Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.74 MB, 165 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN




NGUYỄN THỊ LỢI




NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG CÂY TRỒNG
TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐẤT CHÍNH
TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN








LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP













THÁI NGUYÊN, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN





NGUYỄN THỊ LỢI




NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG CÂY TRỒNG
TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐẤT CHÍNH
TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành : Trồng trọt
Mã số : 62 62 01 01




LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. TS. TRẦN NGỌC NGOẠN
2. PGS. TS. ĐẶNG VĂN MINH






THÁI NGUYÊN, 2011


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa
từng được công bố trong bất kỳ luận án nào khác.

Tác giả



Nguyễn Thị Lợi

LỜI CẢM ƠN



Trong suốt thời gian nghiên cứu, học tập và chuẩn bị luận án ngoài sự
cố gắng nỗ lực của bản thân, tác giả đã được sự giúp đỡ tận tình của nhà
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đồng nghiệp, các tổ chức, tập thể, cá
nhân trong và ngoài Trường.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, Ban Giám đốc Đại học Thái Nguyên đã dành những
điều kiện tố
t nhất để tôi được học tập và nghiên cứu, hoàn thành luận án. Tôi
xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc GS. TS Trần Ngọc Ngoạn, PGS. TS Đặng Văn
Minh đã dành thời gian và công sức để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và chuẩn bị luận án.
Tôi xin cảm ơn Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND
huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ và cộng tác để tôi hoàn thành
nội dung nghiên cứu của luận án. Tôi xin cảm ơn bạn bè và ng
ười thân đã có
sự quan tâm và động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và chuẩn bị
luận án.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Lợi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CHỮ VIẾT TẮT CỤM TỪ
HTCT Hệ thống cây trồng
NLKH Nông lâm kết hợp

HSTNN Hệ sinh thái nông nghiệp
HTTT Hệ thống trồng trọt
NPK Phân tổng hợp đạm, lân, kali
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
GTSXCN Giá trị sảm xuất công nghiệp
BQ Bình quân
NSLT Năng suất lý thuyết

MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
1
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Mục tiêu của đề tài
2
3. Yêu cầu của đề tài
2
4. Giới hạn của đề tài
3
5. Những đóng góp mới của đề tài
3
PHẦN THỨ HAI: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
4
2.1. Cơ sở khoa học của hệ thống cây trồng
4
2.1.1. Một số khái niệm
4
2.1.1.1. Hệ thống cây trồng

4
2.1.1.2. Hệ thống cây trồng tiến bộ
5
2.1.1.3. Hệ thống cây trồng hợp lý
5
2.1.2. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới hệ thống cây trồng
6
2.1.2.1. Nhiệt độ
6
2.1.2.2. Lượng mưa
7
2.1.2.3. Đất đai
8
2.1.2.4. Cây trồng
9
2.1.2.5. Hệ sinh thái
10
2.1.2.6. Hiệu quả kinh tế
11
2.1.2.7. Thị trường
12
2.1.2.8. Nông hộ
13
2.1.2.9. Chính sách
16
2.1.3. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu hệ thống cây trồng
17
2.1.3.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
17
2.1.3.2. Phát triển nông nghiệp trên quan điểm hệ thống

20
2.2. Tình hình nghiên cứu hệ thống cây trồng
22
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
22
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
28

PHẦN THỨ BA: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
3.1. Phạm vi, đối tượng và địa bàn nghiên cứu
33
3.1.1. Phạm vi nghiên cứu
33
3.1.2. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu
33
3.2. Nội dung nghiên cứu
34
3.2.1. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở
huyện Đồng Hỷ tới hệ thống cây trồng nông nghiệp
34
3.2.2. Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng nông nghiệp ở huyện Đồng Hỷ
34
3.2.3. Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng nông nghiệp trên một loại
đất chính của huyện Đồng Hỷ
34
3.2.3.1. Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng thích hợp trên đất ruộng
của huyện Đồng Hỷ
34
3.2.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp canh tác cải tiến thích hợp đối với
cây chè trong thời kỳ kinh doanh trên đất gò đồi ở huyện Đồng Hỷ

34
3.3. Phương pháp nghiên cứu
35
3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp
35
3.3.2. Phương pháp điều tra trực tiếp
35
3.3.3. Phương pháp tiến hành thử nghiệm lựa chọn giống cây trồng trên
đất ruộng ở huyện Đồng Hỷ
36
3.3.3.1. Thử nghiệm lựa chọn giống cây trồng trên đất 2 vụ:
36
3.3.3.2. Thử nghiệm giống cây trồng cho đất 1 vụ
39
3.3.3.3. Thí nghiệm về liều lượng bón phân và một số biện pháp giữ ẩm
đối với cây chè trên đất gò đồi ở huyện Đồng Hỷ
41
3.3.4. Phương pháp tiến hành xây dựng mô hình đồng ruộng
44
3.3.4.1 Mô hình trên đất ruộng chủ động nước
44
3.3.4.2. Mô hình trên đất 1 vụ
44
3.3.4.3. Mô hình sản xuất chè bền vững trên đất gò đồi
44
3.3.5. Phân tích thành phần dinh dưỡng đất
44
3.3.6. Phân tích kết quả
45
3.3.6.1. Thí nghiệm đồng ruộng

