Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Điều tra tình hình sản xuất và áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất bưởi đại minh theo chuẩn VietGAP ở xã đại minh, huyện yên bình, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

VÀNG THỊ DỞ
Tên đề tài:
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ ÁP DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT
SẢN XUẤT BƯỞI ĐẠI MINH THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP Ở XÃ ĐẠI
MINH HUYỆN YÊN BÌNH TỈNH YÊN BÁI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khố học

: 2016-2020

Thái Ngun, năm 2020



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

VÀNG THỊ DỞ
Tên đề tài:
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ ÁP DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT
SẢN XUẤT BƯỞI ĐẠI MINH THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP Ở XÃ ĐẠI
MINH HUYỆN YÊN BÌNH TỈNH YÊN BÁI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Lớp

: K48-TTN02

Khố học


: 2016-2020

Giảng viên hướng dẫn

: TS.Phạm Văn Ngọc

Thái Nguyên, năm 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn tới
toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm đã truyền đạt cho em những
kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm học vừa qua.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo T.S Phạm Văn Ngọc đã tận
tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt q trình thực tập để hồn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Nông học đã truyền
đạt cho em những kiến thức và giúp đỡ em trong suốt 4 năm Đại Học.
Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã Đại Minh và tập thể
lãnh đạo, cán bộ các phịng ban chun mơn của UBND xã đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em trong thời gian 5 tháng nghiên cứu đề tài.
Cháu xin gửi lời cảm ơn đến gia đình bác Hứa Minh Sơn đã tạo điều cho
cháu ăn ở và động viên cháu để hoàn thành sớm quá trình nghiên cứu đề tài của
mình. Cuối cùng cháu xin được gửi lời cảm ơn đến toàn thể bà con, cô bác tại xã
Đại Minh đã giúp đỡ cháu trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Trong q trình thực tập, vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào
kiến thức đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên khóa luận khơng tránh khỏi sai sót.
Kính mong nhận được sự góp ý nhận xét của thầy cô để giúp cho kiến thức của em

ngày càng hồn thiện và có nhiều kinh nghiệm bổ ích cho cơng việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày … tháng… năm 2020
Sinh viên

Vàng Thị Dở


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
MỤC LỤC ................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................ vii
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
3.Yêu cầu của đề tài ....................................................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................3
4.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................. 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................... 4
2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................4
2.1.1. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới ................................................................ 4
2.1.2. Tìm hiểu về thực hành nơng nghiệp tốt (GAP) trên thế giới ............................5
2.2. Tổng quan tình hình sản xuất và xuất khẩu bưởi ở Việt Nam ...........................10
2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và áp dụng VietGAP trên cây ăn quả và cây bưởi
tại tỉnh Yên Bái .........................................................................................................13

2.4 Quy trình sản xuất bưởi Đại Minh theo tiểu chuẩn VietGAP ............................16
2.4.1. Đặc điểm giống bưởi Đại Minh ...................................................................... 16
2.4.2. Một số yêu cầu ngoại cảnh .............................................................................. 16
2.4.3. Kỹ thuật trồng ................................................................................................. 17
3.4.4. Một số biện pháp chăm sóc khác .................................................................... 22
2.4.5. Một số loại sâu bệnh hại chính ........................................................................ 22
2.4.6. Thu hoạch và bảo quản ................................................................................... 26
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 27
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................27


iii

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 27
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 27
3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 27
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................27
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 27
3.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp .............................. 27
3.3.1.2. Phương pháp chọn hộ điều tra kết hợp chọn hộ đối chứng.......................... 28
3.3.1.3 Các bước tiến hành sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP........................ 29
3.3.1.4. Phương pháp thiết kế tem truy xuất nguồn gốc ........................................... 29
3.3.2. Phương pháp tiếp cận .....................................................................................29
3.3.3. Chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................................30
3.3.3.1. Các chỉ tiêu đánh năng suất, sản lượng và chi phí trung gian sản xuất bưởi 30
3.3.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá khác về sản phẩm và chất lượng ............................... 31
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thơng tin ...........................................31
3.3.4.1. Cơng cụ xử lý số liệu và thơng tin ............................................................... 31
3.3.4.2. Phân tích thơng tin ....................................................................................... 31
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 32

4.1. Kết quả điều tra điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Đại Minh ................32
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 32
4.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................... 32
4.1.1.2. Địa hình ........................................................................................................ 32
4.1.1.3. Khí hậu ......................................................................................................... 33
4.1.1.4. Thủy văn ....................................................................................................... 33
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên ................................................................................... 33
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................. 35
4.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội .............................................................. 35
4.1.2.2 Thực trạng phát triển các khu vực kinh tế trong thời gian qua ..................... 35
4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .............................................................. 36
4.1.2.4. Dân số và lao động ....................................................................................... 37


iv

4.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên của xã Đại Minh đến hoạt động sản xuất
bưởi ........................................................................................................................... 38
4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội đến hoạt động sản xuất bưởi ... 39
4.2. Kết quả đánh giá thực trạng sản xuất bưởi ở xã Đại Minh ................................40
4.2.1. Thực trạng phát triển sản xuất bưởi Đại Minh ở xã Đại Minh ....................... 40
4.2.1.1.Tình hình chung về phát triển sản xuất bưởi Đại Minh ở xã Đại Minh ........ 40
4.2.1.2.Thực trạng phát triển sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Đại Minh . 42
4.2.1.3. Nguồn lực phát triển sản xuất bưởi theo VietGAP năm 2019 ..................... 44
4.3. Các bước tiến hành sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Đại Minh .... 52
4.3.1. Tổ chức đào tạo tập huấn sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP ................ 52
4.3.2. Các quy trình kỹ thuật áp dụng ....................................................................... 55
4.3.2.1. Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi sau thu hoạch .................................................. 55
4.3.2.2. Chăm sóc bưởi thời kỳ nở hoa ..................................................................... 56
4.3.2.3. Chăm sóc bưởi ở thời kỳ ni quả ............................................................... 58

