Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của 1 số loại phân bón đến sinh trưởng, phát triển, chất lượng của giống dưa lưới tại trường đại học nông lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

DƯƠNG THỊ MINH NGỌC
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG
DƯA LƯỚI HÀN QUỐC HANURI TẠI ĐẠI HỌC
NƠNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 - 2020

Thái Ngun – 2020



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

DƯƠNG THỊ MINH NGỌC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG
DƯA LƯỚI HÀN QUỐC HANURI TẠI ĐẠI HỌC
NƠNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Khoa học cây trồng
: Trồng trọt 48N01
: Nông học
: 2016 - 2020
: Th.S. Nguyễn Thị Quỳnh

Thái Nguyên - 2020



i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành khóa luận, tơi
ln nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo khoa Nông học,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng các tập thể, cá nhân và gia đình.
Tơi xin trân trọng cảm ơn thầy cô giáo: Th.S. Nguyễn Thị Quỳnh,
giảng viên khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái Ngun, đã hướng
dẫn tơi tận tình và tạo điều kiện hướng dẫn giúp đỡ tơi hồn thành đề tài thực
tập.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè những người ln
động viên giúp đỡ trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu.
Đây là cơng trình nghiên cứu đầu tiên và là cơng trình đánh dấu bước
trưởng thành của tôi sau 4 năm học tập và rèn luyện tại trường. Mặc dù tôi đã
cố gắng hết sức mình song khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tơi kính mong
sự cảm thơng và đóng góp ý kiến, bổ sung của thầy cô giáo và bạn bè để bài
khóa luận của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày…. tháng.…. năm 2020
Sinh viên

Dương Thị Minh Ngọc


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất dưa lưới trên thế giới qua các năm 2016-2018 14
Bảng 4.1 Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa lưới Hàn
Quốc Hanuri .................................................................................. 28
Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao của cây dứa lưới Hàn Quốc Hanuri
................................................................................................... 3232

Bảng 4.3: Động thái ra lá của giống dưa lưới Hàn Quốc Hanuri ................... 34
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón đến tỉ lệ ra hoa, đậu quả của giống dưa lưới
Hàn Quốc Hanuri .......................................................................... 37
Bảng 4.5. Thành phần các loại sâu, bệnh hại trên các giống dưa lưới thí nghiệm
....................................................................................................... 38
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của giống dưa lưới Hàn Quốc
Hanuri ........................................................................................... 39
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến chất lượng quả của giống
dưa lưới Hàn Quốc Hanuri........................................................ 4242
Bảng 4.8. Ảnh hưởng cuả phân bón đến màu sắc, phẩm vị của quả dưa lưới Hàn
Quốc Hanuri .................................................................................. 44


iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Hình 4.1: Biểu đờ biểu diễn động thái tăng trưởng chiều cao của giống dưa lưới
Hàn Quốc Hanuri. ....................................................................... 33
Hình 4.2: Biểu đờ biểu diễn động thái ra lá của giống dưa lưới Hàn Quốc
Hanuri. ........................................................................................ 35
Hình 4.3: Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến năng suất của giống dưa
lưới Hàn Quốc Hanuri ............................................................ 4040
Hình 4.4: Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến chất lượng quả của giống
dưa lưới Hàn Quốc Hanuri ..................................................... 4343


iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV


: Bảo vệ thực vật

CV

: Coefficient of variance (Hệ số biến động)

đ/c

: Đối chứng

Ha

: Hecta

ICM

: Integrated Crop Management
(Chương trình quản lý cây trồng tổng hợp)

LSD

: Least significant difference
(sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)

P

: Probabllity
(Xác suất)


VSV

: Vi sinh vật


v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu ................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại .............................................................................. 5
2.1.2. Đặc điểm thực vật học............................................................................. 8
2.1.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây dưa lưới...................................... 9
2.1.4. Một số loại sâu, bệnh hại chính............................................................. 11
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu dưa trên Thế Giới và Việt Nam ......... 14
2.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu dưa trên Thế Giới ........................... 14
2.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ở Việt Nam ..................................... 16
2.3. Tình hình và kết quả ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất .............. 19

2.4. Kết luận rút ra từ tổng quan ..................................................................... 20


vi
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 22
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 22
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 23
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 23
3.4.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 23
3.4.2. Các phương pháp thí nghiệm ................................................................ 24
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 25
3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 28
4.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng của giống dưa lưới
Hàn Quốc Hanuri ............................................................................................ 28
4.1.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống
dưa lưới Hàn Quốc Hanuri .............................................................................. 28
4.1.2. Ảnh hưởng cuả một số loại phân bón đến động thái tăng trưởng chiều
cao của cây dưa lưới Hàn Quốc Hanuri ...................................................... 3232
4.1.3. Ảnh hưởng cuả một số loại phân bón đến động thái ra lá của giống dưa
lưới hàn Quốc Hanuri ...................................................................................... 34
4.1.4. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến tỉ lệ ra hoa, đậu quả của giống
dưa lưới Hàn Quốc Hanuri .............................................................................. 36
4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sâu bệnh hại trên giống dưa lưới
Hàn Quốc Hanuri ............................................................................................ 37
4.3.Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến năng suất và chất lượng trên
giống dưa lưới Hàn Quốc Hanuri .................................................................... 39
4.3.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến năng suất của giống dưa lưới

