Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tìm hiểu các di tích lưu niệm chủ tịch hồ chí minh trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân pháp ở một số quận, huyện phía tây nam hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 116 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA BẢO TÀNG
--------***-------

TRẦN THỊ THU PHƯƠNG

TÌM HIỂU CÁC DI TÍCH LƯU NIỆM
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU
KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP Ở MỘT SỐ
QUẬN, HUYỆN PHÍA TÂY NAM HÀ NỘI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S TRẦN ĐỨC NGUYÊN

HÀ NỘI /2010


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài của mình, em đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của giảng viên hướng dẫn: Ths Trần Đức Nguyên. Thầy là người đã
gợi mở đề tài cho em và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình làm. Em xin gửi
lời cảm ơn chân thành tới thầy. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới các thầy cô giáo trong Khoa Bảo Tàng, Trường Đại học Văn Hóa Hà
Nội.
Qua đây, em cũng xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới các cô chú, anh chị
trong Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội, nơi em thực tập, đã nhiệt tình
giúp đỡ em rất nhiều. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ địa phương
nơi em đến khảo sát di tích đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thu thập thông
tin viết bài.


Với sự nỗ lực của bản thân, song trình độ và nhận thức của một sinh
viên còn hạn chế, lại là bài nghiên cứu khoa học đầu tay nên bài khóa luận
chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy, em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của thầy cơ giáo và tồn thể các bạn để bài khóa luận
của em được hoàn thiện hơn.

Hà nội ngày 25/4/2010
Người viết
Trần Thị Thu Phương


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………

1

2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………….
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………
4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………..

3
3
4

5. Bố cục khóa luận…………………………………………………

4


Chương 1. Vài nét về địa lí, nhân văn và tình hình xã hội sau cách mạng
tháng Tám của những quận, huyện phía Tây nam Hà Nội
1.1.Tổng quan về các quận, huyện phía Tây nam Hà Nội......................... 6
1.1.1. Vị trí địa lí, Điều kiện tự nhiên ................................................. 6
1.1.1.1. Vị trí địa lí ..................................................................... 6
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên ......................................................... 9
1.1.2. Đời sống con người.................................................................... 10
1.1.2.1. Dân cư ........................................................................... 10
1.1.2.2. Đời sống kinh tế............................................................. 11
1.1.3 Văn hóa- Xã hội .......................................................................... 16
1.1.3.1. Danh lam thắng cảnh .................................................... 16
1.1.3.2. Phong tục tập quán........................................................ 18
1.1.3.3. Lễ hội ............................................................................. 20
1.1.3.4. Truyền thống cách mạng ............................................... 21
1.2 Bối cảnh lịch sử trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp ..... 23
1.3 Những địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm, ở và làm việc tại các
huyện ngoại thành giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp ...................... 27
Chương 2. Các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày
đầu kháng chiến chống thực dân Pháp ở một số quận, huyện phía Tây
nam Hà Nội .................................................................................................... 31
2.1 Thực trạng của các di tích lưu niệm ........................................... 31
2.1.1. Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hậu Ái ................. 31


2.1.1.1. Nội dung lịch sử của di tích........................................... 31
2.1.1.2. Thực trạng của di tích ................................................... 34
2.1.1.3. Nội dung trưng bày tại di tích ....................................... 36
2.1.2 Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Vạn Phúc ............... 37
2.1.2.1. Nội dung lịch sử của di tích........................................... 37
2.1.2.2. Thực trạng của di tích ................................................... 41

2.1.2.3. Nội dung trưng bày tại di tích ....................................... 44
2.1.3 Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Xuyên Dương ........ 46
2.1.3.1. Nội dung lịch sử của di tích........................................... 46
2.1.3.2. Thực trạng của di tích ................................................... 50
2.1.3.3. Nội dung trưng bày tại di tích ....................................... 52
2.1.4 Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cần Kiệm ............... 53
2.1.4.1 Nội dung lịch sử của di tích............................................ 53
2.1.4.2 Thực trạng của di tích .................................................... 56
2.1.4.3 Nội dung trưng bày tại di tích ........................................ 58
2.1.5 Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở chùa Một Mái........ 60
2.1.5.1 Nội dung lịch sử của di tích............................................ 60
2.1.5.2 Thực trạng của di tích .................................................... 61
2.1.5.3 Nội dung trưng bày tại di tích ........................................ 62
2.2 Giá trị của các di tích .............................................................................. 63
2.2.1. Giá trị lịch sử ............................................................................. 63
2.2.2. Giá trị văn hóa ........................................................................... 65
2.2.3. Giá trị lưu niệm .......................................................................... 66
Chương 3. Bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lưu niệm Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp ở một số
quận, huyện phía Tây nam Hà Nội trong giai đoạn hiện nay ................... 68
3.1 Thực trạng bảo tồn các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ....... 68
3.1.1 Thực trạng chung của các di tích .............................................. 68
3.1.2 Thực trạng cụ thể của các di tích............................................... 69
3.1.2.1 Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hậu Ái ......... 69
3.1.2.2 Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Vạn Phúc ..... 70


1

3.1.2.3 Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Xuyên Dương .... 70

3.1.2.4 Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cần Kiệm ..... 71
3.1.2.5 Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở chùa Một Mái....... 71
3.2 Thực trạng phát huy các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ..... 72
3.3 Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích lưu niệm Chủ tịch
Hồ Chí Minh .................................................................................................. 74
3.3.1 Cơ sở pháp lý ......................................................................................... 75
3.3.2 Một số giải pháp bảo tồn các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp ở một số quận, huyện phía
Tây nam Hà Nội ............................................................................................ 78
3.3.2.1 Giải pháp bảo tồn chung cho các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí
Minh ................................................................................................................ 78
3.3.2.2 Giải pháp bảo tồn các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh cụ thể
......................................................................................................................... 81
3.3.3 Một số giải pháp khai thác và phát huy giá trị các di tích lưu niệm
Chủ tịch Hồ Chí Minh ................................................................................... 84
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Non nước Việt Nam với bao thăng trầm, bao biến thiên của lịch sử
hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, gắn liền với những tháng năm này là
biết bao vị anh hùng xả thân vì nước. Ta có thể kể ra hàng trăm, hàng nghìn
người con ưu tú của dân tộc. Trong đó, non nước Việt Nam này không thể
quên và không bao giờ quên sự hi sinh quên mình của một con người- đó là
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc của

nhân dân Việt Nam, danh nhân của thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh ln dành
tình cảm và sự quan tâm của Người cho tất cả các tầng lớp, các ngành, nghề
trên mọi miền tổ quốc. Ngoài những nét chung như thăm hỏi, động viên nhân
dân đồn kết, lập thành tích trong chiến đấu, sản xuất, chống hạn…Chủ tịch
Hồ Chí Minh cịn quan tâm, chỉ đạo riêng, phù hợp với tình hình kinh tế, xã
hội của Đảng bộ, nhân dân từng địa phương. Chính sự quan tâm cụ thể, sát
tình hình, chỉ đạo cán bộ đáp ứng yêu cầu cụ thể trước mắt và lâu dài của từng
địa phương đã tạo ra những dấu ấn, giá trị đặc sắc của những địa điểm nơi
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm và làm việc nay trở thành những di tích
lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh mang nhiều giá trị đang được bảo tồn ở các
tỉnh và thành phố.
Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam độc lập non trẻ vừa mới ra đời, chẳng
bao lâu sau, thực dân Pháp đã quay lại nổ súng hòng xâm lược nước ta một
lần nữa. Đầu tiên chúng nổ súng ở Nam Bộ, rồi liên tục gây hấn ở khắp nơi:
Lạng Sơn, Hải Phòng, Hà Nội...
Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính Phủ và Hồ Chủ
tịch đã nhân nhượng chúng bằng Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước
14/9/1946, nhưng quân Pháp không chịu dừng lại. Trong cuộc đấu tranh quyết
liệt giữa ta và thực dân Pháp xâm lược, mục tiêu, ý đồ đen tối của địch là tìm


