Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Tìm hiểu di tích chùa dầu (xã khánh hòa huyện yên khánh tỉnh ninh bình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 156 trang )

Trờng đại học văn hóa h nội
Khoa bảo tng
*********

Nguyễn Văn Tuấn

TìM HIểU DI TíCH CHùA DầU
(xà khánh hòa huyện yên khánh tỉnh ninh bình)

khóa luận tốt nghiệp
NGNH BảO TNG

Ngời hớng dẫn:

PGS.TS Đặng Văn Bi

H nội 2010


Lời cảm ơn!
Sau một thời gian nỗ lực nghiên cứu và làm việc nghiêm túc, được sự giúp
đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, tơi đã hồn thành được bài khố luận
này.
Trước hết, tơi xin dành lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS
Đặng Văn Bài, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và chỉ bảo cho tôi những
vấn đề trọng tâm của đề tài ngay từ khi xác định đề tài, xây dựng đề cương tới lúc
hồn thiện bài khố luận. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong
Khoa Bảo tàng trường Đại học Văn hoá Hà Nội, các bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tơi hồn thiện khố luận này.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của Anh Nguyễn Xuân Khang PGĐ Phụ trách Bảo tàng Ninh Bình, thư viện Bảo tàng Ninh Bình đã tạo điều kiện
cho tơi có thời gian nghiên cứu, tiếp cận với nguồn tư liệu, sách báo có liên quan


tới đề tài. Ngồi ra tơi cũng xin cảm ơn tới sự giúp đỡ của chính quyền xã Khánh
Hồ, cụ Lê Ngun Bình (xã Khánh Hồ ); Sư thầy Thích Minh Đức đã tạo điều
kiện cho tơi trong q trình khảo sát, tiếp cận di tích chùa Dầu.
Có thể nói, đề tài này đã thực hiện toàn diện đề cương trên cơ sở tinh thần
nỗ lực nghiên cứu của bản thân, có sự kế thừa, tổng hợp tài liệu của các nhà nghiên
cứu đi trước. Là một sinh viên năm thứ tư chưa được tiếp xúc nhiều với thực tế,
kiến thức cịn hạn chế, chắc hẳn khố luận của tơi cịn nhiều khiếm khuyết. Kính
mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn bè để khố luận
được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin cam đoan khố luận của tơi là kết quả của q trình nghiên cứu, tổng
hợp các nguồn tư liệu 1 cách nghiêm túc của bản thân. Tơi xin chịu trách nhiệm
hồn tồn về tính trung thực, chuẩn xác của nội dung khố luận.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Văn Tuấn


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………...…………………....1
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………….…............1
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………….......…3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………....…...3
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….……........3
5. Bố cục của khố luận ………………………………………….…….......4
CHƯƠNG 1. CHÙA DẦU TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ…………….…...….5
1.1. Khái quát về lịch sử vùng đất nơi tồn tại di tích…………………….............…5

1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên…………..........................................5
1.1.2. Truyền thống lịch sử - văn hóa …………………...............................9
1.2. Diễn trình lịch sử chùa Dầu …………………..................................................11
1.2.1. Niên đại khởi dựng của di tích……………………............................11
1.2.2. Q trình tồn tại của di tích……….....................................................14
1.3. Sự kiện nhân vật liên quan đến di tích………..................................................17
CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI
CHÙA DẦU…………………………………………………………....................23
2.1. Giá trị kiến trúc……….....................................................................................23
2.1.1. Không gian cảnh quan………….........................................................23
2.1.2. Bố cục mặt bằng……..........................................................................29
2.1.3. Kết cấu kiến trúc……….....................................................................30
2.1.3.1. Tam quan………...................................................................30
2.1.3.2. Tiền đường……….................................................................33
2.1.3.3. Thượng điện………...............................................................35
2.1.3.4. Hậu cung………....................................................................37
2.1.3.5. Hậu đường……….................................................................38
2.1.3.6. Nhà tổ………….....................................................................39
2.1.3.7. Hai dãy nhà Giải vũ...............................................................40
2.1.3.8. Khu vườn tháp.......................................................................41


2.2. Giá trị nghệ thuật..............................................................................................42
2.2.1. Trang trí trên kiến trúc........................................................................42
2.2.1.1. Trang trí bên ngồi kiến trúc..................................................42
2.2.1.2. Trang trí bên trong kiến trúc..................................................44
2.2.2. Các di vật trong Chùa Dầu..................................................................46
2.2.2.1. Hệ thống tượng thờ................................................................46
2.2.2.2. Một số di vật tiêu biểu...........................................................58
2.3. Lễ hội Chùa Dầu...............................................................................................70

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN, TÔN TẠO
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH..............................................................79
3.1. Vấn đề bảo vệ di tích........................................................................................79
3.1.1. Bảo vệ di tích bằng các văn bản pháp lý.............................................79
3.1.1.1. Văn bản quốc tế......................................................................79
3.1.1.2. Văn bản của Việt Nam...........................................................82
3.1.2. Hiện trạng di tích và di vật chùa Dầu..................................................84
3.1.2.1. Hiện trạng di tích chùa Dầu...................................................84
3.1.2.2. Hiện trạng di vật tại chùa Dầu ...............................................87
3.2. Giải pháp bảo tồn di tích chùa Dầu..................................................................89
3.3. Giải pháp tu bổ di tích chùa Dầu......................................................................93
3.4. Tơn tạo di tích chùa Dầu...................................................................................94
3.5. Tăng cường trong quản lý di tích.....................................................................95
3.6. Hiện trạng lễ hội chùa Dầu...............................................................................96
3.7. Giải pháp bảo tồn lễ hội chùa Dầu...................................................................97
3.8. Khai thác, phát huy giá trị của di tích...............................................................97
KẾT LUẬN ...........................................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ở bất kỳ
nơi đâu trên đất Việt chúng ta đều bắt gặp những di tích lịch sử - văn hố như:
đình, chùa, đền, miếu, lăng tẩm... Đây chính là tài sản vô cùng quý giá mà cha
ông ta đã để lại cho thế hệ hơm nay.
Di tích lịch sử - văn hố là những trang sử sống có sức thuyết phục đối
với mọi con dân đất Việt vì ở đó mang dấu ấn của lịch sử, hơi thở của thời đại
truyền lại cho mn đời sau. Những di tích lịch sử ấy được coi như “Bảo tàng

sống” về kiến thức, điêu khắc, nghệ thuật trang trí và những giá trị văn hố
phi vật thể. Gìn giữ những di tích lịch sử - văn hố khơng chỉ đơn thuần là gìn
giữ những thành quả vật chất của người xưa, mà hơn hết là tiếp tục kế thừa và
phát huy sáng tạo ra những giá trị văn hoá mới, phù hợp với xu thế phát triển
của thời đại.
Tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hố là tìm về cội nguồn của dân tộc để
kế thừa và phát huy góp phần làm đẹp truyền thống văn hoá. Và những di tích
ấy sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nếu chúng ta đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, phân
tích từng lớp văn hố chứa đựng trong đó để phần nào hiểu rõ hơn về cội
nguồn văn hoá của dân tộc để gìn giữ, bảo tồn những tinh hoa văn hố, truyền
thống đạo đức, thuần phong mỹ tục và lấy đó làm nền tảng xây dựng nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, từ đó biết kết hợp hài hoà
giữa quá khứ - hiện tại và hướng tới tương lai.
Trải qua bao nhiêu thế kỷ, với những biến cố thăng trầm của lịch sử và
xã hội đã khiến cho nhiều di tích lịch sử - văn hố q giá bị huỷ hoại dưới
bàn tay vơ tình hay hữu ý của con người, thêm vào đó là sự khắc nghiệt của
khí hậu nhiệt đới gió mùa và chiến tranh đã tàn phá nặng nề và khiến cho
nhiều di tích lịch sử - văn hố ở Ninh Bình nói riêng, cũng như cả nước nói
chung bị thu hẹp, đổ nát và xuống cấp nghiêm trọng hoặc bị một lớp rêu
phong phủ mờ vì sự lãng quên của con người.


