôn ngữ thơ được tổ chức có vần, có nhịp, có số lượng âm tiết, có đối, có
số câu, có niêm luật, có sự vận dụng về trọng âm và trường độ... chính nhờ cách tổ
chức ngôn ngữ độc đáo ấy mà ngoài ngữ nghĩa thông báo của bài thơ ta còn có
những ngữ nghĩa khác. Điều đó làm nên tính đa tầng ý nghĩa của thơ, giúp nhà thơ
chuyển tải tối đa sự phức tạp, tinh tế vô cùng của tâm trạng, tình cảm con người
trong sự hữu hạn của câu chữ.
1.2.2. Đặc trưng ngôn ngữ thơ
Để làm rõ đặc trưng của ngôn ngữ thơ ta sẽ dựa vào ba phương diện sau:
1.2.2.1. Về ngữ âm
Thơ là tiếng nói của tâm hồn tình cảm con người. Thế giới nội tâm của nhà
thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn bằng cả âm thanh, nhịp
điệu của từ ngữ ấy. Trong thơ, các đặc trưng về ngữ âm được tổ chức một cách chặt
chẽ, có dụng ý để tạo nên tính nhạc. Vì vậy, tính nhạc được xem là đặc thù cơ bản
của ngôn ngữ thơ ca và cũng là một đặc điểm nổi bật để phân biệt với văn xuôi.
Tiếng Việt có sự phong phú về thanh điệu, số lượng các nguyên âm, phụ âm,
đó là cơ sở để tạo tính nhạc trong thơ. Đặc biệt là sự phong phú về thanh điệu đã tạo
nên dáng vẻ riêng biệt của tính nhạc trong thơ.
Khi khai thác tính nhạc trong thơ, chúng ta cần chú ý đến những đối lập sau:
- Sự đối lập về trầm - bổng, khép - mở các nguyên âm.
- Đối lập về vang - tắc giữa hai dãy phụ âm mũi và phụ âm tắc vô thanh
trong các phụ âm cuối.
- Đối lập cao - thấp, bằng - trắc của các thanh điệu.


13
Bên cạnh đó, hai yếu tố quan trọng góp phần tạo nên tính nhạc cho ngôn ngữ
thơ ca là vần và nhịp (sự hòa âm và tiết tấu). Các tiết tấu ngữ âm này là chất liệu để
tạo nên âm hưởng du dương, trầm bổng của ngôn ngữ thơ ca. Tính nhạc trong ngôn
ngư thơ đã rút ngắn khoảng cách giữa thơ với âm nhạc. Trong thực tế, nhiều nhạc

phẩm bổi tiếng có chất liệu lời được lấy từ thơ ca. Và thật thú vị khi đọc những bài
thơ được phổ nhạc, ta nhận thấy sự hòa âm, tiết tấu là một yếu tố rất quan trọng làm
nên sự thành công của thi phẩm ấy.
a) Vần điệu
Điều kiện trước hết tạo nên tính nhạc cho thơ phải kể đến sự hòa âm mà vần
là yếu tố quan trọng xây dựng nên sự hòa âm giữa các câu thơ. “Vần là sự hòa âm,
sự cộng hưởng nhau theo những quy luật ngữ âm nhất định giữa hai từ hoặc hai âm
tiết ở trong hay cuối dòng thơ, gợi tả nhấn mạnh sự ngừng nhịp” [4]. Đơn vị biểu
diễn vần thơ trong tiếng Việt là âm tiết bao gồm: âm đoạn tính và âm siêu đoạn tính
(thanh điệu). Xét về chức năng tạo nên sự tương đồng, sự hòa âm thì các yếu tố cấu
tạo nên âm tiết có vai trò không giống nhau: “Ở đây thanh điệu, âm cuối rồi đến âm
chính là những yếu tố giữ vai trò quyết định của sự hòa âm. Vai trò thứ yếu thuộc
về âm đệm và yếu tố cuối cùng là âm đầu” [4].
Trước hết, ta xét đến yếu tố siêu đoạn tính (thanh điệu) chức năng hòa âm
của thanh điệu trong các vần thơ được biểu hiện chủ yếu ở chỗ: các âm tiết hiệp vần
chỉ có thể mang thanh đồng loại tuyền điệu (cùng bằng hoặc cùng trắc). Đó là nét cơ
bản của vần thơ Việt Nam.
Xét về các mặt âm đoạn tính của các âm tiết hiệp vần, đầu tiên phải kể đến
âm cuối. “Trong một âm tiết, giữa các yếu tố tạo nên phần vần thì âm cuối là yếu tố
quyết định tính chất của nó rõ hơn cả” [4]. Âm cuối là cơ sở để người ta phân loại
các vần (khép, nửa khép, mở, nửa mở), chính tính chất của những loại vần này giữ
vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự hòa âm. Với âm cuối, sự hòa âm của vần
thơ sẽ được tạo ra khi hai âm tiết hiệp vần có sự đồng nhất các âm cuối (phụ âm,
bán nguyên âm và âm vị zero) hoặc đồng nhất về đặc trưng âm vang mũi (m, n, ng,
nh), hoặc đồng nhất về đặc trưng ngữ âm vô thanh (p, t, c).
Âm chính “là hạt nhân, là yếu tố quyết định âm sắc chủ yếu của âm tiết cho
nên âm chính cũng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập vần thơ” [4]. Để góp


