Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Tìm hiểu di tích đền hậu thôn đông kết, xã đông kết, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 107 trang )

1



Trờng Đại học Văn hoá H Nội
Khoa DI SảN VĂN HóA
-------------------------



TìM HIểU DI TíCH ĐềN HậU
(THÔN ĐÔNG KếT - XÃ ĐÔNG KếT - HUYệN KHOáI CHÂU
HƯNG YÊN)

KHóA LUậN TốT NGHIệP
NGNH B¶O TμNG HäC
Mã số: 52320305

Người hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN VĂN TIẾN
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ LIÊN

Hà Nội - 2013

 


 



 



LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này em đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình của cán bộ và nhân dân xã Đông Kết huyện Khối Châu
tỉnh Hưng n, các thầy cơ giáo trong Khoa Di sản văn hóa Trường Đại học
Văn hóa Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Văn
Tiến. Nhân đây em xin được gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới nhà
trường, Thầy hướng dẫn và địa phương.
Mặc dù đã rất cố gắng song do khả năng có hạn, khóa luận tốt nghiệp
này khó tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được nhiều ý kiến đóng
góp q báu của các thầy cơ trong khoa.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Lê Thị Liên

 


 



 

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 5

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 7
5. Bố cục bài khóa luận ................................................................................ 7
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI
CỦA DI TÍCH.................................................................................................. 8
1.1. Vài nét về vùng đất nơi di tích tồn tại ................................................. 8
1.1.1. Vị trí địa lí – điều kiện tự nhiên ........................................................ 8
1.1.2. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 11
1.2. Đặc điểm kimh tế, văn hóa, xã hội..................................................... 12
1.2.1. Về kinh tế ........................................................................................ 12
1.2.2. Về văn hóa – xã hội ........................................................................ 14
1.2.3. Về giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng .......................................... 17
1.3. Đền Hậu trong diễn trình lịch sử ....................................................... 18
1.4. Nhân vật được thờ trong di tích ........................................................ 20
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC– NGHỆ THUẬT............................ 22
2.1. Giá trị kiến trúc ................................................................................... 22
2.1.1. Không gian cảnh quan .................................................................... 22
2.1.2. Bố cục mặt bằng ............................................................................. 25
2.1.3. Các đơn nguyên kiến trúc ............................................................... 25
2.2. Giá trị nghệ thuật ................................................................................ 33
2.2.1. Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc................................................... 33
2.2.2. Di vật trong di tích .......................................................................... 37
2.3. Lễ hội đền Hậu .................................................................................... 46
 


 




 

2.3.1. Công tác chuẩn bị ........................................................................... 47
2.3.2. Lễ hội .............................................................................................. 49
2.4. Tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ Mẫu Liễu Hạnh ở di tích ................... 57
2.4.1. Đơi nét về tín ngưỡng thờ Mẫu....................................................... 57
2.4.2. Thờ Mẫu Liễu Hạnh ở đền Hậu ...................................................... 58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH ĐỀN HẬU ........................................................... 60
3.1. Thực trạng di tích ............................................................................... 60
3.1.1. Thực trạng kiến trúc ........................................................................ 60
3.1.2. Thực trạng di vật và quản lí di tích ................................................. 63
3.1.3. Thực trạng lễ hội ............................................................................. 64
3.2. Bảo tồn và tơn tạo di tích đền Hậu .................................................... 65
3.2.1. Cơ sở pháp lí ................................................................................... 66
3.2.2. Các biện pháp cụ thể ....................................................................... 71
3.3. Khai thác và phát huy giá trị của di tích .......................................... 75
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 81 
PHỤ LỤC 

 

 



 


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử Việt Nam với chặng đường dài phát triển từ quá trình chinh
phục tự nhiên cho đến quá trình dựng làng, giữ nước, các thế hệ đi trước đã để
lại cho chúng ta một kho tàng di sản văn hóa khổng lồ, đó là các di tích khảo
cổ học, các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh ... hiện đang nằm
rải rác trên khắp đất nước. Trong đó các di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ
thuật như: Đình, đền, chùa, miếu, quán,... chiếm số lượng lớn. Trong mỗi di
tích ẩn chứa các giá trị đặc trưng tiêu biểu đó cũng là một bảo tàng sống về
kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật và cả phong tục tập quán cổ truyền của cộng
đồng cư dân nơi di tích tồn tại. Đồng thời đó cũng là nơi gửi gắm những khát
vọng ước mơ về một cuộc sống hịa bình, ấm no, hạnh phúc và còn là nơi thể
hiện lòng biết ơn tơn kính với các vị thần, người đã có cơng lao to lớn với
làng, và là vị thần bảo trợ cho cả làng xã.
Di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt các cơng trình kiến trúc tơn giáo, tín
ngưỡng cũng là nơi diễn ra các hoạt văn hóa truyền thống, nơi hội họp của cả
dân làng. Cũng giống như các vùng quê khác ở đồng bằng châu thổ sông
Hồng, xã Đơng Kết huyện Khối Châu, tỉnh Hưng n là một vùng quê thanh
bình, với cánh đồng bát ngát, đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp. Đây cũng là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống, như truyền
thống yêu nước, truyền thống hiếu học, tiêu biểu là truyền thống cách mạng.
Hiện nay tại xã Đông Kết có 2 chùa, 6 đình, đền, và 1 nhà thờ tôn giáo, 2 nhà
thờ họ. Nhưng đáng chú ý hơn cả là di tích đền Hậu tại thơn Đơng Kết, xã
Đơng Kết, là một di tích có lịch sử xây dựng từ lâu đời, là nơi thờ Linh Lang
Đại Vương và thần Thành hoàng làng Nguyễn Siêu. Đền Hậu cịn lưu giữ
nhiều giá trị về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, những cổ vật quý hiếm, đặc biệt

 




