ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------
NGUYỄN THỊ HUÊ
Tên đề tài:
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ CHUẨN HÓA SẢN PHẨM
THỊT TRÂU GÁC BẾP HẢI KHANG THEO TIÊU CHÍ OCOP TẠI
HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Định hướng đề tài
: Hướng ứng dụng
Chuyên ngành
: Kinh tế nông nghiệp
Khoa
: Kinh tế và Phát triển nơng thơn
Khóa học
: 2016 - 2020
THÁI NGUN, 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------
NGUYỄN THỊ HUÊ
Tên đề tài:
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ CHUẨN HÓA SẢN PHẨM
THỊT TRÂU GÁC BẾP HẢI KHANG THEO TIÊU CHÍ OCOP TẠI
HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Định hướng đề tài
: Hướng ứng dụng
Chuyên ngành
: Kinh tế nông nghiệp
Lớp
: K48 - KTNN
Khoa
: Kinh tế và Phát triển nơng thơn
Khóa học
: 2016 - 2020
Giảng viên hướng dẫn:
: TS. Hà Quang Trung
THÁI NGUYÊN, 2020
i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại địa phương cũng như ở
trường, nay em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch
của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với tên đề tài: “Khảo sát thực
trạng và chuẩn hóa sản phẩm thịt trâu gác bếp Hải Khang theo tiêu chí
OCOP tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang”.
Có được kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất
đến TS. Hà Quang Trung – Giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn
– Giáo viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Thầy đã chỉ bảo và hướng
dẫn tận tình cho em những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng như các kỹ
năng trong khi viết bài, chỉ cho em những thiếu sót và những sai lầm của
mình, giúp em chỉnh sửa kịp thời để hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt
nghiệp với kết quả tốt nhất. Thầy luôn động viên, theo dõi sát sao và cũng là
người thúc đẩy em trong mọi cơng việc để em hồn thành tốt đợt thực tập của
mình đúng theo kế hoạch và trong thời gian cho phép của trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND huyện Bắc Quang, Văn
phịng điều phối xây dựng nơng thơn mới huyện Bắc Quang và HTX Hải Khang
đã tạo điều kiện giúp đỡ em tiến hành tìm hiểu và hồn thành khóa luận.
Do kiến thức của em còn hạn hẹp nên bài khóa luận này khơng tránh
khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của q thầy cơ và các bạn để khóa luận của em đạt kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Sinh viên
Nguyễn Thị Huê
ii
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập.................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 5
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 5
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 6
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 6
1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 6
1.3.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 7
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 9
1.4.1. Thời gian thực tập ................................................................................... 9
1.4.2. Địa điểm thực tập .................................................................................... 9
PHẦN 2. TỔNG QUAN ................................................................................. 10
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 10
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ............................... 10
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập .......................... 11
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 14
2.2.1. Kinh nghiệm về triển khai OCOP và các chương trình tương tự của các
quốc gia trên thế giới ....................................................................................... 14
2.2.2. Kinh nghiệm về chuẩn hóa sản phẩm OCOP của một số địa phương
khác tại Việt Nam............................................................................................ 21
PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................... 30
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ...................................................................... 30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 30
3.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................... 35
3.2. Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................... 46
iii
3.2.1. Mô tả nội dung thực tập ........................................................................ 46
3.2.2. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ............ 49
3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 51
3.2.4. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 53
PHẦN 4. KẾT LUẬN ..................................................................................... 55
4.1. Kết luận .................................................................................................... 55
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 59
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Tồn cầu hố và việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đặt ra
yêu cầu các sản phẩm của Việt Nam ngày càng phải nâng cao tiêu chuẩn và
nâng cao tính cạnh tranh (nhất là sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm thủ
công), các doanh nghiệp phải nâng cao trình độ về quản lý, về ứng dụng
KHCN trong sản xuất và quản lý.
Với tinh thần, chủ trương "quốc gia khởi nghiệp" theo phát động của
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, với chỉ tiêu 1 triệu doanh nghiệp
vào năm 2020, cần có sự hưởng ứng của cộng đồng ở cả thành thị và nơng
thơn. Theo đó, cần có sự tổ chức khoa học và sự chỉ đạo, hỗ trợ, dẫn dắt của
Nhà nước để nông dân đứng trong tổ chức kinh tế của chính họ (là các SMEs,
HTX), từ đó thực sự làm chủ, phát huy sự chủ động, sáng tạo trong phát triển
kinh tế từ những lợi thế của mỗi địa phương trong cả nước.
Năm 2012, Chương trình OCOP (Mỗi xã, phường Một sản phẩm) Quảng
Ninh đã được khởi xướng và chính thức triển khai từ 2013. So với Đề án Mỗi
làng một nghề, Chương trình OCOP Quảng Ninh có sự khác biệt quan trọng
là: Lần đầu tiên được triển khai theo cách có hệ thống, với sự tham gia của cả
hệ thống chính trị, lấy trọng tâm là Chu trình OCOP thường niên; trung tâm là
sản phẩm, không chỉ giới hạn ở thủ công mỹ nghệ mà được mở rộng thành 6
ngành hàng sản phẩm và dịch vụ.