45

3.3.6.2. Năng suất điều tra và thu được từ các mô hình trên đất ruộng
được xử lý, phân tích thống kê theo công thức
: 45
3.3.6.3. Năng suất mô hình được so sánh theo trương trình SAS
45
3.3.6.4. Hiệu quả kinh tế đươc tính toán theo phương pháp lấy thu trừ chi
phí trong sản xuất = lãi thuần.
45
PHẦN THỨ TƯ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
46
4.1. Kết quả đánh giá một số yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh
hưởng tới hệ thống cây trồng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
46
4.1.1. Đặc điểm địa hình đất đai
46
4.1.2. Đặc điểm về thời tiết khí hậu
48
4.1.3. Đặc điểm kinh tế – xã hội
51
4.2. Kết quả đánh giá một số đặc điểm của hệ thống cây trồng ở huyện Đồng Hỷ
54
4.2.1. Đánh giá đặc điểm hệ thống cây trồng trên đất ruộng
54
4.2.1.1. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây hằng năm
54
4.2.1.2. Cơ cấu giống gieo trồng cây hằng năm
56
4.2.1.3. Kỹ thuật trồng trọt cây hằng năm

57
4.2.1.4. Hiệu quả kinh tế của các hệ thống luân canh trên đất ruộng
59
4.2.1.5. Ảnh hưởng của hệ thống sử dụng đất đến đất đai
60
4.2.1.6. Đánh giá đặc điểm hệ thống cây trồng trên đất ruộng của vùng
nghiên cứu có sự tham gia của nông hộ
62
4.2.2. Đánh giá đặc điểm hệ thống cây trồng nông nghiệp trên đất gò đồi
của huyện Đồng Hỷ
65
4.2.3. Phân tích các nguyên nhân hạn chế
67
4.3. Kết quả nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng
72
4.3.1. Nghiên cứu thử nghiệm lựa chọn giống cây trồng trên đất ruộng
72
4.3.1.1. Kết quả lựa chọn giống lúa trên đất chủ động nước
72
4.3.1.2. Kết quả lựa chọn giống ngô ở vụ 3 trên đất ruộng chủ động nước 78
4.3.1.3. Kết quả lựa chọn giống lạc trên đất 1 vụ lúa
83
4.3.1.4. Kết quả lựa chọn giống đậu tương trên đất 1 vụ
86
4.3.1.5. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp giữ ẩm cho chè ở vụ đông
xuân trên đất gò đồi ở huyện Đồng Hỷ
91

4.3.3. Xây dựng mô hình cải tiến 94
4.3.3.1. Xây dựng mô hình trên đất 3 vụ

94
4.3.3.2. Thay đổi giống và tăng vụ trên đất độc canh 2 vụ lúa
96
4.3.3.3. Tăng vụ trên đất cấy một vụ lúa
97
4.3.4. Những đánh giá, phân tích và đề xuất về chuyển dịch cơ cấu cây trồng
. 101
PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
104
5.1. Kết luận
104
5.2. Đề nghị
106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
107


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1: Các nhóm đất chính ở huyện Đồng Hỷ
46
Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu lý hóa tính của một số loại đất chính ở huyện Đồng Hỷ
48
Bảng 4.3: Đặc trưng của bức xạ các tháng trong năm
49
Bảng 4.4: Đặc điểm của một số yếu tố thời tiết huyện Đồng Hỷ
50
Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của huyện Đồng Hỷ
53
Bảng 4.6: Tình hình phân bổ đất đai trên địa bàn huyện Đồng Hỷ năm 2005

54
Bảng 4.7: Cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm
55
Bảng 4.8: Cơ cấu giống cây trồng
56
Bảng 4.9: Biện pháp kỹ thuật chủ yếu trong sản xuất lúa.
58
Bảng 4.10: Năng suất cây trồng ở công thức 3 vụ
59
Bảng 4.11: So sánh hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh trên đất 3 vụ ở
Đồng Hỷ
59
Bảng 4.12: Năng suất lúa trên đất 2 vụ ở các chân đất
60
Bảng 4.13: So sánh hiệu quả kinh tế của công thức 2 lúa trên các chân đất vàn
của Đồng Hỷ
60
Bảng 4.14: Một số chỉ tiêu hoá học đất trên ruộng gieo trồng 3 vụ
61
Bảng 4.15: Một số chỉ tiêu hoá học đất trên ruộng cấy 2 vụ lúa
61
Bảng 4.16: Một số chỉ tiêu hoá học đất trên ruộng cấy 1 vụ ha
62
Bảng 4.17: Kết quả thăm dò về một số đặc điểm của cây trồng trên đất ruộng 1
ở huyện Đồng Hỷ
63
Bảng 4.18: Kết quả đánh giá của người dân về một số đặc điểm của cây trồng
trên đất ruộng 2 vụ ở huyện Đồng Hỷ
64
Bảng 4.19: Cơ cấu diện tích và năng suất của cây trồng lâu năm giai đoạn 2001

- 2005 ở huyện Đồng Hỷ
65

Bảng 4.20: Kết quả thăm dò ý kiến của nông hộ về cây trồng trên trên đất gò
đồi ở huyện Đồng Hỷ
66
Bảng 4.21: Kết quả điều tra, phân tích một số cây trồng chính trên đất ruộng ở
huyện Đồng Hỷ
68
Bảng 4.22: Kết quả điều tra, phân tích một số cây trồng chính trên đất gò đồi ở
huyện Đồng Hỷ
70
Bảng 4.23: Tình hình sinh trưởng – phát triển và khả năng chống chịu của các
giống lúa thí nghiệm – vụ xuân năm 2004
72
Bảng 4.24: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống lúa thí
nghiệm vụ xuân năm 2004
73
Bảng 4.25: Kết quả kiểm chứng năng suất của các giống lúa so sánh trong vụ xuân
2004, 2005, 2006
74
Bảng 4.26: Tình hình sinh trưởng – phát triển và khả năng chống chịu sâu, bệnh
của các giống lúa thí nghiệm – vụ mùa năm 2004 76
Bảng 4.27: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí
nghiệm – vụ mùa năm 2004
77
Bảng 4.28: Kết quả kiểm chứng năng suất của các giống so sánh trong vụ mùa
2004, 2005 và 2006
77
Bảng 4.29: Tình hình sinh trưởng – phát triển và khả năng chống chịu của các

giống ngô tham gia thí nghiệm – vụ đông năm 2004
78
Bảng 4.30: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí
nghiệm – vụ đông năm 2004
80
Bảng 4.31: Kết quả kiểm chứng năng suất của các giống ngô vụ đông ở các
năm 2004, 2005 và 2006
80
Bảng 4.32: Tình hình sinh trưởng – phát triển và khả năng chống chịu của các
giống khoai tây tham gia thí nghiệm ở vụ đông năm 2004
81
Bảng 4.33: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai tây
thí nghiệm ở vụ đông năm 2004
82