Trong những năm gần đây, hoà chung với xu thế phát triển của đất
nước, các di tích lịch sử - văn hố dần được phục hồi, tơn tạo và phát huy tác
dụng của mình. Người ta nhận ra rằng chính các di tích lịch sử - văn hố đã và
đang góp phần khơng nhỏ vào sự hồn thiện con người, giúp con người vươn
tới cuộc sống tốt đẹp hơn và hướng người ta trở về với cội nguồn, ngược dòng
lịch sử, trở về với quá khứ, không lãng quên quá khứ mà trái lại biết trân
trọng những thành quả và tinh thần của quá khứ. Từ đó kế thừa, khai thác
phục vụ mục đích của con người.

Hiện nay cơng tác bảo tồn, trùng tu và khai thác giá trị văn hố cịn
tiềm ẩn bên trong các di tích lịch sử - văn hoá, đã và đang trở thành vấn đề
cấp bách trong sự nghiệp xây dựng văn hoá ở nước ta. Chúng ta ln phải có
ý thức bảo vệ, nghiên cứu những viên ngọc quý của cha ông để lại. Gìn giữ
cho hiện tại và tương lai, kế thừa những tinh hoa, những truyền thống tốt đẹp
của tổ tiên, phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước là xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này, là sinh viên
năm thứ tư chuyên ngành Bảo tàng, với niềm say mê nghề nghiệp, cùng các
kiến thức đã tập hợp được sau bốn năm học và quá trình học tập thực tế tại
một số di tích, tự nhận thấy được rằng Ninh Bình là một địa chỉ văn hố đặc
biệt, có số lượng di tích đậm đặc mang nét riêng của văn hố Ninh Bình. Hiểu
rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn các di tích lịch sử - văn hố trên đất Ninh
Bình, cùng với nguyện vọng của bản thân, tơi nghĩ rằng mình cần phải đóng
góp vào sự nghiệp bảo vệ di sản văn hố q báu đó. Với sự chỉ bảo khuyến
khích của khoa Bảo tàng và giáo viên hướng dẫn Đặng Văn Bài, tôi đã mạnh
dạn chọn đề tài: “Tìm hiểu di tích Chùa Dầu”, xã Khánh Hồ - huyện n
Khánh - tỉnh Ninh Bình làm khố luận tốt nghiệp Đại học của mình.
Tuy nhiên, đây là một việc làm mới mẻ đối với tơi, vì vậy khố luận tốt
nghiệp sẽ khơng tránh khỏi những sai sót do hạn chế về thời gian thực hiện đề
tài và nhất là sự hạn hẹp về kiến thức thực tế của một sinh viên. Tôi rất mong


nhận được sự chỉ dạy chân tình, những góp ý sâu sắc của thầy cô giáo, cùng
các bạn bè để khố luận tốt nghiệp này được hồn chỉnh hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Khố luận nhằm mục đích tìm hiểu các mặt giá trị về lịch sử văn hoá và
kiến trúc nghệ thuật của di tích Chùa Dầu.
Trên cơ sở khảo sát thực địa tại di tích và qua tham khảo ý kiến của các
nhà khoa học về di tích Chùa Dầu, cùng với những hiểu biết của bản thân,

người viết mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị về vấn đề bảo tồn và phát huy
tác dụng, giá trị của di tích.
Bên cạnh đó, khố luận tốt nghiệp góp phần cung cấp thêm thông tin,
tư liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, nâng cao kiến thức chuyên
ngành về di tích lịch sử - văn hố nói chung và di tích Chùa Dầu nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là di tích và tồn bộ di vật cũng
như mơi trường cảnh quan xung quanh di tích Chùa Dầu, thuộc xã Khánh Hồ
- huyện n Khánh - tỉnh Ninh Bình.
Phạm vi nghiên cứu của khoá luận trên hai phương diện:
* Về thời gian: Nghiên cứu di tích Chùa Dầu gắn liền với q trình
hình thành, tồn tại của di tích từ khi khởi dựng đến nay.
* Về không gian: Nghiên cứu di tích Chùa Dầu trong khơng gian lịch
sử - văn hố của vùng đất nơi di tích tồn tại, thuộc xã Khánh Hồ - huyện n
Khánh - tỉnh Ninh Bình.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận tốt nghiệp sử dụng hệ phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
- LêNin, đó là chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Bên cạnh đó khố luận cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chuyên ngành, liên ngành như: Bảo tàng học, bảo tồn di tích, mỹ thuật học, sử
học, văn hố học... Trong đó sử dụng chủ yếu phương pháp khảo sát tại thực


địa để: quan sát, miêu tả, đo vẽ, chụp ảnh, phỏng vấn, thu thập tài liệu hiện
vật có ở di tích.
5. Bố cục của khố luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khố luận
có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Chùa Dầu trong diễn trình lịch sử
Chương 2. Giá trị kiến trúc - nghệ thuật và lễ hội Chùa Dầu

Chương 3. Một số kiến nghị về vấn đề bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá
trị của di tích.


