A.Đặt vấn đề:
I.Lời mở đầu:
Cùng với các nước khác trên thế giới,Việt Nam đã và đang phát triển theo
hướng CNH-HĐH .Muốn CNH-HĐH Đất Nước thì điều không thể thiếu là phải
nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học và kỹ thuật hiện đại của thế giới
và vận chúng một cánh linh hoạt.Đặc biệt là thế hệ trẻ-tương lai của Đất
Nước.Một Đất Nước phát triển đòi hỏi người lao động phải có phẩm chất, nhân
cách phù hợp với yêu cầu xã hội, có tinh thần trách nhiệm, năng động sáng tạo,
có năng lực hoạt động, kỹ năng thích ứng cao, kỹ năng giao tiếp tốt,năng lực hợp
tác ,năng lực tự khẳng định mình …người học không chỉ học để biết, để hiểu, để
làm việc mà còn để "cùng chung sống với mọi người".Chính vì lẽ đó Đảng và
Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục.Để đáp ứng mục tiêu giáo dục tất yếu
phải đổi mới phương pháp dạy học.Trong đó người giáo viên phải không ngừng
nghiên cứu, tìm tòi, nâng cao tri thức, học hỏi kinh nghiệm đề ra những biện
pháp tích cực trong giảng dạy nhằm đổi mới phương pháp dạy và học. Giáo Viên
trở thành người tổ chức,điều khiển ,hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu nhằm phát
huy tính tích cực,sáng tạo ở người học.Bên cạnh trang bị cho học sinh những
kiến thức cơ bản mỗi bộ môn ở trường THCS còn phải rèn cho học sinh những kĩ
năng trình bày một vấn đề nào đó trước nhiều người.Đặc biệt là môn sinh học có
nhiều ứng dụng trong thực tế ,gần gũi với hiểu biết của học sinh.Là Giáo viên
giảng dạy môn sinh học đã nhiều năm tôi rất quan tâm đến vấn đề này ,tôi mạnh
đưa ra đề tài "Đổi mới phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ ở một số tiết
sinh học 6" nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo ở học sinh,tạo điều kiện cho
người học có thể suy nghĩ nhiều hơn,hoạt động nhiều hơn và có trách nhiệm hơn
với nhiệm vụ học tập của mình.
II. Thực trạng của vấn đề:
1.Thuận lợi:
-Như chúng ta đã biết Sinh học 6 là một môn khoa học có nhiều ứng dụng
trong thực tế đời sống,gần gũi với kinh nghiệm hiểu biết của học sinh từ đó tạo
ra sự kích thích trí tò mò khoa học và hứng thú học tập của học sinh.
-Ngày nay với phương pháp dạy học mới,Bộ GD& ĐT đã trang bị cho các
trường nhiều đồ dùng dạy học (mô hình ,tranh ảnh, tiêu bản, băng hình…),kết
hợp với mẫu vật thật nhiều ,dễ kiếm nên đa số học hăng hái say mê môn học.Bên
cạnh đó đa số học sinh ở nông thôn nên Giáo Viên và Học Sinh dễ dàng tìm
kiếm mẫu vật để phục vụ cho tiết dạy và học.
2.Khó khăn:
-Với phương pháp dạy học ,mới đòi hỏi học sinh phải làm việc nhiều đặc biệt
với những bài có mẫu vật ,mô hình,thí nghiệm… học sinh phải tự nghiên cứu
,thảo luận nhóm để rút ra kiến thức dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của Giáo
Viên.Nếu GV thường xuyên tạo cho các em thói quen làm việc thì sẽ dễ dàng
1
hơn,nhưng ở đây không phải tiết nào cũng thực hiện được vì: cơ sở vật chất còn
thiếu thốn,phòng thí nghiệm bị ẩm do đó nhiều đồ dùng bị hư hỏng không sử
dụng được,chưa có phòng thực hành riêng nên khi hoạt động nhóm các em còn
phải quay xuống, việc tiến hành các thí nghiệm còn gặp nhiều khó khăn…
3.Số liệu thống kê:
Thực trạng tại một số lớp giảng dạy kĩ năng trình bày trên mô hình ,mẫu vật
hoặc tranh ảnh còn hạn chế.Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2010-2011 tôi
thấy:
+ Khoảng 10% học sinh tương đối có kĩ năng trình bày trên mẫu vật hoặc mô
hình…
+ Khoảng 90% học sinh khó khăn trong việc trả lời câu hỏi,cách trình bày trước
lớp trên mẫu vật ,mô hình hoặc tranh ảnh…
Ngoài ra trong tiết học các em còn rất thụ động,nhút nhát,không có hứng thú
học tập dẫn đến kết quả bài kiểm tra chưa cao.
