Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu cải tiến kết cấu khung lựa chọn hom và loại mồi cho kiểu lồng tròn khai thác ghẹ tại tỉnh khánh hòa và bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN VĂN NHUẬN

NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN KẾT CẤU KHUNG, LỰA CHỌN
HOM VÀ LOẠI MỒI CHO KIỂU LỒNG TRÒN KHAI THÁC
GHẸ TẠI TỈNH KHÁNH HÒA VÀ BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
----------------------------

NGUYỄN VĂN NHUẬN

NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN KẾT CẤU KHUNG, LỰA CHỌN
HOM VÀ LOẠI MỒI CHO KIỂU LỒNG TRÒN KHAI THÁC
GHẸ TẠI TỈNH KHÁNH HÒA VÀ BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Chuyên ngành

: Công nghệ Khai thác Thủy sản

Mã số

:



60.62.03.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ĐỨC PHÚ

Khánh Hòa - 2013


1
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ nội dung trong Luận văn này là kết quả nghiên
cứu của tôi, số liệu sử dụng trong Luận văn là trung thực. Các số liệu phỏng vấn
thu mẫu thống kê về năng suất, sản lượng, điều tra thực địa trên ngư trường là kết
quả tham gia của tôi thực hiện trong các chuyến điều tra và kết hợp trong các
chuyến kiểm tra trên biển. Các số liệu về tàu thuyền, nghề nghiệp khai thác, các
văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực hải sản, công tác quản lý Nhà nước về
thuỷ sản sản tại địa phương được thu thập tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng
Tàu và các phịng chun mơn các huyện và thành phố có quản lý khai thác thuỷ
sản .
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung nghiên cứu trong Luận
văn này.

Người cam đoan

Nguyễn Văn Nhuận


3
MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ 6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ..................................................................... 7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...................................................................................... 11
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .....................................................................11
1.1.1. Nghiên cứu tập tính đối tượng khai thác .................................................................11
1.1.2. Nghiên cứu khai thác thủy sản bằng lồng bẫy.........................................................11
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................................16
1.3. Ngư trường khai thác ghẹ tại Bà Rịa – Vũng Tàu và Khánh Hòa..............................21
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 25
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 25
2.2.1. Điều tra thực trạng khai thác ghẹ bằng lồng bẫy tại Khánh Hòa và Bà Rịa – Vũng
Tàu..............................................................................................................................25
2.2.2. Cải tiến kết cấu lồng bẫy hình trụ trịn.....................................................................25
2.2.3.Lựa chọn hom mồi....................................................................................................25
2.2.4.Lựa chọn loại mồi tối ưu...........................................................................................25
2.2.5. Đánh bắt thử nghiệm loại lồng được cải tiến...........................................................25
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 25
2.3.1. Phương pháp tiếp cận ..............................................................................................25
2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực trạng hoạt động nghề lồng bẫy......................25
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu cải tiến lồng bẫy..............................................................26
2.3.4. Đánh bắt thử nghiệm lồng bẫy cải tiến ....................................................................28
2.3.5. Phương pháp đánh giá kết quả đánh bắt thử nghiệm ..............................................29
2.3.6. Đánh giá hiệu quả năng suất khai thác ....................................................................29
2.3.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế ........................................................................................29
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................32
3.1. Thực trạng nghề khai thác ghẹ bằng lồng bẫy tại Bà Rịa – Vũng Tàu và Khánh Hòa

....................................................................................................................................32


4
3.1.1. Đối tượng và mùa vụ khai thác của nghề lồng bẫy .................................................32
3.1.2. Thực trạng tàu thuyền khai thác ghẹ tại Bà Rịa – Vũng Tàu và Khánh Hòa ..........36
3.1.3. Thực trạng ngư cụ ....................................................................................................38
3.1.4. Thực trạng sản phẩm, sản lượng và năng suất đánh bắt ..........................................42
3.1.5.Phân tích đánh giá thực trạng cấu tạo lồng bẫy ........................................................43
3.2. Đề xuất cải tiến kết cấu, chọn hom và mồi ............................................................ 49
3.2.1. Cơ sở lý luận đề xuất cải tiến...................................................................................49
3.2.2. Đề xuất lồng bẫy cải tiến .........................................................................................49
3.3. Đánh bắt thử nghiệm lồng tròn cải tiến............................................................... 56
3.3.1. Bố trí thử nghiệm .....................................................................................................56
3.3.2. Kết quả đánh bắt thử nghiệm...................................................................................59
3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của lồng bẫy cải tiến ..................................................... 65
3.4.1. Chi phí đầu tư lồng bẫy ...........................................................................................65
3.4.2. Hiệu quả kinh tế.......................................................................................................67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 69
Kết luận .................................................................................................................... 69
Kiến nghị .................................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 71
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 73


