Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

SKKN doi moi tiet SHCN 2012 Lenhu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.93 MB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Duyệt của hội đồng khoa học …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………….. I. ĐẶT VẤN ĐỀ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1. Lí do chọn đề tài “Nhân cách của học sinh PTTH là nhân cách của con người trẻ tuổi đang được chuẩn bị để thực hiện chức năng của một công dân có học vấn được quyền tham gia các hoạt động lao động, học tập và các mối quan hệ giao lưu xã hội. Nhân cách của các em được hình thành trong các quá trình xã hội hoá và giải quyết các mâu thuẫn : mâu thuẫn giữa sự phát triển mạnh mẽ về thể lực và trí lực; những ước mơ khác nhau với khả năng thực hiện theo một định hướng xác định phù hợp với năng lực và điều kiện vốn có của bản thân và gia đình; mâu thuẫn giữa lượng thông tin lớn về kinh tế, chính trị, xã hội… trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật – công nghệ hiện nay với tiềm năng xử lý, chọn lọc thông tin đó; mâu thuẫn giữa khối lượng học tập lớn ở giai đoạn cuối của các cấp phổ thông với nhu cầu giao tiếp và những nhu cầu hoạt động khác của tuổi trẻ; mâu thuẫn giữa tính đa dạng, phong phú của nghề nghiệp xã hội bên cạnh những yêu cầu ngày càng cao về tri thức với vốn thời gian và điều kiện học tập có hạn của học sinh…Có thể nói, thời kỳ PTTH là thời kỳ phát triển mạnh mẽ về các mặt, nhất là về tình cảm đạo đức, thẩm mỹ, nhu cầu và xu hướng nghề nghiệp, nhu cầu giao tiếp… Trong sự phát triển nhân cách của lứa tuổi này, nổi bật hơn cả là sự phát triển của sự tự ý thức. Đó là sự tự khẳng định của mình về mặt lý trí, biết nhìn nhận những suy nghĩ và hành vi của mình so với chuẩn mực của tập thể, thấy được cái tôi của mình đối với gia đình và xã hội. Mức độ phát triển ý thức sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống tâm lý của các em cũng như sự hình thành mối quan hệ của các em với mọi người xung quanh.” ( Trích “ Những điều giáo viên chủ nhiệm cần biết”- Nhà xuất bản lao động - 2009) Chính vì thế mà vai trò của giáo viên THPT, nhất là giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng. Riêng đối với giáo viên được phân công chủ nhiệm lớp 10-ngưỡng cửa đầu tiên của THPT- tập hợp học sinh từ nhiều trường THCS đến,.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> công tác chủ nhiệm không phải dễ dàng. Làm sao để các học sinh trong lớp mình chủ nhiệm biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau; biết tuân thủ tốt nội quy trường lớp; hiểu được tâm huyết của người thầy trong công tác rèn luyện, giáo dục học sinh ? Với thời gian sinh hoạt chủ nhiệm là 1 tiết trong mỗi tuần và các thời gian sinh hoạt 15 phút đầu mỗi buổi học, giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và bản lĩnh của mình để xây dựng, duy trì nề nếp tốt cho lớp chủ nhiệm mà không gây nhàm chán cho cả học sinh và giáo viên. Đó là lý do chúng tôi làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm này: Đổi mới nội dung tiết sinh hoạt chủ nhiệm ở lớp 10. 2. Mục đích nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm được viết ra nhằm chia sẻ với đồng nghiệp về một số nội dung đổi mới tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp nhằm giúp cho tiết sinh hoạt chủ nhiệm thêm sinh động, bớt nhàm chán, khô khan, giúp cho học sinh biết đoàn kết, yêu thương nhau, có thái độ đúng đắn trong cuộc sống, biết phấn đấu để hoàn thiện mình. 3. Phạm vi nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và tìm tòi, chúng tôi tập trung một số chủ đề sau, chủ yếu dành cho học sinh lớp 10. -Tôi là ai. -Trò chơi vận động. -Học như thế nào. -Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình. -Những dòng cảm xúc về thầy cô. -Thanh niên với Bác Hồ. -Ma tuý và những chất gây nghiện trong học đường. -Thanh niên với vấn đề lập nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Giáo dục là một quá trình lâu dài, trong đó người làm giáo dục phải áp dụng nhiều biện pháp, từ khâu tổ chức, giáo dục, đến tác động vào từng cá nhân và tập thể. Quá trình đó cũng không phải chỉ diễn ra trong một hay hai ngày mà là quá trình tác động lâu dài, như dân gian thường nói “mưa dầm thấm lâu”. Vào mỗi tiết sinh hoạt cuối tuần, chúng tôi thường dành khoảng 30 phút sau khi tổng kết lớp là cho học sinh sinh hoạt theo một số chủ đề như sau: Chủ đề 1 : Tôi là ai ? Giáo viên có thể giúp cho học sinh trong lớp nắm rõ về các thông tin cá nhân của nhau qua trò chơi tự giới thiệu: “Tôi là ai ?”