Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Truyen Kieu nhin theo quan diem van hoa gioi thoi trungdai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.27 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Truyện Kiều nhìn theo quan điểm văn hoá giới thời trung đại</b>


ThS. Phạm Thị Hồng


Nhà xuất bản Giáo dục


<i>Truyện Kiều </i>được cấu trúc theo mơ hình ba đoạn: hội ngộ, tai biến, đoàn viên. Ai cũng biết
là trong đoạn kết thúc đại đoàn viên, Thuý Kiều gặp lại Kim Trọng sau mười lăm năm lưu lạc của
một thân phận kỹ nữ. Câu chuyện thoạt nhìn có cái khơng khí của kiểu kết thúc có hậu, song thực
ra, cuộc đời đau khổ của nàng Kiều vẫn còn tiếp tục. Kiều một mực từ chối không sống như vợ
chồng với Kim Trọng, dẫu cho chàng Kim tha thiết khẩn cầu nàng. Rút cục, vị cay đắng vẫn thấm
đượm tận đáy lịng Kiều.


Diễn biến của đoạn kết thúc này có thể trình bày lại như sau: trong khơng khí đầm ấm của
buổi tiệc đồn tụ gia đình, người em gái Thuý Vân chủ động đứng lên nêu vấn đề<i>Quả mai ba bảy</i>
<i>đương vừa / Đào non sớm liệu se tơ kịp thì - </i>làm lễ cưới cho Thuý Kiều và Kim Trọng - tức “trả”
lại chồng cho chị. Thuý Kiều đã kiên quyết gạt bỏ “phương án” của Thuý Vân:


<i>Dứt lời nàng vội gạt đi,</i>
<i>Sự muôn năm cũ kể chi bây giờ ?</i>


<i>Một lời tuy có ước xưa</i>
<i>Xét mình dãi gió dầm mưa đã nhiều.</i>


<i>Nói càng hổ thẹn trăm chiều,</i>
<i>Thà cho ngọn nước thuỷ triều chảy xuôi.</i>


Tuy nhiên, đây mới là lời từ chối trước đề nghị của Thuý Vân. Phải đợi đến khi chính Kim
Trọng lên tiếng, nhắc nhở nàng nhớ lại lời thề trang nghiêm trước trời đất: <i>Dẫu rằng vật đổi sao</i>
<i>dời / Tử sinh cũng giữ lấy lời tử sinh, </i>Thuý Kiều mới cắt nghĩa đầy đủ lý do khiến nàng từ chối:


<i>Nàng rằng gia thất dun hài,</i>


<i>Xót lịng ân ái ai ai cũng lịng.</i>
<i>Nghĩ rằng trong đạo vợ chồng,</i>


<i>Hoa thơm phong nhị, trăng vòng tròn gương.</i>
<i>Chữ trinh đáng giá nghìn vàng,</i>
<i>Đuốc hoa chẳng thẹn với cành mai xưa? </i>


<i>Thiếp từ ngộ biến đến giờ,</i>
<i>Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa.</i>


Chúng ta đều biết, dẫu chàng Kim tỏ ra rất thông cảm với cảnh ngộ của người yêu, nói
rõ<i>Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường</i> song Kiều nhất định khước từ cuộc sống vợ chồng mà đề
nghị cuộc sống bạn bè.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Đã có một số cách nhìn, cách đọc khác nhau đối với sự việc này. Nguyễn Khuyến đứng
trên quan điểm trọng trinh tiết của Nho gia, tức quan điểm nam quyền, đã cười cợt sự “đeo đẳng”
này của chàng Kim <i>Không trách chàng Kim đeo đẳng mãi / Khăng khăng vớt lấy một phần</i>
<i>đuôi. </i>“Một phần đuôi” tức là phần cuối, chút cặn bã còn lại sau mười lăm năm nàng Kiều lưu lạc.
Chúng ta hiểu nhà nho vốn coi trọng trinh tiết của người phụ nữ nên đã nhìn thấy yếu tố hài hước
trong chuyện Kim Trọng năn nỉ cùng Thuý Kiều sống đời sống vợ chồng.


