Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tim hieu Luat binh dang gioi 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.09 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Sơn
Ngày, tháng, năm sinh:
Giới tính: Nam


Dân tộc: kinh


Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi Q2 TPHCM
Số ĐT:


<b>BÀI DỰ THI </b>



<b>TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG</b>


<b>GIỚI</b>



<i><b> Theo báo cáo đánh giá tình hình giới ở Việt Nam </b></i>(tháng 12/2006) của Ngân hàng
thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB), Vụ phát triển quốc tế Anh (DFID),
Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA) nhận xét: “Việt Nam là một trong những nước
dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, là một trong những nước
tiến bộ hàng đầu về bình đẳng giới...Với việc các kế hoạch quốc gia khi xây dựng đều
chú ý đến vấn đề giới, chắc chắn việc bình đẳng giới sẽ đạt được các bước tiến xa hơn
nữa”...Chỉ số phát triển giới (GDI) của Việt Nam tăng từ 0,668 (năm 1998) lên 0,708%
(năm 2004), đứng thứ 80/136 quốc gia và hầu như khơng có sự chênh lệch với chỉ số
phát triển con người...”


Tuy nhiên, trên thực tế việc thực thi pháp luật về bình đẳng giới cịn nhiều hạn
<i><b>chế, tạo nên khoảng cách giới .</b></i>




Đây là những việc mà đáng lẽ nam giới phải gánh trọng trách, vậy mà…





</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Bên cạnh đó là nạn bạo hành gia đình…




….Mà hầu hết những thiệt thòi đều thuộc về nữ giới..




Cụm từ “bình đẳng nam- nữ” được đưa vào Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946. Tuy
nhiên, đứng từ góc độ nghiên cứu lý luận, vấn đề bình đẳng giới trong vịng mười năm
trở lại đây mới bắt đầu được quan tâm và phải đến nghị quyết 23 của Đảng (3/2003) thì
ba chữ “bình đẳng giới” mới được đưa vào thực tiễn và mang ý nghĩa của khoa học giới.
Vấn đề định kiến và phân biệt đối xử theo giới là một biểu hiện cụ thể của bất bình đẳng
giới. Xét từ góc độ nghiên cứu khoa học, định kiến và phân biệt đối xử theo giới là một
khái niệm mới mẻ ở Việt Nam. Những công trình nghiên cứu về định kiến và phân biệt
đối xử theo giới ở nước ta chưa nhiều, chưa hệ thống và ít nhận được sự quan tâm của
giới học thuật. Vì vậy, về mặt lý luận, nghiên cứu nguồn gốc phát sinh, nguồn gốc củng
cố của những loại hình định kiến giới đang tồn tại và xem xét ảnh hưởng của chúng tới sự
phát triển của phụ nữ và nam giới trong những bối cảnh văn hoá – xã hội khác nhau là
điều rất ý nghĩa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Câu 1. Luật Bình đẳng giới quy định bao nhiêu thuật ngữ liên quan tới bình đẳng</b>
<b>giới? Nêu các nội dung cụ thể của từng thuật ngữ và cho 2 ví dụ để minh họa cho 2</b>
<b>khái niệm bất kỳ. (15 điểm). </b>


Theo Luật Bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 10 số 73/2006/QH11
ngày 29 tháng 11 năm 2006, Điều 5 quy định 9 thuật ngữ liên quan tới bình đẳng giới là:
1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trị của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.


2. Giới tính Giới tính là tất cả những đặc điểm riêng biệt tạo nên sự khác nhau giữa nam
và nữ. Những đặc điểm ấy giúp ta phân biệt được dễ dàng giữa giới nam và giới nữ.
Có hai nguồn gốc quy định giới tính của con người, là nguồn gốc sinh học và nguồn gốc
xã hội. Giữa nam và nữ có sự khác nhau rõ rệt về các đặc điểm giải phẫu sinh lý, từ đó
dẫn đến sự khác biệt rõ rệt về tâm lý.


3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trị ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ
hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ
hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.