5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BVNLTS


Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

BV&PTNLTS

Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

CĐVT

Lồng trụ tròn cố định tại Bà Rịa – Vũng Tàu

ĐNB

Đông Nam Bộ

KT&BVNLTS

Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NLTS

Nguồn lợi thủy sản


NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PE

Polyethylen

TCGKN

Lồng cải tiến thanh chống giữa có khớp nối

TCGKKN

Lồng cải tiến thanh chống giữa khơng có khớp nối

UBND

Ủy ban nhân dân

3TCC

Lồng cải tiến 3 thanh chống cạnh

6TCCKH

Lồng đối chứng 6 thanh chống cạnh



6

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1: Cơ cấu tàu thuyền hoạt động nghề lồng bẫy tròn theo địa phương ........ 37
Bảng 3. 2: Số lượng tàu thuyền khai thác ghẹ bằng lồng bẫy tròn tại Khánh Hòa... 38
Bảng 3. 3: Số lượng ngư cụ trên một đơn vị tàu thuyền tại Bà Rịa – Vũng Tàu ..... 41
Bảng 3.4: Số lượng ngư cụ trên một đơn vị tàu thuyền Khánh Hòa........................ 42
Bảng 3.5: Sản lượng và năng suất đánh bắt vào mùa chính .................................... 42
Bảng 3.6: Sản lượng và năng suất đánh bắt vào mùa phụ ....................................... 42
Bảng 3.7: Sản lượng và năng suất đánh bắt vào mùa chính .................................... 42
Bảng 3.8: Sản lượng và năng suất đánh bắt vào mùa phụ ....................................... 43
Bảng 3.9. Độ bền của lồng..................................................................................... 44
Bảng 3.10. Thống kê thời gian trung bình thu, thả lồng cho các mẻ khai thác............ 46
Bảng 3.11 Thống kê số lồng bị lưới vướng vào chân chống................................... 47
Bảng 3.12. Sản lượng ghẹ khai thác theo màu sắc lưới hom ..................................... 48
Bảng 3.13. Bảng sản lượng khai thác theo loại mồi.................................................. 48
Bảng 3.14. Bảng tổng hợp thời gian dựng và xếp lồng trên bờ............................... 52
Bảng 3.15. Bảng tổng hợp thời gian dựng và xếp lồng trên bờ............................... 54
Bảng 3.17: Tổng hợp sản lượng đánh bắt thử nghiệm tại Bà Rịa – Vũng Tàu ........ 59
Bảng 3.18: Tổng hợp sản lượng đánh bắt thử nghiệm tại Khánh Hòa .................... 59
Bảng 3.19. Độ bền khung lồng .............................................................................. 60
Bảng 3.20: Thời gian trung bình thả lồng bẫy ........................................................ 61
Bảng 3.21: Sản lượng trung bình đánh bắt theo màu sắc hom tại Bà Rịa - Vũng Tàu
.............................................................................................................................. 61
Bảng 3.22. Sản lượng trung bình đánh bắt theo màu sắc hom tại Khánh Hòa......... 62
Bảng 3.23: Sản lượng đánh bắt theo loại mồi tại Bà Rịa – Vũng Tàu ..................... 63
Bảng 3.24: Sản lượng đánh bắt theo loại mồi tại Khánh Hịa ................................. 64
Bảng 3.25: Chi phí đầu tư của vàng lồng bẫy cải tiến ............................................... 66
Bảng 3.26: Chi phí đầu tư của vàng lồng bẫy đối chứng........................................... 66
Bảng 3.27: Doanh thu từ lồng bẫy cải tiến ............................................................... 67

Bảng 3.28: Doanh thu từ lồng bẫy đối chứng........................................................... 67
Bảng 3.29: Chi phí trong thời gian đánh bắt thử nghiệm........................................... 67
Bảng 3.30: So sánh giữa lồng bẫy cải tiến và lồng bẫy thực tế .................................. 68


7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Lồng bán nguyệt .................................................................................... 13
Hình 1.2: Lồng trụ trịn xếp ................................................................................... 13
Hình 1.3: Lồng hình chóp cụt ............................................................................... 14
Hình 1.4: Lồng chữ nhật ........................................................................................ 14
Hình 1.5: Lồng ghẹ trụ trịn xếp tại Trung Quốc ................................................... 15
Hình 1.6: Lồng xếp của tập đồn Gu-ang-jin – Trung Quốc... Error! Bookmark not
defined.
Hình 1.7: Lồng bẫy truyền thống ........................................................................... 16
Hình 1.8: Lồng trụ trịn [2] ..................................................................................... 18
Hình 2.1: Tóm tắt quy trình nghiên cứu cải tiến lồng bẫy khai thác thủy sản ......... 27
Hình 3.1: Ngư trường khai thác ghẹ gần bờ tại Bà Rịa – Vũng Tàu ....................... 21
Hình 3.2: Ngư trường khai thác ghẹ xa bờ tại Bà Rịa – Vũng Tàu ......................... 22
Hình 3.3: Ngư trường khai thác ghẹ tại Khánh Hòa ............................................... 23
Hình 3.4: Ghẹ xanh ............................................................................................... 33
Hình 3.5: Ghẹ đốm ................................................................................................ 33
Hình 3.6: Ghẹ ba chấm .......................................................................................... 34
Hình 3.7: Ghẹ chữ thập .......................................................................................... 34
Hình 3.8: Ốc hương (Areolata) .............................................................................. 36
Hình 3.9. Phân bố tàu thuyền khai thác ghẹ tại Bà Rịa - Vũng Tàu ........................ 37
Hình 3.10: Tàu thuyền khai thác ghẹ tại Bà Rịa - Vũng Tàu .................................. 37
Hình 3.11: Bản vẽ tổng thể lồng ghẹ hình trụ trịn tại Bà Rịa – Vũng Tàu............. 38
Hình 3.12: Cấu tạo tổng thể khung lồng................................................................. 39

Hình 3.13: Lồng bẫy ghẹ, ốc hương tại Vũng Tàu ................................................. 39
Hình 3.14. Cấu tạo khung lồng trịn xếp tại Khánh Hịa ......................................... 40
Hình 3.15: Cấu tạo thanh chống............................................................................. 40
Hình 3.16: Lồng trụ trịn ........................................................................................ 41
Hình 3.17: Lồng trụ trịn ........................................................................................ 41
Hình 3.18: Đối tượng khai thác bằng nghề lồng bẫy ghẹ ........................................ 43
Hình 3.19: Cấu tạo tổng thể khung lồng bẫy trụ tròn tại Bà Rịa -Vũng Tàu ........... 44
Hình 3.20. Tỷ lệ lồng trụ trịn khai thác ghẹ được sửa chữa trong thời gian 90 ngày .. 44


