Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

SKKN đổi mới tiết dạy phụ đạo nhằm nâng cao chất lượng môn toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.93 KB, 7 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ………………………………………………………………..
1. Tên sáng kiến:
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn.
3. Mô tả bản chất sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Trong các môn học ở trường, môn Toán cũng có vị trí rất quan trọng. Các kiến
thức, kỹ năng cũng được ứng dụng nhiều trong cuộc sống và là nền tảng cho các lớp trên.
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, một bộ phận không nhỏ học sinh rất “sợ” học
môn Toán. Đa số các em cho rằng môn Toán là một môn học khô khan và khó học vì nó
đòi hỏi người học phải tư duy trừu tượng, cẩn thận, chăm chỉ, . . . . Năm học 2011 – 2012,
2012 - 2013 tỉ lệ học sinh yếu kém môn Toán trường THCS …………… khá cao 21,6%.
và đặc biệt trong cuộc khảo sát chất lượng đầu năm học, học sinh yếu kém môn Toán 8 là
50%. Điều này khiến bản thân tôi rất trăn trở , băn khoăn “Làm thế nào để khắc phục tình
trạng học sinh yếu kém môn Toán? Nhà trường đã có mở lớp phụ đạo cho các đối tượng
học sinh này nhưng đem lại hiệu quả chưa cao. Theo kết quả thăm dò từ học sinh và giáo
viên dạy phụ đạo thì lớp học phụ đạo rất nhàm chán, chưa thực sự thu hút học sinh yếu
kém ; các em cho rằng học phụ đạo rất mắc cỡ với bạn bè; trốn học phụ đạo để đi
chơi; . . .
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
Nguyên nhân việc học phụ đạo đem lại hiệu quả chưa cao là do:
- Giáo viên dạy phụ đạo chưa thực sự quan tâm đến các em , chỉ dạy cho có
để hoàn thành nhiệm nhiệm vụ được giao. Chưa đầu tư vào tiết dạy phụ đạo làm cho tiết
học phụ đạo rất nhàm chán, không thu hút học sinh.
- Giáo viên dạy phụ đạo chưa phối hợp tốt giữa ba môi trường giáo dục:
nhà trường – gia đình và xã hội.
- Học sinh “ ngại ” học lớp phụ đạo vì mắc cỡ với bạn bè.



- Học sinh thường xuyên trốn học phụ đạo để đi chơi.
Bằng những trải nghiệm của bản thân qua thực tiễn giảng dạy tôi đã mạnh dạn đề nghị
sáng kiến kinh nghiệm “ Đổi mới tiết dạy phụ đạo nhằm nâng cao chất lượng môn
Toán”. như sau:

• Tìm hiểu các điểm yếu, các lỗ hỏng kiến thức của học sinh để từ đó giúp học sinh ôn lại
kiến thức cũ, hệ thống hóa các kiến thức đã học .

• Học sinh học yếu Toán là do có thói quen như chưa đọc kỹ lý thuyết đã lao vào làm bài
tập, chưa đọc kỹ đầu bài để tìm cái đã cho và cái phải tìm đã vội bắt tay vào giải, không
chịu thử lại sau khi làm tính,…Cho nên ngay từ tiết dạy phụ đạo đầu tiên, tôi hướng dẫn
các em phương pháp học tập môn Toán: nắm được lý thuyết mới làm bài tập, và theo
trình tự sau:

- Đọc kỹ đề toán: Đối tượng học sinh yếu đọc ít nhất ba lần, có như thế mới giúp các em
nắm được ba yếu tố cơ bản: Những “dữ kiện” là những cái đã cho, đã biết trong đề bài,
những “ẩn số” là những cái chưa biết, cuối cùng là những “điều kiện” quan hệ giữa các
dữ kiện và ẩn số. Tránh thói quen xấu là vừa đọc đề xong đã vội làm ngay.

- Tóm tắt đề toán: Sau khi đọc kỹ đề, các em biết lược bớt một số câu chữ, làm cho bài
toán gọn lại. Nhờ đó làm rõ mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm.. Trong thực tế
có rất nhiều cách tóm tắt một bài toán, nếu các em càng nắm được nhiều cách tóm tắt thì
các em sẽ càng giỏi toán. Thế nhưng đối với các em học sinh yếu giáo viên chỉ nên
hướng dẫn các em chọn cách tóm tắt nào dễ hiểu và rõ nhất là được.

