Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 91 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1

















“Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn
nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang”.

















ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





HOÀNG NGỌC LÝ HỒNG





“NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GIUN QUẾ TRÊN
NỀN GIÁ THỂ KHÁC NHAU VÀ SỬ DỤNG GIUN QUẾ TƢƠI
TRONG CHĂN NUÔI GÀ THỊT TẠI HUYỆN BẮC QUANG
TỈNH HÀ GIANG”

Chuyên ngành : Chăn nuôi
Mã số : 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HÀ VĂN DOANH





Thái Nguyên - năm 2013


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
2
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi nước ta có từ lâu đời và đóng vai trò quan trọng trong
đời sống của nhân dân. Nó cung cấp sức kéo, thịt, trứng, sữa… phục vụ cho
nhu cầu sống của con người. Trong những năm qua, cùng với sự trở mình đi
lên của đất nước, ngành nông nghiệp đã và đang đóng một vai trò quan trọng
trong nền kinh tế nước ta. Hiện nay, ngành chăn nuôi không chỉ dừng lại ở
chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình mà ngày càng phát triển với quy mô lớn, nhiều
chủng loại vật nuôi phong phú, đa dạng về cả số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, đi theo đó là hai vấn đề lớn là: thiếu nguồn cung cấp thức ăn
cho gia súc, gia cầm và vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng. Trong chăn nuôi thức ăn
là vấn đề quan trọng, quyết định phần lớn đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi.
Chi phí cho thức ăn thường chiếm tỷ lệ rất lớn, khoảng 70% tổng chi phí chăn
nuôi, trong đó giá thành của nhóm thức ăn giàu protein thường cao hơn nhiều
so với nhóm thức ăn giàu năng lượng. Trong những năm gần đây, tình hình thị
trường thức ăn chăn nuôi nước ta có nhiều biến động, giá thức ăn công nghiệp

tăng cao (cao hơn các nước trong khu vực từ 10 - 20%) một phần là do nước ta
phải nhập khẩu nhiều nguồn nguyên liệu thức ăn, đặc biệt là nhóm nguyên liệu
thức ăn giàu protein (chiếm 60 - 70%) nên đã làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả
chăn nuôi. Chính vì vậy, việc lựa chọn nguồn nguyên liệu thức ăn, đặc biệt là
nguồn thức ăn giàu protein rẻ tiền, dễ tìm nhằm bổ sung, thay thế trong khẩu
phần ăn của gia cầm là điều rất có ý nghĩa, góp phần nâng cao năng suất chăn
nuôi, hạ giá thành sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay phân hữu
cơ truyền thống đã dần bị loại bỏ do bẩn, mùi hôi thối và mang nhiều vi khuẩn
gây bệnh. Phân bón hóa học trong quá trình sử dụng liên tục ảnh hưởng đến độ
phì nhiêu của đất và làm chai cứng đất. Để từng bước khắc phục hai vấn đề nêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
3
trên trong nền kinh tế phát triển bền vững, thì nghề nuôi giun quế là một hướng
đi mới cho ngành chăn nuôi. Giun quế là loài động vật được biết đến để sử
dụng làm thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm, thủy sản đạt hiệu quả kinh tế
cao với hàm lượng protein thô chiếm đến 70% trọng lượng khô. Hơn nữa, giun
quế có thể xử lý chất thải hữu cơ, phân gà, phân lợn, phân trâu bò và chuyển
hóa chúng thành phân bón hữu cơ có chất lượng và bằng cách đó có thể cải
thiện được môi trường sinh thái ở các vùng nông thôn. Thậm chí, phân của
giun quế cũng có thể dùng để xử lý nước thải. Sản phẩm thừa và xác chết còn
lại góp phần cải tạo, phục hồi đất. Một mặt khác, nuôi giun quế sẽ là một nghề
góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, kể cả ở vùng sâu vùng xa. Vì vậy,
việc phát triển nghề nuôi giun quế cũng là một hướng đi mới để phát triển
ngành chăn nuôi nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung ngày càng có chất
lượng và hiệu quả thiết thực. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nói trên,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể
khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc
Quang - tỉnh Hà Giang”.
2. Mục tiêu đề tài

- Xác định được phương pháp nuôi giun quế đạt năng suất cao từ các
chất thải nông nghiệp khác nhau.
- Xác định được ảnh hưởng của việc sử dụng giun quế tươi đến khả
năng cho thịt trên đàn gà thịt.
- Xác định được mức bổ sung giun quế tươi vào khẩu phần ăn của gà
nuôi thịt.
3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp thêm nguồn tư liệu về kỹ thuật chăn
nuôi giun quế trên nhiều nền giá thể khác nhau và bổ sung giun quế tươi làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
4
thức ăn bổ sung cho vật nuôi. Ảnh hưởng của giun quế tươi đến khả năng sinh
trưởng và chất lượng gà thịt.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nuôi giun quế và sử dụng giun quế bổ sung vào khẩu phần ăn trong chăn
nuôi gà thịt sẽ giảm được chi phí thức ăn trong chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường. Mặt khác, mở ra một hướng chăn nuôi mới góp phần đẩy mạnh
phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ở các tỉnh miền núi phía Bắc.



















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Giun quế và đặc tính của giun quế
Giun quế có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ
Megascocidae (họ cự dẫn), ngành ruột khoang. Chúng thuộc nhóm giun ăn
phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy,
trong tự nhiên ít tồn tại với phần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực
tiếp như một số loài giun địa phương sống trong đất.
Theo Phan Tử Diên và cs (1988) [5], giun quế là một loại giun đất,
thuộc ngành giun đốt (Annelida), trong lớp giun ít tơ (Oligochaeta). Hiện nay
trên thế giới có khoảng 2500 loài, Mehrotra (1997) [84], cho rằng có 3920 loài.
Lê Hồng Mận (2004) [30] cho rằng trên thế giới có đến 8000 giống giun, trong
đó ở nước ta đã phát hiện trên 100 giống.
1.1.1.1. Đặc tính sinh lý học
* Đặc tính sinh học
Nguyễn Văn Bảy (2005) [2], giun quế có kích thước tương đối nhỏ, độ
dài vào khoảng 10 - 15 cm, thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có
thể đạt 0,1 - 0,2 cm, có màu từ đỏ đến màu mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt

dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Cơ thể giun có hình thon dài nối với nhau
bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ.
Giun quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức ăn mỗi ngày
được nhiều nhà khoa học ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể của
nó. Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng thải
ra phân ra ngoài rất giàu dinh dưỡng, những vi sinh vật cộng sinh có ích trong
hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể nhưng vẫn còn hoạt động ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
6
“màng dinh dưỡng” một thời gian dài. Đây là một trong những nguyên nhân
làm cho phân giun có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả cải tạo đất tốt
hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên.
* Đặc tính sinh lý
Nguyễn Văn Bảy (2005) [2], giun quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng
mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn.
Nhiệt độ thích hợp nhất với giun quế nằm trong khoảng từ 20 - 30
o
C, ở nhiệt
độ khoảng 30
o
C và độ ẩm thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh.
Ở nhiệt độ quá thấp, chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết; hoặc khi nhiệt
độ của luống nuôi lên quá cao cũng bỏ đi hoặc chết. Chúng có thể chết khi điều
kiện khô và nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong môi trường
nước có thổi O
2
.
Giun quế quế rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có độ pH ổn
định. Qua các thí nghiệm thực hiện, nhận thấy chúng thích hợp nhất vào

khoảng 7,0 - 7,5, nhưng chúng có khả năng chịu đựng được phổ pH khá rộng,
từ 4 - 9, nếu pH quá thấp, chúng sẽ bỏ đi.
Giun quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng, chúng ăn bất kỳ chất thải
hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc,
gia cầm…). Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ hấp
dẫn chúng hơn, giúp cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn.
Trong tự nhiên, giun quế thích sống nơi ẩm thấp, gần cống rãnh, hoặc
nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rữa như trong các đống phân
động vật, các đống rác hoai mục. Giun quế rất ít hiện diện trên các đồng
ruộng canh tác dù nơi đây có nhiều chất thải hữu cơ, có lẽ vì tỷ lệ C/N của
những chất thải này thường cao, không hấp dẫn và không đảm bảo điều kiệm
ẩm độ thường xuyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
7
* Giá trị dinh dưỡng của giun quế
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bảy (2001) [1], giá trị dinh
dưỡng của giun quế phơi khô như sau: vật chất khô chiếm 93,62%, protein
thô chiếm 59,9%, năng lượng thô chiếm 402,09 kcal/100g, béo thô chiếm
7,43%, canxi chiếm 0,11%, phot pho chiếm 0,118%.
Theo Trần Thị Dân và cs (2006) [4], giá trị dinh dưỡng của giun quế
trước khi chế biến như sau: vật chất khô chiếm19,24%, protein thô chiếm
13,41%, béo chiếm 1,17%, khoáng tổng số chiếm 1,48%. Sau khi phơi, vật
chất khô của giun quế là 88,68%, protein là 57,14%, béo là 4,89%, khoáng
tổng số là 7,9%. Sau khi rang, vật chất khô của giun quế là 91,69%, protein là
41,07%, béo là 4,24%, khoáng tổng số chiếm 36,88%.
Như vậy, giun quế rất giàu các chất dinh dưỡng, phù hợp để làm thức
ăn chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm.
1.1.1.2. Sự sinh sản và phát triển.
Theo Nguyễn Lân Hùng (2010) [14], Giun quế sinh sản rất nhanh trong

điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối ổn định và có độ ẩm cao như điều kiện
của khu vực phía Nam. Theo nhiều tài liệu, từ một cặp ban đầu trong điều
kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1.000 - 1.500 cá thể trong một năm.
Giun quế là sinh vật lưỡng tính, chúng có đai và các lỗ sinh dục nằm ở
phía đầu của cơ thể, có thể giao phối chéo với nhau để hình thành kén ở mỗi
con, kén được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén mang từ 1 - 20 trứng,
mỗi kén có thể nở từ 2 - 10 con.
Khi mới nở, con nhỏ như đầu kim có màu trắng, dài khoảng 2 - 3 mm,
sau 5 - 7 ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện
một vằn đỏ thẫm trên lưng. Khoảng từ 15 - 30 ngày sau, chúng trưởng thành
và bắt đầu xuất hiện đai sinh dục; từ lúc này chúng bắt đầu có khả năng bắt
cặp và sinh sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
8
1.1.1.3. Tác dụng của việc sử dụng giun quế trong chăn nuôi và một số lĩnh
vực khác
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy: Hiếm có loài động vật nào có
giá trị hấp dẫn như con giun quế. Giun được sử dụng trực tiếp hoặc phối trộn
để làm thức ăn cao cấp nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản; thậm chí làm thực
phẩm cho con người, dùng sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm; giun phân hủy rác
hữu cơ, bảo vệ môi trường; phân giun thải ra là một trong những loại phân
hữu cơ thiên nhiên giàu dinh dưỡng nhất mà con người từng biết. Lợi ích to
lớn của giun quế thể hiện ở một số tác dụng chủ yếu sau đây:
* Giun là loại thức ăn giàu đạm, chất lượng cao để nuôi gia súc, gia
cầm và thủy hải sản, đồng thời làm giảm chi phí thức ăn chăn nuôi
Với hàm lượng protein thô chiếm 70% trọng lượng khô, hàm lượng
đạm của giun tương đương với bột cá, thường được dùng trong thức ăn chăn
nuôi. Giun còn hội đủ 12 loại acid amin, nhiều loại vitamin, chất khoáng cần
thiết cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Đặc biệt giun còn có các loại kích thích

sinh trưởng tự nhiên mà trong bột cá không có. Thức ăn chăn nuôi có bột giun
sẽ không có mùi tanh và khét của cá và dầu cá, hấp dẫn vật nuôi, lại bảo quản
được lâu hơn thức ăn có dùng bột cá (Trại giun quế PHT, 2008) [60].
* Phân giun là một loại phân hữu cơ thiên nhiên giàu dinh dưỡng
Theo Trại giun quế PHT (2008) [60], thức ăn chủ yếu của giun là phân
trâu bò, ngựa, dê, cừu, thỏ, lợn, gà; phế thải, rau của quả, cây thân thảo và các
loại rác hữu cơ hoai mục…; Sau khi được giun tiêu hóa sẽ trở thành phân
giun, có chứa một số acid amin như: tyrozin, arginin, cystin, methionin,
histidin…
Phân giun chứa một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, dễ hòa tan trong
nước, chứa hơn 50% chất mùn. Do đó phân giun không chỉ kích thích tăng
trưởng cây trồng, mà còn tăng khả năng cải tạo đất. Phân giun còn chứa các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
9
khoáng chất được cây trồng hấp thụ một cách trực tiếp, không như các loại
phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trước khi cây hấp thụ. Hơn
nữa, phân giun không có mùi hôi thối như các loại phân gia súc, gia cầm, lại có
thể để lưu giữ lâu ngày trong túi nilon mà không sợ bị mốc, rất thuận lợi cho
việc bảo quản và vận chuyển. Phân giun làm giảm lượng acid carbon trong đất
và gia tăng nồng độ nitơ ở trạng thái cây trồng có thể hấp thụ được. Chất acid
humic ở trong phân giun có thể giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ nhiều hơn bất
kỳ chất dinh dưỡng nào khác. Chất IAA (indol acetic aicd) có trong phân giun
là một trong những chất kích thích hữu hiệu, giúp cây trồng tăng trưởng tốt.
Phân giun có thể giúp chống sự xói mòn và tăng khả năng giữ nước
trong đất. Cây trồng khi bón phân giun sẽ không bị “cháy”, khống chế được
các kim loại nặng xâm nhập cây gây đột biến làm phát sinh tế bào lại có hại,
gây hoại tử rễ… Chất mùn trong phân giun loại trừ được những độc tố, nấm,
và vi khuẩn có hại trong đất có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ và đẩy lùi nhiều
bệnh của cây trồng. Phân giun có tác dụng điều hòa môi trường đất rất tốt,

