Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Tìm hiểu di tích miếu mạch lũng (thôn mạch lũng, xã đại mạch, huyện đông anh, thành phố hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 121 trang )

 

 

 


 
 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA DI SẢN VĂN HĨA

NGUYỄN NGỌC TIẾN

TÌM HIỂU DI TÍCH MIẾU MẠCH LŨNG
(THƠN MẠCH LŨNG – XÃ ĐẠI MẠCH
HUYỆN ĐÔNG ANH – THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số: 52320305

Người hướng dẫn:

PGS.TS BÙI VĂN TIẾN

HÀ NỘI - 2014


 



 

 


 

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận là một bài luận viết về các vấn đề, sự kiện, hiện tượng... có
liên quan đến chuyên ngành mà sinh viên đã được truyền dạy, học tập, nghiên
cứu trong trường đại học. Để kết thúc quá trình học tập tại trường Đại học
Văn hóa Hà Nội, em đã chọn đề tài Di tích miếu Mạch Lũng (huyện Đông
Anh, Tp Hà Nội) làm đề tài nghiên cứu của mình. Để hồn thành được bài
viết này, đó khơng chỉ là cố gắng, nỗ lực không ngừng của bản thân mà cịn là
sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong Khoa Di sản Văn hóa,
trường Đại học Văn hóa Hà Nội; của Ban quản lý Di tích và Danh thắng Hà
Nội; Ban chính quyền Xã Đại Mạch; cụ Thủ từ miếu Mạch Lũng và đặc biệt
là sự hướng dẫn, chỉnh sửa, góp ý chân thành, thẳng thắn của giảng viên
hướng dẫn PGS.TS Bùi Văn Tiến.
Bài viết được hồn thành, đó là thành cơng của mỗi sinh viên. Tuy
nhiên, do thời gian ngắn và thiếu kinh nghiệm, kiến thức thực tế nên bài khóa
luận khơng tránh khỏi thiếu xót. Chính vì vậy, những đóng góp ý kiến, bổ sung
của quý thầy, cô cùng các bạn đọc sẽ giúp cho bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Nguyễn Ngọc Tiến



 

 

 


 

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 4
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 5
2. Mục đích nghiên cứu: ................................................................................ 7
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 8
4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 8
6. Bố cục bài khóa luận .................................................................................. 8
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI
CỦA DI TÍCH MIẾU MẠCH LŨNG ........................................................... 9
1.1. Vài nét về địa danh và cư dân nơi di tích tồn tại .................................... 9
1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 9
1.1.2 Đời sống kinh tế, văn hóa. ............................................................... 11
1.2 Qúa trình hình thành và tồn tại của di tích miếu Mạch Lũng ................ 18
1.2.1. Vị thần được thờ ............................................................................. 18
1.2.2. Miếu Mạch Lũng qua các thời kỳ lịch sử ....................................... 18
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI
MIẾU MẠCH LŨNG .................................................................................... 25
2.1. Giá trị kiến trúc - nghệ thuật miếu Mạch Lũng .................................... 25
2.1.1. Không gian cảnh quan và bố cục mặt bằng .................................... 25
2.1.2. Các đơn nguyên kiến trúc ............................................................... 30

2.1.3. Hệ thống di vật ở miếu Mạch Lũng ................................................ 42
2.2. Lễ hội miếu Mạch Lũng ........................................................................ 52


 

 

 


 

2.2.1. Thời gian diễn ra Lễ hội.................................................................. 52
2.2.2.Diễn trình Lễ hội .............................................................................. 57
2.2.3. Giá trị văn hóa của Lễ hội............................................................... 73
CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA DI
TÍCH MIẾU MẠCH LŨNG ........................................................................ 76
3.1. Thực trạng di tích miếu Mạch Lũng ..................................................... 76
3.1.1. Thực trạng kiến trúc ....................................................................... 76
3.1.2. Thực trạng di vật ............................................................................. 77
3.1.3. Thực trạng lễ hội ............................................................................. 78
3.1.4. Ý thức của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn di tích ................ 84
3.2. Bảo vệ, tơn tạo di tích ........................................................................... 85
3.2.1. Bảo vệ di tích .................................................................................. 85
3.2.2. Tơn tạo di tích ................................................................................. 87
3.3. Khai thác và phát huy giá trị di tích ...................................................... 90
3.3.1. Tổ chức tham quan tại di tích ......................................................... 90
3.3.2. Giới thiệu về di tích trên các phương tiện thơng tin đại chúng ...... 90
3.3.3. Viết sách, tờ gấp giới thiệu về di tích ............................................. 90

KẾT LUẬN .................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 95
PHỤ LỤC


 

 

 


 

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc ta với gần 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Vậy với thời
gian khá dài đó, cha ơng ta từ khởi tổ các vua Hùng dựng nước cho tới ngày nay,
họ đã sống và sáng tạo ra biết bao cơng trình vĩ đại cho hậu thế. Đó chính là
những tài sản văn hóa vơ giá của tổ tiên để lại cho con cháu muôn đời mà thế hệ
chúng ta hôm nay và mai sau, phải biết và không được phép lãng qn.
Tìm hiểu về di tích lịch sử văn hóa là tìm hiểu về cội nguồn dân tộc. Từ
đó kế thừa và phát huy, góp phần tơ đẹp thêm truyền thống văn hố Việt. Và
những di tích ấy sẽ thực sự trở nên có ý nghĩa hơn nếu chúng ta đi sâu nghiên
cứu, tìm hiểu, phân tích từng tầng lớp văn hố chứa đựng trong mỗi cơng trình di
tích để góp phần hiểu sâu hơn về nguồn cội dân tộc, để giữ gìn, bảo tồn và phát
huy những tinh hoa văn hoá, truyền thống đạo đức nước nhà. Lấy đó làm cơ sở,
nền tảng vững chắc góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc. Đặc biệt là trong xu thế đất nước đang mở cửa, giao lưu, hội
nhập, phát triển; xu hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa các lĩnh vực trong đời

sống xã hội.
Sống và tồn tại với biết bao thăng trầm của lịch sử - văn hóa - xã hội,
nhiều di tích lịch sử – văn hố có giá trị của quê hương, đất nước đã bị huỷ hoại
dưới bàn tay vơ tình hay hữu ý của con người, thêm vào đó là sự khắc nhiệt của
khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và hậu quả của chiến tranh đã tàn phá nặng nề
khiến cho nhiều di tích lịch sử – văn hố, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích
khảo cổ học, danh lam thắng cảnh trong cả nước cũng như ở Hà Nội bị thu hẹp,
đổ nát và xuống cấp nghiêm trọng hoặc bị phủ một lớp rêu phong vì sự lãng
quên của con người.
Tìm hiểu về các cơng trình di tích lịch sử văn hóa trong cả nước để thấy
được giá trị vật chất, giá trị tinh thần và kiến trúc nghệ thuật hội tụ trong bản