- Phân tích bài toán: Tóm tắt xong các em cần phải phân tích đề bài để tìm ra cách giải.
Thông thường đối với học sinh yếu ở bước này tôi sử dụng phương phân tích tổng hợp.

- Viết bài giải: Dựa vào sơ đồ phân tích giáo viên hướng dẫn các em hoàn thiện bài toán

một cách đầy đủ, chính xác.

- Kiểm tra kết quả: Đối với những em học yếu thì việc kiểm tra đánh giá kết quả là không
thể thiếu khi giải toán và phải trở thành thói quen đối với các em.
Ví dụ: ( Bài toán SGK hình học 8 ) Cho hình bình bình hành ABCD. Gọi E là
trung điểm của AD, F là trung điểm của BC. Chứng minh BE = DF.


A

B

E
D

F
C

Giáo viên ( GV ) yêu cầu học sinh đọc đề và nêu giả thiết, kết luận của bài toán.
GV hỏi: Để chứng minh BE = DF ta cần chứng minh điều gì? Có thể học sinh
( HS ) sẽ trả lời là chứng minh hai tam giác bằng nhau hoặc chứng minh EBFD là hình
bình hành. ( Tùy theo câu trả lời của HS, giáo viên sẽ hướng dẫn các em cách chứng
minh ).
Giả thiết cho ABCD là hình bình hành, theo định nghĩa và tính chất của hình bình
hành ta đã có được điều gì? ( Lúc này HS sẽ nhớ lại định nghĩa và tính chất của hình bình
hành ).
GV hỏi tiếp: Có mấy cách chứng minh một tứ giác là hình bình hành? Kể ra? ( HS
nêu lại các dấu hiệu nhận biết hình bình hành )
GV có thể hệ thống lại kiến thức về hình bình hành cho HS theo sơ đồ sau:
Định nghĩa

Tứ gác có các cạnh đối song song là hình bình hành.

Hình bình hành

Tính chất: Trong hình bình hành:
1/ Các cạnh đối bằng nhau.
2/ Các góc đối bằng nhau.
3/ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Dấu hiệu:
1/ Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
2/ Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành..
3/ Tứ giác có một cặp cạnh đối vừa song song vừa bằng nhau
là hình bình hành..
4/ Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành..
5/ Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi
đường là hình bình hành..


Như vậy là HS đã nhớ lại được các kiến thức về hình bình hành, sau đó GV tiếp
tục gợi ý cho HS chứng minh BE = CF.

• Trong một tiết học phụ đạo không nhất thiết phải làm càng nhiều bài tập thì càng tốt mà
đôi khi chỉ cần làm đúng, chính xác, hiểu rõ, nắm được cách chứng minh một bài toán là
đủ. Đối với học sinh yếu kém, giáo viên nên coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kỹ
năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao, mở rộng kiến thức và tăng cường luyện tập vừa
sức.

• Gia tăng số lượng bài tập cùng thể loại và mức độ: Để hiểu một kiến thức, rèn luyện một
kỹ năng nào đó, học sinh yếu kém cần những bài tập cùng thể loại và mức độ với số
lượng nhiều hơn so với các em khá, giỏi, trung bình. Đố với những học sinh này, tôi chỉ

cho học sinh giải những bài tập thuộc dạng cơ bản, hạn chế đến mức tối đa những dạng
bài tập mới có tính chất mở rộng nâng cao kiến thức.

• Và đặc biệt giáo viên phải xây dựng môi trường học tập thân thiện :
- Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu
quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói , ánh mắt, nụ cười, giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác
an toàn nơi học sinh tạo điều kiện cho các em được tham gia phát biểu, nêu lên những
vấn đề mà mình không hiểu tránh thái độ, lời nói chạm tới lòng tự ái và mặc cảm của học
sinh . Bằng cách khi xây dựng một tiết dạy phụ đạo giáo viên nên lồng ghép một trò chơi
toán học vào trong tiết dạy, ví dụ như trò chơi Ai nhanh hơn? Giải đáp ô chữ, Tìm chỗ sai
trong các bài toán sau, hoặc giải ô số đoán hình nền, … .Hoặc để khuyến khích học sinh
học tốt , có thể sau mỗi tiết giáo viên có thể cho các em chơi một trò chơi vận động nho
nhỏ được tiến hành trong lớp.
Ví dụ 1: : Khi ôn tập cho HS về dạng toán “ Phân tích đa thức thành nhân tử
bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức ”. Giáo viên có thể lồng ghép trò chơi giải ô chữ
( hoặc giải ô chữ đoán hình nền nếu GV sử dụng máy chiếu).
Giải đáp ô chữ bằng cách chọn đáp án đúng trong các câu sau. Ứng với với mỗi
đáp án đúng sẽ có một chữ cái, và hãy ráp các chữ cái đó thành một cụm từ có ý nghĩa:
Đ
I
H