3

và diệt ta từ đầu não để kết thúc nhanh chiến tranh xâm lược. Chính vì vậy,
việc đảm bảo an tồn tuyệt đối cho lãnh tụ Hồ Chí Minh và các cơ quan đầu
não của kháng chiến được Trung ương xác định là nhiệm vụ cực kì quan
trọng. Để đảm bảo an tồn cho Hồ Chủ tịch, các đồng chí có nhiệm vụ bảo vệ
Bác đã tìm những “địa chỉ đỏ” để đưa Bác về ở và làm việc.
Hà Tây ngày ấy là mảnh đất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng về ở và
làm việc trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (19461947). Rất nhiều địa danh ở Hà Tây đã vinh dự và tự hào được đón Bác về ở và

làm việc như: Vân Canh (26/11/1946 - 3/12/1946), Vạn Phúc (3/12/194619/12/1946), Xuân Dương (19/12/1946 - 13/1/1947), Cần Kiệm (13/1/19472/2/1947 ), chùa Một Mái (3/2/1947- 2/3/1947). Tất cả các nơi Hồ Chủ Tịch đã
đi qua và lưu lại đều nghiêm túc thực hiện khẩu hiệu “ba khơng” để giữ bí mật,
an tồn tuyệt đối và hết lịng ủng hộ những gì mình có để hỗ trợ cho hoạt động
của cơ quan đầu não kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Nay các
địa chỉ đỏ của những ngày đầu của cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân
Pháp cần hết sức coi trọng và tôn vinh để xứng đáng với lịch sử hào hùng của
dân tộc.
Là một người con của vùng đất ngoại thành, nơi vinh dự nhiều lần được
Bác Hồ về thăm, về ở và làm việc, lại là sinh viên khoa Bảo Tàng, em rất
mong có một đóng góp nhỏ vào việc tìm hiểu và phát huy giá trị những di tích
lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên q hương mình. Hơn nữa, cho đến nay
chưa có một cơng trình nghiên cứu khoa học nào tìm hiểu về vấn đề này. Vì
vậy mà được sự đồng ý của Khoa Bảo Tàng và giảng viên hướng dẫn em là
Th.s Trần Đức Nguyên, nên em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu các di tích lưu niệm
chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân
Pháp ở một số quận, huyện phía Tây nam Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp Đại học ngành Bảo tồn- Bảo tàng.


4

2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu các di tích, địa điểm, nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng về ở
và làm việc trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (19461947) tại một số quận, huyện phía Tây Nam Hà Nội.
- Tìm hiểu thực trạng di tích và nội dung trưng bày tại các di tích lưu
niệm trên.
- Đánh giá giá trị khoa học, lịch sử, văn hóa và giá trị lưu niệm của
những di tích đó.
- Trên cơ sở khảo sát thực trạng di tích, đưa ra một số giải pháp nhằm
bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu một số di tích lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh trong
những ngày đầu kháng chiến chống Pháp ở một số quận, huyện phía Tây Nam
Hà Nội ( trước kia thuộc tỉnh Hà Tây).
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Trong những năm tháng kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp
xâm lược, có rất nhiều địa điểm lưu dấu tích của chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng đi qua, ở và làm việc. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian nghiên cứu và
phạm vi của một bài khóa luận có hạn nên khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu
một số di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu kháng
chiến chống thực dân Pháp ở một số quận, huyện ngoại thành Hà Nội.
- Về khơng gian: Tìm hiểu một số di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ở và làm việc ở các quận, huyện phía Tây Nam Hà Nội, trước kia
thuộc tỉnh Hà Tây, đó là các huyện: Hoài Đức, Thanh Oai, Quốc Oai, Thạch
Thất và quận Hà Đơng.
- Về thời gian: Các di tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng ở và làm
việc trong giai đoạn từ cuối tháng 11 năm 1946 đến ngày 2 tháng 3 năm 1947.


5

Cụ thể là các di tích sau:
- Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thơn Hậu Ái, xã Vân Canh,
huyện Hồi Đức.
- Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở phường Vạn Phúc, quận Hà Đơng.
- Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thôn Xuyên Dương, xã
Xuân Dương, huyện Thanh Oai.
- Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thơn Phú Đa, xã Cần Kiệm,
huyện Thạch Thất)

- Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở chùa Một Mái, xã Sài Sơn,
huyện Quốc Oai.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận của CNDV Biện Chứng và CNDV Lịch sử
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành như: Bảo tồn di tích lịch sử văn
hóa, Sử học, Bảo tàng học, Mỹ thuật học…
- Phương pháp khảo sát điền dã tại các địa danh để phỏng vấn, ghi
chép, quan sát, mô tả, đo vẽ, chụp ảnh…
5. Bố cục khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Khóa
luận gồm ba chương:
Chương 1: Vài nét về địa lí, nhân văn và tình hình xã hội sau cách
mạng tháng Tám của những huyện phía Tây nam Hà Nội
Chương 2: Các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày
đầu kháng chiến chống Pháp ở một số quận, huyện phía Tây nam Hà Nội
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lưu niệm Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp ở một số quận,
huyện phía Tây nam Hà Nội.