CHƯƠNG 1
CHÙA DẦU TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ
Trong q trình tồn tại mỗi di tích đều gắn bó mật thiết với một vùng
đất, địa danh cụ thể. Do vậy, để tìm hiểu một cách tồn diện với những bước
thăng trầm, biến đổi của di tích, chúng ta cần đề cập tới mảnh đất, con người
nơi mà di tích sinh ra và được ni dưỡng trong suốt diễn trình lịch sử.
1.1. Khái quát về lịch sử vùng đất nơi tồn tại di tích
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Xã Khánh Hồ ở phía Tây - Bắc huyện n Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Phía Bắc giáp xã Khánh Phú, phía Tây giáp xã Ninh Phúc, thành phố Ninh
Bình. Phía Đơng giáp xã Khánh An, phía Nam giáp sơng Vạc. Khánh Hồ có
quốc lộ 10 chạy qua. Xã Khánh Hồ có 2 thơn, 7 xóm với 5980 nhân khẩu.
Diện tích tự nhiên 568,71 ha, (trong đó đất canh tác có 427,89 ha, đất
trồng lúa, màu 318,39 ha; đất chuyên trồng cây màu 62,68 ha; đất ni thuỷ
sản 12,88 ha, cịn lại là thổ canh và vườn tạp. Khánh Hoà là xã thuần nông,
cây trồng chủ yếu là lúa, lạc, đậu tương, ngô. Chăn nuôi chủ yếu là gia súc,
gia cầm. Một số hộ gia đình chăn ni những con có giá trị kinh tế cao như
rắn, ba ba, bò lai sin khá sớm. Cùng với nghề nông trồng lúa nước, người dân
Khánh Hồ có nghề truyền thống lâu đời: nghề mây tre đan.
Địa hình của Khánh Hồ khơng bằng phẳng, chỗ cao, chỗ thấp khác
nhau. Vì xưa kia nơi đây là biển, cồn cát bồi tụ mà tạo nên. Xã chạy dọc theo
hướng Bắc - Nam, chiều dài hơn 5000m, chiều rộng theo hướng Đông - Tây
chỉ chưa đầy 1000m.
Vùng đất có di tích từ xa xưa tới nay trải qua nhiều tên gọi khác nhau;
thời nhà Trần (1225 - 1400) vùng đất này có tên gọi là huyện Yên Ninh, thời
Lê Trung Hưng (1593) về sau đổi là huyện Yên Khang, thuộc phủ Trường

Yên, năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) đổi thành phủ Yên Khánh, năm Minh
Mệnh thứ 10 (1829) huyện Yên Khánh thuộc đạo Ninh Bình, rồi đổi thành


trấn Ninh Bình, năm 1831 gọi là tỉnh Ninh Bình. Phần lớn diện tích đất đai
Yên Khánh trước đây đều là biển, trải qua tiến trình lịch sử, nhờ phù sa bồi
đắp, đến thời Lê, niên hiệu Hồng Đức thứ 2 (1471) khi đất bồi đã rộng, vua
Lê Thánh Tông cho đắp đê từ cửa biển Đại Nha (thuộc xã Khánh Cường ngày
nay) đến Tiểu Nha (thuộc xã Yên Lâm, huyện Yên Mô ngày nay) để ngăn
mặn lấy đất cho dân cày cấy. Như vậy, cho tới thế kỷ X, vịnh biển còn ăn sâu
vào tới bến Vạc (Khánh An) và Đại Nha (Độc Bộ, Khánh Tiên ngày nay).
Sau khi đắp đê Hồng Đức (1471) nhiều làng, xã mới được hình thành
dọc theo kênh, rạch hoặc do nhân dân đào ao, vượt thổ lấy đất làm nhà. Lúc
đầu, các làng mới có ở ven đê Hồng Đức, sau đó cứ theo chân sóng tiến về
phía đơng, tiến liền với biển và cứ như thế làng, xã ngày càng phát triển, dân
cư đơng đúc, trù phú như ngày nay.
Xã Khánh Hồ nguyên thời xa xưa là 2 xã Phương Du và Hương Du
thuộc huyện Yên Ninh, phủ Trường Yên. Xã Phương Du có 4 xóm, xã Hương
Du có 2 xóm, một xóm độc lập là xóm Thuần Đầu ở cuối xã.
Theo triết tự của các cụ lão xã Khánh Hoà am hiểu về Hán Tự thì chữ
Phương nghĩa là phương phi, xanh tươi, còn chữ Du là cây bưởi xanh tốt.
Còn Hương Du thì chữ “Hương” là thơm, chữ “Du” là Dầu. Có lẽ vậy
mà từ xa xưa các vị tiền nhân đã suy xét mà đặt tên cho hai xã quê mình. Vì
cây bưởi xanh tươi, sai cành chĩu quả đã tạo ra nhiều hoa trong đó có thứ dầu
tinh khiết thơm tho, hun đúc thành một nơi danh lam thắng tích với hai từ đẹp
dịu dàng và quý mến Phủ Dầu.
Cịn riêng thơn Thuần Đầu xưa là địa đầu của xã, nằm cạnh dịng sơng
Vạc, có bến đị gọi là bến Dắt, theo truyền thuyết ở địa phương nơi đây là
thuỷ trại của Hoàng tử Ngự Câu Vương. Thời trước, nước từ thượng nguồn
sơng Hồng Long qua sơng Hang Luồn là chi lưu của dịng Hồng Long đổ

về hạ trạo, Vũ Lâm xuống vũng Trắm qua Ba Vuông Cầu Yên rồi đổ về bến
chủ và đến bến Dắt. Khu này từ thời Lê trở về trước thường được đặt cho cái
tên “điền vơ nhân canh, lộ vơ nhân hình” thành (ruộng không người cày cấy


cơng tác, đường xá khơng có người qua lại). Có lẽ thời Trần và thời Lê sau
này nơi đây là vùng hố cho mãi tới cuối Lê (Lê Mạt) có ông Trịnh Văn
Lượng về lập trải chiêu dân rồi các gia đình trên xã Hương Du đến định cư
ngày một đơng, đặt tên cho xóm là Thuần Đầu. Vì chữ “Thuần” chỉ nghĩa là
con nghé con, chữ “Đầu” là địa đầu, nơi đây tiếp giáp với 3 huyện: Yên
Khánh, Yên Mô và Gia Khánh. Những người dân đến đây ở đều phải đề
phòng.
Thiên nhiên nước lũ từ thượng nguồn dòng Hồng Long đổ về gây ra lũ
lụt. Có khi trơi dạt cả cửa nhà, vườn tược, trộm cắp, giặc cướp thường quấy
nhiễu, tàn phá. Vì ở đây một tiếng gà gáy, một tiếng chó sủa cả 3 huyện đều
cùng nghe (ở Ninh Bình, tại ngã ba Gián Khẩu cũng có cảnh tương tự, một
con gà gáy 3 tỉnh cùng nghe rõ đó là tỉnh Ninh Bình, tỉnh Nam Định, tỉnh Hà
Nam), chính vì lẽ ấy những người đến ở Thuần Đầu đã tự ví mình là “trai ở
trại, gái hàng cơm”, mềm dẻo, cứng rắn đều xử lý được cả cho nên dùng đến
hai chữ Thuần Đầu nghĩa là đầu của một nghé, vì với con nghé: khỏe mạnh
có, hung hãn có, nên cịn có tự phụ về mình: “con nghé mới sinh khơng kinh
gì hổ” là lẽ ấy. Và có như vậy mới đủ chí lực và sức mạnh để sinh sống, bảo
tồn, phát triển ở địa bàn đầy sóng gió, nguy nan. Về sau, xóm Thuần Đầu sáp
nhập vào xã Yên Khang (nay thuộc Khánh Hoà).
Năm Kiến Phúc (1884) đời vua Nguyễn Giản Tông, xã Hương Du đổi
thành xã Yên Khang.
Trước năm 1945 xã Phương Du và Yên Khang thuộc tổng Yên Vệ,
huyện Yên Khánh. Xã Phương Du có 4 thơn: thơn Đơng, thơn Xn, thơn
Thượng, thơn Rậm (thơn Rậm ở riêng biệt một khu), thơn Đơng có 2 xóm
nhỏ, thường gọi là xóm lẻ (giáp làng Bơi, xã Ninh Phúc) và xóm chợ Dầu. Xã

Yên Khang có 3 thôn: thôn Nội, thôn Ngoại, thôn Thuần Đầu (thôn Thuần
Đầu ở riêng biệt một khu). Khi đào sông Vạc đã tách thơn Thuần Đầu thành
hai khu. Khu xóm Trại Bầu ở bên kia sông Vạc thường gọi là Bầu Khoai, sau
này huyện điều chỉnh lại địa giới nhập xóm Trại Bầu vào xã Khánh Thượng.