 

 

 


 

thân mỗi một di tích. Từ đó giáo dục cho thế hệ hơm nay và mai sau phải biết
gìn giữ, nâng niu, trân trọng những tài sản văn hóa quý báu của cha ơng để
lại, đồng thời đó cũng là việc làm đầy ý nghĩa thể hiện truyền thống yêu nước,
tự hào dân tộc, tự hào bản sắc văn hóa dân tộc mình – quê hương mình.
Miếu Mạch Lũng là một di tích cịn mới mẻ trong dân chúng, nó chưa
được nghiên cứu sâu, tiếp cận một cách có hệ thống. Với việc tìm hiểu,
nghiên cứu này sẽ góp phần làm tư liệu cho các cơng trình nghiên cứu về sau
và những cá nhân có nhu cầu tìm hiểu về di tích. Đặc biệt là những người con

nơi di tích tồn tại muốn có hiểu biết sâu sắc về lịch sử, truyền thống, văn
hóa… quê mẹ sinh thành.
Góp phần vào việc phát triển du lịch đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Từ đó quảng bá các di tích lich sử văn hóa tiêu biểu, đặc sắc ở Đơng Anh –
Hà Nội với khách du lịch để họ hiểu hơn về con người cũng như mảnh đất
truyền thống, anh hùng này.
Tìm hiểu về di tích để thấy được hiện trạng thực tế của cơng trình từ
đó đưa ra được những biện pháp để bảo tồn, tu bổ, tơn tạo cho di tích khi
cần thiết. Và tiến tới khai thác - phát huy những giá trị tiêu biểu của di tích
phục vụ phát triển du lịch, nhu cầu tâm linh tại cộng đồng địa phương nơi
di tích tồn tại.
Thơng qua q trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát di tích miếu Mạch
Lũng để phục vụ cho việc viết bài, tôi thấy rằng, tuy là một di tích hồn chỉnh
nhưng phần Tiền tế được tu sửa trong những năm gần đây. Chỉ có phần Hậu
cung là phần cịn lại của di tích từ thế kỷ XVII, XVIII và là phần có giá trị
nhất về kiến trúc và nghệ thuật. Thế nhưng, trải qua hơn 400 năm tồn tại thì
phần Hậu cung của miếu khơng cịn như ban đầu, có nhiều thay đổi, biến
dạng, xuống cấp nghiêm trọng như: bức cốn bị mối mọt, khói hương xâm hại
đã làm mất đi nhiều mảng chạm, hoa văn trang trí đặc sắc; một số cột quân bị
nghiêng, bị mối xơng, chân cột có hiện tượng mục ruỗng; tường bao bên phải


 

 

 


 


bị nứt một vết dài từ trên xuống dưới; phần mái thì ngói bị vỡ, v.v... Đó chính
là ngun nhân gây nên tình trạng di tích bị ẩm, mốc, sụt lún nền nhà do nước
mưa ngấm vào, hơi ẩm tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phát triển xâm
nhập các cấu kiện kiến trúc gỗ của cơng trình... Vì vậy, việc quan tâm nghiên
cứu và đưa ra các biện pháp xử lý phòng ngừa, xử lý trị liệu thích hợp lúc này
là cần thiết để kịp thời ngăn chặn sự xuống cấp, đảm bảo tính nguyên gốc và
tồn tại lâu dài của di tích miếu Mạch Lũng.
Về phía cá nhân, em cũng có sự quan tâm, hứng thú với vấn đề nghiên
cứu di tích, vận dụng những kiến thức chuyên ngành đã tích lũy được vào
thực tiễn, tập dượt khả năng nghiên cứu, viết bài.
Vì những lý do trên, em đã quyết định chọn di tích miếu Mạch Lũng
(xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp đại học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu vùng đất, con người, đời sống kinh tế - xã hội của người dân,
các làng nghề thủ công truyền thống, hoạt động tinh thần, vui chơi giải trí...
nơi di tích miếu Mạch Lũng tồn tại, làm cơ sở cho việc nghiên cứu di tích.
Tìm hiểu q trình hình thành, tồn tại của di tích miếu Mạch Lũng từ
khi khởi dựng cho đến nay.
Nghiên cứu các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của di tích miếu
Mạch Lũng (lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, lễ hội, di vật, tài liệu văn bản…)
Nghiên cứu thực trạng về kết cấu kiến trúc của di tích miếu Mạch Lũng
hiện nay.
Nghiên cứu thực trạng về việc tổ chức lễ hội hàng năm của di tích miếu
Mạch Lũng hiện nay.
Đề xuất các phương án khả thi để bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy các
mặt giá trị vốn có của di tích miếu Mạch Lũng trong bối cảnh xã hội hiện nay.



 

 

 


 

3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận tốt nghiệp là di tích miếu Mạch
Lũng (thơn Mạch Lũng - xã Đại Mạch - huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội).
4. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Nghiên cứu di tích miếu Mạch Lũng gắn liền với q
trình hình thành, tồn tại của di tích từ khi khởi dựng đến nay.
Về không gian: Nghiên cứu di tích miếu Mạch Lũng trong khơng gian
lịch sử - văn hóa của vùng đất nơi di tích tồn tại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp liên ngành: Bảo tàng học, Bảo tồn dích lịch sử - văn hóa,
khoa học Lịch sử, Khảo cổ học, Dân tộc học, Xã hội học, Mỹ thuật học, Văn
hóa dân gian…
Khảo sát thực tế, điền dã.
Các phương pháp khác: Thống kê, so sánh, phân tích, nghiên cứu
tài liệu…
6. Bố cục bài khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục bài
khóa luận gồm 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của di tích miếu
Mạch Lũng
Chương 2: Giá trị kiến trúc – nghệ thuật và lễ hội miếu Mạch Lũng

Chương 3: Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của di tích miếu
Mạch Lũng


 

 

 


 