Ngày 27/10/2016, tại Hội nghị tổng kết giai đoạn 1 của Chương trình
OCOP Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã quyết định nhân
rộng mơ hình OCOP tỉnh Quảng Ninh ra toàn quốc. Thực hiện chỉ đạo này,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã triển khai điều tra trên phạm vi
2
tồn quốc, từ đó phân tích kết quả và xây dựng Đề án "Mỗi xã một sản phẩm,
giai đoạn 2018-2020". Sau khi nhận được ý kiến đóng góp của các bộ, ngành,
các tỉnh, bản thảo Đề án đã được trình lên Chính phủ. Ngày 7/5/2018, Đề án
đã được Chính phủ phê duyệt qua Quyết định số 490/QĐ-TTg.
Kết quả điều tra về sản phẩm, các tổ chức kinh tế sản xuất cũng như số
liệu báo cáo của các phòng ban chuyên mơn quản lý trực tiếp có thể thấy hiện
trạng thực tế về hệ thống sản xuất, kinh doanh, phân phối các sản phẩm địa
phương của Hà Giang như sau: (1) Về sản phẩm: Số lượng sản phẩm lớn, đa
dạng, một số sản phẩm đã có kiểu cách, mẫu mã bao bì tốt, đã đăng ký sử hữu
trí tuệ, cơng bố chất lượng, song phần lớn các sản phẩm còn ở dạng tiềm
năng, sản xuất theo quy trình truyền thống, đơn giản tại các cộng đồng, sản
phẩm chưa có mẫu mã bao bì bắt mắt, quy cách khó sử dụng nên khó tiêu thụ,
tiêu thụ ở phạm vi nhỏ trong địa phương hoặc chưa được thương mại hóa. Nhiều
sản phẩm chưa tuân thủ các quy định của pháp luật như chưa có tiêu chuẩn chất
lượng, chưa có mẫu mã bao bì đảm bảo theo yêu cầu, nhiều chỉ tiêu chất lượng
chưa phù hợp hoặc chưa ổn định (Mới có 47 sản phẩm có đăng ký/cơng bố tiêu
chuẩn chất lượng,chiếm 32 % tổng số sản phẩm hiện có).
(2) Về cơ sở sản xuất: Các tổ chức kinh tế, các nhóm kinh tế, được thành
lập để phát triển các sản phẩm nông sản, sản phẩm truyền thống hoặc du lịch
của địa phương tương đối nhiều. Phần lớn các tổ chức kinh tế được hỗ trợ
thành lập theo các chính sách phát triển kinh tế của địa phương gần đây nên
cịn non trẻ, trình độ quản lý, quy mô sản xuất kinh doanh và đặc biệt là trình
độ khoa học kỹ thuật, tính sáng tạo trong phát triển sản xuất, kết nối thị
trường còn chưa cao. Tuy nhiên, lợi thế nhất của các tổ chức kinh tế tại Hà
Giang là còn lưu giữ được các quy trình, cơng nghệ, thiết bị sản xuất truyền
thống của địa phương như các loại men lá, các quy trình ủ men để tạo ra các
loại rượu khác nhau, các thiết bị làm rượu truyền thống, hay như các bài thuốc
3
truyền thống, các loại nguyên vật liệu nhuộm màu cho thổ cẩm... Chính điều
này sẽ trở thành lợi thế để phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ trải nghiệm
cho du khách tham quan, học tập và mua sản phẩm của mình. (3) Về hệ thống
quảng bá, phân phối và tiêu thụ sản phẩm: Với sự phát triển nhanh chóng của
cơng nghệ truyền thơng cùng với đó là nỗ lực của chính quyền tỉnh Hà. hàng
hóa của Hà Giang nói riêng được quảng bá rộng rãi như các hình ảnh về Cao
Giang đã giúp cho hình ảnh tỉnh Hà Giang nói chung và các sản phẩm du lịch,
sản phẩm nguyên đá – Cao nguyên độc nhất vô nhị ở Việt Nam, hình ảnh về
Lễ hội hoa Tam giác mạch, về dinh nhà Vương, về đèo Mã Pì Lèng, về các lễ
hội và nét văn hóa của người Mơng, người Dao. Tuy nhiên, với nguồn lực hạn
chế, những hình ảnh quảng bá đã giúp người người biết đến Hà Giang, biết
đến Cao nguyên đá và đi trải nghiệm thì hệ thống dịch vụ, sản xuất hàng hóa,
hệ thống phân phối và buôn bán sản phẩm lại chưa đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng, đặc biệt là khách du lịch. Thống kê cho thấy dọc trục du lịch
Cao nguyên đá từ Quản Bạ đến Đồng Văn chỉ có 7 điểm trưng bày và bán sản
phẩm một cách bài bản, còn lại chủ yếu là các gian hàng bày bán sản phẩm
thơ sơ, chất lượng dịch vụ cịn sơ sài. Từ đó cho thấy mức độ sản xuất cũng
như tiêu thụ các sản phẩm nông sản, sản phẩm địa phương của Hà Giang còn
thấp, chưa thực sự mang lại nhiều lợi ích cho người dân, do đó chưa hấp dẫn
được người dân tham gia.
