Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Thảo luận nhóm kinh doanh quốc tế thực trạng xuất nhập khẩu của việt nam giai đoạn 2018 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.49 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Viện Kinh tế – Kinh doanh quốc tế

---------o0o---------

BÀI TIỂU LUẬN
NHÓM 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2018 – 2020

Lớp tín chỉ: TMA302(2.2/2021).2
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Văn Hồng


2

THÀNH VIÊN NHÓM 2

STT
1

Đặn

2

Ngu

3

Trịn



4

Đỗ T

5

Đỗ V

6

Ngu

7

Phạm

8

Vũ T


3

MỤC LỤC
THÀNH VIÊN NHÓM 2 ................................................................................................
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ............................
1.1


Khái niệm về Thương mại quốc tế ..................

1.2

Đặc điểm của TMQT ........................................

1.3

Vai trò của TMQT đến nền kinh tế của quốc g

CHƯƠNG 2. TỞNG QUAN THỊ TRƯỜNG X́T KHẨU VIỆT NAM................
2.1

Tởng quan về thị trường xuất khẩu Việt Nam

2.1.1 Quy mô và tốc đ

2.1.2 Cán cân thươn

2.1.3 Cơ cấu thị trườ
2.2

Xuất khẩu theo khu vực kinh tế ......................

2.2.1 Thị trường châ

2.2.2 Thị trường châ

2.2.3 Thị trường châ


2.2.4 Thị trường châ

2.2.5 Thị trường châ
CHƯƠNG 3. THỰC TRANG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018
– 2020
3.1

Tổng quan thực trạng xuất khẩu giai đoạn 20

3.1.1 Tổng kim ngạch

3.1.2 Cơ cấu nhóm h
3.2

Thực trạng xuất khẩu theo nhóm hàng hóa ...

3.2.1 Nhóm hàng côn

3.2.2 Nhóm hàng côn

3.2.3 Nhóm hàng nôn
PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................
NHẬT KÝ CÔNG VIỆC ..............................................................................................


4

LỜI NÓI ĐẦU

Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan. Mọi nền kinh tế của tất cả các quốc
gia đều là nền kinh tế mở, có sự giao thương, trao đổi trên tất cả các lĩnh vực. Theo thuyết lợi
thế tuyệt đối của Adam Smith và lợi thế so sánh của David Ricardo mỗi quốc gia đều có
những lợi thế riêng và đạt được lợi ích kinh tế trong quá trình giao thương với các nước khác.
Theo đó không có một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển tốt nếu đó là nền kinh tế đóng.
Theo xu thế đó, Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập với kinh tế thế giới. Việt Nam đang
trong quá trình đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường theo xã hội chủ nghĩa nên việc
đẩy mạnh hợp tác quốc tế là quá trình quan trọng trong cuộc đổi mới.
Xuất nhập khẩu là một hình thức quan trọng trong ngoại thương đối với các quốc gia.
Việc mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới sẽ mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, vốn
đầu tư nước ngoài, tiếp thu tri thức về khoa học công nghệ và tạo được môi trường thuận lợi
để phát triển kinh tế. Trong đó xuất khẩu đóng vai trò lớn trong tổng GDP Việt Nam. Tuy
nhiên mỗi quốc gia có đặc điểm riêng nên cần đi nghiên cứu tình hình các mặt hàng cụ thể
cùng tiềm năng xuất khẩu tại mỗi địa phương để cho ra được thách thức cùng những giải
pháp. Nhằm hiểu biết rõ hơn về xu thế xuất khẩu của Việt Nam nhóm thuyết trình chọn đề tài:
“Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam từ 2018 đến nay”.

Mục tiêu chính của đề tài là hiểu biết rõ về thị trường cũng như tiềm năng các ngành
hàng có thể xuất khẩu. Đối tượng nghiên cứu là thị trường xuất khẩu của Việt Nam từ
2018 đến nay. Để thực hiện đề tài một số phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng kết
hợp: phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, so sánh, tổng hợp...
Đề tài này rất rộng và mang tính thời sự, tuy nhiên do hiểu biết của nhóm thuyết
trình còn hạn chế nên chúng em chỉ xin đóng góp một phần nhỏ của mình.


5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1
Khái niệm về Thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế (TMQT) là việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các chủ thể