4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí,
vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.


- Với chuẩn mực của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là “tứ đức” (Cơng, dung,
ngơn, hạnh) thì hình ảnh một người phụ nữ theo đúng nghĩa thường phải là một người:
Khéo léo, đảm đang trong việc nhà, đẹp theo hướng nhẹ nhàng, đoan trang, lời nói nhỏ
nhẹ, từ tốn, và luôn giữ tiết hạnh, phục tùng người đàn ơng. Theo đó, nếu một người phụ
nữ khơng khéo léo trong công việc nội trợ nhưng năng động hoạt bát, làm kinh tế giỏi, có
vẻ bề ngồi cá tính và ăn nói sắc sảo, và có thể thảo luận, “tranh cãi” cùng ngừơi khác
giới thì khơng được đánh giá cao vì so sánh với mẫu hình người phụ nữ đã được định
khn thì rõ ràng một cơ gái như vậy là khơng “nữ tính”.


5. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, khơng cơng nhận hoặc khơng coi
trọng vai trị, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội và gia đình.


- Đơn cử một ví dụ, văn hóa hay tín ngưỡng “Thờ cúng tổ tiên”, “Nối dõi tông đường”
thường được coi là “trọng trách” của người đàn ông. Điều này thực chất thể hiện tư tưởng
trọng nam khinh nữ. Tư tưởng định kiến còn được xuyên suốt qua tục ngữ, ca dao, như
“Đàn ông rộng miệng thì sang, đàn bà rộng miệng toang hoang cửa nhà”, hay “Bồ cu mà


đỗ nóc nhà, mấy đời đàn bà đi hỏi đàn ông” v.v..


- Năm 1900, Pierre de Coubertin, cha đẻ của Thế vận hội Olympic tuyên bố: “Một thế
<b>vận hội mà có sự tham gia của nữ giới thì phức tạp, chán ngắt, phi thẩm mỹ và</b>
<b>khơng đúng với tinh thần của Thế vận hội…”.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trị, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng
thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ
không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực
hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
7. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện
pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác
động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan
hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.


8. Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện
nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.


9. Chỉ số phát triển giới (GDI) là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới,
được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu
người của nam và nữ.


<b>Câu 2. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là gì? Nêu các biện pháp thúc đẩy bình</b>
<b>đẳng giới trên từng lĩnh vực. (15 điểm).</b>


Theo Luật Bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 10 số 73/2006/QH11
ngày 29 tháng 11 năm 2006, khoản 6 Điều 5 giải thích rõ:


<i>Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực</i>
chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch


lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trị, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng
thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ
không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực
hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.


Theo Luật Bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 10 số 73/2006/QH11
ngày 29 tháng 11 năm 2006, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại
khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 và khoản 1 Điều
19 của Luật này, cụ thể như sau:


<b>Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:</b>


a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù
hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;


b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà
nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.


<b>Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>




b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nơng, khuyến lâm,
khuyến ngư theo quy định của pháp luật.


<b>Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:</b>
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;


b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;



- Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động cao nhất
trên thế giới (chiếm 48,6% lực lượng lao động cả nước) và tỷ lệ nữ độ tuổi 15-60 tham
gia vào hoạt động kinh tế xấp xỉ bằng nam giới. Số liệu thống kê của Tổng LĐLĐ VN
cho thấy có khoảng 56,2% lao động nữ làm việc trong mơi trường tiếng ồn, rung; 55%
nóng, bụi; 24,6% có chất độc; 12,9% cơng việc nặng nhọc. Thế nhưng, mức lương của
những lao động nữ phổ thông quá thấp, trung bình khoảng 1,4-1,5 triệu đồng/tháng và ít
có cơ hội nâng cao tay nghề. Vì vậy, họ tiếp tục phải làm những công việc được trả lương
thấp. ( nguồn Baomoi.com – 28/11/2009 )


c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ
làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc
hại.


<b>Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:</b>
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;


b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp
luật.


