Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng bệnh viện đại học quốc gia hà nội (100 giường bệnh) tại quận thanh xuân, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 124 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƯỜNG
--------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MƠI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (100 GIƯỜNG BỆNH)
TẠI QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 7440301

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Trần Thị Hương

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Nga

MSV

:1653150373

Lớp

: K61 - KHMT

Khóa học


: 2016 – 2020

Hà Nội, 2020
i
Hà Nội - 2020


LỜI CẢM ƠN
Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả thầy cô giáo trường Đại học Lâm
Nghiệp, đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa Quản lý Tài Ngun Rừng và Mơi Trường
đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em học tập, trưởng thành và có những
kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt hơn cả, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Trần Thị Hương người đã trực tiếp hướng dẫn em hồn thành khóa luận. Cảm ơn cơ ln tận tình chỉ
bảo, truyền đạt cho em những vốn kiến thức mới, chia sẻ kiến thức chun mơn giúp
em hồn thành tốt khóa luận của mình.
Cùng sự giúp đỡ của Trung tâm tư vấn và công nghệ môi trường-chi nhánh
Công ty TNHH kiến trúc và xây dựng Thái Bình đã hướng dẫn tận tình trong thời gian
thực tập tại cơng ty.
Vì kiến thức chun mơn cịn hạn chế và bản thân cịn thiếu nhiều kinh nghiệm
thực tiễn nên nội dung của khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận
sự góp ý, chỉ bảo thêm của q thầy cơ cùng tồn thể cán bộ, cơng nhân viên, các anh chị,
cô chú tại quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Sau khi kết thúc khóa luận bản thân em đã học tập được rất nhiều kinh nghiệm
cũng như kỹ năng bổ ích. Và có lẽ đây sẽ là hành trang giúp em vững bước trên con
đường sự nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Thị Nga


i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vi
TĨM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ..................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 3
1.1. Tổng quan về đánh giá tác động môi trường ............................................................3
1.1.1. Trên thế giới ..........................................................................................................3
1.1.2. Tại Việt Nam .........................................................................................................4
1.2. Tổng quan về tác động môi trường của các dự án xây dựng bệnh viện ...................6
1.2.1. Tác động đến môi trường nước .............................................................................6
1.2.2. Tác động đến môi trường đất ................................................................................7
1.2.3. Tác động đến mơi trường khơng khí .....................................................................7
1.3. Tổng quan về dự án xây dựng bệnh viện Đại học quốc gia Hà Nội 100 giường
bệnh .................................................................................................................................8
CHƯƠNG II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 23
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................23
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................23
2.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................23
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................24
2.4.1. Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu ................................................................24
2.4.2. Phương pháp kháo sát điều tra ngoại nghiệp.......................................................24
2.4.3. Phương pháp đánh giá nhanh ..............................................................................24
2.4.4. Phương pháp so sánh ...........................................................................................25

CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU................................................................................................................................ 27
3.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................27
3.1.1. Vị trí địa lý ..........................................................................................................27
3.1.2. Khí hậu, khí tượng ..............................................................................................31

ii


3.1.3. Điều kiện thủy văn...............................................................................................34
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội- cơ sở hạ tầng...............................................................35
3.2.1. Dân sinh- kinh tế - xã hội ....................................................................................35
3.2.2. Hạ tầng khu vực thực hiện dự án .........................................................................36
3.2.3. Đánh giá sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án tới hoạt động kinh tế, xã hội ......37
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 38
4.1. Đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực nghiên cứu........................................38
4.1.1. Hiện trạng mơi trường khơng khí, nước .............................................................38
4.1.2. Hiện trạng tài ngun sinh vật .............................................................................44
4.1.3. Tính nhạy cảm mơi trường, đánh giá sơ bộ sức chịu tải của môi trường ............45
4.2. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng bệnh viện Đại học Quốc
gia Hà Nội ......................................................................................................................45
4.2.1. Dự báo tác động ...................................................................................................45
4.2.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án ..............................................48
4.2.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án ...........49
4.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn vận hành dự án .............................61
4.3.1. Đánh giá, dự báo các nguồn tác động liên quan đến chất thải ............................61
4.3.2. Các tác động không liên quan đến chất thải ........................................................73
4.3.3. Tác động do các rủi ro, sự cố ..............................................................................75
4.4. Đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án xây dựng bệnh viện Đại
học Quốc gia Hà Nội tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội ....................................79

4.4.1.Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai
đoạn chuẩn bị .................................................................................................................79
4.4.2. Biện pháp phòng ngừa giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai
đoạn thi công, xây dựng ................................................................................................81
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 90
5.1. Kết luận...................................................................................................................90
5.2. Tồn tại .....................................................................................................................91
5.3. Kiến nghị ................................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC I
PHỤ LỤC II

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
BTNMT
BYT
CTNH
CTR
ĐHQGHN

Nội dung từ viết tắt
Bộ Tài nguyên môi trường
Bộ Y tế
Chất thải nguy hại
Chất thải rắn
Đại học Quốc gia Hà Nội


ĐTM

Đánh giá tác động mơi trường

KHTN

Khoa học tự nhiên

KTX

Ký túc xá



Nghị định

PCCC

Phịng cháy chữa cháy

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


TCVN
TCXDVN
TT


Quyết định
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân

WHO

Tổ chức y tế thế giới

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Tổng hợp các chỉ tiêu quy hoạch .................................................................11
Bảng 1. 2. Danh mục máy móc, thiết bị tham gia thi công dự án .................................18
Bảng 1. 3. Danh mục các nguyên liệu sử dụng trong giai đoạn thi cơng ......................19
Bảng 1. 4. Tóm tắt các nội dung chủ yếu và tiến độ thực hiện dự án ...........................21
Bảng 3. 1. Tọa độ khép góc ơ đất thực hiện dự án ........................................................28
Bảng 3. 2. Các chuyên khoa và dịch vụ kỹ thuật ..........................................................31
Bảng 3. 3. Nhiệt độ trung bình tháng ở Hà Nội 5 năm gần nhất (0C) ..........................32
Bảng 3. 4. Độ ẩm trung bình tháng 5 năm gần đây (%) ................................................32
Bảng 3. 5. Tốc độ gió trung bình tháng 5 năm gần đây (m/s) .......................................33
Bảng 3. 6. Lượng mưa bình quân tháng (mm) ..............................................................33
Bảng 3. 7. Tổng số giờ nắng trung bình tháng 5 năm gần đây (giờ) .............................34
Bảng 4. 1. Vị trí và các thơng số quan trắc ..................................................................40
Bảng 4. 2. Kết quả đo đạc các chỉ tiêu tiếng ồn và vi khí hậu .....................................41

