QUI ĐỊNH TÍNH TOÁN VÀ TRẢ
LƯƠNG
1. Mục đích: Đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8000:2001, thực hiện chính sách
của Ban Tổng Giám Đốc Công ty đối với CBCNV.
2. Phạm vi: Qui đònh này áp dụng cho việc trả lương đối với khu văn phòng Công ty và Xí
nghiệp may.
3. Đònh nghóa: Cáùc thuật ngữ trong qui đònh này được sử dụng theo Tiêu chuẩn SA 8000:2001
4. Nội dung:
4.1 Nguyên tắc xác đònh, tính toán lương:
- Cơ sở tính lương dựa trên mức lương cơ bản hệ số ngành nghề do nhà nước qui đònh. Hàng
năm, Phòng TCHC tính toán nhu cầu tối thiểu của CBCNV theo biểu mẫu: 0034 và thăm dò
kế hoạch chi tiêu của CBCNV theo biểu mẫu: 0036 hai lần cách nhau tối đa sáu tháng sau
đó trình Tổng Giám Đốc phê duyệt mức lương tối thiểu;
- Việc xác đònh bậc lương của mỗi công nhân chỉ dựa trên tay nghề của CBCNV, thái độ làm
việc, thời gian công tác. Bậc lương của các CBCNV được Trưởng bộ phận trực tiếp xác đònh
theo yêu cầu trên;
- Đảm bảo việc xác đònh thời gian tính lương áp dụng theo đúng qui đònh của Bộ luật lao động
về giờ tăng ca. Khi làm tăng ca, Công ty đảm bảo có phiếu thỏa thuận làm thêm giữa Công
ty và CBCNV làm thêm;
- Việc trả lương phải đáp ứng được nhu cầu cơ bản của CBCNV về ăn, ở, đi lại, nuôi gia đình,
quần áo;
- Việc trả lương phải đáp ứng quy đònh về lương tối thiểu theo quy đònh của nhà nước (bằng
mức lương tối thiểu do nhà nước công bố * hệ số nghành may (áp dụng theo hệ số quy đònh
của nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước).
- Phòng TCHC có trách nhiệm báo cáo làm thêm giờ theo tháng, chuyển cho Phòng Kế hoạch
làm cơ sở tính toán kế hoạch làm việc. Phòng Kế hoạch có trách nhiệm lập kế hoạch làm
thêm giờ theo q trình Tổng Giám Đốc phê duyệt.
4.2 Tính toán lương:
a> Chấm công:
- Thẻ chấm công do CNV Công ty lưu giữ, thẻ phải được lưu giữ thật cẩn thận, không rách nát.
Hàng ngày CNV khi đến làm việc và trước khi ra về phải bấm thẻ. Đối với trường hợp máy
hư… không thể bấm thẻ được thì phải chuyển cho Trưởng bộ phận trực tiếp xác nhận giờ
vào hoặc ra và ký tên. Thẻ chấm công được chuyển cho Trưởng bộ phận trực tiếp kiểm tra
thẻ vào đầu tháng để chuyển cho Phòng TCHC, Phòng TCHC kiểm tra và chuyển thẻ chấm
công cho Phòng kế toán tính lương. Trường hợp phát hiện ra thẻ bò sai sót thì Trưởng bộ
phận phải đính chính lại như có giờ vào nhưng không có giờ ra, có giờ ra nhưng không có giờ
vào, thẻ quá mờ, giờ bò gạch xoá. Việc đính chính phải kèm theo chữ ký.
- Trong bảng chấm công, CNV được ghi theo thứ tự tăng dần.
- Bảng chấm công là dụng cụ để Trưởng bộ phận trực tiếp quản lý nhân viên của mình hàng
ngày, là công cụ cho Phòng TCHC kiểm soát về nhân sự và giờ làm việc… Trưởng bộ phận
trực tiếp ghi đầy đủ các nội dung trong bảng chấm công. Bảng chấm công phải sạch sẽ,
không được gạch xoá. Trường hợp sai phải làm lại bảng chấm công hoặc ký nhận lên phần
gạch xoá.