Hàn Quốc Hanuri............................................................................................ 39


vii
4.3.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến chất lượng quả của giống
dưa lưới Hàn Quốc Hanuri ........................................................................ 4242
4.3.3. Ảnh hưởng cuả một số loại phân bón đến màu sắc, phẩm vị của giống
dưa lưới Hàn Quốc Hanuri .............................................................................. 44
PHẦN 5. KẾT LUẬN .................................................................................... 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Dưa lưới là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trờng được nhiều vụ
trong năm với hàm lượng dinh dưỡng cao, rất có lợi cho sức khỏe, được nhiều
người ưa thích và khá phổ biến trên thế giới. Được du nhập vào Việt Nam cách
đây khơng lâu nhưng với nhiều hình dạng, màu sắc cùng hương vị thơm ngọt,
dưa lưới đã và đang dần được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Dưa lưới có
hình quả ơval, da quả màu xanh, khi chín thương phẩm ngả xanh vàng và có
các đường gân trắng đan xen như lưới nên có tên gọi là vân lưới. Thịt quả dưa
vân lưới thường màu vàng da cam nghiêng vàng đỏ.
Hiện nay mức sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu
về năng suất và chất lượng cũng theo đó mà ngày càng tăng.

Sau khi vấn đề an ninh lương thực được giải quyết, ngành sản xuất rau
quả Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần đáng kể trong
q trình phát triển và xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa
hiện đại hóa, nâng cao đời sống cho người dân nông thôn. Dưa lưới đang là cây
trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Việt Nam, là trái cây giàu dinh dưỡng
như: vitamin A, C, chất xơ, chất khoáng, chất chống oxy hóa,...
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, dưa có sinh khối lớn về thân, lá, hoa
và đặc biệt là quả. Chính vì thế, để cây sinh trưởng, phát triển cho năng suất và
chất lượng cao, cần cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây dưa lưới.
Nguồn dinh dưỡng cung cấp từ đất không đáng kể đối với nhu cầu của cây nên
phải bổ sung phần lớn qua phân bón.


2

Nhằm giải quyết vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của 1 số loại phân bón đến sinh trưởng, phát triển,
chất lượng của giống dưa lưới tại trường Đại học Nông Lâm”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu
Xác định được loại phân bón phù hợp cho sinh trưởng, năng suất và chất
lượng của giống dưa lưới Hàn Quốc Hanuri trồng trong nhà có mái che.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được ảnh hưởng của một số loại phân bón tới khả năng sinh
trưởng của giống dưa lưới Hàn Quốc Hanuri tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên.
- Đánh giá được ảnh hưởng của một số loại phân bón đến mức độ sâu
bệnh hại của giống dưa lưới Hàn Quốc Hanuri tại trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
- Đánh giá được ảnh hưởng của một số loại phân bón đến năng suất, chất

lượng của giống dưa lưới Hàn Quốc Hanuri tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của chuyên đề là cơ sở khoa học góp phần xây dựng
phương pháp bón phân theo hướng an toàn và hiệu quả, đồng thời là tài liệu
tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về nâng cao khả năng sinh trưởng,
phát triển và năng suất, chất lượng cho cây rau nói chung và cây dưa lưới
nói riêng.


3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài bước đầu xác định được các loại phân bón phù hợp với giống dưa
lưới Hàn Quốc Hanuri tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Kết quả nghiên cứu của khóa luận cung cấp thêm thơng tin có ích cho
nơng dân trong sản xuất dưa lưới, góp phần quản lý đờng ruộng có hiệu
quả,vừa nâng cao được năng suất cây trờng, giảm chi phí, tăng thêm lợi
nhuận, vừa đảm bảo an tồn, khơng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
và môi trường.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Hiện nay, việc nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến sự sinh