Bảng 4. 3 Kết quả đo đạc bụi và hơi, khí thải ..............................................................42
.Bảng 4. 4. Kết quả đo mẫu nước môi trường xung quanh ..........................................43
Bảng 4. 5. Đối tượng và quy mô các tác động môi trường của dự án ..........................46
Bảng 4. 6. Hệ số tải lượng đối với xe tải chạy trên đường ...........................................50
Bảng 4.7. Tải lượng các chất ô nhiễm từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu
phục vụ cải tạo, nâng cấp nhà 7 tầng .............................................................................51
Bảng 4. 8. Tải lượng các chất ô nhiễm từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu
phục vụ thi công khối nhà 9 tầng...................................................................................52
Bảng 4. 9. Dự báo nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn
xây dựng (tính cho 100 người) ......................................................................................54
Bảng 4. 10. Mức ồn của một số loại thiết bị thi công theo khoảng cách .....................58
Bảng 4. 11. Các tác động của tiếng ồn đối với sức khỏe con người ............................59
Bảng 4.12. Những hoạt động gây tác động đến môi trường trong giai đoạn vận hành
Dự án .............................................................................................................................62
Bảng 4. 13. Hệ số ô nhiễm không khí trung bình đối với các loại xe ..........................63
Bảng 4. 14. Tải lượng phát thải ô nhiễm của các phương tiện giao thông ...................64
Bảng 4.15. Tác động của các chất gây ơ nhiễm khơng khí ...........................................66
Bảng 4. 16. Ước tính tải lượng các chất ơ nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt phát
sinh trong giai đoạn hoạt động ......................................................................................70

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 3. 1. Vị trí dự án ....................................................................................................27
Hình 4. 1. Vị trí lấy mẫu nước mặt ................................................................................38
Hình 4. 2. Vị trí lấy mẫu khơng khí ...............................................................................39

vi



TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG

TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên khóa luận:
Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội
(100 giường bệnh) tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
2. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga
3. Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Thị Hương
4. Địa điểm nghiên cứu: Số 182 Lương Thế Vinh, phường Thanh Xuân Bắc, quận
Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
5. Mục tiêu nghiên cứu
*Mục tiêu chung:
Đề tài đánh giá các tác động môi trường làm cơ sở đề xuất các biện pháp giảm
thiểu những tác động tiêu cực của dự án xây dựng bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội.
* Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được tác động môi trường của dự án xây dựng bệnh viện Đại học
Quốc gia Hà Nội
- Đề xuất được biện pháp giảm thiểu tác động của dự án xây dựng bệnh viện Đại
học Quốc gia Hà Nội
6. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực xây dựng dự án xây dựng bệnh viện
Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng bệnh viện Đại học
Quốc gia Hà Nội
- Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn vận hành bệnh viện Đại học
Quốc gia Hà Nội
- Đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án xây dựng bệnh viện
Đại học Quốc gia Hà Nội tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu
- Phương pháp kháo sát điều tra ngoại nghiệp
- Phương pháp đánh giá nhanh
- Phương pháp so sánh
8. Kết quả đạt được
Trên cơ sở nội dung nghiên cứu đề ra, đề tài đã rút ra được kết luận như sau:

vii


Dự án “Xây dựng Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội, 100 giường bệnh tại
quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” được thực hiện sẽ góp phần bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe cán bộ, giảng viên, sinh viên, học sinh thuộc Đại học Quốc gia Hà
Nội và dân cư lân cận, phục vụ đào tạo thực hành bệnh viện cho sinh viên khoa học sức
khỏe ĐHQGHN theo quy định hiện hành.
- Đánh giá được chất lượng mơi trường nước, khơng khí khu vực dự án
- Chất lượng hiện trạng môi trường khu vực dự án đều trong giới hạn cho phép
đáp ứng các tiêu chuẩn hiện hành và phù hợp với việc xây dựng dự án.
- Đề xuất được một số biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn xây
dựng và vận hành dự án.

viii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, các hoạt động xây dựng, sản xuất, kinh
doanh đều có tác động ít nhiều tới mơi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Do vậy để
phát triển bảo đảm tính bền vững cần có sự nghiên cứu dự báo đánh giá sự tác động tới
mơi trường trước khi có quyết định cho dự án triển khai nhằm đề xuất giải pháp phịng

ngừa và bảo vệ mơi trường.
Cách mạng trong y dược và chăm sóc sức khoẻ dựa vào tiến bộ của khoa học cơ
bản và công nghệ cao, điển hình là sự hội tụ nhanh chóng giữa y học và cơng nghệ
sinh học, sinh hóa, nano, trong hỗ trợ chẩn đoán và điều trị đáp ứng nhu cầu khám
chữa bệnh chất lượng cao của xã hội,... Nhiều quốc gia phát triển trên thế giới thành
công nhờ dựa vào đại học để xây dựng tiềm lực tri thức mạnh, tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao và khoa học công nghệ đạt trình độ tiên tiến. Vì vậy, lựa chọn đầu tư phát
triển bệnh viện đào tạo kết hợp cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao, triển khai nghiên
cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học cơng nghệ, có khả năng cạnh tranh quốc tế
đang là xu thế của thời đại.
Hệ thống khám chữa bệnh của nước ta đã có nhiều thành tựu nhưng vẫn cịn một
số bất cập đặc biệt quan trọng nhất là về chất lượng và số lượng giường bệnh. Được sự
ủy quyền của UBND thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội đã có Công văn số 2071/SYTKH ngày 18/7/2013 chấp thuận chủ trương xây Bệnh viện thực hành lâm sàng cho sinh
viên của ĐHQGHN và công nhận sự phù hợp với Quy hoạch phát triển hệ thống Y tế
trên địa bàn Thủ đô đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Hiện nay, Bệnh viện đã được công nhận là đơn vị đủ điều kiện được Nhà nước
xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh
nghiệp theo Quyết định số 1957/QĐ-KHTC ngày 11/6/2013 của Giám đốc ĐHQGHN.
Ngày 09/10/2014, ĐHQGHN đã phê duyệt Đề án bệnh viện “Chủ trương về mơ hình
liên doanh, liên kết xây dựng Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn I, 100
giường bệnh nội trú theo phương thức xã hội hóa”, theo Quyết định số 3572/QĐĐHQGHN của Giám đốc ĐHQGHN.
Quá trình thực hiện dự án xây dựng Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội có thể
tiềm tàng những tác động xấu tới môi trường, đặc biệt trong giai đoạn vận hành sẽ tác
động nhiều tới môi trường nước, phát sinh nhiều nước thải, chất thải rắn ảnh hưởng tới