Các lý do trực tiếp dẫn đến điều này là:
- Người dân hoặc cơ sở sản xuất chưa biết cách tổ chức sản xuất, phát
triển sản phẩm.
- Khả năng sáng tạo cịn thấp, trình độ kỹ thuật cịn thấp, kỹ năng quản
lý chưa có hoặc cịn rất hạn chế dẫn đến chất lượng sản phẩm không ổn định,
sản phẩm không đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng về giá, chất
lượng và mẫu mã.
4
- Một số sản phẩm đã được thương mại hoá thì việc bảo vệ, giữ gìn
thương hiệu của sản phẩm, đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, chống và
ngăn chặn hàng giả, hàng nhái đối với các sản phẩm này,.. là các khó khăn lớn
(hiện mới có 15 sản phẩm có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, chiếm 10% tổng
số sản phẩm hiện có).
- Việc phát triển, sản xuất các sản phẩm đặc sắc này hiện nay vẫn cịn
mang tính tự phát, quy mơ nhỏ, chưa có sự liên kết chặt chẽ các yếu tố, tỉnh
bền vững khơng cao và giá trị gia tăng cịn thấp do chưa biết tận dụng nguồn
nguyên liệu và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị.
- Cộng đồng ở Hà Giang nói chung chưa quen với nền kinh tế thị trường và
hội nhập, chưa có kỹ năng nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng,
phát triển sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng mà phần lớn sản xuất
và bán sản phẩm sẵn có hoặc có thể làm được với công nghệ đơn giản.
Một vấn đề đáng chú ý là việc chia sẻ lợi ích từ việc phát triển và thương
mại hóa các sản phẩm này, xuất phát từ tri thức, công nghệ của cộng đồng,
chưa hài hoà hợp lý. Nhiều trường hợp mang lại lợi ích cho một cá nhân hoặc
các nhà tư bản vốn do nó được phát triển dựa trên sự chiếm hữu cá nhân về
các công nghệ của cộng đồng hoặc các hình thức đầu tư tại các địa phương
với sự hỗ trợ của tỉnh.
Từ thực trạng về phát triển kinh tế khu vực nơng thơn, miền núi nói
chung, hiện trạng hệ thống sản phẩm, các chủ thể kinh tế tham gia vào hoạt
động sản xuất, kinh doanh và phân phối sản phẩm địa phương và những mơ
hình, kinh nghiệm triển khai các chương trình phát triển kinh tế nơng thơn ở
nước ngồi cũng như Chương trình OCOP đã được triển khai ở Quảng Ninh
cho thấy Hà Giang cần có một Chương trình như vậy được xây dựng và triển
khai một cách bài bản, đồng bộ và có hệ thống để đón lấy các cơ hội trước
một cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất mạnh mẽ, trước một
5
phong trào thanh niên khởi nghiệp hết sức sôi nổi và trước một làn sóng
khách du lịch đang chuyển dịch dần từ những điểm du lịch truyền thống
những vùng đất mới như Hà Giang.
Căn cứ vào Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 25/02/2019 của UBND
tỉnh Hà Giang triển khai thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh
Hà Giang năm 2019, UBND huyện Bắc Quang đã ban hành Kế hoạch triển
khai thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP)
năm 2019. Trong 18 sản phẩm OCOP thực hiện năm 2019, có 12 sản phẩm đã
được Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp tỉnh chấm đạt từ 50 điểm trở lên (3
sản phẩm đạt 4 sao OCOP, 8 sản phẩm đạt 3 sao OCOP). Căn cứ vào công
văn số 247/UBND-VP ngày 15/01/2020 về việc đăng ký ý tưởng sản phẩm
tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Bắc Quang năm
2020 và kế hoạch 803/KH-UBND ngày 26/02/2020 của UBND huyện Bắc
Quang triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)
huyện Bắc Quang năm 2020, thực hiện kế hoạch số 2662/KH-UBND ngày
02/6/2020 về việc tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương
trình “Mỗi xã một sản phẩm” huyện Bắc Quang năm 2020, các sản phẩm
tham gia đánh giá gồm 38 sản phẩm, trong đó có 30 sản phẩm đăng ký thi
mới, 03 sản phẩm đăng ký nâng sao và 05 sản phẩm đăng ký thi lại.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Khảo sát thực trạng và chuẩn hóa sản phẩm thịt trâu gác bếp Hải
Khang theo tiêu chí OCOP tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Khảo sát về thực trạng của sản phẩm thịt trâu gác bếp trên địa bàn huyện
Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cụ thể để
6
chuẩn hóa sản phẩm này theo tiêu chuẩn OCOP trong thời gian tới, từ đó góp
phần thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1. Về chun mơn
- Khảo sát thực trạng và chuẩn hóa sản phẩm thịt trâu gác bếp.
- Hiểu biết được tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương.
1.2.2.2. Về thái độ
- Phải có tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc, phải làm theo kế
hoạch đã được quy định trong thời gian thực tập.
- Có tinh thần trách nhiệm cao khi nhận công việc được giao, làm đến
nơi đến chốn, chính xác, kịp thời do đơn vị thực tập phân công.
- Chấp hành nghiêm túc nội quy và kỷ luật tại đơn vị thực tập
- Chủ động ghi chép về những nội dung đã thực tập tại đơn vị và chuẩn
bị số liệu để viết báo cáo thực tập.