4.3.2.4. Kỹ thuật thu hoạch, sơ chế và bảo quản bưởi ............................................. 60
4.3.2.5. Quy trình dán tem truy xuất ......................................................................... 60
4.3.3. Nhật ký chăm sóc bưởi.................................................................................... 62
4.3.4. Tổ chức tập huấn chứng nhận GAP đánh giá ................................................. 63
4.4. Kết quả thiết kế tem truy xuất nguồn gốc .......................................................... 65
4.4.1. Tem truy nguồn gốc ........................................................................................ 65
4.4.2. Nhãn hiệu logo của sản phẩm ......................................................................... 68
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 70
5.1. Kết luận ..............................................................................................................70
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi của thế giới từ năm 2009-2018 ..............4
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi của Việt Nam từ năm 2009-2018 .........11
Bảng 2.3 Sản lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu bưởi của nước ta từ năm 20102017 ..........................................................................................................12
Bảng 3.1 Mẫu nghiên cứu .........................................................................................29
Bảng 4.1 Thực trạng dân số và nguồn nhân lực của xã Đại Minh, huyện Yên Bình,
tỉnh Yên Bái năm 2016 .............................................................................37
Bảng 4.2 Hiện trạng lao động năm 2018 ..................................................................38
Bảng 4.3 Diện tích và sản lượng bưởi tại xã Đại Minh năm 2018 ...........................41
Bảng 4.4 Tình hình sản xuất bưởi tại xã Đại Minh ...................................................42
Bảng 4.5 Diện tích bưởi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của các thôn ở xã Đại
Minh 2019 ................................................................................................43
Bảng 4.6 Diện tích bưởi Đại Minh theo nhóm tuổi sản xuất theo tiêu chuẩn
VietGAP ở các xóm trong xã Đại Minh năm 2019 ..................................44

Bảng 4.7 Tình hình nhân lực các hộ sản xuất bưởi Đại Minh năm 2019 .................45
Bảng 4.8 Tình hình tiếp cận vốn của hộ trồng bưởi VietGAP năm 2019 .................46
Bảng 4.9 Tình hình đất sản xuất của hộ điều tra năm 2019 ......................................47
Bảng 4.10 Chi phí sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Đại Minh .............48
Bảng 4.11 So sánh chi phí sản xuất bưởi VietGAP và bưởi thường năm 2019 ........49
Bảng 4.12 Tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV trên bưởi VietGAP ..........50
Bảng 4.13 Thực trạng tham gia đào tạo tập huấn khuyến nông của hộ sản xuất bưởi
theo VietGAP ...........................................................................................51
Bảng 4.14 Kết quả ghi chép nhật ký qua điều tra năm 2019 ....................................62
Bảng 4.15 Kết quả mẫu đất .......................................................................................63
Bảng 4.16 Kết quả mẫu bưởi ....................................................................................64
Bảng 4.17 Kết quả mẫu nước ...................................................................................65


vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1 Tem truy xuất hộ sản xuất bưởi .................................................................68
Hình 4.2 Tem truy xuất đơn vị kinh doanh bưởi HTX bưởi VietGAP Đại Minh ....68
Hình 4.3 Logo của sản phẩm bưởi VietGAP Đại Minh ............................................69


vii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
NGHĨA

TỪ VÀ CỤM
TỪ
ASEANGAP


: Bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt trong cả quá trình
sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch đối với rau quả
tươi ở các nước trong khu vực ASEAN

ATTP

: An tồn thực phẩm

BQ

: Bình qn

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CN

: Cơng nghiệp

DT

: Diện tích

DV

: Dịch vụ

EU


: Liên minh Châu Âu

FAO

: Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc

FDA

: Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ

GAP/GHP

: Chương trình kiểm tra /chứng nhận để xác minh rằng các
trang trại sử dụng thực hành nông nghiệp tốt và/hoặc thực
hành xử lý tốt

GLOBALGAP

:Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu

HACCP

: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

HSD

: Hạn sử dụng

HTX


: Hợp tác xã

JGAP

: Là quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Nhật
Bản

KPH

: Không phát hiện

LOD

: Giới hạn phát hiện của phương pháp

NN

: Nông nghiệp

PTNT

: Phát triển nông thôn


viii

NSX

: Ngày sản xuât


NTTS

: Nuôi trồng thủy sản



: Quyết định

QGAP

: Quy trình thực hành nơng nghiệp tốt tại Thái Lan

QR

: Quick response code hay còn gọi là mã vạch ma trận
(matrix-barcode), là dạng mã vạch hai chiều (2D)

SMEWW

: Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải

STT

: Số thứ tự

TCCS

: Tiêu chuẩn cơ sở


TCN

: Tiêu chuẩn ngành

TCTS

: Tổng cục thủy sản

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

: Uỷ ban nhân dân

UTZ

: Chương trình chứng nhận tồn cầu đảm bảo sản xuất một
cách có trách nhiệm

VIETGAP

: Các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các
sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam

VT

: Viễn thông


XD

: Xây dựng

XK

: Xuất khẩu


1

PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bưởi Đại Minh là đặc sản của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, trong những
năm qua giống bưởi Đại Minh được mở rộng diện tích ở 26 xã và thị trấn, tổng diện
tích 350 ha, nhưng tập trung chủ yếu ở xã Đại Minh 150 ha. Sản lượng bưởi Đại
Minh mỗi năm trên 9.000 tấn, mang lại thu nhập cho người dân khoảng 90 tỷ đồng.
Nhiều hộ trồng bưởi có thu nhập từ 400-800 triệu đồng mỗi năm. Bưởi Đại Minh đã
có mặt trong một số siêu thị ở Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc, nhiều năm khơng
đủ quả bán vì nhu cầu cung cấp cho các hội nghị lớn trong nước và quốc tế. Tuy
nhiên hiện nay bưởi Đại Minh chưa có cơ sở và nhà vườn nào được cấp chứng nhận
VietGAP, do vậy giá trị quả bưởi cịn thấp.
UBND tỉnh n Bái đã thơng qua đề án “Phát triển cây ăn quả tỉnh Yên Bái
giai đoạn 2016-2020” theo đó diện tích quy hoạch, trồng mới bưởi, qt Văn Chấn
1.100 ha, Lục Yên là 400 ha, Trấn Yên 150 ha, Yên Bình 200 ha...phấn đấu trồng
mới 2.300 ha cam, quýt, bưởi; giữ vững vùng cây có múi hơn 4.000 ha; phấn đấu
đưa diện tích cây ăn quả của tỉnh lên 9.000 ha. Diện tích và sản lượng bưởi thì ngày
càng tăng lên. Tuy nhiên, diện tích cây ăn quả thường dựa vào quỹ đất của kinh tế
hộ, trồng theo kinh nghiệm hoặc nhu cầu tự phát của từng chủ hộ, nên mức độ tập
trung, sản lượng chưa cao, chưa xây dựng được cơ sở chế biến trái cây hay bảo

quản đơn giản mà thường bán ngay nên sau thu hoạch giá trị thương phẩm thấp,
trong khi đầu ra chỉ trông chờ vào thương lái nên về lâu dài là mối lo lắng của
người dân. Vì khi cung vượt cầu thì người trồng bưởi rất dễ bị ép giá, giá cả sản
phẩm bưởi được quyết định từ phía các thương lái, có một sợi dây vơ hình đã liên
kết các thương lái với nhau nên họ kiểm sốt hồn tồn giá cả sản phẩm bưởi. Nơng
dân (người sản xuất) hoàn toàn bị động trong việc quyết định giá cả của sản phẩm
mình làm ra. Bên cạnh đó, thiếu thơng tin thị trường do chưa có một cơ quan
chuyên trách nào tại địa phương cập nhật, phổ biến các thông tin thị trường như giá
cả, sản lượng xuất, nhập khẩu cho người sản xuất. Chính vì vậy người sản xuất luôn


2

bị động khi tham gia vào thị trường. Bên cạnh đó chưa có kênh phân phối chính
thức nên có những thương lái hám lợi mua bưởi ở vùng khác trộn lẫn với bưởi Đại
Minh để bán, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín thương hiệu bưởi Đại
Minh. Do đó, một trong số những yếu tố quan trọng trong phát triển vùng bưởi chất
lượng ở Yên Bái là đầu ra sản phẩm và được sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị.
Việc xây dựng vùng sản xuất bưởi chất lượng là điều kiện quan trọng để
nâng cao giá trị quả bưởi, tạo hướng phát triển bền vững. Vì vậy, việc xây dựng
thương hiệu cho cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng cần phải tiến hành song
song với việc sản xuất theo quy trình VietGAP để khai thác lợi thế so sánh về sản
xuất cây ăn quả ở Yên Bái.
Những năm gần đây, sản xuất theo chuỗi với hình thức hợp đồng tiêu thụ
nơng sản giữa nông dân, hợp tác xã với doanh nghiệp ngày càng phát triển. Phát
triển liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nơng dân thơng qua mơ hình hợp tác xã để
tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản đang là một yêu cầu của thực tiễn
ngành nông nghiệp, nhằm khắc phục tình trạng “được mùa mất giá, ít thiếu nhiều
thừa” đã diễn ra nhiều năm nay. Chính vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Điều
tra tình hình sản xuất và áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất bưởi Đại Minh theo

chuẩn VietGAP ở xã Đại Minh huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tình hình sản xuất bưởi Đại Minh để từ đó áp dụng tiến bộ kỹ thuật
sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Đại Minh huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái.
3.Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở xã Đại Minh ảnh hưởng
đến sản xuất và kinh doanh bưởi Đại Minh
- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ bưởi Đại Minh ở xã Đại Minh.
- Các bước tiến hành sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Đại Minh.
-Kết quả thiết kế tem truy xuất nguồn gốc sản xuất bưởi


3

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Qua thực hiện đề tài nắm được các kiến thức thực tế thông qua việc nghiêm
các tài liệu có sẵn và kiến thức mơ hình, thực hiện đề tài giúp cho em củng cố được
những kiến thức chuyên môn, vận dụng các kiến thức đã học áp dụng vào thực tế
sản xuất. Tự thiết lập được kế hoạch qua các hoạt động thực tế. Em có cơ hội tiếp
cận tham gia các hoạt động sản xuất, tìm hiểu về quy trình sản xuất từ đó rút ra
nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nơng nghiệp và em có ý thức tự lập, tự chịu trách
nhiệm trong lĩnh vực sản xuất sau này.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả của đề tài giúp vận dụng tốt quy trình sản xuất theo chuẩn
VietGAP trên các đối tượng cây trồng khác, đưa ra các giải phát thích hợp để áp
dụng vào thực tế sản xuất đối với từng địa phương. Khuyến cáo với người sản xuất
về các tiêu chuẩn chất lượng đối với nông nghiệp và xu hướng phát triển của nền
nông nghiệp Việt Nam.