1


sức khỏe của mọi người cũng như dân cư xung quanh. Để đề xuất các biện pháp giảm
thiểu tác động tiêu cực tới mơi trường, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của

dự án thì việc đánh giá tác động cho dự án “Xây dựng Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà
Nội” là rất cần thiết. Vì vậy, em đã thực hiện khóa luận: “ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ
NỘI (100 GIƯỜNG BỆNH) TẠI QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI”

2


CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về đánh giá tác động môi trường
1.1.1. Trên thế giới
Khái niệm về đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc Environmental Impact
Assessment (EIA) rất rộng và hầu như khơng có định nghĩa thống nhất. Cho đến nay
có nhiều định nghĩa về đánh giá tác động môi trường được nêu trong nhiều tài liệu
chính thức, có thể tóm lược một số cách xác định khái niệm này như sau: [6]
- Theo Chương trình mơi trường của Liên hợp quốc (UNEP): ĐTM là quá trình
nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả về mặt môi trường của một dự án phát triển.
- Theo Uỷ ban kinh tế - Xã hội Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP): ĐTM gồm
3 phần chính: Xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, một chính sách
đối với mơi trường.
- Theo một số học giả thì: ĐTM là sự xác định và đánh giá một cách có hệ thống
các tác động tiềm năng của các dự án, các quy hoạch, các chương trình hoặc các hành
động về mặt pháp lý đối với các thành phần hoá - lý, sinh học, văn hoá, kinh tế - xã hội
của môi trường tổng thể.
- Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Philippines: ĐTM là một phần của quv
hoạch dự án và được tiến hành để xác định và đánh giá các hậu quả môi trường và
đánh giá các yếu tố xã hội liên quan đến quá trình thiết kế, xây dựng và hoạt động của
dự án.

- Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường Malaysia định nghĩa: ĐTM là một
nghiên cứu để xác định, dự báo, đánh giá và thông báo về tác động đến môi trường của
một dự án và nêu ra các biện pháp giảm thiểu trước khi thẩm định và thực hiện dự án.
- Tại Hoa Kỳ, thuật ngữ: "tường trình tác động đến môi trường" (Environmental
Impact Statement. EIS thường được dùng đồng nghĩa với đánh giá tác động môi
trường (EIA), là sự thể hiện kết quả nghiên cứu ĐTM dưới dạng văn bản.
Những năm 60 của thế kỉ XX: con người vẫn ln có những nhận thức sâu sắc về
vấn đề mơi trường và khi nhu cầu nâng cao cuộc sống của con người càng ngày càng
cao thì vấn đề đánh giá tác động môi trường cũng được đề cập rõ ràng, phổ biến và
chặt chẽ.

3


Năm 1969: Hoa Kỳ ban hành đạo luật Chính sách mơi trường quốc gia ( NEPA)
từ đó đạo luật đã được phát triển qua nhiều quốc gia. Đạo luật này quy định, yêu cầu
cần phải tiến hành đánh giá tác động môi trường của các hoạt động lớn, hoạt động
quan trọng có thể gây ra tác động đáng kể đến môi trường.
Theo sau sự hình thành đạo luật ở Mỹ, Đánh giá tác động môi trường được áp
dụng ở nhiều nước: Nhật, Singapo, Hồng Kông (1972), tiếp theo là Canada (1973), Úc
(1974), Đức (1975), Pháp (1976), Philippin (1977), Trung Quốc (1979).
Vào những năm 1980- 1990 một số nước đang phát triển ở Châu Á Thái Bình
Dương cũng đã ban hành các qui định chính thức hoặc tạm thời về ĐTM như Thái Lan
(1984), Hàn Quốc (1981), Indonesia (1982), Malaysia (1985).
Như vậy, khơng chỉ có các nước lớn có nền cơng nghiệp phát triển mà ngay cả
các nước nhỏ, đang phát triển cũng đã nhận thức rất sớm về vai trò ĐTM trong việc
quản lý môi trường để phát triển kinh tế bền vững.
1.1.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam công tác ĐTM ra đời vào giữa năm 1984, báo cáo ĐTM đầu tiên
được thực hiện là dự án xây dựng nhà máy thủy điện Trị An năm 1985. Khi chính phủ

ban hành quyết định về công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
và bảo vệ mơi trường.
Sau khi có Luật Bảo vệ mơi trường (1994) thì ĐTM được triển khai có hệ thống
từ Trung ương đến địa phương và đến khắp các bộ ngành.
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2014, Đánh giá tác động môi trường là việc phân
tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện
pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. [9]
Việc nghiên cứu đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư phải đạt được 4
mục tiêu lớn sau đây:
- Cung cấp một hình ảnh tổng quát của hành động mà chủ dự án thực hiện
- Thông báo cho công chúng đặc biệt là những người chịu lác động trực tiếp bởi
dự án, về những ảnh hưởng môi trường của dự án đối với các hợp phần môi trường
thiên nhiên và môi trường nhân tạo, kể cả con người
- Giúp cho các cấp có thẩm quyền đưa ra những quyết định có căn cứ