 

còn là nơi tụ họp của dân làng khi mùa xuân về, là nơi thể hiện rõ nét phong
tục tập quán của người dân nơi đây.
Với sự biến thiên của lịch sử và sự ảnh hưởng của khí hậu, hiện trạng di
tích khơng cịn như xưa. Trong điều kiện đất nước hịa bình như hiện nay,
việc quản lí và bảo tồn di tích cần được quan tâm hơn nữa, nhằm tạo điều kiên
cho cơng tác nghiên cứu, học tập, tìm hiểu, khai thác và phát huy giá trị của di
tích một cách hiệu quả cao. Đồng thời đề ra những giải pháp nhằm bảo tồn di
tích. Là một sinh viên đang theo học nghành Di sản văn hóa của trường Đại
học Văn hóa Hà Nội, với mong muốn tìm hiểu về lịch sử địa phương, các di
sản văn hóa cịn tồn tại ở quê hương mình, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm
khoa Di sản văn hóa và giảng viên hướng dẫn PGS.TS: Nguyễn Văn Tiến,
nên em đã chọn đề tài : “ Tìm hiểu di tích đền Hậu thơn Đơng Kết, xã Đơng
Kết, huyện Khối Châu, tỉnh Hưng Yên”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu khái qt về xã Đơng Kết huyện Khối Châu tỉnh Hưng n.
- Tìm hiểu về các giá trị kiến trúc, nghệ thuật, các di vật, hiện vật tại đền,
thơng qua đó để xác định niên đại khởi dựng và quá trình tồn tại của đền Hậu.
- Tìm hiểu thực trạng của di tích, từ đó đề xuất các giải pháp trong việc
giữ gìn, bảo vệ và tơn tạo di tích.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập tư liệu, thơng tin về di tích và lễ hội Đền hậu xã Đơng Kết,
huyện Khối Châu, tỉnh Hưng n.
- Tổng kết, xử lý những thông tin thu thập được.
- Thông qua kết quả nghiên cứu đề xuất những ý kiến để bảo tồn, phát
huy những giá trị quý báu của di tích Đền Hậu.
 




 

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng chính là di tích đền Hậu ở xã Đơng kết, huyện Khối Châu,
tỉnh Hưng n.
- Khóa luận còn đặc biệt chú ý nghiên cứu lễ hội đền Hậu xã Đơng Kết,
huyện Khối Châu, tỉnh Hưng n.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Không gian tồn tại di tích đền Hậu và xã Đơng
Kết huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
- Phạm vi thời gian: từ khi di tích được khởi dựng cho đến ngày nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu thực địa ( khảo sát thực tế)
- Nghiên cứu tài liệu, thư tịch
- Phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, đánh giá... các nguồn tư liệu
- Phỏng vấn trực tiếp, quay phim, chụp ảnh, đo, vẽ.
5. Bố cục bài khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, bài khóa
luận bao gồm 3 chương chính
Chương 1: Lịch sử hình thành và q trình tồn tại di tích đền Hậu
Chương 2: Giá trị kiến trúc - nghệ thuật của di tích đền Hậu xã Đơng
Kết huyện Khối Châu tỉnh Hưng Yên
Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di
tích đền Hậu xã Đơng Kết huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên


 



 

CHƯƠNG 1
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI CỦA DI TÍCH
1.1. Vài nét về vùng đất nơi di tích tồn tại
1.1.1. Vị trí địa lí – điều kiện tự nhiên
Trong quá trình tồn tại và phát triển của bất kì một cơng trình kiến trúc
như nhà ở, đình, đền, chùa, miếu mạo,... đều gắn liền với một địa danh, một
vùng đất với những con người cụ thể. Những địa danh và con người đó là
nhân chứng chứng minh cho sự hiện diện của các cơng trình kiến trúc. Vì vậy
khi tìm hiểu về di tích, những biến đổi thăng trầm cũng như giá trị của di tích
cần phải tìm hiểu về vùng đất nơi di tích tồn tại. Để nghiên cứu tìm hiểu di
tích đền Hậu chúng ta cần phải hiểu vùng đất Đơng Kết thuộc huyện Khối
Châu, tỉnh Hưng n.
Khối Châu là huyện nằm vị trí trung tâm tỉnh Hưng Yên, Trung tâm
huyện Khoái Châu cách Thành phố Hưng Yên 24 km về phía bắc, cách thủ đơ
Hà Nội 22 km phía đơng nam. Là vùng đất phù sa cổ có dịng sơng Hồng chảy
qua, hằng năm bồi tụ một lượng lớn phù sa làm cho đất đai phì nhiêu màu mỡ,
cây cối tốt tươi. Diện tích hiện nay của Khối Châu 130,86km2, chiếm
14,08% diện tích tồn tỉnh, trong đó đất nơng nghiệp 8.779 ha, là huyện có
diện tích và số xã lớn nhất tỉnh Hưng n. Khối Châu nằm ở trung tâm đồng
bằng sơng Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng có độ cao trung bình là +
3,5 m đến 4,5 m, nơi cao nhất 7 - 8m nơi thấp nhất 2m. Khí hậu và đất đai nơi
đây rất thích hợp trồng cây lúa, trồng rau màu, cây cơng nghiệp và cây ăn quả.
Khối Châu có vị trí địa lý và giao thơng thuận lợi, có hệ thống đường
đê dài 21,4 km và tiếp giáp Hà Nội, hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện,


 



 

hơn nữa dọc bờ sơng Hồng có các bến đị đi quốc lộ 1A, Thường Tín, đường
bộ đi sang các huyện khác,... tạo điều kiện cho sự giao lưu và phát triển kinh
tế - văn hóa với các vùng lân cận.
Nơi đây là vùng đất tồn tại của nhiều di tích lịch sử có giá trị, là nơi
chứng kiến chuyện tình thiên sử của chàng trai nghèo Chử Đồng Tử và nàng
cơng chúa Tiên Dung. Hiện nay, tồn huyện có 22 di tích lịch sử được xếp
hạng, như: Đền Hố Dạ Trạch (Dạ Trạch), Đền Hàm Tử, Đình Phương Trù
(Tứ Dân), Đền Hậu, Chùa Lạc Thuỷ (Đơng Kết), Đình chùa Bối Khê (Liên
Khê), Đền Quan Xun (Thành Cơng), Chùa Cót, Chùa Cốc Phong (Chí Tân),
Đình, Chùa Ngọc Nha, Đền Tiểu Quan (Phùng Hưng), Đền An Lạc (Đồng
Tiến), Đình Bình Dân (Tân Dân)… trong đó đáng chú ý nhất là quần thể Đền
Đa Hịa - Bình Minh, Đền Hóa - Dạ Trạch gắn với truyền thuyết Chử Đồng
Tử - Tiên Dung nằm trong tuyến du lịch chính trên sơng Hồng (Hà Nội - Phố
Hiến). Đền Dạ Trạch gắn với các địa danh lịch sử oai hùng của Triệu Quang
Phục chống giặc Lương.
Nhìn lại lich sử, từ thời các Vua Hùng đến nay Khoái Châu đã nhiều
lần thay đổi tên gọi và địa phận khác nhau.
Khi Triệu Đà xâm lược Âu Lạc (179 TCN), Khoái Châu thuộc huyện
Chu Diên, quận Giao Chỉ. Thời Đông Ngô, nhà Ngô tách nước ta thành 2
Châu là Quảng Châu và Giao Châu, Khoái Châu thuộc Giao Châu. Thời Ngơ
( 939- 968) Khối Châu được gọi là Đằng Châu. Thời Lý (1010- 1225) vùng
đất Khoái Châu thuộc huyện Đơng Kết lộ Khối. Đến sau chiến thắng qn
Mơng – Nguyên lần thứ 3 (1228), vua Trần ban đất cho Nguyễn Khối thì

Khối Châu được đổi thành Khối Châu. Nguyễn Khoái là vị thần đã khai
hoang mở rộng vùng đất Khối Châu ngày nay. Ơng được coi như thành
hồng của vùng đất này.