6

Chương 1
VÀI NÉT VỀ ĐỊA LÍ, NHÂN VĂN
VÀ TÌNH HÌNH XÃ HỘI SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
CỦA NHỮNG QUẬN, HUYỆN PHÍA TÂY NAM HÀ NỘI
1.1 Tổng quan về các quận, huyện phía Tây nam Hà Nội
1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý

Quận Hà Đơng và một số huyện ngoại thành của Hà Nội ngày nay như:
Hoài Đức, Thanh Oai, Thạch Thất, Quốc Oai, trước đây vốn thuộc tỉnh Hà
Tây, một vùng đất có vị trí địa lí đặc biệt bao quanh thủ đơ Hà Nội và là cửa
ngõ phía Nam của Thủ đơ. Đây là vùng đất nằm về phía Tây nam của thủ đơ,
rìa phía Tây của Đồng Bằng Bắc Bộ, đầu bên phải của “võng sông Hồng”.
Từ thời Đinh và Tiền Lê, đất Hà Tây thuộc đạo Quốc Oai. Đến thời Lý năm
Canh Tuất, niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010) vua Lý Thái Tổ đổi “Thập đạo”
của thời Đinh - Lê thành 24 lộ và đất Hà Tây thuộc lộ Quốc Oai. Sang thời Trần,
đất Hà Tây thuộc châu Quốc Oai và trấn Quảng Oai. Đến năm Bính Tuất, niên hiệu
Quang Thuận thứ 7 (1466) Lê Thánh Tông lại chia đất nước làm 12 Thừa Tuyên.
Đất Hà Tây thuộc hai Thừa Tuyên Sơn Nam và Quốc Oai. Đến năm Quang Thuận
thứ 10 (1469) định lại bản đồ cả nước để thống thuộc các phủ, huyện vào các Thừa
Tuyên. Đất Hà Tây gồm hai trấn Sơn Tây và Sơn Nam Thượng. Trong trấn Sơn
Tây có hai phủ là Quốc Oai và Quảng Oai gồm các huyện: Đan Phượng, Yên Sơn
(nay là Quốc Oai), Thạch Thất, Mỹ Lương (thuộc Chương Mỹ, Mỹ Đức, Lương
Sơn (Hịa Bình)), Từ Liêm, Phú lộc (nay là Phúc Thọ), Minh Nghĩa (nay là thành
phố Sơn Tây), Bất Bạt, Tiên Phong. Trong trấn Sơn Nam Thượng có hai phủ là
Thường Tín và Ứng Thiên gồm các huyện: Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xun,
Thanh Oai, Sơn Minh, Hồi An, Chương Đức, Hồi Đức.(1)
1

Đặng Văn Tu, Nguyễn Tá Nhí (2007), Địa Chí Hà Tây. Nxb Văn hóa Thơng tin Hà Tây, trang 19.


7

Vùng Hồi Đức của Hà Tây là đất ven đơ cho nên diên cách nhiều lần
theo tổ chức của kinh đô. Trong các thời trước vẫn thuộc thành Thăng Long,
lại gọi là Nam Kinh, sau đổi làm Đông Đô. Nhà Lê gọi là Thăng Long. Năm
Quang Thuận thứ 7 (1466) đặt phủ Trung Đô. Đến đời Tây Sơn gọi là Bắc

Thành. Đời Gia Long đặt tổng trấn Bắc Thành cho phủ Phụng Thiên lệ vào,
đến năm Gia Long thứ 4 (1805) đổi Phụng Thiên làm phủ Hoài Đức. Năm
Minh Mệnh thứ 12 (1831) trích huyện Từ Liêm của phủ Quốc Oai, trấn Sơn
Tây đem lệ vào phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Nội, đặt tỉnh Sơn Tây.
Trong thời kì Pháp thuộc, tỉnh Hà Nội chia nhỏ thành: tỉnh Hà Nam (1890),
tỉnh Cầu Đơ (1902) và thành phố Hà Nội (1888). Năm 1904, tỉnh Cầu Đơ đổi
thành tỉnh Hà Đông. Tỉnh Hà Đơng có 4 phủ: Hồi Đức, Thường Tín, Ứng
Hịa, Mỹ Đức và 6 huyện: Đan Phượng, Hoàn Long, Chương Mỹ, Phú Xuyên,
Thanh Oai, Thanh Trì.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông vẫn
như thời Pháp thuộc. Đến năm 1965, ban Thường vụ Quốc Hội phê chuẩn
hợp nhất tỉnh Hà Đông và tỉnh Sơn Tây thành một đơn vị hành chính mới, lấy
tên là tỉnh Hà Tây (Quyết định số 103/ NQ- TVQH ngày 21/4/1965). Các cơ
quan lãnh đạo của tỉnh đóng tại thị xã Hà Đông.
Năm 1976, tại kỳ họp lần thứ 4 của Quốc Hội khóa VI, về việc quyết
định sáp nhập hai tỉnh Hà Tây và Hịa Bình thành một đơn vị hành chính, lấy
tên là Hà Sơn Bình. Năm 1979, chuyển 5 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch
Thất, Đan Phượng, Hồi Đức và thị xã Sơn Tây sáp nhập vào Hà Nội. Tỉnh lỵ
của tỉnh Hà Sơn Bình là thị xã Hà Đông.
Ngày 12/8/ 1991, tại kỳ họp thứ 9 của Quốc Hội khóa VIII, quyết định chia
tỉnh Hà Sơn Bình thành hai đơn vị hành chính là tỉnh Hà Tây và tỉnh Hịa Bình;
định lại ranh giới của Hà Nội, chuyển trả lại cho tỉnh Hà Tây 5 huyện là: Ba Vì,
Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hồi Đức và thị xã Sơn Tây. Trong phạm vi
ranh giới của tỉnh cũng có nhiều thay đổi diên cách về địa lý hành chính:


8

-Quyết định của Chính phủ số 178/CP, ngày 15/9/1969, về việc mở
rộng địa giới của thị xã Hà Đông, sáp nhập xã Kiến Hưng của huyện Thanh

Oai và xã Văn Khê của huyện Hồi Đức vào thị xã Hà Đơng.
-Quyết định của Chính phủ số 49/ CP, ngày 17/2/1979, về việc chuyển
giao các xã: Phụng Châu và Tiên Phương của huyện Chương Mỹ vào huyện
Hoài Đức quản lý. Các xã: Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành của
huyện Quốc Oai vào huyện Hoài Đức quản lý.
-Quyết định của Bộ Nội Vụ số 24/ NV, ngày 27/1/1965, về việc cho
thành lập 3 xã: Văn Yên, Vạn Phúc, Hà Cầu thuộc thị xã Hà Đông.
Để thực hiện việc mở rộng địa bàn thủ đô Hà Nội, căn cứ theo quyết
định số 490/QĐ-TTG ngày 5/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thì
tới ngày 1/8/2008, tồn bộ tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Lúc
này, Hà Đông trở thành quận Hà Đơng và các huyện: Hồi Đức, Thanh Oai,
Thạch Thất, Quốc Oai trở thành những huyện ngoại thành của Hà Nội.
Quận Hà Đơng có diện tích khoảng 16.41 km2, gồm các phường: Yết
Kiêu, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Văn Mỗ, Phúc La, Hà Cầu, Vạn Phúc, Văn
Khê và Kiến Hưng.
Huyện Hồi Đức có diện tích khoảng 124.04 km2, gồm thị trấn Trạm
Trôi và 25 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Cộng Hòa, Di Trạch, Dương
Liễu, Dương Nội, Đại Thành, Đắc Sở, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng,
Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Song Phương, Sơn Đồng, Tân Hịa,
Tân Phú, Tiền n, Vân Canh, Vân Cơn, n Nghĩa, n Sở.
Huyện Thạch Thất có diện tích khoảng 104.32 km2, gốm thị trấn Liên
Quan và 19 xã: Bình Phú, Bình Yên, Canh Nậu, Cẩm Yên, Cần Kiệm, Chàng
Sơn, Dị Nậu, Đại Đồng, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Hương Ngải, Hữu Bằng, Kim
Quan, Lại Thượng, Phú Kim, Phùng Xá, Tân Xá, Thạch Xá, Thạch Hịa.
Huyện Quốc Oai có diện tích khoảng 109.25 km2, gồm thị trấn Quốc
Oại và 15 xã : Sài Sơn, Phượng Cách, Yên Sơn, Đồng Quang, Thạch Thán,
Ngọc Mỹ, Nghĩa Hương, Cấn Hữu, Ngọc Liệp, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa,
Đông Yên, Hòa Thạch, Phú Cát, Phú Mãn.