Nhà thơ Xuân Diệu - đứng trên quan điểm xã hội học<i>-</i> từng viết bài <i>Bản cáo trạng cuối</i>
<i>cùng trong Truyện Kiều</i>, lưu ý lời lên án tội ác xã hội phong kiến trong <i>Truyện Kiều </i>đã kéo dài mãi
cho đến màn đại đoàn viên. Trích dẫn những lời tủi khổ của Kiều nói với Kim Trọng:


<i>Đã đem mình bỏ am mây,</i>
<i>Tuổi này gửi với cỏ cây cũng vừa.</i>


<i>Mùi thiền đã bén muối dưa,</i>
<i>Màu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng.</i>



<i>Sự đời đã tắt lửa lòng,</i>


<i>Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi!</i>
<i>Dở dang nào có hay gì</i>


<i>Đã tu, tu trót, qua thì, thì thơi…</i>


Rồi Xn Diệu bình luận: “Ngay ở câu trả lời đầu tiên khi gặp nhau như chết sống lại, Kiều
đã cho thấy đời mình tan nát, lịng mình tan nát, bản cáo trạng cuối cùng trong<i>Truyện Kiều </i>đã bắt
đầu:


<i>Đã tu - tu trót - qua thì - thì thơi…</i>”.
Th Kiều nói với chàng Kim Trọng:


<i>Thiếp từ ngộ biến đến giờ,</i>
<i>Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa</i>


<i>Bấy chầy gió táp mưa xa</i>


<i>Mấy trăng cũng khuyết mấy hoa cũng tàn</i>
<i>Còn chi là cái hồng nhan,</i>


<i>Đã xong thân thế còn toan nỗi nào.</i>


Xuân Diệu bình: “Ta thử đọc lại đoạn này mà vận vào thân, xem thử có tủi nhục đến tận
trong xương thịt mình hay khơng? Giày vị đến thế thì đến bao nhiêu thân cũng phải nát, huống chi
một cái thân em… Ba mươi tuổi chính là lúc người đàn bà đầy đặn trong tình yêu, sinh đẻ những
đứa con đẹp đẽ, khoẻ mạnh nhất: ở tuổi ba mươi ấy, nàng Kiều mang mãi trong mình một vết
thương đau. Nàng Kiều khơng thể bước qua được tâm hồn mình, nó rất thanh tú, tư cách của mình,


nó rất tơn trọng”(1)<sub>. Xuân Diệu nhấn mạnh sự tự trọng của nàng Kiều - một phụ nữ đã trải qua nhà</sub>


chứa ô nhục - nhưng ông quan tâm nhiều hơn đến ý nghĩa xã hội của màn đại đoàn viên này: dư vị
của những đắng cay, đau khổ mà xã hội phong kiến gây ra cho con người vẫn còn âm ỉ đến cả ngày
hội ngộ, nhuộm màu đen tối cho cuộc đại đồn viên. Ơng viết: “Tuy nhiên, người ta vẫn cứ phải
nghĩ một thực tế : Như vậy nàng Kiều ba mươi tuổi sẽ sống như thế, thực chất là không chồng
không con cho đến hết đời. Biết chừng đâu Nguyễn Du lại không nghĩ cả cái thắc mắc ấy của bạn
đọc chúng ta! Biết chừng đâu Nguyễn Du lại không đổ thêm dầu vào lửa, cố ý hai lần nói Kiều
“đào non” lại nói “Dưới đèn tỏ rạng má đào thêm xn”, càng nói Kiều cịn trẻ đẹp, càng xui ta
xốn xang thắc mắc. Thắc mắc với ai? Với toàn bộ xã hội phong kiến suy tàn tàn ác, khơng phải
thắc mắc đâu, mà căm giận nó: mỗi lần đọc những lời Kiều nói, ba đợt, ta lại xót xa tức tối khơng
chịu nổi”(2)<sub>. Đó là tinh thần mà Xuân Diệu gọi là sự tính sổ với xã hội phong kiến. “Nguyễn Du đã</sub>


sử dụng triệt để cuộc đoàn viên, để tính sổ một lần cuối cùng… Nguyễn Du không đọc bản cáo
trạng bằng xương bằng thịt, bằng máu của tâm hồn : Đây là nạn nhân còn sống sót của mười lăm
năm chúng bay!”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

với Kim Trọng (cách nhìn này của Thiền sư khá giống với quan niệm của nhà nho về trinh tiết và
với quan niệm của Xuân Diệu về lòng tự trọng); hai là Kiều đã là người tu hành, đã giác ngộ chân
lý nhà Phật, đã vượt lên trên quan niệm hạnh phúc thông thường của chúng nhân, “đã nếm được
mùi tịnh lạc và thấy hạnh phúc chân thật là như thế nào rồi thì khơng thể trở về chuyện đó được”(3)<sub>.</sub>