. Trong nội dung tự giới thiệu đó, giáo viên nên gợi ý cho học sinh bằng cách chính bản thân giáo viên phải tự xây dựng cho mình một nội dung giới thiệu khái quát, phong phú nhưng không kém phần dí dỏm vui nhộn để tạo không khí vui tươi, hấp dẫn ngay từ đầu. Giáo viên là người dẫn chương trình nên phải biết chuyển ý, gợi mở, đặt câu hỏi bổ sung cho phần giới thiệu của từng em. Do đó, trước khi tổ chức trò chơi này giáo viên phải cho học sinh viết bản lý lịch cá nhân vào 15 phút sinh hoạt đầu buổi. Bản lí lịch cá nhân ấy nhất thiết phải có thêm phần: Năng khiếu , sở thích, ước mơ. Giáo viên chủ nhiệm phải biết khéo léo nhấn mạnh cho học sinh biết vì sao phải hiểu biết về nhau, tầm quan trọng của tập thể lớp đối với cá nhân và ngược lại. Điều này còn giúp các em giảm đi tính tự ti, nhút nhát và giáo viên qua đó cũng phát hiện ra những em có năng lực lãnh đạo để đưa các em vào các vị trí cán sự của lớp, những em có năng khiếu sẽ được đưa vào danh sách ươm mầm tài năng của lớp, hoặc có kế hoạch giúp đỡ những em hay mặc cảm, có hoàn cảnh khó khăn..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Chủ đề 2 : Sinh hoạt ngoài trời – trò chơi vận động Các trò chơi vận động được tổ chức ngoài trời (ở sân trường vào tiết ba của ngày thứ năm (ở học kỳ I), tiết tư (ở học kỳ II) hoặc tiết sinh hoạt chủ nhiệm). Để có được những giờ hoạt động ngoài trời, giáo viên chủ nhiệm phải vạch sơ lược nội dung- mục đích, giao cho ban cán sự lớp góp ý, vạch chương trình hoạt động, phân công người chịu trách nhiệm dẫn chương trình, chuẩn bị vật dụng cần thiết để tổ chức trò chơi, như các trò kéo co, robot, thảo cầm viên, bắt tay, vượt chướng ngại vật, đôi dép Trường Sơn, chuyền chanh bằng muỗng, truyền tin... Qua các trò chơi vận động sẽ giúp các em dạn dĩ hơn, có điều kiện để trổ tài và hoà đồng với nhau hơn..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Chủ đề 3 : Học tập – học để làm gì – học như thế nào ? Để thực hiện chủ đề này, giáo viên cần chọn một số học sinh chuẩn bị nội dung thuyết trình “Theo em, học để làm gì ?”. Sau đó mỗi học sinh có thể viết một bản thu hoạch về kinh nghiệm học tập của bản thân để trao đổi. Giáo viên chủ nhiệm có thể mời 1-2 thầy cô đến dự hướng dẫn thêm cách đọc sách, cách thu thập tài liệu phục vụ học tập, đồng thời mời các bạn học giỏi trong lớp hoặc học sinh ở lớp trên lên phát biểu, chia sẻ những kinh nghiệm học tập cuả mình. Song giáo viên cũng phải chuẩn bị những câu chuyện kể về những gương hiếu học, vượt khó xen vào cho lôi cuốn, chuyển hướng cho hợp lý để cùng học sinh xây dựng phương pháp học tập tích cực. Cần phân tích cho học sinh rõ phải học tập theo phương pháp tích cực vì chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, thời đại phát triển không ngừng của khoa học công nghệ. Để tồn tại và phát triển trong xã hội ấy, chúng ta buộc phải tìm một phương pháp hữu hiệu giúp chúng ta nắm bắt thông tin, thu nạp kiến thức nhanh nhất, hiệu quả nhất. Trong phương pháp học tập tích cực người học chủ động tìm hiểu kiến thức, thầy cô giữ vai trò tổ chức và hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh bằng cách học sinh tự ghi bài theo sự hiểu của mình; tự lập sơ đồ tư duy cho từng bài học, chương học, môn học; tự tìm tòi học các tài liệu tham khảo và sách giáo khoa; phải tìm ra chổ chưa hiểu, mạnh dạn đưa thắc mắc để cùng các bạn giải quyết, nếu không giải quyết được thì mới nhờ thầy cô hướng dẫn. Điều này là làm cho kiến thức của học sinh được khắc sâu hơn, nắm vững bài hơn, vận dụng tốt những kiến thức đã lĩnh hội được vào trong học tập và cuộc sống để trở thành một công dân “Thành nhân và thành danh” cho mai sau. Sau đây là một ví dụ : Trong tiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm nêu ra ba câu đố: Con người ta có được điều gì? Con người ta không có được điều gì? Con người ta sống bằng gì?.