B. Giải quyết vấn đề:
I. Các giải pháp thực hiện:
1. Cơ sở thực tiễn:
-Trong chương trình sinh học THCS được thiết kế theo lô gíc môn học: (Thực
Vật-Động Vật-Giải phẫu sinh lí người-di truyền ).Trước đây nội dung được chú
trọng đến hệ thống kiến thức lí thuyết,sự phát triển tuần tự các khái niệm,định
nghĩa,thuyết khoa học… thì hiện nay chương trình sinh học THCS được thiết kế
chủ yếu dựa trên tinh thần nhấn mạnh vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của
người học. Trong đó coi trọng cả việc trao đổi kiến thức lẫn bồi dưỡng các kĩ
năng và năng lực nhận thức cho học sinh.
Để giúp học sinh có thể trình bày hoặc mô tả được hình thái ,cấu tạo của Thực
Vật qua mẫu vật ,mô hình,tranh ảnh…thì học sinh phải tự tìm hiểu trước bài học
mới ở nhà kết hợp với hướng dẫn của Giáo Viên trên lớp. Nhận thấy học sinh rất
nhút nhát,rất thụ động trong việc lĩnh hội tri thức và không mạnh dạn trình bày
vấn đề trước lớp.Tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và đề ra một số biện pháp thích
hợp để khắc phục và nâng cao hiệu quả giảng dạy trong một số tiết học.
2.Tìm hiểu nguyên nhân
Đa số học sinh thụ động không mạnh dạn trình bày vấn đề trước lớp là do:
+ Giáo Viên không thường xuyên gọi các em trình bày vấn đề trước lớp hoặc chỉ
gọi một vài em hay xung phong.
+ Nhiều gia đình không quan tâm đến việc học bài và làm ở nhà của học sinh
mà phó mặc cho các Thầy Cô giáo.
+ Học sinh lười nhác học bài củ và đọc trước bài mới.Nhiều nơi sinh học được
coi là môn phụ nên học sinh không ham học.
+ Học sinh chưa có thói quen và kỹ năng tự học ,sáng tạo.
+ Phương tiện,đồ dùng dạy học không đầy đủ có những bài còn phải dạy chay…
2
II. Các biện pháp để tổ chức thực hiện:
1.Nội dung:
-ĐMPPDH là một quá trình khó khăn phức tạp đòi hỏi phải có sự cố gắng của
nhiều Giáo Viên của nhiều lực lượng liên quan đến giáo dục.Bản thân tôi xác
định đây là một quá trình lâu dài,là nhiệm vụ cấp bách cần phải làm ngay trong
điều kiện cho phép chứ không chờ đủ điều kiện mới thay đổi.
-Xây dựng cơ sở lí luận ,xác định quan điểm,định hướng đúng đắn.
-Nâng cao hiệu quả các phương pháp dạy học truyền thống,tăng cường sử dụng
các phương pháp dạy học tích cực…đặc biệt là phương pháp hoạt động nhóm.
Hoạt động nhóm giúp các em phát huy sức mạnh của nhiều người cùng thực hiện
cùng tranh cãi,cùng tham gia.Qua hoạt động nhóm các em học được không chỉ
các kiến thức của bạn mà còn học được các kĩ năng ,thao tác thí nghiệm hay các
thao tác tư duy của bạn: Cách đặt vấn đề,cách phân tích,cách khái quát,cách lập
luận….Đây cũng là năng lực hợp tác.Các em sẽ tự hiểu mình và bạn bè hơn qua
việc chia sẽ học hỏi lẫn nhau….