9

Huyện Thanh Oai có diện tích khoảng 142.31 km2, gồm thị trấn Kim
Bài và 24 xã: Bích Hịa, Biên Giang, Bình Minh, Cao Dương, Cao Viên, Dân
Hịa, Đỗ Động, Đồng Mai, Hồng Dương, Kim An, Kim Thư, Liên Châu, Cự
Khê, Mỹ Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Phương Trung, Tam Hưng, Tân Ước,
Thanh Cao, Thanh Mai, Thanh Thùy, Thanh Văn và Xuân Dương.
1.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Đây là một vùng đất có địa hình khá phức tạp. Trên bề mặt đồng bằng có
một số núi sót như quần thể đá vơi Sài Sơn-Tử Trầm ở Quốc Oai và Chương
Mỹ, đặc biệt có vùng nhỏ đồng bằng trước núi ở Chương Mỹ, ở độ cao trên 10m
nhưng không đều, chỗ cao, chỗ thấp. “Thập Lục Kỳ Sơn” là một quần thể núi đá
có chân đế rộng đã bị phù sa sơng Đáy phủ lấp phần lớn. Nó gồm các núi ở xã
Hồng Ngô ở huyện lỵ Quốc Oai ăn lên xã Sài Sơn, qua xã Phượng Cách, xuống
xã Yên Sơn, Vân Côn vào đến xã Phụng Châu. Mỗi ngọn đều có một tên riêng
gắn liền với hình dáng và đặc điểm của địa hình như Sài Sơn hay Cổ Sài hay núi
Chùa Thầy, Hồng Xá, Phượng Hồng, Cánh Gà, Con Cóc, Long Đầu. Bồ
Nơng, Hương Sơn, Mõm Vọ, Qn Sáo, Thìn Sơn, Núi Chúa, Cù Sơn, Mã Yên,
Lâm Sơn, Hoa Phát. Dải Sài Sơn nổi lên như một con rồng đất giữa vùng đồng
bằng Quốc Oai mà ngọn Sài Sơn theo truyền thuyết phong thủy là một con rồng
lẻ đàn, con quái long, các ngọn khác là lân, ly, quy, phụng chầu về.
Vùng đồng bằng trải rộng trên các huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Hà
Đông, Thanh Oai, một phần huyện Quốc Oai. Vùng đồng bằng thấp, do phù
sa mới của sông Hồng, sơng Đáy, sơng Tích, sơng Nhuệ… miệt mài bồi đắp
nên từ hàng vạn năm nay đã vùi lẫn trong lòng đất nhiều di chỉ của các nền
văn hóa Phùng Nguyên, Đông Sơn…Với những cánh đồng mênh mông, đất
đai màu mỡ là điều kiện tốt cho sản xuất nơng nghiệp.
Khí hậu nơi đây mang những nét đặc trưng của khí hậu Đồng Bằng Bắc
Bộ: có tính nhiệt đới nóng lắm, mưa nhiều. Mùa đơng có gió mùa Đơng Bắc



10

tràn vào chứa ít hơi nước, khơ rét làm hạ nhiệt độ của những tháng mùa đơng.
Mặc dù gió mùa Đơng Bắc tuy có đem đến rét mướt nhưng khí hậu nóng ẩm,
mùa đơng vẫn có nhiều ngày nắng ấm, nên trong sản xuất nông nghiệp mùa
rét là thời vụ quan trọng, vụ Đơng-Xn vẫn là vụ chính.
1.1.2 Đời sống con người
1.1.2.1 Dân cư
Thành phần dân cư ở quận Hà Đơng và các huyện: Hồi Đức, Thanh
Oai, Thạch Thất, Quốc Oai chủ yếu là người Kinh, chiếm tỉ lệ 98%. Cùng với
người Kinh thì người Mường cũng là một bộ phận dân cư thuộc nhóm ngơn
ngữ Việt-Mường, tuy nhiên ở những vùng này khơng phải là địa bàn tập trung
chính của người Mường nên số lượng không đông lắm: năm 1989, số lượng
người Mường chỉ có 19217 người, chiếm 0.94% dân số tỉnh Hà Tây lúc bấy
giờ. Người Mường chủ yếu ở huyện Ba Vì, các xã phía Tây huyện Quốc Oai,
huyện Chương Mỹ, Thạch Thất, Mỹ Đức. Ngoài ra cũng còn một số tộc người
khác như: Tày, Thái…cũng sinh sống trên địa bàn tỉnh nhưng chỉ chiếm
0.11% dân số toàn tỉnh.
Từ xưa, cư dân từ các miền Phong Châu, Đường Lâm hay vùng núi Tản
Viên…xuống lập làng, ấp ở đồng bằng, đã chọn những vùng cao, những sống
đất ven sông Hồng, sông Đáy…là những thềm sông cổ đã đổi dòng mà người
xưa gọi là “Tam thai ngũ nhạc” như rồng uốn khúc bên cạnh những cánh đồng
và bãi bồi ven sông, cao ráo, mát mẻ…để quần cư tập trung thành bản làng,
chịm xóm, là đơn vị xã hội nhỏ tự quản có từ khi thành lập Cơng xã thị tộc.
Mỗi quần cư đó đều có lũy tre xanh bao quanh, với hình ảnh cây đa, bến nước,
sân đình,…rất thân quen gần gũi. Các gia đình sống khá gần gũi, chan hịa tình
làng nghĩa xóm. Con người nơi đây cần cù lao động, khéo léo, biết tay nghề,
thông minh, học giỏi, có trí sáng tạo, trai tài gái đảm. Quan hệ xã hội của con
người với những tư tưởng lành mạnh, tình cảm đằm thắm, nhận thức rõ ràng

sức lao động và khối óc của chính mình để làm ra của cải vật chất.