14

phần vào sự hòa âm này, âm chính có một quy luật phân bố chặt chẽ trong các vần
thơ: các nguyên âm làm âm chính của hai âm tiết hiệp vần phải hoặc đồng nhất hoàn
toàn, hoặc đồng nhất về một đặc trưng nào đó (đặc trưng âm sắc: trầm hoặc bổng; đặc
trưng về âm lượng: nhỏ, lớn). Ngoài ra có những trường hợp âm chính không cùng
dòng, cùng độ mở cũng hiệp vần với nhau. Các âm tiết này hiệp vần là nhờ âm cuối
giống nhau.
Phụ âm đầu và âm đệm đều có chức năng tạo nên sự khác biệt cho vần thơ để
tránh lặp vần. Thực tế, khi các âm tiết hiệp vần với nhau đã có sự hòa âm, đắp đổi
âm chính, âm cuối và thanh điệu thì sự xuất hiện của bất kỳ âm đầu nào trong âm
tiết cũng không ảnh hưởng đến sự hòa âm. Từ đó, ta thấy: “Âm đầu có tham gia
cùng với các thành phần khác để tạo nên sự hòa âm nhưng vai trò của nó không
đáng kể” [4]. Còn âm đệm mức độ hòa âm rất thấp, có những khuôn vần mà sự có
mặt của âm đệm không ảnh hưởng đến sự phân loại của các vần thơ.
Như vậy, tất cả các yếu tố cấu tạo nên âm tiết tiếng Việt đều tham gia vào
việc tạo nên sự khác biệt của vần thơ Việt Nam để tránh lặp vần. Trong đó, thanh
điệu, âm cuối, âm chính là những yếu tố chính quyết định âm hưởng chung của toàn
âm tiết và do đó quyết định sự hòa âm của các âm tiết hiệp vần.
b) Nhịp điệu
Tiết tấu trong thơ ca là sự sáng tạo ra những khoảng cách tương tự về mặt
thời gian. Tiết tấu trong thơ chính là nhịp thơ. “Nhịp thơ là cái được nhận thức
thông qua toàn bộ sự lặp lại có tính chất chu kỳ, cách quãng hoặc luân phiên theo
thời gian của những chỗ ngừng, chỗ ngắt và của những đơn vị văn bản như câu thơ
(dòng thơ), khổ thơ và thậm chí là đoạn thơ” [7]. Như vậy, yếu tố quan trọng nhất
tạo nên nhịp điệu chính là ở chỗ ngừng, chỗ ngắt theo một cách thức nhất định khi
phát âm. Trong thơ có hai kiểu nhịp: ngừng nhịp ở cuối dòng và ngừng nhịp ở trong
dòng thơ.
Nhịp thơ có tính mỹ học do con người sáng tạo ra để biểu hiện tư tưởng, tình
cảm con người. Do vậy, các trạng thái rung cảm, cảm xúc, đều ảnh hưởng đến việc
lựa chọn nhịp của câu thơ, bài thơ. Nhịp trong thơ khác nhịp trong văn xuôi. Trong
văn xuôi (nhờ sự đồng thời của lời nói), thời gian được cảm thấy rất rõ, hiển nhiên