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN
TẠI CỦA DI TÍCH MIẾU MẠCH LŨNG
1.1. Vài nét về địa danh và cư dân nơi di tích tồn tại
1.1.1. Vị trí địa lý
Miếu Mạch Lũng ở về vị trí phía Tây Bắc thủ đô từ trung tâm thành
phố Hà Nội (Bờ hồ Hồn Kiếm) đến thơn Mạch Lũng nơi di tích tồn tại
khoảng 18km đường bộ, để đi đến di tích ta có thể đi theo trục đường chính
như sau: từ trung tâm thành phố Hà Nội – Bưu điện bờ hồ đi về phía Tây Bắc
qua các phố Lê Lai, Hàng Vôi thẳng lên đường Yên Phụ (đê sông Hồng) qua
cầu Thăng Long rẽ phải lên đê sông Hồng đi chừng 4km là đến địa phận đầu
đê thôn Mạch Lũng rẽ trái ra ngồi đê, đến cống Ngịi nước rẽ phải chừng
300m là đến di tích 1. Đường đi đến di tích rất bằng phẳng rộng rãi, do vậy
chúng ta có thể đi đến di tích bằng các phương tiện từ thô sơ đến cơ giới như:
xe đạp, xe máy, xe ô tô (con hoặc bus). Tuy nhiên phương tiện thuận lợi nhất
để đến di tích này có lẽ là xe máy, nó rất cơ động khi chúng ta đi qua một
đoạn đê sơng Hồng vào di tích.
Vị trí địa lý xã Đại Mạch

Ở phía Tây huyện Đơng Anh có một vùng đất xanh mướt ngơ dâu, bên
con sơng Hồng quanh năm nước đỏ phù sa cuộn chảy. Mảnh đất có địa giới
giáp ranh của ba tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc. Mạch Lũng cịn có tên xưa
là làng Súng, nay thuộc xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đứng trên cầu Thăng Long nhìn xuống vùng làng, nhìn thấy con đê sơng
Hồng như một dài lụa mơ màng uốn lượn trong gió trời. Từ thuổ vua Hùng,
khi cha ơng đi mở đất thì những bãi bờ ven sông cư dân tụ hội, lập lên những
làng chài lưới, trồng ngô khoai và lúa, để bảo vệ họ sinh tồn và chống giặc
ngoại xâm. Trang Mạch Lũng có tự ngàn xưa, trải thời gian gió mưa biến đổi,
                                                            
1

Ban quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội, Hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa miếu
Mạch Lũng, 1993.


 

 

 

10 
 

những tên đất tên làng đều gắn lịch sử chống giặc ngoại xâm và những câu
chuyện dân gian huyền thoại 2.
Xã Đại Mạch gồm có 3 thơn: Đại Đồng, Mạch Lũng (cả Lũng Đơng) và
Mai Châu, diện tích tự nhiên 915 ha, 7.366 nhân khẩu toàn là dân tộc Kinh, có
xóm Nam thơn Mai Châu, nhân dân theo đạo Gia Tô, 115 nhân khẩu (theo số

liệu 1993) xã Đại Mạch thuộc huyện Đông Anh trước thuộc tỉnh Phúc Yên.
Năm 1950 tỉnh Phúc Yên hợp với tỉnh Vĩnh Yên thành tỉnh Vĩnh Phúc. Năm
1961 huyện Đông Anh thuộc thành phố Hà Nội.
Xã Đại Mạch ở phía Tây Bắc Hà Nội, cách độ 15 km, Bắc giáp xã Tiền
Phong, Tây giáp xã Hiệp Lực huyện Mê Linh. Đông giáp xã Kim Chung cùng
huyện, Nam giáp sơng Hồng. Phía Tây Nam xã có sơng Hồng, đê sơng Hồng
chạy dọc theo xã. Phía Đơng Bắc có quốc lộ số 32, thuận tiện cho việc đi lại
và vận chuyển trên đất xuống dưới sông.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, xã Đại Mạch ngày nay gồm có 4
xã cũ là: Đại Đồng, Mạch Lũng, Lũng Đông và Mai Châu thuộc tổng Sáp Mai
huyện Đông Anh tỉnh Phúc Yên. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành
cơng, năm 1946 theo chủ trương của chính phủ cách mạng lâm thời hợp nhất
một số xã cũ thành xã mới: Đại Đồng; Mạch Lũng; Lũng Đông thành xã Đại
Mạch; Mai Châu, Sáp Mai, Đại Độ, Võng La thành xã Tứ Dân. Khi xã cũ hợp
thành xã mới, xã cũ gọi là khu.
Năm 1949 giặc Pháp uy hiếp gay gắt, để chính quyền Xã chỉ đạo cơng
tác được tập trung và kịp thời Chính Phủ lại quyết hợp nhất 2 xã Tứ Dân và
Đại Mạch thành xã Dân Chủ, các khu đổi là thôn.
Năm 1955 sau cải cách ruộng đất xã Dân Chủ lại chia làm 2 xã: Xã Dân
Chủ gồm các thôn: Đại Đồng, Mạch Lũng (gồm cả Lũng Đơng) và Mai Châu,
                                                            
2

Trích phần Lễ hội miếu Mạch Lũng (do Dương Văn Sáu viết) trong tập Lễ hội Việt Nam,
PGS Lê Trung Vũ – PGS.TS Lê Hồng Lý, Nxb Văn hóa Thơng tin, tr 81 – 86.


 

 


 

11 
 

các xã Việt Thắng gồm các thôn: Sáp Mai, Đại Độ và Võng La. Năm 1965 xã
Dân Chủ đổi tên thành xã Võng La cho đến ngày nay (cuối năm 1975) 3.
1.1.2 Đời sống kinh tế, văn hóa.
Năm 2013, nền kinh tế chung của cả nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn
ảnh hưởng lớn đến cơng tác điều hành, chỉ đạo sản xuất. Tuy nhiên, được sự
chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, UBND huyện Đông Anh, sự lãnh chỉ đạo trực
tiếp của Đảng uỷ-HĐND, UBND xã đã từng bước khắc phục khó khăn chỉ
đạo, điều hành cơng tác sản xuất và quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đạt
được một số kết quả sau:
1.1.2.1 Kinh Tế
1.1.2.1.1 Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đầu tư phát triển kinh tế nơng nghiệp.
a) Về Chương trình xây dựng nơng thơn mới:
[Thực hiện Nghị quyết của HĐND về phấn đấu hoàn thành một số tiêu
chí xây dựng nơng thơn mới, UBND xã Đại Mạch đã xây dựng kế hoạch triển
khai đồng bộ các biện pháp thực hiện. Tháng 5/2013, trường Mầm non Đại
Mạch đón danh hiệu chuẩn quốc gia, cùng với sự nỗ lực duy trì danh hiệu
chuẩn quốc gia của trường tiểu học và THCS Bùi Quang Mại, tiêu chí về
trường học được hoàn thành.
Bước đầu triển khai thực hiện Quyết định 16 của UBND Thành phố Hà
Nội về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nơng nghiệp, xây
dựng hạ tầng nông thôn. Tổ chức đăng ký mua máy nơng cụ theo chương
trình hỗ trợ vay vốn ngân hàng. Khảo sát, lập dự toán cải tạo, nâng cấp hệ
thống giao thông nông thôn và đường nội đồng trình UBND huyện phê duyệt

hỗ trợ vật tư thực hiện.
                                                            
3

Lịch sử - Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân xã Đại Mạch 1945 – 1975
(Sơ thảo), Ban chấp hành Đảng bộ xã Đại Mạch, tr 6 – 7.