giúp cây phát triển ngay cả khi nồng độ pH trong đất quá cao hoặc thấp. Việc
nuôi giun quế lấy phân, chính là việc áp dụng công nghệ xử lý rác thải hữu cơ
bằng con giun quế một trong những công nghệ rẻ tiền nhất.
Hiện tại phân giun quế thường được sử dung cho các mục đích như:
Kích thích sự nẩy mầm và phát triển của cây trồng; Điều hòa dinh dưỡng cải
tạo đất, làm cho đất màu mỡ và tơi xốp; Dùng làm phân bón lót cho cây rau
quả, tạo ra sản phẩm có chất lượng và năng suất cao; Dùng làm phân bón lá
hảo hạng và kiểm soát sâu bọ hại cây trồng. Vì vậy, phân giun là loại phân
sạch thiên nhiên quý giá để bón cho hoa, cây cảnh, rau quả trong nông nghiệp
sạch, được thị trường rất ưa chuộng.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
10
* Giun làm thuốc chữa nhiều loại bệnh cho con người
Trại giun quế PHT (2008) [60], y học cổ truyền của nhiều nước, trong
đó có Việt Nam, đã dùng giun đất để chữa các bệnh về huyết áp, tim mạch,
thần kinh, kháng ung thư, hen suyễn, sốt rét, thấp khớp, đậu mùa, thương hàn,
gẫy tay chân v v… Loại acid amin tyrosin trong giun có thể tăng tuần hoàn
máu ngoại vi của bề mặt cơ thể, tăng tản nhiệt, có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt.
Dịch ngâm nước của giun có tác dụng làm tê tri giác (giảm đau). Dung dịch
cồn của giun, có tác dụng giảm huyết áp từ từ và giữ được lâu bền, sử dụng
rất tốt cho người cao huyết áp. Rượu thuốc lumbrokinase làm từ giun đất đã
thanh trùng, ngâm rượu, đến khi có màu nâu đậm, đem ra sử dụng sẽ giúp
ngăn ngừa tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch và mỡ máu ở người cao
tuổi. Trong cơ thể giun có chất xúc tác, có tác dụng co bóp cổ tử cung, trợ
giúp sản phụ dễ dàng khi đẻ. Thành phần đạm trong chiết xuất của giun, có
tác dụng giãn nở khí quản, trị bệnh hen suyễn. Nhờ việc chứa các hàm lượng
rất cao của acid linoleic, cùng khoáng chất vi lượng đặc hiệu chống oxy hóa

là Se, giúp giun tăng năng lực sát khuẩn, tăng cường miễn dịch, nâng cao sức
đề kháng trong cơ thể, nên tăng được khả năng chống ung thư, giảm hội
chứng thiểu năng trí tuệ (bệnh đao) ở trẻ em; ổn định sự hoạt động của cơ tim
nên phòng được các bệnh bất thường về tim, ngăn ngừa viêm gan, loét dạ dày,
viêm đường ruột, thấp khớp, viêm họng, tiểu đường, yếu về sinh lý. Hàm
lượng Zn có trong giun giúp điều trị đối với những trẻ em biếng ăn, tóc thưa,
chậm lớn, ngăn ngừa sự phát triển không bình thường về tri giác và thính giác
trẻ em. Ngoài ra nó còn điều trị suy nhược thần kinh toàn diện, trí nhớ kém,
ngủ kém, khứu giác bất thường.
Trong các tác dụng chữa bệnh của giun đất thì tác dụng cấp cứu những
trường hợp đột quỵ do tai biến mạch máu não là được quan tâm nhiều nhất. Ở
Việt Nam, toa thuốc và tên bài thuốc sử dụng giun đất chữa tai biến mạch máu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
11
não đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ XX, được in lại trong cuốn sách
“Hai trăm bài thuốc quý” của ông Lê Văn Tình vào năm 1940. Bài thuốc cũng
đã được bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, cho phổ biến
để sử dụng hữu hiệu trong đợt chống dịch sốt xuất huyết tại các tỉnh miền Bắc
vào năm 1969. Cho đến nay, bài thuốc đơn giàn này đã cứu chữa và phục hổi
cho rất nhiều trường hợp hôn mê do đột quỵ, dù đã nhiều ngày trôi qua.
* Giun làm thực phẩm cho người và sản xuất mỹ phẩm
Trại giun quế PHT (2008) [60], giun có hàm lượng protein cao, giàu
nguyên tố vi lượng tương tự thịt thỏ - là loại thịt giàu đạm, ít chất béo. Trong
giun có tới 8 loại acid amin cần thiết cho con người. Hàm lượng vitamin B1,
B2 trong giun gấp 10 lần khô đậu tương, 14 lần bột cá, cùng sự phong phú về
vitamin A, E, C và các vi lượng khoáng chất có lợi cho sức khỏe dinh dưỡng
của con người. Vì vậy, nhiều nước đã sử dụng giun để chế biến thành thực
phẩm cho con người. Ở Nhật, có tới 200 loại thực phẩm được chế biến từ giun.
Ở Italia giun được chế biến pate. Ở Đài Loan có hơn 200 món ăn làm từ giun.