Bảng 4.34: Kết quả kiểm chứng năng suất khoai tây ở các vụ đông năm 2004,
2005 và 2006
83
Bảng 4.35: Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây và khả năng chống chịu sâu,
bệnh của các giống lạc thí nghiệm – vụ xuân năm 2004
83
Bảng 4.36: Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lạc thí
nghiệm trên đất 1 vụ lúa ở vụ xuân năm 2004
85
Bảng 4.37: Kiểm chứng kết quả so sánh giống lạc ở các năm 2004, 2005 và
2006
86
Bảng 4.38: Tình hình sinh trưởng – phát triển và khả năng chống chịu sâu, bệnh
của các giống đậu tương trên đất 1 vụ lúa ở vụ xuân năm 2004
87

Bảng 4.39: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu
tương thí nghiệm trên đất 1 vụ lúa ở vụ xuân năm 2004
88
Bảng 4.40: Kết quả kiểm chứng năng suất đậu tương ở các năm 2004, 2005 và
2006
89
Bảng 4.41: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón tới năng suất các công thức chè
thí nghiệm năm 2006
89
Bảng 4.42: So sánh hiệu quả kinh tế của các công thức chè thí nghiệm
91
Bảng 4.43: Ảnh hưởng của các biện pháp giữ ẩm đến độ ẩm đất chè thí nghiệm
ở vụ đông xuân năm 2006
92
Bảng 4.44: Ảnh hưởng của các biện pháp giữ ẩm đất đến năng suất chè thí
nghiệm ở vụ đông xuân
93
Bảng 4.45: So sánh hiệu quả kinh tế của các công thức chè thí nghiệm
94
Bảng 4.46: Năng suất cây trồng ở các mô hình
95
Bảng 4.47: So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình cải tiến trên đất 3 vụ
95
Bảng 4.48: Năng suất cây trồng trong mô hình thực hiện trên đất 2 lúa.
96
Bảng 4.49: So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình cải tiến trên đất 2 lúa
96
Bảng 4.50: Một số chỉ tiêu hóa học đất trên mô hình lúa xuân – lúa mùa –
khoai tây đông
97


Bảng 4.51: Năng suất cây trồng ở các mô hình cải tiến trên đất 1 vụ 97
Bảng 4.52: So sánh kết quả nghiên cứu của mô hình cải tiến trên đất 1 vụ
98
Bảng 4.53: Một số chỉ tiêu hóa học đất trên mô hình Đậu tương xuân – lúa
mùa
98
Bảng 4.54: Năng suất mô hình chè thâm canh bền vững ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên
99
Bảng 4.55: Hiệu quả kinh tế của mô hình chè thâm canh bền vững ở huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
100
Bảng 4.56: Một số chỉ tiêu hóa học đất trên mô hình thâm canh chè bền vững
100


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Diễn biến ẩm độ đất ở các biện pháp giữ ẩm cho đất trồng chè thời kỳ
kinh doanh – vụ đông xuân 100
Hình 4.2. Diễn biến hàm lượng mùn trên đất mô hình chè 101
Hình 4.3. Một số chỉ tiêu hóa học đất trong đất chè mô hình 101


1
PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hệ thống cây trồng là sự sắp xếp, bố trí giống và các loại cây trồng trong
không gian và thời gian nhất định, nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi về tự
nhiên, kinh tế - xã hội. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm từ cây trồng
không chỉ nhằm đáp ứng về vấn đề lương thực, thực phẩm t
ại chỗ cho người nông
dân, mà còn trở thành loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài
nước, góp phần to lớn trong công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của đất
nước. Do vậy để tăng năng suất, sản lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế cây trồng, thì
công tác nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
tình hình hiện nay.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Trung du Bắ
c Bộ, có tổng
diện tích tự nhiên là 354.110 ha, đất đồi núi chiếm gần 80% và mật độ dân số tương
đối đông (1.046.163 người), lao động nông nghiệp chiếm trên 80%, như vậy xét về
mặt dân số, đất đai thì kinh tế nông lâm nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Nhằm phát
huy thế mạnh của tỉnh, trong những năm vừa qua Thái Nguyên đã triển khai nhiều
công trình nghiên cứu khoa học về nông nghiệp, lâm nghiệp. Bao gồm các hoạt
động cơ bản là: Thực hiện nghiên cứu khoa học để lựa chọn cây, con có thế mạnh,
có khả năng phát triển phù hợp với điều kiện của tỉnh nói chung và từng vùng sinh
thái trên địa bàn nói riêng, cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm của thị trường
trong và ngoài nước đối với các mặt hàng nông sản; Nghiên cứu và chuyển giao để
áp dụng những kỹ thuật tiến bộ mớ
i về giống, công nghệ sản xuất trong chuyển dịch
cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với từng vùng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế
cao nhất trong đầu tư; Có những cơ chế và chính sách thích hợp để khuyến khích và
thúc đẩy công tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất nông lâm
nghiệp vào sản xuất thực tế. Huyện Đồng Hỷ là một trong những địa ph
ương nằm
trong vùng phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích tự nhiên là
46.177 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp chiếm gần 26%; Đất lâm nghiệp