4

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.1.1. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới
Cây ăn quả có múi là loại cây ăn quả nhiệt đới, được trồng phổ biến ở các vùng
nhiệt đới. Bưởi được trồng nhiều tại các vùng lục địa như là: Châu Mỹ, Địa Trung Hải
và châu Á. Trong đó châu Á là vùng trồng bưởi với diện tích lớn nhất hiện nay, theo
số liệu của FAO năm 2018 tổng diện tích trồng bưởi đạt 243.394 ha, năng suất đạt
28.1888 tấn/ha và sản lượng đạt 6.860.971 tấn, được trồng tập trung ở khu vực Đông
Á và Đông Nam Á.
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi của thế giới từ năm 2009-2018

2009

Diện tích
(ha)
317.350

Năng suất
(tấn/ha)
23,71

Sản lượng
(tấn)
7.527.086

2010


320.255

23,65

7.577.065

2011

324.518

24,42

7.926.536

2012

321.518

25,62

8.240.213

2013

320.906

26,46

8.491.714


2014

319.105

26,07

8.321.169

2015

354.133

25,03

8.864.859

2016

359.950

24,88

8.957.158

2017

332.690

26,95


8.966.891

2018

373.735

25,08

9.374.739

Năm

Nguồn: (FAO, 2020)[11]
Theo bảng 2.1 ta thấy được là tổng diện tích, năng suất và sản lượng bưởi
trên tồn thế giới tăng lên rõ dệt, cụ thể năm 2011 đến năm 2018 có sự chuyến biến
cả về diện tích, năng suất và sản lượng, đánh dấu bước phát triển vượt bậc so với
những năm trước. Năm 2011 với diện tích 324.518 ha đạt năng suất 24,42 tấn/ha và
sản lượng đạt 7.956.236 tấn, đến năm 2018 diện tích 373.735 ha, năng suất 25,08
tấn /ha với kỉ lục sản lượng đạt 9.374.739 tấn.


5

Diện tích bưởi của thế giới năm 2009 đạt 317.350 ha đến năm 2018 đạt
373.375 ha tăng 56.025 ha, trong đó năm 2018 với diện tích lớn nhất so các năm
trước đó.
Năng suất năm 2009 đạt 23,71 tấn/ha đến năm 2018 đạt 25,08 tấn/ha tăng
1,37 tấn/ha, trong đó năm 2017 là năm có năng suất lớn nhất đạt 26,95 tấn/ha và
năm 2010 là năm có năng suất thấp nhất 23,65 ha/năm.
Sản lượng bưởi năm 2009 đạt 7.527.065 tấn và đến năm 2018 đạt 9.374.739

tấn tăng 1.847.674 tấn đạt sản lượng cao nhất.
2.1.2. Tìm hiểu về thực hành nơng nghiệp tốt (GAP) trên thế giới
GAP là viết đầu của 3 từ tiếng Anh (Good Agriculture Practices) dịch sang
tiếng Việt là thực hành nông nghiệp tốt. Thực hành nông nghiệp tốt (Good
Agricultcure Practices ) là những nguyên tắt được thiết lập nhằm đảm bảo một
mơi trường sản xuất an tồn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa chất
độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lựa thuốc
BVTV, kim loại nặng, hàng lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an
toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng (Ban biên tập FOSI)[9]
GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng dất
đai, phân bón, nước, phịng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh
đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm, nhằm mục đích đảm bảo: An toàn cho thực
phẩm; An toàn cho người sản xuất; bảo vệ môi trường; Truy nguyên nguồn gốc
sản phẩm (Ban biên tập FOSI) [9]
a) Nguồn gốc ra đời của GAP
Khái niệm GAP được ra đời từ năm 1997, theo sáng kiếm của những người
bán lẻ Châu Âu (Euro-Retailer Produce Working Group). Nhằm để giải quyết mối
quan hệ bình đảng cũng như trách nhiệm cần thực hiện, giữa người sản xuất sản
phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ.
Từ ngày 7/9/2007, hệ thống EurepGAP của Châu Âu được nâng lên thành
GLOBALGAP. Là tiêu chuẩn quy trình sản xuất cảu tổ chức, doanh nghiệp làm ra
sản phẩm được áp dụng cho rau, cây ăn quả, động vật, gia súc, thủy sản. Chứng chỉ


6

đó bao trùm một chuỗi quy trình sản xuất xun suốt từ nguồn giống, gieo hạt
giống cho đến khi thành phẩm, đua sản phẩm ra khỏi nông trại và được lưu thông
trên thị trường.
Các tiêu chuẩn chung của GAP là: An tồn thực phẩm; an tồn cho mơi

trường; Sức khỏe và an sinh xã hội; Sự an toàn của người lao động; truy nguyên
nguồn gốc sản phẩm
b) GAP của khu vực Châu Á- ASEANGAP
ASEANGAP được thành lập bởi Hiệp Hội ASEAN,10 nước thành viên của
ASEAN cam kết gia tăng chất lượng của sản phẩm rau và trái cây. Từ yêu cầu đố các
nước thành viên đẫ bắt đầu giới thiệu những quy định về đảm bảo chất lượng mà nông
dân phải tuân thủ. Hiện nay, một vài nước thành viên nhận ra cần thiết phải có hệ thống
đảm bảo chất lượng (QA:Quality Assurance) nên đã phát triển chúng như:
- Malaysia giới thiệu hệ thống kiểm soát chất lượng SALM(The Farmer

Accreditation Scheme of Malaysia)
- Ở Philippine giải quyết hệ thống đảm bảo chất lượng dựa trên những quy

