Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

kiem tra 90 vat li 10nc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.66 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 10 - LẦN 2. TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN. Ngày thi: 15/1/2012 I.. Thời gian làm bài: 90 phút. TRẮC NGHIỆM (5 điểm). Câu 1. Yếu tố nào sau đây không phụ thuộc hệ quy chiếu? A. Vật làm mốc. B. Hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc. C. Vật chuyển động. D. Mốc thời gian và một đồng hồ.. Câu 2. Trong chuyển động thẳng đều đại lượng nào sau đây không phải là một hằng số? A. Tốc độ tức thời. B. Tốc độ trung bình. C. Tọa độ ban đầu. D. Tọa độ.. Câu 3. Một ô tô chạy trên một đường thẳng. Trên nửa đầu của đường đi ô tô chuyển động với vận tốc không đổi v1 = 40km/h. Trên nửa đoạn đường còn lại ô tô chuyển động với vận tốc không đổi 60km/h. Tốc độ trung bình của ô tô trên cả quãng đường là: A. 40km/h 48km/h. C. 50km/h. B.. D. 60km/h. Câu 4. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Trong chuyển động thẳng biến đổi đều của một vật: A. Gia tốc tức thời của vật không đổi theo thời gian. B. Tốc độ tức thời của vật phụ thuộc bậc nhất với thời gian. C. Tọa độ của vật phụ thuộc vào thời gian theo một hàm bậc 2. D. Quãng đường đi được tỉ lệ thuận với thời gian. Câu 5. Phương trình chuyển động nào sau đây gắn với vật chuyển động thẳng nhanh dần đều? A. x = 2 + 3t – 0,5t2. B. x = 10-2t2. C. x = -0,5t + 2t 2. D. x = 20 + 10t Câu. 6. Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 54km/h thì người lái xe hãm phanh. Ô tô chuyển động thẳng chậm dần đều sau 6 giây thì dừng lại. Quãng đường mà ô tô chạy thêm được kể từ lúc hãm phanh là bao nhiêu? A. 45m. B. 82,6m. C. 252m. D. 135m. Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của gia tốc rơi tự do? A. Phương thẳng đứng. B. Chiều từ trên xuống dưới. C. Độ lớn không thay đổi theo độ cao. D. Độ lớn phụ thuộc vào vĩ độ địa lý. Câu 8. Một vật được thả rơi từ máy bay ở độ cao 80m. Tính thời gian rơi, coi rằng vật rơi tự do và lấy g = 10m/s2 ?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. 2,8s. B. 4s. C. 2s. D. 8s. Câu 9. Từ mặt đất, một vật được ném thẳng đứng lên cao với tốc độ ban đầu 15m/s. Lấy g = 10m/s2. Thời gian kể từ lúc ném đến lúc vật ở độ cao 10m so với mặt đất là : A. 1,4s. B. 1,5s. C. 2s. D. 0,5s. Câu 10. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Trong chuyển động tròn đều của một chất điểm thì A. Vận tốc của chất điểm không đổi theo thời gian. B. Tốc độ của chất điểm không thay đổi theo thời gian. C. Gia tốc của chất điểm luôn hướng vào tâm. D. Độ lớn của gia tốc không đổi theo thời gian. Câu 11. Một đĩa tròn có bán kính 20cm quay đều quanh trục đối xứng của nó. Đĩa quay một vòng hết 0,2s. Hỏi tốc độ dài của một điểm nằm trên mép đĩa bằng bao nhiêu? A. 62,8m/s. B. 3,14m/s. C. 628m/s. D. 6,28m/s. Câu 12. Hai ô tô chuyển động thẳng đều trên hai đường thẳng vuông góc với nhau với tốc độ lần lượt là 30km/h và 40km/h. Tốc độ tức thời của xe này so với xe kia là: A. 10km/h. B. 35km/h. C. 50km/h. D. 70km/h. Câu 13. Dưới tác dụng của một lực, một chất điểm chuyển động nhanh dần đều trên một mặt ngang không ma sát. Nếu ngừng tác dụng lực nói trên thì vật: A. vẫn chuyển động nhanh dần đều. B. sẽ chuyển động chậm dần đều. C. sẽ chuyển động tròn đều. D. sẽ chuyển động thẳng