2
chiếm khoảng 45%; Đất nuôi trông thủy sản khoảng 0,37%; Đất chuyên dùng chiếm
5%; Đất ở chiếm 2%; Đất chưa sử dụng chiếm 22%. Nhóm đất sản xuất nông
nghiệp có cơ cấu diện tích gồm: Đất trồng cây hàng năm chiếm 53%; Đất trồng cây
lâu năm chiếm 39%; Đất nông nghiệp khác chiếm 8%. Cơ cấu cây trồng hàng năm
bao gồm: Nhóm cây lương thực có hạt; Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày; Nhóm
rau, đậu các loại. Cơ
cấu cây trồng lâu năm bao gồm: Chè, vải, nhãn. xoài, mít
Song, thực tế hiện nay một trong những khó khăn của huyện Đồng Hỷ là cơ cấu sản
xuất, cơ cấu sử dụng đất đai, đất đai có độ dốc quá lớn, đất bạc màu, tập quán canh
tác thường làm theo thói quen lề lối cũ, sự tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong sản xuất để mang l
ại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái nông
nghiệp còn nhiều hạn chế, hệ thống cây trồng còn mang tính chất của sản xuất tự
cung, tự cấp đã và đang là trở ngại đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Với
diện tích đất đai, cơ cấu cây trồng, cũng như điều kiện về tự nhiên, kinh tế và xã h
ội
của Đồng Hỷ như vậy, để từng bước chuyển dịch hệ thống cây trồng theo hướng
sản xuất hàng hóa và phát triển nền sản xuất nông nghiệp bền vững, thì công tác
nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng ở huyện Đồng Hỷ là hết sức cần thiết. Xuất
phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu cải
tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên »
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được hiện trạng hệ thống cây trồng của huyện Đồng Hỷ;
- Xác định được các tiến bộ kỹ thuật và cơ cấu cây trồng phù hợp, đạt hiệu quả
cao trên một số loại hình sử dụng đất chính tại huy
ện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng nông nghiệp trên đất ruộng và đất gò đồi
ở huyện Đồng Hỷ.
- Nghiên cứu thử nghiệm các loại giống cây trồng trong các vụ xuân, vụ mùa
và vụ đông đối với đất ruộng; nghiên cứu thí nghiệm một số biện pháp canh tác
thích hợp đối với cây chè ở thời kỳ kinh doanh trên đất gò
đồi.


3
- Xây dựng mô hình canh tác trên đất ruộng dựa vào kết quả nghiên cứu thí
nghiệm đã đạt được; xây dựng mô hình sản xuất chè kinh doanh bền vững và cho
hiệu quả kinh tế cao.
- Đề xuất định hướng phát triển hệ thống cây trồng ở huyện Đồng Hỷ trong
thời gian tới.
4. Giới hạn của đề tài
Tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá tình hình thực trạng sản xuất cây
trồng nông nghiệp trên mộ
t số loại đất chính ở huyện Đồng Hỷ, bao gồm: hệ thống
cây trồng trên đất ruộng 1 vụ, 2 vụ và 3 vụ; hệ thống cây trồng lâu năm trên đất gò
đồi ở huyện Đồng Hỷ; nghiên cứu thí nghiệm bộ giống cây trồng mới có năng suất,
cho hiệu quả kinh tế cao và tiến hành xây dựng mô hình trên các chân đất ruộng ở
huyện Đồng Hỷ; nghiên cứu thí nghiệm liều lượ
ng bón phân vô cơ kết hợp phân vi
sinh đối với cây chè trên đất gò đồi; nghiên cứu thí nghiệm một số biện pháp giữ ẩm
cho cây chè ở vụ đông; xây dựng mô hình sản xuất chè kinh doanh theo hướng bền
vững, nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè ở huyện Đồng Hỷ.
5. Những đóng góp mới của đề tài
- Đối với cây trồng hàng năm trên đất ruộng ở huyện Đồng Hỷ, sau khi cải
ti

ến bộ giống cây trồng hiện có của huyện đã làm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế
của các công thức luân canh.
- Tăng vụ trên đất độc canh 2 vụ lúa (đất vàn thấp) bằng cây khoai tây đông
đã làm tăng hiệu quả kinh tế của công thức luân canh, đồng thời một số chỉ tiêu
dinh dưỡng trong đất cũng được nâng lên.
- Tăng thêm vụ xuân bằng cây trồng lạc hoặc đậu tươ
ng trên đất ruộng 1 vụ
lúa đã làm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng và làm tăng một
số chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất.
- Nghiên cứu xây dựng được mô hình chè thâm canh bền vững với các biện
pháp kỹ thuật là bón phân cân đối, kết hợp giữ ẩm ở vụ đông xuân. Kết quả không
những làm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế mà còn làm tăng m
ột số chỉ tiêu dinh
dưỡng đất.


