Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

tham luan boi duong hsg van 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.52 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tham luận về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Ngữ văn</b>



Kính thưa tồn thể hội nghị!


Thân Nhân Trung đã từng nói: “Hiền tài là ngun khí quốc gia”. Ngày nay, theo “Chiến lược
phát triển con người” thì mục tiêu “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” đã
được cụ thể hóa trong nhiều văn kiện của Đảng và nhà nước. Đào tạo nhân tài được xác định là
trách nhiệm của ngành giáo dục, trong đó bồi dưỡng HSG là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, trong những năm qua, cùng
với việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, công tác bồi dưỡng HSG được lãnh đạo Phịng
Giáo dục huyện nói chung và lãnh đạo trường THCS Đạ Long nói riêng hết sức quan tâm.


Chúng tôi - những giáo viên được phân công trực tiếp bồi dưỡng HSG coi đây là một vinh dự
hêt sức lớn lao nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề. Đòi hỏi mỗi một giáo viên
phải nỗ lực không ngừng để nâng cao chun mơn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm trong
cơng tác, có tâm huyết với nghề nghiệp, có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG. Năm
học 2011-2012, trường ta rất vinh dự có 1 học sinh giỏi môn Văn cấp huyện, tuy kết quả chưa
được như mong muốn nhưng bằng tất cả sự nỗ lực tìm tòi cùng với sự cọ xát trong thực tiễn, tơi
tin rằng cơng tác bồi dưỡng HSG sẽ có nhiều thành công hơn nữa. Hôm nay tôi xin đại diện cho
tổ văn mạnh dạn đóng góp và chia sẻ một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi
môn Văn để GV các bộ môn khác cùng tham khảo:


Trước hết là việc tuyển chọn HS:


Theo chúng tôi, giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi cần lựa chọn những em có niềm say mê với bộ
mơn, thích học bộ mơn mà mình định bồi dưỡng, có tâm hồn nhạy cảm, có năng lực cảm thụ
trước một vấn đề, điều đó thể hiện trong việc diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, giọng văn giàu cảm xúc,
viết bài giàu chất văn ...


Tiếp đến là Gv phải lựa chọn một số hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi như sau:
1. Một là : Tổ chức kiểm tra năng lực, năng khiếu của học sinh:



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2. Hai là: Củng cố kiến thức cơ bản của học sinh: GV vừa củng cố kiến thức các em đã được học
và đồng thời mở rộng theo chủ đề, chủ điểm của từng đơn vị kiến thức


Để rèn luyện năng lực cảm thụ văn học, tôi thường đưa ra những dạng đề : bài thơ, đoạn
văn, nhận định để học sinh trình bày cảm nhận...và đưa ra những vấn đề mang tính chất so sánh
(hai tác giả cùng thời, hai tác phẩm cùng chủ đề, hai khuynh hướng sáng tác...) để kích thích khả
năng tư duy sáng tạo, biết lập luận so sánh cho các em.


3. Ba là: Cung cấp những kiến thức về các dạng nghị luận văn học, đặc biệt là nghị luận xã hội, vì
kiến thức này, các em phải được lĩnh hội từ thực tế cuộc sống thông qua các phương tiện thông
tin, tin tức thời sự, báo chí (ví dụ: báo văn học tuổi trẻ, sách tham khảo về các bài nghị luận xã
hôi hay hoặc Gv có thể lấy tư liệu trên mạng in ter net)... và đồng thời cung cấp các kiến thức về
lí luận văn học như những hiểu biết cơ bản về tác phẩm, các phương diện hình thức nghệ thuật...
Khi khai thác, tìm hiểu một tác phẩm văn học , cần chú ý sử dụng các loại dấu câu và cách
ngắt nhịp, vần điệu âm hưởng nhạc tính trong thơ, từ ngữ, các biện pháp tu từ, hình ảnh, thể loại
văn bản, chi tiết nhân vật trong tác phẩm...giúp các em có thêm “cơng cụ đắc lực” khi tiếp cận
tìm hiểu một tác phẩm văn học.