4


- Cải thiện và tối ưu hoá dự án để làm cho dự án hài hồ, thân thiện với mơi
trường tiếp nhận.
Đánh giá tác động môi trường là một bài toán thực sự của việc quy hoạch phát
triến và sử dụng mơi trường, có mục tiêu duy nhất là đảm bảo sự phái triển lâu bền và
chất lượng môi trường mà con người và các hệ sinh thái phụ thuộc vào. Nó nhằm vào
việc quản lý mơi trường thơng minh và mong muốn hơn bao giờ hết trở thành một
công cụ cốt yếu, làm chỗ dựa cho phát triến bền vững. [6]
 Mục đích ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường
- ĐTM nhằm đảm bảo rằng tất cả các vấn đề môi trường đã được cân nhắc, xem
xét kỹ ngay từ khâu hình thành ý tưởng dự án, quán triệt xuyên suốt quá trình lập,
thẩm định, xét duyệt, triển khai thực hiện và vận hành dự án.
- ĐTM nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại đến mơi

trường của các chính sách, dự án phát triển cụ thể. Nó góp phần loại trừ cách “đóng
cửa” ra quyết định, như vẫn thường làm trước đây, khơng tính đến ảnh hưởng mơi
trường đối với môi trường xung quanh.
- Tạo ra cơ hội để có thể trình bày với người hoặc cơ quan ra quyết định về tính
phù hợp của chương trình, hoạt động dự án cụ thể về mặt môi trường nhằm ra quyết
định có tiếp tục thực hiện hay khơng.
- ĐTM phải đảm bảo cho mọi giới cơng chúng, có khả năng bị ảnh hưởng bới dự
án, phải được thông báo và tham khảo ý kiến một cách đầy đủ trong mọi giai đoạn của
q trình ra quyết định. Các thơng tin được tham vấn phải được áp dụng sớm nhất, đầy
đủ nhất trong quá trình lập kế hoạch để nắm được những mối quan tâm chính, các
hướng ưu tiên, các xung đột, các sức ép và những thách thức lớn trước khi ra quyết
định.
- ĐTM huy động được sự đóng góp của đơng đảo các tầng lớp xã hội. Nó góp
phần nâng cao trách nhiệm của các cấp quản lý, chủ dự án đến việc bảo vệ môi trường.
Đồng thời, ĐTM tạo cơ hội cho sự phối kết hợp giữa các ngành, liên kết được các nhà
khoa học ở các lĩnh vưc khác nhau, nhầm giải quyết công việc chung là đánh giá mức
độ tác động môi trường các dự án, giúp cho người ra quyết định chọn được dự án phù
hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường.

5


- Với ĐTM, tồn bộ q trình phát triển được cơng khai để xem xét một cách
đồng thời lợi ích của tất cả các bên: Bên đề xuất dự án, chính phủ, chính quyền địa
phương và cộng đồng. Điều đó góp phần lựa chọn được dự án tốt hơn để thực hiện.
- ĐTM không xét các dự án một cách riêng lẻ mà đặt chúng trong môi trường
khu vực. Khi ĐTM một dự án cụ thể bao giờ cũng xét thêm các dự án, phương án thay
thế, nghĩa là xét đến các dự án có thể cho cùng đầu ra, nhưng có cơng nghệ sử dụng
khác nhau, các phương án quy hoạch kiến trúc xây dựng khác nhau. Điều đó sẽ giúp
cho dự án hoạt động hiệu quả hơn.

- ĐTM giúp cho nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau. Những đóng góp của cộng đồng trước khi dự án được đầu tư sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả đầu tư, làm cho dự án hoà nhập một cách tốt nhất đối với môi trường tiếp
nhận (kể cả môi trường xã hội và nhân văn), thực hiện cơng tác ĐTM tốt có thể đóng
góp cho sự phát triển thịnh vượng trong tương lai. Thông qua các kiến nghị của ĐTM,
việc sử dụng tài nguyên sẽ thận trọng hơn, hiệu quả hơn và giảm được sự đe doạ của
suy thối mơi trường đến sức khoẻ con người và hệ sinh thái. [6]
1.2. Tổng quan về tác động môi trường của các dự án xây dựng bệnh viện
1.2.1. Tác động đến môi trường nước
Nước thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ hoạt động vệ sinh, rửa tay chân của
công nhân làm việc tại Dự án. Hoạt động phá dỡ chủ yếu sử dụng các máy móc thiết bị
cơ giới, do vậy lượng cơng nhân sử dụng không đáng kể. Thành phần chủ yếu của
nước thải sinh hoạt chứa nhiều các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu
cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật gây bênh như: Ecoli,
Coliform, Samonella…
Nồng độ các chất ô nhiễm phụ thuộc vận tốc dịng nước nếu khơng có biện pháp
khống chế và xử lý lượng nước thải sinh hoạt, thi công, nước mưa chảy tràn vào nguồn
nước mặt lan truyền theo dịng chảy gây ơ nhiễm nước trên diện rộng.
- Mức độ ảnh hưởng đến môi trường nước:
+ Chất rắn lơ lửng với hàm lượng cao làm tăng độ đục của nước, giảm khả năng
hịa tan oxy từ khơng khí vào nước, do đó ảnh hưởng xấu tới đời sống các loài thủy sinh.
+ Chất hữu cơ từ nước thải trong quá trình phân hủy làm giảm lượng oxy hòa tan
trong nước, nếu hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy lớn thì sự suy giảm oxy càng nặng.

6


+ Dầu mỡ có khả năng loang thành mảng mỏng che phủ mặt thoáng của nước
gây cản trợ sự trao đổi oxy của nước, cản trở quá trình quang học của các lồi thực vật
trong nước, giảm khả năng thốt khí cacbonic và các khí độc khác ra khỏi nước dẫn

đến làm chết các vi sinh ở vùng bị ô nhiễm và làm giảm khả năng tự làm sạch của
nguồn nước,…
+ Các chất dinh dưỡng như N, P gây phú dưỡng nguồn nước, ảnh hưởng tới chất
lượng nước và đời sống thủy sinh.
+ Vi sinh vật gây bệnh: các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải theo dịng
nước phát tán đi rất xa. Đây là một trong những nguy cơ bùng phát dịch bệnh đặc biệt
là các bệnh về đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn,…
1.2.2. Tác động đến mơi trường đất
Trong q trình chuẩn bị, hoạt động phá dỡ các cơng trình hiện hữu trong khu đất
dự án sẽ phát sinh khối lượng chất thải rắn xây dựng và chất thải rắn nguy hại.
Rác thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân. Chất
thải rắn sinh hoạt phần nhiều đều là chất hữu cơ dễ phân hủy, nếu không thu dọn, xử lý
kịp thời sẽ tạo mùi khó chịu và gây ô nhiễm đất, nguồn nước và mất mỹ quan có thể
phát sinh dịch bệnh và ảnh hướng sức khỏe con người.
Trong quá trình vận chuyển, một phần vật liệu rơi vãi trên đường bị nghiền nát
và cuốn theo khi có phương tiện chạy qua, xe vận chuyển khơng đảm bảo các u cầu
kỹ thuật, khơng được che chắn,... có thể gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí, ảnh
hưởng đến cảnh quan đô thị dọc tuyến đường vận chuyển.
1.2.3. Tác động đến mơi trường khơng khí
Lượng bụi phát sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vật liệu của công trình, quy
mơ cơng trình, độ ẩm, điều kiện thời tiết. Trong quá trình phá dỡ bụi sẽ phát sinh nhiều
và ảnh hưởng đến khu vực xung quanh trong phạm vi 50m, trường hợp gió to phạm vi
ảnh hưởng có thể lên đến 100m. Trong quá trình vận chuyển phế thải phá dỡ sẽ phát
sinh bụi trong quá trình vận chuyển và khí thải từ xe vận chuyển.
Các nguồn gây ơ nhiễm khơng khí trong q trình xây dựng chủ yếu là bụi đất và
các loại khí thải như (SO2, NOx, CO…) phát sinh từ các hoạt động sau:
- Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu
- Bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ và tập kết vật liệu xây dựng