1/ Trong các kết quả sau kết quả nào đúng?

C


A. 1 – 2y + y2 = - ( y – 1 )2
B. 1 – 2y + y2 = ( y + 1 )2


A 1 – 2y + y2 = ( y – 1 )2
B 1 – 2y + y2 = - ( 1 + y )2
2/ Đa thức x3 – 6x2y + 12xy2 – 8y3 được phân tích thành nhân tử là:
I. ( x – 2y )3

K. x3 – ( 2y )3

L. ( x – y )3

M. ( x + 2y )3

3/ Đa thức 1 – 8x3y6 được phân tích thành nhân tử là:
N. ( 1 – 2xy3 )3

O.

( 1 – 2xy2 ) ( 1 + 2xy2 + 4x2y4 )

P. ( 1 – 2xy2 )3

Q.

( 1 – 2xy2 ) ( 1 - 2xy2 + 4x2y4 )

4/ Đa thức ( x – y )2 – 4 được phân tích thành nhân tử là:
B. x2 – 2xy + y2 – 4

C.

(x–y–4)(x–y+4)


D. ( x + y – 2 ) ( x + y + 2 )

Đ.

(x–y–2)(x–y+2)

5/ Đa thức 4x2 + 12x + 9 được phân tích thành nhân tử là:
E. ( 2x – 3 )2

G. ( 4x – 9 )2

H. ( 2x + 3 )2

I. ( 3x + 2 )2

Ví dụ 2: Hoặc khi ôn tập cho học sinh về 7 hằng đẳng thức đáng nhớ, giáo viên có
thể tổ chức cho học sinh trò chơi “ Ai nhanh hơn ? ”
Giáo viên chuẩn bị sẵn các biểu thức sau ( có gắn sẵn nam châm ):
A

B

m2 – 2m + 1 =

( 2x + 2)2

4x2 + 8x + 4 =

( 1- 3xy ) ( 1 + 3xy + 9x2y2 )


m2 – 1 =

(m–1)2

1 – 27 x3y3 =

(m–1)(m+1)


……………………..

……………………………

Chia học sinh thành từng đôi ( 2 học sinh ), mỗi đôi sẽ lên bảng ráp các biểu thức
trên thành những hằng đẳng thức đúng. Đôi nào ráp đúng với thời gian ít nhất là thắng
cuộc. Lưu ý đối với trò chơi này, giáo viên chuẩn bị nhiều hằng đẳng thức khác nhau
( trộn đề ) để khi đôi thứ nhất thi xong giáo viên đổi đề cho đôi thứ hai tiếp tục thi….
Qua trò chơi này, học sinh sẽ khắc sâu và nhận dạng các hằng đẳng thức nhanh
hơn.
Hoặc để khuyến khích các em học tốt, sau khi học xong giáo viên cho các em chơi một
trò chơi vui ( tiến hành trong lớp ), …
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Đề tài có khả năng áp dụng ở đơn vị mà còn có thể áp dụng cho tất cả các
trường trong toàn huyện không chỉ ở bộ môn Toán 8 mà còn có thể áp dụng cho tất cả các
bộ môn khác .
3.4. Hiệu quả lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến:
- Học sinh đi học phụ đạo đầy đủ hơn, không còn trường hợp cúp tiết.
- Trong tiết học phụ đạo, học sinh học sôi nổi hơn. Học sinh mạnh dạn, tự
tin phát biểu nhiều hơn.

- Chất lượng môn Toán 8 được nâng cao đáng kể.
Năm học
2011 – 2012
2012 – 2013
2013 – 2014
HKI

Trung bình trở lên
78,4%
91,7%

Yếu kém
21.6%
8,3%

92%

8%

Bến Tre, ngày

tháng

năm




×