định về thực phẩm an tồn của Chính phủ.
- Ở Singapore thì cách tiếp cận khác ở chỗ họ phát triển hệ thống đảm bảo

chất lượng và an toàn thực phẩm (QA) từ Indonesia- nhà cung cấp chủ yếu sản
phẩm cho họ.
Những thống đảm bảo chất lượng này đã bao trùm những khía cạnh mà tiêu
chuẩn GAP yêu cầu. Từ đó các nước thành viên đã quan tâm đến một hệ thống QA
mở rộng cho cho khối ASIAN dựa trên yêu cầu An toàn thực phẩm. Những quy
định được chuẩn đoán ở mức độ chung nhất cho khu vực ASIAN được gọi là
ASIANGAP nó là một tiêu chuẩn hài hòa phù hợp với các nước thành viên đến năm
2020 (TS. Cao Văn Hùng và cộng sự, 2008) [2]
c) GAPFAO
Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) sử dụng GAP như một tập hợp
các nguyên tắc áp dụng cho các q trình sản xuất nơng nghiệp và sau sản xuất,
nhằm tạo ra thực phẩm và sản phẩm nơng nghiệp phi thực phẩm an tồn và hợp vệ



7

sinh, đồng thời có tính bền vững về kinh tế, xã hội và mơi trường. GAP có thể áp
dụng cho một số các hệ thống canh tác và ở các quy mô khác nhau. Chúng được áp
dụng thông qua các phương pháp nơng nghiệp bền vững.
d) Chương trình GAP/GHP của Bộ Nông nghiệp Mỹ
Bộ Nông nghiệp Mỹ hiện đang duy trì một chương trình kiểm tra và chứng
nhận để xác minh rằng các trang trại sử dụng thực hành nông nghiệp tốt hoặc thực
hành xử lý tốt. Đây là một chương trình tình nguyện được triển khai bởi những
người trồng và đóng gói nơng sản nhằm đáp ứng u cầu của những nhà bán lẻ và
chế biến nông sản. Chương trình được được triển khai năm 2002 sau khi Bộ Nông
nghiệp New Jerey Kiến nghị Bộ Nông nghiệp Mỹ tiến hành một cuộc kiểm tra dựa
trên chương trình xác minh phù hợp với hướng dẫn để giảm thiểu vi khuẩn nguy hại
đối với an toàn thực phẩm, hoa quả và rau tươi, năm 1998 của FDA.
e) GAP tại một số nước
ThaiGAP (Q-GAP) là quy trình thực hành nơng nghiệp tốt tại Thái Lan, do
Chính phủ ban hành trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái
Lan đã xây dựng, giới thiệu chương trình chứng nhận chất lượng và an toàn thực phẩm
“Q”, xây dựng logo “Q” cho tất cả các nông sản (cây trồng, vật nuôi và thủy sản).
Cục Nông nghiệp của Thái Lan là đơn vị cấp các loại chứng nhận bao gồm
QGAP, Q xưởng đóng gói, Q cửa hàng. Có 3 mức chứng nhận gồm: mức dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật an toàn; mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật an tồn và
khơng có dịch hại; và mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, sạch dịch hại và
chất lượng cao hơn.
Tám nội dung cần thực hiện để đạt tiêu chuẩn QGAP: nguồn nước, địa điểm
nuôi trồng, sử dụng các loại hóa chất nguy hiểm trong nơng nghiệp, kho chứa sản
phẩm và vận chuyển trên đồng ruộng, ghi chép số liệu, sản xuất sản phẩm sạch sâu
bệnh, quản lý chất lượng nông sản, thu hoạch và xử lý thu hoạch.
Những cơ sở có sản phẩm đạt được từ điểm 1 đến 5 là mức "mức dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật an toàn"; từ 1 đến 6 là đạt "mức dư lượng thuốc bảo vệ thực



8

vật an tồn và khơng có dịch hại"; và đạt 8 nội dung nêu trên là đạt mức "dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật an toàn, sạch dịch hại và chất lượng cao hơn".
JGAP (Japan Good Agricultural Practices) là quy trình thực hành sản xuất
nơng nghiệp tốt tại Nhật Bản. Bộ tiêu chuẩn JGAP được xây dựng vào năm 2007
với hơn 130 tiêu chí kiểm sốt đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng đầu thế giới,
được công nhận là bộ chuẩn đạt chất lượng tương đương tham chiếu
với GlobalGAP.
Hệ thống JGAP bao gổm cả việc quản lý/kiểm soát các mối nguy trong sản
xuất bảo đảm an toàn thực phẩm, bền vững về môi trường và bảo vệ người lao
động. JGAP giúp người tiêu dùng hưởng các sản phẩm nông nghiệp an toàn đã
được bảo lãnh bởi các cơ quan thanh tra độc lập; hệ thống JGAP sẽ kiểm soát được
các sản phẩm nhập ngoại không đảm bảo chất lượng; không phát sinh chi phí cho cả
người bán và mua. Sản phẩm đạt JGAP khi xuất khẩu có thể đối chiếu với các hệ
tiêu chuẩn khác trên thế giới để khẳng định sự tương thích của hệ thống này với các
hệ GAP của các nước.
VIETGAP: (viết tắt của các từ tiếng anh Vietnamese Good Agricultural
Practices) thực hiện nông nghiệp tốt tại Việt Nam, là các quy định về thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở ViệtNam; bao gồm
những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch,
sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã
hôi, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn
gốc sản phẩm (Th.S Đỗ Hồng Khanh và cộng sự, 2013) [13]
Tháng 11/2007, một nhóm cán bộ thuộc Hội làm vườn, Vụ Khoa học, Cục
trồng trọt, cục BVTV tham quan, khảo sát chương trình GAP của Malaysia, tổ chức
Quốc tế Control Union (Hà Lan) đóng tại Malaysia. Trên cơ sở đó, đồn trình Bộ
Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn những kiến nghị về tổ chức triển khai chương

trình EurepGAP trên rau quả, chăn nuôi thú y và thủy sản ở Việt nam. Ngày 28
tháng 1, năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn ban hành quy trình
thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn. Ngày 5/7/2011, Bộ