<b>Những biện pháp khác</b>


a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;
b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;


c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;


d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;


đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu


chuẩn như nam;


e) Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như
nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Quy định về nội dung và mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính</b>
<b>về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động: Theo Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10</b>
tháng 6 năm 2009 của chính phủ, Điều 8 quy định như sau:


1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phân công cơng
việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc
chênh lệch về mức tiền lương, tiền công của những người lao động có cùng trình độ,
năng lực vì lý do giới tính.


2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:


a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ
đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau,
trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới hoặc đối với các nghề nghiệp
đặc thù theo quy định của pháp luật;


b) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động nam hoặc lao động nữ vì
lý do giới tính, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; sa thải hoặc
cho thơi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, ni con
nhỏ.


3. Biện pháp khắc phục hậu quả:


Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi quy định tại


khoản 1


<b>Chế độ nghỉ thai sản hiện hành: Theo Bộ luật Lao động năm 1994 sửa đổi bổ sung</b>
năm 2002, 2006, 2007 điều 114 quy định:


1- Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ bốn đến sáu
tháng do Chính phủ quy định, tuỳ theo điều kiện lao động, tính chất cơng việc nặng nhọc,
độc hại và nơi xa xơi hẻo lánh. Nếu sinh đơi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi
con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày. Quyền lợi của người lao động nữ trong thời gian
nghỉ thai sản được quy định tại Điều 141 và Điều 144 của Bộ luật này.


2- Hết thời gian nghỉ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, người
lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian khơng hưởng lương theo thoả thuận với
người sử dụng lao động. Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời gian
nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được hai tháng sau khi sinh và có giấy của thầy thuốc
chứng nhận việc trở lại làm việc sớm khơng có hại cho sức khoẻ và phải báo cho người
sử dụng lao động biết trước. Trong trường hợp này, người lao động nữ vẫn tiếp tục được
hưởng trợ cấp thai sản, ngoài tiền lương của những ngày làm việc.


<i><b>Câu 4. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đặt ra mục tiêu, chỉ</b></i>
<i><b>tiêu nào nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị? Bằng hiểu biết của</b></i>
<i><b>mình, anh/chị hãy nêu tên đầy đủ của các vị lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay của Đảng,</b></i>
<i><b>Nhà nước Việt Nam (gồm: Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ</b></i>
<i><b>Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Chính phủ, các Bộ trưởng)? (15 điểm)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Mục tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo,
nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.


- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 – 2020
từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ


2011 – 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 – 2020 trên 35%.


- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt
là nữ.


- Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100% cơ quan
của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan,
tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.


<b>Các vị lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay của Đảng, Nhà nước Việt Nam:</b>
<b>Bộ Chính trị: </b>




Đồng chí Tịng Thị Phóng
<b>Ban Bí thư: </b>




Đồng chí Hà Thị Khiết Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân
<b>Quốc hội: Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó Chủ tịch QH</b>


Đồng chí Tịng Thị Phóng - Phó Chủ tịch QH


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b> </b>


Bà Trương Thị Mai Bà Nguyễn Thị Nương
<b>Phó Chủ tịch nước: Đồng chí Nguyễn Thị Doan</b>





<b>Chính phủ: Bà Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và</b>
Xã hội


Bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế




Bà Phạm Thị Hải Chuyền Bà Nguyễn Thị Kim Tiến
- Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Câu 5. Từ những tình huống, câu chuyện thực tế trong cuộc sống xung quanh mình,</b>
<b>anh, chị hãy viết một bài (tối đa khoảng 1.500 từ) về tấm gương của cá nhân hoặc</b>
<b>tập thể điển hình hoặc chia sẻ câu chuyện, sự kiện ấn tượng trong việc thực hiện</b>
<b>bình đẳng giới. (20 điểm). </b>


