Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÔNG ĐOÀN CHUYÊN ĐỀ 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.99 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Chuyên đề 6</b>


<b>PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA CƠNG ĐỒN Ở CƠ SỞ </b>
I- TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CƠNG ĐỒN
<b>1. Khái niệm</b>


Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải
quyết những nhiệm vụ nhất định dựa trên cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn. Phương
pháp có tác động rất lớn đến thành công hay thất bại của một hoạt động.


Phương pháp hoạt động cơng đồn ở cơ sở là hệ thống các cách thức, hình thức, biện
pháp làm việc của cán bộ cơng đồn và đồn viên trên cơ sở mục đích, nội dung và
nguyên tắc đã xác định nhằm thu hút công nhân, viên chức, lao động tự nguyện, tự giác,
tích cực gia nhập tổ chức và hoạt động cơng đồn là u cầu khách quan đối với cơng
đồn cơ sở trước những thay đổi về các điều kiện kinh tế, xã hội của cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp.


Phương pháp hoạt động cơng đồn được hình thành và đúc rút trong quá trình hoạt động
thực tiễn, dựa trên nền tảng lý luận khoa học vững chắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phương pháp
hoạt động cơng đồn là đặc trưng riêng, mang ''bản sắc" của tổ chức cơng đồn.


<b>2. Vai trị của phương pháp trong tổ chức hoạt động của cơng đồn ở cơ sở</b>


Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và thực tiễn
xã hội, cùng với xu hướng tồn cầu hố các quan hệ quốc tế thì việc tổ chức hoạt động
của cơng đồn ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Bản thân phương pháp hoạt động
cũng phải mang tính thống nhất và khoa học Vì vậy, việc nắm vững và vận dụng phương
pháp hoạt động cơng đồn có một tầm quan trọng đặc biệt.


Phương pháp hoạt động cơng đồn đóng vai trị là ''công cụ'' hữu hiệu trong việc tổ chức


và hoạt động cơng đồn; là căn cứ để xác định mục tiêu, phương hướng và thực hiện các
chương trình hành động của tổ chức cơng đồn, bảo đảm cho việc triển khai thực hiện các
hoạt động cơng đồn theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của tổ chức cơng đồn; là cơ sở để đánh giá khả năng
sáng tạo, năng lực vận dụng của cán bộ cơng đồn; là phương tiện cơng tác của cán bộ
cơng đồn.


Hoạt động cơng đồn nếu khơng có phương pháp, cách thức sẽ khơng có hiệu quả, không
bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Xa rời phương pháp hoạt động,
tổ chức cơng đồn sẽ khơng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Trong tổ chức, triển khai các hoạt động cơng đồn cơ sở có nhiều phương pháp thực hiện,
như phương pháp thuyết phục; phương pháp tổ chức quần chúng hoạt động; phương pháp
xây dựng hệ thống các quy chế và tổ chức hoạt động bằng quy chế; thu thập xử lý thông
tin; tham gia ý kiến đề xuất kiến nghị, đối thoại, kiểm tra, giám sát..., trong đó, có ba
phương pháp hoạt động cơ bản: phương pháp thuyết phục; phương pháp tổ chức quần
chúng hoạt động; phương pháp xây dựng hệ thống các quy chế và tổ chức hoạt động bằng
quy chế.


Cơ sở để xác định ba phương pháp cơ bản trên là do cơng đồn là một tổ chức chính trị
-xã hội mang tính chất giai cấp của giai cấp cơng nhân và tính chất quần chúng rộng lớn
nên sức mạnh của cơng đồn biểu hiện ở chỗ thuyết phục, vận động, tập hợp được đông
đảo quần chúng tự nguyện, tự giác tham gia các hoạt động của cơng đồn. Cơng đồn có
vai trị là trường học quản lý, trường học kinh tế và là trường học chủ nghĩa cộng sản.
<b>1. Phương pháp thuyết phục</b>


Thuyết phục là q trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch bằng lý lẽ và việc
làm mẫu mực để người được thuyết phục hiểu được mục đích của vấn đề, tin theo và làm
theo. Thuyết phục là một nghệ thuật nằm trong nghệ thuật giao tiếp.



Có nhiều dạng thuyết phục: thuyết phục bằng tình cảm, bằng lý trí, bằng khuyến khích lợi
ích hoặc đề cao nghĩa cử để thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ mà tham gia hoạt động.
Đối tượng thuyết phục của cơng đồn cơ sở bao gồm: đồn viên cơng đồn, công nhân,
viên chức, lao động người quản lý sử dụng lao động.