- Bảng chấm công được lập theo biểu mẫu: 0279
- Chứng từ để tính tóan công cho công nhân viên là thẻ chấm công và bảng chấm công chủ
nhật. Việc bấm thẻ, chấm công chủ nhật phải theo đúng hướng dẫn trên thẻ, trên bảng. Đối
với thẻ chấm công trường hợp công nhân quên không bấm thẻ hoặc không bấm thẻ được do
máy hư v.v thì tổ trưởng xác nhận trực tiếp lên thẻ chấm công. Đối với trường hợp tăng ca
quá 12 giờ đêm thí máy chấm công sẽ tự động nhảy sang ngày tiếp theo. Tổ trường có thể
xác nhận lại giờ làm việc vào thẻ chấm công, tuy nhiên nếu có sự khác biệt thì vẫn căn cứ
vào giờ đã bấm thẻ.
- Đối với trường hợp CNV đi công tác thì phải có bảng công tác ghi rõ thời gian đi, về, ngày
công tác. Bảng giấy đề nghò công tác phải được Trưởng bộ phận xác nhận và Ban Giám đốc
duyệt hàng tuần
- Toàn bộ chứng từ liên quan đến ngày công, các bộ phận phải nộp từ ngày 1 đến ngày 5 của
tháng tiếp sau, trường hợp nộp chậm ảnh hưởng đến công tác tính lương thì trưởng bộ phận
hoàn chòu trách nhiệm.
-
b> Báo sản lượng:
- Cuối mỗi tháng các bộ phận hưởng lương sản phẩm phải báo sản lượng. Bảng báo sản lượng
phải có chữ ký của Trûng bộ phận trực tiếp, Giám đốc xí nghiệp, quản đốc PX, hoặc Giám
đốc chất lượng.
- Báo cáo sản lượng phải chính xác với số lượng sản xuất, trong báo cáo sản lượng không được
gạch xoá. Số lượng hàng hoá chưa báo được trong tháng phải chuyển sang tháng sau phải
ghi chú rõ ràng và có ý kiến của GĐ xí nghiệp.
- Thống kê phân xưởng, xí nghiệp có trách nhiệm kiểm tra độ chính xác của các báo cáo sản
lượng.
- Việc báo sản lượng được lập theo biểu mẫu 0280
- Toàn bộ chứng từ liên quan đến báo sản lượng, các bộ phận phải nộp từ ngày 1 đến ngày 5
của tháng tiếp sau, trường hợp nộp chậm ảnh hưởng đến công tác tính lương thì trưởng bộ
phận hoàn chòu trách nhiệm.
- Trường hợp CNV hỗ trợ cho bộ phận khác thì bộ phận đó có trách nhiệm trích từ quỹ lương
sản phẩm trả cho những cá nhân đó. Việc trả lương cho công nhân viên đó dựa trên thời
gian làm việc, mức lương phải dựa trên đơn giá sản phẩm và trên mức lương tối thiểu. Thời
gian làm việc cho bộ phận khác không được dùng để tính lương cho bộ phận của mình.
c> Nhập công:
- Dựa theo thẻ chấm công, cán bộ tính lương nhập công theo phần mềm tính công.
- Trường hợp phát hiện ra sai sót thì cán bộ tính lương yêu cầu Trưởng bộ phận kiểm tra và
xác nhận lại vào thẻ chấm công. Các trường hợp sai sót có thể bao gồm: có giờ vào nhưng
không có giờ ra, có giờ ra nhưng không có giờ vào, thẻ quá mờ, giờ bò gạch xoá, mọi sự xác
nhận của tổ trưởng đều phải có chữ ký, những phần xác nhận mà không có chữ ký thì không
có giá trò.
- CNV đi muộn từ 10 phút trở xuống không phải trừ ương (vẫn tính là đủ 8 tiếng), đi muộn trên
10 phút thì trừ thời gian đi muộn không tính long. CNV nhiều lần đi muộn dưới 10 phút
không tính cộng dồn thời gian mà thực hiện theo quy đònh về kỷ luật của công ty.
- Việc tính toán giờ công dựa theo quy đònh sau: thời giờ làm việc hành chánh là 7:30 – 16:30
(bao gồm 1 tiếng nghỉ trưa), trường hợp có tăng ca quá 2 tiếng thì công nhân được nghỉ 30
phút tính vào giờ làm việc (tính lương cho 30 phút nghỉ này). Điều đó có nghóa là việc tăng
ca không được quá 20:30 theo qui đònh của luật lao động. Tuy nhiên do yêu cầu sản xuất,
Công ty có tăng ca quá 20:30 thì việc tính toán giờ công thực hiện như sau: từ 20:30 đến
21:00 vẫn tính hệ số là 1.5, nếu tăng ca quá 21:00 (tăng ca 3) thì hệ số là: 1.5*1.3.