8

Hình 3.21. Vị trí và cách sắp xếp lồng trụ trịn khai thác ghẹ trên tàu ........................ 45
Hình 3.22: Lồng trụ tròn cố định tại Bà Rịa – Vũng tàu che khuất tầm nhìn của
thuyền trưởng phía mũi tàu khi hành trình trên biển............................................... 45
Hình 3.23. Hình vẽ tổng thể khung lồng trụ trịn tại Khánh Hịa ............................ 46
Hình 3.24. Tỷ lệ lồng bị lưới vướng vào chân chống ............................................. 47
Hình 3.25: Lồng bẫy xếp 6 chân chống khai thác ghẹ tại Khánh Hịa .................... 47
Hình 3.26: Hình tổng qt lồng trụ trịn 3 thanh chống cạnh ................................. 49
Hình 3.27: Hình tổng qt khung lồng trụ trịn 3 thanh chống cạnh có khớp nối ........ 50
Hình 3. 28: Hình chiếu cạnh lồng trụ trịn 3 thanh chống cạnh có khớp nối................ 50
Hình 3. 29: Hình chiếu bằng đáy dưới của lồng trụ trịn 3 thanh chống cạnh có khớp nối 51
Hình 3.30: Thanh chống cạnh inox có khớp nối ....................................................... 51
Hình 3.31: Hình tổng q lồng trụ trịn thanh chống giữa có khớp nối ...................... 52
Hình 3.32: Hình tổng qt kết cấu khung lồng trụ trịn kiểu 1 ................................... 53
Hình 3.33: Hình chiếu cạnh lồng trụ trịn kiểu 1 ....................................................... 53
Hình 3.34: Hình chiếu bằng đáy dưới của lồng trụ trịn kiểu 1 ...................................... 53
Hình 3.35: Hình chiếu bằng đáy trên của lồng trụ trịn kiểu 1 ....................................... 53
Hình 3.36: Thanh chống giữa có khớp nối ............................................................... 54
Hình 3.37: Hình tổng qt lồng trụ trịn thanh chống giữa khơng khớp nối ............ 55

Hình 3.38: Hình tổng qt lồng trụ trịn thanh chống giữa khơng có khớp nối ................ 55
Hình 3.40: Hình chiếu bằng đáy dưới của lồng trụ trịn thanh chống giữa có khớp nối .... 56
Hình 3.41: Hình chiếu bằng đáy trên của lồng trụ tròn thanh chống giữa có khớp nối ... 56
Hình 3.42: Thanh chống giữa khơng có khớp nối ..................................................... 56
Hình 3.44. Sơ đồ bố trí thử nghiệm........................................................................ 58
Hình 3.45. Sản lượng khai thác theo thành phần loài cho lồng thử nghiệm và lồng
đối chứng tại Bà Rịa – Vũng Tàu........................................................................... 59
Hình 3.46. Sản lượng khai thác theo thành phần loài cho lồng thử nghiệm và lồng
đối chứng tại Khánh Hịa ....................................................................................... 60
Hình 3.47: Năng suất đánh bắt theo màu sắc hom (kg*mẻ/lồng)............................ 62
Hình 3.48. Năng suất đánh bắt theo màu sắc hom (kg*mẻ/lồng) ........................... 62
Hình 3.49. Năng suất đánh bắt theo loại mồi tại Bà Rịa – Vũng Tàu...................... 63
Hình 3.50. Năng suất đánh bắt theo loại mồi tại Khánh Hòa .................................. 64


9

MỞ ĐẦU

Ở Việt Nam, ghẹ là đối tượng hải sản quý, có giá trị thương mại cao và là mặt
hàng xuất khẩu quan trọng. Năm 2012, Việt Nam cung cấp chủ yếu sản phẩm cua
ghẹ thanh trùng đóng hộp sang EU, chiếm tới 88,5% tổng giá trị xuất khẩu cua ghẹ
của cả nước. Trong 7 tháng đầu năm 2013, Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản
Việt Nam (VASEP) dẫn nguồn từ cơ quan Hải quan Nhật Bản cho biết Việt Nam dẫn
đầu cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu sản phẩm ghẹ xanh tươi vào Nhật Bản với
11.090 tấn, trị giá 20,7 triệu Yên. Giá nhập khẩu trung bình là 1.871 Yên/kg. Con số
trên cao hơn nhiều so với khối lượng xuất khẩu của 2 đối thủ tiếp theo là Philipin với
hơn 4.900 kg và khối lượng của Trung Quốc với gần 1.000 kg [15].
Mặc dù vậy, so với tiềm năng khai thác ghẹ trên các vùng biển thì con số trên
cịn hạn chế. Theo thơng báo Tổng cục Thủy sản về kết quả sơ bộ các chuyến điều tra

nguồn lợi hải sản tầng đáy ở biển Việt Nam năm 2012 – 2013, trữ lượng nguồn lợi
giáp xác (tôm, cua, ghẹ) khoảng 36.000 tấn trong mùa gió mùa Đơng Bắc và 32.000
tấn trong mùa gió mùa Tây Nam.... Sản lượng ghẹ khai thác cũng như chất lượng ghẹ
chưa cao là do ghẹ bị đánh bắt khi chưa trưởng thành, sau khai thác ghẹ bị chết hoặc
gãy các phần phụ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ngư cụ
khai thác chúng cịn nhiều hạn chế.
Những năm qua, một số địa phương đã ứng dụng các mẫu lồng từ nước ngoài
và các mẫu lồng cải tiến trong nước cho việc khai thác ghẹ, như Bà Rịa-Vũng Tàu,
Nghệ An, Khánh Hòa,…Một trong những dạng lồng bẫy cải tiến mà ngư dân đang sử
dụng đó là lồng bẫy dạng trụ tròn, ngư dân thường gọi là lồng tròn khai thác ghẹ.
Việc ứng dụng các mẫu lồng bẫy cải tiến này nhằm mục đích nâng cao sản lượng và
chất lượng ghẹ khai thác. Tuy nhiên, qua quá trình sản xuất trên biển các mẫu lồng
này đã bộc lộ nhiều hạn chế, cấu trúc của một vài bộ phận lồng chưa phù hợp với
trang bị tàu thuyền và điều kiện ngư trường đánh bắt nên hiệu quả nhìn chung cịn
thấp. Một trong những cấu trúc đó là về kết cấu khung, hom lồng và mồi. Để khắc
phục những hạn chế này và góp phần nâng cao hiệu quả khai thác ghẹ trong thời gian