Ngày ấy khi còn là học sinh lớp 12 , tơi có đọc được thơng tin về một người phụ nữ
mà chị ấy đã được chí Times (Mỹ) bầu chọn danh hiệu "Anh hùng châu Á" vì những nỗ
lực tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng. Lúc ấy, trong lịng tơi cảm
phục chị vơ ngần. Quả thật, khơng ai muốn mình bị nhiễm căn bệnh mà cả thế giới xa
lánh, nhưng Chị Phạm Thị Huệ đang mang trong mình loại virus HIV. Thay vì bằng lịng
với số phận, chị Huệ đã quyết tâm dùng quãng đời còn lại để vận động, tuyên truyền
hướng mọi người những kinh nghiệm cần thiết để tránh xa nguy cơ nhiễm HIV, giúp
người đã nhiễm biết cách tự chăm sóc, khơng để lây nhiễm căn bệnh nguy hiểm này ra
cộng đồng, những nhận định của chị về trách nhiệm rất to lớn của nam giới trong việc
phòng tránh căn bệnh này rút ra từ kinh nghiệm đi tư vấn, sinh hoạt với những người
nhiễm HIV.


Và điều mà tôi học hỏi được ở chị - đó chính là một con người ln vượt qua mọi


nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần.Và chị vẫn ln tươi cười cho dù cuộc sống có nghiệt
ngã, chị vẫn ln cố gắng sống có ích từng ngày: rằng một người có HIV khơng nên được
định dạng chỉ bởi căn bệnh hiểm nghèo trong cơ thể họ, mà còn là một con người bằng
xương bằng thịt, và cũng như tất cả chúng ta, họ có rất nhiều câu chuyện hay để kể cho
đời. Như trong bài phát biểu ở lễ trao giải tại Hàn Quốc, chị Huệ nói: “Phần thưởng này
khơng phải của riêng tơi mà là của tất cả những người có HIV/AIDS ở Việt Nam dám
vượt qua mặc cảm để sống có ích”. Và đó cũng chính là thơng điệp của chị, thơng điệp về
tình yêu thương con người..




Chị Huệ trong 1 buổi thuyết trình về HIV/AIDS Gặp TT Bill Clinton


<b>Câu 6. Theo anh, chị, bản thân anh, chị và cơ quan, tổ chức, địa phương nơi anh chị</b>
<b>làm việc hoặc sinh sống nên làm gì để thực hiện bình đẳng giới được tốt hơn. (10</b>
<b>điểm). </b>


<b>Lưu ý: các bài viết trình bày đẹp, có tranh ảnh minh họa phù hợp với nội dung bài</b>
<b>thi sẽ được cộng thêm 10 điểm. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>- Tuyên truyền cho mọi người hiểu về Luật bình dẳng giới</i>và pháp luật về bình đẳng giới
cho các thành viên của cơ quan tổ chức và người lao động.


- Phải đảm bảo cho nam nữ bình đẳng trong tham gia và thụ hưởng.


- Xây dựng chính sách pháp luật về bình đẳng giới liên quan đến hoạt động của cơ quan
tổ chức mình.


- Tổ chức hoạt động tuyên truyền kiến thức về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho
các thành viên của cơ quan tổ chức và người lao động



- Bố trí cán bộ hoạt động về bình đẳng giới.


- Tạo điều kiện cho lao động nam nghỉ hưởng nguyên lương và phụ cấp khi vợ sinh con


<i><b> Thơng qua cuộc thi này tơi cảm thấy mình cần: </b></i>


- Học tập nâng cao hiểu biết nhận thức về giới và bình đẳng giới .


- Trong dạy học, tơi sẽ phổ biến hơn về giới tính và Luật bình đẳng giới cho học sinh hiểu
thơng qua chương trình Sinh học mà tơi đang dạy. Để từ đó, các em cảm thấy mình cần
phải có trách nhiệm trong vấn đề bình đẳng giới cũng như nhận thức được về giới tính
khi các em đang ở lứa tuổi dậy thì.


- Phê phán và ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới.


- Giám sát việc thực hiện bình đẳng giới của cơ quan, tổ chức mà mình sinh sống, làm
việc.




</div>

<!--links-->

×