7



- Bụi phát sinh từ quá trình đào móng
- Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu
- Bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ và tập kết vật liệu xây dựng
- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của máy móc, thiết bị thi cơng
- Khâu hàn các kết cấu trong xây dựng
- Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển chất thải
- Mùi hôi từ khu vực tập trung rác thải
- Hơi dung môi.
- Bụi: Khi tiếp xúc trực tiếp với bụi có nồng độ cao con người rất dễ mắc bệnh về
phổi. Bụi còn gây những tổn thương cho da, gây chấn thương mắt và gây bệnh ở
đường tiêu hóa. Bụi khi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa
phổi gây ra những bệnh về đường hơ hấp. Các hạt bụi có thể gây viêm giác mạc, gây
bệnh bụi phổi khi con người tiếp xúc với chúng ở nồng độ cao, khi bám vào lá cây, các
hạt bụi làm giảm khả năng quang hợp của cây trồng.
1.3. Tổng quan về dự án xây dựng bệnh viện Đại học quốc gia Hà Nội 100 giường
bệnh
 Tên dự án
Xây dựng bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội (100 giường bệnh) tại quận
Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
 Chủ dự án
- Tên nhà đầu tư: BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 182 Lương Thế Vinh, phường Thanh Xuân Bắc, quận
Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Mã số thuế: 0101183303-032
- Điện thoại liên hệ: 0913269488
- Người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư:
Ơng: PGS.TS Trịnh Hồng Hà


Chức vụ: Giám đốc

 Các hạng mục cơng trình chính của dự án
Căn cứ theo nhiệm vụ thiết kế được duyệt, các quy định và tiêu chuẩn Việt Nam,
đầu tư xây dựng Bệnh viện ĐHQG là bệnh viện hạng III thực hiện các chức năng
nhiệm vụ chính như sau:

8


- Khám, chữa bệnh: Là Bệnh viện hoàn chỉnh được tổ chức theo hướng mũi
nhọn chuyên sâu về các bệnh đa khoa, phù hợp với mơ hình bệnh tật và các điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực và là mơ hình điều trị uy tín cho khu vực và
thành phố Hà Nội.
- Đào tạo: Đào tạo và tham gia đào tạo nhân lực y tế; chỉ đạo tuyến và tham gia
phòng, chống dịch bệnh.
- Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học,
công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ người bệnh và phục vụ cơng tác chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi.
 Quy mô của bệnh viện:
Bệnh viện nằm trong khu đất 26.200m2 của Ký túc xá Mễ Trì, phường Thanh
Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Trong đó diện dích đất xây dựng
bệnh viện đạt 605,85m2 trong đó diện tích cơng trình cải tạo, nâng cấp đạt 280m2, diện
tích cơng trình xây mới đạt 325,85m2. Do diện tích đất của dự án nhỏ, hệ thống sân
đường nội bộ của KTX Mễ Trì đã hoàn thiện và hoàn toàn đáp ứng yêu cầu khi dự án
đi vào hoạt động do vậy tại khu đất thực hiện dự án khơng bố trí sân đường nội bộ mà
sử dụng chung với KTX Mễ Trì.
Quy mơ cơng trình: 100 giường. Trong đó:
+ Khoa Nội nhi: 30 giường
+ Khoa phẫu thuật, gây mê hồi sức: 5 giường

+ Khoa sản ngoại: 30 giường
+ Liên chuyên khoa tai mũi họng – răng hàm mặt: 30 giường
+ Khoa đông y và phục hồi chức năng: 5 giường
-Phòng khám - chữa bệnh ngoại trú, quy mơ 100 lượt khám/ngày.
-Cấp cơng trình: Cấp II
Cơ cấu chung của Bệnh viện gồm 2 khối, khối xây mới 9 tầng và khối cải tạo 7
tầng. Có đầy đủ các chức năng nhiệm vụ của một bệnh viện đa khoa hạng III.
 Quy mơ diện tích các khu và phòng chức năng
Cải tạo, nâng cấp mặt bằng, khoảng 5223m2, hệ thống phòng ốc đảm bảo phục
vụ cho việc triển khai điều trị nội trú, đào tạo thực hành bệnh viện, nghiên cứu phát
triển ứng dụng y học tại 182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội.

9


- Cơng trình cải tạo 7 tầng: Cải tạo, nâng cấp khối 5 tầng hiện đang là Phòng
khám đa khoa 182 Lương Thế Vinh có diện tích 280m2 thành khối nhà 7 tầng phục vụ
khám bệnh bao gồm giữ nguyên hiện trạng 5 tầng hiện có (tầng 1 - tầng 5), bổ sung
thang sắt tại các tầng để đảm bảo tiêu chuẩn về PCCC và xây dựng mới bổ sung tầng
6, 7 và 01 tầng tum với diện tích sàn lần lượt đạt 280, 280, 82m2. Tận dụng các cơng
trình bảo vệ mơi trường hiện có (khu vực tập trung chất thải y tế thông thường, bể tự
hoại, đường ống thu gom nước thải), bổ sung thêm các cơng trình bảo vệ môi trường
cho tầng 6, 7 bao gồm bổ sung đường ống thu gom nước thải đấu nối vào đường ống
thu gom nước hiện có, bổ sung thêm thùng rác, quạt thơng gió nhà vệ sinh, khu vực
sắc thuốc, hệ thống hút mùi nhà bếp,…)
- Cơng trình xây dựng mới 9 tầng: Phá dỡ khối nhà 2 tầng hiện đang là Trạm y tế
KTX Mễ Trì có diện tích 244,08m2 và sử dụng một phần khn viên phía trước mặt để
xây dựng mới 1 khối nhà 9 tầng phục vụ điều trị nội trú với diện tích xây dựng là
325,85m2. Diện tích sàn xây dựng dự kiến 3250,15 m2 (tính cả hầm).
Phương án cải tạo nâng cấp phù hợp với u cầu chun mơn, trình duyệt và