 

 

 

12 
 

Đến nay, Đại Mạch đã hồn thành 13/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
b) Về sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
* Về trồng trọt:
Thực hiện Nghị quyết của HĐND, UBND tiếp tục khuyến khích nhân
dân đẩy mạnh chăn nuôi công nghiệp, đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư gắn
với phát triển kinh tế trang trại; chú trọng trồng giống lúa có năng suất và chất
lượng cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng cây cơng nghiệp, cây có
giá trị cao.
Tổng diện tích gieo trồng 02 vụ đạt 660 ha, trong đó:
Diện tích lúa 02 vụ 468 ha chủ yếu là các giống khang dân, lúa lai, các
giống thuần thơm. Năng suất cả năm ước đạt 49 tạ/ha; sản lượng ước đạt
2.298 tấn.
Hoa, rau màu các loại (chủ yếu là rau muống, cà chua) đạt 148 ha. Sản

lượng quy thóc ước đạt 2.774 tấn. Diện tích cây trồng vụ đơng năm 2013 là 73 ha.
Tổng sản lượng lương thực quy thóc cả năm ước đạt 5.072 tấn (hoàn
thành chỉ tiêu kế hoạch 5000 tấn/năm), giá trị sản lượng ước đạt 50,7 tỷ đồng.
Diện tích chuối tiêu hồng là 70 ha. Giá trị sản lượng chuối đạt 108
triệu/ha/năm; Giá trị sản lượng chuối năm 2013 ước đạt 7,56 tỷ đồng. Mơ
hình trồng ổi bước đầu có kết quả tốt; 1 sào ổi cho giá trị kinh tế từ 20 đến 25
triệu đồng. Mơ hình này có thể áp dụng nhân rộng cho các vùng được quy
hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Mơ hình trồng táo hồng đào đang được
nhân dân chăm sóc, sinh trưởng tốt.
Tổng giá trị sản xuất trong nội ngành trồng trọt ước đạt 58,26 tỷ đồng.
* Về chăn ni:
Duy trì diện tích 56 ha ni trồng thủy sản gắn với phát triển kinh tế
trang trại, đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư. Kinh tế trang trại đã và đang


 

 

 

13 
 

mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi công nghiệp ngày càng phát triển
mạnh. Trên địa bàn xã có 28 hộ chăn nuôi lợn thịt với số lượng trên 30 con;
có 85 hộ gia đình ni trên 1000 con gà đẻ, vịt đẻ và hàng vạn con chim cút
đẻ trứng. Trên 10 hộ xây dựng lò ấp trứng gà và chim cút. Tuy nhiên, ngành
chăn nuôi đang gặp nhiều khó khăn do giá cám liên tục tăng trong khi giá bán
trứng và thịt thương phẩm lại thấp. Vì vậy, tổng đàn gia súc, gia cầm có chiều

hướng giảm so với cùng kỳ năm 2012.
Tổng đàn gà sinh sản có 84.000 con, giảm 12.000 con; gà thương phẩm
có 27.400, tăng 9.000 con; sản lượng trứng ước đạt 24,2 triệu quả, sản lượng
thịt đạt 274 tấn; ước đạt 60,7 tỷ đồng.
Tổng đàn vịt là 19.000 con, chủ yếu là vịt sinh sản; sản lượng trứng
ước đạt 5,8 triệu quả; đạt 17,4 tỷ đồng.
Tổng đàn chim cút là 1,119 triệu con, trong đó 970.000 con chim cút
sinh sản, giảm 181.000 con, sản lượng trứng ước đạt 296,8 triệu quả; đạt
103,89 tỷ đồng.
Tổng đàn lợn là 3.000 con, giảm 450 con. Lợn sinh sản có 630 con. Sản
lượng thịt thương phẩm ước đạt 497,7 tấn; đạt 29,8 tỷ đồng.
Đàn trâu bị có 191 con, trong đó 28 con bị sữa.
Kinh tế trang trại, gia trại tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong
việc phát triển chăn nuôi công nghiệp, đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư.
Tổng giá trị sản xuất trong chăn ni cả năm ước đạt: 211,79 tỷ đồng, trong
đó kinh tế trang trại, gia trại chiếm tỷ trọng 70%.
c) Cơng tác phịng trừ dịch bệnh:
Thực hiện tốt các chương trình phịng chống dịch bệnh như tổ chức tiêm
phịng cho đàn gia súc, gia cầm; diệt chuột và ốc bươu vàng bảo vệ hoa màu.
Tổ chức 5 đợt phun thuốc khử trùng tiêu độc tương đương 372 lít thuốc
và 7 kg thuốc bột. Cấp phát 600 lít thuốc khử trùng và hoá chất xử lý vệ sinh
chuồng trại cho một số hộ chăn ni lớn có nguy cơ bùng phát dịch


 

 

 


14 
 

Tiêm 2 đợt vác xin tụ huyết trùng cho 320 lượt trâu, bò (đạt 100%)
Tiêm 2 đợt vác xin tụ dấu, tai xanh, dịch tả cho 7.610 lượt con lợn (đạt
100%); 2 đợt vác xin H5N1 cho đàn vịt, tương đương 34.000 liều; 1 đợt vác
xin H5N1 cho 60.400 con gà đẻ, đạt 85,7% số lượng phải tiêm
1.1.2.1.2 Về thương mại, dịch vụ, công nghiệp
Số hộ kinh doanh dịch vụ bn bán trong tồn xã ngày một tăng. Tổng
số hộ kinh doanh các loại là trên 500 hộ, thu nhập ước đạt 60 tỷ đồng. Số hộ
kinh doanh nhà trọ là trên 600 hộ với trên 1.625 phòng trọ, thu nhập ước đạt
8,2 tỷ đồng.
Có trên 30 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực chủ yếu như xây
dựng, sản xuất, thương mại và dịch vụ. Đặc biệt, một phần khu công nghiệp
Thăng Long nằm trên đất Đại Mạch thu hút trên 6000 lao động với mức
lương trung bình từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng.
Có trên 2000 lao động hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ;
trên 1000 lao động hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, vận tải. Lĩnh vực
thương mại, dịch vụ đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông
nghiệp đặc biệt là phát triển chăn nuôi công nghiệp bằng các dịch vụ tiêu thụ
sản phẩm từ chăn nuôi. Doanh thu ước đạt 324 tỷ đồng.
Tổng doanh thu toàn xã hội của Đại Mạch ước đạt 782,25 tỷ đồng. Thu
nhập bình quân đầu người ước đạt 2,2 triệu/người/tháng, hoàn thành chỉ tiêu
kế hoạch] 4.
1.1.2.2 Văn hóa – xã hội
1.1.2.2.1 Về giáo dục đào tạo:
[Giáo dục đào tạo tiếp tục nhận được đầu tư về cơ sở vật chất từ nguồn
ngân sách và xã hội hoá nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Trường Mầm
                                                            
4


Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013 và kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội năm 2014 (Tài liệu phục vụ kỳ họp thứ IX, HĐND xã khóa XIX).