kinh tế có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao đổi thường là vượt ra ngoài phạm
vi địa lý của một quốc gia) thông qua các hoạt động mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới.
1.2 Đặc điểm của TMQT
Chủ thể là những nhà xuất nhập khẩu mang quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở kinh
doanh ở các nước khác nhau vì ngoại thương thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa
vượt ra khỏi biên giới một quốc gia.
Đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế là tài sản; do được đem ra mua bán, tài
sản này biến thành hàng hóa. Hàng hóa này có thể là hàng đặc định (specific goods) và
cũng có thể là hàng đồng loại (generic goods). Hàng hóa - đối tượng của hoạt động
thương mại quốc tế được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia.
Đồng tiền thanh toán sử dụng trong các hoạt động thương mại quốc tế là ngoại tệ đối
với một trong hai hoặc tất cả bên tham gia.
Thương mại theo giá cả và thanh toán mang tính quốc tế. Hàng hóa muốn bán được
trên thị trường quốc tế phải phù hợp với giá cả của hàng đồng loại của những nhà cung
cấp chính và phương thức thanh toán cũng phải phù hợp với yêu cầu của khách hàng nước
ngoài và tập quán quốc tế.
1.3 Vai trò của TMQT đến nền kinh tế của quốc gia
Thứ nhất, thương mại thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước. Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, thương mại đã từng
đóng vai trò khá quan trọng đó là xóa bỏ nền sản xuất nhỏ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy
ra đời nền sản xuất hàng hóa. Thương mại tác động tích cực thúc đẩy quá trình phân công
lại lao động xã hội ở nước ta, chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất, hướng sản xuất theo
nền sản xuất hàng hóa lớn, tạo ra nguồn hàng lớn cung cấp cho nhu cầu đa dạng trong
nước và xuất khẩu.


6

Thứ hai, thương mại thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước. Hàng hóa sản xuất ra của các ngành, các lĩnh vực rất cần đến mạng lưới

thương mại để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, thực hiện khâu trung gian để điều tiết
cung cầu. Khi hàng hóa được tiêu thụ nhanh sẽ rút ngắn được chu kỳ tái sản xuất và tốc
độ tái sản xuất. Vì vậy, thương mại mở con đường tiêu thụ sản phẩm cho ngành sản xuất,
thúc đẩy công nghiệp phát triển. Nhưng từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt
động thương mại chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế thị trường đã góp phần kích
thích sản xuất phát triển, cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho nhân dân.
Hoạt động thương mại thông qua cơ chế thị trường kích thích các nhà sản xuất kinh
doanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị và quy trình công nghệ,
ứng dụng khoa học vào quản lý để nền sản xuất ngày một phong phú tiên tiến hơn, có đủ
sức cạnh tranh trên thị trường. Hoạt động thương mại có tác dụng phát triển thị trường
trong nước và ngoài nước thông qua xuất nhập khẩu. Như vậy, hoạt động thương mại góp
phần đẩy mạnh sản xuất, tích lũy vốn cho sự nghiệp CNH- HĐH của nước ta trong thời
kỳ hội nhập.
Thứ ba, thương mại thúc đẩy phát triển các ngành khác của nền kinh tế. Tác động tới
quá trình phân công, phân phối các nguồn lực, thực hiện chuyên môn hóa hình thành cơ
cấu ngành nghề kinh doanh có hiệu quả và tạo ra các nhu cầu mới. Thông qua các hợp
đồng thương mại được ký kết với cơ sở sản xuất kinh doanh của các ngành từ đó đưa sản
phẩm lưu thông trên thị trường. Cũng nhờ có sự lưu thông này mà mối quan hệ giữa
ngành thương mại và các ngành khác ngày càng chặt chẽ cùng thúc đẩy nhau phát triển.
Thứ tư, thương mại thúc đẩy việc phân phối các nguồn lực. Đối với các địa phương
có dân số đông, nguồn lao động tương đối dồi dào, đa dạng, nhu cầu lao động cũng không
kém phần đa dạng. Chính những đối tượng này đã góp phần trong việc chọn ngành nghề
và thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong địa bàn. Thương mại không những là cầu nối giữa
sản xuất và tiêu dùng mà còn là trung gian phân phối nguồn lực tài chính để tham gia kinh
doanh, thực hiện lưu thông và luân chuyển hàng hóa trên thị trường, giúp sản xuất tiêu thụ
sản phẩm được thuận lợi.


7


Thứ năm, thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Quan hệ thương mại
với các nước trên thế giới sẽ ngày càng được củng cố vì lợi ích từ hai phía, thương mại đóng
vai trò trực tiếp mở rộng các hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu tại chỗ, thiết lập và mở rộng
quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nối
liền sản xuất với tiêu dùng trong nước với các nước trên thế giới, góp phần tích lũy vốn, nhất
là vốn ngoại tệ và đổi mới công nghệ. Ngoài ra, quan hệ thương mại góp phần hay đổi cách
nhìn nhận của bạn bè quốc tế và nâng cao vị thế của Việt Nam.


8

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM 2.1
Tổng quan về thị trường xuất khẩu Việt Nam
2.1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng hàng hóa
Năm 2018 và năm 2019 đã đánh dấu sự thành công lớn của nền kinh tế Việt Nam,
với hàng loạt những kỷ lục liên tiếp được đặt ra về GDP cao nhất cũng như những thành
tích ấn tượng về xuất nhập khẩu.
Năm 2018 đã trôi qua với nhiều kỷ lục về xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Trong 365 ngày qua, Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu
của cả nước lập kỷ lục, đạt 480,17 tỷ USD, tăng hơn 52 tỷ USD về mặt số tuyệt đối so với
kết quả thực hiện của một năm trước đó. Kết quả này vẫn còn thấp hơn mức tăng tuyệt
đối 76,75 tỷ USD của năm 2017 so với năm 2016. Như vậy, chỉ số độ mở của nền kinh tế
Việt Nam (xuất nhập khẩu hàng hóa/GDP) trong năm 2018 ước tính là 196%.
Với kết quả ấn tượng của xuất nhập khẩu trong năm 2018 thì thứ hạng xuất khẩu,
nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2018 có thể được cải thiện khi Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO) công bố báo cáo tổng quan về xuất nhập khẩu toàn cầu dự kiến vào tháng
4/2019. Theo WTO, trong năm 2017, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có vị trí thứ 27
trên thế giới và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam có thứ hạng 25 trên phạm vi toàn cầu.
Trước bối cảnh giảm sút trong tổng cầu của kinh tế thế giới, hoạt động thương mại
và đầu tư thế giới suy giảm, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2019 vẫn duy trì tốc