triển khai thực hiện bao gồm:
- Khu lâm sàng: 1375m2
- Khu phẫu thuật: 514m2
- Khu cận lâm sàng: 1311m2.
Mặt bằng các phòng chuyên môn được thiết kế phù hợp với quy chuẩn và tiêu
chuẩn của bệnh viện Đa khoa hạng III
 Quy hoạch tổng mặt bằng
Hai khối nhà nằm ở phía Đơng Nam khu đất, dễ dàng tiếp cận vì nằm ngay gần
cổng chính của ký túc xá và sử dụng diện tích đỗ xe trước mặt.

10


Bảng 1. 1. Tổng hợp các chỉ tiêu quy hoạch
Stt

Hạng mục cơng trình

Đơn vị

Quy mơ

1

TỔNG DIỆN TÍCH KHU ĐẤT NGHIÊN CỨU

m2

26.200


2

TỔNG DIỆN TÍCH XÂY DỰNG

m2

8.651,85

m2

8.046

- Diện tích cơng trình cải tạo, nâng cấp

m2

280

- Diện tích cơng trình xây mới

m2

325,85

3

MẬT ĐỘ XÂY DỰNG

%


33,0

4

TẦNG CAO TỐI ĐA

tầng

9

Tầng cao cơng trình hiện có (Giữ ngun hiện trạng)

tầng

2-4-5

Tầng cao cơng trình cải tạo, nâng cấp

tầng

7

Tầng cao cơng trình xây mới

tầng

9

TỔNG DIỆN TÍCH SÀN


m2

35.169,15

Tổng diện tích sàn các cơng trình hiện có

m2

29.877

m2

2.042

m2

3.250,15

- Diện tích các cơng trình hiện có (giữ ngun hiện
trạng)

5

Tổng diện tích sàn cơng trình 7 tầng cải tạo, nâng
cấp (khơng tính tum thang)
Tổng diện tích sàn cơng trình 9 tầng xây mới (Tính
cả hầm)
 Phương án thiết kế sơ bộ
a. Cơng trình cải tạo, nâng cấp khối nhà 7 tầng


- Vị trí xây dựng: Vị trí cơng trình được xác định theo cơng trình cũ, mặt chính
cơng trình hướng Đơng – Bắc, phía Nam tiếp giáp khu vực nhà dân mặt đường Lương
Thế Vinh.
- Diện tích xây dựng: Diện tích các sàn 1, 2, 3, 4, 5 là 280m2; diện tích sàn tầng
6, 7 là 280m2; diện tích tum thang kỹ thuật là 82m2. Tổng diện tích sàn cơng trình sau
cải tạo, nâng cấp là 2.042m2.
- Chiều cao tầng 1 là 3,6m; chiều cao các tầng 2, 3, 4, 5, 6, 7 là 3,3m; chiều cao tum
kỹ thuật là 3,55m. Tổng chiều cao cơng trình là 26,95m so với cốt +0,00 của cơng trình.
- Cơng năng sử dụng:

11


+ Tầng 1, 2, 3, 4, 5 giữ nguyên chức năng hiện có gồm các chức năng lễ tân, sảnh
đón, quầy thuốc và một số phòng nghiệp vụ như khám, siêu âm, xét nghiệm (các xét
nghiệm vi sinh được gửi sang các bệnh viện khác), cùng với khu phụ, kỹ thuật và các
khối phịng hành chính phục vụ cơng tác điều hành bệnh viện.
+ Tầng 6, 7 bổ sung một số phòng chức năng như bếp, phòng ăn (Bệnh viện bố
trí 01 nhà bếp có diện tích 20m2 đặt tại tầng 6, nhà bếp phục vụ nấu ăn cho CBCNV
của bệnh viện và một phần bệnh nhân, trung bình mỗi ngày sẽ có khoảng 200 suất ăn.
Ngồi ra bệnh viện bố trí 01 phịng ăn cho nhân viên có diện tích 85m2 và 01 phịng ăn
khách có diện tích 23m2 đặt tại tầng 6) và khu phục hồi chức năng – đơng y (có diện
tích sàn 280m2 bao gồm 07 phịng bệnh nhân, 01 phịng nhân viên. Ngồi ra tại khu
vực cịn có hoạt động sắc thuốc bắc với số lượng dự kiến 10 nối/ngày, nhiên liệu sử
dụng là điện).
+ Tum kỹ thuật gồm kho, sân phơi, mái thang tòa nhà.
b. Cơng trình xây dựng khối nhà 9 tầng
- Vị trí xây dựng: được xác định theo các điểm L9, L10, L11, L12, L13, L14,
L15, L16 đến L9 mặt chính cơng trình hướng Tây, phía Đơng tiếp giáp khu dân cư
phường Thanh Xuân Bắc.