11

Hiện nay, mặc dù dân số vẫn còn cao nhưng người dân đã nhận thức và
thực hiện sinh đẻ có kế hoạch vì thế đã có xu hướng giảm dần sự gia tăng dân
số mỗi gia đình chỉ có từ 1-2 con. Quy mơ hộ gia đình ở nơng thơn vẫn chủ
yếu là gia đình nhiều thế hệ “tam, tứ đại đồng đường”. Hiện nay, các cấp
chính quyền địa phương cùng nhân dân đang đặt ra mục tiêu tiến tới quy mơ
hộ gia đình nhỏ và vừa.
1.1.2.2 Đời sống kinh tế
Đây là vùng đất với nền kinh tế nông nghiệp truyền thống vốn có bề
dày kinh nghiệm từ những thửa “ Ruộng Lạc” thời Hùng vương dựng nước,
một bộ phận quan trọng của nền “ Văn minh lúa nước sông Hồng” đi lên và
phát triển vững chắc trong công cuộc cơng nghiệp hóa nền sản xuất nơng
nghiệp của đất nước trong thời kì hội nhập quốc tế. Đất đai màu mỡ được phù
sa bồi đắp và hệ thống thủy lợi đê điều vững chắc cùng sức lao động cần cù
của người dân đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp của các huyện trở thành kho
lương thực dự trữ. Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp trong mười năm (1996-2006)
có bước dịch chuyển tích cực theo hướng tăng dần tỉ trọng chăn nuôi- thủy
sản, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác:
- Trong trồng trọt: Đảm bảo an ninh lương thực luôn được coi là nhiệm vụ
trọng tâm trong chỉ đạo sản xuất nơng nghiệp. Diện tích lúa và ngô giảm nhưng
do áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh chăm sóc bảo vệ cây trồng
và gieo trồng trong khung thời vụ tốt nhất nên sản lượng lương thực hàng năm
đều tăng khá. Từ năm 2000 bình quân lương thực đạt trên 400kg/người/năm đảm
bảo ổn định vững chắc an ninh lương thực. Giá trị trồng trọt đến năm 2005 đạt
31.5 triệu đồng/ha. Ngồi ra cịn duy trì phát triển cây cơng nghiệp hàng năm,
trồng cây ăn quả và các loại rau đậu thực phẩm có giá trị.(1)

- Trong chăn nuôi- thủy sản: Để từng bước phấn đấu đưa chăn ni trở
thành ngành sản xuất chính, chương trình nạc hóa đàn lợn, sind hóa đàn
1,

Theo báo cáo kết quả mười năm trồng trọt phát triển nông nghiệp nông thôn Hà Tây 1996-2006, Sở Nông
Nghiệp Phát Triển Nông Thôn Hà Tây.


12

bò…đã đề cập nhiều giải pháp về khoa học kĩ thuật, chính sách hỗ trợ giống,
khuyến hích đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa có quy mơ tập
trung vừa và lớn, đã tạo môi trường thuận lợi để chăn nuôi phát triển với tốc
độ tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất nông
nghiệp. Năm 2005, giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 43.5% giá trị sản xuất
nông nghiệp. Quy mô chăn nuôi ở nông hộ ngày càng lớn theo hướng sản
xuất hàng hóa, hiệu quả. Năm 2005 có 237 hộ ni trên 20 lợn nái, trên 100
lợn thịt, đã có hộ ni trên 100 lợn nái, tồn tỉnh có 4655 hộ chăn nuôi gia
cầm tập trung quy mô vừa và lớn.(2)
Nuôi trồng thủy sản cũng có bước tăng trưởng khá với chủ trương chuyển
đổi đồng trũng cấy lúa kém hiệu quả chuyển sang ni trồng thủy sản. Đến năm
2005 diện tích đưa vào nuôi trồng thủy sản là 9877 ha, sản lượng đạt 19702 tấn.
Điểm nổi bật là có hàng ngàn ha được ni trồng thủy sản theo mơ hình lúa-cá,
thủy sản-chăn nuôi, chuyên cá…cho thu nhập cao gấp 2-10 lần cấy lúa.
Bên cạnh ngành nơng nghiệp cịn phải kể đến sự phát triển của ngành
Thủ công nghiệp mà ở đây là những làng nghề truyền thống.Vốn nổi tiếng từ
xưa là vùng “đất trăm nghề”, các làng nghề truyền thống đã có biết bao nghệ
nhân tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo trở thành hàng hóa có giá trị nghệ thuật
kinh tế cao được ưa chuộng trong và ngoài nước như: lụa Vạn Phúc (Hà
Đông), rèn Đa Sĩ (Hà Đông), tranh Kim Hồng (Hồi Đức), chằm nón

Chng (Thanh Oai), quạt Vác (Thanh Oai)… với những câu cao dao ca ngợi
làng nghề đã đi vào lòng người:
…Lượt, là, lĩnh, lụa, xuyến hương,
Ấy là thứ mặt thường của ta
Thứ trơn, này lại thứ hoa
Quế, vân, gấm vóc, băng sa, cầu kỳ…
2.

Theo báo cáo kết quả mười năm trồng trọt phát triển nông nghiệp nông thôn Hà Tây 1996-2006, Sở Nông
Nghiệp Phát Triển Nông Thôn Hà Tây


13

Vạn Phúc có “lụa hàng Vân” nổi tiếng, lại có “gấm” một mặt hàng cao
cấp, dệt trên khung dệt đặc biệt gọi là “khung hoa”. Gấm nền lam điểm hoa
chữ “thọ” nhiều kiểu, nhiều màu. Lụa vân mỏng hơn gấm, kiểu hoa và màu
sắc có hình bướm, bơng hồng, bơng cúc, hạc trắng trong mây, con phượng,
chữ thọ trên nền cá vàng, màu tím Huế, màu gụ hay màu nõn chuối.. Chiếc áo
dài lụa vân Hà Đông đã đi vào lời thơ câu hát:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đơng…
(Ngun Sa)
Tà áo lụa thiên thanh Vạn Phúc đi với chiếc nón Chng (Thanh Oai)
thì thật đẹp biết bao!
Bên cạnh Vạn Phúc cịn có “Bảy làng La, ba làng Mỗ”; La là lụa: La
Khê Đông, La Khê Tây, La Khê Nam, La Khê Bắc, Ỷ La, La Nội, La Tinh.
Về đến “La Khê nhất xã tứ thơn” đầu làng có khu đất giống hình con thoi.
Tương truyền xa xưa có mười vị “Thánh sư” qua đây thấy hình đất lạ, bèn ở
lại cho dân dệt cửi. Dân làng đã lập miếu thờ và tơn làm Thành hồng của

làng. Người dân La Khê rất tự hào về sản phẩm của mình:
The La, lụa Vạn, vải Canh
Nhanh tay đi bán ai sành thì mua
(Ca dao)
Mỗi năm Tết đến xuân về, người ta lại nô nức nhau đi mua tranh Kim
Hoàng về treo. Tranh của làng tranh dân gian cổ truyền Kim Hoàng (Hoài
Đức) được nhân dân ưa chuộng bởi sự bình dị, vui tươi, màu sắc.. phù hợp
với lòng người, gần gũi với thẩm mĩ quen thuộc của làng quê. Trong di sản
nghệ thuật tranh dân gian Kim Hoàng in trước nét đen trên giấy rồi dựa vào
sự phân bố của hình nét đen mà tô các màu phẩm trong suốt lên mặt tranh.