 


10 
 

Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), Vua Minh Mệnh có cuộc cải cách lớn
về địa danh bỏ Bắc Thành và Gia Định Thành, chia cảc nước thành 30 tỉnh
và 1 phủ Thừa Thiên, tỉnh Hưng Yên được thành lập thì phủ Khối Châu
trong đó có huyện Đơng n thuộc tỉnh Hưng Yên gồm 2 phủ : Khoái Châu
và Tiên Hưng.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 chính phủ quyết định bỏ cấp phủ,
phủ Khoái Châu đổi thành huyện Khoái Châu.
Ngày 26/01/1968 UB Thường vụ Quốc hội ra nghị định số 504 –
NQ/TVQH phê chuẩn hợp nhất 2 tỉnh Hưng Yên và Hải Dương thành tỉnh Hải
Hưng tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hải Dương. Huyện Khoái Châu thuộc tỉnh Hải Hưng.
Ngày 24/2/1979 chính phủ quyết định số70 – QĐ/CP, thành lập huyện
Châu Giang gồm 25 xã của huyện Khoái Châu và 9 xã của huyện Văn Giang.
Tại kỳ họp 10 quốc hội Khoá IX, ngày 6/11/1996, nhận thấy sự hợp
nhất này không phù hợp nên Quốc hội phê duyệt tách Hải Hưng thành Hưng
Yên và Hải Dương. Ngày 1/1/1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập. Huyện Châu
Giang thuộc Hưng Yên
Ngày 24 tháng 7 năm 1999 chính phủ ra nghị định 60-NĐ/CP tách
huyện Châu Giang thành 2 huyện Khoái Châu và Văn Giang. . Khối Châu
với đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Hưng Yên gồm 25 xã trong đó có
xã Đơng Kết, thị trấn, huyện lỵ đặt tại thị trấn Khối Châu, có các Thị tứ như :

Bơ Thời, Dân Tiến, Đơng Kết
Xã Đơng Kết huyện Khối Châu tỉnh Hưng n nằm trong vùng Châu
thổ sơng Hồng, có vị trí địa lí khá tốt thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng
lân cận: cách huyện lỵ Khoái Châu 3km về phía Tây, phía Bắc giáp xã Tứ
Dân, phía Nam giáp xã Liên Khê, phía xã Đơng giáp xã Bình Kiều, phía Tây
giáp xã Đơng Ninh, xã Tân Châu.

 


11 
 

Hiện nay xã Đơng kết có 3 thơn, mỗi thơn có phần địa giới cụ thể
nhất định.
Thơn Đơng kết, thơn Trung Châu và thôn Lạc Thủy
Thời sơ khai trên địa bàn xã Đơng Kết đã hình thành các làng nhỏ ven
đê với tên gọi như Triền Thiết, Triền Thủy, Triền Chu.
Đến thời Gia Long xã Đông Kết thuộc tổng Đông An, phủ Khoái Châu,
trấn Sơn Nam Thượng. Tổng Bái bao gồm các làng( xã) Đông Kết, Kênh
Khê, Triền Thủy, Triền Chu, Mạn Xuyên, Cẩm Khê, Phú Mĩ.
Cách mạng tháng Tám thành công, một số làng tách ra thành lập xã
mới, xã Đơng Kinh. Năm 1974, chính phủ quyết định đổi tên xã Đông Kinh
thành xã Đông Kết như tên gọi ngày nay.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Xã Đông Kết nằm bên triền đê tả ngạn sông Hồng – con sông lớn nhất
khu vực đồng bằng Bắc Bộ hàng năm bồi tụ một lượng phù sa lớn cho đồng
bằng này. Xã Đông Kết có tổng diện tích tự nhiên là 636,6 ha trong đó đất
canh tác là 419,03 ha. Đây là một vùng đất có ruộng đồng thẳng cánh cị bay,
đất đai phì nhiêu, màu mỡ. Nhìn trên bản đồ, địa hình của xã hiện nay có một

đoạn đê sơng Hồng dài gần 2 km đi qua. Ngồi ra diện tích đất thổ cư là 71,56
ha, và diện tích ao hồ, đầm là 45,28 ha. Diện tích trong đê là 509,65 ha và
diện tích ngồi đê là 126,71 ha.
Nhìn chung đây là vùng đất phù sa cổ, địa hình hồn tồn là đồng bằng.
Khí hậu ở vùng này là khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính thất thường của
thời tiết theo chu kì năm, trong mùa hoặc giao giữa các mùa và có nguồn
nước dồi dào. Mùa nước to từ tháng 5 đến tháng 10. Gió có 2 mùa rõ rệt là gió
mùa đơng bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau kèm theo rét mưa phùn; từ

 


12 
 

tháng 6 – 10 thường có gió bão, mưa to. Nhiệt độ trung bình hàng năm 23 –
240C. Mùa hè nhiệt độ cao nhất vào tháng 5 lên tới 37 – 380C. Tháng 7-8
nhiệt độ xuống còn 27 – 280C. Mùa đơng các tháng 10 – 11 nhiệt độ xuống
cịn 15 - 200C, có năm tháng 12 và tháng 1 năm sau xuống còn 9 - 100C.
Lượng mưa hàng năm 1800mm – 2500mm. Có thể nói đặc trưng khí hậu về
thời tiết đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất và sinh hoạt văn hóa
của cộng đồng cư dân nông nghiệp nơi đây.
Hiện nay tổng số dân trong xã Đông Kết là 9867 nhân khẩu, tập trung
trong 3 thôn: thôn Đông Kết, thôn Lạc Thủy và thôn Trung Châu với mật độ dâ
số là 1317 người/ km2. Trong lịch sử phát triển dân cư của xã cũng có biến động
về dân số do chiến tranh, thiên tai, lũ lụt hạn hán, có người chuyển đi nơi khác
cũng có người chuyển đến định cư. Theo các cụ cao niên trong làng cho biết,
hiện nay Đơng kết có 4 dịng họ tương đối lớn: dòng họ Nguyễn, họ Lê, họ Đỗ
và họ Đặng, trong đó dịng họ Nguyễn và họ Lê có nhà thờ họ riêng.
1.2. Đặc điểm kimh tế, văn hóa, xã hội