4. Bốn là: Hướng dẫn học sinh kĩ năng phương pháp làm bài:


GV hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ cách dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn liên kết câu, liên kết đoạn. Và
GV phải dành rất nhiều thời gian để hướng dẫn giúp các em có kĩ năng diễn đạt lưu lốt, có sức
gợi cảm... thơng qua việc GV ra đề yêu cầu HS thực hành ở nhà; GV dành thời gian để chấm, trả
bài, nhận xét cụ thể, giúp HS rút kinh nghiệm trong vài viết sau. Thường thì những cơng việc đó,
tơi hay tiến hành ơn tập ở nhà riêng vì có khơng gian n tĩnh, có tương đối đầy đủ tư liệu tham
khảo cho HS


Bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng, viết bài, hình thức thì GV cần cung cấp bổ sung rất nhiều
kiến thức, mở rộng kiến thức cho học sinh. Sau đó, HS phải ghi chép cẩn thận, học thuộc rồi GV


tiến hành kiểm tra, dị bài vào những tiết tiếp theo. GV có thể hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ
cây để HS dễ hiểu, dễ nhớ.


5. Năm là: Kết hợp tập làm văn, văn với việc bồi dưỡng kiến thức tiếng Việt:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Hình thức 1: * Hệ thống những kiến thức đã học: Kiến thức về từ, câu, văn bản, các biện pháp tu
từ. Đối với từng loại đơn vị kiến thức giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập và phải có hệ thống
bài tập ứng dụng với từng loại. Đối với học sinh giỏi thì giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cho học
sinh từ cách trình bày, cách phân tích giá trị của từ, biện pháp tu từ... sao cho rõ ràng, mạch lạc
khoa học.


Hình thức 2: * Hướng dẫn cho học sinh cách trình bày của một bài tiếng Việt với những bước
sau:


Giới thiệu câu thơ. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ. Phân tích giá trị tu từ làm nổi bật chủ
đề tư tưởng của bài thơ. Nêu những suy nghĩ, cảm xúc, nhận xét đánh giá về cách sử dụng biện
pháp tu từ của nhà thơ .


Ngoài ra, vì là đối tượng Hs ở vùng sâu, do đó trong q trình ơn tập, tơi cịn kết hợp giải
thích các từ ngữ, thuật ngữ văn học để các em dễ hiểu.


Cuối cùng, nếu GV ôn từ 2 HS trở lên, GV sau khi chấm bài có thể cho Hs tự nhận xét bài
của mình, sau đó đổi chéo bài cho bạn đọc để rút kinh nghiệm...


<b> Kết luận:</b>


Thực tế giảng dạy và bồi dưỡng HSG giúp chúng tôi nhận ra rằng, "thiên bẩm" hết sức quan
trọng, nhưng cũng khơng thể thiếu được sự cần cù, chịu khó học hỏi, say mê u thích mơn học
của người học. Song trên thực tế, khơng có một tài năng thiên bẩm nào tự nó có thể đi đến thành
cơng. Bởi thế, vai trò người thầy là hết sức quan trọng. Những hệ thống tri thức, con đường tiếp


nhận văn chương, khơng ai có thể làm thay được người thầy. Tâm hồn, tri thức, và những gợi mở
của người thầy sẽ được cụ thể hoá qua từng trang viết của học trị. Vì vậy, muốn có học sinh giỏi,
trước hết người thầy phải ln có ý thức tích luỹ tri thức và kinh nghiệm giảng dạy một cách
nghiêm túc. Trong đó, sự nhảy cảm trong phát hiện năng khiếu học sinh, phương pháp bồi dưỡng
luôn là yếu tố hàng đầu để có sự được thành cơng.


Trên đây là một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của chúng tôi được
đúc rút từ thực tế giảng dạy và bồi dưỡng HSG trong năm qua. Có thể những điều này khơng cịn
mới mẻ với những đồng nghiệp, nhưng với chúng tơi, đó là những điều tâm đắc. Rất mong nhận
được sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp để công tác bồi dưỡng HSG trong những năm
tiếp theo đạt kết quả cao hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×