- Trường hợp công nhân làm tăng ca vào ngày chủ nhật thì hệ số là: 2.0 * 1.5.
- Trường hợp bộ phận làm vào chủ nhật nhưng tăng ca quá 9 giờ tối thì nhân với hệ số: 2.0 *
1.5*1.3.
- Trường hợp làm vào ngày lễ thì nhân với hệ số: 3.0, trường hợp làm tăng ca vào ngày lễ thì
nhân với hệ số: 3.0 * 1.5, trường hợp làm tăng ca quá 9 giờ vào ngày lễ thì nhân với hệ số;
3.0*1.5*1.3.
- Trường hợp công nhân làm ca đêm (bộ phận đó làm hai ca) vào ngày chủ nhật từ 9 giờ đêm
đến 5 giờ sáng được nhân với hệ số : 2.0 * 1.3.
- Trường hợp công nhân làm ca đêm (bộ phận đó làm hai ca) từ 9 giờ đêm đến 5 giờ sáng
được nhân với hệ số 1.3. Nếu công nhân làm ca đêm nhưng làm thêm giờ trong khoảng từ 9
giờ tối đến 5 sáng thì thời gian đó nhân với hệ số: 1.3*1.5.
- Trường hợp công nhân làm ca đêm nhưng làm vào ngày chủ nhật thì nhân với hệ số: 2.0*1.3,
trường hợp công nhân làm ca đêm vào ngày chủ nhật nhưng làm thêm giờ trong khoảng từ 9
giờ tối đến 5 sáng thì thời gian đó nhân với hệ số: 2.0 * 1.3*1.5.
- Trường hợp công nhân làm ca đêm nhưng làm vào ngày lễ thì nhân với hệ số: 3.0*1.3,
trường hợp công nhân làm ca đêm vào ngày lễ nhưng làm thêm giờ trong khoảng từ 9 giờ tối
đến 5 sáng thì thời gian đó nhân với hệ số: 3.0 * 1.3*1.5.
- Trường hợp công ty làm việc tăng ca, vào ngày nghỉ, ngày lệ mà bố trí ngày nghỉ bù thì hệ
số thì chỉ áp dụng hệ số 0.5 đối với tăng ca, 1 đối với ngày chủ nhật và 2 đối với ngày lễ..
- Để tiện cho việc lập bảng lương quá phức tạp, phần giờ làm việc tăng ca ba sẽ được chuyển
vào giờ làm việc tăng ca; làm việc tăng ca vào ngày chủ nhật, tăng ca ba vào ngày chủ nhật,
làm việc vào ngày lễ đựơc chuyển vào giờ làm việc ngày chủ nhật.
d> Báo đơn giá sản phẩm:
- Bảng đơn giá sản phẩm được lập cho mỗi tháng. Trường hợp dùng đơn giá của tháng trước
khi chuyển đơn giá vào tháng tính lương
- Đơn giá sản phẩm phải chính xác, rõ ràng, không được gạch xoá. Trøng hợp muốn điều
chỉnh đơn giá sản phẩm thì phải được Tổng Giám đốc xác nhận hoặc lập lại bảng đơn giá
sản phẩm.
- Bảng đơn giá sản phẩm được lập theo biểu mẫu: 0281
- Bảng đơn giá phải báo chậm nhất ngày 5 của tháng sau.
4.3 Tính toán tổng quỹ lương của các bộ phận:
a> Quỹ lương sản phẩm chuyền:
- Quỹ lương sản phẩm của bộ phận cắt, may, hoàn thành bằng đơn giá nhân với sản phẩm đạt
chất lượng.