độ tăng trưởng khả quan đạt được những kết quả ấn tượng cả về “chất” và “lượng”. Số
liệu thống kê của Cục Xuất nhập khẩu cho thấy, trong năm 2019, kim ngạch xuất nhập
khẩu bình quân khoảng 43 tỷ USD/tháng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 ước
đạt 516,96 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018. Trong đó, xuất khẩu tăng cao với tổng
kim ngạch ước đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018. Còn nhập khẩu được
kiểm soát tốt, cán cân thương mại duy trì thặng dư năm thứ 4 liên tiếp. Cán cân thương
mại năm 2019 ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục (9,94 tỷ USD) góp phần làm tích cực cán
cân thanh toán và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.


9

Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2015-2020 nhưng
trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành công của nước ta với
tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm
gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới; xung đột thương mại
Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn. Trong nước, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các
hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống của người dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở
mức cao. Tuy nhiên, với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục
tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, kinh tế Việt Nam
vẫn đạt kết quả tích cực với việc duy trì tăng trưởng.


10

2.1.2 Cán cân thương mại Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Hải
quan


Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước năm 2018 đạt 480,17 tỷ
USD, tăng 12,2% (tương ứng tăng 52,05 tỷ USD) so với năm trước. Trong đó trị giá hàng
hóa xuất khẩu đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% và nhập khẩu đạt 236,69 tỷ USD, tăng
11,1%. Kết thúc năm 2018, cán cân thương mại của Việt Nam vẫn thặng dư 6,79 tỷ USD.
Kết thúc năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt
517,26 tỷ USD, tăng 7,6% (tương ứng tăng 36,69 tỷ USD) so với năm 2018. Trong đó trị
giá hàng hóa xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu đạt 253,07 tỷ USD,
tăng 6,8%. Kết quả này đã góp phần đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa của cả nước
trong năm 2019 đạt thặng dư 11,12 tỷ USD.
Trong năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 545,36 tỷ
USD, tăng 5,4% với năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 282,65 tỷ USD,
tăng 7,0%, tương ứng tăng 18,39 tỷ USD và nhập khẩu đạt 262,70 tỷ USD, tăng 3,7%,
tương ứng tăng 9,31 tỷ USD. Tính cả năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa của cả
nước thặng dư 19,95 tỷ USD.


11

Năm 2020 là một năm đầy khó khăn với ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19,
nhưng thành tích xuất siêu khơng những được giữ vững mà cịn có thể lập nên kỷ lục mới.
Tuy rằng mức xuất siêu kỷ lục năm 2020 có ảnh hưởng khá lớn bởi sự suy giảm của kim
ngạch nhập khẩu, nhưng trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh diễn biến phức tạp, xuất
khẩu vẫn là điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế vững bước vào năm 2021.
2.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất
khẩu
Châu Á
ASEAN
Trung Quốc

Hàn Quốc
Nhật Bản
Châu Mỹ
Hoa Kỳ
Châu Âu
- EU(28)
Châu Đại Dương

Châu Phi
Tổng

Kết thúc tháng 12/2018, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với các châu
lục đều tăng so với năm 2017, trong đó tăng mạnh nhất là Châu Đại dương (tăng 19,1%)


tiếp theo là Châu Mỹ (tăng 14,6%). Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu
Á trong năm 2018 đạt 321,4 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm 2017 và là châu lục chiếm tỷ
trọng cao nhất (66,9%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Tiếp theo là xuất
nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước thuộc châu Mỹ đạt kim ngạch 78,37 tỷ USD, tăng
14,6% so với năm trước; với châu Âu đạt 64,11 tỷ USD, tăng 10,5%; châu Đại Dương đạt
9,31 tỷ USD, tăng 19,1%; châu Phi đạt 6,98 tỷ USD, tăng 3,9%