Để thuyết phục được quần chúng đòi hỏi cán bộ cơng đồn phải thâm nhập thực tiễn, sâu
sát tình hình, hiểu biết tâm tư nguyện vọng, hồn cảnh, trình độ của từng đối tượng cụ thể
để xác định nội dung và phương pháp thực hiện.


Đối với đồn viên cơng đồn, tổ chức cơng đồn thuyết phục, vận động họ hăng hái tham
gia các hoạt động cơng đồn tổ chức; tham gia phát triển đồn viên, xây dựng cơng đồn
cơ sở vững mạnh, tích cực tham gia lao động, sản xuất, giúp đỡ nhau trong cuộc sống;
phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh,
vào công tác và công việc hằng ngày nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp; khơng ngừng nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, chun mơn, nghiệp vụ,
trình độ giác ngộ lý luận, chính trị, hiểu biết pháp luật…, đáp ứng ngày càng cao u cầu
của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Đối với người lao động chưa phải là đồn viên cơng đồn, tổ chức cơng đồn vận động,
thuyết phục họ gia nhập cơng đồn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.


Đối với người sử dụng, chủ doanh nghiệp:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Ở những doanh nghiệp, đơn vị đã có cơng đồn, cơng đồn thuyết phục họ tạo điều kiện
thuận lợi để cơng đồn hoạt động và phối hợp cùng tổ chức cơng đồn chăm lo, nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, viên chức, lao động; thực hiện các chế độ,
chính sách, các quy định của pháp luật đối với người lao động theo luạt định vì sự ổn
định và pháp triển bền vững của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.


Khi thuyết phục, cán bộ cơng đồn phải là người có uy tín, có trình độ hiểu biết nhất


định, có cái ''tâm'' và cái ''tầm" của người làm công tác quần chúng. Điều đó biểu hiện
bằng hành vi, lối sống, chuẩn mực, tri thức, lý luận, tâm lý, khả năng truyền cảm, bằng
lịng nhiệt tình, tâm huyết và sự gắn bó với người lao động nói chung. Con đường thực
hiện thuyết phục được tiến hành theo trình tự từ tình cảm đến lý trí, từ kinh tế đến chính
trị, từ thói quen hằng ngày đến phong tục tập quán, đến sống, làm việc theo Hiến pháp và
pháp luật…


Phương châm của thuyết phục là tinh nhanh, khôn khéo, thông minh, linh hoạt trong ứng
xử; biết chớp thời cơ để đạt được mục đích của người thuyết phục.


Khi sử dụng phương pháp thuyết phục, cán bộ cơng đồn ở cơ sở dựa trên các quy định
về chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của Cơng đồn làm
phương tiện, căn cứ để thực hiện thuyết phục kết hợp với các biện pháp kinh tế, hành
chính, giáo dục, tình cảm; kết hợp chặt chẽ công tác giáo dục tư tưởng chính trị với
khuyến khích bằng lợi ích vật chất, khắc phục mọi biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh, gò ép
quần chúng; tránh tình trạng ''nói hay, làm dở'' "quy chụp", "đao to, búa lớn", ''sáo mòn,
cũ kỹ"; giáo điều, khô khan, chưa đi sâu vào thực chất, hời hợt, khơng phù hợp với từng
đối tượng, từng hồn cảnh và môi trường công tác cụ thể.


Kinh nghiệm ở những cơng đồn cơ sở vững mạnh cho thấy, nơi nào cơng đồn cơ sở
làm tốt cơng tác thuyết phục, vận động người lao động thì nơi đó tập hợp được đa số
công nhân viên chức lao động gia nhập tổ chức cơng đồn.


Trong đổi mới phương pháp thuyết phục của cơng đồn cơ sở hiện nay, cần chú trọng:
- Những nội dung thiết thực liên quan đến quyền lợi của công nhân, lao động; nắm bắt
tâm tư, nguyện vọng, kịp thời giải quyết bức xúc, kiến nghị của người lao động, nhất là
công nhân, lao động khu vực kinh tế ngồi nhà nước.


- Bồi dưỡng cho cơng nhân, viên chức, lao động về phẩm chất, đạo đức cách mạng, về
chủ nghĩa anh hùng cách mạng của giai cấp công nhân, bồi dưỡng văn hóa, khoa học, kỹ


thuật và kiến thức quản lý xí nghiệp; thực hiện tốt có hiệu quả việc "Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".


<b>2. Tổ chức quần chúng hoạt động</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước.


Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước với nội dung thiết thực, phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh của doanh nghiệp, như phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo, thi đua lao
động sản xuất đạt năng suất cao, chất lượng tốt...