Năm 1946, huyện Yên Khánh hợp nhất 50 xã - làng, trang trại thành lập
20 xã. Xã Phương Du, Yên Khang thành xã Khang Du.
Tháng 7 năm 1949, huyện Yên Khánh hợp nhất 20 xã thành lập 7 xã.
Các xã Yên Vệ, Khang Du, Tân An hợp thành xã Khánh Hồ. Như vậy địa
danh Khánh Hồ có từ tháng 7 năm 1949.
Trong kháng chiến chống Pháp 3 xã: Khánh An, Khánh Phú, Khánh
Hoà hợp thành liên xã: Hoà - An - Phú.
Sau ngày hồ bình lập lại (tháng 7 năm 1954) 3 xã lại tách ra như cũ là:
Khánh Hoà, Khánh An, Khánh Phú thuộc huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Năm 1956, huyện Yên Khánh điều chỉnh lại địa giới các xã, xã Khánh
Hồ cịn 2 thơn Phương Du và Yên Khang; Yên Vệ, Hoà Phú thành xã Khánh
Phú; Tân An gồm Yên Xuyên, Yên Bắc, Yên Phú, Yên Cống, Văn Giáp thành
xã Khánh An ngày nay.
Tháng 12 năm 1975, hai tỉnh Ninh Bình và Nam Hà hợp nhất với Nam
Định thành tỉnh Hà Nam Ninh, xã Khánh Hoà thuộc huyện Yên Khánh.
Năm 1978, do yêu cầu xây dựng các huyện mà Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) đề ra, huyện Yên Khánh bị xoá bỏ, 10 xã
phía Nam sáp nhập về huyện Kim Sơn, 9 xã phía Bắc, Tây Bắc sáp nhập với
huyện n Mơ để thành lập huyện Tam Điệp. Xã Khánh Hoà thuộc huyện
Tam Điệp, tỉnh Hà Nam Ninh.
Tháng 12 năm 1991, Quốc hội khoá VIII kỳ họp thứ 9 chia Hà Nam
Ninh thành hai tỉnh Ninh Bình và Hà Nam như cũ. Xã Khánh Hồ vẫn thuộc
huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Năm 1992, tỉnh Ninh Bình được tái lập, di tích thuộc xã Khánh Hồ,

huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Thực hiện quyết định số 59/CP của Hội đồng chính phủ ngày
04/7/1994, huyện Yên Khánh được tái lập, gồm 18 xã như trước đây. Di tích
thuộc xã Khánh Hồ, huyện n Khánh, tỉnh Ninh Bình cho tới ngày nay.


Khí hậu xã Khánh Hồ khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc
điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đơng
lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, xã Khánh Hoà quanh năm tiếp nhận
được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Đặc điểm khí hậu xã
Khánh Hồ rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ
tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là
mùa đông ở thời tiết khơ ráo. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp
(tháng 4 và tháng 10) cho nên xã Khánh Hồ có đủ bốn mùa: Xn, Hạ, Thu,
Đơng.
1.1.2. Truyền thống văn hóa – lịch sử
Người dân Khánh Hịa có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động,
có tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại
xâm bảo vệ quê hương. Truyền thống đó được các thế hệ con cháu phát huy
trong suốt chặng đường lịch sử, lập nên nhiều chiến cơng hiển hách, góp phần
cùng dân tộc đánh bại mọi đội quân xâm lược, bảo vệ quê hương, đất nước.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược lần thứ
hai (1258), vua Trần lui về Ninh Bình xây dựng căn cứ kháng chiến đã lệnh
cho Hoàng tử Ngự Câu Vương đem qn đến miền dun hải phía đơng nam
Ninh Bình lập căn cứ chấn giữ bảo vệ Hành cung Vũ Lâm - hậu cứ chỉ đạo
cuộc kháng chiến. Trên đường thị sát địa hình lập căn cứ khi đến hai xã
Phương Du và Hương Du thuộc tổng Yên Vệ, thấy địa thế khu Mả Lăng
thuận lợi cho việc bố trí lực lượng xây dựng hệ thống phịng ngự, Hoàng tử
Ngự Câu Vương chọn nơi đây làm đại bản doanh. Tại đây, Hoàng tử chọn
hiền tài, tuyển quân xây dựng đồn lũy, tích trữ lương thảo, luyện tập quân sỹ

phịng thủ bảo vệ phía đơng nam Hành cung Vũ Lâm. Hưởng ứng tinh thần
“Sát thát” của vua tôi nhà Trần, nhân dân Hương Du, Phương Du tích cực ủng
hộ đội quân do Hoàng tử Ngự Câu Vương chỉ huy, góp phần đánh thắng qn
Ngun - Mơng do Toa Đơ chỉ huy (ngày 7/6/1285) tại phủ Tràng An.


Trước năm 1945, dưới sự áp bức bóc lột của đế quốc và phong kiến tay
sai làm cho nhân dân Phương Du, Yên Khang uất hận căm thù, âm ỉ ngọn lửa
đấu tranh chờ thời cơ vùng lên tiêu diệt quân thù.
Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Khánh Hịa là
khu du kích nổi danh phá tề, diệt ác, chiến đấu oanh liệt, giữ đất, giữ làng. Nhiều
chiến sỹ du kích dũng cảm chiến đấu tiêu diệt địch góp phần giành độc lập dân
tộc.
Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Khánh Hòa hăng hái tham gia chiến đấu và
phục vụ chiến đấu, góp phần cùng cả nước đánh thắng đế quốc Mỹ giải phóng
hồn tồn Miền Nam, thống nhất đất nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược
giành thắng lợi, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mảnh đất, con
người Khánh Hịa khơng ngừng đổi thay. Năm 1986, Đảng lãnh đạo nhân dân
ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, cùng với cả nước, nhân dân Khánh
Hịa nhiệt tình hưởng ứng cơng cuộc đổi mới đạt kết quả quan trọng. Thơn
xóm bình n, đời sống nhân dân khơng ngừng được cải thiện, trình độ dân trí
được nâng cao, kết cấu hạ tầng nơng thơn được xây dựng nâng cấp, các cơng
trình phúc lợi xã hội, trường học, trạm xá, điện nước giao thông nông thôn, hệ
thống thơng tin ngày càng hồn thiện, phát triển. Nhiều lĩnh vực được xây
dựng từ khá sớm so với các xã trong huyện.
Khánh Hịa là vùng đất có nét văn hóa truyền thống độc đáo, phát triển
khá sớm, phong phú, đa dạng, nhiều cơng trình văn hóa mang đậm sắc thái
riêng.