10

tới, vấn đề nghiên cứu cải tiến các mẫu lồng đang được sử dụng hiện nay cho phù
hợp với điều kiện đánh bắt của nước ta là điều cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, tôi đề xuất đề tài “Nghiên cứu cải tiến kết cấu
khung, lựa chọn hom và loại mồi cho kiểu lồng tròn khai thác ghẹ tại tỉnh
Khánh Hòa và Bà Rịa - Vũng Tàu”.
Ý nghĩa lý luận:
Là căn cứ khoa học nhằm tạo ra một bước tiến về công nghệ khai thác ghẹ
bằng lồng bẫy phục vụ cho sự phát triển nghề đánh bắt thủy sản của ngư dân ven
biển trên cả nước
Ý nghĩa thực tiễn:

- Cải tiến cấu trúc, lựa chọn hom và loại mồi phù hợp cho lồng bẫy tròn khai
thác ghẹ đảm bảo yêu cầu kinh tế, kỹ thuật và môi trường mang lại hiệu quả kinh tế
cao, giải quyết công ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống cộng đồng ngư dân
ven biển của các tỉnh.
- Đảm bảo an toàn cho tàu thuyền trong quá trình hoạt động trên biển, nhất là
về mùa mưa bão.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Cấu tạo, hom và loại mồi của lồng tròn
khai thác ghẹ ở tỉnh Khánh Hòa và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Kết cấu của Luận văn gồm các phần sau:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục.
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm nâng hiệu quả kinh tế và góp phần vào
bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Cải tiến kết cấu lồng bẫy sẽ có tính cạnh tranh về mặt
chất lượng khung lồng, tuổi thọ, tính linh hoạt trong các khâu thao tác. Lựa chọn
hom lồng và loại mồi nhằm có tính hấp dẫn với các lồi ghẹ dễ vào lồng, nhưng khó
thốt ra ngồi … do đó lồng bẫy mới sẽ có tính ưu việt cao hơn so với các loại lồng
bẫy của ngư dân đang dùng.


11

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu tập tính đối tượng khai thác
Cho đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học của

các đối tượng khai thác, trong đó có một số cơng trình tập trung nghiên cứu về các
lồi ghẹ, điển hình là các tác giả: Bawab F.M và S.S. El herier, 1981; Carr, H. A. và
J. Harris, 1997 [9].
Các nghiên cứu về loài ghẹ Xanh Portunus pelagicus (Linnaeus, 1766) chủ
yếu tập trung vào đặc điểm phân loại và phân bố nhằm phục vụ cho công nghiệp
khai thác ở các nước thuộc vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương [12].
Năm 1984 - 1989, kết quả nghiên cứu về chu kỳ sinh sản của đối tượng P.
pelagicus ở vùng biển Alexandria thuộc Ai Cập đã được công bố và đây là một
trong những nghiên cứu khá hoàn hảo liên quan đến chu kỳ sinh sản [9].
1.1.2. Nghiên cứu khai thác thủy sản bằng lồng bẫy
Nghề lồng bẫy là một trong những nghề khai thác thủy sản lâu đời của ngư
dân trên toàn thế giới, xuất phát từ các chiếc bẫy thô sơ ở vùng nước nội đồng dần
được áp dụng ra biển. Do những đặc tính ưu việt của nghề lồng bẫy mà các nghề
khác khơng thể có được như có thể hoạt động được ở những vùng biển sâu, đáy
biển phức tạp, khai thác được những đối tượng mong muốn, có tính chọn lọc nghề
cao ... nên trong những năm gần đây, nghề này đã được rất nhiều nước và các tổ
chức nghề cá trên thế giới quan tâm.
Qua quá trình phát triển của nghề cá, người ta nhận thấy rằng nguồn lợi thủy
sản không phải là vô tận và hiệu quả đánh bắt ngày càng giảm sút. Chính vì thế, họ
đã phải tiếp tục nghiên cứu cải tiến, du nhập các loại lồng bẫy đánh bắt có hiệu quả
cao, an tồn trong sản xuất và bảo vệ nguồn thủy sản. Để đáp ứng điều đó, các loại
lồng bẫy có cơ cấu thu xếp gọn gàng, tiết kiệm diện tích trên tàu đã được chế tạo và
đưa vào sử dụng ở các nước có nghề cá phát triển.
Năm 1975 - 1978, tổ chức Nông – Lương thế giới (FAO) đã thực hiện nhiều


12

cơng trình nghiên cứu, thiết kế và ứng dụng các loại lồng bẫy khai thác thủy sản ở
nhiều vùng biển trên thế giới (lồng bẫy khai thác ghẹ, lồng bẫy khai thác tơm hùm,

bẫy khai thác cá chình, bẫy khai thác bạch tuộc, lồng bẫy khai thác mực và các loại
lồng bẫy khai thác cá, bẫy khai thác ốc). Bên cạnh đó, FAO xuất bản tài liệu hướng
dẫn kỹ thuật khai thác thủy sản bằng nghề lỗng bẫy nhằm phổ biến rộng rãi phương
pháp khai thác này cho toàn thế giới. Trong tài liệu này, đã hướng dẫn cách thiết kế,
chế tạo và phương pháp sử dụng các mẫu lồng bẫy khai thác các đối tượng như cá,
cua, ghẹ, mực, bạch tuộc, tơm …. Ngồi ra, tài liệu cịn giới thiệu phương pháp tính
tốn thiết kế cho các loại lồng bẫy có hình dạng khác nhau, khai thác các đối tượng
khác nhau; vật liệu sử dụng cho từng bộ phận của mỗi loại lồng bẫy, kích thước hợp
lý cho mỗi kiểu lồng, cách bố trí và cấu tạo của từng loại hom lồng; phương pháp
và cách chọn ngư trường khai thác hợp lý cho mỗi loại lồng bẫy cũng như đối tượng
khai thác …[11].
Năm 1977 - 1979, Trường Đại học Thủy sản Tô-ky-ô (Nhật Bản) đã thực
hiện nghiên cứu thành cơng nghề lồng bẫy khai thác các lồi thủy sản tầng đáy như
ghẹ, tôm, mực,... Kết quả nghiên cứu đã xuất bản thành tài liệu hướng dẫn sử dụng
vật liệu chế tạo, cấu tạo, kích thước của từng loại lồng bẫy; kích thước và hình dáng
cửa lồng đảm bảo khai thác chọn lọc. Nội dung nghiên cứu cũng tập trung vào việc
xác định tập tính sinh học của đối tượng khai thác trước và sau khi vào lồng, loại
mồi có khả năng cho năng suất cao. Triển khai nhiều chuyến đánh bắt thử nghiệm
nhằm xác định ngư trường khai thác hiệu quả và phù hợp tại vùng biển Nhật Bản.
Năm 1983, Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã tiến
hành tổng kết các nghiên cứu về nghề lồng bẫy khai thác các loài thủy sản tại Nhật
Bản, Thái Lan và một số quốc gia Đông Nam Á khác và được xuất bản thành tài
liệu hướng dẫn khai thác cho ngư dân. Tài liệu đã phân tích, đánh giá được khả
năng hoạt động, ưu điểm của từng loại lồng bẫy khai thác các đối tượng khác nhau.
Đồng thời, trong tài liệu cũng đánh giá được khả năng đánh bắt cũng như kích
thước ngư cụ hợp lý cho từng loại lồng bẫy dựa trên những đánh giá, phân tích của
các nghiên cứu trước đây [8].
Năm 1997, các nhà khoa học Hàn Quốc đã thực hiện một số nghiên cứu về tính
chọn lọc nghề lồng bẫy khai thác cua Hồng Đế (Chionoecetes japonicus). Lồng bẫy
được sử dụng nghiên cứu có dạng hình nón với 5 loại kích thước mắt lưới khác nhau:

95mm, 112mm, 132mm, 152mm và 172 mm. Kết quả cho thấy, kích thước mắt lưới
càng lớn thì khả năng đánh bắt con non thấp [10].


13

Lồng bẫy có thể được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau (thép, sắt, lưới
nilon, nhựa PVC, ...) với nhiều hình dáng lồng đa dạng: hình chóp cụt, hình hộp,
hình trụ trịn, bán cầu, ...
Năm 2002, Ơx-trây-li-a đưa ra mẫu lồng xếp khai thác cua, ghẹ dùng trong nghề
cá thương mại và giải trí. Với kết quả khả quan, cơng trình đã được cấp bằng sáng chế
cho 2 loại lồng bẫy: hình bán nguyệt và hình trụ trịn với nhiều kích cở, màu sắc và cửa
hom khác nhau.

Hình 1.1: Lồng bán nguyệt


14

Hình 1.2: Lồng trụ trịn xếp

Hình 1.3: Lồng hình chóp cụt


15

Hình 1.4: Lồng chữ nhật
Hình 1.3 là kiểu lồng ghẹ hình chóp cụt (khai thác ở vùng biển vịnh Mê-xicơ), khung lồng bằng sắt, bọc lưới, hoạt động khu vực gần bờ, tính ổn định khi đánh
bắt dưới nước khơng cao. Kích thước lồng 1m x 0,5 m (đáy lớn x chiều cao) [14].
Hình 1.4 là các lồng hình hộp chữ nhật cố định, vật liệu chế tạo khung lồng

bằng sắt. Đây là kiểu lồng bẫy được sử dụng trong khai thác ghẹ ở tỉnh Trang phía
nam Thái Lan. Kích thước lồng: 1m x 1,2m x 0,5 m [13].

Hình 1.5: Lồng ghẹ trụ trịn xếp tại Trung Quốc
Hình 1.5 gồm các kiểu lồng hình trụ trịn, khung lồng được chế tạo bằng thép
bọc nhựa hoặc cao su, lưới bao lồng bằng PE, có từ 2 đến 4 cửa hom [14]. Loại lồng
bẫy hình trụ trịn được sử dụng khai thác phổ biến ở các vùng biển của Trung Quốc
với các ưu điểm như có thể xếp gọn lại được, cấu trúc lồng đơn giản và dễ chế tạo.
Nhược điểm của các loại lồng bẫy này là phức tạp trong thao tác dựng lồng
và xếp lồng, chỉ phù hợp cho khai thác ở vùng biển ven bờ.
Như vậy, đã có nhiều tổ chức, quốc gia trên thế giới quan tâm đến nghề lồng
bẫy khai thác thủy sản. Tuỳ theo khu vực, đối tượng khai thác mà lồng bẫy có cấu tạo
và kết cấu khác nhau. Vì vậy, việc ứng dụng các loại ngư cụ này vào thực tế sản xuất
của mỗi vùng biển cũng địi hỏi phải có sự nghiên cứu, tính tốn cho phù hợp.
Kết quả phân tích đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới cho
thấy, vấn đề khai thác thủy sản bằng lồng bẫy ngày càng được quan tâm nghiên cứu,
cải tiến và áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Cấu trúc lồng ngày càng
được hồn thiện theo hướng cơ giới hóa, an tồn trong sản xuất cũng như cơng việc


16

bảo quản và sắp xếp lồng bẫy trên tàu.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nguồn ghẹ cung cấp cho thị trường hiện nay chủ yếu khai thác
tự nhiên. Các loại ngư cụ được sử dụng để khai thác là lưới kéo, lưới rê, lồng bẫy,…
Trong đó, lưới kéo và lưới rê đáy được dùng phổ biến.
Phương pháp khai thác ghẹ bằng lồng truyền thống ở Việt Nam đã phát triển
từ lâu. Lồng có dạng hình hộp hoặc hình trụ, có 1 hoặc 2 cửa hom và 1 cửa thu sản
phẩm. Khung lồng làm từ tre, mây, lưới sắt hoặc khung sắt. Dây triên làm bằng vật

liệu PP  8-10 mm, khoảng cách giữa các lồng 10-12 m. Lồng đánh bắt sát đáy,
khoảng cách giữa các phao cờ 100 m, mỗi ngày thường khai thác 1 mẻ. Đối tượng
đánh bắt chính là ghẹ và một số lồi cá sống ở tầng đáy.