đó không phải là những tương quan về thời gian có thực giữa các sự kiện mà chỉ là


15
những tương quan có tính ước lệ. Trong thơ thì thời gian không thể cảm giác được.
Các tiểu tiết của chủ đề và những đơn vị lớn của chủ đề đều được cân bằng bởi cấu
trúc của thơ. Trong một bài thơ, đơn vị để biểu diễn nhịp (ngắt nhịp) cơ bản nhất là
câu thơ (dòng thơ). Vì trong câu thơ tập trung mật độ dày đặc về cú pháp, về sự hòa
âm…Trong mỗi dòng thơ lại có cách ngắt nhịp phụ thuộc vào thể thơ. Từ nhịp
chung của thể thơ ấy, người sáng tác sẽ có cách sử dụng linh hoạt, nhất là trong thơ
tự do, rõ nhất là loại thơ không vần.
Như vậy, cách tạo nhịp, ngắt nhịp hết sức đa dạng, có nhiều kiểu, tùy câu,
tùy đoạn, tùy bài thơ, thể thơ. Nhịp trong thơ mang bản sắc của từng nhà thơ trong
việc chọn nhịp.
Thực tế cho thấy, người Việt Nam thường ưa sự cân đối hài hòa, do vậy
trong các thể thơ truyền thống, cách luật, nhịp chẵn thường chiếm ưu thế (ví dụ như
thơ lục bát), sự xuất hiện nhịp lẻ cũng là nhịp lẻ cân đối (trong câu có tiểu đối), sau
đó mới đến nhịp lẻ độc lập. Còn trong thơ tự do, khi những câu thơ gần với văn
xuôi, không có vần thì lúc ấy nhịp nổi lên, vai trò của nhịp đã tạo được sức ngân
vang rất lớn cho thơ. Bản thân nhịp nhiều khi cũng chứa nội dung trong đó: “Nhịp
chẵn gợi lên sự hài hòa, bình yên, tĩnh lặng, nhịp lẻ thường báo hiệu những tai
ương, mắc mớ, uẩn khúc…” [7].
Vần và nhịp là những đơn vị ngữ âm quan trọng của ngôn ngữ thơ. Vần và
nhịp nếu đặt đúng chỗ thì mang nghĩa. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ
lẫn nhau, bổ sung cho nhau: sự ngắt nhịp là tiền đề cho hiện tượng gieo vần, nhịp
nâng cao hiệu quả hòa âm của vần, một chiều khác chính vần cũng có tác động trở
lại nhịp. “Sự tác động này được biểu hiện khi có sự hỗ trợ của vần thì chỗ ngừng,
chỗ ngắt trở nên rõ ràng hơn, lâu và đậm hơn, vần có khả năng nhấn mạnh sự
ngừng nhịp” [4], đặc biệt trong thơ tự do thì “vần trở thành một tiêu chí rất quan
trọng giúp người ta ngừng nhịp đúng chỗ” [4].

Tóm lại, đặc trưng nổi bật của ngôn ngữ thơ ca là sự tổ chức âm thanh một
cách hài hòa, có quy luật của chúng. Vần và nhịp là hai yếu tố làm nên đặc trưng đó
đồng thời nó có vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính nhạc cho thơ, để thơ ca có
khả năng biểu đạt tinh tế những rung cảm, cảm xúc của tâm hồn mà bản thân nghĩa
của từ ngữ không thể diễn đạt hết được. Hơn nữa “nhạc tính của một thi phẩm càng