4
PHẦN THỨ HAI
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học của hệ thống cây trồng
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Hệ thống cây trồng
Hệ thống cây trồng là thành phần các giống và loài cây được bố trí trong
không gian và thời gian của các loại cây trồng trong mọi hệ sinh thái nông nghiệp
(HSTNN) nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế - xã hội (Đào
Thế Tuấn, 1984) [61],. Hệ thống cây trồng là tổng thể các loại cây trồng trong m
ối
quan hệ tương tác lẫn nhau, được bố trí hợp lý trong không gian và thời gian
(Nguyễn Duy Tính, 1995) [54]. HTCT tối ưu không chỉ phụ thuộc vào tài nguyên

thiên nhiên mà còn phụ thuộc vào quy mô và phần trả lại của sản phẩm cây trồng,
giá của chi phí đầu vào bao gồm lao động, sự kết hợp giữa các hợp phần công việc,
sức khoẻ của nông dân và chiều hướng của rủi ro (David, 2003) [82].
Theo Zahidul và cs (1982) [104], mô hình cây trồng ở Bangladesh được điều
chỉnh khảo nghiệm thực hiện bao gồm giống cây trồng, quản lý cải tiến chi phí đầu
vào và giới thiệu những giống cây trồng mới cho từng vùng khác nhau có ý nghĩa
quan trọng trong việc gia tăng lương thực và thực phẩm cho người dân địa phương,
làm tăng cường độ màu mỡ của đất. Ở Srilanka, nghiên cứu HTCT cho thấy cải tiến
công nghệ canh tác (cơ cấu cây trồng phù hợp, luân canh tăng vụ, kỹ thu
ật hợp lý
cho từng loại cây trồng) thì tiềm năng sản lượng cây trồng tăng cao rõ rệt tuỳ theo
từng vùng đất khác nhau (Fernando và cs, 1982) [87].
Hoạt động nông nghiệp chính ở các vùng trước tiên là trồng trọt, sau đó là chăn
nuôi (Bộ NN&PTNT, 2003) [6]. Như vậy, có thể thấy rằng hệ thống trồng trọt (HTTT)
là nền tảng chiếm giữ vị trí quan trọng trong hệ thống nông nghiệp. HTTT là một hệ
thống phụ trung tâm c
ủa hệ thống nông nghiệp, hoạt động của HTTT ảnh hưởng mang
tính quyết định đến sự hoạt động của các hệ thống phụ khác (Nguyễn Duy Tính, 1995)
[54]. HTTT là hoạt động sản xuất cây trồng trong nông trại, nó bao gồm các hợp phần


5
cần thiết để sản xuất một tổ hợp các cây trồng của nông trại và mối quan hệ của chúng
với môi trường. Trong HTTT thì hệ thống cây trồng đóng vị trí chủ đạo. Nghiên cứu
HTCT là xác định HTCT đó có những loại cây gì, giống gì, mùa vụ trồng trọt, công thức
luân canh (Phạm Chí Thành và cs, 1993) [45].
Việc chuyển đổi nền kinh tế trong nông nghiệp ở vùng cao nước ta hiện nay
theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá đ
òi hỏi bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý để
sản xuất có hiệu quả cao nhất, đảm bảo an toàn về lương thực, bảo vệ môi trường

sinh thái (rừng và nguồn nước) góp phần xoá đói giảm nghèo, thực hiện công
nghiệp hoá đất nước vào năm 2020 (Nguyễn Văn Trương, 1992) [59]. Việc xác định
và xây dựng các hệ thống cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng
là cở sở để đạt năng suất và sản lượng cây trồng cao, đồng thời cũng là biện pháp
sinh học tốt nhất nhằm khai thác triệt để mọi nguồn lợi tự nhiên, kinh tế-xã hội mỗi
vùng (Lê Thị Bích và cs, 1996) [2].
2.1.1.2. Hệ thống cây trồng tiến bộ
Theo Phạm Chí Thành và cs (1996) [46], HTCT tiến bộ bao gồm HTCT bản địa
cộng với tiến bộ kỹ thuật. Đây là cách làm kế thừa cái t
ốt do nhân dân tích luỹ được, vì
vậy nghiên cứu phát triển HTCT phải đánh giá cho được HTCT hiện tại. Hiện tại ở đây
là những kỹ thuật đã được nông dân thừa nhận, tiến bộ kỹ thuật là những cái mới, cái
chưa từng có ở địa phương và có tác dụng tăng hiệu quả sản xuất.
2.1.1.3. Hệ thống cây trồng hợp lý
HTCT hợp lý là sự định hình về mặ
t tổ chức cây trồng trên đồng ruộng về
số lượng, tỷ lệ, chủng loại, vị trí và thời điểm, nhằm tạo ra sự cộng hưởng các mối
quan hệ hữu cơ giữa các loại cây trồng với nhau để khai thác và sử dụng một cách
tiết kiệm và hợp lý nhất các nguồn tài nguyên cho các mục tiêu phát triển kinh tế-xã
hội (Trần Khải, 1994) [21]. HTCT hợp lý là cơ cấu cây trồng phù h
ợp với điều kiện
tự nhiên kinh tế-xã hội của vùng (Đào Thế Tuấn, 1989) [63], (Phùng Đăng Chinh và
cs, 1987) [8]. HTCT hợp lý còn thể hiện tính hiệu quả của mối quan hệ giữa cây
trồng được bố trí trên đồng ruộng, làm cho sản xuất ngành trồng trọt trong nông
nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ vững chắc theo hướng sản xuất thâm canh gắn


6
với đa canh, sản xuất hàng hoá và có hiệu quả kinh tế cao. HTCT là một thực tế
khách quan, nó được hình thành từ điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội cụ thể và vận