Hình 1.6: Lồng bẫy truyền thống
Hạn chế của các loại lồng bẫy truyền thống Việt Nam nói chung là: (1) Chỉ
khai thác ghẹ ở quy mơ nhỏ và ở các khu vực cửa sông hay ven bờ, không khai thác
được ở vùng biển xa bờ hoặc thủy vực có địa hình đáy phức tạp; (2) Cấu trúc lồng
cồng kềnh, khó khăn trong việc cơ giới hóa; (3) Độ bền của lồng bẫy thấp, số lượng
lồng khai thác ít và hiệu quả kinh tế cịn hạn chế; (4) Kỹ thuật lắp ráp phức tạp
Một số hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm khai thác thủy sản bằng nghề
lồng bẫy ở vùng biển Việt Nam nhằm khắc phục được những nhược điểm trên của
lồng bẫy truyền thống có thể kể đến như sau:
Năm 1991, Viện Nghiên cứu hải sản đã hợp tác với Công ty thủy sản Won
Yang và công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản Dong Hae của Hàn Quốc, nghiên


17

cứu ứng dụng một số loại ngư cụ khai thác thủy sản ở vùng biển phía Nam vịnh Bắc
Bộ, vùng biển Bắc miền Trung và Đơng Nam Bộ. Trong đó có nghề lồng bẫy khai
thác ghẹ, cá chình, bạch tuộc,… Lồng bẫy ghẹ có dạng hình hộp chữ nhật, sản xuất
tại Hàn Quốc, khung lồng bằng sắt, lưới bao lồng bằng PE. Với số lượng 200 lồng
đưa vào đánh bắt thử nghiệm đã thu được 123 kg trong 7 mẻ khai thác. Trong đó,
ghẹ chiếm 58,13%, cịn lại là các đối tượng khác như cá chình, ốc, bạch tuộc. Một
số mẻ khai thác có sản lượng cao, đạt khoảng 13-27 kg/mẻ. Tuy nhiên trong quá
trình thử nghiệm, kiểu lồng này cũng đã bộc lộ một số nhược điểm về kết cấu, vật
liệu chế tạo [6].
Năm 1992, Viện Nghiên cứu hải sản đã hợp tác cùng với Thái Lan nghiên
cứu thử nghiệm nghề lồng bẫy khai thác cá song tại vịnh Bắc Bộ bước đầu đã thu

được một số kết quả nhất định, nhưng do điều kiện thử nghiệm ít nên kết quả chỉ
mang tính tham khảo mà chưa có dẫn liệu khoa học đầy đủ [7].
Năm 2000, Tổng Công ty Thủy sản Hạ Long đã ứng dụng mẫu lồng chuyên
khai thác ghẹ của Hàn Quốc tại vùng biển Đông Nam Bộ, số lượng lồng khai thác
khoảng 2.500-3.000 chiếc/tàu. Sản phẩm khai thác chủ yếu là ghẹ, ngồi ra cịn có
một số đối tượng khác như ốc hương và cá đáy [4].
Năm 2004, Trung tâm Khuyến ngư Hải Phòng đã kết hợp với Trung tâm
Khuyến ngư Quốc gia xây dựng mô hình khai thác ghẹ bằng lồng bẫy (hình trụ trịn
kiểu Hàn Quốc) nhằm mục đích đa dạng hóa nghề khai thác, góp phần nâng cao
hiệu quả kinh tế,… Kết quả nghiên cứu thử nghiệm khai thác bước đầu cho thấy
khả năng khai thác ghẹ bằng lồng bẫy khá tốt [5]. Tuy nhiên, cũng đặt ra một số vấn
đề cần giải quyết như: kết cấu lồng cồng kềnh, số lượng lồng đánh bắt hạn chế và
tính ổn định của lồng đánh bắt dưới nước chưa cao,…
Năm 2004 - 2005, Trung tâm Phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã
phối hợp với Viện Nghiên cứu Hải sản, sử dụng tàu nghiên cứu MV SEAFDEC-2
thực hiện một số chuyến thử nghiệm khai thác tại vùng biển thềm lục địa Việt Nam.
Trong các chuyến thử nghiệm này, tàu MV SEAFDEC-2 sử dụng một số loại lồng
bẫy và câu vàng khai thác các đối tượng thủy sản tầng đáy. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, nghề khai thác ghẹ bằng lồng bẫy bước đầu cho những kết quả khả quan [8].


18

Năm 2006 - 2007, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3 đã thực hiện đề tài
“Cải tiến kỹ thuật khai thác ghẹ bằng lồng bẫy”. Kết quả nghiên cứu đã thiết kế, chế
tạo một số mẫu lồng xếp cải tiến đánh bắt các loài ghẹ tại vùng biển Việt Nam và
chọn được màu hom lồng phù hợp với đặc điểm đối tượng đánh bắt. Tuy nhiên, kết
quả thiết kế cải tiến vẫn còn một số hạn chế về kết cấu lồng, mồi nhử và giá thành cao
nên không phù hợp với điều kiện của ngư dân [2].


Hình 1.6: Lồng trụ trịn [2]

Hình 1.7: Cơ cấu gập lồng trụ trịn [2]
(1. Giá đỡ; 2. Bánh cam; 3. Chốt; 4. Tay gạt;
5. Bu lông tăng giảm độ cao; 6. Đai ốc; 7. Ống trượt)
Năm 2008, kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ trọng điểm mã số B2007 - 1323TĐ “Chuyển giao kỹ thuật khai thác bằng lồng bẫy cho ngư dân các xã Bảo Ninh,