16
giàu, tức là những tham số thanh học của ngôn ngữ càng có độ tin cậy cao, thì hiệu
quả lưu giữ truyền đạt của thi phẩm càng lớn, sức sinh tồn của nó càng mạnh. Ki No
Curajuki cũng đã nói: “Nếu nhịp điệu vĩnh viễn trường tồn, thì làm sao thơ ca bị
tiêu diệt được?” [dẫn theo 4].
1.2.2.2. Về ngữ nghĩa
Ngữ nghĩa trong thơ ca nhiều hơn so với ngữ nghĩa trong giao tiếp đời
thường, thậm chí khác cả với ngữ nghĩa trong văn xuôi. Thơ là một cấu trúc rất cô
đọng, hàm súc. Vì vậy, ngôn ngữ thơ phải chứa đựng nhiều thông báo: một câu,
một chữ có thể gợi lên nhiều nghĩa. Tính đa nghĩa của ngôn ngữ thơ được Nguyễn
Phan Cảnh giải thích như sau: “Sức mạnh của cơ cấu lặp lại, song song chính là
chỗ đã tạo ra một từ láy lại, song song trong tư tưởng. Việc chức năng mỹ học
chiếm ưu thế trong các thông báo thơ trong khi không loại chức năng giao tế, đã
làm cho thông báo thành đa nghĩa, có tính chất nước đôi, nhập nhằng hiểu theo
nghĩa tốt của từ này” [3]. Và đấy chính là điều cốt tử cho thơ: “Thơ phải được ý ở
ngoài lời. Trong thơ hàm súc vô cùng thì mới là tôn chỉ của người làm thơ. Cho
nên ý thừa hơn lời thì tuy cạn mà vẫn sâu, lời thừa hơn câu thì tuy công phu
nhưng vẫn vụng. Còn như ý hết mà lời cũng hết thì không đáng là người làm thơ
vậy.” [Dẫn theo 3].
Ngôn ngữ thơ ca mang trong mình nó sự sống, nhiều ý nghĩa vô cùng biến
đổi, xuất phát từ ý đồ nghệ thuật của nhà thơ. Mỗi từ ngữ khi đưa vào thơ đã qua
trục lựa chọn của tác giả. Như “con kỳ nhông”, nó hoạt động rất đa dạng và biến
hóa linh hoạt tùy theo chuỗi từ ngữ và nhịp điệu mà trong đó nó được sử dụng. Giá

trị ngữ nghĩa của từ phụ thuộc vào vị trí của nó trong câu thơ. Do đó, từ ngữ trong
một diễn ngôn thơ luôn thay đổi ý nghĩa và kéo theo, ngữ nghĩa học thơ ca thường
đi chệch so với sự liên kết từ ngữ thông thường.
Văn xuôi không hạn chế về số lượng âm tiết, từ ngữ, câu chữ. Còn trong thơ,
tùy theo từng thể loại mà có những cấu trúc nhất định. Khi đi vào thơ, do áp lực của
cấu trúc mà ngữ nghĩa của ngôn từ nhiều khi không dừng lại nghĩa đen, nghĩa gốc,
nghĩa ban đầu của nó mà đã đi vào những tầng ý nghĩa mới tinh tế hơn, sâu sắc đa
dạng hơn và mới mẻ hơn nhiều. Đó là nghĩa bóng hay còn gọi là ý nghĩa biểu trưng
của ngôn ngữ thơ ca. Đặc trưng ngữ nghĩa này tạo cho ngôn ngữ thơ một sức cuốn


17
hút kỳ lạ đối với người đọc, người nghe. Bởi họ không chỉ tiếp nhận văn bản thơ
bằng mắt, bằng tai mà bằng cả xúc động, tình cảm, bằng cả trí tưởng tượng liên
tưởng nữa. Điều đó cũng làm cho ngôn ngữ thơ không còn là phương tiện giao tiếp
mà đóng một vai trò khác.
1.2.2.3. Về ngữ pháp
Theo Phan Ngọc, thơ là một “cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản” [32].
Sự quái gở, kỳ lạ ấy thể hiện rõ nhất ở phương diện ngữ pháp, bao gồm sự phân
chia dòng thơ, câu thơ, những kiểu câu và cách sắp xếp từ ngữ trong thơ.
Thơ là một loại đơn vị rất đặc trưng của dòng, còn gọi là câu, hay cú. Song
sự thực là ranh giới giữa câu thơ và dòng thơ không hoàn toàn trùng nhau. Dòng thơ
không đồng nhất với câu của cú pháp, thường là nhỏ hơn nhưng có thể bằng hoặc
lớn hơn. Số lượng âm tiết của dòng và số dòng trong bài thơ đã trở thành tên gọi của
thể thơ: ngũ ngôn, thất ngôn, lục bát, song thất lục bát…(theo số tiếng trong dòng),
bát cú, tứ tuyệt…( theo số câu trong bài). Điều này cũng chứng tỏ cấu trúc thơ khác
cấu trúc văn xuôi rất nhiều.
Cách lựa chọn từ ngữ nhiều lúc không theo trật tự bình thường, các thành
phần trong dòng, trong câu thơ thường bị đảo lộn. Về cấu trúc cú pháp của câu thơ,
Nguyễn Lai đã nhận xét: Phải nói rằng ngôn ngữ thơ là một thứ ngôn ngữ được bộc

