Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Viet nam lao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.73 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM – LÀO,</b>


<b>LÀO – VIỆT NAM</b>



Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam có nhiều thời kỳ phát triển
hết sức rực rỡ, công cuộc đổi mới trong mấy mươi năm nay đạt nhiều thành tựu to
lớn làm thay đổi bộ mặt của đất nước. Cùng với sự thắng lợi của công cuộc đổi
mới, trong những năm qua, chúng ta thực hiện được công cuộc hội nhập cả bề
rộng, chiều sâu và tầm cao với hầu hết các nước trên khắp năm châu bốn biển như
hiện nay. Trong mối quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ đặc biệt Việt Nam –
Lào là một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thủy chung,
trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ
xã hội. Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam phát triển từ quan hệ
truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng
đồng chí Cayxỏn Phơmvihản, đồng chí Xuphanuvơng và các thế hệ lãnh đạo hai
Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp, mối quan hệ ấy đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Cộng sản Việt Nam và
Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã trải qua nhiều khó khăn đầy hy sinh, gian khổ
vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai dân tộc và nhân dân hai nước, mà nó cịn là
sức mạnh kỳ diệu đưa tới nhiều thắng lợi vĩ đại của Việt Nam và Lào trong đấu
tranh giải phóng dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ đất nước, cùng phát triển theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với nhân dân hai nước Việt Nam và Lào, quan
hệ đặc biệt được coi là lẽ sống, là tình nghĩa ruột thịt thân thiết, trước sau như
một, dù gian nan, nguy hiểm đến chừng nào cũng không thể chia tách được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Thực tế chứng tỏ đường lối đổi mới và chính sách mở cửa hội nhập quốc tế
là hết sức đúng đắn, cần tiếp tục thực hiện tốt hơn. Mở cửa hội nhập là sự vươn
xa, tiếp thu và chắt lọc cái đẹp, cái hay của nhân loại để làm đẹp cho mình, biến
cái chưa thể thành cái có thể, nhân lên những sức mạnh đang có, tiếp thu những
nguồn lực mới vô cùng phong phú trên cơ sở biết người biết mình hơn. Trong đó
việc hợp tác và cùng nhau vượt qua những khó khăn trước kẻ thù để đi đến con
đường xã hội chủ nghĩa như hiện nay đó là việc hợp tác giữa Việt Nam và Lào.


Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 35
năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác giữa hai nước, nhìn lại chặng đường hào
hùng lịch sử đã qua, chúng ta có thể tự hào về quá trình hình thành và phát triển
của mối quan hệ đặc biệt, hiếm có giữa hai dân tộc. Trong thời kỳ đấu tranh
chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ, hai nước đã thành lập Liên quân
Việt – Lào để cùng chung sức chiến đấu chống kẻ thù chung. Những chiến sĩ
quân tình nguyện Việt Nam đầu tiên đã sang Lào cùng chiến đấu sát cánh bên lực
lượng vũ trang Pa-thét Lào. Quyết tâm, hy sinh xương máu và sự phối hợp chặt
chẽ giữa những người con ưu tú của hai dân tộc đã góp phần đưa sự nghiệp kháng
chiến chống thực dân cũ của hai nước đi đến thắng lợi vẻ vang, với việc ký Hiệp
định Genève 1954 về Đông Dương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Ngay từ nhừng năm 1921 Nguyễn Ái Quốc đã từng lên án chế độ thực dân
Pháp và đã mô tả nỗi khổ chung của nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam. Không
chịu sự thống trị của bọn thực dân, từ đầu thế kỷ 20, nhân dân hai nước Lào-Việt
Nam đã đoàn kết, cùng nhau đấu tranh chống Pháp.


Đó là các cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Nam Lào dưới sự lãnh đạo của Ông
Kẹo (1901), ông Kômmađăm (1907-1937), cuộc khởi nghĩa ở miền Bắc, từ
Mường Thanh, Sơn La, Lai Châu của Việt Nam đến Houaphan, Xieng Khoang do
Chạuphạ Pắtchay lãnh đạo (1918-1922).Ngay từ năm 1930 đã xuất hiện đoàn kết
Lào-Việt cùng chiến đấu chống kẻ thù chung, nhưng lúc đó chỉ dừng lại ở tính
chất tự phát do hạn chế về trình độ nhận thức và điều kiện lịch sử.