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Sau khi để học sinh thảo luận, thắc mắc, trả lời, giáo viên kể câu chuyện: “Người ta sống bằng gì?” của nhà văn Nga LÉP-TÔNXTÔI. Câu chuyện như sau : Một người thợ đóng giày kia sống với vợ con trong một góc nhà của một người nông dân. Người thợ không có đất và nhà riêng, ông ta nuôi gia đình bằng nghề vá giày. Bánh mì thì cao mà việc làm thì rẻ, nên tiền ông ta kiếm được bao nhiêu là tiêu hết ngay. Người thợ có một chiếc áo choàng bằng lông mà hai vợ chồng thay nhau mặc, người thợ dự tính mua da cừu để may áo choàng mới Khoảng mùa thu thì người thợ tính đã đủ tiền: ba rúp để trong rương vợ, năm rúp hai mươi cô-pếch sẽ thu từ tiền nợ. thế là sáng sớm nọ, ông đi vào làng để đòi nợ và mua da cừu. Nhưng ông chỉ đòi được hai mươi cô-pếch và nhận thêm một đôi giày cần sửa, nên không mua được da cừu. Người thợ giày cảm thấy buồn, uống hết hai mươi cô-pếch rượu Vốt-ca và ra về. Khi về đến ngang chỗ nhà thờ, trời đã tối, ông bỗng gặp một cảnh tượng lạ: một người, không rõ chết hay sống mà ở trần, nằm bất động. ông ta hoảng sợ, bỏ đi. Nhưng rồi ông không nỡ, bèn quay lại và thấy người kia còn rục rịch và như thể nhìn về phía ông. Người thợ giày sợ hãi, nghĩ bụng: Mình nên tới với người đó hay bỏ đi? Hễ tới, dám bị rắc rối lắm, ai biết đấy là ai? Đem bỏ đó tức là có chuyện chẳng lành. Mình tới, rủi người đó níu mình, thì làm sao đi? Người đó nếu không níu mình thì mình phải cõng. Một người ở trần như vậy mình biết phải làm sao? Không thể cởi cái áo này mà mặc cho người đó. Thôi, lạy chúa, mình đi cho rồi. Và người thợ giày lại bước nhanh. Nhưng được một đoạn thì lương tâm ông như giật ông trở lui. Ông tự nói với mình: mày làm cái gì vậy, một người hấp hối trong đau thương, mà mày sợ, mày bỏ đi. Mày có phải tên bủn xỉn không? mày sợ người ta ăn cắp hết của cải của mày hả? Ấy, Xêmôn, hỗ thẹn lắm! thế là Xêmôn đã quyết định cứu chàng thanh niên ấy, mang giày của mình.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> cho anh ta, mặc áo khoát của mình cho anh ta, đưa gậy cho anh ta và dìu anh ta cùng về nhà. Tất nhiên, vợ ông ta rất bực tức về chuyện này, cải vả với ông một hồi, nhưng bà cũng là người nhân hậu nên cũng dọn đồ ăn ít ỏi của mình cho chồng và khách ăn. Bà hỏi người lạ: - Ông ở đâu đến đây? - Không ở đây. - Làm sao ông lại tới chỗ đường đó? - Tôi không thể nói ra. - Ai ăn cắp hết của ông vậy? - Chúa phạt tôi. - Vì vậy mà ông nằm trần ngoài lạnh? - Tôi nằm đó, bị lạnh buốt, ông Xêmôn thấy tôi, thương hại, cởi áo của ông mặc cho tôi, mang giày cho tôi và bảo tôi về đây. về đây bà cho tôi ăn uống và thương hại tôi. Chúa sẽ giúp bà. Chàng thanh niên mỉm cười. Bà Matrôna đứng dậy, lấy cái áo của ông Xêmôn mà bà đã vá khi chiều đưa cho người lạ, bà lại đi tìm cho người lạ một cái quần dài, bà nói: - Đây, ông mặc đồ này và tìm chỗ mà đi nằm, nằm nơi gần lò sưởi cũng được. Bà Matrôna cũng đi ngủ nhưng nhớ tới sáng mai không có gì để nấu ăn, bà không ngủ được, bà nói với chồng: - Mình ăn hết cả bánh rồi, mà tôi chưa nhồi bột được. mai không biết phải làm sao, chắc phải mượn ở hàng xóm thôi. - Chúng ta sẽ sống thì chúng ta có cái để ăn mà. - Mình cho người ta mà nào có ai cho mình. - Sau rồi hãy hay mà. Sáng hôm sau, khi thức dậy, Xêmôn thấy người khách ngồi một mình nơi ghế dài, mặt anh ta tươi sáng hơn hôm qua, Xêmôn nói:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Này anh bạn, dạ dày ta cần bánh mì, cơ thể ta cần quần áo. Người ta phải đi kiếm cách sống. Anh bạn biết làm nghề gì nào? - Tôi không biết nghề nào cả. - Chừng nào hễ người ta còn muốn, thì còn có thể học được một cái gì. - Nếu người ta làm việc, tôi cũng sẽ làm việc. - Tên anh bạn là gì? - Mikhan. - Thôi được, anh làm những việc tôi giao cho anh và tôi sẽ nuôi anh. - Cầu chúa giúp ông. Được, ông chỉ đi, tôi học và làm được. Mikhan học nghề rất mau lẹ. Bất cứ vịêc gì Xêmôn chỉ vẽ, Mikhan làm được rất giỏi, như thể đã làm nghề rất lâu rồi. Chàng ta làm việc không hở tay, ăn rất ít, hồi nào nghỉ việc, chàng ta ngồi yên lặng, ngẩng nhìn trời. Chàng ta không hề ra đường, không hề nói một lời gì ngoài những lời cần thiết, không đùa cợt, không cười giỡn. Chỉ có một lần chàng ta cười là cái lần bữa tối đầu tiên khi bà Matrôna dọn cho chàng ăn. Một năm trôi qua, nhờ có Mikhan, công việc đóng giày ngày một khấm khá lên. Một lần kia, có một nhà quý phái đến đóng giày, ông ta đưa đến một bó da tốt và yêu cầu phải đóng cho ông ta một đôi giày đi trong một năm vẫn chưa hư, không bị nhăn và không thấm nước, không hở, nếu bị nhăn và bị cong vòng trước một năm thì ông ta sẽ bỏ tù người thợ đóng giày và trả tiền công rất hậu hỉnh. Ông Xêmôn rất sợ hãi, nhưng Mikhan gật đầu; - Xin ông nhận lời đi. Khi ông Xêmôn đo chân nhà quý phái và nhìn qua Mikhan, thấy Mikhan không nhìn nhà quý phái mà lại đăm đăm ngó sững vào nơi góc nhà phía sau lưng nhà quý phái, như thể anh ta đang quan sát một cái gì đấy. Nhìn sững một lát, chợt Mikhan mỉm cười và nét mặt vui vẻ vô cùng..