1.2.1. Về kinh tế
Trước đây người dân xã Đông Kết thuần nhất về làm nghề nông, cuộc
sống của đại bộ phận nhân dân gắn liền với đồng ruộng, người Đông Kết
trông lúa, trồng rau, chăn nuôi quanh năm . Ngoài ra cư dân trong làng cũng
làm ăn buôn bán nhỏ nhưng mặt hàng chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp phục
vụ cho sinh hoạt hằng ngày của nhân dân địa phương.
Ngày nay đời sống kinh tế của người dân xã Đơng Kết đã có nhiều thay
đổi, đặc biệt là sau công cuộc đổi mới năm 1986 với các nghành nghề chính
như sau:
Về sản xuất nơng nghiệp: Người dân xã Đông Kết vẫn tiếp tục truyền
thống sản xuất nơng nghiệp, tuy nhiên cơ cấu cây trồng có sự đa dạng phong

 


13 
 

phú, không chỉ thuần nhất trồng lúa mà người dân chuyển sang trông màu,
trông rau, ... cung cấp một lượng lương thực lớn và cây màu cho huyện, góp
phần nâng cao đời sống người dân. Gần đây nhân dân trong xã đã mạnh dạn
chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nắm bắt thị trường kinh tế, điều kiện thuận lợi
về đất đai, khí hậu các hộ dân trong làng đã chuyển đổi từ những cây trồng
quen thuộc sang trồng chuối . Chuối là một loại cây ăn quả dễ trồng phù hợp
thổ nhưỡng đất phù sa, khí hậu nhiệt đới ẩm. Tuy nhiên trong quá trình trồng
trọt cũng phải đảm bảo những kĩ thuật chăm sóc cơ bản về tưới nước, bón
phân, phun thuốc trừ sâu,... nhằm đem lại năng xuất cao, chất lượng tốt. Loại
chuối được trồng chủ yếu là chuối tiêu hồng, ngồi ra cịn chuối tiêu Đài
Loan, chuối tây, chuối Ngự,... Nghề trồng chuối đã làm cho đời sống của
nhân dân nơi đây ngày càng được nâng cao, đồng thời đẩy mạnh sự hợp tác,

thông thương buôn bán với các vùng lân cận đặc biệt là thủ đô Hà Nội.
Về chăn nuôi: Cũng như các vùng lân cận cư dân xã Đông kết chủ yếu
chăn nuôi gia súc như: Trâu, bò, lợn,..., gia cầm như: gà, vịt, ngan,...
Về nghành nghề dịch vụ: Ngồi các nghành ngề bn bán nhỏ,các
nghành nghề dịch vụ phát triển mạnh trong xã, đặc biệt là khu chợ bái, nơi
buôn bán, trao đổi hàng hóa hàng của cư dân nơi đây. Hiện nay xã Đơng Kết
có một số nhà máy loại vùa đóng trên địa bàn như nhà máy may Hưng Long,
... đã cung cấp việc làm cho hàng trăm lao động địa phương và các xã lân cận.
Cơ cấu lao động đã có sự biến đổi đáng kể, một số bộ phận nông dân trở
thành cơng nhân có việc làm và thu nhập ổn định.
Sau thời kì đổi mới với những thay đổi làm cho đời sống người dân nơi
đây nâng cao nhiều hơn, việc xóa đói giảm nghèo có nhiều thành quả rõ rệt.
Trong những năm qua xã Đông Kết đã vận động, xây dựng các quỹ hỗ trợ xây
dựng 1 nhà tình nghĩa, tu sửa 4 ngơi nhà của gia đình chính sách, xây dựng
một ngơi nhà đại đồn kết, và hỗ trợ nâng cấp xóa nhà tranh vách đất cho 8 hộ
 


14 
 

nghèo. Chính quyền địa phương cũng thương xuyên thăm hỏi quan tâm tới
các đồng chí thương bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ lúc ốm đau gặp khó
khăn. Thực hiện và phát động nhân phát huy truyền thống đạo lí “ Uống nước
nhớ nguồn” với tinh thần “ Lá lành đùm lá rách” để vận động xây dựng các
quỹ. Trong 5 năm qua đã vận động quyên góp được hơn 100 triệu đồng để
ủng hộ các đối tượng chính sách.
Cho tới thời điểm này, tình hình kinh tế xã hội ở xã Đông Kết ổn định
trên tất cả các lĩnh vực, đời sống nhân dân được đầy mạnh. Hầu hết các hộ gia
đình đều có các tiện nghi sinh hoạt hàng ngày như: xe máy, ti vi, điện

thoại,...thậm chí có hộ gia đình cịn có ơ tơ riêng.
1.2.2. Về văn hóa – xã hội
Văn hóa, tín ngưỡng là một bộ phận văn hóa truyền thống khơng thể
thiếu trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam nói chung và nhân dân
xã Đơng Kết nói riêng. Tín ngưỡng văn hóa đan xen, thẩm thấu và hiện diện
trong mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của người dân Đông kết. Các
phong tục tập quán cổ truyền của người xưa vẫn được giữ vững như: cưới hỏi,
ma chay, tục thờ cúng tổ tiên,...
Cũng như bao vùng khác Phật giáo cũng ảnh hưởng sâu sắc tới người
dân nơi đây, ngoài ra Thiên chúa giáo cũng ảnh hưởng tới một bộ phận người
dân trong xã. Hiện nay trong xã có 2 chùa, 6 đình, đền, và 1 nhà thờ thiên
chúa giáo, 2 nhà thờ họ.
Tín ngưỡng: Ngay từ xa xưa nhân dân xã Đơng Kết đã thể hiện lịng
tơn kính biết ơn với những người có cơng với dân làng. Qua đó thể hiện tinh
thần hướng về cội nguồn, tinh thần đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau theo truyền
thống: “ Uống nước nhớ nguồn; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của nhân dân ta
nói chung và nhân dân Đơng Kết nói riêng. Trước hết là tín ngưỡng thờ cúng
 