 

 

 

15 
 

non được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây dựng cơ bản trị giá trên 13 tỷ đồng
để đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, nguồn xã hội hố là trên 200 triệu đồng. Cơ
sở vật chất của trường Tiểu học và THCS được sửa chữa, nâng cấp thường
xuyên đảm bảo phục vụ tốt công tác dạy và học. Nhiệm vụ giáo dục năm học
2013-2014 đã được các nhà trường triển khai theo kế hoạch.
* Trường mầm non: Số trẻ ra lớp là 872, tăng 50 trẻ so với cùng kỳ.
Trong đó nhà trẻ tiếp nhận 140 cháu, mẫu giáo tiếp nhận 732 cháu.
Trên địa bàn có 02 lớp mẫu giáo tư thục, tiếp nhận 60 cháu các lứa tuổi.
Cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu của Bộ giáo dục
* Trường Tiểu học: Tổng số có 917 học sinh, tăng 80 học sinh so với
cùng kỳ. Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường là 44 thầy cơ.
* Trường THCS: Tổng số có 460 học sinh tăng 2 học sinh so với cùng
kỳ. Tổng số giáo viên, cán bộ cơng nhân viên nhà trường có 47 thầy cơ.
1.1.2.2.2 Thực hiện cơng tác dân số, gia đình:
a) Về dân số:
Dân số tính đến 31/10/2013 là 17.372 nhân khẩu, trong đó nữ là 8.714 người

Tổng số sinh là 198 cháu, trong đó nữ là 95 cháu, sinh con thứ 3 trở lên
là 5 cháu chiếm 2,5%.
Tổng số hộ là 3.736; số đôi kết hôn là 50
Thực hiện tốt các chương trình về dân số KHHGĐ, tuyên truyền áp
dụng các biện pháp tránh thai trong Hội LHPN, Đoàn thanh niên thơng qua
các buổi sinh hoạt nhằm giảm tỷ lệ có thai ngoài ý muốn đối với các cặp vợ
chồng trẻ, nâng cao sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên. Quán triệt việc cấm
siêu âm lựa chọn giới tính đối với trạm y tế.
b) Về y tế:
Tiếp tục giữ vững danh hiệu chuẩn quốc gia về y tế, thực hiện tốt cơng
tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Năm 2013, tổ


 

 

 

16 
 

chức khám chữa bệnh cho 4.120 lượt người trong đó có 2.615 lượt người có
thẻ bảo hiểm y tế; cấp cứu tại trạm là 68 trường hợp. Tổ chức tiêm chủng cho
225 trẻ dưới 1 tuổi, cho 964 trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi uống vitamin A; cân đo
đánh giá tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ em từ 0 đến 5 tuổi là 1.014 cháu, số trẻ
suy dinh dưỡng là 96 cháu, chiếm 9,45%, giảm 0,7% so với năm 2012.
1.1.2.2.3 Cơng tác văn hố - thơng tin:
Đài truyền thanh xã thường xuyên được tu sửa, khắc phục để kịp thời
thơng tin chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước cũng như công

tác lãnh chỉ đạo của UBND xã tới nhân dân. Cắt, treo 265 băng zôn tuyên
truyền các loại.
Các hoạt động biểu diễn văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao diễn ra
sôi nổi chào mừng các ngày lễ lớn như tổ chức 5 buổi giao hữu thể dục thể
thao giữa các câu lạc bộ các thơn, đón 06 buổi đồn nghệ thuật về biểu diễn
phục vụ nhân dân. Đặc biệt, tổ chức thành công Lễ khai mạc Đại hội TDTT
lần thứ 6 với sự tham gia của trên 600 vận động viên.
Lễ hội văn hoá truyền thống tại 02 miếu và 04 chùa được tổ chức trang
trọng, lành mạnh, tiết kiệm vào dịp đầu năm theo tinh thần chỉ đạo của Đảng uỷ UBND. Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức tại các lễ hội, đặc biệt khơng có
hiện tượng lợi dụng lễ hội để tổ chức các hoạt động cờ bạc, mê tín dị đoan.
Tổ chức xét duyệt, trình UBND huyện cơng nhận danh hiệu “Làng văn
hố” đối với thơn Mạch Lũng.
1.1.2.2.4 Cơng tác đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện các chính sách
người có cơng; hỗ trợ kinh phí học nghề và kết quả giảm nghèo:
Năm qua, Đảng ủy-UBND xã đã chỉ đạo các đoàn thể tạo điều kiện cho
các hộ gia đình nằm trong diện bị thu hồi đất được vay vốn ưu đãi từ Ngân
hàng chính sách xã hội để giải quyết việc làm, dự án cho sinh viên vay đóng
học, hỗ trợ hộ nghèo. Kết quả thực hiện như sau:


 

 

 

17 
 

- Dự án hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo vay làm nhà ở: 504 triệu.

- Dự án hỗ trợ hộ nghèo vay giải quyết việc làm: 2.485 triệu đồng.
- Dự án hỗ trợ cơng trình nước sạch, VSMT: 2.684 triệu đồng.
- Dự án hỗ trợ giải quyết việc làm: 1.460 triệu đồng.
- Dự án hỗ trợ học sinh, sinh viên vay học nghề: 2.299 triệu đồng.
- Tín chấp cho 139 hộ nông dân vay phát triển chăn nuôi: 5.580 triệu đồng.
Tổ chức học nghề cho 35 đối tượng theo quyết định 1956/QĐ-TTg.
Thăm hỏi, tặng q cho những gia đình chính sách, người có cơng, các
đối tượng diện bảo trợ xã hội, hộ nghèo, người cao tuổi nhân dịp tết Quý Tỵ
như sau:
Quà của Chủ tịch nước có 263 xuất trị giá 53,8 triệu đồng.
Quà của Thành phố có 403 xuất trị giá 153,5 triệu đồng.
UBND xã tặng 7 xuất quà cho các đối tượng khó khăn đột xuất trị giá
2,8 triệu đồng.
Tặng quà cho các cụ cao tuổi từ 91 đến 94, từ 96 đến 99 là 39 xuất trị
giá 7,8 triệu đồng.
Khu công nghiệp và các nhà hảo tâm tặng 83 xuất trị giá 24,6 triệu đồng.
Tặng quà trị giá 120 triệu đồng cho các đối tượng thương binh, bệnh binh,
thân nhân liệt sỹ, gia đình chính sách người có cơng nhân dịp 27/7 và 02/9.
Cấp 835 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách, người có
cơng; Tổ chức xét duyệt hồ sơ 62 cho 41 đối tượng
Chi trả trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng chính sách kịp thời. Cấp
thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi đạt 100%;
Tổ chức rà duyệt hộ nghèo và đề nghị hưởng trợ cấp cho các đối tượng
diện bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/NĐ-CP và Nghị định 13/NĐ-CP của