12

Trong năm 2019, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Mỹ đạt 96,35
tỷ USD, tăng 23% so với năm 2018, liên tục là châu lục đạt mức tăng trưởng cao nhất.
Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Á tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất
(65,4%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trị giá xuất nhập khẩu trong
năm 2019 với thị trường này đạt 338,35 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2018, trong đó trị

giá xuất khẩu là 135,45 tỷ USD, tăng 2,9% và trị giá nhập khẩu là 202,9 tỷ USD, tăng
6,6%. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu
Âu: 65,9 tỷ USD, tăng 2,8%; châu Đại Dương: 9,6 ỷ USD, tăng 4% và châu Phi: 7,07 tỷ
USD, tăng 1,2% so với năm 2018.
Trong năm 2020, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Mỹ đạt
112,02 tỷ USD, tăng 16,2% so với năm 2019, liên tục là châu lục đạt mức tăng trưởng cao
nhất. Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Á tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất
(64,7%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước. Trị giá xuất nhập khẩu trong năm
2020 với thị trường này đạt 352,97 tỷ USD, tăng 4,2% so với năm 2019, trong đó trị giá
xuất khẩu là 140,25 tỷ USD, tăng 3,4% và trị giá nhập khẩu là 212,72 tỷ USD, tăng 4,7%.
Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Âu: 63,85 tỷ
USD, giảm 3,1%; châu Đại Dương: 9,79 tỷ USD, tăng 2,4% và châu Phi: 6,72 tỷ USD,
giảm 5,0% so với năm 2019.
2.2 Xuất khẩu theo khu vực kinh tế
2.2.1 Thị trường châu Á
2.2.1.1 Thị trường ASEAN
a. Tổng quan thị trường

Theo Tổng cục Hải quan, ASEAN đã trở thành khu vực xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt
Nam, sau các thị trường Mỹ, EU và Trung Quốc. Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam đạt 25,2 tỷ USD, tăng 1,5%, chiếm 9,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Cụ thể, các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm: sắt thép các loại (đạt
2,5 tỷ USD, tăng 5,2%); điện thoại các loại và linh kiện (đạt 2,3 tỷ USD, giảm 21,2%); máy
vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 1,9 tỷ USD, giảm 15,3%); máy móc, thiết bị, dụng

cụ, phụ tùng khác (đạt 1,9 tỷ USD, tăng 4,4%); dệt may (đạt 1,5 tỷ USD, tăng 21,4%).


13


Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang ASEAN chủ yếu là Thái Lan,
Malaysia, Singapore, Philippines và Indonesia. Đáng chú ý vài năm gần đây, Thái Lan và
Indonesia đã trở thành các thị trường nhập khẩu ô tô lớn nhất của Việt Nam, vượt qua các
thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đức…
b. Tiềm năng thị trường

Những năm qua, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN chủ yếu là nông sản, thủy
sản và khoáng sản. Những mặt hàng này hầu hết được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo
Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Cụ thể, xuất khẩu nông, thủy sản
sang ASEAN năm 2019 đạt 2,69 tỷ USD, tăng 0,9%, trong đó xuất khẩu rau quả tăng
68,8%, thủy sản tăng 2,3%, gạo tăng 8,6%, chè tăng 16,9%.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, ASEAN hiện
là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của ngành thủy sản. Do được hưởng
những ưu đãi từ AFTA và các hiệp định liên quan, một số mặt hàng xuất khẩu thủy sản
như tôm, cá ngừ, cá tra… đang tăng cả về sản lượng và giá trị.
Bên cạnh thủy hải sản, dệt may cũng là nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt
Nam sang ASEAN. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang ASEAN đạt đạt
1,5 tỷ USD, tăng 21,4%.
c. Rào cản thị trường

Kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, nhất là hạ tầng phát triển kinh tế và xuất nhập
khẩu. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, đặc biệt trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trình
độ quản lý là 55% có trình độ từ trung cấp trở xuống, 43% từ phổ thông trung học và sơ
cấp trở xuống. Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các bộ
ngành, giữa Trung ương và địa phương chưa thực sự hiệu quả, dẫn tới những lúng túng
trong chính sách và xử lý các vấn đề phát sinh. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhà nước chưa
phát huy được vai trò đầu tàu trong chuyển dịch kinh tế, đổi mới và phát triển công nghệ
dù được nhiều ưu đãi nhưng chưa tương xứng với mong muốn của Chính phủ.
2.2.1.2 Các thị trường khác ở Châu Á
a. Nhật Bản



14

Kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản ghi nhận tốc độ tăng
trưởng nhanh chóng. Bằng chứng là, thương mại 2 chiều từ 8,5 tỷ USD năm 2005 đã tăng
lên 13,7 tỷ USD năm 2009 và con số này ở năm 2019 là gần 40 tỷ USD. Nhật Bản hiện là
thị trường XK lớn thứ 3 của Việt Nam.
Việt Nam và Nhật Bản có nhiều tiềm năng hợp tác thương mại bởi cơ cấu hàng hóa
của hai nước không cạnh tranh mà mang tính bổ sung cho nhau.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, cơ cấu hàng hóa xuất sang Nhật Bản 9
tháng đầu năm 2019 bao gồm hàng dệt may, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị….

trong đó nhóm hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn 19,42% đạt 2,9 tỷ USD, tăng 4,13% so
với cùng kỳ, riêng tháng 9/2019 đạt 359,58 triệu USD, giảm 10,64% so với tháng 8/2019
nhưng tăng 10,75% so với tháng 9/2018.
Đứng thứ hai là phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,9 tỷ USD, tăng 7,82% so với
cùng kỳ. Kế đến là các mặt hàng máy móc thiết bị, hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm ….
b. Hàn Quốc