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Này , anh cười cái gì vậy hả, điên à? Coi mà làm đúng hẹn cho tôi! Ông quý phái bảo Mikhan. - Ông cần khi nào là có sẵn khi ấy! Mikhan nói. - À, nhớ đấy! Khi nhà quý phái đi rồi, Mikhan lấy tấm da ra và cắt thành từng miếng nhỏ tròn. Bà Matrôna ngạc nhiên vô cùng, định hỏi, thì bà chợt nghĩ: có lẽ giày của người quý phái thì đóng kiểu khác chăng. Mikhan cắt xong thì lấy chỉ ra may nhưng không dùng chỉ đôi như thường lệ mà dùng chỉ chiếc như may dép vậy. Khi ông Xêmôn đến kiểm tra thì thấy Mikhan đã may thành một đôi dép. Ông Xêmôn than thở một cách não nề. Ông nghĩ, từ một năm nay, có bao giờ Mikhan làm cái gì tai hại như thế này đâu. Ông quý phái kia bảo đóng đôi giày ống cao, có lót nỉ, giờ anh lại đóng đôi dép không có đế, làm hư tấm da. Làm sao ăn nói với ông quý phái đó bây giờ? Thứ da ấy đâu phải dễ mua? - Này, anh làm gì vậy? Thật anh cắt cổ họng tôi rồi đấy! Vừa lúc ấy, có ai gọi cửa rất vội. Đó là gia nhân của nhà quý phái đến thông báo: Không cần đóng giày nữa. - Chuyện gì vậy ông? - Ông chủ của tôi chết rồi! Bà chủ dặn tôi đến đây để đặt đóng một đôi dép cho ông chủ! Mikhan liền lấy đôi dép, gói lại cùng tấm da thừa đưa cho gia nhân của nhà quý phái. Rồi năm năm nữa trôi qua, Mikhan vẫn chăm chỉ làm việc, Ông Xêmôn không còn thắc mắc về việc Mikhan từ đâu đến mà chỉ sợ Mikhan bỏ đi, không ở nhà ông nữa thôi… Một hôm, trong lúc ông Xêmôn và Mikhan đang đóng giày, thì đứa con trai nhỏ của ông Xêmôn chạy đến, chỉ ra cửa sổ và nói :.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Chú Mikhan nhìn kìa, vợ ông thương gia dẫn con đến nhà mình, có một đứa đi cà thọt, thấy không chú? Mikhan liền bỏ đồ xuống, quay ra chỗ cửa sổ và nhìn sững ra đường. Ông Xêmôn rất ngạc nhiên. Trước đây, Mikhan không bao giờ nhìn ra đường cả, thế mà hôm nay anh ta lại nhìn sững ra đường. Ông Xêmôn nhìn ra thử xem có gì? Ông thấy một thiếu phụ ăn mặc gọn gàng, tay dắt hai đứa nhỏ đi về phía nhà ông. Hai bé gái rất giống nhau, cùng mặc áo choàng bông và quàng khăn len, thực khó mà phân biệt chị em, nếu không nhờ một bé chân trái bị vẹo, đi cà thọt. Bà thiếu phụ đến nhờ đóng giày cho các con. Mikhan cứ ngồi yên lặng nhìn hai đứa trẻ, như thể là có quen biết đâu từ trước. Khi ông Xêmôn định đo giày cho hai bé, thì bà mẹ bồng đứa thọt chân để ngồi lên đùi bà và nói: - Ông cứ đo chân đứa này, làm một chiếc riêng cho chân có tật, còn ba chiếc kia thì cỡ như nhau. Chân hai đứa giống hệt nhau ông à, do hai đứa sinh đôi đó. - Sao em này bị như vầy? Ông Xêmôn hỏi. - Mẹ nó làm quẹo chân nó đấy. - Vậy bà không phải là mẹ của hai bé này à? Bà Matrôna xen vào. - À, tôi chẳng là mẹ và cũng không là bà con gì cả, tôi chỉ là mẹ nuôi thôi. - Không phải là con ruột mà bà thương quá há? - Làm sao không thương được? Tôi đã tự nuôi chúng nó. Tôi cũng sinh được một đứa con, nhưng rồi chúa bắt nó đi. Sáu năm trước, cha mẹ hai đứa này thay nhau chết trong vòng một tuần lễ. Ngày thứ ba đưa tang cha chúng thì ngày thứ sáu mẹ chúng chết khi vừa sanh chúng ra. Khi tôi đến thăm thì thấy bà ta đang hấp hối và nằm đè lên chân con mình, thành thử con bé này bị vẹo chân. Tôi đã nhận nuôi hai bé này từ đó cùng với con trai của tôi, được hai năm thì con trai.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> tôi mất. Tôi cũng chẳng sanh thêm được đứa nào, nhưng của cải thì ngày một phát đạt thêm. Mikhan lúc đó ngồi yên, để hai tay trên đầu gối, ngẩng mặt lên và mỉm cười. Ông xêmôn bước đến chỗ Mikhan và nói: - Anh Mikhan, anh nói đi! Mikhan đứng dậy, tháo chiếc khăn quàng trước người, cúi đầu chào ông bà Xêmôn, đoạn nói: - Xin ông bà tha lỗi, chúa đã tha lỗi cho tôi, thì ông bà cũng tha thứ cho tôi. Xung quanh người Mikhan là một vầng hào quang sáng chói. Ông Xêmôn hỏi: - Tôi biết Ngài không phải là người bình thường, nhưng xin Ngài cho biết: Vì sao lúc tôi nhận ra Ngài và đưa Ngài về nhà, Ngài buồn bã, đến lúc vợ tôi đem thức ăn đến Ngài lại vui và mỉm cười? Rồi thì, lúc nhà quý phái dặn làm giày cao ống, Ngài lại cười một lần nữa và vui hơn trước? Cho đến giờ, khi bà kia dẫn hai cháu gái đến đây, Ngài lại mỉm cười lần thứ ba và hoàn toàn vui vẻ? Thưa Ngài, cho chúng tôi biết tại sao có ánh sáng chung quanh Ngài, và lại mỉm cười chỉ ba lượt thôi? - Chung quanh tôi có ánh sáng là vì chúa đã tha thứ cho tôi. Xưa tôi bị chúa phạt. Còn tôi mỉm cười ba lượt là vì nhận ra được ba sự thật chúa đã dạy. Chúa phạt tôi vì tôi không vâng lời chúa. Tôi là thiên thần trên thượng giới. Chúa sai tôi xuống bắt linh hồn bà kia, người vừa sanh hai bé gái. Bà kia thấy tôi, biết là chúa sai tôi xuống bắt hồn bà, bà oà khóc và nói: “Xin Ngài đừng bắt hồn con, cho con sống mà nuôi các con. Không có cha mẹ thì làm sao chúng sống nổi?” Tôi đã không bắt linh hồn bà ta và về tâu với chúa Trời rằng: “Để cho người đó nuôi con khôn lớn, con cái thiếu cha mẹ thì không sống được”. Chúa liền phán: “Hãy xuống bắt linh hồn bà ta ngay, và tìm mà học ba sự thật này: Xem người ta có được điều gì, người ta không có được điều gì và người ta sống bằng gì?”