14

Các mảng màu tơ phẳng tràn đủ trong hình vẽ đen in sẵn khác với kĩ thuật
tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).
Nghề làm quạt ở Vác tức làng Canh Hoạch thuộc xã Dân Hịa, huyện
Thanh Oai. Nghề này đã có hơn 100 năm nay do cụ Mai Đức Siêu là người
đầu tiên khởi nghiệp. Quạt Vác bền đẹp, nan cứng, không mọt, phất giấy Nam
mịn, nước cậy tốt, dính nhẹ, quạt có nhiều gió…quạt giấy là một nghề thủ
cơng, nhưng có nhiều khâu vừa đơn giản vừa phức tạp: từ chiếc quạt mộc
thường đến quạt kỹ quạt cật, quạt xuất biên, quạt xương, quạt the, quạt lụa,
quạt lược, quạt trổ…Đặc biệt hơn cả là loại quạt châm kim với hai kiểu châm
tỉa và châm bộ đưa quạt Vác sang nhiều thị trường thế giới.
Với sự phong phú và đa dạng văn hóa các làng nghề đã tạo nên một phần văn
hiến của vùng đất ngoại thành.
Bên cạnh phát triển nông nghiệp và thủ cơng nghiệp thì ngành Cơng
nghiệp ở nơi đây cũng được chú trọng và khá phát triển với nhiều khu công
nghiệp như: khu công nghiệp Quốc Oai, khu công nghiệp Đồng Mai (Hà
Đơng), khu cơng nghệ cao Hịa Lạc, khu công nghiệp Phú Nghĩa (Chương

Mỹ)… Sản phẩm từ công nghiệp chế biến như: đồ gỗ cao cấp, hàng tiêu dùng
(tơ, lụa), hàng thủ cơng mỹ nghệ và các món ăn đặc sản của địa phương cũng
đã có thương hiệu trên thị trường. Ngành công nghiệp trong 5 năm (20022007) đã có mức tăng trưởng kinh tế bình qn hàng năm là: 20.75%. Năm
2005, giá trị sản xuất công nghiệp-thủ công nghiệp đạt 8371.8 tỷ đồng, tăng
23.06% so với năm 2004, đưa tỷ trọng công nghiệp tăng lên 38.1 %. Trong đó
khối doanh nghiệp địa phương đạt 379.4 tỷ đồng, doanh nghiệp dân doanh đạt
4466.5 tỷ đồng, doanh nghiệp trung ương trên địa bàn đạt 510 tỷ đồng. Lực
lượng sản xuất công nghiệp tăng nhanh, doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ
phần hóa và đại đa số sau khi cổ phần hóa đều làm ăn có hiệu quả lớn. Ngành
cơng nghiệp vẫn đang trên đà phát triển mạnh và trong tương lai gần phấn đấu


15

trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương
nói riêng và góp phần vào nền công nghiệp chung của đất nước thực hiện mục
tiêu đến năm 2020 nước ta về cơ bản là một nước công nghiệp.
Không những thế, những vùng đất ngoại thành này cịn là nơi giàu tiềm
năng du lịch có nhiều danh lam thắng cảnh và tham quan hệ thống chùa chiền
nổi tiếng như: chùa Thầy, chùa Tây Phương… với số lượng di tích phong phú
đa dạng, nhiều di tích nổi tiếng được xếp hạng di tích đặc biệt cấp quốc gia,
kết hợp du lịch làng nghề để đẩy mạnh du lịch- dịch vụ.
Với sự phát triển của công- nông nghiệp- thủ công nghiệp và du lịch- dịch vụ
mà trong những năm qua đời sống người dân đã có sự thay đổi rất nhiều. Ở quận,
thị trấn, đa số các gia đình có đời sống kinh tế khá giả, thu nhập cao. Ở nơng thơn,
gia đình nào cũng đảm bảo cái ăn, cái mặc; Nhiều gia đình đã có thu nhập khá, xây
dựng được nhiều ngôi nhà trần khang trang, phương tiện đi lại bằng xe máy khá
phổ biến chứ không cịn khó khăn như trước, các thiết bị hiện đại trong gia đình
như: tủ lạnh, bếp gas, điện thoại… được sắm sửa ngày một đầy đủ hơn. Đời sống
của người dân ngày một khấm khá, đầy đủ vật chất hơn trước.

1.1.3 Văn hóa xã hội:
1.1.3.1 Danh lam thắng cảnh
Hà Tây trước đây và một phần Hà Nội ngày nay là một trong những địa
phương giàu bản chất văn hóa. Từ xưa nhân dân đã truyền tụng rằng: “Chùa
Nam cầu Bắc đình Đồi”.Câu ca ấy đã nói lên sự phong phú và đa dạng của
các loại hình văn hóa vật thể của vùng đất này. Những huyện phía Tây nam
Hà Nội đã đóng góp vào di sản văn hóa dân tộc những di tích tiêu biểu như:
* Chùa Thầy:
Chùa Thầy tên chữ là Thiên Phúc Tự, đây là một ngôi chùa lớn được
xây dựng lâu đời dưới chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai. Theo truyền thuyết
chùa được khởi dựng từ thời Lý, gắn với sự tích thiền sư Từ Đạo Hạnh. Theo


16

truyền thuyết thì núi Thầy được xem như là con rồng lẻ bàn độc đáo (quái
long), xung quanh có mười sáu ngọn núi nhỏ (thập lục kỳ sơn) là các con lân,
phượng chầu về. Chùa Thầy được dựng ở khu đất hàm rồng, sân trước chùa là
lưỡi rồng, hai cầu Nhật- Nguyệt tiên kiều như hai râu rồng và nhà Thủy đình
là viên ngọc. Chùa Thầy gồm ba tịa nhà song song với nhau gọi là chùa Hạ,
chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối
với nhau, tạo thành thế “Hạ công thượng nhất”. Chùa Thượng tách biệt hẳn, ở
vị trí cao nhất, biển đề “Đại hùng bảo điện”, đồng thời là nhà thánh, để tượng
Di đà tam tôn , tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh, tượng cha mẹ Từ Đạo Hạnh. Ba
pho tượng Di đà và tượng Từ Đạo Hạnh được đặt trên một bệ đá hai tầng,
được đoán định niên đại vào thời nhà Trần(1). Bệ đá chạm những cánh hoa
sen, bốn mặt chạm hình rồng và hoa lá, bốn góc có bốn hình thần điểu
Garuda. Đây là một ngơi chùa được xếp vào loại quốc gia đặc biệt quan trọng.
* Chùa Tây Phương:
Chùa Tây Phương có tên chữ là Sùng Phúc tự, là một ngôi chùa ở trên

núi Tây Phương ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất. Nhiều ý kiến
cho rằng chùa được xây dựng vào thời Mạc. Từ chân núi, qua 239 bậc đá ong
thì đến đỉnh núi và cổng chùa. Chùa Tây Phương gồm ba nếp nhà song song:
Tiền Đường, Thượng điện và Hậu đường. Mỗi nếp có hai tầng mái kiểu chồng
diêm, tường xây tồn gạch Bát Tràng nung đỏ, để trần tạo thành một khơng
khí rất thơ sơ mộc mạc, điểm những cửa sổ trịn với biểu tượng sắc và khơng.
Mái lợp hai lớp ngói, mái trên có múi in nổi hình lá đề, lớp dưới là ngói lót
hình vng sơn ngũ sắc như màu áo cà sa xếp trên những hàng rui gỗ làm
thành ô vuông vắn đều đặn. Xung quanh diềm mái của ba tịa nhà đều chạm
trổ tinh tế theo hình lá triện cuốn, trên mái gắn nhiều con giống bằng đất
nung, các đầu đao mái cũng bằng đất nung đường nét nổi lên hình hoa, lá,
1

TS. Nguyễn Văn Tiến. Chùa Thày (Thiên Phúc tự), Nxb KHXH, 2004, trang 131.