 

 


 

18 
 

Chính phủ. Tổng số hộ nghèo tồn xã đầu năm là 132 hộ; số hộ cận nghèo là
31 hộ. Bằng nhiều chính sách hỗ trợ thốt nghèo của Đảng và Nhà nước cùng
với sự nõ lực phấn đấu của toàn xã hội, số hộ nghèo xã Đại Mạch đã giảm rõ
dệt. Đến nay, tổng số hộ nghèo của xã là 79 hộ (giảm 53 hộ), chiếm 2,11%
(chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 là 3,5%); số hộ cận nghèo là 42 hộ (tăng 11 hộ),
chiếm 1,12% so với cùng kỳ] 5.
Năm qua, địa phương đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh
tế xã hội, chính trị ổn định, cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, bộ mặt
nông thôn tiếp tục được đổi mới, an ninh trật tự được giữ vững, chính sách xã
hội được bảo đảm, đời sống nhân dân ngày một nâng lên. Đó là điệu kiện tốt
để mọi người dân quân tâm, phục hồi các lễ hội truyền thống, di tích lịch sử
cổ kính của quê hương.
1.2 Qúa trình hình thành và tồn tại của di tích miếu Mạch Lũng
1.2.1. Di tích miếu Mạch Lũng qua các thời kỳ lịch sử
Lịch sử của dân tộc có những lúc thăng - lúc trầm, lúc thịnh - lúc suy thoái,
nhưng những di tich lịch sử văn hóa như di tích miếu Mạch Lũng vẫn mãi là
nguồn sử liệu sống động nhất phản ánh chân thực về mảnh đất cũng như con
người nơi đây.
Chính vì lẽ đó, mà khi đến các di tích lịch sử văn hóa mỗi chúng ta cảm
thấy mình như đang được sống trong bầu khơng khí của một thời đã qua.
Chính nơi đây còn lưu giữ được nhiều dấu vết từ thời xa xưa gần như nguyên
vẹn, trên tất cả các lĩnh vực như: Kinh tế, văn hóa, xã hội… Bởi trong mỗi di
tích ln mang trong mình những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc của thời
đại và phản ánh tư tưởng của cộng đồng xã hội đương thời.
                                                            

5

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013 và kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội năm 2014 (Tài liệu phục vụ kỳ họp thứ IX, HĐND xã khóa XIX).


 

 

 

19 
 

Di tích lịch sử văn hóa là những dấu tích, vết tích về lịch sử, văn hóa
của một thời đại đã qua còn để lại. Tuy nhiên, trải thời gian nhiều di sản văn
hóa có giá trị bị chiến tranh tàn phá nặng nề, chịu sự vô tâm phá hủy của con
người cũng như sự khắc nhiệt của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa… khiến cho
nhiều tư liệu lịch sử quý giá bị mất mát, thất lạc. Do vậy, việc xác định niên
đại cũng như quá trình xây dựng, tu bổ, tơn tạo của các cơng trình cổ truyền
dân tộc quả thật khó khăn, đơi khi chỉ mang tính tương đối mà thơi.
Theo Luật Di sản Văn hóa: “Di tích lịch sử văn hóa là những địa điểm,
những cơng trình; những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc những cơng
trình, địa điểm đó, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học” 6. Từ khái niệm cho
ta thấy, dựa vào những địa điểm, những cơng trình; di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học trong mỗi di tích sẽ là cơ sở, là
tài liệu xác đáng cho việc tìm hiều về nhân vật được tôn thờ hay niên đại khởi
dựng, q trình trùng tu, tơn tạo, tu bổ và cả những giá trị tinh thần tồn tại
song hành trong mỗi di tích trên mọi miền đất nước.

Cịn theo như truyền thuyết và thần tích, sắc phong... về các vị thần
được thờ trong miếu có ghi lại, thì sau khi các ngài theo lệnh nhà vua đi dẹp
giặc, giữ yên bờ cõi. Thắng trận trở về, ba ngài liền bái tạ nhà vua rồi cởi hết
cân đai. Thì lạ thay trời đất bỗng tối sầm, gió mưa vân vũ, ba ngài liền biến
thành giao long xuống sông về thủy cung. Hôm ấy là ngày 13/7. Nhà vua vô
cùng thương tiếc liền ban sắc phong thượng đẳng thần, lệnh cho dân trong
Mạch Lũng lập miếu thờ để đời đời hương khói 7. Thì “có thể” ngơi miếu thờ
tam vị Minh Mỗ Đại vương đầu tiên được xây dựng dưới thời vua Hùng đời
thứ 18? Trải qua một tiến trình lịch sử khá dài, thì đến nay vẫn chưa tìm thấy
một nguồn tài liệu nào chứng minh cho việc ngôi miếu được dựng từ thời
Hùng vương đời thứ 18, đây còn là dấu hỏi của lịch sử.
                                                            
6

Luật Di sản Văn hóa, Điều 4, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001, tr 13.
Ban quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội, Hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa miếu
Mạch Lũng, 1993.

