Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tìm hiểu di tích chùa đĩnh lan thôn hành thiện, xã xuân hồng, huyện xuân trường, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.11 MB, 102 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HÓA
NGUYỄN THỊ DỊU

NGUYỄN THỊ DỊU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH BẢO TÀNG HỌC

TÌM HIỂU DI TÍCH CHÙA ĐĨNH LAN
(THƠN HÀNH THIỆN, XÃ XUÂN HỒNG,
HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số: 52320305

HÀ NỘI - 2015

Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Tri Phương

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn đến những thầy cô giáo đã dạy
em trong suốt bốn năm qua, những kiến thức mà em nhận được trên giảng
đường đại học sẽ là hành trang vững bước trong tương lai.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên Ths. Nguyễn Tri
Phương, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong quá
trình thực hiện đề tài.
Em cũng muốn gửi lời cảm ơn tới Ban Quản lý di tích chùa Đĩnh Lan


và đặc biệt Ơng Vũ Ngun Giới (xóm 6 Hành Thiện xã Xuân Hồng huyện
Xuân Trường tỉnh Nam Định) đã tạo điều kiện thuận lợi cho em có điều kiện
tìm hiểu, học hỏi thực tế và cung cấp nhiều tư liệu giúp đỡ em hồn thành
khóa luận này.
Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn đến người thân trong gia đình và
bạn bè đã ln đồng hành, động viên khích lệ tinh thần, giúp đỡ em trong suốt
thời gian qua.
Vì đây là cơng trình nghiên cứu đầu tay mà thời gian nghiên cứu và
kiến thức, kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên bài viết của em không
thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự đóng góp, phê
bình động viên của các thầy, cơ giáo.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Dịu


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CHÙA ĐĨNH LAN TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ ....... 6
1.1. Tổng quan về làng Hành Thiện và chùa Đĩnh Lan........................... 6
1.1.1. Vị trí địa lý và điều khiện tự nhiên ................................................. 6
1.1.2. Dân cư ............................................................................................ 9
1.1.3. Đời sống kinh tế ........................................................................... 11
1.1.4. Đời sống văn hóa xã hội ............................................................... 14
1.2. Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của di tích chùa Đĩnh Lan .. 22
1.2.1. Lịch sử hình thành di tích ............................................................. 22
1.2.2. Lịch sử tồn tại chùa Đĩnh Lan....................................................... 24

1.2.3. Lễ hội và các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian tại di tích ...... 27
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - NGHỆ THUẬT CHÙA ĐĨNH LAN... 30
2.1. Giá trị kiến trúc ................................................................................ 30
2.1.1. Không gian cảnh quan................................................................ 30
2.1.2. Bố cục mặt bằng tổng thể ........................................................... 33
2.1.3. Kết cấu kiến trúc ........................................................................ 34
2.1.4. Trang trí trên kiến trúc .................................................................. 39
2.2. Giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng thờ và các di vật trong di tích ... 44
2.2.1. Nghệ thuật điêu khắc tượng thờ .................................................... 44
2.2.2. Các di vật tiêu biểu ....................................................................... 56
CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CHÙA ĐĨNH LAN 60
3.1. Giá trị tiêu biểu của di tích chùa Đĩnh Lan..................................... 61
3.1.1. Giá trị lịch sử ................................................................................ 61
3.1.2. Giá trị kiến trúc nghệ thuật ........................................................... 62
3.1.3. Giá trị văn hóa .............................................................................. 62
3.2. Thực trạng di tích ............................................................................. 63
3.2.1. Thực trạng kiến trúc ..................................................................... 63
1


3.2.2. Thực trạng di vật và tượng thờ ..................................................... 65
3.3. Bảo tồn di tích ................................................................................... 66
3.3.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................... 66
3.3.2. Các nguyên tắc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích ...................... 69
3.3.3. Các giải pháp để bảo tồn di tích ................................................... 71
3.4. Tơn tạo di tích ................................................................................... 75
3.5. Phát huy giá trị di tích trong đời sống văn hóa cộng đồng............. 78
KẾT LUẬN ................................................................................................. 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 86


2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt chặng đường dài của lịch sử, với công cuộc dựng nước và
giữ nước của dân tộc thì đạo Phật ln ln hịa mình với nhịp sống của dân
tộc góp phần tơ đẹp lên những trang sử của đất nước. Những ngôi chùa làng
quê Việt Nam là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tu học của Tăng Ni
và các tín đồ Phật tử, là nơi giáo dục đạo đức hướng thiện cho tất cả mọi
người. Đồng thời ngôi chùa cũng là một cơng trình kiến trúc văn hóa nghệ
thuật vơ giá của ông cha ta để lại.
Để phục vụ đời sống tâm linh của người dân ở mỗi làng quê Việt Nam
các di tích lịch sử văn hóa như: Đình, Miếu, Đền… và đặc biệt là những ngôi
chùa đã được dựng lên, nhưng năm tháng đi qua do thiên tai bão lũ, chiến tranh
bom đạn tàn phá và thêm cả những bàn tay của con người do nhận thức không
đúng mà các di tích lịch sử văn hóa của ơng cha ta để lại nhất là các ngôi chùa
đã bị hư hại nhiều. Nhưng dù vậy, cái thần thái của ngôi chùa Việt với không
gian tồn tại vẫn được duy trì và là nơi phục vụ đời sống tâm linh, làm cân bằng
tâm hồn cho người dân làng quê và cả những người khách hành hương.
Chùa Đĩnh Lan làng Hành Thiện xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường
tỉnh Nam Định cũng nằm trong bước đi của ngơi chùa Việt, trong nó cũng
chứa đựng nhiều nét độc đáo của riêng mình để phán ánh một thời đại đã qua.
Nó chứa đựng những giái trị nghệ thuật trang trí, kiến trúc điêu khắc có ý
nghĩa lớn đối với đời sống tâm linh của cư dân địa phương cũng như mọi du
khách khi tới tham quan và lễ Phật.
Bản thân là một người con của quê hương làng Hành Thiện xã Xuân
Hồng huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định cảm thấy rất tự hào về quê hươngquê hương giàu truyền thống hiếu học, quê hương cố Tổng bí thư Trường
Chinh và đặc biệt muốn giới thiệu các di tích lịch sử -văn hóa của q hương
mình tới người đọc.


3


Sau quá trình học tập và nghiên cứu vận dụng những kiến thức đã được
học về chuyên ngành Bảo tồn- bảo tàng đi vào tìm hiểu về ngơi chùa để thấy
được những giá trị và ý nghĩa tốt đẹp và nắm bắt được thực trạng đưa ra các
giải pháp cho vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị di tích trong giai đoạn hiện
nay là việc làm có ý nghĩa thiết thực nhắm gìn giữ các di sản văn hóa của địa
phương cũng như của đất nước.
Với lý do trên, em xin chọn đề tài “ Tìm hiểu di tích chùa Đĩnh Lan
thơn Hành Thiện, xã Xn Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định”
làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Bảo Tàng học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận là tìm hiểu lịch sử, sự ra đời và
quá trình tồn tại của chùa Đĩnh Lan qua kiến trúc và các di vật cụ thể. Qua tìm
hiểu thực trạng của di tích, vận dụng nhưng kiến thức lý luận đã học, bước
đầu đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích
trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Khóa luận nghiên cứu về chùa Đĩnh Lan trọng tâm là về kiến trúc, hệ
thống tượng thờ và các di vật tiêu biểu, cùng với khơng gian văn hóa thơn
Hành Thiện nơi chùa tồn tại.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác-LêNin: Duy vật lịch
sử và duy vật biện chứng
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: Sử học, Dân tộc học,
Khảo cổ học, Bảo tàng học, Mỹ thuật học,...
- Sử dụng phương pháp khảo sát điền dã vận dụng các kỹ năng: quan
sát, miêu tả, ghi âm, ghi chép, đo vẽ, chụp ảnh….