17

rồng, phượng giàu sức khái quát và khả năng truyền cảm. Cột chùa kê trên
những tảng đá chạm hình cánh sen. Tồn bộ ngơi chùa tốt ra một tính hồnh
tráng và phóng khống phù hợp với triết lí “sắc sắc khơng khơng” của nhà
Phật. Ngơi chùa này cịn có những kiệt tác nghệ thuật tượng nổi tiếng: mười
tám vị La Hán. Đây cũng là một trong những ngôi chùa được xếp hạng quốc
gia đặc biệt quan trọng.
* Chùa Bối Khê:
Chùa Bối Khê tên chữ là Đại Bi Tự thuộc xã Tam Hưng, huyện Thanh
Oai. Đây là một ngôi chùa được nhiều người biết đến. Theo truyền thuyết và
bia kí dựng tại chùa thì chùa Bối Khê dựng vào thời Trần. Bia “Đại bi tự”
khắc năm Hồng Thuận thứ 7 (1515) cho biết chùa được dựng vào năm Khai
Hựu thứ 10 thời vua Trần Hiến Tông (1338). Chùa được xây dựng theo kiểu

“Nội công ngoại quốc”. Hệ thống tượng phật ở chùa Bối Khê khá phong phú
được bài trí, thờ phụng theo phái Đại thừa, đáng chú ý ở đây có tượng Quan
âm thiên thủ thiên nhãn. Pho tượng này được đặt ở vị trí trang trọng nhất ở
Thượng điện trên bệ đá khối hộp đồ sộ thời Trần. Tòa Thượng điện với kiến
trúc rất đẹp. Trong thượng điện có thờ tượng đức thánh Bình An- người du
học đạo, học được phép hơ phong hốn vũ, khiển gió cầu mưa giúp dân chống
hạn. Vì thế mà có mối quan hệ Bối Khê - Tiên Lữ từ xưa đến nay. Chùa Bối
Khê cũng là một di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.
1.1.3.2 Phong tục tập quán:
Mỗi một địa phương đều có những phong tục tập quán riêng và điều đó
tạo nên bản sắc đặc trưng cho nơi ấy, chúng thể hiện trong nếp ăn, nếp ở, tín
ngưỡng tâm linh của người dân…Nhân dân vùng đất ngoại thành cũng mang
trong mình những phong tục tập quán đặc trưng thể hiện trong sự phong phú,
đa dạng của đời sống tinh thần.


18

Về tơn giáo, tín ngưỡng: đời sống văn hóa tâm linh của những người
dân ở các huyện, xã nơi đây được đặc biệt coi trọng. Đạo Thiên Chúa và đạo
Phật là được nhiều người đi theo nhất và được sùng bái bởi những yếu tố tích
cực của nó là lịng yêu thương con người. Nhân dân cũng rất coi trọng đời
sống tâm linh nên dù theo tơn giáo nào thì giữa mọi người đều sống rất chan
hịa. Bên cạnh đó thì tín ngưỡng cũng đóng một vai trị quan trọng trong tâm
thức của mỗi người dân trong làng, xã. Tín ngưỡng khá phong phú và đa dạng
như: tín ngưỡng thờ thành hồng, tín ngưỡng thờ đức thánh Tản Viên, tín
ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh, tín ngưỡng thờ đức Linh Lang… thể hiện rõ
trong các lễ hội của làng quê.
Về cưới xin, ma chay: Việc hiếu, hỷ ở mỗi làng xã đều có những đặc
trưng và điều đó tạo nên nét riêng của mỗi địa phương. Trước kia việc cưới

xin ăn hỏi, ma chay ở vùng này được tổ chức khá lớn và linh đình, có phần
lãng phí. Nhưng nhiều năm gần đây, theo sự chỉ đạo của nhà nước nên người
dân đã nhận thức được và thực hiện tổ chức các việc hiếu hỷ đã đi vào tiết
kiệm hơn và khá văn minh như không hút thuốc trong đám cưới...
Trong nếp ở, việc làm nhà cửa, xây dựng khuôn viên của nhân dân các
làng xã thể hiện một sự lựa chọn thông minh giữa con người và môi trường.
Giữa con người và thiên nhiên ln ln hịa hợp, ít thấy sự chống đối, phá
vỡ, không dám “coi trời bằng vung”. Nhà- vườn cây xanh-ao nước luôn cận
kề nhau, tạo nên một nhịp sống gắn bó hữu cơ giữa một vùng khí hậu nhiệt
đới “mưa dầu nắng lửa” vẫn tìm thấy một sự cân bằng cần thiết. Việc bố trí
các cơng trình, vật dụng trong khn viên cư trú-nhà chính, nhà ngang,
chuồng trại, vườn cây, ao cá thể hiện khả năng kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc
cao của từng hộ gia đình trong làng, trong vùng. Cơng thức làm ăn đó được
thể hiện sự kết hợp giữa VAC (Vườn-Ao-Chuồng) -T (nghề thủ cơng). Chính
vì thế, đã tạo nên một cuộc sống khá ổn định đối với người dân nhưng có
phần trì trệ, chậm phát triển.