15 
 

tổ tiên, trong phạm vi gia đình, nhà nào cũng có ban thờ tổ tiên, con cái thờ
cúng ơng bà, cha mẹ mong cha mẹ phù hộ cho con cháu và cứ thế việc thờ
cúng nối tiếp từ đời này sang đời khác. Trong phạm vi dòng họ, họ nào cũng
có nhà thờ họ riêng, quy mơ của nhà thờ họ được xây dựng to nhỏ khác nhau
tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của số hộ gia đình của từng họ. Dù quy mơ to
nhỏ khác nhau nhưng nó đều mang một hàm ý đề cao đạo đức cha ơng, người
có cơng mở mang dịng họ, khuyến khích con cháu vươn lên trong học hành

thi cử, luôn nhớ công ơn của ơng bà, cha mẹ. Dịng họ nào cũng có ngày giỗ
của họ, vào ngày này con cháu của họ lại tụ họp đông đủ tại nhà thờ họ, làm
cỗ ăn mừng, nghe cụ trưởng họ kể lại tiểu sử của cụ tổ: Ngày sinh, ngày mất,
cụ tổ đến làng lập họ, thứ bậc các chi trên dưới rõ ràng,... tất cả được ghi lại
chi tiết trong cuốn gia phả của dòng họ. Hiện nay trên địa bàn xã có 2 nhà thờ
họ: nhà thờ họ Nguyễn, nhà thờ họ Lê.
Ngồi ra tín ngưỡng thờ thành hồng làng được thể hiện khá rõ nét.
Trong phạm vi làng xã quan trọng nhất là thờ thành hoàng làng – vị thần bảo
trợ của của cộng đồng, một biểu tượng tinh thần che chở của cả làng.
Nhìn chung các sinh hoạt văn hóa, tơn giáo tín ngưỡng của người dân
xã Đơng Kết đã thể hiện rõ truyền thống, đạo đức, lối sống cao đẹp của dân
tộc ta, đó là truyền thống đồn kết nhân ái, ln ghi nhớ tơn thờ những người
có công với dân với nước.
Ngày nay nhân dân Đông kết vẫn tiếp thu học hỏi những tinh hoa văn
hóa truyền thống của cha ông, đồng thời tiếp biến những giá trị văn hóa mới
trong xây dựng đời sống văn hóa mới, phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong
trào sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Các phong trào
này có ảnh hưởng nhất định đến việc hoàn thành nhân cách sống trong mỗi cá
nhân, hướng họ đến những điều thiện, điều tốt. Với những hoạt động trên

 


16 
 

hằng năm trong tồn xã có trên 70% số hộ đạt gia đình văn hóa.Năm 2006
làng Đơng Kết được cơng nhận “ Làng văn hóa”
Truyền thống cách mạng: Trải qua bao đời sinh sống, với tinh thần cần
cù lao động, bằng tài năng và sự sáng tạo các thế hệ nhân dân nơi đây đã khai

phá, cải tạo đất đai tạo dựng nên một làng xóm trù phú, đồng ruộng phì nhiêu.
Đồng thời cịn góp nhiều cơng sức trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Người dân Đông Kết ngay từ thưở xa xưa đã có tinh thần yêu nước nồng nàn,
kiên cường dũng cảm đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ lũy tre làng.
Đến khi thực dân pháp xâm lược, hưởng ứng phòng trào Cần Vương
nhân dân Đơng Kết cùng nhân dân trong huyện Khối dưới sự lãnh đạo của
Nguyễn Thiện Thuật đã đứng lên đấu tranh với phong trào nổi tiếng đi vào
lịch sử “ Khởi nghĩa Bãi Sậy”, phong trào Đông Kinh, trận đánh Tây Kết,...
Đặc biệt khi gặp ánh sáng của Đảng nhân dân đã vùng lên đấu tranh chống sự
đàn áp bóc lột của bọn thực dân, phát xít để giành chính quyền trong cách
mạng tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp năm 19451954. Và Đền Hậu là nơi hoạt động của các cán bộ Việt Minh trong suốt thời
kì kháng chiến, đồng thời cũng là nơi làm việc của ủy ban nhân dân xã trong
thời kì vừa giành độc lập, thống nhất đất nước.
Năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang toàn miền Bắc cùng
bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời không quên vai trò hậu phương
vững chắc cho tiền tuyến miền Nam. Hịa cùng khơng khí đó nhân dân Đơng
Kết ra sức thi đua sản xuất, thực hiện hăng hái các phong trào thi đua.
Với tất cả những tiền đề về vật chất và tinh thần, dưới sự lãnh đạo quan
tâm của Đảng và Nhà nước cùng với những kinh nghiệm và niềm tự hào có
được trong hoạt động cách mạng, đặc biệt là là trong 20 năm đổi mới, Đảng
bộ địa phương đã giành được những thắng lợi kinh tế - văn hóa- xã hội góp
phần đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
 


17 
 

1.2.3. Về giáo dục, y tế, an ninh, quốc phịng
Đơng Kết là vùng đất hình thành khá lâu đời cho nên việc học hành thi

cử đã ăn sâu bám rễ vào tư tưởng của người dân nơi đây. Mỗi triều đại, mỗi
khoa thi trong thơn ngồi xã đều có người đỗ đạt cao.
Trong những năm qua công tác giáo dục, đào tạo đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng. Mạng lưới trường học được ổn định, phát triển, hiện
nay trong xã có 3 trường mẫu giáo, 1 trường Trung học cơ sở Đông Kết, 1
trường Tiểu học Đông Kết, và 1 trường Trung học phổ thông Nguyễn Siêu.
Chất lượng giảng dạy và học đạt kết quả cao, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh
kiểm khá, tốt hằng năm đều đạt trên 90%, tỉ lệ lên lớp và tốt ngiệp hàng năm
cao từ 85- 95 %, số lượng học sinh được đi thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh
ngay càng nhiều, tỷ lệ học sinh trung học phổ thông và đỗ đại học, cao đẳng
xếp thứ 4/12 của tồn huyện Khối Châu.
Cơng tác chăm sóc sứ khỏe cộng đồng là nhiệm vụ quan trọng, thường
xuyên tổ chức tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, giữ gìn vệ sinh phịng
bệnh cho dân. Hiện trong tồn xã có 1 trạm y tế, thường xun phối hợp với
trung tâm y tế huyện Khoái Châu về khám chữa bệnh cho nhân dân, tổ chức
tiêm chủng vắc xin, cấp phát thuốc đầy đủ, kịp thời. Trạm y tế có 1 bác sỹ, 2 y
tá, 2 cán bộ trung cấp y tế.
Cùng với các hoạt động xã hội khác, cơng tác an ninh quốc phịng trong
xã cũng được đề cao. Trong xã có các đội an ninh xã, công an xã và đội dân
quân tự vệ.
* Đường đi tới di tích
Từ tỉnh lộ Hưng Yên ( Thành phố Hưng Yên) theo quốc lộ 39A phía
Hà Nội đến thị tứ Bơ Thời ( xã Hồng Tiến – Khối Châu) rẽ trái khoảng 4km