- Diện tích xây dựng: Diện tích sàn các tầng: tầng 1 là 289,1m2; các tầng 2, 3, 4,
5, 6, 7, 8, 9 là 325,85m2; tum kỹ thuật là 86,7m2; tầng hầm là 274,35m2. Tổng diện tích
sàn cơng trình là 3.250,15m2.
- Chiều cao tầng 1 là 3,6m; chiều cao các tầng từ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 là 3,6m;
chiều cao tum kỹ thuật là 3,3m; chiều cao tầng hầm là 3,6m. Tổng chiều cao cơng trình
là 35,4m so với cốt +0,00m của cơng trình.
- Cơng năng sử dụng:
+ Tầng hầm gồm một số phịng hành chính của khối bệnh viện và các phịng kho
nghiệp vụ của bệnh viện (phòng xử lý nước thải y tế (đặt bồn chứa hóa chất, máy móc,
thiết bị), phịng phân loại tiệt khuẩn, phịng khí nén và oxy trung tâm,…)
+ Tầng 1 gồm các chức năng sảnh tiếp đón, lễ tân, khu phụ trợ và các phòng
nghiệp vụ như cấp cứu, nội soi, lưu bệnh nhân.
+ Tầng 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 gồm các phòng chức năng được phân chia theo từng
chuyên khoa ở các tầng cùng với hệ thống phụ trợ như khoa tiêm chủng, khoa hồi sức

12


tích cực và chống độc, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa ngoại sản, khoa nội nhi
và trung tâm hỗ trợ sinh sản.
+ Tầng tum kỹ thuật: gồm hệ thống kỹ thuật điện nước và thang máy cho tòa nhà.
 Tổ chức mặt bằng chung các khoa phòng trong cơng trình
a. Khối kỹ thuật – phụ trợ
Các phịng kỹ thuật được bố trí dưới tầng hầm, trên tầng tum và mái để nhường
không gian thuận lợi các tầng trên điều trị. Khối này gồm có phịng khí nén và oxy trung
tâm, phòng xử lý nước thải, phòng máy nổ, phòng đặt hệ thống điều hòa trung tâm.
b. Khối khám bệnh
- Khoa chẩn đoán hình ảnh:
Là khoa thực hiện các kỹ thuật tạo ảnh y học để chẩn đoán, theo dõi kết quả điều
trị bằng các thiết bị như: máy X-Quang; máy siêu âm; máy cắt lớp vi tính; máy cộng

hưởng từ. Khoa có khơng gian đủ để thực hiện các chức năng nhiệm vụ như: thực hiện
các kỹ thuật XQ, CT, MRI theo yêu cầu của các khoa; tập hợp, lưu trữ các kết quả
chẩn đoán (phim, hình ảnh…vv) gửi cho các khoa; đảm bảo an tồn kiểm sốt bức xạ
ion hóa cho nhân viên, bệnh nhân theo TCVN – 6561:1999; tổ chức nghiên cứu khoa
học; đào tạo chuyên khoa chuẩn đoán hình ảnh.
Dây chuyền hoạt động của khoa chuẩn đoán hình ảnh được tổ chức hoạt động
theo các chức năng và phân theo các khu vực: khu vực nghiệp vụ kỹ thuật (phòng
chuẩn bị, phòng thủ thuật; phòng máy, phòng điều khiển, phòng máy rửa phim và xử
lý hình ảnh, phịng đọc phim); khu vực hành lang, phụ trợ (phịng đón tiếp người đợi,
phịng nghỉ bệnh nhân); khu vực hành chính (phịng giao ban, phịng trực khoa bác sĩ,
kho, thiết bị, phòng trực, vệ sinh bệnh nhân nam/nữ). Sơ đồ dây chuyền mặt bằng
được thiết kế theo khoa chuẩn đoán hình ảnh theo hướng dẫn áp dụng theo yêu cầu
thiết kế bệnh viện của Bộ Y Tế.
- Khoa xét nghiệm:
Đây là khoa tiến hành các kỹ thuật đặc biệt bằng các phương pháp hóa sinh, vi
sinh, ký sinh trùng, huyết học, kỹ thuật giải phẫu bệnh để giúp chẩn đoán bệnh, nghiên
cứu khoa học và đào tạo. Khoa được thiết kế đảm bảo an toàn chống lây nhiễm cho bác
sĩ, kỹ thuật viên, bệnh nhân, môi trường xung quanh; gồm 2 bộ phận: Bộ phận nghiệp
vụ kỹ thuật và Bộ phận phục vụ dành cho sinh hoạt của nhân viên và bệnh nhân.

13


Bộ phận nghiệp vụ kỹ thuật khoa gồm các phòng: chỗ tiếp nhận bệnh phẩm;
phòng máy xét nghiệm; phòng chuẩn bị mơi trường, mẫu, hóa chất; phịng lưu trữ
bệnh phẩm tạm thời; phòng rửa tiệt trùng. Các labo xét nghiệm được thiết kế theo dây
chuyền sạch bẩn 1 chiều để chống lây nhiễm chéo và chúng được bố trí độc lập tương
đối nhưng tích hợp thành khoa trong mối quan hệ chung. Diện tích và cấu trúc các
labo được thiết kế theo hướng dẫn áp dụng yêu cầu thiết kế bệnh viện của Bộ Y tế.
Bộ phận phục vụ sinh hoạt của nhân viên và bệnh nhân, gồm sảnh đón tiếp, đợi,

nhận, trả kết quả; các phòng phụ trợ theo yêu cầu của từng labo (nghỉ của bệnh nhân,
lấy mẫu, bệnh phẩm,…vv); khu rửa, tiệt trùng, kho hóa chất, dụng cụ, vật tư chung;
khu vực hành chính (phịng giao ban, đào tạo, phòng trực khoa bác sĩ, kỹ thuật viên,
kho, thiết bị, phòng trực, vệ sinh thay đồ nam/nữ)…vv các chức năng này được bố trí
tiện lợi nhưng tách biệt tương đối trong khoa.
c. Khối điều trị
- Khoa cấp cứu:
Là khoa có nhiệm vụ cấp cứu, hỗ trợ các chức năng sống bị suy yếu cấp tính
của các bệnh nhân thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau bằng các thiết bị hiện đại, khoa
thực hiện cứu thương 24/24, tiếp đón bệnh nhân, phân loại bệnh nhân, làm các xét
nghiệm theo định hướng chẩn đoán, cấp cứu ổn định chức năng sống trước khi vận
chuyển bệnh nhân đến các chuyên khoa và tuyến trên. Bộ phận nghiệp vụ kỹ thuật
gồm các chức năng như: sảnh đón, trực, tiếp nhận, phịng khám sơ cứu, phòng thủ
thuật cấp cứu, phòng tắm, tháo thụt, khử độc, phòng lưu bệnh nhân,…. Bộ phận phụ
trợ gồm các khu vực chẩn đoán kết hợp với hệ thống điều khiển, xét nghiệm cấp và
khu vực cho người nhà bệnh nhân kết hợp với sảnh đợi. Khu vực hành chính và phụ
trợ khác gồm các phòng giao ban, đào tạo, thư viện khoa, phòng trực y bác sĩ, kỹ thuật
viên, trưởng khoa,…
Bộ phận cấp cứu ban đầu được bố trí ở tầng 1, kế cận các khoa cận lâm sàng,
tiện cho ô tô trực cấp cứu, gồm bộ phận tiếp đón và bộ phận tạm lưu cấp cứu.
- Khoa tiêm chủng:
Đây là khoa có chức năng khám, xét nghiệm và tư vấn cho người dân về việc
tiêm chủng phòng ngừa bệnh. Bao gồm các khơng gian: Các phịng tư vấn cho người