- Tổ chức tham gia xây dụng Thỏa ước lao động tập thể, quy chế dân chủ của đơn vị, đối
thoại giữa công nhân, viên chức, lao động với người quản lý, sử dụng lao động.


- Tổ chức các hoạt động, các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao nhằm nâng cao đời
sống tinh thần cho công nhân, lao động…


- Tổ chức hội nghị người lao động hằng năm; sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời
những người có thành tích trong các phong trào thi đua; tổ chức sinh hoạt tổ cơng đồn,
các cuộc sinh hoạt chuyên đề gọn nhẹ, thường xuyên, thiết thực.


Yêu cầu đối với các hoạt động tổ chức nêu trên là:


- Khoa học, sinh động, hấp dẫn, thu hút công nhân, viên chức, lao động tham gia.


- Có hiệu quả thiết thực, thúc đẩy sản xuất, công tác, nâng cao năng suất lao động và hiệu
quả quản lý kinh tế, tăng cường cải tiến, quản lý, giải quyết những khó khăn cụ thể về sản
xuất và đời sống của công nhân, viên chức, lao động.


- Qua đó, cơng đồn cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao uy tín và sức mạnh


của mình; tạo mối quan hệ mật thiết giữa cơng đồn và quần chúng.


Cần xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết với các nội dung sau:


- Thành lập các ban quần chúng, các cơng đồn bộ phận, tổ tun truyền, vận động gồm
các đồn viên có nhiệt tình, có năng lực, năng khiếu làm xung kích cho các hoạt động.
- Thành lập mạng lưới cộng tác viên của tổ chức cơng đồn, phân cơng cho mỗi đồn
viên đảm nhiệm một công việc thuộc nội dung hoạt động của tổ cơng đồn; hướng dẫn
giúp đỡ cơng nhân, lao động xây dựng kế hoạch cá nhân với những nội dung, chỉ tiêu,
tiến độ thời gian thực hiện, bảo đảm cho các hoạt động phát huy tác dụng một cách thiết
thực, tránh phơ trương, hình thức lãng phí thời gian, công sức.


- Chỉ đạo, hướng dẫn công nhân lao động lựa chọn các hình thức hoạt động phù hợp với
tình hình tổ chức sản xuất, cơng tác, sinh hoạt ở từng nơi, từng lúc.


- Theo dõi, kiểm tra hoạt động của đoàn viên, tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm
hoạt động, khắc phục tình trạng thiếu gắn bó giữa các đoàn viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Đối với những hoạt động có tính chất nhất thời, khơng thường xun như hội nghị công
nhân, viên chức, người lao động, hội thao kỹ thuật, nghiệp vụ, hội diễn văn nghệ, hội thi,
hội thảo, tham quan, du lịch... cần tổ chức các ban giúp việc để giúp cơng đồn tổ chức,
vận động quần chúng tham gia vào một hoạt động cụ thể, các ban này sẽ tự giải thể sau
khi các hoạt động kết thúc.


Trong khi tổ chức cho công nhân, viên chức, lao động hoạt động, cơng đồn cơ sở tìm
tịi, phát hiện nhân tố mới bồi dưỡng, xây dựng thành điển hình tiên tiến làm nịng cốt
cho hoạt động cơng đồn và phong trào thi đua của công nhân lao động. Các hoạt động
do cơng đồn ở cơ sở tổ chức và phát động là trường học để rèn luyện đào tạo những con
người mới, giàu lịng u nước, có ý thức làm chủ tập thể và giác ngộ giai cấp, những con
người sáng tạo trong lao động, nhạy cảm trong khoa học cơng nghệ, biết làm giàu cho


mình và cho xã hội; là đại biểu ưu tú để giới thiệu cho Đảng kết nạp vào hàng ngũ của
Đảng.


Hiện nay, ngoài giờ làm việc, công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế
xuất sống và sinh hoạt tập trung tại các khu nhà trọ, khu lưu trú, khu nhà ở cho công
nhân. Để tập hợp và tổ chức tốt cho công nhân, viên chức, lao động tham gia các hoạt
động, cơng đồn cơ sở cần xây dựng mạng lưới cộng tác viên, giúp kịp thời nắm bắt diễn
biến tâm trạng, tư tưởng, đời sống của công nhân, lao động và tổ chức những hoạt động
có ích của cơng đồn. Cơng đồn cơ sở phối hợp với chính quyền địa phương, các đồn
thể chính trị - xã hội ở cơ sở như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... để tổ chức tốt các hoạt
động chuyên đề như sinh đẻ có kế hoạch, xây dựng gia đình văn hóa, giúp nhau xóa đói,
giảm nghèo, tiết kiệm, phịng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, tội phạm và các tệ nạn
xã hội khác.