..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> tôi liền bay xuống trần gian bắt linh hồn người đàn bà kia, xác bà ta đè làm vẹo chân một đứa. Tôi bay lên trời để đem hồn bà ta về cho chúa, nữa chừng, một ngọn gió vụt qua, đôi cánh tôi bị gãy, hồn bà ta một mình lên với chúa, tôi thì rơi xuống đất. Tôi chưa hề biết nhu cầu của người trần gian, tôi chưa hề biết đói, biết lạnh, thế mà tôi đã trở thành người trần, tôi biết đói, biết lạnh.. Tôi không biết phải làm thế nào. Chợt tôi thấy ông bước tới, khuôn mặt ông ẩn nét chết bên trong, khi ông bỏ đi qua. Nhưng khi ông quay lại, nét mặt ông trở nên sinh động và hình ảnh chúa in trên nét mặt ông một cách tươi vui. Ông đến bên tôi, mặc đồ cho tôi, đỡ tôi lên và dẫn về nhà. Bước vào nhà, bà vợ ông chạy ra đón. Trông bà còn dễ sợ hơn ông chồng: Một linh hồn chết vừa thoát ra từ miệng bà ta, tôi ngạt thở, chịu không thấu hơi của hồn chết. Bà muốn đuổi tôi ra khỏi nhà. Tôi biết hễ bà đuổi tôi ra khỏi nhà thì bà chết ngay. Nhưng bà đã thay đổi thái độ. Khi bà cho tôi ăn thì tôi thấy không còn bóng dáng tử thần nào nơi bà nữa. Tôi nhớ lời chúa dạy: tìm xem con người ta có gì. Tôi đã biết: con người có tình thương yêu. Tôi liền mỉm cười lần đầu tiên”. - “Tôi ở lại sống với ông bà một năm. Khi nhà quý phái đến đặt đóng giày, tôi bắt gặp người bạn xưa của tôi sau lưng ông quý phái đó, tôi biết rõ người bạn của tôi sẽ bắt linh hồn ông ta trước khi trời tối. và tôi nghĩ: con người ta nhìn trước một năm (dặn đóng giày không bị hư, không bị hở trước một năm) mà không rõ được tối nay mình chết. Như vậy tôi hiểu được thêm một điều: con người không có được sự nhận thức về con người mình. Tôi liền mỉm cười lần hai.” - “Còn bây giờ, ta hiểu rằng, con người không sống bằng những ý muốn của mình mà bằng tình yêu thương”. - “Người mẹ kia không thể biết con mình cần những gì để sống. Người giàu kia không thể biết mình tự phải cần những gì. Không ai biết mình cần giày mang được một năm hay dép để mang đặng đầu hôm thì chết”..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - “Tôi làm người không do ý muốn của tôi, nhưng chính nhờ tình yêu thương của ông bà. Những đứa bé mồ côi kia còn được sống không phải nhờ những tính toán ích kỷ, mà là nhờ tình yêu thương trong lòng bà mẹ nuôi . Và mọi người được sống không nhờ những ở những gì họ toan tính dự liệu cho mình, mà nhờ ở tình yêu thương có trong lòng mọi người.” - “Ta hiểu thêm rằng, chúa không muốn con người sống riêng rẽ, và vì vậy không muốn con người biết rõ nhu cầu đích thực của mình. Chúa muốn con người sống chung lại, và vì lẽ đó muốn cho con người biết rõ nhu cầu vừa của mình vừa của kẻ khác.” - “Nay ta hiểu rằng, con người ngỡ đâu sống được là nhờ biết lo đời sống riêng mình, nhưng thực sự con người sống bằng tình yêu thương mà thôi.” Giáo viên chủ nhiệm dẫn dắt học sinh hiểu ra cuộc sống con người cần gì, ý thức trách nhiệm đối với gia đình, cộng đồng, xã hội. Vậy học để làm NGƯỜI là vì vậy. Chủ đề 4 : Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình Để giúp các em hiểu rõ hơn về tình bạn, tình bạn khác giới ở tuổi học sinh, tình yêu và gia đình, các em có quyền tự do và được bảo vệ trong các mối quan hệ đó; lứa tuổi vị thành niên và vai trò của gia đình trong giáo dục vị thành niên. Có ý thức xây dựng tình bạn trong sáng, hiểu được cách ứng xử trong quan hệ tình bạn, đặc biệt là tình bạn khác giới và có hành vi đúng mực trong quan hệ bạn bè. Với chủ đề này, giáo viên chủ nhiệm sẽ tổ chức cho các em thành 2 đội thi hỏi đáp về tình bạn, tình yêu và gia đình với nội dung sau: -Thế nào là tình bạn chân chính? Vai trò của bạn bè trong cuộc sống của con người? -Trách nhiệm của bạn bè trong việc giúp nhau học tập?.