Ở Australia người ta ăn giun với món ốp lếp. Hiện nay, đã có đồ hộp thực
phẩm làm bằng giun và bánh bích quy bán ra thị trường. Nhiều nhà dinh dưỡng
học trên thế giới dự đoán: Giun là loại động vật dinh dưỡng, dễ nuôi, trong
tương lai sẽ trở thành nguồn quan trong về thực phẩm động vật bình dân, phổ
biến của loài người.
Giun cũng cung cấp nguyên vật liệu thô tốt nhất cho công nghiệp. Một số
enzyme và hoạt chất được chiết xuất từ giun để làn thuốc, thức ăn, mỹ phẩm.
Hiện giun đang được quan tâm nghiên cứu sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm.
* Giun góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp sinh thái
Trại giun quế PHT (2008) [60], giun có sức tiêu hóa lớn. Tác dụng phân
giải hữu cơ của giun chỉ đứng sau các vi sinh vật, một tấn giun có thể tiêu hủy
được 70 - 80 tấn rác hữu cơ, hoặc 50 tấn phân gia súc trong một quý. Các nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
12
trên thế giới đã tận dụng cơ năng đặc thù này của giun để xử lý chất thải sinh hoạt
hoặc rác thải hữu cơ, làm sạch môi trường, có hiệu quả tốt. Một công ty ở
California (Mỹ) đã nuôi 500 triệu giun, hàng ngày xử lý khoảng 2.000 tấn rác. Ở
Nhật, những nhà máy hằng năm sản xuất được 10.000 tấn giấy, với 45.000 tấn phế
thải, đã sử dụng giun để xử lý chất thải, đồng thời sản xuất được 2.000 tấn giun
khô, 15.000 tấn phân giun.
Giun sống trong đất sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất. Phân giun góp phần
làm giảm mức sử dụng phân hóa học, giúp cây trồng phát triển tốt, tăng khả
năng chống sâu bệnh, giảm bớt việc sử dụng thuốc trừ sâu, nhờ đó bảo vệ được
môi trường. Với những khu vực ô nhiễm, nếu nuôi giun cũng làm sạch được môi
trường nước. Hơn nữa, giun đất có thể xử lý chất thải hữu cơ, phân gà, phân lợn,
phân bò và chuyển hóa phân bón hữu cơ có chất lượng cao, và bằng cách đó cải
thiện môi trường sinh thái các vùng nông thôn. Thậm chí, phân của giun cũng có
thể xử lý nước thải. Nuôi giun trong gia đình, vừa xử lý được rác thải, vừa có
phân giun bón cho hoa, cây cảnh. Một số nước đã làm các khay nuôi giun đặt tại

bếp ăn của các gia đình, thậm chí cả ở các khách sạn năm sao.
* Những tác dụng khác của giun
Trại giun quế PHT (2008) [60], giun là một sinh vật chỉ thị về môi
trường thổ nhưỡng, dùng kính hiển vi điện tử quan sát tình trạng sưng tấy, nổi u
của giun: Các tế bào thượng bì của niêm mạc đường ruột co lại hoặc bị lở loét
xuất huyết… Có thể đánh giá được mức độ ô nhiễm kim loại nặng và hóa chất
độc hại của môi trường vùng đất mà giun sống. Giun sống trong đất, nhưng da
rất ít dính đất. Hỗn hợp dịch thể mà giun tiết ra, cùng phương thức vận động
của giun, đang được nghiên cứu mô phỏng sinh học về công nghệ không bám
đất hoặc ít bám đất trong tác nghiệp cơ giới. Giun là một trong những loại mồi
câu rất hấp dẫn đối với cá, với 20% dân số có sở thích đi câu ở Nhật, đã cần
mỗi năm đến 300 tấn giun. Ở Trung Quốc, hằng năm cùng tiêu tốn trên 1000

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
13
tấn giun để làm mồi câu, giun còn được sử dụng làm học cụ trong nhà trường,
có thể tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, vừa rẻ tiền, thao tác dễ dàng, mà việc
thu thập bảo quả tiêu bản lại an toàn cho thầy giáo và học sinh.
1.1.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc giun quế
1.1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của giun quế
* Nhiệt độ
Mọi động vật đều chịu sự chi phối của nhiệt độ và giới hạn chịu đựng
của mỗi loài là khác nhau. Theo Nguyễn Văn Bảy (2005) [2], bình thường
giun sống trong phạm vi nhiệt độ từ 5 - 30
o
C, nhưng nhiệt độ thích hợp nhất
cho sinh trưởng và phát triển là 20 - 25
o
C. Còn nhiệt độ từ 28 - 30
o

C giun có
thể duy trì mức độ sinh trưởng nhất định.
* Độ ẩm
Nước là thành phần quan trọng, chiếm 75 - 90% khối lượng cơ thể của
giun. Độ ẩm và nhiệt độ có quan hệ lẫn nhau trong sự sinh trưởng và phát
triển của giun. Do đó, độ ẩm là một trong những nguyên nhân góp phần làm
tăng hay giảm sản lượng của giun quế. Theo Nguyễn Văn Bảy (2005) [1], độ
ẩm thích hợp cho giun quế sinh trưởng và phát triển dao động từ 60 - 70%.
Theo kinh nghiệm của trại nuôi giun quế PHT (2008) [59], phương pháp kiểm
tra độ ẩm rất đơn giản bằng cách lấy chất nền cho vào lòng bàn tay và bóp
nhẹ thì thấy nước thấm ra ở kẽ các ngón tay là phù hợp cho giun.
* Độ chiếu sáng
Cũng theo Nguyễn Văn Bảy (2005) [2], tia tử ngoại của ánh sáng mặt
trời rất có hại cho giun và có khả năng giết chết giun. Giun quế là loại nhạy
cảm với ánh sáng nên chúng thường tránh ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn
chiếu với cường độ mạnh, ánh sáng màu xanh và tia tử ngoại, nhưng không sợ
ánh sáng màu hồng.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
14
* Không khí
Nguyễn Văn Bảy (2005) [2], anh hưởng của không khí đến sinh trưởng
và sinh sản của giun quế chủ yếu là hàm lượng O
2
và CO
2
trong không khí.
* Độ pH
Nguyễn Văn Bảy (2005) [2], giun quế sinh sống trong khoảng pH dao