Xã Khánh Hịa có hai ngơi chùa, chùa Dầu (Linh Nha Tự) và chùa Dê,
2 ngơi đình, 7 ngơi Đền và một số điếm thờ thần, thổ địa. Một bộ phận nhân
dân theo đạo Phật còn lại đa số theo tín ngưỡng dân gian thờ cúng tổ tiên, ơng
bà.


1.2. Diễn trình lịch sử chùa Dầu
1.2.1. Niên đại khởi dựng của di tích
Mỗi di tích khi ra đời, dù sớm hay muộn đều phản ánh tư duy nghệ
thuật cũng như tình hình kinh tế văn hóa xã hội của một thời kỳ lịch sử nhất
định, đặc biệt là vai trò của sinh hoạt cộng đồng làng xã trong đời sống mỗi
con người gắn với các hình thái tơn giáo. Do vậy, việc tìm hiểu niên đại khởi
dựng của mỗi di tích là điều vơ cùng cần thiết và đang là mối quan tâm của
nhiều nhà khoa học.
Việc xác định niên đại khởi dựng của chùa Dầu là một việc hết sức khó
khăn. Hiện nay khơng có tài liệu nào ghi chép cụ thể về năm xây dựng chùa
cũng như niên đại của các cấu kiện kiến trúc ở các thời gian khác nhau đều
chưa phải là bằng chứng xác đáng để có thể đưa ra kết luận cuối cùng. Bởi
vậy việc bước đầu xác định niên đại của di tích phải dựa trên những cứ liệu
lịch sử, nguồn thơng tin thu thập được cộng đồng cư dân địa phương trong
q trình nghiên cứu điền dã tại di tích và các dấu vết kiến trúc còn tới ngày
nay của di tích.
Chùa Dầu (có tên chữ là Linh Nha Tự), cơng trình kiến trúc tơn giáo
được xây dựng rất lâu đời. Nhiều di vật quý còn bảo tồn tại chùa như: bệ đá
hoa sen thời Trần, 3 pho tượng Tam thế đặt trên bệ đá hoa sen trong Hậu
Cung được làm từ thời Trần, 11 đạo sắc, 5 bia đá trong đó có tấm bia tạo
dựng năm Diên Thành thứ 5 (Nhâm Ngọ - 1582)… Hệ thống tượng Phật,
nghệ thuật điêu khắc tinh tế của các thời Nguyễn. Tuy nhiên, qua khảo sát
thực tế chúng tôi nhận thấy rằng các dấu vết về mặt kiến trúc cũng như tài liệu
chữ viết về thời Lý đến nay khơng cịn. Dấu vết niên đại sớm nhất còn lại đến

ngày nay là tấm bia “Trùng tu thạch bi” được khắc vào niên hiệu Diên Thành
năm thứ 5 (1582) đời vua Mạc Mậu Hợp (1562 - 1592) có cho biết: “Tại phủ
Tràng An, huyện Yên Ninh, 2 xã Hương Du, Phương Du vì ngơi chùa xưa


“Linh Nha Tự” có 50 mẫu ruộng nhà vua cấp thờ Huyền Tư công chúa triều
Trần và tôn linh Ngự Câu Vương triều Trần”. Qua đây, tuy chưa xác định
được niên đại chính xác của di tích nhưng chúng tơi có thể khẳng định rằng
chùa Dầu có niên đại trước năm 1582. Mặc dù vậy, việc tiếp tục nghiên cứu
để khẳng định niên đại khởi dựng từ thời Lý của chùa Dầu là rất đáng quan
tâm, bằng cách xác định chắc chắn niên đại của bệ đá hoa sen hiện cịn trong
Hậu cung; bởi thơng thường, bệ đá hoa sen là cấu kiện ít được di chuyển từ
nơi này sang nơi khác. Vì thế, nếu bệ đá hoa sen này có các họa tiết điêu khắc
trang trí mang dấu ấn thời Trần thì ta cũng có thể coi đó là một cứ liệu đáng
lưu ý để xác định niên đại khởi dựng của chùa.
Theo như lời kể của các cụ cao niên trong xã Khánh Hịa thì chùa Dầu
có tên chữ là “Linh Nha Tự”. Tương truyền, vào thời Lý (Lý Thánh Tông),
năm Quý Dậu (1054). Trong khu rừng (Rừng Bồ) nhà Lý có lập một tồ sen
thờ dưới gốc cây đa. Toà sen được tạc bằng đá trắng, dài 3m, rộng 1,50m.
Chạm chổ rất tinh vi theo hoa văn thời Lý. Trên toà sen đặt ba bát hương bằng
sành (cổ), bốn góc tồ sen phía trên mặt có bốn lỗ đục sâu 0,10cm, đường
kính 0,4cm, cắm bốn cột trụ, trên mái tranh che cho 3 bát hương.
Chùa Linh Nha thuộc của 2 xã thời bấy giờ là: xã Hương Du và xã
Phương Du thuộc phủ Trường An, huyện Yên Ninh (tỉnh Ninh Bình). Đến
năm Nhâm Ngọ (1102), nhà Lý xây dựng lại thành chùa, có mái ngói, trong là
tồ sen thờ và cho tạc 3 pho tượng Tam thế để thờ. Nhân dân hai xã thường
tới cầu cúng, chùa rất linh thiêng.
Chùa Dầu được xây dựng từ thời Lý do hai xã Hương Du và Phương
Du phụng sự, chữ “Hương” có nghĩa là thơm. Chữ “Phương” có nghĩa là cỏ
thơm cũng có nghĩa là thơm. Chữ “Du” có nghĩa là Dầu. Ghép nghĩa lại, có

nghĩa là Dầu thơm. Vì thế chùa có tên là “Dầu”, để ghi nhận hai làng xa xưa
phụng sự chùa, cũng là khẳng định ngôi chùa như một thứ dầu thơm dâng


Phật. Tên chùa là “Dầu” cịn có ý nghĩa lấy tên làng để gọi tên chùa. Vì trước
đây, chỉ là một làng Dầu, sau đó chia làm hai làng đặt tên là Hương Du và
Phương Du. Còn tên chữ của chùa là “Linh Nha Tự”(1)
Hiện nay, ở mặt sau Tam quan (cửa Đại) chùa Dầu vẫn cịn một đơi câu
đối bằng chữ hán:
Lý triều nhi khởi Trần triều nhi hưng vạn cổ danh lam
Thiên trụ dĩ duy, địa trục dĩ lập, thiên niên thắng tích
(Thời Lý dựng lên, thời Trần hưng thịnh, muôn thủa chùa này
Cột trời đã vững, trục đất đã bền, ngàn thu cảnh ấy).
Mặc dù chưa thể khẳng định được một cách tuyệt đối niên đại khởi
dựng của di tích nhưng đây cũng là một cứ liệu lịch sử góp phần vào việc tiếp
tục nghiên cứu sự ra đời của chùa Dầu.
Ngồi ra, một đơi câu đối ở hai đầu cột của tòa tiền đường đã khẳng
định:
Đại Việt tạo liên đài, thiên tải lưu truyền thắng tích
Đơng A khai bảo tạng, ức niên chiêm ngưỡng kỳ quan
(Đại Việt dựng đài sen ngàn năm lưu truyền thắng cảnh
Nhà Trần mở kinh báu muôn đời chiêm ngưỡng kỳ quan).
Một điều đáng lưu ý đó là dựa vào bệ đá hoa sen trong Hậu cung chùa
với những đường nét hoa văn chạm chổ rất tinh vi theo phong cách hoa văn
thời Trần. Điều này cũng có thể là một tư liệu đáng giá góp phần vào việc xác
định niên đại khởi dựng của di tích.
“Cuộc chiến đấu chống quân Nguyên - Mông lần thứ 2 (1285) kết thúc
thắng lợi, một năm sau, Công chúa Huyền Tư là chi ruột của Hồng tử Ngự
Câu Vương được lệnh của triều đình đến đại bản doanh của Hoàng tử để úy
lạo quân sỹ và thăm em. Khi đến đây, Công chúa đi vãn cnh chựa, thy Linh