- Tập hợp hệ thống hóa các tư liệu liên quan đến di tích.
5. Đóng góp của khóa luận
Trên cơ sở kế thừa những thành quả của người đi trước, kết hợp với việc
nghiên cứu, khảo sát tại di tích, khóa luận bước đầu có những đóng góp sau:
4


- Là một cơng trình nghiên cứu tồn bộ về hệ thống chùa Đĩnh Lan,
bước đầu nghiên cứu giá trị kiến trúc và giá trị điêu khắc của di tích chùa
Đĩnh Lan.
- Đề xuất một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
- Khóa luận sẽ trở thành tài liệu tham khảo có ích đối với cán bộ văn
hóa cơ sở, đây là một trong số những danh thắng của làng Hành Thiện nói
riêng và tỉnh Nam Định nói chung.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Chùa Đĩnh Lan trong diễn trình lịch sử.
Chương 2: Giá trị kiến kiến trúc- nghệ thuật chùa Đĩnh Lan.
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị chùa Đĩnh Lan.

5


CHƯƠNG 1: CHÙA ĐĨNH LAN TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ
1.1. Tổng quan về làng Hành Thiện và chùa Đĩnh Lan
Nam Định- một vùng đất có truyền thống văn hiến hiếu học và tinh
thần Cách mạng từ lâu đời. Là quê hương của biết bao vị anh hùng dân tộc,
những danh nhân như : Người anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc
Tuấn ( thế kỷ XIV), vị Tam Nguyên Yên Đổ- Nguyễn Khuyến, trạng nguyên

Nguyễn Hiền ( 13 tuổi đỗ Trạng), và cho đến người anh hùng của thế kỷ thứ
XX- người con ưu tú của quê hương Hành Thiện, Cố Tổng Bí Thư Đảng
Cộng sản Việt Nam đồng chí Trường Chinh…. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên
mà tỉnh Nam Định trở nên một vùng trù phú như ngày nay. Ngược dòng lịch
sử, vùng đất này đã là bộ phận rất quan trọng của Trấn Sơn Nam, rồi Sơn
Nam Thượng trấn, Sơn Nam Hạ trấn… cho đến tỉnh Nam Định hôm nay. Dải
đất được bao bọc bởi những lưu vực của những dịng sơng lớn : Sơng Hồng
Hà, sơng Đáy, sông Châu, sông Vị….những con sông đã đi vào sử sách thi
ca…. đã tạo nên vùng đồng bằng màu mỡ, từ đó xóm làng san sát mọc lên,
quần cư đơng đúc. Và cũng chính từ đó những di tích lịch sử -văn hóa được
xây dựng lên bởi bàn tay khối óc tài hoa của ông ta xưa. Trong đó mỗi cơng
trình đều mang đậm văn hóa bản địa, giàu truyền thống của người Việt ngàn
xưa trên quê hương Nam Định mà chùa Đĩnh Lan thôn Hành Thiện xã Xuân
Hồng huyện Xuân Trường là một trong những điểm sáng đó.
1.1.1. Vị trí địa lý và điều khiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Nguyên thủy gốc tích làng Hành Thiện xuất phát từ ấp Hộ Xá, làng
Giao Thủy, huyện Hải Thanh (sau được nâng thành phủ). Làng Giao Thủy, có
tên Nơm là làng Keo, là một làng cổ có từ trước thế kỷ thứ X, vị trí được cho
là thuộc xã Hộ Xá, huyện Giao Thủy, Nam Định ngày nay. Thiền sư Dương
Không Lộ là người làng, được nhà Lý phong đến bậc Quốc sư, vào năm 1061
thời Lý Thánh Tông đã cho dựng ở ven sông Hồng ngôi chùa Nghiêm Quang

6


tự, chính là tiền thân của chùa Keo ở Hành Thiện (Nam Định) và chùa Keo ở
Dũng Nhuệ (Thái Bình) ngày nay. Cuối đời Lý, phần đất của ấp Hộ Xá bị sạt
lở. Một bộ phận dân cư của làng Giao Thủy di cư đến phía Nam vùng Lạc
Quần, lập thành làng Hộ Xá (sau đổi thành Nghĩa Xá), thuộc phủ Hải Thanh

(nay thuộc huyện Nam Trực, Nam Định). Cả 2 làng cùng thờ phụng chung
một ngôi chùa Keo (bấy giờ tên chữ được đổi thành Thần Quang tự). Thời
nhà Trần, phủ Hải Thanh được đổi thành phủ Thiên Trường. Gần làng Nghĩa
Xá có một vườn kim quất (cam ngọt), được các vua nhà Trần thường hay đến
chơi, nên lập thành một trang ấp có tên là Hành Cung Trang.
Năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng Giao Thủy, gây sạt
lở cả làng Nghĩa Xá. Dân làng Nghĩa Xá di dời vào định cư tại trang Hành
Cung cũ, bờ ở hữu ngạn sông Hồng. Dân làng Giao Thủy định cư ở bờ hữu
ngạn, chếch về phía Tây Bắc, lập thành trang Dũng Nhuệ. Các dân làng cũng
cho cho xây dựng các chùa Keo mới tại gần trang ấp định cư, từ đó hình thành
tên gọi làng Keo Thượng (hay Keo Trên) để chỉ trang Dũng Nhuệ và làng
Keo Hạ (hay Keo Dưới) để chỉ trang Hành Cung. Trang Dũng Nhuệ, đến thời
Tự Đức được đổi tên thành xã Dũng Nghĩa, thuộc phủ Thái Bình, tỉnh Nam
Định (nay thuộc huyện Vũ Thư, Thái Bình). Cịn trang Hành Cung từ năm
Minh Mạng thứ tư (1823) đã được đổi thành xã Hành Thiện, thuộc phủ Xuân
Trường, tỉnh Nam Định.
Gần 2 thế kỷ sau khi mang tên Hành Thiện (1823), mảnh đất hình cá
chép bắt đầu có nhiều tên mới, vị thế hành chính mới từ năm 1947 do Hành
Thiện hợp vào, tách ra với các làng xã khác.
Tháng 2 năm 1947 xã Hành Thiện hợp nhất với các xã Ngọc Tiên (bao
gồm Phú Yên) và Rũng Trí thành xã Tiên Châu. Vào đầu năm 1947 Nhà nước
ta bỏ tổng, là cấp hành chính chung gian giữ phủ/huyện với các xã; đồng thời
bỏ phủ chỉ cịn huyện là cấp hành chính trung gian giữa tỉnh với các xã. Theo
đó 57 xã thuộc 5 tổng của phủ Xuân Trường sáp nhập thành 19 xã của huyện
Xuân Trường.
7