2.Biện pháp cụ thể:
-Xác định mục tiêu bài giảng: Phải xác định những kiến thức,những kĩ năng và
thái độ HS cần đạt đồng thời chỉ rõ mức độ cụ thể cần đạt.Các kiến thức khó ,các
kiến thức trọng tâm, phải tạo điều kiện cho học sinh tìm tòi,phân tích,tìm hiểu
kĩ,còn các kiến thức khác có thể cho HS tự đọc rồi ghi kết quả vào phiếu học tập.
-Giáo Viên phải biết lựa chọn những thiết bị dạy học dễ kiếm,dễ làm phù hợp với
từng tiết học: Lựa chọn thiết bị dạy học phải phù hợp với mục tiêu dạy học,nội
dung kiến thức trong sgk,điều kiện địa phương,cơ sở vật chất của nhà trường.
-Lựa chọn phương pháp sử dụng thiết bị dạy học:
+ Thiết bị dạy học đóng vai trò là nguồn cung cấp tri thức mới.
+ Thiết bị dạy học đóng vai trò minh hoạ cho nội dung kiến thức mới
+ Thiết bị dạy học đóng vai trò kiểm tra kiến thức đã học.
-Phải kết hợp giữa các phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy
học theo nhóm nhỏ một cách linh hoạt.Trong đó phương pháp dạy học theo
nhóm nhỏ được thực hiện như sau:
+Lớp được chia thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 3-5 HS ).Trong mỗi nhóm
cử nhóm trưởng,thư kí,đại diện trình bày…(GV yêu cầu vị trí mỗi người trong
nhóm thường xuyên hoán vị ).
+GV nêu vấn đề,xác định nhiệm vụ nhóm.
+Tổ chức các nhóm,GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
+Hướng dẫn thực hiện.
+HS làm việc theo nhóm ( thực hiện theo yêu cầu của GV ).
3.Vận dụng:
Bài 9.Các loại rễ các miền của rễ
Tìm hiểu các loại rễ.
3
1.Mục tiêu: HS phân biệt được rễ cọc và rễ chùm.
2.Chuẩn bị: +Thầy: Tranh ảnh H9.1; 9.2 sgk
+Trò: Sưu tầm chuẩn bị rễ các loại cây (cây lúa,ngô,đậu,lạc,cỏ,rau…)
3.Tiến trình dạy học:
Hoạt động Thầy Hoạt động Trò
-Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật của học
sinh
-Chia nhóm (2 bàn/1 nhóm ).Cử nhóm
trưởng,thư kí,đại diện trình bày.
-Yêu cầu HS trong từng nhóm đặt các
cây lại với nhau.Kiểm tra cẩn thận các
rễ cây và phân chúng thành 2 nhóm.
?Viết đặc điểm dùng để phân loại rễ
cây thành 2 nhóm?
-Y/C HS đặt các cây lại với nhau một
lần nữa đối chiếu với hình 9.1 sgk xếp
loại rễ cây qs vào một trong hai nhóm
A hoặc B.
-Lấy 1 cây ở nhóm A,1 cây ở nhóm
B .QS nhận xét rút ra đặc điểm của
từng loại rễ.
-Y/c HS thảo luận nhóm hoàn thành
bài tập▼ sgk.
GV nhận xét đưa ra đáp án đúng.
?Có mấy loại rễ chính?
?Phân biệt rễ cọc với rễ chùm?
(hướng dẫn HS dựa vào vị trí mọc của
các rễ,kích thước các rễ,…)
-Đặt mẫu vật lên bàn
-Cử nhóm trưởng,thư kí,đại diện
trình bày.
-Thảo luận nhóm :
Đặt các cây lại với nhau.Kiểm tra cẩn
thận các rễ cây và phân chúng thành
2 nhóm.
-Thảo luận nhóm:
QS kĩ đặc điểm từng rễ cây tìm
những điểm giống và khác nhau giữa
các cây và phân chia chúng.
-Thảo luận nhóm:
Đặt các cây lại với nhau một lần nữa
đối chiếu với hình 9.1 sgk xếp loại rễ
cây qs vào một trong hai nhóm A
hoặc B.
+Đại diện nhóm 1 trình bày kết quả.