Với Hàn Quốc, kim ngạch XK của Việt Nam năm 1983 chỉ đạt 22,5 triệu USD. Tuy
nhiên, đến năm 2015, quan hệ thương mại giữa hai nước đã phát triển vượt bậc khi FTA
Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) chính thức có hiệu lực. Hiện, Hàn Quốc là đối tác
thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng
66 tỷ USD; là thị trường XK lớn thứ 5 của Việt Nam.
Thị phần nơng sản Việt Nam tự hàn Quốc cịn khiêm tốn chủ yếu là do hàng Việt chưa
đáp ứng được về chất lượng và quy trình bảo quản nông sản theo yêu cầu của Hàn Quốc.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường
Hàn Quốc tháng 9/2020 đạt trên 1,79 tỷ USD, giảm 2,6% so với tháng 8/2020 và giảm

7,9% so với tháng 9/2019.
Tính chung cả 9 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu sang thị trường này đạt gần 14,48 tỷ
USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2019.


15

Điện thoại và linh kiện là nhóm hàng luôn đứng đầu về kim ngạch đạt trên 3,79 tỷ
USD, chiếm 26,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang Hàn Quốc,
giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2019; tiếp theo là nhóm hàng dệt may đạt gần 2,23 tỷ
USD chiếm 15,4%, giảm 14,2%. Nhóm máy vi tính. sản phẩm điện tử và linh kiện đạt gần
2,09 tỷ USD, chiếm 14,3%, giảm 2,7% so với cùng kỳ; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ
tùng đạt gần 1,5 tỷ USD, chiếm 10,3%, tăng 29,2%.
c. Trung Quốc

Quy mô thương mại 2 chiều từ mức chỉ 30 triệu USD năm 1991 đã tăng trưởng vượt
bậc (gần 4.000 lần) sau 30 năm. Đặc biệt, sau hơn 10 năm thực thi Hiệp định Thương mại
hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), quy mô thương mại Việt Nam – Trung Quốc
đã đạt tới 133,1 tỷ USD vào năm 2020.
Tốc độ tăng trưởng thương mại của Việt Nam với Trung Quốc luôn tăng nhanh hơn
tốc độ tăng trưởng thương mại của Việt Nam với thế giới và chiếm tỷ trọng gần 1/4 tổng
kim ngạch ngoại thương Việt Nam. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt
Nam trong suốt 15 năm qua. Việt Nam cũng đã vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn
thứ 6 của Trung Quốc trên toàn cầu và là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc
trong khối các nước ASEAN.
Có 4 nhóm hàng trên tỷ USD xuất khẩu sang Trung Quốc 6 tháng đầu năm, đó là Máy
vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; rau quả; xơ, sợi dệt.

Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,98 tỷ USD, chiếm
23,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này, tăng 7,8%

so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 1,54 tỷ USD,
chiếm 9,2%, giảm 26,3%. Hàng rau quả đạt 1,46 tỷ USD, chiếm 8,7%, giảm 1%; Xơ, sợi
dệt đạt 1,16 tỷ USD, chiếm 7%, tăng 7,3%.
2.2.2 Thị trường châu Âu
2.2.2.1 Tổng quan thị trường
Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU tăng trưởng tích cực nhờ EVFTA. Thủy
sản là mặt hàng tận dụng được ưu đãi ngay từ những ngày đầu tiên Hiệp định có hiệu lực.


16

Tính từ đầu tháng 8 đến hết tháng 9, xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU và Anh đạt
khoảng 263 triệu USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ 2 tháng năm 2019.
Một số mặt hàng có kim ngạch bắt đầu tăng từ đầu tháng 9. Cụ thể, mặt hàng gạo,
nhờ tận dụng hạn ngạch thuế quan theo EVFTA, kim ngạch xuất khẩu tháng 9 đạt 1,74
triệu USD, tăng 168% so với tháng trước. Xuất khẩu giày dép, mặc dù tiếp tục chịu tác
động lớn của việc sụt giảm nhu cầu do đại dịch COVID-19 cũng bắt đầu ghi nhận kim
ngạch tăng trưởng nhẹ trong tháng 9, đạt 307,07 triệu USD, tăng 3,5% so với tháng trước.
Qua đó, xuất khẩu của Việt Nam đã có kết quả tích cực từ khi EVFTA có hiệu lực. Tổng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU và Anh trong tháng 8 năm 2020 đạt
3,77 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 9, xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường EU và Anh đạt 3,54 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước.

2.2.2.2 Tiềm năng thị trường
Đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam, theo cam kết EVFTA, EU dành cho Việt Nam
hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát
và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm với cam
kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm. Đối
với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 – 5 năm.
Đối với xuất khẩu thủy hải sản, Việt Nam là nước có năng suất và chất lượng cá

cao, chi phí, giá thành thấp, cá xuất khẩu nước ta vì vậy có khả năng cạnh tranh hơn so
với nhiều nước và dễ vượt qua các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm của EU.
2.2.2.3 Rào cản thị trường
Thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào EU chủ yếu vẫn là hàng thô, sơ chế, những mặt
hàng chế biến sâu và hàng giá trị gia tăng còn ít, cho nên chưa vận dụng tốt những ưu đãi
về thuế mà Hiệp định khung đem lại. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng, chủ yếu
tập trung ở một số mặt hàng: Tôm, cá tra, cá ba sa, mực, cá ngừ. Mẫu mã kiểu dáng còn
đơn điệu chưa hấp dẫn khách hàng.