 


18 
 


đến ngã 3 Thị trấn Khối Châu, sau đó rẽ trái khoảng khoảng 3km đến UBND
xã Đông Kết, rẽ phái theo con đường rải đá răm khoảng 200m là đến di tích
Đền Hậu. Việc tham quan khảo sát di tích rất thuận lợi cho các phương tiện
giao thông như: ô tơ, xe máy, xe đạp,...
1.3. Đền Hậu trong diễn trình lịch sử
Theo nhân dân địa phương cho biết, trước đây tại thơn Đơng Kết có 2
ngơi đền. Đó là đền Tiền và đền Hậu. Trải qua thời gian, với sự biến thiên của
lịch sử và thời tiết nên ngôi đền Tiền đã bị hư hỏng hết và tới nay chỉ cịn lại
ngơi đền Hậu. Sở dĩ có tên như vậy là để phân biệt đền trên với đền dưới.
Đền Hậu được xây dựng trên nền đất khá rộng, thoáng ở trung tâm khu
vực cư trú của thôn Đông Kết, xã Đơng kết huyện Khối Châu tỉnh Hưng
n. Ngơi đền được xây dựng theo hướng chếch tây - nam. Tiếp giáp với đền
Hậu là những di tích nổi tiểng như: Chùa Lạc Thủy, Chùa Thốp An, đền Dạ
Trạch,... tạo nên một quần thể di tích lớn phong phú đa dạng và đây cịn là
khu vực tham quan du lịch có giá trị về tinh thần và giáo dục cao.
Giống như các di tích khác, trong kháng chiến chống thực dân Pháp
đền Hậu là nơi hoạt động bí mật của cán bộ Việt Minh, du kích vùng ven sơng
Hồng. Đặc biệt nơi đây, dân quân du kích địa phương tổ chức tập hợp dân
chúng nổi dậy chống càn của Pháp vào vùng Đơng Tảo- Khối Châu. Từ ngày
hịa bình lập lại đến năm 1990, đền Hậu là nơi làm việc của Đảng bộ và chính
quyền xã Đơng Kết. Năm 1991, đền được giao cho dân địa phương bảo quản,
trông coi, tu sửa và bảo vệ. Đến năm 2001 khi đền Hậu được cơng nhận là
“Di tích kiến trúc - nghệ thuật” cấp quốc gia, lúc đó đền thuộc sự quản lý của
Ủy ban nhân dân xã Đơng Kết, Phịng văn hóa huyện Khối Châu và Sở văn
hóa tỉnh Hưng n.

 


19 

 

Đến nay chưa có một tư liệu hay nghiên cứu nào nói chính xác về năm
xây dựng Đền. Nhưng theo các cụ trong làng cho biết trải qua các triều đại từ
Hậu Lê đến thời Nguyễn đền Hậu được phong 47 đạo sắc phong. Trong đó có
14 đạo sắc phong ban cho Linh Lang đại vương và 33 sắc phong ban cho
tướng Nguyễn Siêu, sắc phong có niên đại sớm nhất là vào năm 1602. Tuy
nhiên do chiến tranh và thời gian kéo dài nên đến nay đền chỉ còn giữ lại được
6 đạo sắc phong. Dựa vào các sắc phong cịn lưu giữ tại đền có thể nói rằng
đền Hậu được xây dựng vào thế kỉ XVII. Và đây là một số sắc phong ban cho
Linh Lang đại vương mà đền Hậu còn giữ lại được đến ngày nay.
Sắc của Đức Linh Lang gồm:
Đức long nguyên niên thất nguyệt nhị thập lục nhật (ngày 26/ 7/ 1629)
Dương Đức tam niên thất nguyệt nhị thập cửu nhật (ngày 29/7/1674)
Cảnh Hưng tứ thập tứ niên thất nguyệt nhị thập lục nhật (ngày 26/7/1783)
Chiêu Thống nguyên niên tam nguyệt nhị thập nhị nhật (ngày
22/3/1787) ...
Tài liệu sao chép lại của chính quyền địa phương và theo lời của các cụ
già trong làng kể đền Hậu bị hư hỏng nặng. Nhưng do điều kiện hồn cảnh
khó khăn nên mãi tới năm 1991 khi chính quyền Ủy ban nhân dân giao quyền
quản lí bảo vệ, tư sửa cho nhân dân xã Đông Kết, lúc này đền mới được tu sửa
bộ mái và một số khấu kiện kiên trúc đã bị hư hỏng do mối mọt, thiên tai,
đồng thời xây dựng Nhà mẫu nằm phía sau bên trái của tòa đại bái. Đến năm
1995 đền Hậu xây nghi môn theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái cùng với đó
là xây dựng, làm lại nền nhà tòa Hậu cung bằng gạch đá hoa và xây tường bao
bằng xi măng, vôi vữa.. Năm 2004 xây dựng bia cơng đức để ghi danh những
người có cơng đóng góp vào việc xây dựng, tu sủa cho đền. Năm 2011 làm lại
 



20 
 

và mở rộng diện tích sân, xây cuốn thư ở trước sân tịa Đại Bái và xây tường
bao quanh ngơi đền để ngăn cách với nhà dân, trường học và nhằm bảo vệ di
tích tốt hơn.
1.4. Nhân vật được thờ trong di tích
Như bao di tích khác ở Việt Nam, đền Hậu xã Đơng Kết huyện Khối
Châu tỉnh Hưng n không chỉ là nơi lưu giữ các giá trị đặc trưng về kiến
trúc nghệ thuật mà còn là phán ánh các phong tục tập quán của địa phương
một cách rõ nét. Đồng thời cũng là nơi thể hiện lòng biết ơn tơn kính tới các
vị thần, người có cơng lao to lớn với làng, bảo trợ và ban phúc cho cả làng.
Đối với đền Hậu vị thần bảo trợ và ban phúc cho cả làng là Linh Lang đại
vương và thần Thành hồng làng Nguyễn Siêu. Đó là hai vị thần mà nhân dân
xã Đơng Kết ln tơn kính, thờ phụng.
* Linh Lang đại vương
Theo thần phả còn giữ lại có ghi rằng: “Linh Lang Đại Vương có tên
thật là Linh Lãng và thụy hiện mới là Linh Lang, là con của Hùng Vương
được phong là thượng tướng quân. Ngài là vị văn võ toàn tài, đem quân đi
đánh giặc khắp nơi và đều giành thắng lợi. Ngài được phong tướng nhưng
ngài không nhận mà đi tu ở chùa Bảo Quan trong thành Đại La. Ngài theo học
nhà sư Trực Năng, mười năm sau khi thành đạo hưởng thế tám mươi tuổi, an
táng tại Thành Bắc xã, xứ Đông Hải, về sau ngài được phong là người tổng
quản tất cả các dịng sơng ( Chủ giang các xứ tổng quản).”
Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều nơi thờ Linh Lang đại vương nhưng
mỗi nơi lại gắn với các sự tích, thần tích khác nhau khi nói về Linh Lang đại
vương. Và đền Hậu là một trong số 269 di tích thờ Linh Lang đại vương. Như
vậy cũng phản ánh tính phổ biến của Linh Lang đại vương.