trưởng của dưa lưới Hàn Quốc ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu. Dưa lưới Hàn Quốc
Hanuri là giống mới được nhập nội trong thời gian gần đây nên chưa có được
nhiều nghiên cứu cho các giống dưa mới này.
Trong sản xuất nông nghiệp giống tốt, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm
sóc có liên quan mật thiết tới cây trồng nói chung và cây dưa lưới nói riêng.
Bởi vậy để phát triển giống dưa lưới Hàn Quốc theo hướng phù hợp với điều
kiện khí hậu, canh tác của Việt Nam để đạt được năng suất cao, chất lượng tốt
cần có những nghiên cứu tổng hợp, trong đó việc lựa chọn loại phân bón phù
hợp nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của xã hội. Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng nhất và
mang tính quyết định. Góp phần đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng của cây, tăng
cường khả năng quang hợp, thúc đẩy bộ rễ phát triển. Quả to, ngọt đậm, màu
sắc sáng đẹp, hàm lượng đường tăng lên, kéo dài thời gian quả tươi tự nhiên.
Nâng cao sức đề kháng cho cây, giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh thối quả, phấn trắng,
chạy dây, thối thân, héo xanh vi khuẩn…cho thu hoạch sớm hơn thời vụ đại trà
từ 3 – 5 ngày, chất lượng tốt, làm tăng năng suất từ 20 – 30%. Ngồi ra cây
trờng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu từ đất, nhưng khả năng cung cấp
của đất có hạn, việc thâm canh qua nhiều năm khiến đất đai bị suy kiệt, giảm
độ phì nhiêu, đất bạc màu, dần dần mất đi khả năng sản xuất, mất đi khả năng
cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trờng. Nên việc sử dụng phân
bón rất quan trọng, để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng sinh


5

trưởng, phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao và trả lại cho đất lượng dinh
dưỡng cây trồng đã lấy đi từ đất.
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại
Dưa lưới (Cucumis melo) thuộc: Bộ bầu bí (Cucurbitales), họ bầu bí
(Cucurbitaceae), chi (Cucumis), lồi (Cucumis melo L.). Dưa lưới có lớp vỏ

cứng màu lục với những đường gân trắng đan xen nhau như lớp lưới rất độc
đáo. Quả dưa lưới có trọng lượng trung bình từ 1,5kg đến 3,5kg. Dưa lưới có
ng̀n gốc từ châu Phi và Ấn Độ. Người Ai Cập là người đầu tiên trồng giống
cây này sau đó là Hy Lạp và La Mã ngày nay được trồng nhiều nơi trên thế
giới, ban đầu dưa lưới nhỏ và ít ngọt, sau thời gian nó khơng ngừng phát triển
cho đến nay trở thành trái to và ngọt.
Theo các tác giả Grebenscikov (1953), Jeffrey (1980), Zohary (1983) và
Kirkbride (1993), loài dưa lưới chia thanh hai loài phụ: ssp. Melo và ssp.
Agrestis. Theo các tác giả trên, cả hai lồi phụ bao gờm các dạng hoang dại,
những dạng hoang dại của ssp. Melo tương tự với C. trigonus và C. callosus
(Stepansky et al., 1999)[12]
Năm 1753 Linné đặt tên là chi Cucumis và mô tả năm lồi dưa trờng.
Những lồi đó sau này được thống nhất thành một loài duy nhất là Cucumis
melo L. bởi Naudin (1859), người đã phát triển một hệ thống phân loại dựa trên
một bộ sưu tập sống 2000 mẫu vật. Naudin chia dưa thành 10 giống, và đó là
cơ sở của tất cả các nghiên cứu sau này. Pangalo (1929) đã trực tiếp nghiên
cứu 3000 mẫu vật tại Viện Vavilov, và đề xuất một hệ thống phân loại kỹ hơn
dựa trên ý tưởng của dãy tương đồng (Stepansky et al., 1999). [12]
Phân loại dưa theo Pangalo (1929), Grebenscikov (1953), Naudin (1959),
Hammer et al (1986), Munger and Robinson (1991) dưa lưới được chia làm 7
giống:


6

1. C. melo var. Agrestis : thân mảnh, lá cây đơn tính cùng gốc, đều có
hoa đực và hoa cái trên cùng một thân, phát triển như cỏ dại ở Châu Phi và
các nước Châu Á. Quả rất nhỏ(<5cm) và không ăn được, cùi rất mỏng và hạt
rất nhỏ.
2. C. melo var. Cantalupensis : quả có kích thước trung bình lớn, bóng,

mịn, màu sắc vỏ biến động có vảy hoặc vân. Quả có mùi thơm, vị ngọt khi chín.
Gờm có dạng Reliculatus. Hoa đơn tính đực và lưỡng tính ở hầu hết các kiểu
gen, có lơng ở bầu nhụy.
3. C. melo var. Inodorus : dưa lê mùa đông quả lớn, không thơm, bảo quản
dài, cùi dày, mịn hay vân đốm. Bao gồm các loại dưa ngọt Châu Á và Tây Ban
Nha như giống dưa ruột xanh và dưa vàng, thường đơn tính và lưỡng tính, có
lơng trên bầu nhụy.
4. C. melo var. Flexuosus : quả dài, không ngọt, ăn non như dưa chuột.
Được tìm thấy ở Trung Đơng và Châu Á, thường có hoa đơn tính cùng gốc.
5. C. melo var. conomon : các giống vùng Viễn Đông, vỏ trơn, thịt mỏng,
trắng, quả có vân nhỏ cùng gờm loại ngọt và loại ăn xanh giịn. Hoa đơn tính
đực và lưỡng tính. Lá có lơng, nhụy có lơng rất mịn.
6. C. melo var. Chito và Dudaim : được mô tả bởi Naudin nhưng được
nhóm lại với nhau bởi Munger và Robinson. Có ng̀n gốc hoang dại ở Châu
Mỹ, quả nhỏ, hoa và quả thơm, dây leo, hoa đơn tính cùng gốc, có lơng mịn ở
bầu nhụy.
7. C. melo var. Momordica : là nhóm do Munger và Robinson bổ sung
thêm năm 1991 gờm các mẫu có ng̀n gen Ấn Độ, dây leo, hoa đơn tính cùng
gốc, quả to, khơng ngọt, vỏ mỏng.
Theo phân loại Wikipedia, bách khoa toàn thư: Dưa thuộc chi Cucusmis
là trái cây ăn được. Nhưng chỉ một số ít dưa ăn được thuộc loài Cucusmis melo
L.


