Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DOI MOI KIEM TRA DANH GIA TRONG DAY HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.34 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH</b>
<b>THÔNG QUA TIẾT CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN</b>


<b>NGUYỄN VĂN NHẪN</b>
<i><b>Học viên Cao học QLGD K XVIII (tại Quảng Bình)</b></i>
<b>Tóm tắt: Có rất nhiều biện pháp để giáo dục đạo đức học sinh. Một trong những</b>
biện pháp đó là thơng qua các buổi chào cờ thứ 2 đầu tuần. Người Hiệu trưởng giữ vai trị
quan trọng trong việc xây dựng nội dung và hình thức sinh hoạt có hiệu quả.


Đạo đức là phẩm chất cốt lõi nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới
tâm hồn của mỗi con người. Vì vậy, ở bất cứ quốc gia nào, thời đại nào, việc giáo dục đạo
đức cho thế hệ đang lớn lên cũng là trung tâm chú ý của các nhà lãnh đạo và các thành
viên xã hội.


Quá trình giáo dục hướng tới mục đích đào tạo học sinh trở thành những con người
phát triển tồn diện, vừa có tài, vừa có đức trở thành những cơng dân có ích cho xã hội.
Vậy phải làm thế nào để GDĐĐ đạt hiệu quả? Thực tế cho thấy giáo dục đạo đức khó hơn
giáo dục trí tuệ bài học đạo đức ít có giáo án sẵn, rập khuôn. . GDĐĐ không đứng độc lập
mà được lồng ghép vào từng bài dạy, vào toàn bộ hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà
trường, thấm sâu vào học sinh mỗi ngày. Mọi hoạt động trong nhà trường đều có chức
năng giáo dục đạo đức cho học sinh.


Hiện nay, các trường THPT đã tiến hành nhiều biện pháp giáo dục đạo đức cho học
sinh. Trong những biện pháp đó, biện pháp mang lại hiệu quả thiết thực nhất là tiết chào
cờ đầu tuần.


Từ năm học 2007-2008, trong chương trình, kế hoạch dạy học của các trường THPT
và THCS, các tiết sinh hoạt tập thể, học sinh được xây dựng mục tiêu... Để thiết thực
phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, nhiều năm qua, các trường THPT trên địa
bàn huyện Bố Trạch đã có nhiều cố gắng tổ chức tốt các tiết sinh hoạt tập thể này.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

tuần, biến buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần trở thành một diễn đàn để Hiệu trưởng thực hiện
nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh.


Việc chào cờ đầu tuần là hành động vô cùng thiêng liêng đối với người công dân mỗi
nước. Nếu tiết chào cờ mỗi sáng thứ hai trở thành những tiết học thú vị thì chúng sẽ là
động lực giúp học sinh hào hứng bước vào tuần học mới.


Kết quả là học sinh rất mong chờ tham gia giờ chào cờ với các hoạt cảnh, câu chuyện
<i>ngắn, chương trình văn nghệ, sinh hoạt chun mơn dưới cờ với những món quà nhỏ thật</i>
<i>sự sinh động, và bổ ích. Sinh hoạt dưới cờ là một diễn đàn để Hiệu trưởng thực hiện nhiệm</i>
vụ GDĐĐ học sinh.


Hiện nay, các nhà trường rất quan tâm tới việc GDĐĐ cho học sinh nhưng hiệu quả
của công tác này chưa cao. Vẫn cịn đó những mặt trái của cuộc sống, môi trường xã
hội... đã dẫn đến: Học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, ý thức phấn đấu kém…
Nhiều người lo ngại cho sự xuống dốc của đạo đức xã hội, trong đó có sự băng hoại về giá
trị đạo đức của giới trẻ. GDĐĐ đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách. Sự xuống cấp
của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều ngành, nhưng trước hết
trách nhiệm đó là của nhà trường - lực lượng được xác định có vai trị chủ đạo trong giáo
dục nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ, nơi con người được giáo dục từ khi mới cắp sách đi
học đến lúc bước vào đời.


Trách nhiệm GDĐĐ học sinh trong nhà trường thuộc về tất cả CB,GV nhưng Hiệu
trưởng vẫn giữ vai trò nòng cốt. Hiệu trưởng phải xác định nội dung giáo dục, quyết định
các hình thức giáo dục phù hợp, phân công cụ thể phần hành cho các thành viên trong nhà
trường mà Hiệu trưởng còn là người trực tiếp tham gia GDĐĐ học sinh thơng qua nhiều
hoạt động. Để hồn thành nhiệm vụ lớn lao trên, người Hiệu trưởng phải tìm cho mình
những biện pháp giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Thầy và trò Trường THPT số 5 Bố Trạch....