động theo thời gian.
HTCT hợp lý là phát triển HTCT mới trên cơ sở cải tiến HTCT cũ hoặc phát
triển HTCT. Trên cơ sở thực tế là sự tổ hợp lại các công thức luân canh, tổ hợp lại
các thành phần cây trồng và giống cây tr
ồng, đảm bảo các thành phần trong hệ
thống có mối quan hệ tương tác với nhau, thúc đẩy lẫn nhau, nhằm khai thác tốt
nhất lợi thế về điều kiện đất đai, tạo cho hệ thống có sức sản xuất cao, bảo vệ môi
trường sinh thái (Lê Thế Hoàng,1995) [20]; (Lê Duy Thước, 1991) [50]. Đứng về
quan điểm sinh thái học, bố trí HTCT hợp lý là chọn một cấu trúc cây trồng trong
hệ sinh thái nhân tạo, làm thế nào
để đạt năng suất sơ cấp cao nhất (Đào Thế Tuấn,
1989) [63]. Về mặt kinh tế, HTCT hợp lý cần thỏa mãn yêu cầu chuyên canh và tỷ
lệ sản phẩm hàng hóa cao, bảo đảm việc hỗ trợ cho ngành sản xuất chính và phát
triển chăn nuôi, tận dụng nguồn lợi tự nhiên, ngoài ra còn phải đảm bảo việc đầu tư
lao động và vật tư kỹ thuật có hiệu quả
kinh tế cao. Xác định HTCT hợp lý ngoài
việc giải quyết tốt mối liên hệ giữa cây trồng với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,
cần phải dựa trên phương hướng sản xuất của vùng. Phương hướng sản xuất quyết
định HTCT, nhưng HTCT hợp lý sẽ là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách xác
định phương hướng sản xuất (Bùi Phúc Khánh, 1995) [22].
2.1.2. Những yếu tố cơ bả
n ảnh hưởng tới hệ thống cây trồng
Theo Phạm Chí Thành (1991) [44] thì hệ thống cây trồng chịu sự chi phối
bởi các yếu tố tự nhiên kinh tế – xã hội và điều kiện của nông hộ như đất, lao động,
vốn và kỹ năng sản xuất. Cụ thể bao gồm các yếu tố sau:
2.1.2.1. Nhiệt độ
Từng loại cây, giống cây, các bộ phận của cây, các quá trình sinh lý của cây,
sẽ phát tri
ển thích hợp và chỉ an toàn ở một nhiệt độ nhất định. Cây ưa nóng là
những cây sinh trưởng và ra hoa kết quả tốt ở nhiệt độ trên 20

0
C, cây ưa lạnh là
những cây sinh trưởng và ra hoa kết quả tốt ở nhiệt độ dưới 20
0
C, cây trung gian là
những cây yêu cầu nhiệt độ xung quanh 20
0
C để sinh trưởng, phát triển bình


7
thường. Theo Nguyễn Hữu Tề và cs (1997) [43] cây lúa nhiệt đới yêu cầu tổng nhiệt
độ: 3.500 - 4.500
o
C. Những giống lúa dài ngày cần tổng số trên 5.000
o
C và những
giống lúa ngắn ngày yêu cầu tổng nhiệt độ thấp hơn: 2.500-3.000
o
C. Với cây ngô là
cây ưa khí hậu ấm, nhiệt độ yêu cầu từ khi trồng đến lúc ra hoa, suốt thời kỳ nảy
mầm, thích hợp với nhiệt độ khoảng 18,3
o
C; nhiệt độ dưới 12,8
o
C dẫn đến giảm
năng suất. Nhiệt độ tối thiểu cho cây ngô sinh trưởng phát triển nằm giữa 9 - 10
o
C
(Đinh Thế Lộc và cs, 1997) [29].

Căn cứ vào yêu cầu nhiệt độ của từng nhóm cây: ưa nóng, ưa lạnh hay ngày
ngắn để bố trí sắp xếp HTCT trong năm. Bố trí HTCT trong một năm ở nước ta
được Lý Nhạc và cs (1987) [32] sắp xếp theo 4 vùng và tuỳ thuộc vào yêu cầu nhiệt
độ của từng nhóm cây trồng. Mỗi cây trồng cần một tổng tích ôn nhất định để hoàn
thành chu kỳ sinh trưởng. Tổng tích ôn này phụ thu
ộc vào thời gian và đặc điểm
sinh học của cây trồng và lượng bức xạ mặt trời cung cấp được. Đó là những căn cứ
để bố trí mùa vụ, cải tiến cơ cấu cây trồng, né tránh thời tiết bất thuận.
2.1.2.2. Lượng mưa
Nước là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với cây trồng. Cây trồng đòi hỏi một
lượng nước lớ
n gấp nhiều lần trọng lượng chất khô của chúng. Lượng nước mà cây
tiêu thụ để hình thành một đơn vị chất khô của một số cây trồng (gọi là hệ số tiêu
thụ nước) như ngô: 250 - 400, lúa: 500-800, bông: 300-600, rau: 300 - 500, cây gỗ:
400-600, Trần Đức Hạnh và cs, (1997) [19]. Hầu hết lượng nước sử dụng cho nông
nghiệp là nước mặt và một phần nước ngầm, các nguồn này được cung cấp chủ yếu
từ lượng mưa hàng năm. Nước mưa ảnh hưởng đến quá trình canh tác như làm đất,
thu hoạch. Mưa ít hoặc mưa nhiều quá so với yêu cầu đều làm ảnh hưởng tới thời
vụ gieo trồng và thu hoạch. Tùy theo lượng mưa hàng năm, khả năng cung cấp và
khai thác nước đối với một vùng cụ thể, để xem xét lựa chọn cơ cấu cây trồng thích
hợp. Đặc biệt, ở vùng đất đồi núi miền Bắc nước ta thì những trận mưa rào ảnh
hưởng đến xói mòn, rửa trôi lớp đất bề mặt do độ che phủ của cây trồng chưa kép
kín. Tiến trình xói mòn và thoái hoá đất xảy ra khi có những trận mưa rào và lượng