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> -Tuổi học sinh có nên có bạn khác giới không? -Khi có một bạn khác giới muốn làm quen và kết bạn với em, em nên xử sự như thế nào? -Vai trò của gia đình trong vịêc giáo dục học sinh bước vào tuổi thanh niên?..... Kết thúc chủ đề là nhận xét của giáo viên chủ nhiệm khẳng định rằng các em có quyền được tự do kết giao trong tình bạn, tình yêu, chống lại mọi hình thức bóc lột và lạm dụng tình dục; nhận xét điểm mạnh, điểm yếu chung của lớp và từng đội và phát phần thưởng cho đội chiến thắng. Chủ đề 5 : Những dòng cảm xúc về Thầy, Cô giáo và bạn bè. Cứ vào tháng 11 là ai ai cũng đều nhớ đến một ngày đặc biệt đó là ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Để hiểu rõ nội dung và giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo, giáo viên chủ nhiệm nên tổ chức cho học sinh tìm hiểu về ngày Nhà giáo Việt Nam: -Khái niệm truyền thống tôn sư trọng đạo? -Những biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo ngày nay? -Ý nghĩa của truyền thống tôn sư trọng đạo đối với việc giáo dục học sinh nói riêng và đối với toàn xã hội nói chung? -Giáo trị nhân văn, giá trị xã hội của truyền thống tôn sư trọng đạo? -Ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam? Tiếp theo đó là tổ chức lớp thành 2 đội cho các em giới thiệu và trình bày “Những dòng cảm xúc về thầy, cô giáo ” (Có thể toạ đàm trao đổi, ngâm thơ tự sáng tác hoặc hát những bài hát về công ơn của thầy, cô giáo, thiết kế thiệp, thi cắm hoa...).

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Chủ đề 6: Thanh niên với Bác Hồ Đối với chủ đề này giáo viên viên cần xây dựng một số câu hỏi để học sinh trao đổi trong buổi sinh hoạt như: -Bác Hồ đã có công lao to lớn đối với dân tộc như thế nào? -Bác ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? Khi ấy dân tộc ta trong hoàn cảnh nào? -Bạn hãy kể một câu chuyện nói về tình cảm của Bác Hồ với thế hệ trẻ?... Bên cạnh đó, giáo viên gợi ý về một số câu trong bài hát về Bác để học sinh chơi trò chơi là âm nhạc: “Nghe câu hát đoán tên bài hát và tác giả” -Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng.. (Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. Nhạc và lời: Pham Tuyên) -Đêm nay trên đường hành quân ra mặt trận, trùng trùng đoàn quân tiến bước theo con đường của Bác....(Bác đang cùng cháu hành quân. Nhạc và lời: Huy Thục) -Đêm trường sơn chúng cháu nhìn trăng nhìn cây. Cảnh về khuya như vẽ...(Đêm trường sơn nhớ Bác. Nhạc : Trần Chung, trích thơ: Nguyễn Trung Thu).

<span class='text_page_counter'>(17)</span> -Ngàn lời ca kính dâng lên Người....(Hát bên tượng đài Hồ Chí Minh của Lưu Hữu Phước) -Giữa Mạc Tư Khoa, tôi nghe ơ ơ ơ, nghe câu hò Nghệ Tĩnh...(Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh của Trần Hoàng)..... Tiếp tục gợi ý câu chuyện kể về tình cảm của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ (Nguồn: Ban tuyên giáo Trung ương- thông tin công tác tư tưởng: 117 chuyện kề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007) -Bác nhớ các cháu thiếu niên dũng sĩ miền Nam (tr 81-82) -Đối với các cháu bé (tr 110-111) -Bác Hồ tắm cho trẻ ở Việt Bắc (tr 282) -Làm sao cho các cháu ăn no, có quần áo mặc (tr 355)... Ví dụ: kể câu chuyện “chú còn trẻ, chú vào hầm trú ẩn trước đi ” “ Một ngày tháng 7 năm 1967 ở Hà Nội, đồng chí Mai Văn Bộ được Bác Hồ gọi đến mời cơm tiễn chân trước khi đồng chí đi Pa ri nhận nhiệm vụ Tổng đại diện Chính phủ ta bên cạnh Chính phủ pháp. Trong bữa cơm Bác kể chuyện về Luýcxăm-bua, Mông-pac-nat nơi Bác Hồ có nhiều kỷ niệm. Bác nói rất yêu Pa ri, Pa ri dạy cho Người nhiều điều...Bỗng tiếng còi báo động rú lên. Một chiến sĩ bảo vệ yêu cầu Bác và các đồng chí khác xuống hầm. Ít phút sau đã nghe đạn nổ. Thưa Bác, tác chiến báo cáo chúng nó đánh Long Biên, mời Bác vào hầm trú ngay. Bác quay lại đồng chí Bộ nói: Bác già rồi chẳng bom đế quốc nào ném đâu, chú còn trẻ chú cần vào hầm trú ẩn trước. Rồi Bác đẩy đồng chí Bộ đi trước, sau đó đến đồng chí Phạm Văn Đồng, đồng chí cảnh vệ. Bác là người vào hầm trú ẩn sau cùng” (Thuỷ trường – trong cuốn “ Bác Hồ, con yêu người và phong cách ”. NXB lao động, 1993, T1) Ví dụ: GVCN có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về bác Hồ, cho nhiều lớp thi với nhau. Qua đó học sinh sẽ hiểu về Bác hơn và góp phần làm cho tiết sinh hoạt chủ nhiệm thêm sinh động..