7


 

 

 

20 
 


Cịn theo lời kể của cụ Lê Cơng Giáp, thủ từ miếu Mạch Lũng. Thì ngơi
miếu được tọa lạc ở ngồi đê (tả ngạn sơng Hồng), tương truyền được xây
dựng từ thời nhà Lý và được xây dựng quy mô vào thời Lê Trung hưng. Mặt
tiền quay hướng Tây Nam, có kiến trúc theo kiểu chữ đinh (J), ven bãi sơng
Hồng, giữa một khơng gian lộng gió. Tuy nhiên, hiện tại trong ngơi miếu
khơng cịn dấu vết vật chất nào chứng minh ngôi miếu được dựng dưới thời Lý
cả. Nhưng đây sẽ là những thông tin quan trọng để các nhà khoa học, các nhà
nghiên cứu lấy đó làm tư liệu để nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá đúng niên
đại cũng như giá trị của ngôi miếu này khi có đủ bằng chứng vật chất.
Miếu Mạch Lũng đã được các triều đại phong kiến Việt Nam và chính
quyền – chính phủ sau này quan tâm, trơng nom, bảo vệ cẩn thận và trùng tu, tu
sửa nhiều lần tuy nhiên những tài liệu về những lần tu sửa này vẫn cịn hạn chế
về thơng tin.
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động như: con người, thiên nhiên,
khí hậu khắc nhiệt, bản thân các cấu kiện kiến trúc được làm bằng gỗ nên trải
qua thời gian chúng bị mối, mọt... ngôi miếu đã bị xuống cấp nghiêm trọng,
do vậy dân làng họp bàn và được sự thơng qua của chính quyền địa phương,
các phịng, sở văn hóa, đã tiến hành bảo quản, tu bổ, tơn tạo cho di tích.Trải
qua những lần trùng tu nên có dáng dấp như ngày nay.
Với bao biến thiên của lịch sử, cho đến nay ngôi miếu vẫn phần nào giữ
được nét đẹp của một di tích cổ. Trên kiến trúc cịn bảo lưu được những nét
hoa văn của nghệ thuật thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX. Hiện miếu vẫn
còn lưu giữ được những di vật có giá trị như cuốn thần phả chữ Hán và sắc
phong thần, trong đó sắc sớm nhất có niên hiệu Tự Đức 6 (1853), sắc muộn
nhất có niên hiệu Khải Định 9 (1924) và 3 bộ long ngai, bài vị thờ thần, kiệu
Long đình, kiệu rước, bát hương gốm men lươn thời Mạc... và những tác
phẩm nghệ thuật thế kỷ XIX. Với giá trị về lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ
thuật tiêu biểu, miếu Mạch Lũng được Bộ Văn hóa Thơng tin xếp hạng di tích
lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1993.



 

 

 

21 
 

Như vậy, căn cứ vào các dấu ấn vật chất hiện còn tồn tại trong miếu
Mạch Lũng như: cuốn thần tích ghi chép về nguồn gốc, cơng trạng, sự linh
thiêng, linh ứng... của ba vị thần với dân tộc cũng như với người dân nơi di
tích tọa lạc – thơn Mạch Lũng; các đạo sắc phong do các triều đại phong kiến
Việt Nam ban cho các vị thần, cho người dân Trang Mạch Lũng được thờ
thần và dấu ấn vật chất đặc biệt quan trọng là bộ vì ở tịa Hậu cung có phong
cách nghệ thuật của thời Lê Trung hưng, thế kỷ XVII; căn cứ vào các di vật
còn được bảo lưu trong di tích như: Long ngai, bài vị, kiệu, bái hương, sập
thờ, chúc bảng... chúng ta có thể nhận định về niên đại, di tích miếu Mạch
Lũng được xây dựng từ triều nhà Lê Sơ; được trùng tu, mở rộng quy mô lớn
vào nhà Lê Trung hưng; tồn tại suốt triều nhà Nguyễn và được trùng tu, tu bổ,
tơn tạo... vào thế kỷ XX, XIX. Đây chính là cơng trình kiến trúc đặc sắc, nơi
cịn bảo lưu được nhiều nét đẹp của một di tích cổ bậc nhất của huyện Đông
Anh cũng như thủ đô Hà Nội.
1.2.2. Vị thần được thờ
Sinh thời, Hồ chủ tịch đã nói: “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước”.
Lịng u nước nồng nàn đó giờ đây được kết thành truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, truyền thống – đạo đức:
“Uống nước nhớ nguồn”.
Hay, lời nhắc nhở của Bác:

“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam... ”.
Như vậy, bất cứ ai là người con đất Việt đều phải tưởng nhớ và biết ơn
công lao to lớn của những anh hùng hào kiệt trong sự nghiệp dựng nước và
giữ nước của dân tộc.
[Miếu Mạch Lũng tọa lạc trên gị đất cao rộng trên 30.000m2 thuộc
thơn Mạch Lũng, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.


 

 

 

22 
 

Miếu thờ Ba Đức Đại vương thời vua Hùng đời thứ 18 đó là: Minh lão
Hùng Đại Vương, Minh lão Hùng Đoạn Đại vương và Minh lão Hùng Nghi
Đại vương.Thần phả (do quan Đơng Các Đại học Sĩ Nguyễn Bính soạn từ
năm 1572, thời vua Lê Anh Tơng) cịn lưu ở miếu Mạch Lũng kể lại rằng:
Nước Văn Lang, thời Hùng vương thứ 18 có người em kế nhà vua tên là
Hùng Trang, lúc đó là Trưởng quan đạo Hải Dương lấy con gái Trưởng quan
hộ chủ Cửu Chân là Xoa Nương.
Hai vợ chồng rất mực thương yêu nhau nhưng lạ thay về nhà chồng đã
tám, chín năm nhưng vẫn chưa có con nối dõi, lúc đấy ơng đã 42 tuổi, bà lo
lắng khuyên chồng nên lấy tì thiếp để có con nối dõi, nhưng ơng một lịng
chung thủy trọn vẹn. Từ đó, Xoa Nương ngày đêm thắp nhang cầu nguyệt trời
đất, làm nhiều điều thiện, ba, bốn năm ròng rã. Thế rồi vào một đêm nọ, Xoa

Nương nằm mộng thấy có ba con rồng từ ngồi vào. Trong mơ màng hư thực,
thấy ba con rồng vàng hóa thành ba người con, Người anh xưng là chàng Cả,
em xưng là chàng Hai, em út xưng là chàng Ba, tất cả đều ở Thủy cung tình
nguyện xin đầu thai làm con. Bà tỉnh dậy trong mùi hương bay sức nực, liền
vui mừng khôn xiết làm lễ tạ. Thế rồi từ đấy bà có thai.
Ngày 14/8 năm Nhâm Tý, bà sinh được một bọc, nở ra được ba người
con trai đều có thiên tư xuất chúng lạ thường.
Lớn lên, cả ba anh em đều thông minh, học vài năm mà thiên kinh
vạn quyển đều đã tinh thông, trên tường thiên văn, dưới thơng địa lí, khơng
việc gì khơng biết, khơng vật gì khơng hay. Lại có phong tư đĩnh ngộ,
tướng mạo phi thường.
Rồi một năm mất mùa, hạn hán, nhà vua liền giao cho 3 anh em kho
thóc đi phát chẩn cứu đói. Ba ngài vâng lệnh vua lên thuyền rong ruổi. Khi
đến địa đầu huyện Chu Diên, phủ Tam Đới (nay là bến Lộc Trì) nghỉ lại. Lạ
thay, đêm hơm đấy người dân trong Mạch Lũng đều mơ thấy có ba vị linh
thần áo xanh cờ vàng đến phán rằng “ngày mai có ba vị thần long hầu đi qua