8
nước không thể thâm nhập sâu được vào trong đất và khi đó bắt đầu xuất hiện dòng
chảy bề mặt (Benites, 2007) [79].
2.1.2.3. Đất đai
Đất đai là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất trên thế giới,

bảo vệ, duy trì và cải tiến nguồn tài nguyên này là tiêu chuẩn để tiếp tục duy trì chất
lượng cuộc sống ở trên trái đất (Henry và cs, 1996) [90]. Đất là công cụ sản xuất
đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp.
Đất và khí hậu hợp thành phức hệ tác động vào
cây trồng. Hiểu được mối quan hệ giữa cây trồng với đất thì sẽ dễ dàng xác định
được cơ cấu cây trồng hợp lý ở một vùng nào đó. Tuỳ thuộc vào địa hình, chế độ
nước, thành phần lý tính và hoá tính của đất để bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp.
Thành phần cơ giới của đất quy định tính chất của đất như chế độ nước, chế
độ không khí, nhiệt độ và dinh dưỡng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ thích hợp cho
trồng cây lấy củ. Đất có thành phần cơ giới nặng và có nước trên mặt phù hợp cho
các cây ưa nước. Các cây trồng cạn như ngô, lạc, đậu tương thường sinh trưởng
tốt và cho năng suất cao trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ (Phạm Bình
Quyền và cs, 1992) [39]. Hàm lượ
ng các chất dinh dưỡng trong đất quyết định đến
năng suất cây trồng hơn là quyết định đến tính thích ứng. Tuy vậy, trong các loại
cây trồng cũng có những cây ưa trồng trên những loại đất có hàm lượng dinh dưỡng
cao và cũng có cây chịu được đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp, đất chua, mặn, có
độ độc. Theo nghiên cứu của Yadav (2001) [102], ở Modipuram, Ấn Độ khi so sánh
quản lý dinh dưỡng đất theo 3 hình thức: theo kiểu nông dân; sử d
ụng tổng hợp
phân hữu cơ và vô cơ; sử dụng NPK. Kết quả sau 11 năm thử nghiệm so sánh với
trước khi thử nghiệm thì hàm lượng mùn và lân dễ tiêu trong đất gia tăng mạnh nhất
ở kiểu sử dụng tổng hợp giữa phân hữu cơ và vô cơ, sau đó đến kiểu sử dụng NPK
và cuối cùng là kiểu nông dân, kali dễ tiêu thì lại giảm dần theo trình tự các kiểu.
Nghiên cứu mối quan hệ
giữa sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng ở vùng
đất đồi núi hưởng nước trời của Indonexia cho thấy hạn chế chủ yếu để cây trồng
tăng trưởng và cho năng suất tốt là độ màu mỡ của đất thấp. Phân bón, đặc biệt là
phân đạm và phân lân là yếu tố chính để giải quyết vấn đề này (Suryatra và cs,



9
1982) [99]. Như vậy, bón phân và canh tác hợp lý là biện pháp hữu hiệu điều khiển
dinh dưỡng đất. Nước ta có khoảng 25 triệu ha đất vùng đồi núi, chiếm 2/3 tổng
diện tích đất tự nhiên của Việt Nam, có độ dốc nhất định. Gieo trồng cây ngắn ngày
thường làm giảm hàm lượng hữu cơ và dự trữ mùn, đạm. Hệ số mùn hoá thấp chỉ
4 – 5 %/năm, phần lớn chất hữu cơ ở dạng tự do và liên kết kém bền vững với
Sesquioxyd có chỉ số Polime cực thấp, dễ bị khoáng hoá và rửa trôi. Bề mặt chất
hữu cơ liên kết yếu đã kéo theo hàng loạt suy thoái về cơ chế vật lý đất đai, chế độ
nước dự trữ và dạng dinh dưỡng dễ tiêu. Để phục hồi đất đồi núi cần bổ sung vùi
vào đất một lượng chất hữu cơ mới (phân chuồng, phân xanh, cỏ rác, tàn dư cây
trồng ) khoảng 10-15 tấn/ha/năm. Chuyển từ cơ cấu độc canh cây ngắn ngày sang
đa canh sẽ tăng mạnh mức hữu cơ và nhịp độ tuần hoàn hữu cơ trong đất. Đây là
một đảm bảo cho sử dụng đất lâu bền (Nguyễn Văn Bộ, 2001) [5].
2.1.2.4. Cây trồng
Cây trồng là thành phần trung tâm của hệ sinh thái đồng ruộng (Đào Châu
Thu và cs, 1990) [49]. Bố trí HTCT hợ
p lý là lựa chọn loại cây trồng nào để lợi
dụng được tốt nhất các điều kiện tự nhiên cũng như các nguồn tài nguyên khác của
vùng. Sử dụng những nguồn lợi đó một cách tốt nhất, nghĩa là phải lựa chọn cho
cây trồng những điều kiện thuận lợi nhất để chúng sinh trưởng, phát triển và cho
năng suất cao. Theo nghiên cứu của Vilamanya (1986) [100] ở vùng Galicia của
Tây Ban Nha, mô hình luân canh cây trồng được bố trí năm thứ nhất: ngô trồng xen
với cỏ Ý; năm thứ hai: cây ngô (khoai tây) với cây lúa mì hoặc lúa mạch đen với
cây củ cải Thụy Điển và sau đó là lúa mạch đen và bỏ hoang. Điều kiện khí hậu và
các yếu tố khác như độ màu mỡ của đất, hình thức canh tác và yêu cầu lao động ảnh
hưởng đến thâm canh cây trồng và mức độ thâm canh ảnh hưởng đến tổng năng suất
khô hàng năm trên đơn vị sử dụng đất. Khác với khí hậu và đất đai là các yếu tố mà
con người ít có khả năng thay đổi, còn với cây trồng thì con người có thể thay đổi
các yếu tố đầu vào, chọn lựa, di thực, (Edwards, 1989) [85]. Với trình độ công

nghệ sinh học ngày nay, con người có thể thay đổi bản chất của cây trồng theo ý
muốn thông qua các biện pháp như lai tạo, chọn lọc, gây đột bi
ến, nuôi cấy vô tính.