19

Tuy nhiên, lối sống văn hóa trong đó có ẩm thực của nhân dân những
vùng này lại cực kì phong phú, hấp dẫn. Văn hóa ẩm thực của cư dân những
vùng ngoại thành thủ đơ có nét đặc trưng mà đi đâu ai cũng nhớ. Từ gạo tẻ,
người dân chế biến ra nhiều món ăn ngon. Ở Hồi Đức có món cháo se làng
Hạ khá ngon. Ở huyện Thạch Thất có bánh tẻ Cầu Liêu được nhiều người biết
đến. Bánh tẻ ở đây chỉ nhỏ bằng con cúi bong kéo sợi, được gói bằng lá tre
mai ở đồi Gượm làng Cần Kiệm, lá to gần bằng lá dong. Bánh chấm với nước
mắm Vạn Vân, pha thêm chanh, hạt tiêu. Có lẽ do bị “cám dỗ” bởi hương vị
của bánh tẻ Cầu Liêu mà có người cho rằng đó là thứ quý giống như đan sa ở
núi Câu Lậu mà Cát Hồng đời Tấn muốn đến để luyện đan. Ở Cầu Đơ thuộc

quận Hà Đơng có món xơi nén đặc sản từ xưa truyền lại. Lại tới bánh gai làng
Dừa- Kẻ Giá-Yên Sở thuộc huyện Hoài Đức từng là đặc sản của xứ Đồi. Bên
cạnh những món ăn phong phú được chế biến từ lương thực, với nguồn thực
phẩm tươi sống, đa dạng được nuôi trồng ở vườn, ao, chuồng, người dân các
vùng đã làm ra nhiều món ẩm thực hấp dẫn. Làng Ước Lễ, huyện Thanh Oai
có nghề làm giị chả nổi tiếng, tạo nên một thương hiệu giò chả Ước lễ được
nhiều người ưa chuộng.
1.1.3.3 Lễ hội:
Lễ hội cổ truyền ở các vùng ngoại thành này cũng rất phong phú và đa
dạng. Có thể kể một số lễ hội tiêu biểu như:
Lễ hội Giá- Yên Sở và Đắc Sở thuộc huyện Hoài Đức tổ chức vào ngày
mồng 10 đến ngày 26 tháng 3 hàng năm. Hội Giá nổi tiếng vì kéo dài, mà nổi
trội là rước Giá, đã đi vào ca dao:
“ Bơi Đăm, rước Giá, hội thầy
Vui thì vui vậy chẳng tầy Giã La”
Hội chùa Thầy ( xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) là một lễ hội lớn được tổ chức
từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm. Trong ngày hội, nhiều


20

tăng ni từ các nơi khác trong vùng cùng về đây dự lễ trong những bộ áo cà sa trang
trọng, tay cầm gậy hoa, miệng tụng kinh trong tiếng mõ trầm đều. Lễ cúng Phật và
trai đàn- một diễn xướng có tính chất tơn giáo- được thực hiện có sự phối hợp của các
nhạc cụ dân tộc. Nhưng ở hội chùa Thầy khơng chỉ có nghi thức tơn giáo. Ở đây cịn
có trị múa rối nước mang đậm sắc thái dân gian mà ngày nay có tiếng vang ở nhiều
nước. Trai thanh gái lịch gần xa tìm đến hội chùa Thầy cịn để thỏa mãn tính mạo
hiểm khi leo núi và khao khát bày tỏ yêu thương trong một khung cảnh rộng mở:
“ Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ
Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”

Hay một lễ hội độc đáo khác là Lễ hội săn chuột ở làng Canh Nậu,
huyện Thạch Thất, thường được tổ chức vào dịp đầu xuân. Vượt lên trên ý
nghĩa của một thú chơi, lễ hội cịn là biện pháp ngăn ngừa mối hiểm họa
khơng nhỏ từ chuột. Khi tiếng loa cất lên, tiếng trống thúc, tiếng cồng gõ, già
tre gái trai của cả làng ùa ra sân đình. Cờ hội cắm đầy sân, ngựa gỗ bày la
liệt… Các cụ già áo the khăn đóng trang trọng thực thi phần lễ, đọc lời cầu
nguyện cho mùa sau tươi tốt. Các tay thợ săn xếp hàng dài để chờ phần hội.
Người xem đơng kín cả sân, đường, bờ ao…Hội săn chuột bắt đầu. Mỗi tay
thợ săn dắt theo 1-2 con chó thiện nghệ tỏa ra khắp cánh đồng trong tiếng
cồng chiêng, reo hò cổ vũ. Tiếng chó sủa ầm ĩ, tiếng thuổng đào thậm
thịch…Khi rơm rạ được đốt lên, người ta quạt khói vào cửa hang rồi đặt sẵn
một chiếc đó ở ngách nơi chuột sẽ chui ra để bắt. Mỗi lần có con chuột thốt
ra, lũ chó săn tranh nhau lao đến tóm cho bằng được. Chuột bắt được đem bỏ
vào một chiếc lồng. Tan hội, họ mang về sân đình nộp để làng phân giải ai là
người thắng cuộc. Người đoạt giải phải là người bắt được nhiều chuột nhất và
có nhiều chuột to nhất. Lễ hội này thực sự độc đáo và thu hút mọi người.
Ngồi ra ở mỗi làng đều có những lễ hội riêng được tổ chức hàng năm
đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của người dân.


21

1.1.3.4 Truyền thống cách mạng:
Một nét đẹp truyền thống nữa của nhân dân các vùng ngoại thành nơi
đây đó là truyền thống yêu nước. Truyền thống ấy được rèn đúc từ xưa và trở
nên bền vững qua các cuộc đấu tranh oanh liệt chống giặc ngoại xâm.
Trong kháng chiến chống Pháp, ngay từ giữa năm 1926, tại làng Dịch
Vọng (Hoài Đức), chi bộ VNTNCMĐCH đầu tiên ở Hà Nội được thành lập.
Chi bộ đã bí mật tuyên truyền tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lênin
vào các tầng lớp nhân dân trong đó có Hà Đơng- Sơn Tây để xây dựng và tổ

chức cách mạng. Nội dung tuyên truyền là những vấn đề cơ bản trong “Đường
kách mệnh” của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. người dân dựa vào những mối
quan hệ họ hàng, bạn bè thân thích để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, phát
triển hội viên.
Ngày 2/2/1937, hàng trăm quần chúng ở Hoài Đức, Thanh Oai…đã ra
ga Hàng Cỏ (Hà Nội) cùng với các tầng lớp nhân dân Hà Nội biểu dương lực
lượng, đấu tranh đòi thực hiện dân sinh dân chủ.
Ngày 6/2/1937, khi Tổng đốc Hoàng Trọng Phu đưa Gôđa về thăm làng
Vạn Phúc, được sự hướng dẫn của các đồng chí ở Tịa soạn báo Le Travaille (Lao
Động), hàng trăm thợ thủ công và tiểu chủ ở địa phương đưa những bản yêu sách
đã chuẩn bị sẵn cho đại sứ Gơđa địi quyền tự do dân chủ cải thiện dân sinh.
Cuộc đấu tranh địi giảm sưu, hỗn thuế trong kỳ thu thuế vụ năm 1937
đã diễn ra ở nhiều vùng như Ứng Hòa, Quốc Oai và nhất là vùng nam Hoài
Đức. Tại khu vực này, được đồng chí Hồng Quốc Việt, Ủy viên Thường vụ
Trung ương Đảng chỉ đạo, số thanh niên cốt cán ở các làng La Cả, Tây Mỗ,
Đại Mỗ, Kim Hoàng đã tổ chức cuộc đáu tranh chống thuế. Khẩu hiệu của
cuộc đấu tranh là địi “giảm sưu, hỗn thuế”.
Sáng ngày 14/6/1937, đúng ngày phiên chợ tơ ở Hà Đông, quần chúng từ
các làng La Cả, La Khê, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Vạn Phúc, Ngọc Trục, Kim Hoàng,


×