Ơng cho rằng xét về tâm linh và kinh nghiệm sống, so với Kim Trọng thì “Th Kiều đã đứng vào
vị trí một người thầy của Kim Trọng về mặt tu học và tâm linh… Ngày xưa Kiều đã giữ Giới như
một cô thiếu nữ. Bây giờ Kiều đã vượt ra khỏi, đã giải thốt rồi, Kiều khơng giữ Giới nữa mà Giới
vẫn được tôn trọng”(4)<sub>. Khái niệm “giữ Giới” ở đây nghĩa là trì giới, là tuân theo cấm kỵ chứ khơng</sub>


phải là giới tính (sex). Theo Thích Nhất Hạnh, trước đây Kiều đã từng giữ gìn và vượt qua cơn
đam mê dục vọng của Kim Trọng vì nàng muốn để dành tất cả niềm hạnh phúc cho đêm động
phòng; còn bây giờ, Kiều từ chối vì khơng thấy ý nghĩa gì trong cuộc sống thân xác với Kim


Trọng. Thích Nhất Hạnh thiên về đánh giá trình độ tu hành đã đạt đạo của nàng Kiều là nguyên
nhân dẫn đến việc nàng từ chối sống vợ chồng với Kim Trọng. Theo ông, Thuý Kiều đã hiểu được
hạnh phúc chân chính, vượt ra ngoài quan niệm hạnh phúc của người chưa giác ngộ như Kim
Trọng.


Theo chúng tôi, về phương pháp đánh giá và lý giải ứng xử của Thuý Kiều trong đoạn kết
này, cần chú ý đến một sự việc hiển nhiên rằng nàng Kiều là một người phụ nữ. Khái niệm “giới”
sử dụng ở đây có nghĩa là “giới tính”. Và ứng xử của nàng ở đoạn kết lại cần được nhìn trong
chuỗi các ứng xử của nàng Kiều với tư cách là một người phụ nữ trong quan hệ với nam giới ở
toàn bộ tác phẩm <i>Truyện Kiều</i>.


Biểu hiện đặc trưng đầu tiên cho vị thế người phụ nữ trong quan hệ với nam giới là sự kiện
Kiều tương tư quá “vắn tắt” so với Kim Trọng tương tư về Kiều sau cuộc hạnh ngộ của hai người
giữa buổi chiều xuân trong hội đạp thanh. Nếu so sánh thuần tuý về số lượng câu thơ, dễ thấy
Nguyễn Du chỉ dành cho Thuý Kiều 2 câu thơ nghĩ về chàng Kim <i>Người đâu gặp gỡ làm chi/</i>
<i>Trăm năm biết có dun gì hay khơng. </i>Trong khi đó, Nguyễn Du dành cho nỗi tương tư của chàng
Kim tới 28 câu thơ, từ câu 243 đến câu 270:


<i>Cho hay là thói hữu tình,</i>
<i>Đố ai dứt mối tơ mành cho xong</i>


<i>Chàng Kim từ lại thư song,</i>


<i>Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây...</i>
<i>Lơ thơ tơ liễu bng màng,</i>


<i>Con oanh học nói trên cành mỉa mai.</i>


Đấy là chưa nói nếu phân tích nội dung cảm xúc tương tư thì thấy Kim Trọng chủ động và
mãnh liệt hơn nhiều. Qua đây có thể nói, trong quan hệ nam nữ thời xưa, nam giới đóng vai trị chủ


động và nữ giới chỉ đóng vai trị bị động. Nguyễn Du đã tôn trọng sự thực này. Rất có thể trên thực
tế, trong đáy sâu tâm hồn một người con gái có những xao xuyến đầu đời mãnh liệt hơn, song sự
thể hiện ra bên ngoài lại chỉ có chừng mực nhất định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

lực của xã hội nam quyền đã có sức ám ảnh và chi phối thực tế và khá mạnh mẽ đến suy nghĩ và
hành động của Thuý Kiều.