1

Thích Minh Đức LÃ Đăng Bật (2008), chùa Dầu Di tích lịch sử Văn hóa, NXB Văn hóa dân tộc, H
Nội, tr.23,24.


Nha Tự cổ kính, n tĩnh, có thế rất đẹp và rất hợp với ý tưởng tu hành của
mình nên đã xin vua cha cho ở lại chùa để tu” (2).
Đến nay chưa có một bằng chứng xác thực nào cho phép khẳng định
chùa Dầu được dựng từ thời Lý. Do đó khơng xác định được niên đại tuyệt
đối của di tích nhưng dựa vào bệ đá hoa sen ở chùa có thể xác định được niên
đại tương đối của di tích ít nhất là cũng vào thời Trần.
1.2.2. Quá trình tồn tại của Chùa Dầu
Trải qua hơn 700 năm Chùa Dầu đã chứng kiến nhiều cảnh thăng trầm
của đạo thiền môn mà thời gian năm tháng cùng con người, tạo hoá xoay vần
để nơi cửa Phật bụi trần gian che khuất, lòng thành hướng về Tam Tổ Chúc
Lâm, rũ sạch bụi trần để được nhìn rõ Thiện - Ác, Chính - Tà, anh linh phát
tích mà góp phần cơng đức làm sáng tỏ nơi thắng tích kỳ quan để nơi cửa
Phật, chốn Thiên Mơn mn dân được góp cơng, góp sức cùng Nhà nước tu
sửa, tơn tạo, bảo vệ sập đá, bệ sen ngày đêm khói hương thơm toả. Âu đó
cũng là lịng mong mỏi của người dân xã Khánh Hồ nói riêng và bổn phận
cùng trách nhiệm của ngành văn hố nói chung.
Trải qua năm tháng, thời gian dài, phần bị địch huỷ hoại, phần vì bị bụi
trần gian làm phơi phai, mờ nhạt đến nay dáng hình cấu trúc nội tự của chùa
khơng cịn y ngun như trước.
Căn cứ vào văn bia còn lưu giữ ở chùa và Linh Nha Ngọc Phả cùng
những lời ghi nhớ kể lại của các cụ cao tuổi ở địa phương Khánh Hồ thì
Chùa Dầu xưa được xây dựng khá đẹp, to và mang phong cách kiến trúc của
dân tộc. Lần tu sửa xưa nhất là vào năm Diên Thành thứ 5 dưới đời Mạc Mậu
Hợp là một căn cứ cụ thể. Trong kháng chiến chống Pháp chùa bị phá huỷ 7

gian nội điện, 14 gian giải vũ, 15 gian vừa là nhà Tăng, nhà Trù, một cổng

2

ThÝch Minh §øc – L· Đăng Bật (2008), chùa Dầu Di tích lịch sử Văn hóa, NXB Văn hóa dân tộc, H
Nội, tr.26,27.


chính, một cổng bên, cịn lại một cổng bên cũng bị sạt lở nghiêm trọng, mái
của 7 gian Tiền đường đều bị hư hại cả.
Tuy vậy, các tín đồ Phật tổ và nhân dân hai thôn Phương Du và Khang
Du lại góp cơng, góp của sửa sang, tu bổ để lấy nơi rước Phật hồi cung, ngày
đêm phụng sự khói nhang và giữ gìn di tích đã có tự ngàn xưa. Công đức ấy
đã được ghi vào bia đá, lưu giữ trong tâm đức của toàn dân qua 17 lần trùng
tu tôn tạo với các niên đại:
- Lần thứ nhất: vào năm Diên Thành thứ 5, Nhâm Ngọ (1582), đã có
bia Diên Thành ghi lại điều đó. Bia dựng ngày 22 tháng 11 năm 1582, có ghi:
“Tống Văn Triều xuất gia tu hành tự Huệ Nhân, Tạ Như Thuỷ, tự Phúc Độ,
Nguyễn Thị Tú cập thiện nam tín nữ cộng gia tài sản tiến trí tân tạo phật tam
tượng, tái trùng tu thập nhị tượng vĩnh tôn bách niên lưu danh vô thạch cố
viết”. (Tống văn Triều xuất giá tu hành, tên chữ là Huệ Nhân, Tạ Như Thủy
tên chữ là Phúc Độ, Nguyễn Thị Tú cùng thiện nam tín nữ cúng của cải tôn
tạo ba pho tượng, sửa lại 12 pho tượng, ghi bia đá lưu tên).
Bia cũng ghi tên các Phật tử hai xã Hương Du và Phương Du cùng bảy
ơng bá sau đã góp cơng, hiến của tơn tạo trùng tu chùa Dầu, gồm: Phan Trì
tước An Thọ bá, Lê Văn Đàm (Uyên) tước Trường Thọ bá, Đinh Sỹ Nho tước
Phú Khê bá, Lê Viết Phú tước An Lộc bá, Phạm Giao tước Phú Thọ bá (xã
Hương Du), Đỗ Văn Tài tước Liên Thọ bá (xã Phương Du).
- Lần thứ hai: vào năm Tự Đức thứ 3, năm Canh Tuất (1850): Đúc
chng, xây cổng chính.