- Không tự ý nghỉ, tự ý rời khỏi đơn vị thực tập.
- Tham gia đầy đủ và tích cực các phong trào tại đơn vị thực tập.
1.2.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
- Giữ tốt mối quan hệ, nghiêm túc với tất cả mọi người tại đơn vị thực tập.
- Giao tiếp ứng xử lịch sự, nhã nhặn trung thực, luôn giữ thái độ khiêm
nhường và cầu thị.
- Nắm được cách viết báo cáo, kế hoạch tuần, kế hoạch tháng.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Nghiên cứu thực trạng sản phẩm thịt trâu gác bếp trên địa bàn huyện
Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
7
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong chuẩn hóa sản phẩm thịt
trâu gác bếp, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cụ thể để chuẩn hóa sản
phẩm này theo tiêu chuẩn OCOP.
- Tham gia các hoạt động do cơ sở thực tập thực hiện trong thời gian
thực tập.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
- Phân tích nội dung tài liệu để thu thập, học hỏi, kế thừa và phát triển
phù hợp với đề tài.
- Ngoài ra đề tài cũng kế thừa, phát triển các kết quả của các cơng trình
nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài nhằm làm rõ những vấn đề chính
của đề tài.
1.3.2.2. Phương pháp quan sát
- Sử dụng phương pháp quan sát để các thu thập thông tin liên quan đên
đề tài nghiên cứu.
1.3.2.3. Phương pháp tổng hợp so sánh
- Từ những số liệu thông tin thu thập được, ta tiến hành tổng hợp các
thông tin lại với nhau sau đó đem so sánh rồi phân tích kết quả có được trong
q trình so sánh, trên cơ sở đó đưa ra nhận xét đánh giá rút ra kết luận hoặc
kiến nghị.
1.3.2.4. Phương pháp thu thập thơng tin
- Phương pháp phân tích SWOT: Là cơng cụ giúp chủ thể xác định được
những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức tác động đến tiến trình phát
triển của đối tượng.
- Sử dụng phương pháp SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức.
8
+ Điểm mạnh, điểm yếu thuộc về nguyên nhân chủ quan, đó là các yếu
tố thuộc về người đối tượng tìm hiểu. Điểm mạnh thường xuất hiện ở các thời
điểm hiện tại và cần phải được vận dụng và khai thác. Điểm yếu vừa có tính
hiển nhiên, vừa có thể là điều mà chúng ta chưa biết. Vì vậy, điểm mạnh và
điểm yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau, biết điểm mạnh để phát huy đó là
một lợi thế, biết điểm yếu để khắc phục đó cũng sẽ trở thành điểm mạnh. Làm
được điều này thì điểm yếu đã được khắc phục, vượt qua thành điểm mạnh.
+ Cơ hội và thách thức là những yếu tố khách quan. Cơ hội khác với thời
cơ, thời cơ là cơ hội chỉ diễn ra tại một thời điểm hay khoảng thời gian rất
ngắn, thời cơ nếu chúng ta không biết tận dụng thì nó sẽ mất đi và chúng ta
khơng thể tạo hay lặp lại nó. Thách thức có quan hệ mật thiết với cơ hội, nếu
dựa theo cách lý giải triết học, trong cơ hội sẽ xuất hiện nguy cơ. Nguy cơ là
những yếu tố bên ngoài tiêu cực hay bất lợi đối với đối tượng và thường xảy
ra ngoài dự kiến.
1.3.2.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin
Các thông tin sau khi thu thập đủ, sẽ tiến hành làm sạch tức là kiểm tra,
rà soát và chuẩn hoá lại thơng tin, loại bỏ thơng tin khơng chính xác, sai lệch
và chuẩn hóa lại các thơng tin. Những thơng tin, số liệu thu thập được tổng
hợp, phân tổ. Việc xử lí thơng tin là cơ sở cho việc phân tích.
1.3.2.6. Phương pháp tham vấn cán bộ lãnh đạo
- Với những hiểu biết của bản thân còn hạn hẹp nên cần sự tham gia tư
vấn của cán bộ lãnh đạo.
- Đặt ra những câu hỏi cần thiết trực tiếp đối với cán bộ để giải đáp
những thắc mắc trong các lĩnh vực chuyên môn trong công việc.
9
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
1.4.1. Thời gian thực tập
- Thời gian: Từ ngày 1 tháng 02 năm 2020 đến ngày 01 tháng 5 năm
2020.
1.4.2. Địa điểm thực tập
- Địa điểm: Tại Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang.
10
PHẦN 2
TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
- Chương trình OCOP: là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông
thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ
trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn
mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nơng nghiệp,
phi nơng nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do
các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể
thực hiện (Nguồn: Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 về
Phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020).
- Sản phẩm OCOP: gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có
nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng,
miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa,
nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương (Nguồn: Quyết định số 490/QĐTTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 về Phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản
phẩm giai đoạn 2018 – 2020).