Tháng 10 năm 1952, theo chỉ đạo của ủy ban Kháng chiến hành chính
Liên khu Ba, tất cả 19 xã của huyện Xuân Trường đều đổi tên, lấy chữ đầu là

Xuân, chữ sau tự chọn. Theo đó xã Tiên Châu đổi tên thành Xuân Khu, giữ
nguyên địa giới.
Tháng 1 năm 1957 xã Xuân Khu chia tách thành 2 xã. Xã Xuân Khu
chỉ có làng Hành Thiện và xã Xuân Tiên bao gồm các thơn Ngọc Tiên và
Dũng Trí (Rũng Trí), thêm làng Lục Thủy vào cuối năm 1957.
Ngày 8 tháng 10 năm 1968 xã Xuân Khu hợp nhất với 2 xã Xuân Tiên
và Xuân Thiện thành xã Xuân Hồng, đi vào hoạt động từ tháng 12 cùng năm.
Từ đó, xã Xuân Hồng không thay đổi tên gọi và tương đối ổn định, là xã lớn
nhất huyện Xuân Trường về diện tích và dân số.
Khơng kể cánh đồng lớn, khu dân cư làng Hành Thiện hình cá chép, gối
sóng ngã ba sông Hồng và sông Ninh Cơ, ở miền Tây Bắc xã Xn Hồng và
huyện Xn Trường, phía Đơng Nam thành phố Nam Định, khoảng 26 km đường
sông hoặc 35 km đường xe hơi. Theo đường chim bay Hành Thiện cách đều thành
phố Nam Định và bờ biển Đông ( nơi gần nhất là Quất Lâm thuộc huyện Giao
Thủy) chừng 18 km ngược hướng nhau. Có nhiều cách đến với di tích:
-Từ thành phố Nam Định, theo quốc lộ 21 đến cầu Lạc Quần(25km), rẽ
phải theo đường 489 qua trung tâm huyện khoảng 6km về di tích Nhà lưu
niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh. Từ đây, đi tiếp theo đường làng khoảng
400m về cống Mom Rơ, sau đó rẽ trái khoảng 100m là tới di tích.
- Từ thành phố Nam Định theo quốc lộ 21 khoảng 15km về thị trấn Cổ
Lễ( trung tâm huyện Trực Ninh) đến cầu Điện Biên rẽ trái theo đường liên xã
khoảng 3km về xã Trực Chính. Đến đây đi tiếp khoảng 2km ra đê hữu sơng
Hồng, sao đó theo đị Hành Thiện khoảng 1km là tới di tích. Tuyến đường
này có chiều dài khoảng 27km, thuận tiện cho phương tiện xe máy, xe đạp.
- Từ thành phố Thái Bình, theo đường Lý Bơn khoảng 10km về bến đò
Sa Cao( Xã Xuân Châu), rẽ trái khoảng 100m là tới di tích.

8



 Điều kiện tự nhiên
Làng Hành Thiện thuộc xã Xuân Hồng nằm ở phía Tây Bắc của huyện
Xuân Hồng. Ba mặt của xã : Bắc, Tây, Nam được hai dòng sơng Hồng, sơng
Ninh Cơ uốn khúc bao quanh, phía Đơng giáp với xã Xuân Châu, Xuân
Thượng, Xuân Thủy, Xuân Ngọc. Xuân Hồng giữ một vị trí khá đặc biệt của
huyện, là đầu mối giao thông thủy bộ với các huyện, tỉnh lân cận. Từ ngã ba
Mom Rơ xi theo dịng sơng Hồng ra cửa biển Ba Lạt, từ đó đi tới cảng Hải
Phòng hoặc các xã vùng ven biển rất thuận tiện. Cùng xi dịng sơng Ninh
Cơ bằng thuyền bè qua các huyện Trực Ninh, Hải Hậu, Nghĩa Hưng qua cửa
Lác đổ ra biển. Từ ngã ba Mom Rô ngược dịng Sơng Hồng lên thành phố
Nam Định, Hà Nội và các tỉnh khác một cách dễ dàng. Cũng chính vì thuận
lợi như vậy mà trước đây hầu hết các tàu thuyền chở hàng hóa, than đá từ
cảng Hải Phịng, Quảng Ninh, những bè tre gỗ từ miền ngược về hoặc chở
lương thực, thực phẩm, cá, muối, các hải sản từ các huyện phía nam của tỉnh
đều tấp nập ngày đêm xuôi ngược sông Hồng, sông Ninh Cơ qua bến Mom
Rô. Hiện tại xã Xn Hồng có 4 bến đị ngang phục vụ khách qua lại sông
Hồng, sông Ninh giao lưu với các huyện, các tỉnh bạn. Về giao thông đường
bộ, con đường tỉnh lộ 51A từ dốc Xuân Bảng trung tâm huyện lỵ Xuân
Trường đến phà Sa Cao sang Thái Bình, có một nhánh từ Cầu Đập rẽ qua phố
Ngọc Tiên ra bến đò Cựa Gà và đi lên chùa Keo Hành Thiện. Con đường này
đang được đầu tư nâng cấp ở rộng tạo điều kiện cho làng Hành Thiện giao lưu
thuận tiện với các huyện, tỉnh và trong vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Vị trí địa lý tự nhiên của Hành Thiện thuộc xã Xuân Hồng nằm trong
vành đai của vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Hàng năm đất đai được
phù sa của châu thổ sông Hồng, sông Ninh Cơ bồi đắp nên rất màu mỡ, tạo
điều kiện cho sản xuất nông nghiệp.
1.1.2. Dân cư
Năm 1992 xã Xuân Hồng tổ chức lại và đánh số hệ thống 37 xóm trực
thuộc xã trên cơ sở 37 đội sản xuất của 4 hợp tác xã nông nghiệp, là 4 miền
9



dân cư của xã. Theo đó 17 xóm cũ của làng Hành Thiện rút gọn là 15 xóm
của Xã Xuân Hồng.
- Xóm Chùa Ngồi Hành Thiện là xóm 1 xã Xuân Hồng.
- Xóm Chùa Trong Hành Thiện là xóm 2 xã Xuân Hồng.
- Xóm Trung Hành Thiện là xóm 3 xã Xuân Hồng.
- Xóm 1và xóm 2 Hành Thiện là xóm 4 xã Xuân Hồng.
- Xóm 3 Hành Thiện là xóm 5 xã Xuân Hồng.
- Xóm 4 Hành Thiện là xóm 6 xã Xuân Hồng.
- Xóm 5 Hành Thiện là xóm 7 xã Xuân Hồng.
- Xóm 6 Hành Thiện là xóm 8 xã Xuân Hồng.
- Xóm 7 Hành Thiện là xóm 9 xã Xuân Hồng.
- Xóm 8 Hành Thiện là xóm 10 xã Xuân Hồng.
- Xóm 9 Hành Thiện là xóm 11 xã Xuân Hồng.
- Xóm 10 Hành Thiện là xóm 12 xã Xuân Hồng.
- Xóm 11 Hành Thiện là xóm 13 xã Xuân Hồng.
- Xóm 12 và xóm 13 Hành Thiện là xóm 14 xã Xuân Hồng.
- Xóm Nội Khu Hành Thiện là xóm 15 xã Xuân Hồng.
Dân số Hành Thiện gia tăng không ổn định trong 60 năm qua. Do tác
động của các biến cố lịch sử xã hội, gia tăng dân số cơ học chi phối nhiều đến
gia tăng dân số tự nhiên, thậm chí dân số năm 2000 thấp nhiều so với dân số
năm 1999, dân số năm 2001 và 2002 giảm nhẹ so với số dân năm 2000, dân
số năm 2003 gần bằng dân số năm 2000, do thay đổi chỉ tiêu thống kê.
Dân số các xóm ở Hành Thiện năm 2005
Xóm

