Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

che do an dam cho be

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.77 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Chế độ ăn dặm cho bé 4-6 tháng tuổi</b>


<i><b>Ăn dặm (ăn bổ sung) là việc cho trẻ ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ </b></i>
<i><b>như: bột, cháo, cơm, rau, hoa quả, sữa đậu nành, sữa bò... Thời gian cho bé </b></i>
<i><b>ăn dặm thường bắt đầu từ khi bé được 4 - 6 tháng tuổi.</b></i>


<b>Cho bé ăn dặm như thế nào?</b>


Các bà mẹ nên tập cho trẻ ăn từ lỗng đến đặc, từ ít đến nhiều. Mới đầu, bạn cho bé
ăn bột loãng 5 % (chừng 2 muỗng bột trong 200 ml nước). Tập cho trẻ ăn bột bằng
thìa và ăn bổ sung vào tháng thứ 5 bằng một bát bột quấy loãng mỗi ngày. Từ 6
tháng tuổi trở lên, cho trẻ ăn cháo hoặc bột đặc (4 muỗng bột trong 200 ml nước).
<b>Nhóm thực phẩm cần thiết cho bé</b>


Thức ăn phải đảm bảo chất dinh dưỡng và phù hợp theo từng tháng tuổi. Trong mỗi
phần bột, bạn phải kết hợp đủ 4 nhóm thức ăn sau:


• Tinh bột (gạo, mì, bắp, khoai… ) cung cấp phần lớn nhu cầu năng lượng, hơn phân
nửa nhu cầu về đạm và vitamin mà cơ thể bé cần.


• Đạm (thịt, cá, trứng, tơm, cua, đậu…): một phần bột cần một thìa canh loại thức
ăn giàu đạm.


• Dầu mỡ: rất cần cho sự phát triển của não bộ, cung cấp nhiều năng lượng, giúp
hấp thu các vitamin tan trong chất béo đồng thời làm cho chén bột mềm, dễ nuốt.
Mỗi chén cho 1 muỗng canh dầu.


• Rau: các loại rau khơng chỉ cung cấp vitamin, sắt, các khoáng chất khác cần thiết
cho cơ thể, mà còn cung cấp chất xơ giúp bé tránh được táo bón. Mỗi phân bột của
trẻ bạn cần 2 - 3 muỗng canh rau.



<b>Những loại thực phẩm cần tránh</b>


- Những thực phẩm có nguy cơ bị ngộ độc như phô mai bị mốc, pa tê gan, trứng lịng
đào, hệ tiêu hóa non nớt của bé sẽ không thể chống đỡ với những loại thực phẩm
quá giàu đạm hoặc kém chất lượng.


- Thực phẩm ít mỡ và giàu chất xơ: Độ tuổi này, bé chỉ cần các chất để cung cấp
năng lượng cơ thể chứ chưa cần nhiều chất tạo ra các khối cơ bắp.


- Muối, đường, mật ong, đậu phộng khiến hệ tiêu hóa của bé hoạt động quá sức.
<b>Số lượng bữa ăn dặm trong một ngày</b>


• Bé từ 5 - 6 tháng: Bú mẹ là chính + 1 - 2 bữa bột lỗng và nước quả


• Bé từ 7 - 9 tháng : Bú mẹ + 2 - 3 bữa bột đặc (10%) + nước quả hoặc hoa quả
nghiền.


• Bé từ 10 - 12 tháng: Bú mẹ + 3 - 4 bữa bột đặc + hoa quả nghiền
<i>Nấu bột cho trẻ 5 - 6 tháng tuổi:</i>


+ Bột gạo 2 thìa cà phê (10 g bột)


+ Lòng đỏ trứng gà: 1/2 quả hoặc thay thế bằng 2 thìa cà phê thịt, tơm, cá (giã
nhuyễn, băm nhỏ để ăn cả cái)


+ 10 g rau xanh (1 thìa cà phê bột rau giã nhỏ) cho rau khi bột đã chín đun sơi nhắc
ra ngay


+ Dầu ăn hoặc mỡ: 1/2 - 1 thìa cà phê.
<i>Nấu bột cho trẻ 7 - 12 tháng tuổi:</i>



+ Bột gạo 4 - 5 thìa cà phê (20 - 25 g bột)


+ Chất đạm: 1 lòng đỏ trứng gà hoặc thay thế bằng 3 thìa cà phê thịt, tơm, cá (giã
nhuyễn , băm nhỏ, ăn cả cái)


+ 20 g rau xanh ( 2 thìa cà phê bột rau băm nhỏ) cho vào khi bột đã chín đun sơi
nhắc ra ngay


+ Dầu ăn hoặc mỡ: 1 - 2 thìa cà phê
<b>Lưu ý</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

• Khơng nên dùng nước rau, nước thịt để pha bột khi bé ở tháng tuổi thứ 4. Nêm bột
cho trẻ bằng nước mắm, nhạt hơn so với khẩu vị của người lớn và khơng dùng hạt
nêm và mì chính, vì mì chính chỉ là chất điều vị chứ khơng chứa dưỡng chất...
• Đa dạng và thường xuyên đổi món để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và giúp bé hấp
thu đủ các chất dinh dưỡng để phát triển. Nên dùng những thức ăn của gia đình làm
chén bột cho trẻ (người lớn trong gia đình ăn gì, trẻ ăn nấy), như vậy sẽ thuận tiện
cho mẹ và trẻ được đổi món.


• Nấu bột, cháo cho bé theo từng bữa, không nên nấu một nồi cháo ăn cả ngày, hâm
đi hâm lại, như vậy cháo sẽ mất vitamin, chất dinh dưỡng và cũng khơng cịn thơm
ngon.


• Trẻ càng nhỏ càng phải xay nhỏ, băm nhỏ, giã nhỏ. Khi bắt đầu ăn bổ sung phải
cho trẻ ăn cả cái, không nên chỉ ăn nước, kể cả rau cũng phải ăn cả cái.


• Ăn bổ sung là một q trình luyện tập để trẻ thích nghi với một sự chuyển đổi chế
độ ăn từ một khẩu phần hoàn toàn dựa vào sữa mẹ sang một chế độ ăn sử dụng
thêm các thành phần khác, do đó, các bà mẹ cần phải kiên trì.



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×