- Tiêu chí OCOP: Là căn cứ để đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia
Chương trình mỗi xã một sản phẩm, sẽ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện
kinh tế, xã hội của đất nước và từng thời kỳ (Nguồn: Quyết định số 1048/QĐTTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân
hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
11
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
Ngày ban
STT
Số/ký hiệu
1
76/2015/QH13
19/6/2015
2
77/2015/QH13
19/6/2015
Trích yếu
hành
Luật Tổ chức Chính phủ
Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương
Phê duyệt Chương trình mục tiêu
3
1600/QĐ-TTg
16/8/2016
Quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2016 - 2020
Tiếp tục nâng cao hiệu lực hiệu
quả việc thực hiện chương trình
4
32/2016/QH14
23/11/2016 mục tiêu quốc gia xây dựng nơng
thơn mới gắn với cơ cấu lại ngành
nông nghiệp
Ban hành kế hoạch triển khai
Nghị quyết số 32/2016/QH14
ngày 23/11/2016 của Quốc hội về
5
414/QĐ-TTg
04/4/2017
tiếp tục nâng cao hiệu lực hiệu
quả việc thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành
nông nghiệp
Điều chỉnh, bổ sung Quyết định
số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016
6
1760/QĐ-TTg
10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nông thôn mới
12
STT
Số/ký hiệu
Ngày ban
Trích yếu
hành
giai đoạn 2016 - 2020
7
15/2018/NĐ-CP
02/02/2018
Quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật an toàn thực phẩm
Phê duyệt chương trình mỗi xã
8
490/QĐ-TTg
07/5/2018
một sản phẩm giai đoạn 2018 –
2020
Phê duyệt đề án mỗi xã một sản
9
500/QĐ-UBND
22/3/2018
phẩm tỉnh Hà Giang giai đoạn
2018 – 2020 định hướng 2030
Quyết định về việc ban hành Bộ
10
1048/QĐ-TTg
21/8/2019
tiêu chí đánh giá, phân hạng sản
phẩm Chương trình mỗi xã một
sản phẩm
11
4614/QĐ-UBND
19/12/2019
Huyện giao chỉ tiêu kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2020
Xin ý kiến vào dự thảo Kế hoạch
12
53/SNN-KTHT
10/01/2020 triển khai Chương trình mỗi xã
một sản phẩm (OCOP) năm 2020
Đăng ký ý tưởng sản phẩm tham
13
247/UBND-VP
15/01/2020
gia Chương trình Mỗi xã một sản
phẩm (OCOP) huyện Bắc Quang
năm 2020
Triển khai thực hiện Đề án mỗi xã
14
37/KH-UBND
10/02/2020 một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hà
Giang năm 2020
13
STT
Số/ký hiệu
Ngày ban
Trích yếu
hành
Triển khai thực hiện Chương trình
15
803/KH-UBND
26/02/2020 mỗi xã một sản phẩm (OCOP)
huyện Bắc Quang năm 2020
Kết luận tại hội nghị trực tuyến về
lĩnh vực phát triển chăn nuôi gia
16
32/TB-UBND
02/03/2020 súc, gia cầm và sản phẩm OCOP
trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm
2020
Triển khia thực hiện kết luận số
“32” ngày 02/03/2020 của UBND
17
290/SNN-KTHT
10/03/2020 tỉnh tại Hội nghị trực tuyến ngày
27/02/2020
về
Chương
trình
OCOP
Triển khai thực hiện Thơng báo
18
1070/UBND-VP
11/03/2020 Kết luận số 32/TB-UBND ngày
02/03/2020
Kế hoạch tổ chức đánh giá, phân
19
2662/KH-UBND
02/6/2020
hạng sản phẩm tham gia Chương
trình “mỗi xã một sản phẩm”
huyện Bắc Quang năm 2020
Quyết định sửa đổi, bổ sung một
số phụ lục Quyết định số
20
781/QĐ-TTg
08/6/2020
1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8
năm 2020 của thủ tướng chính
phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí
14
STT
Số/ký hiệu
Ngày ban
Trích yếu
hành
đánh giá, phân hạng sản phẩm
Chương trình mỗi xã một sản
phẩm
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm về triển khai OCOP và các chương trình tương tự của
các quốc gia trên thế giới
2.2.1.1. kinh nghiệm triển khai OVOP Nhật Bản
Phong trào Mỗi làng một sản phẩm (OVOP) của Nhật Bản cuối những
năm 70 của thế kỷ 20, Nhật Bản về cơ bản đã thực hiện xong công cuộc cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước với sự phát triển mạnh mẽ ở khu vực thành
phổ. Tuy nhiên, tình trạng trái ngược lại diễn ra phổ biến ở khu vực nơng thơn
khi chỉ cịn lại người già và trẻ nhỏ, người nông dân bị mất phương hướng sản
xuất phần vì nguồn lao động bị thiếu hụt, phần vì không nắm được xu hướng
thị trường, nhu cầu tiêu dùng của “người thành phố”. Khi trở thành người
đứng đầu chính quyền tỉnh Oita, ngài Morihiko Hiramatsu đã tìm nhiều cách
để khôi phục nền kinh tế của mảnh đất này, trong đó có Phong trào “Mỗi làng
một sản phẩm”. Theo đó, mỗi địa phương (làng, xã, huyện), mỗi làng lựa
chọn ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trưng của địa phương để
phát triển như rau, quả, đồ gỗ, các sản phẩm văn hoá, dịch vụ du lịch... Để
thực hiện nội dung này, hàng loạt vấn đề được đề cập và giải quyết một cách
triệt để như xây dựng các nguyên tắc hoạt động của phong trào, tổ chức sản
xuất sản phẩm, tổ chức mạng lưới quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, phân phối
lợi ích,... Người dân địa phương tham gia một cách tự nguyện vào Phong trào
này với tư cách là chủ nhân của các hoạt động. Chính quyền địa phương đóng
15
vai trị trợ giúp chứ khơng phải là hướng dẫn hoặc ra mệnh lệnh cho họ.