- Lần thứ ba: vào năm Tự Đức thứ 33, năm Canh Thân (1880): Làm
tiền đường để hội 60 năm.
- Lần thứ tư: vào năm Thành Thái thứ 10, năm Mậu Tuất (1898): Do
hội các già làm mới tượng Phật Thích Ca, qui cách, cùng gỗ, thếp vàng son,


trang nghiêm trong tòa Cửu Long, phủ thêm vàng son 12 pho tượng, tái xây
Hàn Lâm viện.
- Lần thứ năm: vào năm Duy Tân thứ 8, năm Giáp Dần (1914).
- Lần thứ sáu: vào năm Khải Định thứ 2, năm Đinh Tỵ (1917).
- Lần thứ bảy: vào năm Khải Định thứ 14, năm Kỷ Mùi (1919): Trùng
tu hai tòa, tượng Phật Long cung, Thánh Hiền và Quan Long.
- Lần thứ tám: vào năm Bảo Đại thứ 11, năm Bính Tý (1936).
- Lần thứ chín: vào năm Bảo Đại thứ 15, năm Nhâm Ngọ (1942): Xây
hai cổng Tam quan hai bên.
- Lần thứ mười: Việt Nam Dân chủ cộng hoà năm thứ 12, năm Bính
Thân (1956).
Từ lần tu sửa cuối đến nay trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, chùa
Dầu đã xuống cấp nghiêm trọng, hai mái của 7 gian Tiền đường bị hư hại
nặng. Nhà Tăng thì siêu vẹo, tường bao xung quanh đổ nát, mái cong của
chốn nội cung ở giữa bị rạn nứt, hai bên tường của Tam bảo bị rạn nứt, siêu
vẹo có nguy cơ sụp lở, mái đổ, máng nước bị dột nát.
- Lần thứ mười một: vào năm Canh Ngọ (1990): tu sửa nhỏ
- Lần thứ mười hai: vào tháng 11 năm Tân Mùi (1991) được sự ủng hộ
của chính quyền địa phương, nhân dân đã tu sửa, tơn tạo di tích chùa Dầu
theo đúng Pháp lệnh bảo vệ Di tích lịch sử và Danh lam thắng cảnh mà Nhà
nước đã ban hành.
Nhân dân đã sửa sang, xây dựng mới 7 gian Hậu cung thờ Thần, xây hệ
thống tường bao quanh, sửa lại tường, mái và máng nước nhà Tam bảo để
chùa được khang trang sạch đẹp, thoáng mát và vững chắc.

- Lần thứ mười ba: vào tháng 5 năm Nhâm Thân (1992) nhân dân địa
phương lại tập trung công sức, tiền của sửa sang lại 7 gian Tiền đường theo sự


hướng dẫn của cán bộ chuyên ngành Bảo tồn, Bảo tàng, Sở Văn hố - Thơng
tin và Thể Thao tỉnh Ninh Bình.
- Lần thứ mười bốn: vào năm Quý Dậu (1993): đảo lại ngói
- Lần thứ mười lăm: vào năm Ất Hợi (1995).
- Lần thứ mười sáu: vào năm Bính Tý (1996): xây dựng lại cổng chính.
- Lần thứ mười bảy: vào năm Mậu Dần (1998).
Đến nay khu di tích chùa Dầu đã được tôn tạo tu sửa sạch sẽ, đẹp đẽ
thống mát và vững chắc, để các tín đồ cùng tồn dân đến nhang khói phụng sự.
Chùa Dầu đã cùng tồn tại với con người và vùng đất xã Khánh Hoà qua
bao thế kỷ, trải qua nhiều biến cố của tự nhiên cũng như những thăng trầm
của lịch sử xã hội. Mặt khác, một đặc trưng của kiến trúc truyền thống nước ta
là hầu hết đều được làm bằng các vật liệu hữu cơ, nên chắc chắn Chùa Dầu đã
phải trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Hiện tại, hầu như những lần sửa
chữa kể cả trong thời gian gần đây đều có tài liệu ghi chép.
Sau năm 2000 đến nay theo như lời kể của Sư thầy trụ trì, chùa có
thường xun đảo ngói, sửa chữa những bộ phận bị xuống cấp. Như vậy, đến
nay Chùa Dầu đã khá khang trang với đầy đủ các hạng mục cơng trình cần
thiết.
1.3. Sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan đến di tích
Theo sách “Thái vi quốc tế ngọc ký”, sau cuộc kháng chiến chống quân
Nguyên - Mông lần thứ nhất (1258), vua Trần Thái Tông (sinh tháng 12 năm
1218) trịn 40 tuổi, nhường ngơi cho con là Thái tử Hoảng, lên làm Thái
thượng hoàng, về vùng núi Vũ Lâm tu hành, dựng Hành cung Vũ Lâm, nay
thuộc các xã Ninh Hải, Ninh Thắng, Ninh Vân,... huyện Hoa Lư. Nhà vua lập
Hành cung Vũ Lâm là nơi tu hành của nhà vua, cũng là hậu cứ chỉ đạo cuộc
kháng chiến chống quân Nguyên - Mông của các vua Trần.



Để chuẩn bị cho các cuộc kháng chiến chống quân Ngun - Mơng tiếp
theo, vua Trần ngay từ khi đó đã có kế sách bảo vệ Hành cung Vũ Lâm, tức là
bảo vệ hậu cứ chỉ đạo cuộc kháng chiến.
Vì vậy, Hoàng tử Ngự Câu Vương đã được lệnh của triều đình đem qn
đến miền dun hải phía Đơng Nam. Đến hai xã Hương Du và Phương Du
thuộc tổng Yên Vệ khi đó, thấy địa thế khu Mả Lăng thích hợp, Hồng tử Ngự
Câu Vương đã dừng chân, cho đóng quân, đặt bản doanh. Hoàng tử chiêu tập
hiền tài, tuyển quân, xây dựng đồn luỹ, tích luỹ lương thảo, luyện tập quân sỹ
chuẩn bị cho việc phòng thủ bảo vệ phía Đơng Nam của Hành cung Vũ Lâm.
Hiện nay, xã Khánh Hồ vẫn cịn các tên gọi về các di tích và địa danh khi
Hồng tử ở đây như: Mả Lăng (xóm Chùa), gị Mại Mã (xóm Nội, n
Khang), gị Rừng Bồ, gị Cổ Ngựa, gị Đầm Voi (xóm Chùa). Thời xa xưa cả
xóm chùa gọi là Rừng Bồ.
Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai (1285) kết
thúc thắng lợi, một năm sau, Công chúa Huyền Tư là chị ruột của Hoàng tử
Ngự Câu Vương được lệnh của triều đình đến đại bản doanh của Hồng tử để
uý lạo quân sỹ và thăm em. Khi đến đây, Công chúa đi vãn cảnh Chùa, thấy
Linh Nha Tự cổ kính, n tĩnh, có thế đất đẹp và rất hợp với ý tưởng tu hành
của mình nên đã xin vua cha cho ở lại chùa để tu.
Thời ấy, đạo Phật đang phát triển mạnh, một số vua đã đi tu. Vua Trần
Thái Tông đã tu ở Hành cung Vũ Lâm. Kế đó, vua Trần Thánh Tơng lấy tư
cách một vị Thiên tử mà đi tu làm Hoà Thượng. Các Hoàng hậu cũng đi tu
làm ni cô, các Vương công đi làm Tăng chúng. Vì thế, nhà vua đồng ý để
Cơng chúa tu ở Linh Nha Tự.
Thấy chị ở lại chùa Dầu tu hành, Hoàng tử Ngự Câu Vương cũng xin
vua cha không trở về Thăng Long nữa, ở luôn chùa Dầu tu hành cùng chị.