Nhưng tình đồn kết đó đã được phát triển mạnh mẽ và liên tục từ khi có
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, đặc biệt là từ khi
Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, trực tiếp
lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng của hai dân tộc Lào-Việt Nam. Ngày
12/10/1945 tại Thủ đơ Vientiane, Chính phủ lâm thời Lào Itsala được thành lập,



<i><b>Bác Hồ với chủ tịch nhân dân cách mạng Lào</b></i>


<i><b>Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp chủ tịch Xuphanuvông tại Việt Bắc năm 1948</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

thông qua Hiến pháp và tuyên bố nền độc lập trước thế giới. Ngày 14/10/1945,
Việt Nam là nước đầu tiên gửi điện chúc mừng và tuyên bố thừa nhận Chính phủ
Lào độc lập và ngày 30/10/1945, hai nước đã ký Hiệp ước Hợp tác tương trợ
Việt-Lào. Với Hiệp ước này, quan hệ Việt-Lào đã chuyển sang một giai đoạn mới
- giai đoạn phát triển quan hệ đoàn kết giữa hai dân tộc anh em không chỉ trong
quan hệ giữa nhân dân hai nước, mà cịn trên tầm quan hệ gắn bó giữa hai nhà
nước. Cùng nhau xây dựng hệ thống chỉ đạo thực tiễn thực hiện liên minh đoàn
kết chiến đấu đặc biệt giữa Việt Nam và Lào, cũng như sự quan tâm, phát hiện và
xây dựng nhân tố bên trong cho cách mạng Lào, đã dẫn tới việc thành lập Đảng
Nhân dân Lào ngày 22/3/1955, sau này là Đảng Nhân dân cách mạng Lào (tháng
2/1972). Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thật sự đã đặt nền móng cho mối quan
hệ đặc biệt Việt Nam-Lào. Đó là mối quan hệ vừa bảo đảm lợi ích dân tộc, vừa
bảo đảm kết hợp hài hòa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, để cùng hướng
tới mục tiêu chung là giải phóng dân tộc và tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.
Ngày 18/7/1977, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào được ký kết, là cơ
sở pháp lý quan trọng, đánh dấu mốc phát triển mới của mối quan hệ hữu nghị vĩ
đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân
dân hai nước, nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh bảo đảm cho sự nghiệp xây
dựng phát triển và bảo vệ đất nước của mỗi nước.


Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng đất nước trong hịa bình và quá độ
đi lên chủ nghĩa xã hội, quan hệ hai nước chuyển từ quan hệ đoàn kết trong chiến
đấu chống kẻ thù chung sang quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn
diện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng nhân dân cách
mạng Lào. Trong quá trình hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau sau chiến tranh, Việt Nam
đã cử nhiều đoàn chuyên gia sang giúp bạn bảo đảm an ninh, ổn định đời sống,


khôi phục sản xuất và phát triển kinh tế. Quan hệ hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ đó được
thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau,
đề cao ý chí tự lực, tự cường, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi. Cả hai nước cùng
hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực, chia sẻ cho nhau những khó khăn. Trong
suốt hơn 70 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, đã tạo nhiều thành quả tốt đẹp
vận dụng tốt chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã phát huy truyền
thống cách mạng đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, mở rộng
quan hệ quốc tế.Hiện nay tình hình thế giới ngày càng một phức tạp hơn, việc hợp
tác với nhau ngày càng một gay gắt, cho nên hợp tác giữa Việt Nam và Lào ngày
càng được coi trọng hơn và hợp tác chặt chẽ hơn trên nhiều lĩnh vực khác nhau
như:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Lào thăm chính thức Việt Nam. Hai bên thống nhất với nhau nhiều vấn đề quan
trọng trong việc đổi mới phương thức hợp tác giữa hai nước và bàn thảo các vấn
đề khu vực và quốc tế. Hai bên khẳng định quyết tâm nâng cao quan hệ đoàn kết
đặc biệt Lào - Việt Nam, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, phối hợp chặt chẽ các hoạt
động ngoại giao trên các diễn đàn quốc tế. Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Lào
xác định, hợp tác về quốc phòng, an ninh là một nhiệm vụ cấp bách và quan trọng
hàng đầu, hỗ trợ nhau trong công tác bảo vệ an ninh và củng cố quốc phòng.


<i><b>Các hoạt động giao lưu hợp tác văn hóa – kinh tế - du lịch</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

-Về hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật: Trong
quan hệ đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam,
hợp tác kinh tế trong thời kỳ đổi mới luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, với
mong muốn là động lực thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ hợp tác khác.
Trong giai đoạn này, Việt Nam và Lào còn ký hàng loạt hiệp định và nghị định
thư quan trọng nhằm thúc đẩy việc triển khai quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai
nước.



-Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo luôn được hai Ðảng, hai Nhà
nước xác định là một nhiệm vụ quan trọng, là lĩnh vực hợp tác chiến lược và là
biểu hiện của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Việt Nam coi việc đào tạo
giúp Lào một nguồn nhân lực có trình độ cao là nhu cầu có tính chiến lược lâu
dài, khơng những đáp ứng u cầu của Lào mà cịn phục vụ quá trình nâng cao
hợp tác của Việt Nam với Lào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8></div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>Thanh niên Việt Nam-Lào cùng nhau tham gia văn nghệ giữa ánh đuốc rực sáng tình đồn kết</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Với những thành tựu to lớn đạt được sau chặng đường 10 năm
(1976-1985), thế và lực của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ngày càng được củng cố
vững chắc. Đây là lúc Việt Nam lần lượt rút hết chuyên gia thường trú, chuyển
sang chuyên gia vụ việc ngắn hạn. Sự kiện này chứng minh cho sự trưởng thành
vượt bậc của Lào và hiệu quả của những năm đầu thực hiện Hiệp ước hữu nghị và
hợp tác Việt Nam - Lào.


Sự trưởng thành về mọi mặt của Lào đã thể hiện sự tin cậy lẫn nhau và hiệu
quả của mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, không những giúp nhau bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ mỗi nước trong những năm đầu mới giải phóng mà cịn giữ vững
được chế độ mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, từng bước duy trì ổn định đời sống
nhân dân, tìm tịi con đường xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, khơng lệ
thuộc nước ngồi. Đây cũng chính là cơ sở vững chắc để quan hệ hữu nghị, đoàn
kết đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam không ngừng được củng cố và tăng
cường trong giai đoạn đổi mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực và trình độ quản lý.Trong khi đó, các thế lực
phản động, thù địch trong và ngoài nước lại ra sức lợi dụng sự tan rã của hệ thống
xã hội chủ nghĩa thế giới, tăng cường gây sức ép, áp đặt điều kiện, thậm chí can
thiệp vào cơng việc nội bộ của hai nước. Mưu đồ của chúng là theo đuổi chiến
lược “diễn biến hồ bình” nhằm thay đổi thể chế chính trị, ngăn cản Việt Nam và


Lào huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp
hố, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, chúng ráo riết chia rẽ và phá hoại mối
quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.


<i><b>Hợp tác giữa Việt Nam và Lào về Giáo dục</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

sự nghiệp, giải phóng và phát triển đất nước từ nơ lệ, bị chia cắt, nghèo nàn, lạc
hậu trở thành những dân tộc độc lập, tự do, thống nhất, có vị trí xứng đáng trong
khu vực và quốc tế. Đứng ở vị trí chiến lược của vùng Đơng Nam Á, nơi đối đầu
quyết liệt giữa phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, hồ bình và tiến bộ xã
hội với các thế lực xâm lược, khối đại đoàn kết Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam
trở thành lực lượng vững mạnh, chặn đứng, làm thất bại những mưu đồ và hành
động của kẻ thù, góp phần quan trọng tạo dựng mơi trường hồ bình, hợp tác, hữu
nghị giữa các quốc gia Đông Nam Á.


Là một người công dân của nước Việt chúng ta càng thêm tự hào tình keo
sơn gắn bó giữa hai nước Việt – Lào, đẩy mạnh cơng cuộc đổi mới, chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế, nhân dân hai nước cùng nhau phấn đấu xây dựng và
phát triển đất nước Việt Nam, đất nước Lào giàu mạnh, nhân dân hai nước có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, góp phần tích cực vào sự nghiệp hịa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Hơn bao giờ hết chúng ta
cần tiếp tục củng cố, tăng cường và phát triển hơn nữa mối quan hệ đoàn kết đặc
biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào, coi đây là lẽ sống, là
nghĩa tình trước sau như một, dù gian nan nguy hiểm đến đâu cũng khơng hề lay
chuyển.Chúng ta nguyện giữ gìn và bảo vệ mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào như
giữ gìn và bảo vệ con ngươi của mắt mình, quyết tâm cùng với Đảng, Nhà nước
và nhân dân Lào anh em phát triển, làm phong phú, sâu sắc thêm và thúc đẩy
mạnh mẽ, ngày càng đi vào chiều sâu, coi đây là tài sản thiêng liêng vô giá, cần
trao truyền lại cho các thế hệ mai sau. Chúng ta tin tưởng vững chắc rằng, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào, mối


quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam mãi mãi sẽ được các thế hệ
nhân dân hai nước giữ gìn và phát triển trên con đường tiến tới phồn vinh và hạnh
phúc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước.


<i>Phương Bình</i>, Ngày 15 tháng 8 năm 2012
Người viết


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×