<b>3. Xây dựng hệ thống quy chế và tổ chức hoạt động bằng quy chế</b>


Quy chế là tổng thể những điều quy định thành chế độ bắt buộc để mọi người thực hiện
trong những hoạt động nhất định nào đó. Xây dựng hệ thống quy chế và tổ chức hoạt
động bằng quy chế là việc cơng đồn tham gia xây dựng các quy định và tổ chức thực
hiện theo quy định đã được xây dựng.


Nghị quyết 8B của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI coi việc "tiếp tục xây dựng
và thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa chính quyền các cấp với mặt trận và các đoàn thể"
là một trong những nội dung đổi mới công tác vận động quần chúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Xây dựng và tham gia các quy chế và tổ chức thực hiện theo các quy chế là một trong
những nội dung đổi mới hoạt động cơng đồn. Để hoạt động này phát huy tác dụng, cán
bộ cơng đồn cần am hiểu luật pháp, nắm vững chức năng, nhiệm vụ của cơng đồn, đặc
điểm tình hình của cơ quan, đơn vị tiến hành dự thảo quy chế, tổ chức cho các thành viên
có liên quan tham gia xây dựng quy chế. Quy chế của một cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp


được ban hành là "luật" được thu nhỏ, phải phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị,
nhưng không trái với những quy định của pháp luật và Điều lệ của Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam.


Các quy chế cần xây dựng và thực hiện là:


- Quy chế hoạt động trong nội bộ của cơng đồn cơ sở.


Đây là những quy định về lề lối làm việc, nhiệm vụ và trách nhiệm của ban chấp hành,
của chủ tịch, của các ủy viên ban chấp hành và các chức danh khác của cơng đồn cơ sở.
<b>- Quy chế phối hợp hoạt động giữa ban chấp hành với thủ trưởng cơ quan đơn vị cùng</b>
<i>cấp.</i>


Đây là những quy định về cơ chế phối hợp hoạt động giữa ban chấp hành cơng đồn với
thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhằm giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai bên và tạo
điều kiện hỗ trợ nhau thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên vì mục đích
chung của cơ quan, đơn vị.


- Quy chế quản lý cơ quan, đơn vị


Đây là những quy định trách nhiệm, quyền hạn của mỗi thành viên trong cơ quan, đơn vị
nhằm góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị không ngừng phát triển.


- Quy chế dân chủ ở cơ sở


Đây là những quy định nhằm thực hiện chế độ dân chủ, công khai trong hoạt động của cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm phát huy quyền làm chủ của cơng nhân, viên chức, lao
động, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong sạch vững mạnh; xây dựng
đội ngữ cán bộ, cơng chức có đủ năng lực, phẩm chất, làm việc có năng suất, hiệu quả;
ngăn chặn được những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội trong đội ngũ cán bộ, công


nhân, viên chức, lao động ở cơ sở.


<b>4. Một số phương pháp công tác khác của cơng đồn ở cơ sở</b>


Ngồi các phương pháp kể trên, trong q trình tổ chức hoạt động, cơng đồn ở cơ sở có
thể vận dụng thêm nhiều hình thức khác để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả các hoạt động.
Đó là, nắm bắt và xử lý kịp thời các thông tin; tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo; kiểm
tra và tự kiểm tra; xây dựng các điển hình tiên tiến và tổ chức thi đua với các điển hình
tiên tiến; hình thành dư luận xã hội…


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Trong công tác tổ chức và chỉ đạo hoạt động, tổ chức cơng đồn ở cơ sở là nơi tiếp nhận
rất nhiều nguồn thông tin khác nhau: Thông tin từ các cuộc họp chuyên môn, hội nghị
chuyên đề, nghiên cứu, quán triệt nghị quyết; thông tin phản ánh từ các tổ chức cơng
đồn, cơng đồn bộ phận, từ tiếp xúc với công nhân lao động; thông tin từ các phương
tiên thông tin đại chúng và các điều kiện của giao tiếp xã hội, số lượng và các điều kiện
của giao tiếp xã hội; số lượng và các nguồn thông tin ngày càng tăng lên, phản ánh đa
dạng hơn các lĩnh vực vô cùng phong phú của đời sống xã hội. Cán bộ cơng đồn ở cơ sở
cần chọn lọc và xử lý từng thông tin.


Những nội dung thông tin chủ yếu mà tổ chức cơng đồn ở cơ sở nhất thiết phải nắm
được là: tình hình sản xuất kinh doanh, công tác của đơn vị, doanh nghiệp; việc thực hiện
các chế độ chính sách, pháp luật với cơng nhân lao động; tâm tư, nguyện vọng và những
vấn đề bức xúc trong công nhân lao động như đời sống, việc làm, thu nhập, nhà ở, nhà trẻ
nơi sinh hoạt văn hóa…; những thơng tin có liên quan đến tổ chức và hoạt động cơng
đồn.