Một sự kiện khác cũng rất đặc trưng là mối quan hệ tay ba Thuý Kiều - Hoạn Thư - Thúc
Sinh. Dễ thấy là tuy trong mối quan hệ đó, Thúc Sinh có một trách nhiệm khơng thể chối cãi:
chính chàng đã chuộc Th Kiều ra khỏi lầu xanh, đã sống với Kiều, và bằng những việc làm này,
chính Thúc Sinh đã khởi động cái nguyên nhân dẫn đến việc đánh ghen thâm thuý của Hoạn Thư
và rồi từ cuộc đánh ghen ấy sẽ dẫn đến phiên tồ cơng lý, nơi đó Th Kiều sẽ có ý đồ trả thù
Hoạn Thư rất quyết liệt. Nhưng rồi ta thấy, người đàn ông Thúc Sinh đã vô can trong khi hai người
phụ nữ dồn cơn ghen vào tình địch. Hoạn Thư đã tỏ rõ cái ghen sâu sắc, thâm thuý của người phụ
nữ quý tộc khi ra tay với Thuý Kiều. Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đã lên án sự nhu nhược của
Thúc Sinh: khi thấy nàng Kiều bị Hoạn Thư hành hạ, Thúc Sinh đã chỉ biết “khóc thầm” mà khơng
dám hành động cơng khai để cứu Kiều. Nhưng thiết nghĩ cần chú ý cả đến việc Thúc Sinh đã kín
đáo xin với Hoạn Thư để mụ tha cho Kiều: <i>Rằng tài nên trọng mà tình nên thương</i>. Thì ra khơng
phải Thúc Sinh nhu nhược, chàng chỉ muốn giữ cân bằng giữa hai người phụ nữ thù hận. Chủ
trương cân bằng giữa hai người phụ nữ này lại thấy trong phiên tồ cơng lý, Thúc Sinh thấy khơng
khí báo ân báo ốn đã có hai tâm trạng <i>Sợ thay mà lại mừng thầm cho ai. </i>Sợ cho tính mạng Hoạn
Thư và mừng cho thân phận thay đổi của Thuý Kiều. Thuý Kiều cũng từng dự định trả món nợ
Hoạn Thư tương xứng, song vì lời lẽ có vẻ thuyết phục của Hoạn Thư mà mụ được Thuý Kiều tha
bổng. Đây là một tình huống cũng rất tiêu biểu cho xã hội nam quyền, trong đó, người đàn ông
luôn “vô can”, không bị phán xét về đạo đức hay trách nhiệm, còn những người phụ nữ lại hành hạ
nhau vì chính một người đàn ơng đó. Cả Hoạn Thư và Thuý Kiều, tuy có địa vị xã hội, tính cách,
tài năng, tâm hồn khác nhau nhưng lại gặp nhau ở chỗ suy nghĩ và hành động theo áp lực của xã
hội nam quyền.


Đến đoạn kết thúc “đại đoàn viên”, nàng Kiều đã đứng trên quan điểm trinh tiết của Nho


gia để tự phán xét, để đưa ra phương châm ứng xử với Kim Trọng. Chính từ quan điểm và chuẩn
mực Nho gia đó, Thuý Kiều mang đầy mặc cảm tội lỗi vì cái điều mà nàng khơng gây ra, vì cái
điều mà thế giới đàn ơng đã gây ra cho nàng. Nói cách khác, xét một cách hệ thống, từ đầu đến
cuối, khn hình ứng xử của Thuý Kiều chịu sự chi phối của xã hội nam quyền với những cung
bậc khác nhau. Văn hoá giới là hệ thống những quan niệm giá trị hình thành từ thực tiễn quan hệ
giữa người nam với người nữ về mặt giới tính. Xã hội Việt Nam truyền thống có nhiều yếu tố của
xã hội nam quyền, trong đó, các chuẩn tắc đạo đức, hành vi áp dụng cho phụ nữ chính là của
những người đàn ơng làm ra nên có những bất cơng lớn giữa quyền của nam và nữ. Nếu ta nhìn
con người trong xã hội phong kiến từ quan điểm giai cấp thì có cảm tưởng tất cả mọi người dân
đều bị thể chế phong kiến chà đạp. Nhưng nếu nhìn từ quan điểm giới, dễ thấy, so với nam giới,
chính người phụ nữ mới chịu nhiều bất công, đau khổ. Trong quan hệ nam nữ, phạm trù trinh tiết
như là biểu hiện của đạo đức chỉ áp dụng cho người phụ nữ; cịn người đàn ơng đối với người phụ
nữ được tự do, không bị ràng buộc bởi phạm trù này. Không ai lại đi khen hay chê người đàn ơng
vì giữ (hay khơng giữ) trinh tiết với vợ, song trinh tiết là một trong những chuẩn mực để khen chê
đức hạnh người phụ nữ. Một nhà nho có thể có hàng chục vợ hay một ông vua có hàng trăm cung
nữ, nhưng vẫn “vô tư” bàn về trinh tiết phụ nữ, vẫn sẵn sàng làm thơ, viết văn ngợi ca những
người phụ nữ “tiết hạnh khả phong”. Thực tế này là phổ biến trong văn học trung đại. Vậy trinh
tiết là chuẩn mực đạo đức một chiều áp đặt cho người phụ nữ. Nhưng đáng chú ý là chính người
phụ nữ từ bao đời lại cũng suy nghĩ và hành xử hệt như người đàn ông về vấn đề trinh tiết này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