Tương truyền khi Công chúa Huyền Tư đến tu chùa Linh Nha, chùa
cịn chật hẹp sơ sài. Trần Nhân Tơng đã cấp cho chùa 50 mẫu ruộng để Công
chúa tu sửa lại chùa và để ruộng vào các ngày: hội hè, giỗ, tết, sóc vọng (cấp
năm Canh Thìn (1280)). Cơng chúa sửa chùa lại theo kiểu “Nội công ngoại
quốc”, 7 gian sau chùa là nơi Công chúa ở và sinh hoạt thường ngày. Trung
tâm trước là chùa thờ Phật, hai bên hành lang là nơi để khách đến lễ bái, nghỉ.
Tiền đường 7 gian phía trước là nơi đón vua đến lễ và thăm binh sỹ.
Kiến thiết xong Linh Nha tự, năm Nhâm Ngọ (1282) Cơng chúa Huyền
Tư có đến lễ ở Đền Xuân (Xuân Lạc Đài) thuộc xóm Xuân, thờ Đức Ngọ
Vương và cúng tiến tu sửa đền.
Từ đó, chùa Dầu được xây dựng lại khang trang, to đẹp hơn. Chùa Dầu
trở thành di tích tơn giáo nổi tiếng khắp vùng. Các tăng ni, Phật tử trong cả
nước đều đến lễ Phật ở chùa Dầu. Họ đến đây không chỉ để lễ Phật, mà còn
muốn được gặp gỡ, thăm hỏi Cơng chúa và Hồng tử.
Một câu đối ở giữa cửa Tam quan của Chùa Dầu đã ghi nhận điều đó:
Lý triều nhi khởi, Trần triều nhi hưng, vạn cổ danh lam
Thiên trụ dĩ duy, địa trục dĩ lập, thiên niên thắng tích.
(Thời Lý dựng lên, thời Trần hưng thịnh, muôn thủa chùa này
Cột trời đã vững, trục đất đã bền, ngàn thu cảnh ấy).
Điều đó khẳng định Cơng chúa Huyền Tư và Hoàng tử Ngự Câu
Vương tu hành ở chùa Dầu là có thật.
Bia đá ở chùa Dầu dựng năm Diên Thành thứ 5 (Nhâm Ngọ - 1582) đời
vua Mạc Mậu Hợp (1562 - 1592) cũng ghi rõ Công chúa Huyền Tư và Hoàng
tử Ngự Câu Vương đã tu hành ở Linh Nha Tự. Văn bia có đoạn: “Tràng An
phủ, An Ninh huyện, Hương Du, Phương Du đẳng xã vị hữu cổ tích “Linh
Nha Tự” hữu điền ngũ thập mẫu ký ư phụng sự Huyền Tư Công Chúa tôn
linh, Vương Ngự Câu Trần tôn linh” (tại Phủ Tràng An, huyện Yên Ninh, hai


xã Hương Du, Phương Du vì ngơi chùa xưa “Linh Nha Tự” có 50 mẫu ruộng

nhà vua cấp thờ Huyền Tư Công Chúa triều Trần và tôn linh Ngự Câu Vương
triều Trần).
Hiện nay, chùa Dầu còn lưu giữ được 11 sắc phong của các đời vua
triều Nguyễn, đều ghi rõ nhà vua đã phong cho Cơng chúa Huyền Tư và
Hồng Tử Ngự Câu Vương thờ ở chùa Dầu làm “Dực Bảo Trung Hưng”.
Chính vì thế, một câu đối trong cung thờ Phật đã ghi:
Hệ truyền Ngọc phả Đông A Thánh
Đạo ngộ Kim kinh Tây Trúc thần.
(Gốc trong Ngọc phả: Đông A thánh
Giác ngộ Kim cương Tây Trúc thần).
Chùa Dầu không chỉ là nơi các tăng ni, Phật tử đến lễ Phật, mà còn là
nơi ghi nhận những sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương.
Ngày tháng thoi đưa, cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Linh Nha tự lại bước vào một trang sử
mới. Năm 1945 trụ sở của xã (đình làng) bị đổ nát khơng có nơi cho chính
quyền mới làm việc. Linh Nha tự là nơi thành lập Uỷ ban hành chính lâm thời
của xã Khang Du, rồi tiếp đến thành lập Đảng bộ đầu tiên của 3 xã: Khánh
Hoà, Khánh Phú và Khánh An, sau lấy tên chung là xã Khánh Hoà, huyện
Yên Khánh.
Năm 1947, chùa Dầu vinh dự được đón Đặc uỷ Đồn Chính phủ Việt
Nam dân chủ cộng hồ do đồng chí Trần Đăng Ninh và Nguyễn Khánh Toàn
về kiểm tra phong trào cách mạng ở ba xã: Khánh Hoà, Khánh An, Khánh
Phú và huyện Yên Khánh lúc bấy giờ. Qua một đêm tạm trú và xem xét địa
hình cảnh tích nơi đây, đồng chí Trần Đăng Ninh đã phát biểu: “... Đây là nơi
danh lam thắng tích có giá trị của dân tộc nói chung, của địa phương nói
riêng nên nhân dân cần phải cố gắng bảo tồn, gìn giữ cho tốt...”.


Năm 1947 - 1948, Chùa Dầu vẫn là trụ sở của Uỷ ban hành chính xã
Khang Du, là nơi tập trung lực lượng du kích, bộ đội vào vùng Phúc Nhạc

diệt và bắt phản động.
Năm 1949, Pháp nhảy dù xuống Phát Diệm và chiếm đóng chùa Cao,
cầu Vệ, chùa Thiên Hựu, lập tề. Chùa Dầu trở thành nơi xuất kích của bộ đội,
du kích vào địch hậu đánh bốt, diệt tề.
Năm 1950 giặc Pháp lên chiếm đóng chùa Linh Nha, chúng lấy hết vàng
trong các pho tượng đã yểm tâm, bắt dân rước tượng, các bài vị về Đền Trung
thờ ở đó. Chúng dùng chùa làm nơi ở, sinh hoạt, xây bốt rào đồn chiếm đóng
lâu dài.
Năm 1951, Pháp đóng bốt tại Chùa Dầu, chúng lấy Tam quan làm pháo
đài, lấy chùa làm nơi ở, nghiêm cấm các tín đồ ra vào chùa. Nhưng được sự
chỉ đạo của Đảng, nhân dân đấu tranh quyết liệt để gìn giữ danh tích quê
mình, nên các tượng Phật và các đồ tế tự đã được di chuyển vào đền Trung,
xã Yên Khang.
Với tinh thần yêu nước của nhân dân - ý thức bảo vệ dân tộc, chỉ sau 3
tháng địch chiếm đóng, bộ đội và du kích đã tiêu diệt tồn bộ bọn vệ sĩ bảo
hồng đóng trong chùa.
Sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc chấm dứt chiến tranh.
Chùa chỉ còn là đống gạch đổ nát. Nhân dân trong xã cùng nhà chùa lại đi thu
hồi vật liệu của chùa, đem về xây dựng lại và rước tượng và các bát hương về
chùa thờ.
Địch đóng bốt chùa Dầu bốn tháng thì Ninh Bình được hồn tồn giải
phóng. Phần bị lúc cơng đồn, phần bị địch phá nên chùa Dầu đã bị hư hỏng 7
gian nội điện, 14 gian giải vũ, 15 gian vừa là nhà Tăng, nhà Trù, một cổng
chính, một cổng bên và các mái của 7 gian Tiền đường bị hư hại nghiêm
trọng.


×