 



21 
 

* Thần thành hoàng làng Nguyễn Siêu
Nguyễn Siêu một trong thập nhị sứ quân, tổ tiên là người Bắc quốc,
tỉnh Phúc Kiến huyện Đà Dương. Ông sinh ra trong một dòng họ danh tiếng,
nhiều người được phong tước vương. Bố là Nguyễn Lưu một danh tướng thời
Tấn Vũ Đế, là kiêu kỵ đại tướng quân, phụng mệnh tiến vào nước Nam làm
loạn, đến xã Thanh Của lấy vợ là Nguyễn Tính, sinh hạ Nguyễn Siêu.
Nguyễn Siêu tài lược hơn người được vua Ngơ tin dùng và được thống
lĩnh tồn bộ quân đội. Thừa lúc nhà Ngô suy yếu, tướng thần phân chia
thành 12 sứ quân, thu thập binh giới tùy phương khởi nghĩa. Nguyễn Siêu
chiếm đất vùng Đông Phù Liệt, huyện Thanh Trì thu thập binh giới, xưng
hiệu là Nguyễn Hữu Công. Đinh Bộ Lĩnh khởi binh, Nguyễn Siêu khởi lũy
đánh bại, về sau Nguyễn Siêu thua trận, ông một người một ngựa lao xuống
sông Bái Châu. Tương truyền rằng sau khi chết xác ông trôi về địa phận xã
Đông Kết thi thể ba tháng không nát, nước da vẫn tươi tắn như lúc còn sống,
nhân dân địa phương cho là nhân thần và nhân dân ở đất phù sa này đã rước
ơng vào đền thờ.
Ngồi đền Hậu ra cịn có một số ngơi đền, đình ở Thanh Trì – Hà Nội
thờ tướng Nguyễn Siêu như Đình Việt Yên - Thanh Trì là nơi ơng chiếm
được trong sự kiện loạn 12 sứ quân

 

 



22 
 

CHƯƠNG 2
GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC– NGHỆ THUẬT
2.1. Giá trị kiến trúc
2.1.1. Khơng gian cảnh quan
Cốt lõi của tơn giáo tín ngưỡng là niềm tin của con người vào một lực
lượng siêu nhân nào đó bảo trợ cho cuộc sống của họ, đó là niềm tin thể hiện
sự ngưỡng vọng vào một thế giới thiêng liêng thần bí so với thế giới trần tục.
Việc xây dựng các cơng trình kiến trúc tơn giáo tín ngưỡng cũng bị chi phối
bởi niềm tin thiêng liêng ấy
Như bao di tích khác trong làng xã Việt Nam, khơng gian cảnh quan
nơi di tích tồn tại có một ý nghĩa thật đặc biệt. Sự hịa quyện của hai yếu tố di
tích và khơng gian cảnh quan tạo nên nét riêng của mỗi di tích. Sự hịa quyện
của hai yếu tố đó được gợi ý từ những ước vọng về một cuộc sống ấm no hay
từ những quan niệm, suy tưởng đầy triết học về cuộc sống.
Theo quan niệm của người xưa, nơi tọa lạc của di tích có một ý nghĩa
rất đặc biệt đối với sự phát triển của một vùng, nên việc chọn lựa phải cẩn
thận theo thuyết phong thủy, theo quan niệm triết học. Đó là thế đất lành tươi
thuận, có cây tươi tốt, chim chóc đậu về. Là thế đất khơng ẩm khơng khơ,
xung quanh có hồ nước, có dịng chảy thuận trước mặt.
Đền Hậu ngự trên một thế đất thiêng, “là chỗ dựa của cả một châu”.
Ngày nay là nơi trung tâm của cả một xã . Ngôi đền được bao bọc xung quanh
bởi những cây nhãn lâu năm. Không chỉ thế, ngơi đền cịn có những cây đa cổ
thụ ở xung quanh đem lại những điều hạnh phúc cho con người nơi đây.
Trước cửa đền là một hồ nước rộng hợp thành yếu tố âm dương đối đãi “
hướng bát nhã trí tuệ”. Phía tây của đền là di tích chùa Thốp An, phía Đơng là
khu tập trung của 3 trường học, trường tiểu học Đông Kết, trường trung học


 


23 
 

cơ sở Đông Kết, và trường trung học phổ thông Nguyễn Siêu. Phía Nam là
khu nhà sàn tưởng niệm Bác Hồ và Ủy ban nhân dân xã Đông Kết nơi làm
việc của chính quyền địa phương. Với vị trí địa lí như vậy làm cho cảnh vật
nơi đây trở nên hữu tình hiếm có.
Hướng của di tích là hướng ngồi của các vị thần linh. Vì vậy người xưa
khơng chỉ quan tâm tới việc chọn thế đất tốt mà còn rất quan tâm đến hướng
của di tích khi xây dựng làm sao vị thần ban phúc lộc nhiều nhất cho người
dân trong làng. Nếu chọn hướng khơng tốt sẽ có nhiều rủi ro xảy ra với người
trong làng đó như dịch bệnh, thi cử không đỗ đạt, làm kinh tế không thuận
lợi,... Trong tâm thức của người Việt, hướng Đông là hướng của sinh khí, nơi
mặt trời mọc, nơi đem lại cho con người sức sống. Tuy nhiên do kiến trúc của
người Việt có tính dàn trải và trước kia thường khơng có tường bao nên dù là
hướng của thánh thần, của sự sống nhưng di tích lại ít quay về hướng Đơng.
Bởi vì ánh sáng ban mai chiếu thẳng vào ban thờ thần sẽ làm cho hồn thần
linh tán mà khó tụ, làm cho sức mạnh của thần bị hạn chế dẫn đến sự hỗ trợ
cho con người cũng trở nên khó khăn. Hướng Bắc là hướng lạnh giá, là hướng
của các miếu cô hồn hay gắn với nghĩa trang thờ kiếp đời đã qua. Với hướng
Tây đó là hướng cổ truyền mà người xưa hay chọn, phù hợp với quy luật âm
dương đối đãi. Người xưa cho rằng khi vị thần trong di tích được quay về
hướng này đã hội tụ đầy đủ sinh lực, vì mặt thần là dương quay về hướng phía
Tây mang yếu tố âm của vũ trụ, tạo thành một cặp âm dương đối đãi. Hướng
Nam là hướng được quan tâm nhiều hơn cả bởi nhiều lý lẽ, trước hết đó là
hướng của gió mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tục ngữ có câu “ Lấy
vợ hiền hịa, làm nhà hướng Nam”. Đây cũng là hướng chứa đầy sinh lực,