17

Đối với nông sản, EU đang thúc đẩy chương trình "từ nông trại đến bàn ăn" với các
yêu cầu mới khắt khe hơn rất nhiều về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ hay thậm
chí cả yếu tố bảo đảm môi trường. Ðáng lo ngại hơn, phần lớn DN Việt Nam hiện nay vẫn
thiếu thông tin về thị trường EU cũng như các quy định về hàng hóa nhập khẩu vào thị
trường này. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do cách tiếp
cận của DN còn nhiều thiếu sót.
2.2.3 Thị trường châu Mỹ
2.2.3.1 Tổng quan thị trường
Với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 97 tỷ USD năm 2019, châu Mỹ đang là thị
trường tiềm năng của hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là khách hàng khó tính
bậc nhất và có nhiều tiêu chuẩn riêng cho các doanh nghiệp, sản phẩm xuất khẩu.
2.2.3.2 Tiềm năng thị trường
Ngoài việc khai thác thị trường CPTPP, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể
nghiên cứu khả năng tận dụng những ưu đãi, các mối liên kết kinh tế và cơ sở hạ tầng sẵn
có của các nước thành viên CPTPP để qua đó đưa hàng Việt thâm nhập và mở rộng sang
các thị trường khác thuộc khu vực châu Mỹ. Đặc biệt với thị trường Mỹ trong quý I/2021
là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 21,2 tỉ USD, tăng 32,8%
so với cùng kỳ năm trước. Dự báo từ nay đến cuối năm, cùng với Trung Quốc và Châu Âu

(EU), Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam.
Khu vực này có nhiều khối liên kết kinh tế thông qua các FTA với mối ràng buộc
chặt chẽ với nhau, thí dụ như Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (USMCA, gồm Mỹ,
Canada), Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR, gồm Brazil, Argentina,
Uruguay), khối Liên minh Thái Bình Dương (AP, gồm các nước Mexico, Chile,
Colombia), Cộng đồng Andean (CAN, gồm Peru, Colombia, Ecuador).
Nếu tận dụng tốt các cơ chế liên kết kinh tế và ưu đãi thương mại này, doanh nghiệp
Việt Nam hoàn toàn có thể tìm thấy những cơ hội kinh doanh thuận lợi, đa dạng hóa mặt
hàng và thị trường xuất khẩu tại khu vực châu Mỹ, đặc biệt trong xu hướng dịch chuyển


18

chuỗi cung ứng toàn cầu và ưu tiên phục hồi, duy trì phát triển kinh tế trong và sau đại
dịch của các quốc gia như hiện nay.
2.2.3.3 Rào cản thị trường
Có những rào cản như là khoảng cách địa lý xa xôi; chưa có tuyến vận tải hàng hóa
và hành khách trực tiếp, sự khác biệt về ngôn ngữ, và việc thiếu thông tin cập nhật về tiếp
cận thị trường. Các doanh nghiệp cũng đang gặp một số khó khăn trong việc đáp ứng tiêu
chuẩn xuất xứ, vấn đề chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường.
2.2.4 Thị trường châu Đại Dương
2.2.4.1 Tổng quan thị trường
Ngoài các nước ở thị trường châu Á, châu Đại dương cũng là một thị trường đầy
tiềm năng với Việt Nam. Châu Đại dương đặc biệt là nước Úc là một nền kinh tế mở,
năng động và hội nhập hoàn toàn vào thương mại toàn cầu và thương mại khu vực châu Á
– Thái Bình Dương. Hơn 20 năm qua, thương mại hàng hoá và dịch vụ của Úc (xuất khẩu
và nhập khẩu) đã tăng trưởng trung bình 8,3%/năm (tính theo giá trị thực tế).
2.2.4.2 Tiềm năng thị trường
Năm 2020, dù thị trường Úc gặp nhiều bất lợi, Úc giảm nhập khẩu chung từ thế giới
đến 5,14% (điều chỉnh theo mùa) nhưng xuất khẩu từ Việt Nam sang Úc vẫn tăng trưởng

2,65%.
Xu hướng các năm gần đây, xuất khẩu sang Úc của ta liên tục tăng trong khi nhập khẩu
giảm. Tính cho đến thời điểm này, Úc vẫn luôn là thị trường xuất siêu của Việt Nam.

Về cơ cấu sản phẩm, bên cạnh sự gia tăng ổn định của các mặt hàng như gỗ và các
sản phẩm gỗ, đồ chơi, các sản phẩm nhựa, dây và cáp điện, dệt may và giày dép, nông sản
và thủy hải sản của Việt Nam cũng đang từng bước trở thành những mặt hàng được ưa
chuộng tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.