Phong trào này đã gắn kết được các hoạt động sản xuất nông nghiệp với chế
biến nông sản, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng giá trị gia tăng trong các
sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của chúng, từ đó làm tăng thu nhập cho
người dân nông thôn. Nhiều nghề truyền thống được khôi phục lại, nhiều
nghề mới được phát triển. Các mặt hàng nơng sản phổ biến của địa phương từ
chỗ ít được biết đến đã trở lên phổ biến và có giá bán khá cao. Trải qua hơn
20 năm phát triển, Phong trào OVOP đã đạt được những thành công vang dội
trong q trình phát triển nơng thơn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và
thành thị cả về kinh tế, văn hố và lối sống. Thành cơng lớn nhất của Phong
trào là tạo ra niềm tin cho lớp trẻ - những người vốn đã có mặc cảm về sự yếu
kém kinh tế của địa phương, về sự phát triển của kinh tế nơng thơn. Do có
nhiều tương đồng giữa Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” của tỉnh Oita với
chính sách phát triển nông thôn của các quốc gia, đã có rất nhiều nhà lãnh đạo
cao cấp của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới quan tâm, tìm hiểu và vận
dụng phong trào này, điển hình như: Thủ tướng Thái Lan Thatsin Siwatra, thủ
tướng Malaysia Mahathir Bin Mohamad, Tổng thống Philippine, Thủ tướng
Campuchia Hunsen, Thủ tướng Lào Boun Nhang Vorachith,... đã có nhiều
hoạt động liên kết với Phong trào “ Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật.
Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP) là cách thức đưa nông
nghiệp của tỉnh tăng trưởng và phát triển theo kịp với sự phát triển chung của
đất nước. Phong trào OVOP được xây dựng dựa trên ba nguyên tắc chính:
Một là “Từ địa phương tiến ra toàn cầu”. Nguyên tắc này thể hiện mục
tiêu cao nhất của sản xuất hàng hóa nông nghiệp Nhật Bản là chiếm lĩnh thị
trường nông sản thế giới. Sản phẩm của OVOP được xác định ngay từ đầu là
không những phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại địa phương, trong nước mà
còn để cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác trên thị trường thế giới. Do
16
đó, chất lượng nơng sản phải khơng ngừng được nâng cao, đáp ứng được nhu
cầu, thị hiếu và tiêu chuẩn trong nước cũng như quốc tế. Cùng với đó, các
hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm cũng được tăng cường tại
hầu khắp các nước trên thế giới.
Hai là, “Tự tin - Sáng tạo”. Phong trào OVOP quan tâm đến tất cả các
khâu của chu trình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm khuyến khích những cách làm
sáng tạo bao gồm việc nghiên cứu mẫu mã, chất liệu, quy cách đóng gói bao
bì; cách tiếp thị, quảng bá, đưa sản phẩm ra thị trường sao cho ấn tượng, thu
hút khách hàng… Chất lượng nông sản được đảm bảo cùng với nhiều cách
thức bán hàng, tiếp cận người tiêu dùng độc đáo đã giữ vững và mở rộngthị
trường tiêu thụ nông sản Nhật Bản được, kinh tế của các hộ nông dân, của
làng xã ở Nhật Bản ngày càng thịnh vượng.
Ba là, “Tập trung phát triển nguồn nhân lực”. Tại Nhật Bản, nông dân
không những được đào tạo bài bản, có kiến thức về sản xuất nơng nghiệp,
hiểu biết sâu về sản phẩm, ứng dụng thành thạo khoa học - kỹ thuật, công
nghệ tiên tiến vào sản xuất hàng hóa, họ cịn được cung cấp những kiến thức
về kinh doanh, về nghệ thuật marketing để có thể tự xây dựng các chiến lược
kinh doanh, cạnh tranh sản phẩm của mình. Họ cịn nhận được sự hỗ trợ từ
Chính phủ, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp bằng những chính sách
hiệu quả. Nhờ đó, họ tạo được những sản phẩm có thương hiệu như: Chanh
Kobosu; thịt bị Bungo; nấm Oita (nấm shiitake) là loại nấm thượng hạng ở
Nhật Bản, chiếm 28% thị trường nấm trên toàn quốc; hàng gỗ mỹ nghệ ở thị
trấn Yufuin; cam, cá khô ở làng Yonouzu; chè và măng tre ở làng Natkatsu,…
Trong 20 năm (1979-1999), phong trào OVOP đã tạo ra được 329 sản phẩm
với tổng doanh thu là 141 tỷ yên/năm (1,1 tỷ USD).