Việc chào cờ, hát quốc ca trở thành nề nếp không thể thiếu trong các giờ sinh hoạt
đầu tuần. Toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh của trường đều phải dự tiết
chào cờ đầu tuần, phải hát quốc ca nghiêm túc tạo không khí vui tươi phấn khởi để học
sinh bước vào tuần học mới. Trong các tiết chào cờ đầu tuần, chúng tơi cho HS tham gia
nhiều hoạt động với các hình thức phong phú, hấp dẫn biểu diễn phần hoạt cảnh, kể các
câu chuyện ngắn, văn nghệ, sinh hoạt chuyên môn... Trong đợt phát động Cuộc vận động
"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" Trường THPT số 5 Bố Trạch xây
dựng thói quen sáng thứ 2 hàng tuần mỗi lớp cử 1 hoặc 1 nhóm HS kể chuyện hoặc biểu
diễn một câu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ.


Việc xây dựng lồng ghép những bài học kỹ năng sống, lịch sử, đạo đức ngay trong
tiết chào cờ bằng các hình thức phong phú như tiêu đề các giờ sinh hoạt tập thể đầu tuần
thành diễn đàn trao đổi, thu hút đông đảo học sinh tham gia và để lại nhiều ấn tượng tốt
đẹp trong lòng mỗi em. Thực tế cho thấy giáo dục đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống thông
qua hoạt động này sẽ giúp các em trưởng thành nhanh chóng so với những hình thức khác.


DANH GIÁ VỀ SỰ BIẾN ĐỔI ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG


Năm học


Kết quả


Ghi chú


SL % SL % SL % SL %


2008-2009
2009-2010



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Để có được những buổi chào cờ thành cơng, người Hiệu trưởng thường xuyên có ý
tưởng mới, phải biết thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức tổ chức giáo dục để các
giờ chào cờ khơng trở nên gị ép, bắt buộc đối với thầy và trò. Trong buổi chào cờ người
Hiệu trưởng phải thực sự mẫu mực, trang phục, cử chỉ hành động, lời nói thật mơ phạm và
khả năng diễn thuyết tốt. Phối hợp với các tổ chức của nhà trường để thu hút số học sinh
tham gia cùng đơng đảo cán bộ, giáo viên.


Cái khó của GDĐĐ cho học sinh không chỉ ở lựa chọn nội dung, cách thức giáo dục
mà còn ở nghệ thuật giáo dục, nhằm tạo ra ở các em niềm xúc cảm. Để làm điều đó có thể
dựa vào các tấm gương sống động của các anh hùng liệt sĩ, các tác phẩm nghệ thuật... Phù
hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục của nhà trường trong từng thời kỳ.


Ví dụ: Chọn tác phẩm "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm", "Mãi mãi tuổi hai mươi", tấm
gương GS Ngô Bảo Châu để giáo dục lí tưởng sống của Thanh niên.


Hoặc sử dụng bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy Hiệu trưởng
nhân dịp khai giảng năm học mới của con mình để giáo dục động cơ, thái độ của học sinh.


Hay để giáo giáo dục truyền thống hiếu học và tơn sư trọng đạo, có thể chọn tác phẩm
"Những gương mặt giáo dục Việt Nam 2007 "(NXB Giáo dục), hoặc lá thư "Yêu thương
không bao giờ muộn" để giáo dục truyền thống Nhà giáo Việt Nam...


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

tham gia vào các sinh hoạt dưới cờ với vai trò là chủ thể sáng tạo. Hiệu trưởng phải biết
gợi ý cho các Ban cán sự và BCH Chi đoàn các lớp lựa chọn các nội dung và hình thức
nghệ thuật khác nhau để tổ chức sinh hoạt sao cho các sinh hoạt này thực sự là của các em,
cho các em và cho các em.


Giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh là một cơng việc khó, địi hỏi phải có sự
chung tay góp sức của nhiều lực lượng trong nhà trường và xã hội. Hình thức giáo dục rất
phong phú và đa dạng. Hiệu trưởng trường THPT là người chịu trách nhiệm chính trong


nhà trường về nhiệm vụ này. Sinh hoạt dưới cờ là một diễn đàn thuận lợi cho Hiệu trưởng
các trường làm nhiệm vụ giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh. Việc đầu tư, sử dụng, khai
thác tốt diễn đàn này chắc chắn sẽ góp phần tích cực trong việc giáo dục tồn diện học
sinh. Cải tiến, đổi mới nội dung và hình thức buổi chào cờ là một công việc thường xuyên
và luôn luôn mới mẽ đối với người Hiệu trưởng trong tình hình hiện nay.


TI LIU THAM KHO


1. Khoa học tổ chức và quản lý- Nhà xuất bản thống kê năm 1999


2. B ti liệu hỗ trợ Hiệu trởng quản lý hiệu quả trờng học- Dự án hỗ trợ đổi mới
<i>quản lý giáo dục(SREM) </i><i> thỏng 7/2009</i>


3. Tài liệu tập huấn bồi dỡng tăng cờng năng lực quản lý điều hành cho Hiệu trởng
trờng THPT- Dự án phát triển GD THPT- Hà Nội tháng 3/2010


</div>

<!--links-->

×