+Nhóm khác so sánh, nhận xét,bổ
sung.
-Thảo luận nhóm….
+Đại diện nhóm 2 trình bày kết quả.
+Nhóm khác so sánh, nhận xét,bổ
sung.
-Thảo luận nhóm….
+Đại diện nhóm 3 trình bày kết quả.
+Nhóm khác so sánh, nhận xét,bổ
sung
-Thảo luận nhóm…trả lời.
*Có 2 loại rễ chính: Rễ cọc và rễ
chùm.
-Thảo luận nhóm….
+Đại diện nhóm 4 trình bày kết quả.
+Nhóm khác so sánh, nhận xét,bổ
4
GV nhận xét đưa ra đáp án đúng.
-Treo H 9.2 sgk y/c HS ghi tên cây có
rễ cọc ,cây có rễ chùm.
?Đọc tên các cây trong nhóm có rễ
cọc và các cây có rễ chùm?
sung
Rễ cọc Rễ chùm
Rễ cái to khoẻ,
đâm sâu xuống
đất và nhiều rễ
con mọc
xiên.Từ các rễ
con lại mọc ra
nhiều rễ con bé
hơn nữa.
Gồm nhiều rễ
con dài gần
bằngnhau,thường
mọc toả ra từ gốc
thân thành một
chùm.
-Thảo luận nhóm…
.
-Thảo luận nhóm…
.
Bài 13: Cấu tạo ngoài của thân.
Tìm hiểu các loại thân.
1.Mục tiêu: Phân biệt được các loại thân : thân đứng,thân leo,thân bò.
2.Chuẩn bị:
+Thầy: Tranh ảnh H 13.3 sgk,bảng phụ.
+Trò: sưu tầm các thân cây (Thân cây tầm tơi,rau má,cỏ,rau
ngót,đậu,nhãn,xoan…).
3.Tiến trình dạy học:
Hoạt động Thầy Hoạt động Trò
_Y/c HS tự đọc thông tin sgk
?Có mấy loại thân chính?
?Nêu đặc điểm để phân biệt chúng?
-Treo hình 13.3 sgk y/c HS qs kĩ kết
-Đọc thông tin sgk
*Có 3 loại thân chính:
thân đứng,thân leo,thân bò.
-Thảo luận nhóm….
*Thân đứng có 3 dạng:
+Thân gỗ: cứng, cao, có cành.
+Thân cột: cứng, cao, không cành.
+Thân cỏ: mềm,yếu,thấp.
*Thân leo:
+Leo bằng thân quấn:
+Leobằng tua cuốn.
*Thân bò: mềm,yếu,bò lan sát đất.
5
hợp với mẫu vật sắp xếp chúng vào
từng loại thân cụ thể?
-y/c HS thảo luận nhóm hoàn thành
bảng sgk
-GV nhận xét đưa ra đáp án đúng.(treo
bảng phụ ).
-QS kĩ hình ảnh kết hợp với thông tin
thảo luận nhóm sắp xếp các cây vào
từng loại thân cụ thể.
+Đại diện nhóm 3 trình bày kết quả.
+Nhóm khác so sánh, nhận xét,bổ
sung
- Thảo luận nhóm
+Đại diện nhóm 5 trình bày kết quả.
+Nhóm khác so sánh, nhận xét,bổ
sung
Bài: 14. Thân dài ra do đâu
1. Mục tiêu:-Trình bày được thân dài ra do có sự phân chia của mô phân sinh
(ngọn và lóng ở một số loài ).
2. Chuẩn bị:
+Thầy: chuẩn bị trước TN sgk,bảng phụ.
+Trò: chuẩn bị trước TN sgk
3. Tiến trình dạy học:
Hoạt động Thầy Hoạt động Trò
-y/c các nhóm trình bày kết quả TN đã
chuẩn bị trước ở nhà.
?So sánh chiều cao của 2 nhóm cây
trong TN không ngắt ngọn và ngắt
ngọn?
?Từ TN trên ,hãy cho biết thân dài ra
do bộ phận nào?
GV nhận xét đưa ra đáp đúng.
?Xem lại bài 8 giải thích vì sao thân
dài ra được?