động từ 6 - 8, nhưng thích hợp nhất là ở khoảng pH = 7.
1.1.2.2. Kỹ thuật chăm sóc giun quế
* Phủ mặt ô hoặc luống nuôi
Nguyễn Văn Bảy (2005) [2], giun quế thích bóng tối (càng tối càng ăn
khỏe) và rất sợ ánh sáng. Vì vậy để giun ăn khỏe, mau lớn và đẻ nhiều thì
phải đậy bằng các tấm đậy như: Chiếu cũ, bao tải cũ, tấm cói,… không dùng
tấm ny lông kín, tấm cao su để phủ mặt luống vì rất bí hơi, không thoáng khí.
Tấm đậy còn giữ ẩm cho luống.
* Giữ ẩm cho ô, luống nuôi giun
Nguyễn Văn Bảy (2005) [2], độ ẩm tốt nhất cho luống hay ô nuôi là 60
- 70%. Để giữ ẩm phải tưới nước. Nước tưới phải sạch, có pH trung tính,
không lẫn chất gây hại giun (như xà phòng, các hóa chất khác,…). Bình
thường tưới một ngày 1 lần, mùa hè nóng bức tưới 2 - 3 lần.
* Giữ môi trường sống thích hợp
Nguyễn Văn Bảy (2005) [2], giun có thể sống ở nhiệt độ môi trường từ
5 - 30
o
C. Nhiệt độ tốt nhất cho giun quế là 25 - 28
o
C. Cần xới bề mặt luống
hay ô nuôi mỗi tháng một lần để tạo thoáng khí cho giun.
* Cho giun ăn
Nguyễn Văn Bảy (2005) [2], sau khi thả giun giống được một ngày thì
bắt đầu cho ăn. Dùng xẻng rải thức ăn đã ủ lên trung tâm mặt luống thành lớp
có vạch dài hay từng đám một rời nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
15
Lượng thức ăn mà giun ăn hàng ngày tương đương với sinh khối giun
nuôi. (Ví dụ: trong ô nuôi dự đoán có 5 kg giun, thì lượng thức ăn hàng ngày

cho giun ăn tương đương 5kg/ô).
1.1.3. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của gia cầm.
* Tiêu hóa ở miệng
Tuyến nước bọt ở gà kém phát triển, thành phần chủ yếu là dịch nhầy.
Nước bọt có tác dụng thấm trơn thức ăn thuận tiện cho việc nuốt. Trong nước
bọt có chứa một ít men amylaza nên cũng có ít tác dụng đối với tiêu hóa. Gà
mái có thể tiết 7 - 12 ml nước bọt trong một ngày đêm (Nguyễn Duy Hoan,
Trần Thanh Vân, 1998) [11].
* Tiêu hóa ở diều
Độ pH trong diều gia cầm khoảng 4,5 - 5,8. Sau khi ăn 1 - 2 giờ diều co
bóp theo dạng dãy (khoảng 3 - 4 lần co bóp) với khoảng cách 15 - 20 phút,
sau khi ăn 5 - 12 giờ là 10 - 30 phút, khi đói 8 - 16 lần/giờ.
Ở diều nhờ men amylaza của nước bọt chuyển xuống, tinh bột được phân
giải thành đường đa rồi một phân đường chuyển hóa thành đường glucoza.
* Tiêu hóa ở dạ dày
Dạ dày gia cầm gồm dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Khối lượng dạ dày
tuyến là 3,5 - 6 g. Vách dạ dày gồm màng nhầy, cơ và mô liên kết. Dạ dày tiết
dịch có chứa acid clohidric, pepsin và musin. Sự tiết dịch của dạ dày tuyến là
không ngừng, sau khi ăn càng được tăng cường. Thức ăn không được giữ lại
lâu ở dạ dày tuyến mà chuyển xuồng dạ dày cơ. Ở dạ dày tuyến protein được
thủy phân như sau:
Protein + Nước + Pepsin và HCl Abulmoz + Pepton
Dạ dày cơ có cấu tạo từ cơ vân, có dạng hình đĩa hơi bóp ở phía cạnh.
Ở đây thức ăn được nghiền nát bằng cơ học, trộn lẫn và tiêu hóa dưới tác
dụng của men dịch dạ dày tuyến, enzyme và vi khuẩn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
16
Từ dạ dày cơ, các chất dinh dưỡng được chuyển vào tá tràng, có các
men của dịch ruột và tuyến tụy cùng tham gia, môi trường kiềm hóa tạo điều

kiện thích hợp cho sự phát hoạt động của các men phân giải protein và glucid.
Sỏi và các dị vật trong dạ dày làm tăng khả năng nghiền của thành dạ dày.
* Tiêu hóa ở ruột
Dịch ruột gà lỏng, đục, kiềm tính, pH = 7,42 với độ đặc 1,0076 và chứa
các men proteolyse, amonilitic, lypolitic và enterokinaza.
Dịch tuyến tụy lỏng, không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toan hoặc
kiềm (pH = 6 ở gà, pH = 7,2 - 7,5 ở gia cầm khác). Dịch này có chứa men
tripsin, carboxy peptidaza, amylaza, mantaza, lipaza.
Dịch mật của gia cầm được tiết liên tục từ túi mật vào đường ruột, là
dịch lỏng màu sáng hoặc xanh đậm, tính kiềm, pH = 7,3 - 8,5.
Ở ruột già không có tuyến tiết dịch tiêu hóa, chỉ có tế bào hình cốc của
màng nhầy tiết ra dịch nhầy. Quá trình tiêu hóa ở ruột già phụ thuộc vào
enzyme của ruột non đi xuống, các enzyme này chỉ hoạt động ở phần đầu của
ruột già với tốc độ chậm hơn so với ruột non. Trong ruột già có hệ vi sinh vật
cư trú, về số lượng và chủng loại giống như dạ cỏ của động vật nhai lại. Các
vi sinh vật này hoạt động chủ yếu ở manh tràng, phân giải cellulose, bột
đường và protein. Quá trình tiêu hóa cellulose và tiêu hóa protein tạo ra các
acid béo bay hơi và các amino acid sẽ được hấp thu tại đây.
Một số vi khuẩn lại sử dụng một số chất trong ruột già để tổng hợp nên
vitamin K, vitamin B12. Trong ruột già còn có quá trình viên phân, tạo phân.
(Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn, 2006) [46].
1.1.4. Sinh trưởng và các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng gia cầm
1.1.4.1. Khả năng sinh trưởng của gia cầm
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là
sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
17
cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước. Sự sinh trưởng
chính là sự tích luỹ dần các chất mà chủ yếu là protein.