lộ thế giới chủ quan, thiên về thế giới ấn tượng cảm xúc, cảm giác. Những mạch
biểu cảm thường đan chéo nhau, chiếm những cấp nghĩa thiếu quan hệ nội tại trên
bề mặt cú pháp. Do vậy, cấu trúc cú pháp câu thơ thường " khó phân tích theo
nguyên tắc logic của ngôn ngữ thông thường như trong văn xuôi” [25]. Chịu sự chi
phối của một thể loại văn bản luôn đòi hỏi hiệu quả nghệ thuật có sự thay đổi vượt
bậc: tính đa nhanh, tính hình tượng, tính cảm xúc, nên thơ phải chọn cho mình
những hình thức biểu đạt riêng, mà một trong những hình thức đó là xây dựng kiểu
câu có cấu trúc bất quy tắc. Đó là những câu có sự bẻ gãy trật tự tuyến tính của các
đơn vị ngôn ngữ luôn phải tuân thủ, bao gồm: câu đảo ngữ, câu tỉnh lược, câu tách
biệt, câu trùng điệp, câu vắt dòng, câu có sự kết hợp bất thường về nghĩa. Ngoài ra
còn có cách liên kết từ mang tính “lạ hóa” tạo nên những tác động mạnh mẽ và
những gợi mở phong phú cho lời thơ. Việc sử dụng phổ biến các kết cấu này không
làm ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận ngữ nghĩa của văn bản thơ. Ngược lại, chính


18
điều đó đã tạo ra, đem lại những giá trị mới, ý nghĩa mới cho ngôn ngữ thơ ca, đem
đến khả năng vô tận của ngôn ngữ thơ trong việc chuyển tải những trạng thái tinh
tế, bí ẩn của thế giới và tâm hồn con người, làm nên sức ám ảnh cho thơ.
1.3. Hoàng Nhuận Cầm và thơ của ông
1.3.1. Vài nét về Hoàng Nhuận Cầm
Hoàng Nhuận Cầm sinh ngày 07 tháng 02 năm 1952, quê quán: Đông Ngạc,
Từ Liêm, Hà Nội, vào Hội nhà văn năm 1981. Năm 1971 , ông vào học tai Khoa
Ngữ Văn, trường Đại học tổng hợp Hà Nội (Khóa 16). Những năm 70 của thế kỷ
20, nhiều thế hệ học sinh, sinh viên thủ đô xếp bút nghiên lên đường ra trận. Trong
những năm tháng đó, như biết bao những sinh viên cùng trang lứa, hoàng Nhuận
Cầm đã lên đường nhập ngũ, ông đã chiến đấu trong đội hình của sư đoàn 325B ở
một trong những mặt trận ác liệt nhất giai đoạn đó là mặt trận Quảng Trị. Sau đó,
ông đã từng chiến đấu tại các mặt trận khác nhau như Quảng Bình, Quảng Trị và
Thừa Thiên - Huế cho đến chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Năm 1976, ông

được giải ngũ trở về trường cũ tiếp tục học. Năm 1981, sau khi tốt nghiệp đại học
ông về công tác tại Hãng phim truyện Việt nam và sau đó làm việc tại Đài truyền
hình Việt Nam.
Có thể nói, nét chủ đạo tạo nên cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong cuộc đời
ông chính là giai đoạn của người sinh viên cầm súng. Hoàng Nhuận Cầm đã sáng
tạo nghệ thuật trong suốt cả cuộc đời mình với những thể loại khác nhau. Tuy
nhiên, mảng để lại nhiều ấn tượng nhất vẫn là những bài thơ với những trải nghiệm,
những cung bậc khác nhau của cuộc đời. Nếu ví một bài thơ như cái cây thì có cây thơ chỉ quý ở phần củ xù xì nằm sâu dưới gốc, lại có cây - thơ đáng giá nhất là ở
phần lá xanh trên ngọn. Đó chính là những tứ thơ quý giá ẩn sâu dưới những tầng rễ
câu chữ mà người đọc phải dày công đào bới bằng những thao tác tư duy sắc nhọn
mới tìm thấy được. Không những thế, thơ Hoàng Nhuận Cầm còn như một thứ cành
lá xanh tươi cứ mướt mát, rời rợi trên cao vẫy gọi người đọc.
Ngoài sáng tạo thơ, ông còn viết những kịch bản phim và biên kịch phim
đều để lại những dấu ấn như: Lầm lỗi; Đằng sau cánh cửa; Đêm hội Long Trì; Hà
Nội mùa Đông năm 46; Áo chàm Bắc sơn; Pháp trường trắng; Ai lên xứ hoa đào;
Mùi cỏ cháy...