-y/c HS đọc thông tin sgk
- các nhóm lần lượt trình bày kết quả
TN đã chuẩn bị trước ở nhà.
Nhóm cây Chiều cao (cm)
Ngắt ngọn 20
Không ngắt ngọn 25
-Các nhóm dựa vào kết quả TN trả
lời….
-Thảo luận nhóm….
+Đại diện nhóm 4 trình bày kết quả.
+Nhóm khác so sánh, nhận xét,bổ
sung
-Thân dài ra do phần ngọn (một số
cây do phần lóng ở mỗi gióng)
-Thảo luận nhóm….trả lời:
*Thân đà ra là do sự phân chia tế bào
ở mô phân sinh ngọn.
-HS đọc thông tin sgk rút ra kiến
6
?Lấy ví dụ minh hoạ?
?Giải thích vì sao khi trồng đậu, bông,
cà phê,trước khi cây ra hoa ,tạo quả,
người ta thường ngắt ngọn?
?Giải thích vì sao đối với cây trồng
lấy gỗ ,lấy sợi ,người ta thường tỉa
cành xấu,cành bị sâu mà không bấm
ngọn?
thức:
*Sự dài của thân các loại cây khác
nhau thì không giống nhau.
-Liên hệ thực tế lấy ví dụ….
Thân những cây có thân leo thường
dài ra rất nhanh,thân những cây lấy
gỗ sống lâu năm thân đai ra chậm
-Thảo luận nhóm….
kiến thức
-Thảo luận nhóm….
kiến thức
Bài: 32. Các loại quả
1.Mục tiêu: Nêu được các đặc điểm hình thái,cấu tạo của quả: quả khô,quả thịt.
2.Chuẩn bị:
+Thầy: Tranh ảnh H 32.1 sgk
+Trò: sưu tầm các loại quả (quả đậu,nhãn,xoan,cà chua,chanh,cải,đu
đủ,thìa là,táo,bông…).
3.Tiến trình dạy học:
Hoạt động Thầy Hoạt động Trò
-y/c HS đặt mẫu vật sưu tầm được
theo nhóm kết hợp qs kĩ H32.1 sgk ?
hãy xếp những loại quả có nhiều điểm
giống nhau vào một nhóm?
?Em có thể phân chia các quả đó
thành mấy nhóm?
?Hãy viết những đặc điểm mà em đã
dùng để phân chia chúng?
-y/c HS đọc thông tin sgk
?Có mấy nhóm quả chính?Nêu đặc
điểm để phân biệt chúng?
?Mỗi loại cho 3 ví dụ?
-HS đặt mẫu vật sưu tầm được theo
nhóm kết hợp qs kĩ H32.1 sgk xếp
những loại quả có nhiều điểm giống
nhau vào một nhóm.
-Thảo luận nhóm….
kiến thức
-Thảo luận nhóm….
kiến thức
- đọc thông tin sgk
-Dựa vào thông tin trả lời…
*Quả được chia thành 2 nhóm chính
là: quả khô và quả thịt.
+Quả khô: khi chín thì vỏ khô,cứng,
7
-y/c HS thảo luận nhóm theo mục
▼sgk?
?QS vỏ của các qủa khô chín,tìm xem
chúng có đặc điểm khác nhau nào mà
dựa vào đó người ta phân biệt thành 2
nhóm quả khô?
Kết luận:
?Trong H32.1 có những quả nào được
xếp vào mỗi nhóm của quả khô đó?
?Vì sao người ta thu hoạch đỗ xanh,đỗ
đen trước khi quả chín khô?
-Gọi HS đọc □ sgk
-y/c HS thảo luận nhóm theo mục
▼sgk?
?Tìm điểm khác nhau chính giữa
nhóm quả mọng và nhóm quả hạch?
?Các quả trong nhóm quả nào thuộc
nhóm quả mọng quả nào thuộc nhóm
quả hạch?
Kết luận:
?Người ta có nhưngc cách gì để bảo
quản và chế biến các loại quả thịt?
?Tìm thêm ví dụ về những quả mọng
và quả thịt khác?
mỏng.
+Quả thịt: khi chín thì mềm,vỏ
dày,chứa đầy thịt quả.
a) Các quả khô.