Việc xử lý thơng tin cần tuân thủ các bước sau:


- Phân loại, phân cấp, xác minh độ tin cậy của thông tin.



- Nghiên cứu xác định các biện pháp xử lý theo từng vấn đề và phân cấp, trong đó có vấn
đề có thể gặp trực tiếp thủ trưởng đơn vị, đồn viên, cơng nhân, viên chức, lao động; có
vấn đề phải đưa ra ban thường vụ, ban chấp hành, hoặc báo cáo đảng ủy cơng đồn cấp
lên xin ý kiến chỉ đạo giải quyết.


- Thông báo kết quả giải quyết cho người hoặc nơi cung cấp thông tin yêu cầu xử lý.
- Để phát huy tác dụng, hiệu quả của thông tin, cán bộ cơng đồn cơ sở phải nỗ lực triển
khai thực hiện xử lý kịp thời các thơng tin, bảo đảm tính thời gian của sự việc.


- Thông qua việc xử lý thơng tin, cơng đồn cơ sở giúp cho cơng nhân lao động hiểu các
thơng tin chính xác có lợi, bỏ qua các thông tin thất thiệt, gây rối của các phần tử cơ hội,
diễn biến hồ bình của các thế lực thù địch. Cơng đồn cơ sở định hướng và tổ chức cho
công nhân, lao động hoạt động, hạn chế tối đa sự phản ửng dây chuyền của những thông
tin nóng, như vấn đề lương, thưởng, chế độ, chính sách mới về thời gian làm việc, nghỉ
hưu sớm, mất sức, phân phối các phúc lợi xã hội, phúc lợi tập thể. . .


<i>b) Tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Phạm vi các cuộc tọa đàm, hội thảo theo các chuyên đề có thể diễn ra với nhiều đối tượng
như trong ban thường vụ, trong ban chấp hành hoặc theo các đơn vị tổ, bộ phận cơng
đồn


Các công việc của tổ chức tọa đàm, hội thảo gồm:


- Trước khi tổ chức tọa đàm, hội thảo, chủ tịch cơng đồn cần chuẩn bị, xác định rõ nội
dung, u cầu, đối tượng vấn đề cần nghiên cứu, trao đổi.


- Trong khi tọa đàm, hội thảo, cần chủ động, linh hoạt hướng dẫn, điều chỉnh các phát
biểu, tạo sự tranh luận sơi nổi, có trách nhiệm, hướng vào giải quyết các vấn đề đặt ra.
<i>+ Sau hội thảo, tọa đàm cần tổng hợp các ý kiến, phản ánh các ý kiến của đa số, những</i>


đề xuất mới, báo cáo kết quả trực tiếp và gián tiếp của hội thảo, tọa đàm lên cấp ủy đảng,
lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp và cơng đồn cấp trên.


<i>c) Kiểm tra và tự kiểm tra</i>


Kiểm tra là nguyên tắc khoa học trong tổ chức thực hiện các hoạt động cơng đồn góp
phần xây dựng, củng cố tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ cơng đồn, gắn bó đồn viên,
cơng nhân, viên chức và lao động với tổ chức cơng đồn; thực hiện tốt chức năng đại diện
và bảo vệ lợi ích hợp pháp cho công nhân, viên chức, lao động; tham gia quản lý cơ quan,
đơn vị doanh nghiệp.


Mục đích của kiểm tra và tự kiểm tra là làm cho cán bộ, đoàn viên thực hiện tốt nhiệm vụ
của mình và phục vụ cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên cơng đồn, cơng
nhân, viên chức, lao động.


Nội dung của kiểm tra là theo dõi, đôn đốc việc thực hiện hiệu quả công việc của từng bộ
phận cá nhân trong tổ chức. Đó là việc kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách tiền lương,
tiền cơng, thực hiện các chính sách xã hội, nhất là chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, bảo hiểm thất nghiệp... đối với cơng nhân, viên chức, lao động và gia đình họ.


Thời gian, hình thức thực hiện hoạt động kiểm tra của cơng đồn ở cơ sở là định kỳ và
thường xun để phát hiện, bổ sung, uốn nắn, rút kinh nghiệm làm việc tốt hơn.


Phương châm của công tác kiểm tra là kết hợp giữa kiểm tra và tự kiểm tra, trong đó tự
kiểm tra là chính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9></div>

<!--links-->

×