14


khám bệnh về bệnh truyền nhiễm và vắc-xin, các phòng tiêm, không giam khám và
làm xét nghiệm trước khi tiêm.
Khoa tiêm chủng được bố trí ở tầng 2 và được bố trí khu vực đợi lớn phục vụ cho

lưu lượng lớn người đến tiêm.
- Khoa hồi sức cấp cứu tích cực và chống độc:
Là khoa có nhiệm vụ cấp cứu, điều trị chăm sóc tích cực và chống độc, hỗ trợ các
chức năng sống bị suy yếu của các bệnh nhân thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau. Bộ
phận nghiệp vụ kỹ thuật gồm các khu vực như: sảnh đón, trực, tiếp nhận, các phịng
điều trị tích cực, các phịng thủ thuật can thiệp, phòng máy, phòng trực, theo dõi bệnh
nhân …vv.
Khơng gian của khoa được bố trí thống, rộng, tiện lợi cho vận chuyển, tập trung
cho tiện chăm sóc nhưng cần phân lập theo các lô bệnh lý trên cơ sở phòng ngừa lây
nhiễm.
- Khoa phẫu thuật gây mê hồi sức:
Khoa thực hiện các phẫu thuật, gồm hệ thống các phòng để thực hiện: kỹ thuật
tiền phẫu thuật (thăm, khám, chẩn, tiền mê…); phẫu thuật chữa bệnh; kỹ thuật sau
phẫu thuật (giải mê, hồi tỉnh); đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, nghiên cứu khoa học
và đào tạo chuyên môn về phẫu thuật ngoại khoa. Cấu trúc của khoa gồm bộ phận
nghiệp vụ và bộ phận phục vụ như sau:
Bộ phận nghiệp vụ: gồm khu vực mổ, phòng giải lao giữa ca mổ và các tiện ích
khác. Khu vực chuẩn bị mổ, gồm chuẩn bị của y bác sĩ, phẫu thuật viên, chuẩn bị của
dụng cụ, thiết bị mổ; chuẩn bị của bệnh nhân (vệ sinh, tiền mê, đợi mổ). Khu vực tiền
phẫu thuật, gồm các phòng chẩn, khám. Khu vực sau phẫu thuật gồm các phòng giải
mê, hồi tỉnh và xử lý dụng cụ, vật phẩm và bệnh phẩm sau mổ.
Bộ phận phục vụ, gồm các phòng chức năng như sảnh đón tiếp, đợi của bệnh
nhân và người nhà; kho thuốc, hóa chất, dụng cụ và khu vực hành chính (phịng giao
ban, đào tạo, thư viện khoa, phịng trực y bác sĩ, kỹ thuật viên, trưởng khoa, kho các
loại, vệ sinh, thay đồ nam/nữ).
Sơ đồ tổ chức phòng mổ lấy theo chu trình tác nghiệp một chiều theo hướng dẫn
của ngành y tế và tham khảo rút kinh nghiệp từ các bệnh viện trong và ngoài nước.
- Khoa ngoại sản:

15



Là khoa nhận và điều trị các trường hợp chuyển dạ sinh, đỡ sinh thường và đỡ
sinh khó, mổ sinh. Chăm sóc hậu sản. Ngồi ra chức năng khoa cịn khám và điều trị
các bệnh phụ khoa.
Các phòng được chia ra làm khu vực sạch và khu vực đẻ. Khu vực sạch gồm các
phòng khám thai, phòng chờ đẻ, phòng sau đẻ, phòng nghỉ sau nạo thai. Khu vực đẻ
gồm các phòng rửa tay, thay đồ của bác sĩ, phòng đỡ đẻ hữu khuẩn, đỡ đẻ vô khuẩn,
đỡ đẻ bệnh lý, phòng nạo thai, đặt vòng. Khu vực hậu cần gồm kho sạch, phòng hấp
sấy, chuẩn bị dụng cụ, kho đồ bẩn.
- Liên chuyên khoa (TMH - RHM):
Các phòng thuộc liên chuyên khoa phục vụ cho việc khám và điều trị tai-mũihọng, răng-hàm-mặt gồm phòng khám, các phòng soi, phòng thủ thuật, phòng điều trị
và các phòng chuẩn bị, vệ sinh dụng cụ.
Khu vực khám liên chuyên khoa được bố trí khơng gian đợi theo đúng tiêu chuẩn
diện tích cho người lớn là 1,2m2/người cho 20 người (lấy 20% số lượt khám 1 ngày).
Khu vực điều trị được thiết kế độc lập tiện cho việc theo dõi bệnh nhân và được
đặt trên tầng 7 để nhường khu vực dưới thấp cho các khoa khác.
- Khoa đông y vật lý – phục hồi chức năng:
Gồm có các phịng điều trị bằng quang điện, điều trị bằng nhiệt, thủy trị liệu và
điều trị bằng vận động, phòng điều trị nội trú.
- Khoa nội nhi:
Là bộ phận chăm sóc sức khỏe cho trẻ em từ sơ sinh cho đến 16 tuổi. Gồm các
phòng sinh hoạt của các bé như phòng pha sữa, cho bú, phịng chơi. Bên cạnh đó là
khơng gian chuẩn bị của nhân viên bệnh viên chuẩn bị cơm, giặt là đồ bẩn. Phòng sơ
sinh thiếu tháng và sơ sinh cách ly sẽ được ngăn riêng ra thành ơ. Phịng điều trị cho
trẻ sơ sinh có cửa kính để tiện theo dõi quan sát.
- Khoa hỗ trợ sinh sản:
Là bộ phận hỗ trợ sinh sản cho cả nam và nữ. Gồm các phòng siêu âm 4D và
khám lâm sàng, khám định kỳ. Phòng xét nghiệm kiểm tra khả năng sinh sản có bảo
quản tinh trùng để duy trì.

- Khoa chống nhiễm khuẩn:

16


×