Số người

Số hộ


Số ng/hộ

X.Chùa Trong

336

97

3,5

X.Chùa Ngồi

375

112

3,3

Xóm Trung

429

123

3,5

Xóm 1 và 2

367


101

3,6

10


Xóm

Số người

Số hộ

Số ng/hộ

Xóm 3

480

150

3,2

Xóm 4

348

120


2,8

Xóm 5

552

180

3,1

Xóm 6

418

124

3,4

Xóm 7

475

132

3,6

Xóm 8

410


137

3,0

Xóm 9

348

112

3,1

Xóm 10

330

101

3,3

Xóm 11

268

85

3,2

Xóm 11 và 12


460

136

3,4

X.Nội Khu

434

130

3,4

Hành Thiện

6030

1840

3,3

( Theo sách “ Hành Thiện quê ta”)
1.1.3. Đời sống kinh tế
Từ xa xưa người dân Hành Thiện đã có truyền thống cần cù lao động.
Mặc dù ruộng đất không nhiều chỉ chừng vài ba chục mét vuông nhưng bữa
cơm nào trong gia đình cũng có rau xanh, ruộng đất được quay vịng liên tục
khơng kể một năm có bao nhiêu vụ. Với 90% dân số làm nghề nông, ý nghĩa
“tấc đất tấc vàng” được thể hiện rất rõ từ lâu đời, được duy trì và phát triển
qua bàn tay của người nơng dân. Nhằm cải thiện hơn nữa đời sống vật chất

khi nền kinh tế ở vùng thôn quê chưa phát triển, người dân Hành Thiện cịn
làm một số nghề thủ cơng. Theo sách “ Nam Định tỉnh dư địa chí mục lục”
Phòng tư liệu khoa Sử trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội ấn hành năm (1965)
có viết rằng : “ Xưa làng Hành Thiện có nghề thợ may: ở đây có người thợ
may tên là Nguyễn Chi Căn vốn theo nghề học, vì đói bức bách nên phải lấy
nghề thợ may ni mình. Những người danh giá ở trong ngồi huyện đều đến
đây th may y phục. Y tính tình thẳng thắn, ham mê văn tự, ở bên nơi ngồi
thường dán câu đối, trong đó có một câu như sau: “ở đời vệc chớ ngại chi,
11


khó quản chi, trời dẫu mẻ cũng cịn may vá. Gặp vận suy là thế, giàu là thế,
người làm nên cũng bởi vận may”.
Trước đây vài năm, ngoài thu nhập trong đồng ruộng, xã Xuân Hồng có
45 mẫu đât bãi sông Hồng, một năm 8 tháng bà con bận rộn với cây dâu và
ni tằm, giống cây bầu đa thích hợp với tằm lai, tằm rẽ. Mỗi sào dâu thu từ
50 đến 70 kg kén, bình qn một tháng có một lứa tằm. Với tằm lai, một vòng
trứng thu được 10 đến 12 kg kén tốt, giá bán 30.000 đến 35.000 đồng/ 1 kg.
Tính ra 1 sào đất bãi thu khoảng 2,5 đến 3 triệu đồng tiền bán kén tùy theo
kén lai hay kén rẽ. Năm 1998, làng Hành Thiện sản xuất được 30 tấn kén các
loại, Năm 1999 làng đạt năng suất 35 tấn kén. Nhiều gia đình có lao động và
kinh nghiệm đã trồng từ 5 đến 7 sào dâu. Nhà ơng My (xóm 2 Hành Thiện),
ơng Kính (xóm 7 Hành Thiện) mỗi năm bán khoảng 700 đến 100 kg kén tằm
lai, thu nhập từ 25 đến 35 triệu đồng.
Sự chịu thương chịu khó của người nơng dân Hành Thiện chẳng thế
mà ca dao Hành Thiện có câu:
Quê mình là đất cửi canh
Con suối mẹ dệt mới nhanh đồng tiền
Tối tối đèn lửa thắp lên
Vợ chồng con cài tay liền xa quay

Dệt cho trăng lặn về Tây
Chồng nay lạy vợ, vợ nay lạy chồng
Con lớn thì lạy Thổ cơng
Con bé đói lịng khóc đã như đi
Cịn mười vng nữa có gì
Cố dệt kịp thì đem bán chợ Hơm.
Đầu làng cịn có chợ chính, ngày nào cũng họp chợ từ sáng đến chiều,
nay được tu sửa và mở rộng thêm. Đây là nơi thông thương rất thuận tiện giữa
nhân dân trong làng với nhân dân các vùng lân cận. Trước kia cịn có chợ
Hơm ở giữa làng, gần Đình, vào khoảng xóm 7 và xóm 8. Chợ này họp hàng
12


ngày vào buổi chiều còn gọi là chợ Vải ( chợ bán vải). Nay khơng cịn nữa,
nhờ vậy mà đường đi thơng thống, sạch sẽ.
Trước Cách Mạng tháng 8 năm 1945, Hành Thiện dưới chế độ cũ sự
phân bố đất đai cố nhiên không thể hợp lý được. Hơn 2/3 số đất cày thuộc
công điền, dù là công hay tư điền đều lọt vào tay nhà giàu hay chức sắc trong
làng. Có những gia đình nhờ bn bán ở các thành thị và khẩn hoang đã trở
nên giàu có, nhà cửa khang trang. Nhưng bên cạnh đó, có những người nông
dân sống trong nhà tranh vách đất, quanh năm trồng cấy với một mảnh vườn
nhỏ. Tình trạng đó đã làm cho nhiều người nối tiếp nhau rời bỏ quê hương, đi
làm ăn sinh sống ở khắp nơi, đi phu tân thế giới, đồn điền cao su ở Hà Nội,
Hải Phòng, Sài Gịn, Hịn Gai, ng Bí,… sang cả Lào, Campuchia, Thái
Lan. Họ đã làm đủ mọi nghề từ việc kéo xe, khuân vác ở bến cảng, đến việc
kéo xe lửa, làm cơng nhân cơ khí, cơng nhân dệt ở các nhà máy. Vì khơng cịn
kế sinh sống, có khi cả một ngành, một họ phải kéo nhau đi nới khác như:
Thái Nguyên, Phú Thọ… Nhiều người ở tầng lớp trung lưu bị phá sản cũng
rời quê hương. Có thể họ ra đi để tránh né sự chèn ép hay để thể hiện sự bất
mãn trước thế lực cường quyền. Họ ra đi nhưng trong lòng vẫn canh cánh nỗi