 

 

 

23 
 

địa phận sơng của làng, đấy chính là ba vị phúc thần”. Sáng hôm sau dân làng
tỉnh mộng, ai cũng nói về giấc mơ kỳ lạ, liền kéo ra bờ sơng bày hương án.
Đến giờ thân thì quả nhiên thấy ba vị long thần, dân làng mừng vui khôn xiết,

lạy tạ kể về giấc mơ và xin được tôn làm phúc thần. Thấy dân thơn có lịng
thành kính, ba ngài liền neo thuyền lên trang Mạch Lũng lập cung thất. Lúc
bấy giờ vào mùa hạ mưa nhiều, nước lớn, bãi bờ ngập lụt không gieo trồng
được. Thương dân ba ngài liền lập đàn tràng tế tam phủ rồi viết long điệp gieo
xuống thủy cung. Lạ thay nước bỗng rút, thời tiết thuận hòa, mùa màng tươi
tốt, nhân dân no ấm. Tiếng lành đồn xa, đến tai nhà vua, triều đình bèn ban
chiếu cho vời về kinh để phong tước. Nhân dân trang Mạch Lũng dâng bửu
xin vua cho ba ngài ở lưu lại. Nhà vua chấp thuận, ba ngài liền xây cung thất
ở Mạch Lũng và lập thêm cung đón mẹ về. Ngồi việc binh nghiệp, ba vị
tướng cịn cùng mẹ giúp đỡ nhân dân ấp Lũng Trang cày bừa, trồng lúa nước,
trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ dệt vải, chăn nuôi, làm nhà và chế tác đồ gốm sứ.
Từ đó dân làng trong vùng ln được no ấm, n vui. Thế rồi ít lâu sau, giặc
dã nổi lên, nhà vua liền triệu ba ngài cùng Tản Viên sơn thánh đi đánh giặc.
Ba ngài được thống lĩnh thủy quân, đi đến đâu quân giặc đều khiếp vía. Thắng
trận trở về, Ba ngài liền bái tạ nhà vua rồi cởi bỏ cân đai, lạ thay, trời đất bỗng
tối sầm, gió mưa vân vũ, ba ngài liền biến thành giao long xuống sông về thủy
cung. Hôm ấy là ngày 13/7. Nhà vua vô cùng thương tiếc liền ban sắc phong
thượng đẳng thần, lệnh cho dân trong Mạch Lũng lập miếu thờ để đời đời
hương khói. Thánh mẫu Xoa Nương cũng được phối thờ. Từ đó về sau, miếu
rất linh thiêng, các vị thường hiển linh giúp nước, giúp dân, cầu mưa, cầu tạnh
đều linh ứng cả. Các đế vương sau này đều có sắc phong thần] 8.
Ơng Vương Xn Viên, Trưởng thơn Mạch Lũng, đại diện cho Ban tổ
chức lễ hội cho biết: Hàng năm, người dân Mạch Lũng mở hội làng để tỏ lịng
                                                            
8

Ban quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội, Hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa miếu
Mạch Lũng, 1993.



 

 

 

24 
 

tơn kính đối với tổ tiên sinh thành và biết ơn thế hệ đi trước, trong suốt 3 ngày
lễ hội, các đoàn đại diện cho các tổ đội sản xuất, nhóm đồng niên, đơng ngũ,
đồng mơn… và các gia đình lần lượt mang lễ lên miếu làm lễ dâng hương.
Những gia đình làm ăn khá giả có thể dâng đến 5 mâm lớn với thủ lợn, xôi,
gà, trầu cau, bánh cốm… Tất cả các việc đại sự trong các gia đình như hiếu,
hỉ, xây nhà… đều phải dừng lại để tập trung cho ngày Thánh.
Từ khi, miếu Mạch Lũng được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp
quốc gia năm 1993, dân làng thường tổ chức lễ rước kiệu 5 năm một lần.
Cùng với các nghi lễ truyền thống như tế nam, tế nữ, tế cáo, rước kiệu, lễ hội
làng Mạch Lũng cịn có nhiều hoạt động văn hóa dân gian như: chọi gà, cờ
tướng, bịt mắt đập niêu, hát quan họ… thu hút đông đảo người dân và du
khách tham gia.


 

 

 

25 

 

CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - NGHỆ THUẬT VÀ LỄ
HỘI MIẾU MẠCH LŨNG

2.1. Giá trị kiến trúc - nghệ thuật miếu Mạch Lũng
2.1.1. Không gian cảnh quan và bố cục mặt bằng
2.1.1.1. Cảnh quan mơi trường
Di tích lịch sử văn hóa miếu Mạch Lũng đồng thời cũng là một di tích
kiến trúc tín ngưỡng. Ngơi miếu có một hình khối kiến trúc với vẻ đẹp hài hòa
giữa các tỉ lệ chiều cao, chiều rộng kết hợp vẻ đẹp không gian tạo cho chốn
thờ thần một dáng vẻ huyền bí thơ mộng, ẩn chứa trong mình cả một hệ thống
văn hóa tâm linh.
Khi nghiên cứu khơng gian cảnh quan của một cơng trình kiến trúc hay
một di tích thì “hướng” của nó là một điểm chúng ta cần quan tâm.
Trong cuốn đình Việt Nam, GS Hà Văn Tấn đã viết: người nơng dân
Việt Nam xưa dành cho đình làng những tình cảm tốt đẹp nhất. Họ dồn nguồn
tài sản có thể có được để xây dựng một ngơi đình q hương thành một kiến
trúc lớn nhất trong làng mình. Chùa làng tuy có thể có quy mơ và kết cấu
phức tạp, nhưng khơng thể có những chiếc cột to bằng cột đình. Trong tiếng
Việt đã xuất hiện từ “tầy đình”, vốn có nghĩa là “bằng ngơi đình”, để chỉ
những hiện tượng lớn lao. Nhưng đình khơng phải chỉ là kiến trúc lớn, mà cịn
là kiến trúc thiêng liêng. Vì vậy, đất dựng đình là vơ cùng quan trọng. Nhiều
người cho rằng đình là ở trung tâm của làng. Sự thật khơng phải bao giờ cũng
như vậy. Vị trí của đình là tùy theo đất dựng đình. Mà đất dựng đình được
chọn theo quan niệm “phong thủy” trong tín ngưỡng truyền thống. Đất dựng
đình phải được chọn cẩn thận, nếu chọn sai, có thể ảnh hưởng đến cộng đồng
như: dân làng bị bệnh tận hay hỏa hạn… 9
                                                            
9


Đình Việt Nam, Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Nxb thành phố Hồ Chí Minh,1998, tr 23.


×