Phong trào OVOP như một điển hình của việc phát triển ngành nghề
nông thôn trên cơ sở tận dụng các nguồn lực địa phương.Phong trào đã lan tỏa
17
trên khắp đất nước Nhật Bản, là một trong những nhân tố quan trọng góp
phần vào sự phát triển thần kỳ của ngành nơng nghiệp nói riêng cũng như nền
kinh tế Nhật Bản nói chung.
2.2.1.2. kinh nghiệm triển khai OTOP Thái Lan
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OTOP) của Thái Lan là Chương
trình khuyến khích phát triển kinh tế địa phương do cựu thủ tướng Thái Lan
Thaksin Shinawatra khởi xướng và tổ chức. Chương trình OTOP được triển
khai dựa trên kinh nghiệm Phong trào OVOP tại Nhật Bản nhưng có điều
chỉnh để phù hợp với tình hình của Thái Lan. Chương trình khuyến khích
cộng đồng địa phương phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm địa phương, lựa chọn các sản phẩm tiêu biểu để cấp
chứng nhận thương hiệu từ đó hỗ trợ xúc tiến thương mại trong nước và xuất
khẩu. Các sản phẩm OTOP của các địa phương và được phân thành 6 nhóm
gồm: Đồ ăn lương thực thực phẩm; Đồ uống; May mặc; Đồ gia dụng - trang
trí; Lưu niệm và thủ công mỹ nghệ; Thuốc từ cây cỏ - dược liệu - hương liệu
không ăn được. Các cuộc thi đánh giá, phân hạng sản phẩm được thực hiện
liên tục trong các năm nhằm tôn vinh các sản phẩm chất lượng, nâng cao uy
tín, thương hiệu cho các sản phẩm. Các sản phẩm OTOP có thứ hạng cao
được hỗ trợ xúc tiến trong hệ thống xúc tiến của Chương trình như: Hội chợ
OTOP cấp tỉnh; Hội chợ OTOP cấp vùng; Hội chợ quốc tế OTOP; Trung tâm
trưng bày các sản phẩm OTOP; Trung tâm phân phối các sản phẩm OTOP,...
Hệ thống tổ chức Chương trình OTOP gồm: Uỷ ban Điều hành OTOP Quốc
gia chịu trách nhiệm theo dõi các tiêu chuẩn sản phẩm, hỗ trợ mỗi cộng đồng
hiểu biết về sản phẩm và quảng bá chúng trên quy mô đầy đủ (bao gồm lưu
trữ dữ liệu thống kê các sản phẩm). Cục Xúc tiến xuất khẩu tổ chức Hội chợ
trong nước để thu hút sự chú ý của công chúng, tổ chức triển lãm ở nước
ngồi. Chương trình OTOP đã được triển khai liên tục từ năm 2000 đến nay,
18
mỗi năm Chương trình OTOP có một điểm nhấn nhằm đưa Chương trình phát
triển về chất từ thấp đến cao, như kết nối các ngành cùng thực hiện ngay từ
những năm đầu tiên đến nghiên cứu tìm kiếm các sản phẩm OTOP tiềm
năng... và hướng đến hội nhập các nền kinh tế Asean (AEC) ngay từ năm
2012, khi AEC còn đang được đàm phán. Đến hết 2013, đã có 37.000 doanh
nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình kinh doanh,... tham gia OTOP, tạo
ra 72.000 sản phẩm trên tồn quốc. Đặc điểm nổi bật của OTOP là nó đã được
chuyển từ một phong trào ở Nhật Bản thành một chương trình ở Thái Lan.
Theo đó nhà nước là người tổ chức, với nguồn lực đầy đủ cả về con người và
ngân sách. Điểm đặc biệt là chu trình OTOP thường niên, theo đó người dân
là người khởi xướng q trình phát triển, sản xuất và thương mại hóa sản
phẩm bằng cách đăng ký sản phẩm sẽ phát triển với nhà nước. Dựa trên đăng
ký của người dân, toàn bộ hệ thống vào cuộc để hỗ trợ bao gồm Văn phịng
Chính phủ, các ngành Cơng nghiệp, Nơng nghiệp - HTX, Văn hóa, Thương
mại, Khoa học cơng nghệ, Mơi trường, Thông tin - Truyền thông, Ngoại giao,
Y tế, Nội vụ, Lao động. Các sản phẩm đã đăng ký phải được đánh giá và phân
hạng .
Mục tiêu tổng thể của OTOP ở Thái Lan là: Xây dựng xã, cộng đồng
vững mạnh; phát triển tự lực của nhân dân; xây dựng gia đình hạnh phúc và
có chất lượng. Cụ thể hơn là: Tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư;
xây dựng xã, cộng đồng vững mạnh; phát triển trí tuệ, truyền thống địa
phương; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và thúc đầy sự sáng tạo của
cộng đồng.