trăn trở về quê hương.
Ngày nay, dân làng Hành Thiện cũng ra đi theo tiếng gọi của tổ quốc,
theo yêu cầu của Cách Mạng. Họ xin đi bộ đội, đi học, đi công tác, vào làm
việc tại các công trường, lâm trường, xí nghiệp hay đưa tồn bộ gia đình lên
các vùng kinh tế mới Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ, Mộc Châu, Hà Bắc… và
rất nhiều hải đảo xa xôi khác. Ở vùng kinh tế mới, chỉ tính riêng làng Hành
Thiện đã đóng góp hơn một nghìn người. Khi lên đường họ vẫy chào quê
hương và hẹn ngày gặp lại.
Nhờ chí hướng làm giàu cộng với đầu óc kinh doanh nhạy bén, sáng
tạo dân Hành Thiện dần xóa đi cái nghèo luôn bám riết lấy người nông dân.
Họ đã biết cách vươn lên làm giàu bằng nhiều cách, từ học hành khoa bảng
đến buôn bán, làm nghề thủ công và đi vùng kinh tế mới… Bởi vậy, những
13


ngơi nhà ngói, mái bằng, cao tầng mọc lên san sát thay cho những mái nhà
tranh lụp xụp quanh năm ẩm thấp, điện về làng, nhiều gia đình có máy thu
thanh, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, thậm chí nhiều gia đình có ơ tơ… Người dân
Hành Thiện làm giàu cho chính mình cũng chính là làm giàu cho q hương
của mình.
Điều này thấy rất rõ qua các số liệu: từ năm 1960 dân làng đã góp tiền
của xây cống nối thẳng với sông Ninh Cơ ở ngay đầu xã, viền theo sơng con,
quanh xã có đường đi. Năm 1976 sửa vá lại đường Thổ lối trước bằng vữa ba ta
bên hàng đá phiến, Mỗi phiến đá (khi chưa gãy) dài 0,8m đến 1,1 m, rộng
40cm, dầy 10cm. Năm 1993 xây lát gạch ghé mặt đường cái lối trước kinh phí
310 triệu đồng. Năm 1996 trải nhựa mặt đường Thổ lối trước kinh phí 350 triệu
đồng… Hệ thống cầu cũng được xây, tất cả có 9 cầu bằng gạch hoặc bê tong
nối liền Hành Thiện với các xã lân cận. Ngồi ra cịn có 4 bến đị qua sơng
Ninh Cơ, hàng ngày có xe khách đi về từ Hà Nội chạy suốt qua Nam Định đến
phố Xuân Tiên. Hệ thống trường học từ mầm non, tiểu học, trung học, phổ

thông đều thuộc làng hoặc lân cận làng, thuận tiện cho con em đi học….
Hành Thiện đang từng bước giàu lên nhưng khơng vì thế mà làm mất đi
truyền thống, phong tục, tập quán cũ. Những truyền thống đó là nguồn cảm
hứng, là động lực để làm lên một Hành Thiện với bề dày lịch sử, văn hóa mà
hiếm thấy nơi nào có được.
1.1.4. Đời sống văn hóa xã hội
Hành Thiện là làng văn hóa truyền thống. Xưa vua Tự Đức ban khen
Hành Thiện 4 chữ vàng “Mỹ tục khả phong” vào năm 1863. Nay, Uỷ ban nhân
dân tỉnh Nam Định cấp cho Hành Thiện bằng chứng nhận đạt danh hiệu “Làng
Văn Hóa” vào năm 1997. Cả hai bằng sắc trên đều đang treo ở đình làng.
- Về truyền thống chống giặc ngoại xâm.
Hành Thiện vừa là vùng quê có lịch sử hình thành rất sớm, vừa là nơi
giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Đất đai nơi đây phì nhiêu màu mỡ,
giao thông đi lại thuận tiện bằng cả đường bộ và đường thủy. Hơn nữa Hành
14


Thiện còn nằm giáp ranh với huyện Vũ Thư ( Thái Bình) và huyện Trực Ninh
( Nam Định). Đây là hai nơi sớm có phong trào cách mạng, giao thơng nối
giữa hai vùng với Hành Thiện bằng các con đò ngang. Tuy ngăn cách bởi
dịng sơng nhưng mối quan hệ làng xóm xa xưa vẫn là điều kiện gắn bó mật
thiết giữa nhân dân hai vùng. Đặc điểm địa lý và xã hội nói trên là điều kiện
thuận lợi để phong trào cách mạng ở đây phát triển.
Năm 1925 tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ra đời.
Hội đã kết nạp được những thành viên ưu tú là người con quê hương Hành
Thiện, trong đó có: Đặng Xuân Khu, Đặng Xuân Thiều, Đặng Xuân
Quát,…Đồng chí Đặng Xuân Khu đã về quê hương Hành Thiện hoạt động và
cho xuất bản tờ báo “Dân Cày” tại đây. Với tư tưởng tiến bộ tổ chức Việt
Nam thanh niên cách mạng đã có tác động sâu rộng và trở thành tiền thân của
Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Sáng ngày 21/8/1945, hàng ngàn người,

trong đó có lực lượng tự vệ, nhân dân Hành Thiện tham gia vào đồn biểu
tình đổ về bao vây đồn Lạc Quần. Trong thời gian ngắn đồn Lạc Quần đã
thuộc về quân khởi nghĩa, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập tại
huyện Xuân Trường. Cùng ngày hơm đó ủy ban lâm thời xã Hành Thiện cũng
được thành lập và ra mắt trước đông đảo quần chúng nhân dân. Ngày
31/12/1946 ủy ban kháng chiến tỉnh Nam Định được thành lập, đồng chí Đỗ
Mười - Bí thư tỉnh ủy được cử làm chủ tịch. Chấp hành chủ trương thành lập
ủy ban kháng chiến của tỉnh, ủy ban kháng chiến hành chính xã Hành Thiện
được thành lập với nòng cốt là lực lượng tự vệ, dân quân du kích. Để sẵn sàng
chiến đấu bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân, lực lượng tự vệ được chia
thành các tiểu đội, trung đội, hàng ngày lấy địa điểm chùa Đĩnh Lan cùng một
số nơi khác trong địa bàn để luyện tập. Hồi 19 giờ ngày 26/4/1947, tại nhà
Ơng Thế ở xóm 7 thơn Hành Thiện, đồng chí Hồng Thọ Đan ( cán bộ huyện
ủy) chính thức tun bố thành lập chi bộ Đảng Tiên Châu ( tiền thân của
Đảng bộ xã Xuân Hồng ngày nay), hội nghị cử đồng chí Nguyễn Xuân Yên
làm Bí thư. Đây là một sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành
15


của phong trào cách mạng địa phương. Từ đây mọi hoạt động trong xã đều đặt
dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng. Chi bộ quyết định lấy địa điểm chùa Đĩnh
Lan làm nơi hội họp, tập trung cán bộ, triển khai kế hoạch đánh giặc.
Trong hai năm bốn tháng ( từ tháng 10 năm 1949 đến tháng 2 năm
1952) Hành Thiện cũng như nhiều nơi khác trong toàn huyện trở thành nơi
địch tạm chiến, phong trào cách mạng địa phương tạm thời rút vào hoạt
động bí mật. Ngày 17/10/1949 giặc Pháp tập trung 3 binh đoàn cơ động, tiến
hành mở cuộc hành qn Ăng-tơ-ra-xít theo dịng sơng Hồng đổ bộ lên Hạc
Châu (Xuân Châu), đánh chiếm Hành Thiện, biến khu vực Hành Thiện, Bùi
Chu thành trung tâm đầu não của địch. Ngay từ đầu, chi bộ lãnh đạo nhân
dân, dân quân du kích của xã chiến đấu chặn bước tiến của địch. Cuộc chiến