7

1. C. metuliferus (Dưa sần): là thực phẩm truyền thống của Châu Phi, có
gai. Hiện lồi này cũng được trờng ở California, Chile, Australia và New
Zealand.
2 C. melo: Bao gồm các dạng sau:

2.1. C. melo cantalupensis: có vỏ xù xì, sần, không có vân lưới. Gồm có:
- Dưa đỏ Châu Âu: Vỏ có gân nhẹ, màu xanh nhạt, được du nhập từ thế
kỷ 18 vào Cantalupo, Sabina, Italy bởi người làm vườn của Đức giáo hoàng.
- Dưa ba Tư: Là dạng dưa lớn với vỏ màu xanh đậm, có vân lưới.
2.2. C. melo inodorus gồm các dạng:
- Dưa hàn quốc: Là dưa màu vàng với những đường trắng chạy ngang quả,
thịt quả màu trắng. Quả có thể giòn, hơi ngọt hoặc ngọt hơn khi để chín kĩ.
- Dưa Canary: Là dạng dưa quả lớn, màu vàng sáng với thịt quả màu xanh
nhạt tới trắng.
- Dưa Casaba: Vỏ quả nhẵn, có rãnh, màu vàng sáng. Dưa này ít hương
vị hơn các loại khác nhưng để chín lâu hơn.
- Dưa Hami : Có nguồn gốc từ Hami, Tân Cương, Trung Quốc. Thịt quả
giòn và ngọt.
- Dưa Honeydew: Thịt quả ngọt, màu xanh, đươc trồng ở Lan Châu, Trung
quốc. Có 1 loại khác với vỏ vàng, thịt quả trắng và vị giống quả lê.
- Dưa Kolkhoznitsa: Với vỏ quả vàng, nhẵn, thịt quả trắng, đặc ruột.
- Dưa Piel de Sapo (toad skin) hoặc dưa Santa Claus: Có vỏ quả xanh
đốm, thịt quả trắng, ngọt.
- Dưa đường: Quả tròn, nhẵn, màu trắng.
- Dưa Tiger: Là loại dưa của Thổ Nhĩ Kỳ, có sọc đen, vàng và cam, có thịt
quả mềm.
- Dưa Nhật Bản gồm cả dưa Sprite.


8

2.3. C. melo reticulatus là dưa vân lưới gồm :
- Dưa đỏ Bắc Mỹ: Là dưa Bắc Mỹ khác với giống Châu Âu. Dạng này có
vân lưới nhiều hơn các loại khác cùng thuộc C. melo reticulatus
- Dưa Galia (hoặc Ogen): Quả nhỏ, rất ngọt, thịt quả màu hồng hoặc xanh

nhạt.
- Dưa Sharlyn: Có vị giữa honeydew và cantaloupe, vỏ quả có vân lưới,
màu cam hơi xanh, thịt quả màu trắng.
2.1.2. Đặc điểm thực vật học
2.1.2.1. Rễ
Dưa lưỡi có bộ rễ phát triển mạnh gờm rễ chính dài 0,6 – 1,0m và 9-12 rễ
phụ. Dưa lưới chịu hạn tốt nhưng yếu hơn dưa hấu và chịu ẩm khá (Mai Thị
Phương Anh, 1996; Phạm Hồng Cúc và cs., 1999).[1] [4]
2.1.2.2. Thân
Thân dưa lưới thuộc dạng thân thảo, mọc chậm giai đoạn đầu (3 tuần sau
khi gieo). Thân trong rỗng xốp, bên ngồi thân có nhiều lơng tơ, đốt trên thân
mang nhánh, lóng trên thân phát triển rất nhanh, chiều dài thân chính từ 2-8m.
Thân dưa lê có nhiều mắt, mỗi mắt có một lá, một chời nách và tua cuốn, nếu
có điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển số lượng cành có thể lên
đến 28 cành/cây (Mai Thị Phương Anh, 1996; Davil et al., 1965).[1]
2.1.2.3. Lá
Dưa lưới thuộc lồi trong họ bầu bí nên có 2 lá mầm hình trứng mọc đối
xứng qua đỉnh sinh trưởng. Dưa lưới có 2 lá mầm nhỏ, đây cũng là chỉ tiêu đánh
giá tình hình sinh trưởng của cây. Lá thật thuộc dạng lá đơn, mọc cách, cuống
dài, phiến và cuống lá có nhiều lơng tơ [1]. Lá thật hình trịn hoặc hình thận với
3-7 thùy nơng, hai mặt phiến lá đều có lơng ngắn mềm, trên gân ở mặt dưới lá
và cuống lá có lơng ngắn cứng [5]. Theo Tạ Thị Thu Cúc (2005), dưa lê có


