Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.34 KB, 5 trang )

Chế độ ăn uống cho bệnh
nhân tiểu đường

Việc chữa trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần tuân theo 3 phác đồ như sau:
Bằng chế độ ăn uống + tập luyện thể dục thể thao (TDTT).
Chế độ ăn kết hợp thuốc tiêm insulin + TDTT.
Bằng chế độ ăn kết hợp thuốc viên làm hạ glucose huyết + TDTT.
Như vậy, dù chữa trị theo cách nào, chế độ ăn uống vẫn đóng một vai trò
quan trọng và cần thiết để chữa trị ĐTĐ. Mục đích là điều chỉnh chứng tăng
glucose huyết và glucose niệu, duy trì một thể trạng hợp lý và làm mất các triệu
chứng chủ yếu (nhưng vẫn tránh tình trạng hạ glucose huyết dưới mức bình
thường).
Các món ăn có ích cho người bệnh ĐTĐ là rau quả, trái cây và thịt, cá,
tôm… theo thứ tự ưu tiên như sau:
Rau quả: rau mồng tơi, cải bẹ trắng, rau dền cơm, dưa leo, mướp đắng, rau
diếp, củ cải, xà-lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, bầu, bí, cần tây, cà chua. Một
số rau quả khác cũng rất có ích cho người bị ĐTĐ như: đậu bắp, rau đay, bông
súng, củ sắn nước, đậu hũ, đậu cô-ve, đậu xanh, giá sống, nấm đông cô, mộc nhĩ
trắng, cà tím, các loại rau thơm, mè đen, tỏi, hành tây…
Các loại rau trên nên dùng tươi sống, hoặc luộc chín, hấp, nấu canh, hạn
chế dùng dưới dạng xào, chiên nhiều dầu mỡ khó tiêu, nướng chín.
Trái cây: một số trái cây tươi, ít ngọt sẽ cung cấp nhiều vitamin C và chất
khoáng như: mận, điều, cam, quýt, bưởi, khế, mơ, dưa gang, dưa hấu. Một số có
thể dùng nhưng chỉ với số lượng ít như: táo tây (1 trái), nho tươi (2 trái nhỏ), đu đủ
chín (1/4 trái nhỏ), dứa (1/2 trái), chuối (1 trái), sa-pô-chê (1/2 trái)…
Không nên ăn trái cây khô, trái cây đóng hộp.
Các chất đạm: chỉ nên dùng thịt nạc (heo, bò, gà), trứng hoặc đậu hũ. Cá
sông rất tốt cho người ĐTĐ là: cá lóc, cá rô, cá chạch, cá chốt, cá trê, cá bống, cá
thác lác. Một số cá biển như: cá chim, cá thu, cá mực, tôm, cua, nghêu, ốc, hến
đều có thể dùng.
Chất béo: nên dùng dầu đậu nành, dầu mè, dầu đậu phụng, dầu ô-liu.


Một vài phương thức trị liệu bổ trợ trong việc điều trị ĐTĐ
Mướp đắng (khổ qua) tươi ngày dùng 150-200gr, nấu canh, ăn sống, xào,
làm nộm…
Nếu dùng khô, ngày dùng 12-16gr sắc uống hoặc pha trà uống hằng ngày.
Lá ổi non tươi 100gr, rửa sạch, nấu với 1 lít nước, sắc còn 750ml, chia 3
lần uống trước bữa ăn 1-2 giờ.
Củ cà-rốt tươi 100gr, củ cải tươi 100g, mộc nhĩ đen 20gr. Nấu với 1 lít
nước, sắc còn 750ml, chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
Hoặc thêm gạo lứt 50gr để nấu cháo, chia thành 2 lần ăn lúc đói bụng.
Dùng lá rau khoai lang 100g, bí đao (bí xanh) 100gr, cà chua 100gr, đậu
hũ non 150gr, nấu canh ăn trong bữa cơm.
Có thể dùng vỏ tươi của củ khoai lang trắng, rửa sạch, lấy 50-80gr nấu với
1 lít nước, chia uống trong ngày.
Bột sắn dây (hoặc củ sắn dây thái lát, phơi khô) 30-50gr, gạo lứt 50gr, nấu
cháo loãng, chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
Mỗi ngày ăn 150gr cà chua xào với thịt heo nạc hoặc đậu hũ, hoặc nấu
canh chua, cà chua xào giá đậu hũ, cà chua nhồi thịt heo, cà chua nhồi đậu hũ, mộc
nhĩ…
Nếu dùng khô, ngày dùng 30gr bột cà chua hãm với nước sôi, chia 3 lần
uống lúc đói bụng.
Bột củ mài (hoài sơn) 50gr, hạt bo bo (ý dĩ) 30gr, nấu thành cháo loãng,
chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
Dùng vỏ dưa hấu 60gr tươi, vỏ bí đao 30gr, đậu đỏ 30gr, lá sen tươi 50gr.
Nấu với 1 lít nước, sôi khoảng 10-15phút, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Rau diếp quắn, tức cây xà lách Đà Lạt, ngày dùng 100-150gr tươi rửa thật
sạch, nấu với 1 lít nước, sôi khoảng 10 phút, ăn cả cái lẫn nước trong bữa ăn.
Có thể dùng rau diếp quắn dưới dạng rau tươi hoặc trộn dầu giấm.
Rau cần tây (cần thái) 100-200gr tươi, rửa sạch, trần qua nước sôi rồi giã
nhuyễn, vắt lấy nước lọc chia 2 lần uống sau bữa ăn.
Thông tin thêm:

Trẻ em đang độ tuổi tăng trưởng dù mắc bệnh ĐTĐ hay không đều phải có
chế độ dinh dưỡng đầy đủ và đúng mức. Trẻ dưới 6 tuổi mắc bệnh ĐTĐ vẫn uống
sữa nguyên kem hay còn gọi là sữa béo (sữa bột hay sữa tươi), có đường hay
không đường tùy khẩu vị. Trẻ trên 6 tuổi nếu có mắc bệnh béo phì thì uống sữa
không đường không béo (sữa gầy - sữa tách bơ), trên 6 tuổi không béo phì thì vẫn
uống sữa béo nhưng không đường là tốt nhất.
Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy
(chuyên gia dinh dưỡng)



×