19
1.3.2. Thơ của Hoàng Nhuận Cầm
Cầm bút làm thơ từ rất sớm (năm 12 tuổi), song Hoàng Nhuận Cầm chỉ thực
sự được bạn đọc biết đến rộng rãi kể từ lần ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ của tuần
báo Văn nghệ năm 1972 - 1973 với chùm thơ Nhật ký, Thư mùa thu, Nghe chim kể
chuyện trên đồi chốt, Anh bộ đội và tiếng nhạc la (trong tập thơ Thơ tuổi hai mươi
in cùng Vũ Đình Văn, 1974). Cùng đoạt giải nhất với anh trong đợt này là các nhà
thơ Nguyễn Duy, Nguyễn Đức Mậu, Lâm Thị Mỹ Dạ. Những năm ấy, cuộc chiến
chống Mỹ của chúng ta đang vào giai đoạn cực kỳ khốc liệt, vậy mà qua thơ Hoàng
Nhuận Cầm, ta lại thấy một bầu không khí êm ả, thơ mộng, nhẹ nhàng đến lạ: hình
ảnh anh bộ đội trong phút trực chiến vẫn không quên lắng nghe tiếng chim hót
thanh bình.

Giải thưởng của tuần báo Văn nghệ như một động lực để tác giả tiếp tục sáng
tác và cho ra mắt độc giả những tập thơ riêng của mình: Những câu thơ viết đợi mặt
trời (in năm 1983); Xúc xắc mùa thu, tập thơ được giải thưởng của Hội Nhà văn
Việt Nam (in năm 1992); Thơ với tuổi thơ (in năm 2004). Năm 1992, xét những
đóng góp đối với nền thơ ca đương đại, Hoàng Nhuân Cầm vinh dự được nhận Giải
thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật - một giải thưởng để đời đối với những
người sáng tạo nghệ thuật . Tuyển tập thơ "Xúc xắc mùa thu (thơ) - Hò hẹn mãi cuối
cùng em cũng đến (thơ)” đã đươc Nhà xuất bản Hội nhà văn công bố vào năm 2015
như một sự tôn vinh cho nhà thơ mặc áo lính Hoàng Nhuận Cầm.
Hoàng Nhuận Cầm là nhà thơ được đúc nên bởi tài năng thiên bẩm, mà đáng
nói là giọng thơ đẹp, vang như tiếng hót của một loài chim quý. Trời phú cho ông
giọng thơ sang trọng, trong trẻo. Một khi giọng thơ ấy vút lên, lập tức được chú ý.
Hoàng Nhuận Cầm đã gây ấn tượng đến ngạc nhiên với những câu thơ trần đầy tính
nhạc, vang vọng, óng ả. Giọng thơ ấy, cho đến gần đây vẫn còn hút hồn nhiều người
yêu thơ bởi những cung bậc của cảm xúc chắp trên đôi cánh của âm nhạc luyến láy,
ngân vọng, dịu dàng và những hình ảnh lộng lẫy đầy huyền hoặc.
Một cách khái quát nhất, thơ Hoàng nhuận Cầm sáng tác, có thể được chia
làm hai mảng lớn: Thơ về chiến tranh và thơ về tình yêu. Mảng thơ chiến tranh rất
độc đáo bởi bản thân tác giả là người trải nghiệm cuộc chiến khốc liệt, nhưng mảng
thơ tình yêu của Hoàng Nhuận Cầm được chú ý, đặc biệt là giới trẻ bởi chất trẻ


×