9

trung bình 45,8 lá trên thân chính, tuổi thọ lá mầm là 20 ngày, lá thật là 26
ngày.[4]
2.1.2.4. Hoa
Hoa dưa lưới có màu vàng, hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính trên cùng

một cây [5]. Trên cây, hoa đực xuất hiện trước, 1 nách có thể có 1 hay nhiều
hoa đực. Hoa cái xuất hiện sau hoa đực khoảng 1 tuần, hoa cái từ lá thứ 7 trở
lên dễ đậu quả và cho quả tốt (Whitaker et al., 1962 và Mai Thị Phương Anh.
1996). Công việc thụ phấn thường dựa vào côn trùng do hạt phấn to và nặng
[1]. Thời gian hoa nở tùy thuộc vào ánh sáng mặt trời, nhiệt độ và độ ẩm, thông
thường dao động từ 5-9 giờ sáng [2].
2.1.2.5. Quả
Theo Đường Hờng Dật (2000), hình dáng và màu sắc quả dưa lưới thay
đổi tùy thuộc vào đặc tính giống. Quả có dạng hình cầu, hình bầu dục, vỏ trơn
nhẵn hoặc nhám. Thịt quả có màu trắng, xanh, cam hoặc vàng. Quả có trọng
lượng từ 200 gram đến vài kilogram, một số giống khi chín có mùi thơm [5].
2.1.2.6. Hạt
Hạt dưa lưới có dạng thon dài, vỏ hạt khá mỏng, có màu nâu đen, đỏ nâu,
trắng ngà, trọng lượng 1.000 hạt vào khoảng 35-40 g [1]. Trong hạt có chứa
46% dầu và 36 protein. Theo Tạ Thị Thu Cúc (2005), một quả dưa lưới có từ
500-600 hạt, thời gian tồn trữ hạt có thể lên đến 5 năm ở nhiệt độ từ 4,4-10,oC
và ẩm độ không khí 50-60%.[4]
2.1.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây dưa lưới
2.1.3.1. Nhiệt độ
Dưa lưới là cây trồng thuộc họ bầu bí, có ng̀n gốc ở vùng nhiệt đới nên
cây ưa thích khí hậu ấm áp, phát triển tốt trong điều kiện khơ, nắng, nóng,
khơng chịu rét và sương giá. Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ giữa ngày là 24-


10

290C, nhiệt độ ban đêm là 16-240C, nhiệt độ thấp dưới 100C sự sinh trưởng,
phát triển bị trở ngại và ngừng hoạt động [4].
Nếu nhiệt độ ban ngày là 25-300C, nhiệt độ ban đêm 16-180C trong thời
gian sinh trưởng thì hoa cái sẽ xuất hiện sớm.

2.1.3.2. Ánh sáng
Dưa lưới là cây trồng yêu cầu cường độ ánh sáng mạnh. Khi gieo trồng
trong điều kiện ánh sáng yếu, trời âm u, mưa phùn cây sinh trưởng kém, ra hoa,
đậu quả kém dẫn đến giảm năng suất và chất lượng, hương vị kém. Trong điều
kiện mưa phùn hạn chế ong hoạt hộng nên cần thụ phấn bổ sung để tăng tỉ lệ
đậu quả [15].
2.1.3.3. Độ ẩm
Dưa lưới có ng̀n gốc ở vùng khơ nóng miền tây Châu Phi, vì vậy chúng
có khả năng chịu hạn nhưng không chịu úng. Hệ rễ của cây ăn sâu, rễ chính dài,
phân nhánh nhiều. Tuy vậy cây dưa lưới lại có khối lượng thân lá lớn, thời gian
ra hoa, quả kéo dài, năng suất trên đơn vị diện tích cao nên những thời kì sinh
trưởng quan trọng cần phải cung cấp đầy đủ nước. Độ ẩm thích hợp là 75-80%.
Tuy nhiên, độ ẩm cao dễ bị bệnh hại xâm nhiễm. Độ ẩm đất thay đổi đột ngột,
nhiệt độ khơng thích hợp sẽ gây ra hiện tượng quả phát triển khơng bình
thường, khơng cân đối, dị hình. Dưa lưới yêu cầu đầy đủ nước là trong thời
kì thân lá phát triển mạnh, thời kì hình thành hoa cái và thời kì quả phát
triển [16].
Trong quá trình sinh trưởng của mình nếu đất khơ hạn hoặc hạn kéo dài,
hạt nảy mầm khó khăn, cây sinh trưởng kém, diện tích lá giảm, gây ra hiện
tượng rụng nụ, rụng hoa, quả phát triển kém. Vì vậy năng suất và chất lượng
quả giảm.