19

Quảng Phú và Hải Trạch - thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình” đã xác định
được 3 kiểu lồng cải tiến và kỹ thuật khai thác phù hợp với điều kiện địa phương
mang lại hiệu suất lao động, hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Đối tượng đánh bắt chính
bao gồm các loại ghẹ chữ thập (ghẹ thánh giá), ghẹ xanh, ghẹ 3 chấm, ốc hương,
mực nang, mực lá và các lồi cá rạn san hơ [3]. Đề tài đã chuyển giao kỹ thuật và
mơ hình sản xuất nghề khai thác thủy sản bằng lồng bẫy cải tiến cho ngư dân đạt
hiệu quả cao, góp phần xóa đói giảm nghèo cho ngư dân vùng bãi ngang của Tỉnh
Quảng Bình. Mơ hình đã được nhân rộng cho các địa phương khác trong Tỉnh. Đến
tháng 4/2008 tồn tỉnh đã có 60 hộ chuyển sang nghề khai thác thủy sản bằng lồng
bẫy cải tiến; đặc biệt ngư dân ở Cảnh Dương và Hải Ninh đã sử dụng lồng bẫy cải
tiến đánh bắt ốc hương thay cho kiểu lồng cũ và đạt hiệu quả kinh tế khá cao [6].
Năm 2010 Sở Khoa học - Công nghệ Ninh Thuận và Trường Đại học Nha
Trang đã ký kết hợp đồng số 06/HĐ/SKHCN triển khai thực hiện đề tài “Nghiên
cứu cải tiến lồng, bẫy truyền thống tại Ninh Thuận để nâng cao hiệu quả khai thác
thủy sản”, do Tiến sĩ Trần Đức Phú – Trưởng Khoa Khai thác Thủy sản làm chủ
nhiệm (nay là Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản –
Trường Đại học Nha Trang). Thời gian thực hiện từ tháng 8/2010 đến tháng
12/2011. Đề tài đã nghiên cứu, cải tiến được 2 kiểu lồng bẫy truyền thống (lồng trụ
tròn và chữ nhật) và chế tạo mới được 2 kiểu lồng (lồng bán nguyệt và vỉ ghẹ) phù
hợp với điều kiện tư nhiên, ngư trường và nguồn lợi thủy sản tại vùng biển Ninh

Thuận. Đồng thời, sản phẩm tạo ra đáp ứng được các yêu cầu về mặt kinh tế - kỹ
thuật, dễ chế tạo, an toàn trong quá trình sản xuất và phù hợp với tập quán sản xuất
của ngư dân. Kết quả nghiên đã chỉ ra rằng: (i) Về cấu trúc lồng bầy: Các kiểu lồng
có tính ổn định cao, tuổi thọ lớn đáp ứng được yêu cầu hoạt động trong mơi trường
nước biển. Bên cạnh đó, kỹ thuật khai thác đơn giản, thao tác nhanh gọn và thu xếp
gọn gàng trên boong tàu. (ii) Về lưới màu sắc lưới hom: Màu sắc lưới hom lồng phù
hợp với nguồn lợi thủy sản tại vùng biển Ninh Thuận là màu vàng. (iii) Về mồi nhử:
Sử dụng cá hố làm mồi thì sản lượng và năng suất đánh bắt cao hơn các loại mồi
khác và cao hơn hẳn so với loại mồi mà ngư dân thường sử dụng (da cá). (iv) Tính
chọn lọc của các kiểu lồng: Các kiểu lồng cải tiến (trụ tròn, chữ nhật và bán nguyệt)


20

cao hơn các kiểu lồng truyền thống khi sử dụng lưới bao có kích thước mắt lưới như
nhau. Đề tài cũng kiến nghị cần tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm khai thác ghẹ bằng
mồi nhân tạo nhằm chủ động nguyên liệu mồi trong sản xuất, đảm bảo an toàn vệ
sinh, sức khỏe cho người lao động, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển
cũng như tiết kiệm được sản lượng cá tạp dùng làm mồi.
Như vậy, để áp dụng lồng bẫy khai thác ghẹ, chúng ta phải xem xét ở nhiều
khía cạnh có liên quan như cấu trúc lồng phù hợp (lồng xếp) có thao tác dễ dàng,
khả năng thu hút ghẹ đem lại sản lượng cao, vật liệu chế tạo đảm bảo độ bền, đồng
thời hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực tới môi trường sống. Đây là một trong
các nội dung quan trọng đặt ra cho vấn đề nghiên cứu cải tiến kết cấu khung lồng,
lựa chọn hom và mồi nhử cho phù hợp với kiểu lồng bẫy khai thác ghẹ tại Khánh
Hòa và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Phân tích đánh giá tổng quan nghiên cứu trong nước cho thấy, ghẹ là đối
tượng có giá trị kinh tế và xuất khẩu ở Việt Nam. Sự du nhập một số mẫu lồng bẫy
ghẹ của nước ngoài vào Việt Nam hồn tồn mang tính chất tự phát, chưa được
tổng kết, đánh giá và kiểm chứng về khoa học. Qua thực tế đánh bắt cho thấy, mặc

dù kết quả nghiên cứu lồng bẫy cải tiến của những đề tài đã có nhiều tích cực, tuy
nhiên một số vấn đề liên quan đến cấu trúc hình học của lồng bẫy chưa thực sự phù
hợp với trang bị tàu thuyền và điều kiện ngư trường đánh bắt ở nước ta nên hiệu
quả khai thác mang lại còn hạn chế.
Như vậy, để khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi ghẹ theo hướng bền vững,
cũng như cải thiện mức thu nhập và chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp thì các vấn đề
nghiên cứu cần được đặt ra ở đây đó là:
- Điều tra khảo sát thực trạng khai thác thủy sản bằng lồng bẫy tại các địa
phương ven biển làm cơ sở cho việc lựa chọn mẫu lồng phù hợp để cải tiến.
- Cải tiến cấu trúc lồng bẫy nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, tăng số lượng
lồng đánh bắt trên một đơn vị tàu thuyền và góp phần đảm bảo an tồn cho tàu
thuyền khi hành trình và đánh bắt trên biển.
- Lựa chọn vật liệu chế tạo hom bảo đảm nâng cao hiệu quả khai thác
- Lựa chọn mồi nhử cho phù hợp với điều kiện môi trường và đối tượng ghẹ
khai thác.


21

1.3. Ngư trường khai thác ghẹ tại Bà Rịa – Vũng Tàu và Khánh Hòa
Tại biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngư trường khai thác ghẹ chủ yếu tập trung
ở 2 vùng: vùng gần bờ và vùng xa bờ như hình 3.1 và 3.2.