tại đây kéo dài 10 ngày, ta đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch. Bị chặn
đánh quyết liệt quân Pháp đã điên cuồng đốt phá trên 300 nóc nhà của nhân
dân trong xã. Để bảo toàn lực lượng chuẩn bị chiến đấu lâu dài, Đảng viên,
nhân dân du kích địa phương tạm thời rút ra vùng tự do Thái Bình. Thời kỳ
này chùa Đĩnh Lan trở thành nơi liên lạc đưa chuyển chỉ thị, thư từ, công
văn của tổ chức Đảng về các cơ sở. Một số Đảng viên cịn lại thường bí mật
tập trung hội họp tại chùa Đĩnh Lan để chỉ đạo mọi hoạt động phong trào
cách mạng địa phương.
Năm 1953 thực hiện chủ trương của tỉnh ủy, phát động cuộc chiến
tranh du kích nhằm quấy rối và tiêu hao sinh lực địch. Thực hiện chủ trương
trên, một cuộc họp của chi bộ đã được tổ chức tại chùa Đĩnh Lan để chỉ đạo
lực lượng du kích phối hợp với bộ đội địa phương tiến cơng địch ở bốt xóm
12. Đêm 30 tháng 3 năm 1953, lực lượng du kích do đồng chí Lê Thị Ba,
đồng chí Phạm Văn Quyết chỉ huy đã nhanh chóng cắt đứt đường dây liên lạc
của bốt xóm 12 với trung đoàn Xác-tơ 16 của địch, bắt sống 3 tên ngụy, khiến
bọn địch đóng ở bốt Lục Thủy gần đó phải tháo chạy. Ngày 1/7/1954 quê
hương Hành Thiện sạch bóng quân thù.

16


Tổng kết 9 năm kháng chiến trường kỳ của dân tộc, quân và dân trong
xã Xuân Hồng đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều huân huy chương
các loại. Trong thành tích chung đó cũng có một phần đóng góp của di tích
chùa Đĩnh Lan, đó mãi là niềm tự hào, nguồn cổ vũ động viên cho các thế hệ
người dân Hành Thiện xã Xuân Hồng.
-Về truyền thống hiếu học Hành Thiện.
Trong bài viết “Hành Thiện một thời vàng son”, Giáo sư Đặng Đức An
có viết “Thời xưa, làng Hành Thiện nổi tiếng là một làng văn hiến. Câu ngạn
ngữ “Đông Cổ Am, Nam Hành Thiện” đã biểu dương cho làng Hành Thiện có

nhiều khoa bảng nhất miền Nam (tức là Sơn Nam, sau đổi thành Nam Định)”.
Có thể nói tinh thần khuyến học và truyền thống hiếu học của làng Hành
Thiện đã có nhiều đời nay và ở thời đại nào cũng có nhân tài.
Ngày nay, truyền thống hiếu học đó vẫn được duy trì và phát triển.
Dưới thời Pháp thuộc có hơn 30 người tốt nghiệp đại học. Kể từ Cách
mạng tháng 8 năm 1945 đến nay có hơn 400 người tốt nghiệp đại học( chưa
kể những người tốt nghiệp ở miền nam trước năm 1975), chừng 80 người
tốt nghiệp phó tiến sỹ, tiến sỹ khoa học. Trong số tốt nghiệp đại học và trên
đại học có nhiều nữ. Họ có trình độ nghiên cứu khoa học, có những mũi
nhọn đi sâu về thiên văn học, y học, sinh vật học, triết học, ngôn ngữ học,
khoa học kỹ thuật. Nhiều tên tuổi- những người con Hành Thiện không
những được nhân dân trong tỉnh mà cả nước đều biết tới với lịng kính phục
nhất như đồng chí Trường Chinh, Đặng Vũ Khiêu, Đặng Xuân Thiều, Đặng
Vũ Kỳ, Đặng Tử Mẫn, Mộng Lan nữ sĩ… và rất nhiều người khác có trình
độ cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư đã và đang cống hiến tài năng của
mình cho đất nước. Làng Hành Thiện thật xứng đáng “ làng học rộng tài
cao”, hay nói đúng hơn nền Nho học đã sớm được tiếp thu và phát triển đạt
đến đỉnh cao ở Hành Thiện. Những ông cử, ông tú, trạng nguyên khơng
những nổi tiếng về kiến thức un bác mà cịn về cốt cách phẩm hạnh là
biểu trưng cho nhân cách bao đời của người Hành Thiện luôn hướng tới
17


“Chân- Thiện- Mỹ” và “Nhân- Lễ- Nghĩa- Trí- Tín”- một truyền thống văn
hóa tốt đẹp cần phải giữ.
- Về truyền thống văn hóa
Ngày nay, hịa trong q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất
nước, làng Hành Thiện cũng đang dần được đổi mới nhưng ở đây luôn ý thức
“gìn giữ, bảo tồn những truyền thống tốt đẹp của cha ông” như Đại hội Đảng
lần thứ XVIII đề ra. Những tục lệ và thói quen cũ lạc hậu dần được xóa bỏ

như: Mê tín dị đoan, kiêng tên húy các bậc cha chú, quá nhiều ngày lễ trong
một năm (trước kia hàng năm có tới 20 lần lễ hội chưa kể các lần ở các phe
giáp và dòng họ…) Nhờ phát triển văn hóa trên diện rộng, tật nói ngọng giảm
đi nhiều, 100% dân số biết chữ… Nhiều tục lệ tốt vẫn được duy trì: Hàng năm
từ ngày mồng 10 đến ngày 15 tháng 9 âm lịch tổ chức hội làng, ba năm rước
Thánh thay áo một lần, có bơi trải, múa cạn, rước đèn, tục yến lão… Bộ mặt
Hành Thiện đã đổi mới, đường đi lối xóm khang trang hơn, trong làng đã có
nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, trạm y tế, nhà hộ sinh… Thật đã khác xưa,
nhưng Hành Thiện còn phải phấn đấu và mong muốn cao hơn nữa, nhiều hơn
nữa. Truyền thống hiếu học cũng vẫn đang được tiếp tục nối tiếp cũng chính
là kế tục tư tưởng Nho giáo. Chỉ tính từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến
nay, làng Hành Thiện có khoảng 500 người tốt nghiệp đại học, những năm
gần đây khoảng 30 người đi học đại học mỗi năm. Theo thống kê chưa đầy đủ
thì Hành Thiện có khoảng 90 người có bằng tiến sĩ, 4 giáo sư và nhiều bác sỹ,
nhà khoa học có tài trên nhiều lĩnh vực : sử học, triết học, xã hội học, văn học,
y tế và trên cả lĩnh vực quân sự.
Mối quan hệ phụ tử (cha con), phu phụ ( vợ chồng), thủ túc (anh em),
mẫu tử (mẹ con), huynh đệ (bạn bè)….luôn luôn bền chặt. Đạo lý tôn sư trọng
đạo, thương người như thể thương thân, sống có khn phép mực thước ln
được dân làng gìn giữ. “Thuần phong mỹ tục” ln được dân làng Hành
Thiện gìn giữ, thật xứng đáng với 10 điều giáo huấn vua Tự Đức ban tặng ghi
ở Đình làng năm 1868:
18