sinh khí của vũ trụ, là hướng của mầu đỏ. Riêng trong quan điểm của Phật
giáo hướng Nam là hướng của bát nhã, của trí tuệ, đạo Phật lấy trí tuệ để diệt

 


24 
 

trừ ngu tối, mầm mống của tội ác. Hướng Nam cịn mang tính dương gắn liền
với điều thiện, với hạnh phúc. Người phương đơng cịn cho rằng: “ Thánh
nhân nam diện nhi thính thiên hạ” – thánh nhân ngồi quay mặt về hướng Nam
để nghe lời tâu bày của thiên hạ.
Với những ý nghĩa như trên, đền Hậu có được cả hướng trí tuệ bát nhã
và hướng ngồi của các vị thần. Mặt tiền của đền Hậu quay về hướng Tây Nam
đây được coi là hướng lí tưởng phù hợp theo thuyết phong thủy, đảm bảo
trong tư duy của người xưa mong được hưởng ân đức rộng lớn của Đức Linh
Lang đại vương và thần thành hoàng Nguyễn Siêu.
Ngoài quan tâm tới thế đất và hướng thì người xưa cịn quan tâm đến
thiên nhiên cây cỏ với ý nghĩa thanh bình, thanh tịnh làm đẹp cho di tích và
tạo sự gắn bó hịa quyện khơng tách rời với thiên nhiên. Hơn nữa cây cối còn
là nơi trú ẩn của thần linh nói như PGS. Trần Lâm Biền thì “ Những cây
thiêng cây thế ... với vẻ nguyên khai trên con đường mòn tâm tưởng đã như
dẫn hồn ai về miền thượng thụ” ( trích “ Một con đường tiếp cận lịch sử NXB Dân tộc, Hà Nội). Từ nghi môn đi vào có những cây nhãn, cây đa cổ thụ
hàng trăm năm tuổi tượng trưng cho sự trường tồn của di tích, tăng thêm vẻ
tơn nghiêm thiêng liêng của chốn cửa đền, ,theo quan niệm của người xưa cây
đa là biểu tượng của làng quê truyền thống, thể hiện sự trường tồn, sức sống
dẻo dai, không chỉ vậy cây đa còn là biểu tượng tâm linh của con người. Tục
ngữ có câu “Thần cây đa, ma cây gạo, cú cao cây đề” hay “Cây thị có ma, cây
đa có thần”,... chính vì vậy mà cây đa thường có mặt ở trong các di tích đình,

đền, chùa,... Cây đa xanh tốt tỏa bóng làm cho di tích trở nên linh thiêng hơn,
con người khi bước tới di tích cũng cảm thấy được thư thái hịa đồng với thiên
nhiên. Ngồi ra cịn một số cây khác như cây phượng, cay hoa lan. Cay cau
cây dừa,... cành lá không quá rậm rạp và màu đỏ của hoa phượng vào mùa hè
như gọi lòng người về với bản chất chân nguyên,....
 


25 
 

2.1.2. Bố cục mặt bằng
Nói tới bố cục mặt bằng tổng thể của di tích là chúng ta nói tới sự sắp
xếp vị trí các đơn nguyên kiến trúc trên một mặt bằng nhất định. Mỗi di tích
nói chung từ khi ra đời và trong q trình tồn tại khơng thể tránh khỏi những
tác động của yếu tố tự nhiên, xã hội. Sau mỗi lần bị ảnh hưởng người dân lại
tiến hành trùng tu, tu sửa, có khi do hư hỏng quá nặng mà người ta cũng có
thể phá bỏ đi nhưng cũng có khi do nhu cầu mà người ta xây dựng thêm các
đơn nguyên kiến trúc mới.
Di tích đền Hậu là khơng gian văn hóa, nơi hội tụ của các phong tục tín
ngưỡng. Đền hậu là một hợp thể của các đơn ngun kiến trúc như: Nghi
mơn, tịa Đại Bái, tịa Hậu cung, Nhà Mẫu, và các cơng trình phụ khác như
cuốn thư, bia cơng đức, nhà thủ từ, nhà bếp, nhà vệ sinh,... Diện tích sử dụng
của đền Hậu tuy không lớn nhưng ngôi đền vẫn là một tổng thể bao gồm các
cơng trình hạng mục khác nhau. Phần kiến trúc chính được bố cục theo hình
chữ Đinh. Từ khi khởi dựng tới nay ngôi đền đã trải qua nhiều lần trùng tu
sửa chữa nhưng vẫn giữ lại được nét cổ xưa. Bước qua nghi môn bề thế làm
theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái đi qua một khoảng sân rộng là tới tòa Đại
bái. Trước đền là một hồ nước rộng, xung quanh là cây cối xanh tươi. Phía
sau tịa Đại bái là Hậu cung và nhà Mẫu, hậu cung và nhà mẫu nằm song song

với nhau, cách một khoảng chừng 5m.
Nhìn chung ngơi đền vẫn giữ được mặt bằng tổng thể cũng như các đơn
ngun kiến trúc vốn có. Ngơi đền nằm ngay trung tâm của xã tạo nên sự gần
gũi với cộng đồng người dân nơi đây.
2.1.3. Các đơn nguyên kiến trúc
2.1.3.1. Nghi mơn
Nghi mơn là cơng trình đầu tiên, là ranh giới giữa thế giới trần tục và
cõi linh thiêng, khi bước qua nghi mơn có nghĩa con người đã cởi bỏ mọi
tham lam dục vọng, vô minh để đến với thần linh trí tuệ.
 


×