11

2.1.3.4. Dinh dưỡng và độ pH
Cây dưa lưới có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng nếu
trồng trên đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình, đất cát pha, đất phù sa ven sơng có
pH trung bình, giàu chất dinh dưỡng thì cây sinh trưởng tốt, thu được năng suất
cao, chất lượng tốt, mẫu mã hấp dẫn [16].

Yêu cầu của cây dưa với hàm lượng NPK là cân đối. Cây yêu cầu là nhiều
kali sau đó là đạm và ít hơn là lân. Cây sử dụng khoảng 93% đạm, 33% lân và
98-99% kali trong suốt vụ trồng. Thời kì cây con chú ý bón đạm và lân.
Nhìn chung muốn đạt năng suất quả cao thì cần bón cho 1 ha gieo trồng
như sau: 20 – 30 tấn phân hữu cơ, 90 – 100 kg N, 60 – 90 kg P2O5, 90 – 180 kg
K2O.
Cây dưa lưới yêu cầu độ pH từ 6 - 6,8 [6].
2.1.4. Một số loại sâu, bệnh hại chính
- Bọ dưa (Aulacophora similis): Ấu trùng ở trong đất, ăn rễ cây, đực vào
gốc làm cây héo vàng hoặc chết đột ngột. Vết cắn ở rễ và gốc của ấu trùng cũng
là nơi xâm nhiễm của vi khuẩn hoặc nấm bệnh. Thành trùng cắn lớp biểu bì và
phần mơ diệp lục trên mặt lá thành một đường vịng, sau đó phần bị cắn ăn sẽ
đứt lìa khỏi lá. Chúng thường tấn công khi cây dưa có 2 lá thật đầu tiên, khi
mật độ cao có thể ăn trụi lá và ngọn non. Thành trùng hoạt động mạnh vào ban
ngày, nhất là khi có nắng.
- Bọ trĩ (Thrips palmi): Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết
nóng và khô. Chúng gây hại nặng từ giai đoạn cây con đến ra hoa, đậu quả. Bọ
trĩ thường đẻ trứng trong mô lá. Thành trùng và ấu trùng thường sống ở mặt
dưới lá hay chui vào gần gân để trốn. Bọ trĩ chích hút nhựa cây làm chời non
bị khô, lá xoăn vàng, ngọn dưa chùn lại, làm rụng hoa, quả khơng phát triển.
Bọ trĩ cịn truyền bệnh khảm virus.


12

- Sâu xanh (Diaphania indica): Sâu non thường cuốn lá hoặc kết những lá
lại với nhau và nằm bên trong ăn phá. Ở mật độ cao chúng ăn phá xơ xác lá chỉ
còn lại gân lá. Sâu phát sinh gây hại từ khi cây còn nhỏ đến khi có quả, nhiều
nhất là khi cây bắt đầu ra hoa và có quả non. Sâu còn ăn quả non làm cho quả
bị méo mó hoặc thối rụng, sâu gặm vỏ quả làm quả xấu xí, mất giá trị thương

phẩm.
- R̀i (dịi) đục lá (Liriomyza trifoli): Ruồi trưởng thành hoạt động ban
ngày, đẻ trứng trong mơ biểu bì mặt trên lá. Ấu trùng (dịi) đục dưới lớp biểu
bì lá phá hại làm lá bị cháy khơ, làm giảm diện tích quang hợp, cây sinh trửng
kém. Trên ruộng nếu bị ruồi đục lá gây hại sớm và nặng sẽ làm giảm năng suất
cây trồng. Dòi phá hại từ khi cây mới mọc lá mầm cho đến khi cây ra hoa, mang
quả.
- Bệnh thối gốc (lở cổ rễ) (Rhizoctonia solani): Nấm lưu tồn trong đất
và tàn dư thực vật. Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao, nhiệt độ 25-28oC.
Bệnh hại vào thời kì cây con mới mọc đến khi cây có 1-2 lá thật gây héo và
chết cây con. Nấm xâm nhập vào cổ rễ cây con chỗ giáp mặt đất, vết bệnh
lúc đầu là chấm nhỏ màu đen gần gốc, sau đó lan nhanh bao bọc quanh cổ rẽ
làm cổ rễ bị thối nhũn, cây con dễ ngã gục ngang mặt đất và chết nhưng lá vẫn
còn xanh.
- Bệnh giả sương mai (Pseudoperonospora cubensis): Bệnh phát sinh, lây
lan nhanh khi gặp điều kiện ẩm độ khơng khí cao. Bệnh xuất hiện quanh năm
trên ruộng dưa, nhưng nặng nhất là trong mùa mưa và gây hại nặng giai đoạn
cây trổ hoa đến mang quả. Bệnh hại chủ yếu trên lá. Đốm bệnh lúc đầu nhỏ,
màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu vàng. Đốm bệnh có hình góc cạnh. Khi
gặp ẩm độ cao, ngay vết bệnh ở mặt dưới của lá có xuất hiện một lớp phấn màu
tím đỏ, đây là bào tử của nấm bệnh. Các vết bệnh liên kết lại thành những vùng