Sinh trưởng là một quá trình sinh lý phức tạp và tuân theo những quy
luật nhất định. Theo Trần Đình Miên và cs (1992) [31] cho biết: Midedorpho
A.F (1967) là người đầu tiên phát hiện ra quy luật sinh trưởng theo giai đoạn
của gia súc, cho rằng gia súc non phát triển mạnh nhất sau khi mới sinh, sau
đó tăng khối lượng giảm dần theo từng tháng tuổi.
Chambers (1990) [72], đã định nghĩa sinh trưởng là sự tổng hợp các bộ
phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không những khác nhau về tốc
độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Sự tăng trưởng thực
sự khi các tế bào mô cơ có sự tăng thêm về khối lượng, số lượng và kích
thước các chiều đo.
Trong thực tế nuôi gia súc gia cầm lấy thịt cho thấy, trong giai đoạn
đầu của sự sinh trưởng, thức ăn được dùng tối đa cho sự phát triển của xương,
mô cơ, một phần rất ít dùng lưu trữ trong cấu tạo của mỡ. Đến giai đoạn cuối
của sự sinh trưởng nguồn chất dinh dưỡng vẫn được sử dụng nhiều để nuôi hệ
thống cơ xương nhưng hai hệ thống này tốc độ phát triển đã giảm, càng ngày
con vật càng tích luỹ chất dinh dưỡng để cấu tạo mỡ. Đến giai đoạn cuối của
sự sinh trưởng nguồn chất dinh dưỡng vẫn được sử dụng nhiều để nuôi hệ
thống cơ xương nhưng hai hệ thống này tốc độ phát triển đã giảm, càng ngày
con vật càng tích luỹ chất dinh dưỡng để cấu tạo mỡ. Trong các tổ chức cấu
tạo của cơ thể gia cầm thì khối lượng cơ chiếm nhiều nhất: 42 - 45% khối
lượng cơ thể. Khối lượng cơ con trống luôn lớn hơn khối lượng cơ con mái
(không phụ thuộc vào lứa tuổi và loại gia cầm). Giai đoạn 70 ngày tuổi khối
lượng tất cả các cơ của gà trống đạt 530g, của gà mái đạt 467g.
Sự sinh trưởng của sinh vật được bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho
đến lúc cơ thể trưởng thành và được chia hai giai đoạn chính: giai đoạn trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
18
thai (giai đoạn trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài thai (giai đoạn ngoài cơ
thể mẹ). Đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành. Như

vậy, cơ sở chủ yếu của sinh trưởng gồm hai quá trình: tế bào sản sinh và tế
bào phát triển, trong đó sự phát triển là chính. Theo Phùng Đức Tiến (1996)
[38], trong quá trình sinh trưởng thì trước hết là kết quả của sự phân chia tế
bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng không thể không nói đến phát dục vì hai
quá trình này diễn ra trên cùng một cơ thể vật nuôi: Phát dục là quá trình thay
đổi về chất, tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các chất, chức năng của các bộ
phận của cơ thể, phát dục của cơ thể con vật bắt nguồn từ khi trứng thụ tinh
và trải qua nhiều giai đoạn phức tạp mới đến trưởng thành.
Khối lượng cơ thể thường được theo dõi theo từng tuần tuổi và đơn vị
tính là g/con hoặc kg/con. Để xác định khối lượng cơ thể ở các khoảng thời
gian khác nhau người ta còn biểu thị khối lượng thông qua đồ thị sinh trưởng.
Sinh trưởng của vật nuôi nói chung và sinh trưởng của gà nói riêng chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố, quan trọng nhất là yếu tố giống, thức ăn và các
điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác.
1.1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng gia cầm
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà như giống, giới tính,
tốc độ mọc lông, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng, điều kiện chăn nuôi,
* Ảnh hưởng của dòng giống
Tốc độ sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào loài, giống và bản thân cá
thể. Các giống gà chuyên thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn các giống gà
chuyên trứng và kiêm dụng. Trong cùng một điều kiện chăn nuôi mỗi giống
khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau. Theo Nguyễn Duy Hoan và cs
(1998) [12] cho biết sự khác nhau giữa các dòng, giống gia cầm là rất lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
19
Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [14] cho biết: sự khác nhau về
khối lượng giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà
hướng trứng khoảng 500 - 700g.

Trần Long (1994) [22], đã nghiên cứu tốc độ sinh trưởng của 3 dòng
thuần (dòng V1, V3 và V5) của giống gà Hybro HV 85 cho thấy tốc độ sinh
trưởng 3 dòng hoàn toàn khác nhau ở 42 ngày tuổi.
Trần Thanh Vân (2002) [62], khi nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của
gà lông màu Kabir, Lương Phượng và Sasso cho biết: khối lượng cơ thể gà ở
10 tuần tuổi đạt lần lượt là 1990,28g/con, 1993,27g/con và 2189,29g/con.
Theo Nguyễn Duy Hoan và Trần Thanh Vân (1998) [11], cho biết gà
con ở 40 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 10 lần so với lúc 1 ngày tuổi, trong
khi đó vịt con chỉ cần có 20 ngày tuổi để tăng gấp 10 lần khối lượng so với
lúc 1 ngày tuổi.
Theo Trần Công Xuân và cs (1999) [66], nghiên cứu tốc độ sinh trưởng
trên hai dòng gà kiêm dụng (882 và Jiang cun) của giống gà Tam Hoàng cho
thấy tốc độ sinh trưởng của hai dòng gà khác nhau: ở 15 tuần tuổi dòng 882
đạt 1872,67g/con, dòng Jiang cun đạt 1742,86g/con.
Nguyễn Thị Thuý Mỵ (1997) [33], khi nghiên cứu 3 giống gà AA,
Avian và BE 88 nuôi tại Thái Nguyên cho thấy khối lượng cơ thể của 3 giống
khác nhau ở 49 ngày tuổi là khác nhau, cụ thể lần lượt là: 2501,09g/con,
2423,28g/con, 2315,14g/con. Đối với gà Hybro HV85 ở 56 ngày tuổi khối
lượng cơ thể đạt 1915,38g/con [36].
Các nghiên cứu trên cho thấy, đặc tính di truyền của các dòng, các
giống là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và cho thịt
của gà. Từ các kết quả nghiên cứu này giúp cho người chăn nuôi biết được
giới hạn sinh trưởng của từng dòng, giống khác nhau để mà áp dụng vào thâm
canh hợp lý có hiệu quả cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
20
* Ảnh hưởng của tính biệt đến tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể
Tính biệt có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ
thể. Theo tài liệu của Chambers (1990) [72], có nhiều gen ảnh hưởng đến sinh