19

2.2.4.3 Rào cản thị trường
Hầu hết các nhà nhập khẩu châu Úc đặt hàng với số lượng nhỏ nhưng trông đợi được
chào hàng với giá thấp hơn cả ở Mỹ và hầu hết các nước châu Âu. Ngoài ra, các nhà nhập
khẩu Úc yêu cầu thời hạn giao hàng nghiêm ngặt và đưa ra các tiêu chuẩn tương đối cao.

Hầu hết người tiêu dùng Úc có thái độ khá cởi mở đối với hàng hóa nhập khẩu. Tuy
nhiên, khi hàng nội địa được đánh giá là có giá trị tương xứng thì người tiêu dùng thường
mua hàng hoá sản xuất trong nước. Số lượng lớn các nhà cung cấp từ các nước lân cận cố
gắng bán hàng vào thị trường Úc
Hầu hết các nhà nhập khẩu Úc thường ít thay đổi nhà cung cấp nước ngoài mới. Mặt
khác, họ thường tạo mối quan hệ gần gũi với những nhà cung cấp quen thuộc để đảm bảo
việc kinh doanh được liên tục và họ không thích thay đổi nhà cung cấp thường xuyên một
cách đột ngột.
2.2.5 Thị trường châu Phi
2.2.5.1 Tổng quan thị trường
Châu Phi là thị trường lớn, nhiều tiềm năng bao gồm 55 quốc gia với dân số hơn 1,2
tỷ người. Trong giai đoạn hiện nay, các nước Châu Phi đã trở thành những đối tác kinh tế
ngày càng quan trọng của Việt Nam. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2020 sang châu Phi đạt

1,2 tỷ USD
2.2.5.2 Tiềm năng thị trường
Chính phủ luôn coi trọng việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa
Việt Nam với các nước Châu Phi, nhiều hiệp định, thỏa thuận đã được ký kết nhằm tạo
hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động hợp tác kinh tế thương mại và trong nhiều
lĩnh vực khác
Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang khu vực này gồm hàng công
nghiệp, hàng nông, hàng thủy sản, hàng vật liệu xây dựng, ... Hàng Việt Nam đã từng
bước thâm nhập và có chỗ đứng tại thị trường Châu Phi, đặc biệt là hàng nông sản, thủy
sản và vật liệu xây dựng


20

Tăng trưởng kinh tế tại các nước châu Phi sẽ giúp nâng cao mức sống của người dân
khi đó mức chi tiêu vào các nhóm hàng mà nước ta có thế mạnh như nông sản, thủy sản,
dệt may, giày dép... vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiêu dùng của hầu hết người
dân các nước khu vực này.
Châu Phi sẽ trở thành khu vực mậu dịch tự do lớn nhất về số nước tham gia kể từ khi
Hiệp định thương mại tự do châu Phi (AfCFTA) chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2019.

2.2.5.3 Rào cản thị trường
Một số doanh nghiệp của một số nước làm ăn thiếu nghiêm túc và thường xuyên
dùng thủ đoạn ép giá hoặc không nhận hàng khi hàng đến cảng, điều này đã gây thiệt hại
không nhỏ cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Do năng lực tài chính có hạn nên nhà nhập khẩu châu Phi thường đề nghị mua hàng
trả chậm, hình thức CIF (giao hàng tại cảng đến) và không mở Thư tín dụng L/C (do chi
phí cao). Đây là phương thức thanh toán không an toàn gây bất lợi cho các DN Việt Nam.
Thiếu thông tin thị trường và khoảng cách địa lý cùng một số rào cản về mặt bảo hộ
thương mại. Việc giao dịch giữa các DN thường diễn ra trên mạng, nhiều DN Việt Nam vì

tin lời phía đối tác, sẵn sàng chuyển khoản hàng nghìn USD làm tiền đặt cọc mà không hề
qua các bước kiểm tra, thẩm tra cũng như tìm hiểu thông tin về đối tác.


21

CHƯƠNG 3.

THỰC TRANG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2018 – 2020

3.1 Tổng quan thực trạng xuất khẩu giai đoạn 2018 – 2020
3.1.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, cụ thế số liệu như sau:
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 6 tháng/2018 đạt 225,02 tỷ
USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước và gần với mức trị giá của cả năm 2012
(228,31 tỷ USD). Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 114,19 tỷ USD, tăng 16,3% và
nhập khẩu đạt 110,83 tỷ USD, tăng 9,6%. Mức thặng dư của cả nước trong 2 quý đầu năm
2018 đạt con số 3,36 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước năm 2018 đạt 480,17 tỷ
USD, tăng 12,2% (tương ứng tăng 52,05 tỷ USD) so với năm trước. Trong đó trị giá hàng
hóa xuất khẩu đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% và nhập khẩu đạt 236,69 tỷ USD, tăng
11,1%. Cán cân thương mại của Việt Nam vẫn thặng dư 6,8 tỷ USD.
Kết thúc ½ chặng đường của năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của
cả nước đạt 243,48 tỷ USD, tăng 8,0% (tương ứng tăng 18,1 tỷ USD) so với cùng kỳ năm