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Qua chủ đề này giúp các học sinh nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc, những tình cảm Bác dành cho thế hệ trẻ, xác định nhiệm vụ của thanh niên học sinh trong việc học tập và rèn luyện để đền đáp công ơn Bác Hồ, học tập tư tưởng cuả Người và ứng dụng vào trong cuộc sống. Đó là tổ chức cho học sinh viết thư, thiết kế thiệp gởi cho các bạn kém may mắn đang ở trong trường mồ côi hay khuyết tật.. Chủ đề 7 : Tác hại của chất ma tuý và chất gây nghiện thường gặp Ma tuý là hiểm hoạ của mỗi quốc gia, làm mất trật tự an toàn xã hội, xâm hại đạo đức truyền thống, phá vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng đến nòi giống và sự phồn vinh của dân tộc. Một trong các nguyên nhân cơ bản làm gia tăng tệ nạn Ma tuý là do thiếu hiểu biết của con người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Chính vì vậy, phòng chống Ma tuý trong trường học là cần thiết và cấp bách, góp phần ngăn chặn sự phát triển của hiểm họa Ma tuý trong toàn quốc gia..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Với chủ đề này, giáo viên chủ nhiệm phải giới thiệu cho học sinh biết: Ma tuý là gì? Đặc điểm chung của Ma tuý? Các chất Ma tuý và chất gây nghiện thường gặp? Những tác hại của Ma tuý? Tình hình Ma tuý và chất gây nghiện ở nước ta? Tiếp theo là tổ chức cho học sinh thi “Hái hoa dân chủ về giáo dục phòng chống Ma tuý và các chất gây nghiện trong trường học” Sau đó là giáo viên chủ nhiệm kết luận đội nào thắng trong cuộc thi này và nhấn mạnh tác hại của Ma tuý đối với cá nhân, đối với gia đình và xã hội, để học sinh có thêm hiểu biết và phòng tránh Ma tuý. Chủ đề 8 : Thanh niên với vấn đề lập nghiệp Để giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề lập nghiệp đối với bản thân, hiểu được các em có quyền tham gia vào lựa chọn nghề nghiệp tương lai phù hợp với năng lực bản thân, được thu nhận thông tin về ngành nghề trong xã hội. Có thái độ tích cực tìm hiểu các thông tin về các ngành nghề và tự tin khi trình bày vấn đề trước tập thể. Có kỹ năng biểu đạt ý kiến của mình về vấn đề lập nghiệp, biết cách tìm hiểu và khai thác thông tin về các ngành nghề. Chủ đề này giáo viên chủ nhiệm sẽ tổ chức cho các em thành 2 đội bóc thăm thi với những câu hỏi đã cho chuẩn bị trước: -Bạn nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp? Hãy bày tỏ quan điểm của mình để các bạn cùng nghe và góp ý kiến? -Theo em, học sinh lớp 10 có cần quan tâm tới nghề nghiệp không? Vì sao? -Em biết gì về phong trào lập nghiệp của thanh niên hiện nay? -Bước đầu lập nghiệp là chọn cho mình một nghề, theo em khi chọn nghề cần lưu ý những gì? -Có ý kiến cho rằng: “ Nghề nghiệp của bản thân là do cha mẹ quyết định miễn có nhiều tiền ”. Em suy nghĩ về ý kiến này như thế nào?....

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Tiếp theo là tìm hiểu về nghề các ngành nghề hiện nay thông qua trò chơi: “Đoán nghề ”. Giáo viên nhận xét rút ra điểm cơ bản sau khi kết thúc hoạt động và phát thưởng cho đội thắng cuộc. Ngoài những chủ đề nêu trên, thầy cô cũng có thể tự nghĩ ra những nội dung sinh hoạt phù hợp với các giai đoạn trong năm học. Vào thời gian ôn tập kiểm tra định kì, thầy cô có thể tổ chức cho các em thi đố vui nhằm ôn tập các kiến thức cơ bản của các môn học. Tùy theo khối lớp, giáo viên nên tổ chức cho các em sinh hoạt sao cho phù hợp với trình độ, khả năng của lứa tuổi theo chủ đề của tháng, của tuần mà kế hoạch chủ nhiệm đã đề ra. Ở những tháng có ngày lễ, ngày kỉ niệm thì có thể tổ chức tiết sinh hoạt tập thể xoay quanh các ngày đó. Chẳng hạn, các tuần gần đến ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, có thể tổ chức cho các em kể chuyện, tìm hiểu về thời đại Hùng Vương, cùng các em hát bài hát Hùng Vương, Dòng máu lạc hồng.. Hay tháng 1, tháng 2 thường là tháng Tết Nguyên Đán, trong tiết sinh hoạt mỗi tuần có thể lần lượt tổ chức cho các em thi kể các câu chuyện hay diễn kịch có liên quan đến truyền thống dân tộc như Sự tích quả dưa hấu, Sự tích bánh dày bánh chưng, Sự tích cây nêu ngày Tết, Sự tích ông Táo chầu trời… Hay hướng dẫn các em làm thiệp chúc Tết, làm mai giả để trang trí lớp. Cũng có thể dạy các em các bài hát về ngày Tết như Chúc Tết, Nắng xuân, Ngày Tết quê em…; thảo luận thế nào là ăn uống vui chơi Tết lành mạnh? Tuần có ngày 3-2 hay 26-3 thì cho các em thi đố với nội dung về sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử liên quan; tập các em các bài hát phù hợp như Đảng đã cho ta một mùa xuân, Tiến lên đoàn viên... Tuần có ngày 8-3 thì cho các em làm thiệp chúc bà, mẹ, bạn gái trong lớp…; Tháng tư có ngày 30-4 thì cho các em sưu tầm những hình ảnh, tin tức tư liệu về ngày này để dán trên bảng lớp…Chắc chắn tiết sinh hoạt tập thể sẽ trở thành tiết các em mong đợi nhất trong tuần. III. KẾT LUẬN.