-Thảo luận nhóm…
-Quả khô: gồm quả khô không
nẻ,quả khô nẻ.
-Thảo luận nhóm…
+Đại diện nhóm 5 trả lời…
+Nhóm khác nhận xét bổ xung.
-Thảo luận nhóm…
+Đại diện nhóm 1 trả lời…
+Nhóm khác nhận xét bổ xung.
b) Các loại quả thịt.
- Đọc □ sgk
- Thảo luận nhóm theo mục ▼sgk….
*Quả thịt gồm: quả mọng và quả
hạch.
-Thảo luận nhóm…
-Thảo luận nhóm…
8
C. Kết luận:
-Qua một số tiết giảng dạy theo "phương pháp dạy học hoạt động nhóm
nhỏ"tôi thấy HS chủ động trong việc tiếp thu kến thức dưới sự chỉ đạo,điều
khiển của GV.Các em không còn nhút nhát,lười suy nghĩ như trước nữa mà phát
huy được tính tự giác,tích cực suy nghĩ,óc sáng tạo và tinh thần hợp tác giữa các
thành viên trong nhóm…do đó tạo được hứng thú học tập ở học sinh.
-Qua nghiên cứu tôi thấy kết quả đạt được như sau:
+Có tới 80 % số HS có kĩ năng trình bày mô hình,mẫu vật ,thí nghiệm trước lớp.
+Đa số HS có thể trình bày vấn đề trao đổi, thảo luận trong nhóm trước lớp.Các
em không còn tự ti,nhút nhát như trước nữa,các em nắm bắt vấn đề nhanh hơn
trước.GV chỉ cần gợi ý HS có thể chủ động tìm ra kến thức…Chính vì vậy khả
năng nhi nhớ kiến thức lâu hơn,HS biết vận dụng hiểu biết để giải thích một số
hiện tượng trong thực tế và kết quả các bài kiểm tra cao hơn trước nhiều.
-Có được kết quả trên là do sự vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học
kết hợp với nhiều loại phương tiện khác nhau để huy động được nhều giác quan
của HS tham gia vào quá trình học tập nhằm lôi cuốn,tập trung sự chú ý và sự
hứng thú học tập ở HS.Vì vậy lựa chọn phương pháp phù hợp đóng một vai trò
rất quan trọng trong quá trình dạy và học.
D. Đề nghị:
Qua những kết quả đã đạt được trong việc vận dụng phương pháp đổi mới giáo
dục ở một số tiết học đặc biệt là "phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ" tôi rất
mong các cấp lãnh đạo,các ban nghành quan tâm hơn nữa đến cơ sở vật chất ở
các trường học cũng như tạo điều kiện để GV có điều kiện được nghiên
cứu,được học tập cao hơn, để HS có điều kiện phát huy hết năng lực của mình
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng mục tiêu giáo dục
.
/.
Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn!
9
Tài liệu tham khảo:
1.Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học THCS (Nhà xuất
bản giáo dục ).
2.Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS (Nhà xuất bản giáo dục).
3.Sách sinh học 6 (Nhà xuất bản giáo dục).
4.Sách giáo viên sinh học 6 (Nhà xuất bản giáo dục).
5.Tài liệu riêng của trường.
Mục lục:
A.Đặt vấn đề……………………………………………………………(Trang 1)
I.Lời mở đầu………………………………………………………………………
1.thuận lợi…………………………………………………………………………
10
2.khó khăn………………………………………………………………………
3.Số liệu thống kê………………………………………………………(Trang 2 )
B.Giải quyết vấn đề:……………………………………………………………
I.Các giải pháp thực hiện………………………………………………………….
1.Cơ sở thực tiễn………………………………………………………………….
2.Tìm hiểu nguyên nhân………………………………………………………….
II.Các biện pháp để tổ chức thực hiện……………………………… ( Trang 3 )
1.Nội dung…………………………………………………………………………
2.Biện pháp cụ thể…………………………………………………………………
3.Vận dụng………………………………………………………………………
C.Kết luận…………………………………………………. ……… ( Trang 9 )
D.Đề nghị…………………………………………………………………………
11