22


trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 122,53 tỷ USD, tăng 7,2% và nhập khẩu
đạt 120,94 tỷ USD, tăng 8,9%. Kết quả này đã góp phần đưa mức thặng dư thương mại
hàng hóa của cả nước trong nửa đầu năm 2019 đạt thặng dư 1,59 tỷ USD.
Kết thúc năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt
517,26 tỷ USD, tăng 7,6% (tương ứng tăng 36,69 tỷ USD) so với năm 2018. Trong đó trị
giá hàng hóa xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu đạt 253,07 tỷ USD,
tăng 6,8%. Mức thặng dư thương mại hàng hóa của cả nước trong năm 2019 đạt thặng dư
11,12 tỷ USD.
Tính đến hết quý 2/2020 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt
240,11 tỷ USD, giảm 1,4% (tương ứng giảm 3,29 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong
đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 122,79 tỷ USD, tăng 0,2% và nhập khẩu đạt 117,33 tỷ USD,
giảm 2,9%. Tính từ đầu năm đến hết tháng 6, cán cân thương mại của cả nước thặng dư 5,46
tỷ USD, là mức thặng dư khá cao so với 1,7 tỷ USD của cùng kỳ năm 2019.

Trong năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 545,36 tỷ
USD, tăng 5,4% với năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 282,65 tỷ USD,
tăng 7,0%, tương ứng tăng 18,39 tỷ USD và nhập khẩu đạt 262,70 tỷ USD, tăng 3,7%,
tương ứng tăng 9,31 tỷ USD.Tính cả năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa của cả
nước thặng dư 19,95 tỷ USD.
3.1.2 Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2020
3.1.2.1 Thực trạng hiện nay
Ta có thể thấy rằng từ năm 2018 - 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đều
tăng lên nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu hàng hóa. Và cơ cấu hàng hóa có sự dịch
chuyển tích cực giữa các nhóm hàng và hướng vào lõi công nghiệp hóa đồng thời sự điều
chỉnh phù hợp hơn với nhu cầu và xu thế phát triển thế giới.
Tỷ trọng giá trị xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp tăng. Trong khi đó, tỉ trọng nhóm
trong nhóm hàng nông, lâm. Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng lên,
chủ yếu do tăng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện, trong



23

khi tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp giảm. Đây là những xu
hướng chuyển dịch tích cực, phù hợp với xu thế chung của thế giới.
Cụ thể vào năm 2020
(1) Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 54,2 % tỷ trọng xuất khẩu
(2) Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 35,6% tỷ trọng xuất

khẩu, giảm 4,4% so với thời điểm năm 2015
(3) 10,2% là tỷ trọng của nhóm hàng nông, lâm, thủy hải sản trong cơ cấu xuất khẩu

của Việt Nam năm 2020

3.1.2.2 Phân tích nguyên nhân chuyển dịch cơ cấu
Sự chuyển dịch cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam đã mang đến những kết
quả tích cực cho sự phát triển nền kinh tế và 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự chuyển dịch
cơ cấu này.
Thứ nhất, vào năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, đây là
cơ hội cho thị trường xuất khẩu thuận lợi cho Việt Nam được mở rộng đồng thời nhận


24

biết và điều chỉnh hàng hóa phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển thế, dẫn đến cơ
cấu hàng hóa xuất khẩu đã được chuyển đổi một phần căn bản về chất.
Thứ hai, về mục tiêu định hướng của Nhà nước cho sự phát triển kinh tế hiện nay
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
(1) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại: giảm tỷ trọng nông

nghiệp, tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng tỷ trọng các sản

phẩm ứng dụng khoa học, công nghệ.
(2) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiệu quả, bền vững: giảm sản xuất

mang tính gia công, tăng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tăng tỷ
trọng công nghiệp chế tạo.
(3) Giảm phụ thuộc vào nước ngoài, thể hiện qua các mục tiêu giảm tốc độ tăng giá

trị nhập khẩu và giảm tỷ lệ nhập siêu trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu.
Ngoài ra, tác động của sự nhận thức của người dân, sự thay thế người – máy trong
cuộc sống đã thúc đẩy cho sự phát triển khoa học kỹ thuật thay thế cho gia công thủ công.
Thế giới hội nhập, Việt Nam cũng đang chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp hóa,
điều này cho thấy rằng sự chuyển dịch cơ cấu ngành đã mang tín hiệu tích cực cho nền
kinh tế Việt Nam.
3.2 Thực trạng xuất khẩu theo nhóm hàng hóa
3.2.1 Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
Nếu nói đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam được như hiện nay chúng ta không thể
không kể đến “công lao” to lớn của ngành công nghiệp nặng và khai khoáng. Ngành công
nghiệp nặng và khai khoáng là hai ngành thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài và cũng
đã và đang là ngành thúc đẩy các ngành khác phát triển. Trong đó, phải kể đến vai trò quan
trọng của ngành xuất khẩu các nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản. Ngành công
nghiệp nặng và khai khoáng không chỉ cung cấp nguyên nhiên liệu, thiết bị, tư liệu cho các
nhóm ngành khác mà chính những mặt hàng công nghiệp nặng và khoáng sản cũng dần trở
thành nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Nếu trước
kia mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất


×