9

Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 1503/QĐ-TCTS-NTTS về Quy
phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (Nguyễn Hiền ,2019) [12]
Như vậy, VietGAP được biên soạn chủ yếu dựa trên luật pháp Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhiều cơ quan, nhiều cơng ty, HTX tiến hành nghiên cứu xây dựng
sản phẩm của mình có thương hiệu theo tiêu chuẩn GlobalGap để hòa nhập với thị
trường Quốc tế.VietGAP dựa trên 4 tiêu chí đánh giá: Kỹ thuật trồng trọt; An tồn
thực phẩm; Mơi trường làm việc; Truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.
Bốn tiêu chuẩn này là tập hợp dựa trên những nguyên tắc, trình tự, thủ tục
hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao
chất lượng sản phẩm, đảm bảo lợi ích mọi người, sức khỏe người sản xuất và người
tiêu dùng, giữ vệ sinh môi trường và đính chính nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn
VietGAP chính là áp dụng các biện pháp kỹ thuật để sản xuất, nhằm tạo ra sản phẩm
sạch và an toàn, đặc biệt là các sản phẩm về rau, quả tươi.Tiêu chuẩn VietGAP có
thể hiểu đơn giản qua các nội dung chính:
1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
2. Giống và gốc ghép
3. Quản lý đất và gía thể
4. Phân bón và chất phụ gia
5. Nước tưới
6. Hoá chất (gồm phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật)
7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
8. Quản lý và xử lý hố chất
9. An tồn lao động

10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
11. Kiểm tra nội bộ
12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
* Một số kết quả đã đạt được khi tiến hành sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn
VIETGAP tại Việt Nam trong những năm gần đây.


10

Thực hiện Chỉ thị số 4136/CT-BNN-TT ngày 15 tháng 12 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về phong trào thi đua áp dụng Thực hành nông nghiệp
tốt (VietGAP), trong thời gian qua nhiều địa phương đã tổ chức triển khai tuyên truyền,
tập huấn, hỗ trợ nông dân áp dụng VietGAP hoặc GAP khác, bước đầu hình thành cách
thức sản xuất mới hướng tới chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP), truy xuất nguồn gốc
sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động; góp phần
quảng bá, nâng cao thương hiệu nông sản Việt Nam (Bùi Bá Bổng, 2012) [1].
Đến năm 2011 tổng diện tích cây trồng sản xuất theo VietGAP hoặc GAP
khác đạt trên 75 nghìn ha. Cụ thể khoảng 15 nghìn ha rau, quả, chè, lúa sản xuất
theo VietGAP hoặc hướng VietGAP; trên 60 nghìn ha cà phê, ca cao được chứng
nhận 4C, UTZ Certified; gần 2 nghìn ha chè được chứng nhận Rain Forest và trên
500 ha được chứng nhận GlobalGAP, Sản xuất theo GAP đang từng bước gắn với
thị trường, có hiệu quả. Cụ thể như trên 5.000 ha/15.000 ha thanh long của Bình
Thuận được chứng nhận VietGAP, trong đó hơn 500 ha được doanh nghiệp Mỹ
kiểm tra thực địa và hợp đồng thu mua; hơn 3.500 ha vải thiều của Bắc Giang sản
xuất an toàn theo hướng VietGAP được thương lái chọn mua với giá cao hơn; đặc
biệt hàng chục nghìn ha cà phê, ca cao, chè chứng nhận 4C, UTZ Certified, Rain
Forest được Công ty thu mua, chế biến bao tiêu với giá cao hơn sản phẩm không
được chứng nhận. Thực tiễn cho thấy, yếu tố hạn chế lớn nhất hiện nay đối với áp
dụng GAP là thị trường tiêu thụ. Do thị trường xuất khẩu không ổn định, trong khi
thị trường trong nước chưa minh bạch giữa sản phẩm an toàn được chứng nhận và

sản phẩm không rõ nguồn gốc, dẫn đến một số cơ sở đạt chứng nhận VietGAP hoặc
GlobalGAP nhưng bán sản phẩm với giá như sản phẩm bình thường, nên một số
nông dân quay lại với cách sản xuất truyền thống như một số báo chí đưa tin gần
đây (Bùi Bá Bổng, 2012) [1]
2.2. Tởng quan tình hình sản xuất và xuất khẩu bưởi ở Việt Nam
Ở Việt Nam có rất nhiều thứ bưởi với màu tép đa dạng (màu trắng, màu
hồng, vàng hoặc đỏ) với vị chua khác nhau (chua ngọt, ngọt, ngọt thanh, dôn dốt).
Những giống bưởi nổi tiếng như: Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Đại Minh (Đại Minh-


11

Yên Bình-Yên Bái), Phúc Trạch (Hà Tĩnh), Thanh Trà (Huế), Biên Hoà (Nam Bộ),
bưởi Năm roi ( Vĩnh Long ), (Trần Như Ý và cộng sự, 2000) [8]
Bưởi là một trong những cây trồng chủ lực của nước ta, hiện nay diện tích
bưởi ở nước ta ngày một tăng hình thành các vùng thâm canh với diện tích lớn.
Bưởi có tính thích nghi rộng với điều kiện khí hậu tại Việt Nam và bưởi được ở hầu
hết các vùng sản xuất của nước ta. Ở nước ta có có ba vùng trồng bưởi chính như:
Đồng bằng Sơng Cửu long, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Trung du và Miền Bắc Bộ.
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi của Việt Nam từ năm 2009-2018

2009

Diện tích
(ha)
34.280

Năng suất
(tạ/ha)
111,27


Sản lượng
(tấn)
381.458

2010

36.042

111,01

400.126

2011

36.620

115,86

424.289

2012

37.047

116,93

437.436

2013


37.733

116,50

439.602

2014

38.813

120,22

466.630

2015

39.547

119,19

471.380

2016

42.100

118,12

497.288


2017

46.791

121,46

568.352

2018

86.738

76,14

657.660

Năm

Nguồn: (FAO, 2020)[11]
Nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng bưởi của nước ta tăng dần
qua các năm. Năm 2009 diện tích 34.280 ha đến năm 2018 đạt 86.738 ha, tăng lên
52.450 ha. Năng suất bưởi cao đạt trên 100 tạ/ha, năng suất cao nhất là 121,46 tạ
/ha vào năm 2017 sau đó giảm cịn 76,14 tạ/ha vào năm 2018, năng suất bưởi năm
2018 giảm mạnh có thể do diện tích bưởi non, trồng mới, gặp điều kiện thời tiết bất
thuận sâu hại khiến cho năng suất bưởi giảm mạnh mặc dù năm 2018 là năm có
diện tích bưởi lớn nhất.