13

màu nâu nhạt. Cây bị bệnh nặng cho năng suất và chất lượng quả kém, có thể
cây bị chết.
- Bệnh phấn trắng (Erysiphe sp.): Là nấm chuyên tính ngoại kí sinh, sợi
nấm bám dày đặc trên lá và tạo vòi hút đâm sâu vào tế bào để hút dinh dưỡng.
Bệnh lây lan bằng bào tử phân sinh nhờ nước mưa và gió, bào tử phân sinh nảy

mầm thích hợp ở nhiệt độ 20-24oC và ẩm độ khơng khí cao. Bệnh gây hại trên
lá, thân, cành và gây hại ngay từ thời kì cây con. Ban đầu bệnh xuất hiện những
đốm nhỏ xanh vàng, bao phủ một lớp nấm xám dày đặc như bột phấn sau đó
bao phủ hết cả phiến lá. Lá bị bệnh chuyển từ màu xanh sang vàng, lá bị khô
cháy và dễ rụng. Lớp phấn trắng xuất hiện trên cả thân, cành, hoa làm hoa khô
rụng và chết.
- Bệnh nứt thân chảy nhựa (Mycosphaerella melonis): Nấm phát triển
mạnh ở nhiệt độ 20-30oC, độ pH thích hợp 5,7-6,4. Nấm tồn tại trong tàn dư
cây bệnh, lây lan bằng bào tử. Thời tiết nóng và mưa nhiều thích hợp cho bệnh
phát triển. Bệnh gây hại chủ yếu trên thân, đôi khi có trên lá và cuống quả. Trên
thân vết bệnh ban đầu là đốm hình bầu dục, màu vàng nhạt, hơi lõm, từ đó có
giọt nhựa màu đỏ ứa ra. Về sau vết bệnh chuyển sang màu nâu sẫm và khô cứng
lại. Bệnh nặng làm thân cây bị nứt thành vệt dài màu nâu xám và chảy nhựa
nhiều hơn, trên đó có các hạt nhỏ màu đen (các ổ bào tử nấm), cả cây có thể bị
khô chết.
- Bệnh khảm: Bệnh do virus Cucumber mosaic virus (CMV) gây ra. Virus
dễ dàng lan truyền bởi các loại rệp muội, có khoảng 60 loài rệp truyền được
CMV. Bệnh phát triển mạnh ở nhiệt độ 20-22oC, lây lan mạnh trong vụ Đông
Xuân. Cây trồng trong điều kiện ánh sáng yếu, mật độ dày, chăm sóc kém
thường mẫn cảm với bệnh. Biểu hiện của bệnh là lá non có những vết khảm
loang lổ, xanh đậm và xanh vàng xen kẽ nhau, lá biến dạng, phiến lá gồ ghề, lá


14

nhỏ hẹp co quắp. Quả bị bệnh thường nhỏ và biến dạng, trên vỏ quả có các đốm
xanh đậm và xanh nhạt loang lổ.
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu dưa trên Thế Giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu dưa trên Thế Giới
Theo số liệu thống kê từ FAO-2019, năng suất và sản lượng dưa trên thế

giới có xu hướng tăng qua các năm. Nhìn chung diện tích, năng suất và tổng
sản lượng dưa lưới trên thế giới biến động không nhiều qua các năm 20162018.
Diện tích: Năm 2016 diện tích tồn thế giới 1.080.065 ha, trong đó Châu
Á có diện tích trờng lớn nhất (746.965 ha) và thấp nhất là Châu Đại Dương
(6.496 ha). Năm 2017 diện tích tồn thế giới 1.051.104 ha, trong đó Châu Á có
diện tích trờng lớn nhất (726.330 ha) và thấp nhất là Châu Đại Dương (8.767
ha). Năm 2018 diện tích tồn thế giới 1.047.284 ha, trong đó Châu Á có diện
tích trờng lớn nhất (724.082 ha) và thấp nhất là Châu Đại Dương (8.110 ha).
Năng suất và sản lượng: Năm 2016 năng suất dưa lưới bình quân thế giới
đạt 132,93 tấn/ha, sản lượng đạt 26.563.103 tấn. Năm 2017 năng suất dưa lưới
đạt 123.96 tấn/ha và sản lượng đạt 26.624.464 tấn. Đến năm 2018 năng suất
giảm xuống còn 123,63 tấn/ha và sản lượng đạt 27.349.213 tấn.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất dưa lưới trên thế giới qua các
năm 2016-2018
Khu vực