1. Đơn nhân hậu (ln ăn ở có ln thường đạo lý)
2. Chính tâm thuật (ăn ở ngay thẳng)
3. Thương tiết kiệm (chuộng đường tiết kiệm)
4. Hậu phương tục (duy trì tục lệ tốt)
5. Huấn tử đệ (dạy con em ho có nếp)

6. Vụ bản nghiệp (duy trì nghề nghiệp tốt của mình)
7. Sùng chính học (chuộng học tập điềm ngay)
8. Giới dâm tháp (răn những điều dâm tục)
9. Thân pháp thủ (giữ gìn lễ phép)
10. Quảng Hành Thiện (mở rộng điều lành)
-Về những cơng trình văn hóa tiêu biểu của làng.
Quần thể các cơng trình văn hóa ở Hành Thiện rất phong phú, đa dạng
và cổ kính với 3 cơng trình tiêu biểu, xếp hạng di tích lịch sử văn hóa Đơng
Dương, Quốc gia và Tỉnh. Nhiều đền miếu khác, hàng chục từ đường tổ và
các chi ngành họ tộc cùng nhà ở dân dụng có niên đại hơn trăm năm tuổi.
Quần thể các cơng trình văn hóa ở Hành Thiện không chịu tác hại trực
tiếp của hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ nhưng do cán bộ địa
phương quan niệm lệch lạc và do ngành chủ quản chưa có định hướng pháp
quy về bảo vệ di sản văn hóa tín ngưỡng nên nhiều đền miếu đã phải dỡ bỏ
trong giai đoạn 1970-1980, “thời ba phá” là cách nói hóm của mấy ơng thích
đùa. Những cơng trình vượt qua thòi ba phá đều xuống cấp nhiều sau thời
gian dài lơ là không được duy tu bảo dưỡng. Sau khi nhà nước ban hành pháp
lệnh “Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh” vào
năm 1984, các cơng trình văn hóa ở Hành Thiện dần dà được bảo dưỡng, tôn
tạo khá dần lên nhưng chỉ hạn chế ở từng hạng mục kiến trúc, từng nhóm khí
tự nội thật vì nguồn kinh phí hạn hẹp do dân làng tự đóng góp.
+ Khu di tích cố tổng Bí thư Trường Chinh
Với cơng lao và sự đóng góp cách mạng to lớn của đồng chí Trường
Chinh, ngày 15 tháng 10 năm 1994 Bộ Văn hóa thông tin đã cấp bằng công
19


nhận di tích lịch sử văn hóa nhà lưu niện đồng chí Trường Chinh tại xóm 7
làng Hành Thiện xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định. Đây là
nơi sinh ra và lớn lên, hoạt động cách mạng của đồng chí trước Cách mạng

tháng 8 năm 1945 cần được gìn giữ, bảo tồn, tơn tạo phát huy giáo dục truyền
thống cho thế hệ mai sau. Đây cũng là sự ghi nhận trân trọng, thể hiện lòng
biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với công lao cống hiến cách
mạng của đồng chí Trường Chinh. Đây cịn là nơi hướng dẫn giúp cho việc
nghiên cứu thân thế sự nghiệp của đồng chí Trường Chinh, cũng như đón
nhận những tình cảm trân trọng của đồng bào, đồng chí trong là ngồi nước
đối với gia đình và q hương đồng chí Trường Chinh.
+Nhà cổ
Phải nói rằng nhà cổ là những cơng trình kiến trúc do bàn tay khéo léo
của người thợ thủ công làm nên, mang nét đặc trưng riêng của từng vùng, là
sự kết tinh nhiều hệ giá trị nhân văn, nhân ái, lịng u nước, ý chí tự chủ, tự
cường… Đồng thời thông qua nhà cổ chúng ta cũng hiểu thêm phần nào khả
năng kinh tế, mỹ thuật, nghệ thuật và cuộc sống của người nông dân Việt
Nam dưới thời phong kiến, ảnh hưởng của nhiều tập tục, tín ngưỡng tơn giáo
đến việc xây dựng nhà ở. Đến nay, nhà truyền thống (hay nhà cổ) nông thôn
không cịn phù hợp lắm với nếp sinh hoạt, văn hóa, thị hiếu do ảnh hưởng của
kiến trúc mới thành phố. Nhưng những nhà cổ được lưu giữ lại cho đến ngày
nay là những di sản kiến trúc quý hiếm, đáng được trân trọng lưu giữ để tạo
bản sắc riêng cho bộ mặt nơng thơn- đó là một dấu ấn lịch sử xã hội- dấu gạch
nối giữa hiện tại và quá khứ.
+ Từ đường
Hệ thống từ đường làng Hành Thiện khá nhiều, ví như: Từ đường họ Đặng
đại tơn Hành Thiện ở xóm 8, từ đường họ Đặng Đức ở xóm 6, từ đường họ Đặng
Huy ở xóm 9…
+ Đình
Đình làng Hành Thiện xây dựng cuối thế kỷ XVI đã đổ nát, xây dựng
lại năm 1904 là nhà hình ống 4 gian có diện tích phủ nền 80m2 trong khn
20



viên 550m2. Đình mái ngói, tường gạch, cột gỗ lim, trơng hướng Tây Nam, ở
đầu xóm 8 lối trước, ngồi đường cái, bên dịng sơng chảy vịng bên phải và
phái trước đình. Đình là trụ sở chính quyền xã Hành Thiện trong mấy năm
đầu nhà nước độc lập (tháng 8 năm 1945 đến thàng 9 năm 1949). Thời tạm
chiến (1949-1954) qn Pháp đóng đồn ở nội khu, đã khơng thực hiện được ý
đồ phá Đình (để mở rộng tầm nhìn quanh đồn) do chính quyền bí mật của
Việt Minh và xã trưởng ban tề phối hợp ngăn chặn, nhưng chúng đã phá
tường bao, lớp học và cây cối trong sân đình. Đình bỏ khơng trong thời gian
dài mấy chục năm rồi làm trụ sở an ninh xã Xuân Hồng từ năm 1987 đến năm
1992. Đình là trụ sở câu lạc bộ Người Cao Tuổi Hành Thiện sau khi tu bổ vào
giữa năm 1993. Nội dung tu bổ đình là đảo ngói, làm vách ngăn cách hậu đình
với 3 gian tiền đình, chỉ mở cửa thơng 2 bên khi cần thiết, làm cánh cửa sổ,
xây tường bao khuôn viên và trồng cây xanh ở sân đình.
Đình làng Hành Thiện khơng thờ Thành hồng như phần lớn các đình
làng ở đồng bằng Bắc Bộ vì Hành Thiện khơng có Thành hồng do các dịng
họ cùng kéo nhau về Hành Cung trang, cơng tích mở làng là của tập thể? Sauk
hi dỡ bỏ Miếu Chợ, dân làng rước bát nhang Cửu Công về đình phụng thờ như
Thành hồng nhưng vì khơng tiện hương hoa dâng lên các Ngài vào ngày tuần
tiết nên sau 3 tháng để ở đình, lại thỉnh rước bát hương các Ngài lên chùa Keo.
+ Miếu
Miếu ở Hành Thiện có 10 ngơi vào năm 1945, nay chỉ cịn miếu Bách
Linh, đã dỡ bỏ 9 ngôi và một số điện thờ tư nhân trong thời ba phá(1970-1980)
+ Chùa
Thần Quang tự ở Hành Thiện hay còn gọi chùa Keo hay Chùa Trong.
Tiền thân của Thần Quang Tự là Nghiêm Quang tự xây dựng năm 1062 ở
làng Quán Các, ấp Giap Thủy(nay thuộc xã Nam Hồng huyện Nam Trực tỉnh
Nam Định), đổi tên Thần Quang vào năm 1145. Chùa di chuyển và xây dựng
lại năm 1588 ở Hành Cung trang, nay là Hành Thiện (Báo cáo của ty Văn Hóa
tỉnh Nam Định năm 1962). Theo đó Thần Quang tự Hành Thiện đã có niên
21