12


Sản lượng bưởi tăng đều qua các năm, năm 2009 sản lượng bưởi đạt 381.458
tấn đến năm 2018 đạt 657.660 tấn và tăng 276.202 tấn.
Bưởi cũng như các mặt hàng cây trồng khác, đẩy mạnh việc sản xuất và tiêu
thụ là các phương hướng phát triển bền vững hiện nay. Theo số liệu FAO (bảng 2.3)
năm 2010 Việt Nam xuất khẩu 2193 tấn bưởi đạt 2066 (1000USD), nhìn chung sản
lượng xuất khẩu bưởi của nước ta những năm gần đây không ổn định, do thị trường
xuất khẩu khắc khe về nguồn gốc sản phẩm, bưởi của Việt Nam không được nhiều
thị trường biết đến. Sản xuất bưởi tự phát với quy mơ nhỏ, chưa dẩy mạnh sản xuất
hàng hố để xuất khẩu. Sản lượng xuất khẩu từ năm 2010-2017 tăng 3571 tấn, giá
trị xuất khẩu tăng 1848 (1000USD), năm 2013 là năm có sản lượng bưởi xuất khẩu
thấp nhất 1029 tấn với giá trị 935 (1000USD).
Bảng 2.3 Sản lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu bưởi của nước ta từ năm
2010-2017
Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016


2017

Sản lượng

2193

4167

4160

1029

2076

1075

1145

5764

2066

4461

4400

935

1793


1044

1079

3914

XK(tấn)
Giá trị XK
(1000USD)
Nguồn: (FAO, 2020)[11]
Thị trường xuất khẩu: “cách đây 14 năm, nước ta đã bắt đầu xây dựng thị
trường bưởi da xanh xuất khẩu sang châu Âu. Và năm 2007, chính thức tìm được
đối tác bên Đức và xuất khẩu container đầu tiên. Dần dần, thị trường được mở rộng
sang các nước khác. Trong năm 2017, nước ta xuất khẩu hơn 10.000 tấn bưởi, tăng
gấp đôi so với năm 2016. Xuất khẩu loại trái cây này cũng ghi nhận bước tiến vượt
bậc khi có mặt ở hầu hết thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Canada và các nước
Trung Đơng. Nhiều thị trường tiềm năng khác có thể xuất khẩu bưởi như:
Singapore, Nhật Bản, Nga” (Ban thời sự VTV 15/08/2018)[10]


13

2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và áp dụng VietGAP trên cây ăn quả và cây
bưởi tại tỉnh Yên Bái
Theo Nguyễn Thơm (2017) [15] diện tích cây ăn quả có múi phân bố rộng
khắp trên địa bàn tỉnh và hình thành các vùng sản xuất mang tính đặc thù tại Văn
Chấn, Lục Yên và Yên Bình. Trồng với diện tích và quy mơ lớn theo hướng hàng
hố, thị trường mới chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Vùng bưởi các xã vùng
ngoài huyện Văn Chấn, vùng nhãn thuộc cánh đồng Mường Lò, vùng bưởi Hán Đà,
Đại Minh (huyện n Bình), bưởi sành, hồng khơng hạt huyện Lục Yên là những

minh chứng rõ nhất.
Các loại cây ăn quả có múi có chất lượng cao đáp ứng thị hiếu người tiêu
dùng trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh một số giống cây quả đặc sản như bưởi sành,
hồng không hạt Lục Yên, bưởi Đại Minh, một số địa phương bước đầu sử dụng
giống cây ăn quả tiến bộ kỹ thuật được tuyển chọn từ các vườn giống cam, quýt,
nhãn, thanh long chất lượng tốt vào trồng, đầu tư thâm canh theo quy trình. Hiệu
quả kinh tế từ trồng cây ăn quả khơng ai có thể phủ nhận được. Tuy nhiên, nhìn một
cách tổng thể, việc phát triển cây ăn quả vẫn còn nhiều bất cập.
Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nhân
dân phát triển cây ăn quả, tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Q trình này đã
thiết thực chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông nghiệp mà cây ăn quả có múi được
xác định là nhóm cây trồng chủ lực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương,
cho thu nhập cao, thúc đẩy hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn
với thực hiện xây dựng nơng thơn mới.
Diện tích và sản lượng cây ăn quả có múi của tỉnh Yên Bái liên tục tăng
trong 5 năm gần đây với con số cụ thể: 1.131 ha, hơn 4.202 tấn của năm 2013 thì
đến năm 2017 là 2.846 ha, gần 7.000 tấn. Diện tích cây ăn quả có múi tập trung chủ
yếu ở các huyện: Văn Chấn trên 1.300 ha, Yên Bình 653,63 ha, Lục Yên 464,70 ha,
Trấn Yên 333,94 ha.
Các sản phẩm cam Đường canh Văn Chấn, bưởi Đại Minh, cam sành Lục
Yên đã và đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí


14

hậu cùng với ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất bên cạnh hỗ trợ về cơ chế,
chính sách của địa phương đã dần đưa diện tích vùng cây ăn quả có múi rộng mở,
tạo nhiều việc làm cho lao động, ổn định và nâng cao thu nhập cho dân cư khu vực
nông thôn.
Việc sản xuất này chủ yếu thực hiện theo quy mơ hộ gia đình trên cơ sở quỹ

đất và năng lực lao động của các hộ. Ngồi ra, đã có một số mơ hình hộ gia đình,
nhóm hộ góp đất, vay vốn sản xuất theo quy mơ trang trại, ứng dụng tốt các quy
trình tiến bộ kỹ thuật, tạo ra vùng sản phẩm hàng hóa tập trung. Ở những vùng trọng
điểm cây ăn quả có múi, khơng ít gia đình đã thốt khỏi đói nghèo, vươn lên làm
giàu và khơng ít nơng hộ đã trở thành tỷ phú ngay trên đồng đất quê hương.
Đến nay, sản phẩm "Cam Văn Chấn”, "Bưởi Đại Minh”, "Cam Lục Yên” đã
được Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn
hiệu tập thể. Sự định danh này rộng mở thêm cánh cửa để các sản phẩm cây ăn quả
có múi Yên Bái có cơ hội vươn xa hơn nữa, vượt ra ngoài thị trường trong tỉnh để
đến với những thị trường rộng lớn hơn nhưng cũng nhiều đòi hỏi hơn, khắt khe hơn.
Văn Chấn đang ở vị trí dẫn đầu về diện tích cây ăn quả cũng như cây ăn quả có
múi của tỉnh Yên Bái. Sản phẩm chủ yếu của huyện với cam, quýt tại địa bàn trọng
điểm là 8 xã, 1 thị trấn vùng ngoài. Năm 2015, UBND huyện xây dựng Đề án phát
triển vùng cam, quýt ở các xã, thị trấn vùng ngoài với mục tiêu trồng mới hơn 1.400 ha
cam, quýt các loại, đến năm 2020 sẽ đạt tổng diện tích cam từ 2.500 ha trở lên, diện
tích vườn sản xuất hàng hóa theo chuẩn VietGAP có 2.000 ha, giá trị sản xuất đạt 200 250 triệu đồng/ha, đảm bảo giải quyết việc làm cho hơn 5.000 lao động địa phương.
Phát triển bền vững vùng cây ăn quả có múi, địa phương đã trồng đa dạng
các giống cam để rải đều thời gian thu hoạch của vùng sản xuất, giảm áp lực cung
cầu trong một thời gian ngắn như: giống chín sớm CS1, BH; giống chín chính vụ
Xã Đồi, cam sành, Đường canh; giống chín muộn V2. Xác định nhãn hiệu tập thể
"Cam Văn Chấn” mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ, Văn Chấn đã cùng Lục
Yên đi đầu thực hiện mơ hình trồng cam an tồn VietGAP với diện tích 6,4 ha tại xã


15

Thượng Bằng La trong năm 2015. Ngày 30/8/2017, Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ
Cam an toàn Văn Chấn thành lập với 12 thành viên.
Đây chính là đơn vị đầu tiên vào giữa tháng 11/2017 đưa sản phẩm "Cam
Văn Chấn” vào hệ thống siêu thị VinMart và VinMart+ tại Hà Nội của Tập đoàn

VinGroup sau khi huyện phối hợp với các doanh nghiệp. Hiện nay, huyện Văn
Chấn và Lục Yên đang triển khai thực hiện Đề tài khoa học cấp tỉnh "Xây dựng mơ
hình liên kết sản xuất cam theo chuỗi giá trị và đạt tiêu chuẩn VietGAP ở huyện
Văn Chấn và Lục Yên, tỉnh Yên Bái” từ tháng 7/2017 đến tháng 3/2020. Yên Bái
đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ hình thành các vùng cây ăn quả có múi trên 4.000
ha, nâng tổng diện tích cây ăn quả lên trên 9.000 ha, tổng giá trị sản phẩm cây ăn
quả các loại phấn đấu đạt trên 300 tỷ đồng/ năm.
Về mặt cơ chế, chính sách, tỉnh tiếp tục hỗ trợ trồng mới, cải tạo diện tích
2.300 ha cây ăn quả có múi gồm cam, quýt, bưởi. Hạn chế trong sản xuất cây ăn quả
có múi ở Yên Bái như: sản xuất chủ yếu dựa trên quỹ đất từng hộ; chưa xây dựng
được cơ sở chế biến hay bảo quản đơn giản; cơ cấu giống chưa đa dạng, thời gian
thu hoạch quả thường tập trung vào chính vụ; chưa áp dụng phổ biến sản xuất an
toàn VietGAP,cần tập trung giải quyết tốt.
Đáng quan tâm khi diện tích, sản lượng cây ăn quả có múi ngày càng tăng
nhưng chỉ trơng chờ thương lái mua bán buôn chiếm 65% sản lượng như hiện nay
thì thị trường tiêu thụ rất khó khăn, chưa kể các tỉnh xung quanh Yên Bái đều có
sản phẩm tương tự. Tại diễn đàn Khuyến nông & Nông nghiệp tổ chức tại Yên Bái
tháng 10/2017 về Chuyên đề "Giải pháp phát triển cây ăn quả có múi theo hướng an
toàn và bền vững”, Tiến sĩ Trần Văn Khởi - Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến
nông Quốc gia khẳng định: "Yên Bái không phải ngoại lệ với xu thế tất yếu là cần
phải xây dựng các mơ hình sản xuất nơng nghiệp theo chuỗi giá trị nhằm giảm chi
phí sản xuất, tăng lợi nhuận cùng với thực hiện sản xuất hàng hóa theo chuẩn
VietGAP, đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại để phát triển bền
vững cây ăn quả có múi” (Nguyễn Thơm, 2017) [15].


×