đều. Câu 14. Một vật chịu tác dụng đồng thời của hai lực F 1 = 6N, F2 = 8N. Độ lớn của hợp lực của hai lực đó không thể là: A. 2N. B. 16N. C. 14N. D. 10N. Câu 15. Một vật nằm yên trên một mặt phẳng nghiêng thì vật chịu tác dụng của mấy loại lực cơ học? A. 3 loại. B. 2 loại. C. 1 loại. D. 4 loại. Câu 16. Dùng một lực kéo F = 12N hướng theo phương ngang để kéo một hòm gỗ trượt trên mặt đất nằm ngang. Biết khối lượng của hòm là 10kg, hệ số ma sát trượt giữa hòm và mặt đất là 0,1. Lấy g = 10m/s2. Quãng đường hòm chuyển động được trong thời gian 5s kể từ khi bắt đầu chuyển động là A. 2,5m. B. 12m. C. 5m. D. 24m.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 17. Một vật có khối lượng 1kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10N. Khi chuyển động đến một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu niu tơn? A. 1N. B. 2,5N. C. 5N. D. 10N. Câu 18. Một vật có khối lượng m, được ném ngang từ độ cao h với vận tốc ban đầu v 0. Tầm bay xa của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. m và v0. B. m và h. C. v0 và h. D. m, v0 và h. Câu 19. Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100N/m để lò xo dãn ra được 10cm? Lấy g = 10m/s2. A. 1kg. B. 0,5kg. C. 1,02kg. D. 100kg. Câu 20. Một vận động viên môn hốc cây ( môn khúc quân cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu 10m/s. Hệ số ma sát trượt giữa bóng và mặt băng là 0,10. Hỏi quả bóng đi được đoạn đường bằng bao nhiêu thì dừng lại? Lấy g = 9,8m/s2. A. 39m. B. 45m. C. 51m. D. 57m. Câu 21. Một vật có khối lượng 0,5kg móc vào lực kế trong buồng thang máy. Thang máy đang đi xuống và được hãm với gia tốc 1m/s2. Số chỉ của lực kế là bao nhiêu? Lấy g = 9,8m/s2. A. 0,5N. B. 5,4N. C. 4,9N. D. 4,4N. Câu 22. Trong trường hợp nào sau đây không xuất hiện lực đàn hồi tác dụng vào vật? A. Vật rơi tự do B. Vật trượt trên mặt bàn nằm ngang. C. Vật lăn trên mặt đất. D. Vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng. Câu 23. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của một lò xo A. tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo B. tỉ lệ thuận với độ cứng của lò xo C. phụ thuộc vào bản chất của lò xo D. có tác dụng chống lại sự biến dạng của lò xo. Câu 24. Hãy chọn câu đúng..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Chiều của lực ma sát nghỉ A. ngược chiều với vận tốc của vật. B. ngược chiều với gia tốc của vật. C. ngược chiều với thành phần của ngoại lực song song với mặt tiếp xúc. D. Vuông góc với mặt tiếp xúc. Câu 25. Tác dụng lực F vào vật có khối lượng m 1 thì vật thu được gia tốc a 1 = 6m/s2. Tác dụng lực F nói trên vào vật có khối lượng m 2 thì vật thu được gia tốc a2 = 4m/s2. Nếu tác dụng lực F nói trên vào vật có khối lượng (m 1+ m2) thì vật thu được gia tốc bằng bao nhiêu? (Biết các vật đặt trên mặt phẳng ngang, lực F có phương ngang, không đổi cả hướng và độ lớn) A. 2m/s2 II.. B. 2,4 m/s2. C. 5m/s2. D. 10m/s2.. TỰ LUẬN (5 điểm). Câu 1. (2 điểm) Một vật có khối lượng m = 2kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,25. Tác dụng lên vật một lực ⃗F song song với mặt bàn. Cho g = 10m/s2. Tính gia tốc chuyển động của vật trong mỗi trường hợp sau: a) F = 4N b) F = 6N Câu 2. (1 điểm). Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên l0 = 30cm, độ cứng k = 100N/m, đầu trên được treo vào điểm O, đầu dưới có treo vật khối lượng m = 100g. Cho toàn bộ hệ thống quay đều quanh trục thẳng đứng đi qua O với tốc độ góc , khi đó trục của lò xo hợp với phương thẳng đứng một góc 600. Lấy g = 10m/s2. Hãy xác định tốc độ góc  và chiều dài lò xo khi đó. Câu 3. (2 điểm). Cho hệ thống như hình vẽ: m1 = 3kg, m2 = 2kg, góc giữa mặt nghiêng và mặt ngang là  = 300. Ban đầu m1 được giữ ở vị trí thấp hơn m 2 một đoạn h = 0,75m. Thả cho hai vật chuyển động. Bỏ qua ma sát khối lượng ròng rọc và dây. Cho g = 10m/s2. a) Hai vật sẽ chuyển động theo chiều nào? b) Bao lâu sau khi hai vật bắt đầu chuyển động, hai vật sẽ ở ngang nhau? c) Tính lực nén tác dụng lên trục ròng rọc. m1. . m2 h.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I. Trắc nghiệm: mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,2 điểm 1C 2D 3B 4D 5B. 6A 7C 8B 9C 10A. 11D 12C 13D 14B 15A. 16A 17B 18C 19A 20C. 21B 22A 23B 24C 25B. II. Tự luận: 5 điểm Vẽ hình, xác định các lực tác dụng lên vật Viết được phương trình định luật II Niu tơn và chiếu. 0,25đ 0,5đ. được lên hai phương nằm ngang và thẳng đứng Câu 1 (2 điểm). Câu 2 (1 điểm). F – Fms = ma và - P + N = 0 Tính được độ lớn lực ma sát trượt: Fms = 5N a) Tính được a = 0 b) Tính được gia tốc : a = 0,5m/s2 Vẽ hình biểu diễn đúng các lực tác dụng lên vật Viết được biểu thức Fđh = k(l –l0) Tính được l = 32cm Tính được  = 7,9 rad/s Vẽ hình, biểu diễn đúng các lực tác dụng lên mỗi vật. 0,25 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ. a) Tính được : P2 = 20N, P1sin = 15N. Và chỉ ra Vì P2 > P1sin nên vật 2 đi xuống vật 1 đi lên. b) Tính được: gia tốc chuyển động của hệ a = 1m/s2 và Câu 3 (2 điểm). 0,75đ. lực căng dây T = 18N; thời gian chuyển động để hai vật ở ngang nhau là t = 1s c) Tính được lực nén lên trục ròng rọc F = 31,2N. 0,5đ. ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHỐI 10 – LẦN 2 (15/1/2012) I. Trắc nghiệm(5 điểm) mỗi câu đúng được 0,2 điểm 1 2 3 4 5. 132 A B D D C. 209 B B C D C. 357 B D C B A. 485 A D B B C. 570 B B C B D. 628 C D A A D. 743 C B A B D. 896 C C A D A.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25. B B B C D A D C B A D C A A A C B C D B. B D C B D A B D C A A A A A C B C D B D. D A B D C B A B C D A C D C A C D A B C. A B B A B C B A B C D D D A C D A C C D. D C A B D B D C C D A C C A A D A C B A. B A B A B A C A D D D C C C D B C A B B. C C B A B C D A C C A D A D B C A B D D. C B B C B D B A A C C B D D D A C A B D. II. Tự luận: 5 điểm Vẽ hình, xác định các lực tác dụng lên vật Viết được phương trình định luật II Niu tơn và chiếu. 0,25đ 0,5đ. được lên hai phương nằm ngang và thẳng đứng Câu 1 (2 điểm). Câu 2 (1 điểm). F – Fms = ma và - P + N = 0 Tính được độ lớn lực ma sát trượt: Fms = 5N a) Tính được a = 0 b) Tính được gia tốc : a = 0,5m/s2 Vẽ hình biểu diễn đúng các lực tác dụng lên vật Viết được biểu thức Fđh = k(l –l0) Tính được l = 32cm Tính được  = 7,9 rad/s Vẽ hình, biểu diễn đúng các lực tác dụng lên mỗi vật a) Tính được : P2 = 20N, P1sin = 15N. Và chỉ ra. 0,25 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ. Vì P2 > P1sin nên vật m2 đi xuống vật m1 đi lên. b) Tính được: gia tốc chuyển động của hệ a = 1m/s2 và Câu 3 (2 điểm). 0,75đ. lực căng dây T = 18N; thời gian chuyển động để hai vật ở ngang nhau là t = 1s c) Tính được lực nén lên trục ròng rọc F = 31,2N. 0,5đ.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×