trưởng và phát triển của gà. Có gen ảnh hưởng tới sự phát triển chung, có gen
ảnh hưởng đến sự phát triển nhiều chiều, có gen ảnh hưởng theo nhóm tính
trạng, có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ. Godfrey E.F và Joap
R.G (1952) [75] và một số tác giả khác cho rằng các tính trạng số lượng này
được quy định bởi 15 cặp gen, trong đó có ít nhất 1 gen về sinh trưởng liên
kết với giới tính (nằm trên nhiễm sắc thể X), vì vậy có sự sai khác về khối
lượng cơ thể giữa con trống và con mái trong cùng một giống, gà trống nặng
hơn gà mái 24 - 32%.
Trần Đình Miên (1994) [32], cho biết gà lúc mới nở gà trống nặng hơn
gà mái 1%, tuổi càng tăng sai khác càng lớn, ở 8 tuần tuổi sự sai khác về khối
lượng giữa gà trống và gà mái là 27%. Theo North và Cs (1990) [86] lúc mới
sinh gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn: ở 2;
3 và 8 tuần tuổi sự khác nhau tương ứng là 5%, 11% và 27%.
Tốc độ sinh trưởng còn phụ thuộc vào tốc độ mọc lông. Các kết quả
nghiên cứu xác định, trong cùng một giống, cùng tính biệt thì gà có tốc độ
mọc lông nhanh có tốc độ sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Theo Kushener
(1974) [19], cho rằng tốc độ mọc lông có quan hệ chặt chẽ với tốc độ tăng
trưởng. Thường gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và đều hơn ở gà chậm lớn.
Hayer và cs (1970) [79] đã xác định trong cùng một giống thì gà mái mọc
lông đều hơn gà trống và tác giả cho rằng ảnh hưởng của hormore có quan hệ
ngược chiều với gen liên kết với giới tính quy định tốc độ mọc lông.
Ảnh hưởng của tính biệt đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà
Broiler có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Ở các nước công nghiệp, người ta nuôi gà
Broiler tách riêng trống mái. Việc này, làm tăng độ đồng đều trong đàn và thuận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
21
lợi cho việc giết mổ tự động. Nuôi tách riêng trống mái sẽ đáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng, tăng khối lượng nhanh, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, làm cho gà trống
không lấn át gà mái, giảm gà bị trầy, xước (Đặng Hữu Lanh và cs (1999) [20].

* Ảnh hưởng của độ tuổi và chế độ dinh dưỡng tới khả năng sinh trưởng
Khi nghiên cứu về độ tuổi và chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh
trưởng của gà thì Chambers (1990) [72] cho biết: Sinh trưởng là tổng số của
sự phát triển các phần cơ thể như thịt, xương, da. Tỷ lệ sinh trưởng các phần
này phụ thuộc vào độ tuổi, tốc độ sinh trưởng và mức độ dinh dưỡng.
Theo Đào Văn Khanh (2000) [17] nghiên cứu trên gà Tam Hoàng nuôi
vụ hè tại Thái nguyên cho biết, gà Tam Hoàng có khả năng sinh trưởng tương
đối ở tuần 1 là cao nhất 83,25%, sau đó giảm dần, tuần 2 là 62,38% và ở tuần
3 là 52,41%.
Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2003) [26], cho biết để phát huy được
sinh trưởng cần cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ chất dinh dưỡng được cân
bằng hợp lý giữa protein và năng lượng. Ngoài ra trong thức ăn hỗn hợp cho
chúng còn được bổ sung hàng loạt các chế phẩm hoá sinh không mang theo
nghĩa dinh dưỡng nhưng có kích thích sinh trưởng làm tăng chất lượng thịt.
Phạm Minh Thu (1996) [50], cho thấy khối lượng cơ thể gà Broiler
Rhoderi Jiang Cun ở 2 chế độ dinh dưỡng lúc 2 tuần tuổi hoàn toàn khác nhau.
Trần Công Xuân (1995) [64], cho biết cùng tổ hợp lai broiler: Ross
208, Ross 208 - V35 nuôi ở 9 lô với 3 mức năng lượng và 3 mức protein khác
nhau, cho khối lượng ở 8 tuần tuổi khác nhau rõ rệt.
Trần Tố (2007) [41], nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ khác nhau giữa
methionine và lysine trong khẩu phần đến sinh trưởng của gà broiler Kabir
cho biết đến 10 tuần tuổi lô có tỷ lệ methionine/lysine 40,5% cho sinh trưởng
tốt hơn các lô có tỷ lệ này bằng 45,5% và 35,5%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
22
Như vậy, để đạt năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm đặc biệt
là phát huy được tiềm năng di truyền về sinh trưởng, thì những vấn đề căn bản
là lập ra được khẩu phần dinh dưỡng hoàn hảo, cân đối trên cơ sở đảm bảo
nhu cầu của gia cầm qua từng giai đoạn. Mặt khác, khả năng sinh trưởng còn

chịu ảnh hưởng của điều kiện chăm sóc, mùa vụ, khí hậu chuồng nuôi,
phương thức chăn nuôi, thú y phòng bệnh.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng rất rõ rệt, đặc
biệt là giai đoạn gà con. Với gà broiler và gà hậu bị, nhiệt độ ngày thứ nhất
cần đảm bảo 32 - 34
0
C; ngày thứ 2 - 7 là 30
0
C; tuần thứ 2 là 26
0
C; tuần thứ 3
là 22
0
C; tuần thứ 4 là 20
0
C.
Lê Hồng Mận và cs (1993) [29], cho biết nhiệt độ tối ưu chuồng nuôi
với gà con sau 3 tuần tuổi là 18 - 20
0
C. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới nhu
cầu năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler, như vậy tiêu
thụ thức ăn của gà chịu sự chi phối của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện
nhiệt độ khác nhau thì mức tiêu thụ thức ăn của gà cũng khác nhau. Theo
Herbert G. J. và cs, 1983 [80] thì khi nhiệt độ chuồng nuôi với gà sau 3 tuần
tuổi thay đổi 1
0
C tiêu thụ năng lượng của gà mái biến đổi tương đương 2 Kcal
ME. Nhu cầu về năng lượng và các vật chất dinh dưỡng khác cũng bị thay đổi
theo môi trường. Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, (1993) [24], trong điều

kiện khí hậu nước ta thì gà broiler nuôi vụ hè cần phải tăng mức ME và CP
cao hơn vụ xuân 10 - 15%
* Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt
Mật độ nuôi nhốt cũng là yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng
của gia cầm. Theo Van Horne (1991) [91]: Khi chăn nuôi gà ở mật độ cao thì
hàm lượng NH
3
, CO
2
và H
2
S được sinh ra trong chất độn chuồng cao. Vì khi
mật độ gà đông thì lượng bài tiết thải ra nhiều hơn, trong khi đó gà cần tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
23
cường trao đổi chất nên lượng nhiệt thải ra cũng nhiều, do đó nhiệt độ chuồng
nuôi tăng, nên sẽ ảnh hưởng tới việc tăng khối lượng gà và làm tăng tỷ lệ chết
khi mật độ chuồng nuôi quá cao cùng nhiệt độ không khí cao.
1.1.5. Vai trò của protein đối với gia cầm
Protein là chất dinh dưỡng không thể thay thế và đứng hàng đầu trong
các chất dinh dưỡng cần thiết đối với gia cầm, nhờ protein sẵn có trong thức
ăn, gia cầm mới có thể tổng hợp được protein của cơ thể và các sản phẩm,
ngoài ra còn tổng hợp ra các chất có hoạt tính sinh học cao như enzyme và
hormone, cùng các hợp chất khác đóng vai trò quan trọng trong các quá trình
sinh lý của cơ thể (Lương Đức Phẩm, 1982 [34]). Trong cơ thể động vật nói
chung và gia cầm nói riêng, không thể tổng hợp protein từ glucid và lipit mà
bắt buộc phải lấy protein từ thức ăn đưa vào hàng ngày một cách đều đặn với
một số lượng đầy đủ theo một tỷ lệ thích hợp so với các chất dinh dưỡng khác
(Bùi Đức Lũng, 1995 [25]).