Hình 3.1: Ngư trường khai thác ghẹ vùng gần bờ tại Bà Rịa – Vũng Tàu


22

Hình 3.2: Ngư trường khai thác ghẹ vùng xa bờ tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Đặc điểm chính của ngư trường khai thác như sau:

Bà Rịa – Vũng Tàu: Ngư trường khai thác ghẹ của tỉnh thuộc vùng biển
Đông Nam Bộ, bởi vậy có đầy đủ đặc tính của biển Đơng Nam Bộ. Nền đáy bằng
phẳng, ít dốc; chất đáy phổ biến là bùn, cát, vỏ sị, trong đó đáy bùn chiếm khoảng
50% diện tích. Độ sâu 50 m nước cách bờ 40-60 hải lý. Ngư trường nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng chế độ khí tượng hải văn, thiên về khí hậu
xích đạo. Nhiệt độ trung bình của nước biển dao động 27,6 - 29,8 0C, ln cao hơn
nhiệt độ khơng khí 1,5 – 30C; nồng độ muối trung bình 31 – 34 ‰ và có sự khác
biệt theo mùa, vùng và tầng nước; đặc biệt sự khác biệt tập trung ở vùng nước cửa
sông giữa mùa mưa và mùa khô chênh lệch 5 - 8‰. Ngư trường chịu ảnh hưởng
chủ yếu của 2 loại gió mùa Đơng Bắc và Tây Nam theo mùa rõ rệt, cường độ gió
khơng cao, ít có bão xây ra (tần suất 4,2%/năm), hàng năm cho phép các tàu thuyền
đánh cá hoạt động khoảng 250 ngày. Tuy nhiên, vùng biển này có nhiều dơng nhất
trong năm, trung bình 100 - 140 ngày dơng/năm. Khi có bão xây ra thường đi kèm
hiện tượng nước biển dâng cao 2 - 3 m, có hại tới các cơng trình ven biển. Thủy


23

triều thuộc chế độ bán nhật triều không đều, biên độ triều 3 - 4 m; ảnh hưởng của
thủy triều sâu vào đất liền 170 km đối với hệ thống sơng Đồng Nai. Trong vùng
biển có các vùng nước trồi, nước chìm, hình thành 5 bãi cá chính (Bắc Cù Lao Thu,
Nam Cù Lao Thu, Côn Sơn, Cửa Sông Cửu Long, Ngư trường cá nối Vũng Tàu Phan Thiết). Có 4 bãi tôm (Cù Lao Thu, Nam Vũng Tàu, cửa sơng Cửu Long, Đơng
Nam mũi Cà Mau). Có 3 bãi mực, mực tập trung cao ở biển Phan Thiết và Vũng
Tàu - cơn Đảo.
Tại vùng biển Khánh Hịa, ngư trường khai thác ghẹ nằm rải rác ven bờ vịnh
Vân Phong (A, B), Đầm Nha Phu (C), vịnh Nha Trang (D ), vịnh Cam Ranh (E)
như hình 3.3.

Hình 3.3: Ngư trường khai thác ghẹ tại Khánh Hòa


Ngư trường khai thác ghẹ tại vùng biển Khánh Hòa chủ yếu tập trung ven
bờ. Thềm lục địa hẹp, đáy biển dốc, độ sâu vùng ven bờ khoảng 15-30 m, ra xa bờ
độ sâu tăng nhanh, có nơi độ sâu đạt 1.000 mm chỉ cách bờ trên 60 hải lý. Do tác


24

động của dãy Trường Sơn nằm gần biển nên chất đáy của biển cũng mang những
nét riêng biệt. Đó là đáy biển gồ gề, chất đáy thường cát bùn, vỏ sị. Nước biển có
nhiệt độ cao quanh năm và ít có sự biến động lớn. Nhiệt độ trung bình của cả năm ở
vùng biển ven bờ: 250C. Sự chênh lệch nhiệt độ khơng lớn lắm giữa hai mùa nên rất
thích nghi cho sự sinh trưởng và phát triển của các lồi hải sản. Thuỷ triều mang
tính nhật triều khơng đều. Hàng tháng số ngày nhật triều là: 18-22 ngày. Thời gian
từ tháng 3 đến tháng 4 nước xuống về đêm; tháng 4 đến tháng 10 nước xuốngvào
các buổi chiều; từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, nước xuống vào các buổi sáng.
Biên độ triều cao nhất là 2,2 m, thấp nhất là 0,5 m, trung bình trong năm là 1,5 m.
Đây là vùng biển có chế độ dịng chảy chịu sự tác động rất lớn của chế độ gió mùa.
Mỗi khi gió mùa về thường gây nên sự đổi dịng và gây ra những dịng nước trồi.
Mùa Đơng do tác động của gió mùa Đơng Bắc làm xuất hiện hai hồn lưu nóng lạnh
xáo trộn hình thành khu vực nước nổi ngoài khơi (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau).
Hai dòng nước này giữ cho nhiệt độ nước biển được ổn định. Mùa hè do tác động
của gió Tây Nam, một hồn lưu chính có nhiệt độ từ 28-300C đi từ phía Nam lên
sau khi chạm vào bờ chia làm hai nhánh. Một nhánh đi về phía Đơng tạo thành hồn
lưu khép kín theo chiều kim đồng hồ tại khơi Đông Nam Bộ (Tháng 5 đến tháng 9).
Một nhánh ven bờ biển Trung bộ đi lên phía Bắc đồng thời có dịng nước ngầm có
nhiệt độ từ 20-21 0C ởđ ộ sâu 50-100m từ phía Bắc Biển Đơng chảy đến và đập vào
vách đảo ở thềm lục địa Trung Trung bộ gặp hồn lưu nóng từ phía Nam lên (Thời
gian tháng 5-9) tạo thành vùng nước ấm xáo trộn rộng lớn. Vùng biển Khánh Hịa
có nồng độ muối tương đối ổn định và có độ mặn khá cao, trung bình khoảng 0,33 0,35%o. Độ mặn chênh lệch giữa hai mùa mưa nắng là 0,02 ‰.



×