đại hơn 4 thế kỷ và tiền thân Nghiêm Quang tự có niên đại non 10 thế kỷ.
Chùa Keo Hành Thiện xếp hạng cổ tự Đông Dương theo nghị định ngày 16
tháng 5 năm 1925 của tồn quyền Đơng Dương, xếp hạng di tích lịch sử văn
hóa quốc gia theo quyết định ngày 28 tháng 4 năm 1962 của Bộ Văn Hóa
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa.
1.2. Lịch sử hình thành và q trình tồn tại của di tích chùa Đĩnh Lan
1.2.1. Lịch sử hình thành di tích
Việc xác định niên đại cho di tích là việc làm vơ cùng cần thiết bởi đây
là điều kiện đầu tiên, đặt nền tảng cho những đốn định khoa học có liên quan
đến di tích. Nó góp phần quan trọng trong cơng tác bảo tồn các giá trị của di
tích. Việc xác định niên đại của một di tích có thể được tiến hành bằng nhiều
cách như qua các tư liệu lịch sử, qua nghiên cứu văn bia, khai quật khảo cổ
học hoặc khảo sát kiến trúc và các di vật thuộc di tích ấy…
Mỗi di tích lại có những “câu chuyện kể” của nhân dân bản địa truyền
miệng nhau, nói về lịch sử xây dựng chùa thì chùa Đĩnh Lan cũng khơng nằm
ngồi quy luật đó. Theo các cụ cao tuổi trong làng kể lại rằng: Vào triều Lê
Chiêu Thống nguyên niên (1787) trên khúc sông lớn Đại Hà thuộc xứ Đồng
Gị (khu vực chùa Đĩnh Lan hiện nay), có một pho tượng trôi tới, trẻ trâu rước
về dựng ngôi nhà bằng cỏ để thờ phụng, được khoảng 3,4 năm rất linh ứng.
Trong làng có một người lính sắp đi đánh giặc tới cầu đảo, liền sau đó thắng
trận, từ đấy trở đi dân làng mới dựng chùa thờ thánh mẫu. Do trên vai tượng
thánh mẫu có khắc hai chữ “Đĩnh Lan” nên dân làng mới đặt chùa là “Đĩnh
Lan tự”.
Nhưng theo gia phả họ Vũ đang lưu giữ tại chùa (một bản được lưu giữ tại
nhà ông Vũ Nguyên Giới xóm 6 Hành Thiện) thì vào năm Mậu Dần, niên hiệu
Cảnh Hưng thứ 19 (1758) ngày 23 tháng 3 làm chùa Đĩnh Lan, thờ Phật.
Nói về niên đại của chùa Đĩnh Lan, trên thực tế chưa có một nhà
nghiên cứu nào khẳng định chùa được xây dựng vào thời điểm chính xác nào.

Nhưng nếu xét về hai dữ kiện tài liệu trên thì niên đại của chùa có khả năng
22


được xây dựng theo như gia phả họ Vũ thì có phần lập luận chắc chắn và
thuyết phục hơn. Nhưng nếu nói chùa được xây dựng năm Mậu Dần niên hiệu
Cảnh Hưng thứ 19(1758) ngày 23 tháng 3 thờ Đức Phật Như Lai thì tại sao
hiện nay “nhân vật” thờ chính trong chùa Đĩnh Lan lại là Thánh mẫu Quan
âm Nam Hải. Có thể giả thuyết rằng: chùa Đĩnh Lan đúng thật là đã xây dựng
theo niên đại như gia phả họ Vũ là thờ phụng đức Phật Như Lai để phù hợp
với tơn giáo tín ngưỡng thời bấy giờ. Cho đến khi nơi đây thịnh hành tín
ngưỡng thờ Mẫu Quan âm Nam Hải (khoảng thế kỷ XVII,XVIII), do vùng đất
Hành Thiện có vị trí địa lý liền kề với sông Hồng và sông Ninh Cơ nên
thường xuyên bị nạn thủy tai đe dọa đến đời sống của nhân dân nên tín
ngưỡng thờ phụng Bồ tát Quan âm Nam Hải đối với nhân dân trong vùng
ngày thêm gắn bó và trở thành cầu nối tinh thần giúp dân làng vượt qua
những khó khăn trở ngại của thiên nhiên để ổn định cuộc sống, nên cho tới
tận bây giờ chùa Đĩnh Lan vẫn giữ “vai trò” thờ Quan âm Nam Hải là chính.
Lịch sử của vị Quan âm Nam Hải đã được các sách “Huyền thoại nhà
Phật”, “Tín ngưỡng dân gian Việt Nam”, “Kinh pháp hoa” của nhà Phật và
“Từ điển phật học” ghi chép như sau:
Xưa có nàng Diệu Thiện, một công chúa xinh đẹp con gái của quốc
vương Diệu Trang vương. Nàng có hai người chị tên là Diệu Thanh và Diệu
Âm, kiếp trước họ đều là con trai của dòng họ Thi, một dòng họ nhân đức.
Hai chị của Diệu Thiện đều đã lấy chồng, duy có nàng út chỉ muốn tu hành.
Vua cha biết chuyện hết lòng khuyên răn nhưng nàng cũng không đổi ý. Biết
không thể khuyên răn được Diệu Thiện nhà vua giả vờ bằng lịng cho nàng đi
tu tại một ngơi chùa lớn. Sau đó vua ngầm ra lệnh cho sư cụ bắt cơng chúa
phải sớm khuya làm lụng vất vả, để nàng thoái chí trở về. Nhà vua nghi ngờ
hịa thượng khơng tn lệnh, tức giận ra lệnh đốt chùa. Diệu Thiện trách mình

đã gây ra thàm họa bèn cắt tay cầu nguyện Linh Sơn thế vương. Lập tức có
rồng bay đến phun nước dập tắt lửa. Sau đó, nhà vua lệnh đem công chúa ra
xử trảm, nhưng mọi thanh gươm đều bị gãy khi chạm đến Diệu Thiện. Đột
23


×