vậy, tất cả các nhà nho trong lịch sử bình luận <i>Truyện Kiều, </i>từ Nguyễn Công Trứ đến Tản Đà,
Huỳnh Thúc Kháng,… vốn lớn tiếng phê phán Kiều là dâm, là đĩ nhưng không ai trong số các nhà
nho ấy lên án bọn đàn ơng này - bởi vì nếp nghĩ quen thuộc là hướng đến quy trách nhiệm cho
Kiều, như muốn trách cứ Kiều vì nàng đã cam tâm sống mà khơng chọn cái chết để bảo tồn trinh
tiết như bao liệt nữ khác. Nguyễn Cơng Trứ đã nói thẳng vào mặt Kiều: <i>Đoạn trường cho đáng</i>
<i>kiếp tà dâm</i>! Người con gái, người phụ nữ phải một mình gánh chịu những hậu quả đạo đức
nghiêm trọng cho dù thủ phạm gây ra lại là đàn ông. Các nhà nghiên cứu<i>Truyện Kiều </i>theo quan
điểm xã hội học cũng khơng hơn gì, vì họ truy tìm nguyên nhân gây nên đau khổ cho Thuý Kiều từ
bản chất xã hội phong kiến chung chung, mà chưa chỉ ra tính chất nam quyền của xã hội này cũng
là nguyên nhân đã gây nên đau khổ, bất công cho nàng.



Nguyễn Du dường như đã cảm nhận được tính chất bất cơng, vơ lý của cái chuẩn mực đạo
đức một chiều ấy. Đoạn đại đoàn viên ghi lại chân thực quan niệm trinh tiết Nho giáo đã ăn sâu
vào cả cách nghĩ của người phụ nữ, nó là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tấn bi kịch
của nàng Kiều ngay trong hồi đại đoàn viên. Thuý Kiều tự nguyện gánh chịu tất cả khổ nạn do
quan niệm trinh tiết mà nam giới đã áp đặt cho người phụ nữ với một niềm xác tín là người đàn
ơng như Kim Trọng khơng thể sống với một người phụ nữ thất tiết. Những lời xót xa của nàng
Kiều đòi hỏi một sự suy nghĩ nghiêm túc về trách nhiệm của những người đàn ông đối với vấn đề
trinh tiết của phụ nữ thay vì bình thản chứng kiến người phụ nữ phải gánh chịu hậu quả đến mức
phải hy sinh cả hạnh phúc của họ. Vấn đề là tại sao chỉ có người phụ nữ phải tuân thủ tiết hạnh?
Và, tại sao người phụ nữ lại chỉ có giá trị với điều kiện bắt buộc là phải có tiết hạnh? Dường như
nhà thơ vĩ đại muốn đặt những câu hỏi khá bức bối này của tư tưởng nữ quyền trong phần đại đoàn
viên của <i>Truyện Kiều. </i>Đó cũng là một phương diện giá trị của chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du
([1]), (2) Xuân Diệu: <i>Bản cáo trạng cuối cùng trong Truyện Kiều, </i>in lại trong <i>Các nhà thơ cổ điển </i>
<i>Việt Nam, </i>Nxb. Giáo dục, H, 1998, tr.222; 226-227.


</div>

<!--links-->

×