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Kinh nghiệm cho thấy, tiết sinh hoạt chủ nhiệm tuy chiếm thời gian không nhiều nhưng góp phần bồi đắp cho học sinh những kỹ năng cần thiết để tham gia vào các hoạt động tập thể. Nâng cao được ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và mạnh dạn thì các em mới dễ dàng tham gia vào các hoạt động một cách có hiệu quả. Tình yêu quê hương đất nước, gia đình và bạn bè cũng từ đó được hình thành và phát triển. Quan trọng hơn các em có ý thức tôn trọng và ứng xử tốt với mọi người, kể cả đối với các em nhỏ tuổi hơn mình. Biết sống hòa nhã, sẵn sàng giúp đỡ người khác, tích cực tham gia vào các công việc chung, ý thức xây dựng môi trường sống thân thiện trong lớp học, gia đình; có ý thức chấp hành tốt quy định pháp luật và các chuẩn mực đạo đức khi vui chơi và học tập.. Tuy không trực tiếp, nhưng tiết sinh hoạt chủ nhiệm còn góp phần củng cố kiến thức đã học, đồng thời mở rộng thêm tri thức bên ngoài xã hội mà bài học trên lớp chưa có điều kiện mở rộng. Thực hiện tốt tiết sinh hoạt chủ nhiệm là giáo viên đã xây dựng được một lớp học có nề nếp, có thói quen học tập tốt, phát huy được tính chủ động, tích cực học tập của học sinh góp phần vào việc đổi mới phương pháp học, nâng cao chất lượng học tập. Người ta thường nói: “Nề nếp là mẹ đẻ của chất lượng” là vậy. Thông thường, công tác chủ nhiệm lớp là hoạt động được tổ chức lồng ghép dưới nhiều hình thức: lồng ghép trong quá trình dạy học, lồng ghép qua.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> môi trường giáo dục, qua các hoạt động ngoại khóa… Ở đây chúng tôi chỉ muốn đề cập đến công tác chủ nhiệm thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm vì nó giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển giao các nhiệm vụ, phong trào thi đua của nhà trường đến từng lớp một cách kịp thời. Bên cạnh đó, tiết sinh hoạt chủ nhiệm còn là nơi để thầy trò hiểu nhau hơn, qua đó giáo viên có phương pháp giáo dục học sinh đúng hướng bằng tiếng nói chung. Khi lập kế hoạch chủ nhiệm lớp, giáo viên phải chú ý một số điểm như: tìm hiểu kỹ từng đối tượng học sinh về trình độ, sức khỏe, học lực, mối quan hệ trong gia đình; nội dung kế hoạch phải phù hợp với lứa tuổi, sát với chủ đề năm học, chủ điểm trong tháng. Rút kinh nghiệm sau mỗi tháng, mỗi học kỳ cũng rất cần thiết với giáo viên chủ nhiệm để điều chỉnh hoặc bổ sung các biện pháp giáo dục cho phù hợp. Theo chúng tôi, tiết sinh hoạt chủ nhiệm không thể dạy chay mà phải có giáo án soạn nội dung sát với tình hình thực tế. Chú ý khuyến khích tuyên dương khen ngợi học sinh, hướng dẫn cán bộ lớp chuẩn bị đầy đủ nội dung trước giờ sinh hoạt Tiết sinh hoạt chủ nhiệm phải được tiến hành đều đặn từ đầu năm học để tạo thói quen tốt cho các khối lớp, dần dần để cho các em tự quản. Có được tiết sinh hoạt chủ nhiệm nhẹ nhàng, sinh động và hiệu quả sẽ làm cho các em học sinh hứng thú tham gia và tự tin trình bày ý kiến trước tập thể. Công tác chủ nhiệm là hoạt động không đơn giản. Trong đó đòi hỏi người giáo viên vừa là người mẹ vừa là người bạn lớn của học sinh. Thành công của giáo viên trong công tác chủ nhiệm là làm cho học sinh tôn trọng, kính yêu. Những chủ đề trên, chúng tôi đã áp dụng cho một số lớp 10 và thu được một số kết quả tốt đẹp. Các em chững chạc hơn, quý mến, đoàn kết nhau hơn và.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> chăm học hơn, tham gia hoạt động đoàn tích cực hơn, sống có trách nhiệm hơn. Đó là điều mà giáo viên chúng ta không mong gì hơn! Đề tài tất nhiên còn nhiều khiếm khuyết, xin được sự góp ý giúp đỡ của các đồng nghiệp và các bậc tiền bối, xin chân thành cám ơn!. Đức Linh, ngày 30 tháng 04 năm 2012 Nhóm GV thực hiện : 1. Ngô Thị Hoàng Anh 2. Phạm Ngọc Dũng 3. Trần Lệ Nhu.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi sỹ Tụng, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, NXB giáo dục, 2006 2. Nguyễn Hải Châu, Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Hoạt động giáo dục Hướng nghiệp 10, NXB Hà Nội, 2006 3. Những điều giáo viên chủ nhiệm cần biết, NXB Lao động, 2009 4. www.tulieu.edu.vn 5. www.baigiang.edu.vn 6. www.baigiang.bachkim.edu.vn 7. www.edu.vn 8. www.ebook.edu.net.vn 9. www.diendan.edu.vn 10. www.wikipeda.org.

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

×