- Trường hợp tăng ca thì quỹ lương tăng ca bằng tổng thu nhập từ sản phẩm chia cho tổng
ngày làm việc (ngày bình thường + ngày tăng ca + ngày chủ nhật của chuyền, không nhân
hệ số) * 1.5
- Trường hợp làm chủ nhật thì quỹ lương chủ nhật bằng tổng thu nhập từ sản phẩm chia cho
tổng ngày làm việc (ngày bình thường + ngày tăng ca + ngày chủ nhật của chuyền không
nhân hệ số) * 2.0.
b> Lương của KCS:
- Tổng quỹ lương KCS = 13.5 % (lương ngày + lương tăng ca + lương chủ nhật của xưởng
may). Như vậy lương KCS đã được tính yếu tố tăng ca, nhưng do tỷ lệ ngày công của KCS
và chuyền may không giống nhau, nên cần tách quỹ lương ngày, tăng ca, chủ nhật và phân
phối cho công nhân KCS.
- Lương ngày = đơn giá ngày công trung bình * tổng ngày công chính.
- Lương tăng ca = đơn giá ngày công trung bình * tổng ngày công tăng ca.
- Lương chủ nhật = đơn giá ngày công trung bình * tổng ngày công chủ nhật.
- Trong đó đơn giá ngày công trung bình = 13.5 % * tổng quỹ lương của xưởng may (chính +
tăng ca + chủ nhật) / tổng ngày công KCS quy đổi.
- Mỗi quỷ lương sẽ được phân phối riêng.
c> Tổng quỹ lương của bảo trì :
- Tổng quỹ lương Bảo trì = 3.6 % (lương ngày + lương tăng ca + lương chủ nhật của xưởng
may). Như vậy lương bảo trì đã được tính yếu tố tăng ca, nhưng do tỷ lệ ngày công của bảo
trì và chuyền may không giống nhau, nên cần tách quỹ lương ngày, tăng ca, chủ nhật và
phân phối cho từng CNV.
- Lương ngày = đơn giá ngày công trung bình * tổng ngày công chính.
- Lương tăng ca = đơn giá ngày công trung bình * tổng ngày công tăng ca.
- Lương chủ nhật = đơn giá ngày công trung bình * tổng ngày công chủ nhật.
- Trong đó đơn giá ngày công trung bình = 3.6 % * tổng quỹ lương của xưởng may (chính +
tăng ca + chủ nhật) / tổng ngày công bảo trì quy đổi.
- Mỗi quỷ lương sẽ được phân phối riêng.
d> Tổng quỹ lương của Phòng KTCN:
- Tổng quỹ lương Phòng KTCN = 7.26 % (lương ngày + lương tăng ca + lương chủ nhật của
xưởng may). Như vậy lương đã được tính yếu tố tăng ca, nhưng do tỷ lệ ngày công của
PKTCN và chuyền may không giống nhau, nên cần tách quỹ lương ngày, tăng ca, chủ nhật
và phân phối cho từng CNV.
- Lương ngày = đơn giá ngày công trung bình * tổng ngày công chính.
- Lương tăng ca = đơn giá ngày công trung bình * tổng ngày công tăng ca.
- Lương chủ nhật = đơn giá ngày công trung bình * tổng ngày công chủ nhật.
- Trong đó đơn giá ngày công trung bình = 7.26 % * tổng quỹ lương của xưởng may (chính +
tăng ca + chủ nhật) / tổng ngày công Phòng KTCN quy đổi.
- Mỗi quỷ lương sẽ được phân phối riêng.
e> Lương Chuyền trưởng gồm 1 phần lương cứng và 2.9 % quỹ lương của bộ phận do Trưởng bộ
phận đó quản lý trực tiếp (gồm cả lương chính, tăng ca, chủ nhật của bộ phận), phần lương
% theo quỹ lương bộ phận do công ty trả.
f> Lương Tổ trưởng hoàn thành gồm 1 phần lương cứng và hưởng % quỹ lương của bộ phận do
Trưởng bộ phận đó quản lý trực tiếp (gồm cả lương chính, tăng ca, chủ nhật của bộ phận),
phần lương % theo quỹ lương bộ phận do công ty trả. Cụ thể đối với Tổ trưởng tổ Khuy nút
là: 3.6 %, tổ trường tổ ủi là 4%, tổ trưởng tổ gấp xếp là 4%, tổ trưởng đóng thùng là : 8.3 %,
riêng tổ trưởng tổ tẩy hưởng lương sản phẩm trực tiếp và một phần lương trách nhiệm. Phần
lương % theo quỹ lương do công ty trả.