Nguyễn Duy Hoan (2010) [13], protein trong cơ thể gia cầm có vai trò
rất to lớn và đa dạng, chúng là thành phần cấu trúc quan trọng của các mô
khung và mô bảo vệ như xương, sụn, dây chằng, da lông vũ, lông tơ, móng
Khối lượng chủ yếu của một số cơ quan trong cơ thể như: tim, gan, các cơ
quan sinh sản, tuyến nội tiết, phổi, thận, máu, lách là protein. Nếu không có
protein sẽ không có các enzyme vì protein tham gia cấu tạo nên các enzyme,
mà không có enzyme để xúc tác quá trình chuyển hóa sinh học trong cơ thể
trao đổi chất sẽ bị rối loạn. Boushy (2009) [69] trong cơ thể gia cầm, phần
protein chiếm gần 18 - 20% khối lượng sống, nếu cho rằng lượng nước trong
cơ thể chiếm khoảng 65 - 70% thì suy ra rằng protein tạo nên khối lượng chủ
yếu của vật chất khô (đến 55 - 65%), trong các sản phẩm chăn nuôi gia cầm
như: thịt, trứng, lông vũ và lông tơ, tỷ lệ đạt tới 50 - 90% khối lượng vật chất khô.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
24
Từ Quang Hiển và cs (2002) [9] Dinh dưỡng protein trong nuôi dưỡng
gia cầm là một chỉ số dinh dưỡng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe và chất lượng sản phẩm. Người ta cho rằng 20 - 25% sức sản xuất của
gia cầm ảnh hưởng trực tiếp bởi dinh dưỡng protein.
Vũ Duy Giảng và cs (1997) [8], cho rằng: Khi không có đủ protein
trong thức ăn thì trao đổi chất bị phá hủy, có thể làm cho sự sinh trưởng chậm
lại dẫn tới giảm năng suất, sản lượng sản phẩm, mặt khác khả năng chống
chịu bệnh cũng bị giảm. Thức ăn quá thừa protein cũng thể hiện xấu ở sức
khỏe của gia cầm. Khi thừa protein trong khẩu phần thì trong cơ thể tích lũy
một lượng đáng kể các sản phẩm độc như amoniac, các muối amon, acid uric,
ure, các amin và các chất khác.
Phạm Công Thiếu (2001) [47], cho biết: Ở gia cầm protein chiếm 1/5
khối lượng cơ thể và khoảng 1/7 - 1/8 khối lượng trứng. Chính vì vậy, protein
là chất hữu cơ quan trọng nhất mà không có một chất dinh dưỡng nào có thể
thay thế được vai trò của nó. Trong cơ thể vật nuôi nói chung và gia cầm nói

riêng không thể tổng hợp protein từ gluxit hay từ lipit mà bắt buộc phải lấy từ
bên ngoài vào qua con đường thức ăn. Khi cần thiết protein cũng là nguyên
liệu giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể (1 gam protein
phân giải cho 4,0 kcal năng lượng trao đổi) trong khi gluxit và lipit lại không
thể chuyển hóa thành protein được.
1.1.6. Khả năng cho thịt của gia cầm
Khả năng cho thịt được phản ánh qua các chỉ tiêu năng suất và chất
lượng thịt. Khả năng cho thịt phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, sự phát triển
của hệ cơ, kích thước và khối lượng của khung xương.
1.1.6.1. Năng suất thịt
Năng suất thịt là chỉ tiêu quan trọng và thông dụng để đánh giá sức sản
xuất thịt của gia cầm. Năng suất thịt phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, mà tính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
25
trạng này lại phụ thuộc vào kích thước các chiều đo cơ thể (dài lườn, rộng
ngực, dài đùi ). Năng suất thịt có thể biểu thị bằng tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ giữa
các bộ phận như: Nạc, mỡ, da. Ở gà thịt các tỷ lệ thường được tính là: Tỷ lệ
thịt xẻ, tỷ lệ cơ đùi, tỷ lệ cơ ngực, tỷ lệ mỡ bụng. Năng suất thịt cao hay thấp
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Giống, dòng, điều kiện chăm
sóc nuôi dưỡng, tính biệt, phương thức nuôi, thú y phòng bệnh
Ngô Giản Luyện (1994) [27], khi khảo sát năng suất thịt của 3 dòng
V1, V3 và V5 trong giống gà Hybro cho thấy giữa các dòng có sự khác nhau
rõ rệt. Trong cùng một dòng: tỷ lệ thân thịt gà trống cao hơn gà mái và thịt
ngực của gà mái cao hơn gà trống.
Chambers và cs (1988) [71] cho rằng giữa các dòng luôn có sự khác
nhau di truyền về năng suất thịt xẻ hay năng suất các phần như thịt đùi, thịt
ngực, cánh, chân hay phần thịt ăn được.
Phạm Thị Hiền Lương (1997) [28] khi nghiên cứu một số tính năng sản
xuất của gà Tam Hoàng đều cho kết quả tỷ lệ thịt ngực của con mái cao hơn

con trống.
Nghiên cứu của Cầm Ngọc Liên (1997) [21], cho kết quả tỷ lệ thịt đùi
của gà trống cao hơn gà mái còn tỷ lệ thịt ngực của gà mái cao hơn gà trống.
Năng suất thịt còn liên quan chặt chẽ đến khối lượng sống. Theo Richard và
Rouvier (1967) [90], thì mối tương quan giữa khối lượng sống và khối lượng
thịt xẻ rất cao, thường là 0,9. Còn tương quan giữa khối lượng sống và khối
lượng mỡ bụng thấp hơn, thường từ 0,2 - 0,5.
Đỗ Xuân Tăng (1980) [36], cho biết tỷ lệ thịt đùi của gà trống thường
cao hơn gà mái, còn tỷ lệ thịt ngực của gà mái cao hơn gà trống, hàm lượng
protein ở thịt gà mái cao hơn gà trống, sự tích luỹ protein ở gà mái kéo dài
đến 90 ngày tuổi sau đó giảm đi theo sự già nua của cơ thể.

×