Châu Phi
Châu Mỹ
Châu Á

2016
2017
2018
2016
2017
2018
2016

Diện tích
(ha)

82.115
67.996
66.589
151.834
157.684
160.347
746.965

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(tấn)

25,2585 1.885.846
23,0729 1.568.869
22,7494 1.514.852
23,9008 3.628.956
22,7858 3.592.969
23,2364 3.725.869
25,2585 18.867.258


15

Châu Âu
Châu Đại
Dương
Thế Giới


2017
2018
2016
2017
2018
2016
2017
2018
2016
2017
2018

726.330
724.082
92.655
90.327
88.156
6.496
8.767
8.110
1.080.065
1.051.104
1.047.284

26,5754 19.302.516
27,5646 19.959.023
20,9026 1.936.736
20,9462 1.892.019
21,7789 1.919.943
37,6078

244.307
30,5811
268.091
28,3025
229.526
132,9282 26.563.103
123,9614 26.624.464
123,6318 27.349.213
Nguồn: Faostat 2019

Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều những thành tựu của các nhà
khoa học về việc nghiên cứu, chọn, tạo ra những giống dưa thích hợp
với từng vùng sinh thái, từng mùa vụ, từng mục đích sử dụng khác nhau. Với
nhiều con đường như lai tạo, chọn lọc hợp tử, gây đột biến nhân tạo,... Bước
đầu tạo ra những kết quả khả quan.
Phân tích so sánh các nhóm dưa trồng (Cucumis melo L.) bằng cách sử
dụng mở rộng ngẫu nhiên chuỗi polymorphic AND và lặp lại chuỗi đơn
giản (Staub J.E, Danin – Poleg Y, Fazio G et al. Euphytica., 2000) [10].
Xác định các loci định tính định lượng liên quan đến các tính trạng chất
lượng trái cây trong dưa (Cucumis melo L.) (Monforte A.J, Oliver M, Gonzalo
MJ, et al. Theor Appl Gennet., 2004) [9].
Báo cáo đầu tiên về bệnh bụi bột do Podosphaeraxanthii trên dưa tại Hàn
Quốc [7].
Fusarium héo là loại bệnh phổ biến, và đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho
các loại dưa ở thung lũng San Joaquin. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra các giống
đậu kháng kháng sinh vào dưa màu xanh da cam, và các giống lai F hiện đang
có sẵn cho người trồng thương mại [11].
Một số giống được tạo ra như:



16

+ Các loại dưa Ananas (hay còn gọi là dưa Trung Đơng) hình bầu dục, thịt
trắng thơm ngon, vị rất ngọt. Trọng lượng trung binh là 3-4kg/quả.
+ Dưa đỏ Athena là dưa đỏ Đơng Hoa Kỳ, là giống chín sớm hình bầu
dục, vỏ dày, thịt màu vàng cam. Da có lưới thơ, khối lượng trung bình 56kg/quả.
+ Các loại dưa Canary (hay còn gọi là dưa Tây Ban Nha, Juan Canary,
Juane des Canaries và San Juan dưa chim hoàng yến) có vỏ màu vàng sáng và
hình dạng thn dài, thịt màu trắng nhạt, hương vị thơm nhẹ.
+ Các loại dưa Cabasa có dạng hình bầu dục với một đầu nhọn, vỏ quả
màu vàng nhăn nheo. Cân nặng 4-7kg/quả, thịt gần như trắng, vị rất ngọt.
+ Các loại dưa Charentais (hay còn gọi là dưa Pháp Charentais) nhận dạng
bởi vỏ mịn màu xám hoặc màu xám xanh, thịt màu cam.
+ Các loại dưa Crenshaw là giống có hình dạng thn hơi dài, trọng lượng
ít nhất là 5kg. Vỏ xanh hơi nhăn, chín màu vàng, bên trong thịt màu hờng nhạt,
có một vị hơi cay.
2.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ở Việt Nam
Ở nước ta trong những năm gần đây công tác nghiên cứu và chọn tạo
giống dưa đang được quan tâm và đạt được những thành công đáng kể. Các
nhà khoa học đã chọn tạo ra nhiều dòng, giống dưa thích ứng với điều kiện
tự nhiên của nước ta, chúng có khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt.
Đặc biệt là nghiên cứu và chọn tạo những giống dưa vụ Xuân hè. Đây là
hướng đi đúng hướng để chọn tạo giống dưa thích hợp, tạo ra lượng sản
phẩm lớn để cung cấp cho thị trường đang trong thời kỳ khan hiếm.
Hiện nay, dưa lưới được trồng bằng nhiều biện pháp khác nhau như:
Trồng dưa bằng biện pháp thủy canh, cải tiến quy trình trờng dưa ngồi
đờng, trong nhà có mái che, nhập nội giống có năng suất cao… Tuy nhiên
cho đến nay chưa có giống dưa nuôi cấy mô hay chuyển gen được đưa ra



×