10
HTCT hợp lý của một vùng nào đó là sự bố trí hợp lý của từng loài cây, giống cây
trồng gắn với các yếu tố sinh thái. Ngoài những yếu tố kinh tế-xã hội thì sản xuất
nông nghiệp luôn luôn phụ thuộc vào các yếu tố sinh thái: đất, nước, không khí,
năng lượng mặt trời và nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Rõ ràng, về sức sản xuất,
HTCT bền vững luôn có mối quan hệ phức hợp tương tác giữa các yếu tố sinh thái
này mà con người cần hiểu sâu sắc những yếu tố chi phối đó để chúng được quản lý
như là một hệ thống tổng hợp (Pimentel và cs, 1989) [96].
2.1.2.5. Hệ sinh thái
HSTNN hiện diện như là một hướng có tính khoa học được sử dụng trong
nghiên cứu, đối thoại và lựa chọn mục đích để quản lý giảm chi phí đầu vào của hệ
sinh thái nông nghiệp. Làm sáng tỏ những vấn đề của tính b
ền vững trong nông
nghiệp là mục tiêu chủ yếu của HSTNN (Altieri, 1989) [76]. Xây dựng HTCT là
xây dựng hệ sinh thái nhân tạo, đó là HSTNN mà trong đó cây trồng là thành phần
chủ yếu. Do đó cần phải duy trì yếu tố cần thiết của HTCT như đất nông nghiệp, đất
rừng và bảo tồn duy trì đa dạng gen (IUCN, 1980) [92]. Trong HTCT nếu thiếu sự
phù hợp của cây trồng được xác định là yếu tố cản trở tới việc
ứng dụng thực hiện
HSTNN ở một chừng mực nhất định của vùng nhiệt đới (Becker và cs, 1992) [77].
Vì vậy, việc xác định chủng loại và từng giống cây trồng phù hợp trong hệ
thống ở từng nơi là rất quan trọng. Điều kiện để xác định, quyết định tính phù hợp
của chúng tại một địa phương cụ thể là các yếu tố sinh thái (Nguyễn Tất Cảnh và cs,
2004) [7]. Ngoài thành phần chính là cây trồng, hệ sinh thái còn có các thành phần
sống khác như cỏ dại, sâu, bệnh, vi sinh vật, các động vật, các côn trùng và những

sinh vật có ích khác. Các thành phần sống ấy cùng với cây trồng tạo nên một quần
thể sinh vật, chúng chi phối lẫn nhau, tạo nên các mối quan hệ rất phức tạp. Tạo
dựng và duy trì cân bằng sinh học trong hệ sinh thái theo hướng hạn chế được các
mặt có hại, phát huy mặt có lợi đối với con ng
ười là vấn đề cần quan tâm trong
HSTNN. Bố trí HTCT cần chú ý đến các mối quan hệ giữa các thành phần sinh vật
trong HSTNN, dựa theo các nguyên tắc là: (i) Lợi dụng mối quan hệ tốt giữa các
sinh vật với cây trồng; (ii) Khắc phục, phòng tránh hoặc tiêu diệt mầm mống có hại


11
đối với cây trồng cũng như đối với lợi ích của con người. Các mối quan hệ giữa
sinh vật với cây trồng trong hệ sinh thái được biểu hiện qua các mối quan hệ cạnh
tranh, cộng sinh, ký sinh và ăn nhau theo nguyên tắc hình tháp số lượng trong dây
chuyền dinh dưỡng (Lê Văn Khoa và cs, 1997) [24]. Vì vậy, khi chuyển đổi cơ cấu
cây trồng cần chú ý đến các nội dung sau: (i) Xác định thành phần, tỷ lệ giống cây
trồng thích hợp vớ
i điều kiện cụ thể của từng vùng, từng cơ sở sản xuất; (ii) Chọn
thời vụ tốt nhất để tránh thời tiết bất thuận, tránh độc canh, chọn giống gieo trồng
hợp lý sẽ bảo đảm năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng, hạn chế được tác hại
của cỏ dại, sâu bệnh và thời tiết bất lợ
i gây ra; (iii) Trồng xen nhiều loại cây trồng
trong cùng một diện tích một cách hợp lý có thể hạn chế được sự gây hại của cỏ dại,
sâu bệnh, đồng thời làm tăng được hệ số sử dụng đất đai.
2.1.2.6. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh tế. Mục tiêu của sản xuấ
t nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát
triển kinh tế-xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của
toàn xã hội khi nguồn lực tự nhiên có giới hạn. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh

tế nghĩa là tăng cường trình độ lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong một hoạt động
kinh tế. Đây là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất xã hội do nhu cầu v
ật chất cuộc
sống của con người ngày một tăng. Theo Nguyễn Thị Tân Lộc (1999) [30], do yêu
cầu của công tác quản lý kinh tế cần thiết phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng của các hoạt động kinh tế và do đó đã làm xuất hiện phạm trù hiệu quả
kinh tế. Vận dụng vào việc phát triển bền vững hệ thống cây trồng cho thấy cần
ph
ải tận dụng triệt để điều kiện tự nhiên để bố trí cơ cấu cây trồng, chủng loại cây
trồng sao cho hợp lý trên một đơn vị diện tích. Đồng thời có thể tăng vụ, thay đổi
giống cây trồng hoặc tăng đầu tư thâm canh , nhằm khai thác tối đa điều kiện tự
nhiên. Tuy nhiên, vấn đề tăng vụ lại chỉ có thể giải quy
ết được trong một phạm vi
nhất định do yếu tố cây trồng và điều kiện kinh tế - xã hội cũng như vấn đề tăng vụ
đồng thời chịu sự chi phối lớn của điều kiện tự nhiên và tính thời vụ của các loại
cây trồng.

×