Để triển khai OTOP, Chính phủ Thái Lan thành lập Ủy ban OTOP
Quốc gia do Thủ tướng đứng đầu cùng với các bộ, ngành liên quan. Cơ quan
điều hành do Phó Thủ tướng phụ trách và Cơ quan thường trực được giao cho
Cục phát triển cộng đồng, Bộ Nội vụ đảm nhiệm. Hệ thống OTOP cấp Trung
19
ương gồm các Ban (bộ phận): Maketing, thực phẩm và đồ uống, vải và may
mặc, nội thất, trang trí và lưu niệm, thảo dược, tiểu ban OTOP vùng và tiểu
ban OTOP cấp tỉnh. Ở cấp tỉnh và huyện có Ủy ban OTOP do Phó tỉnh, huyện
trưởng phụ trách và có bộ phận giúp việc chuyên trách, tham gia ở cấp tỉnh và
huyện đóng vai trị quan trọng là các cơ quan nghiên cứu như các trường đại
học, viện nghiên cứu… Ngân sách cho OTOP gồm: Ngân sách Chính phủ,
các quỹ đầu tư, các tổ chức tài chính và các quỹ của cộng đồng.
Để triển khai chương trình, Chính phủ dành thời gian năm đầu tiên
(năm 2001) để thống nhất phân công nhiệm vụ các bộ, ngành. Năm thứ hai
(năm 2002) các bộ, ngành, cơ quan thường trực nghiên cứu, xây dựng quy
trình, chu trình, cách thức triển khai OTOP. Nhiệm vụ chính của OTOP được
đề ra là: Thúc đẩy và hỗ trợ sức mạnh của cộng đồng; phát triển sự hiểu biết
và tư duy; xây dựng, tổ chức hệ thống quản lý sự sáng tạo của cộng đồng.
Trên cơ sở đó các quy chuẩn, hệ thống của OTOP được xây dựng gồm:
Maketing, hệ thống tiêu chuẩn, logistics, mạng lưới bán hàng, lao động, phát
triển sản phẩm, nguyên liệu được thực hiện khép kín và có sự phối hợp chặt
chẽ trong chuỗi sản xuất.
Nguyên tắc của OTOP được giữ vững theo nguyên tắc của Phong trào
“Mỗi làng, một sản phẩm” của Nhật Bản là: Hành động tại địa phương nhưng
tư duy hướng đến tồn cầu hóa; tự tin, sáng tạo và đào tạo nguồn nhân lực.
Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc và hệ thống tổ chức đã được
xây dựng, chương trình OTOP hàng năm được triển khai thực hiện theo chủ
đề công tác trọng tâm theo chiều hướng phát triển tư duy, trình độ sản xuất và
sự phát triển của chương trình.
Các sản phẩm của OTOP khi thi đạt giải được xếp hạng từ 1 đến 5 sao.
Sản phẩm OTOP được chia làm 4 cấp: Sản phẩm có chất lượng cao (cấp ABest, 5 sao) phục vụ cho xuất khẩu. Sản phẩm có chất lượng (cấp B-Identity)
20
tiêu dùng nội địa. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn (cấp C-Standrad) tiêu dùng nội
địa, hoặc trong vùng, trong tỉnh. Sản phẩm chất lượng thấp (cấp D-Develop,
từ 1-2 sao) cần tiếp tục nghiên cứu phát triển. Như vậy, nhà sản xuất khơng đi
vào ngõ cụt mà tiếp tục có cơ hội nâng cấp phát triển sản phẩm của mình cho
chu kỳ mới tiếp theo.
Định vị chính cho Chương trình OTOP là sản phẩm, do vậy mọi hoạt
động đều hướng đến phát triển sản phẩm một cách hoàn thiện nhất như:
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm, định vị sản phẩm, xây dựng câu chuyện
cho sản phẩm, maketing và bao bì đóng gói sản phẩm, đổi mới sản phẩm và
xây dựng thương hiệu.
Qua q trình phát triển từ những sản phẩm nơng nghiệp, thủ công mỹ
nghệ truyền thống những năm đầu, đến nay, các sản phẩm OTOP được phát
triển lên, bao gồm: Sản phẩm hàng hóa đa dạng từ nơng nghiệp, thủ công mỹ
nghệ, đến sản phẩm công nghiệp; dịch vụ; địa điểm du lịch; văn hóa địa
phương, lối sống (tập tục văn hóa) và truyền thống văn hóa. Để thương mại hóa
sản phẩm, dịch vụ Chương trình OTOP được tổ chức xúc tiến thương mại từ
hội chợ cấp trung ương, khu vực (bắc, trung, nam), cấp tỉnh, hội trại thanh niên
OTOP, hội thi OTOP làng, lễ hội làng du lịch OTOP… Các sản phẩm OTOP
không chỉ được bày bán tại các địa điểm bán hàng truyền thống mà còn được
đưa vào cả trụ sở hành chính các cấp, nhà ga, sân bay, các khách sạn, nhà
hàng... tạo nên tổng thể cả xã hội sản xuất, kinh doanh sản phẩm OTOP.
Chỉ tính riêng trong năm 2012, đã có 36.092 nhà sản xuất (11.204 hộ,
24.327 nhóm hộ và 561 doanh nghiệp, HTX) tạo ra 71.739 sản phẩm thuộc
các lĩnh vực. Trong đó, thực phẩm 18.400, đồ uống 2.465, vải và may mặc
17.196, nội thất, trang trí và lưu niệm 25.813 và thảo dược 7.865 sản phẩm.
Nếu như năm 2001, giá trị bán hàng của các sản phẩm đạt 8 triệu USD, thì