Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Giáo dục công dân 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.91 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI 20: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI. CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. I/ ĐẶT VẤN ĐỀ * Bài học . - Khẳng định Hiến pháp là cơ sở, là nền tảng của hệ thống pháp luật Việt Nam . -> Hiến pháp đầu tiên của nước ta ra đời năm 1946:Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nhà nước ban hành Hiến pháp của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân -> Hiến pháp 1959: Hiến pháp của thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam - Hiến pháp 1980: Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên CNXH trên phạm vi cả nước - Hiến pháp 1992 : Hiến pháp của thời kỳ đổi mới đất nước. - Hiến pháp 2013: HP cuả thời kì phát triển đất nước. -> Hiến pháp 1959,1980, 1992,2013: Là sự sửa đổi, bổ sung Hiến pháp -> Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa X kì họp thứ 10 nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 28/11/2013 Gồm 11 chương ,120 điều + Chương I: Chế độ chính trị có 13 điều( điều 1-> 13 ) + Chương II : Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có 36 ( 14 đến 49) + Chương III :Kinh tế, xã hội, văn hóa, GD,KHCN và môi trường có 14 điều (điều 50-> 63) + Chương IV : Bảo vệ Tổ quốc có 5 điều ( điều 64->68 ) + Chương V : Quốc hội có 17 điều ( Điều 69->85) + Chương VI : Chủ tịch nước có 8 điều (Điều 86-93 ) + Chương VII : Chính phủ có 8 điều ( Điều 94 - 101) + Chương VIII : Toà án nhân dân, VKSND 8 điều ( Điều 102->109) + Chương IX : Chính quyền địa phương có 7 điều (Diều 110->116) + Chương X :Hội đồng bầu cử quốc gia có 2 điều ( Điều 117->upload.123doc.net) + Chương XI : Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp có 2 điều(Điều 119 -120) II. NỘI DUNG BÀI HỌC : 1- Hiến pháp: - Là đạo luật cơ bản của nhà nước , có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam . - Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng , ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp , không được trái với Hiến pháp . 2- Nội dung cơ bản của Hiến Pháp: Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng , phát triển đất nước : Bản chất nhà nước,.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> chế độ chíng trị ,chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy Nhà nước. 3. Cơ quan hình thành Hiến pháp và các văn bản pháp luật - Hiến pháp do Quốc hội xây dựng theo trình tự, thủ tục đặc biệt được quy định trong Hiến pháp. - Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có quyền lập ra Hiến pháp và Pháp luật - Quốc hội có quyền sửa đổi Hiến pháp - Hiến pháp được thông qua đại biểu Quốc hội với ít nhất là 2/3 số đại biểu nhất trí – làm việc theo hình thức hội nghị. 4. Trách nhiệm của công dân. - Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật. - Tìm hiểu sâu sắc nội dung, ý nghĩa của các quy định Hiến pháp, thực hiện quy định đó trong cuộc sống hàng ngày III. BÀI TẬP Bài 1: Đánh dấu X vào ô tương ứng Văn bản. Quốc hội. Cơ quan ban hành Bộ Bộ Chính Bộ GD&ĐT KH&C phủ tài T N chính. Đoàn TNCS HCM. Hiến pháp Điều lệ Đoàn TN Luật nghiệp. doanh. Quy chế tuyển sinh ĐH Và CĐ Luật thuế GTGT Luật GD Bài 2: Sắp xếp các cơ quan vào ô tương ứng(Quốc hội , HĐND các tỉnh, Toà án nhân các tỉnh, Chính phủ , UBND quận, Bộ GD&ĐT, Bộ nông nghiệp và PTNT , Sở GD&ĐT , Sở LĐTBXH, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Cơ quan.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Cơ quan quyền lực nhà nước Cơ quan quản lý nhà nước Cơ quan xét xử Cơ quan kiểm sát. ÔN TẬP HKII. ÔN TẬP HỌC KÌ II Câu 1: Tệ nạn xã hội là gì? Vì sao phải phòng chống tệ nạn xã hội? Chúng ta cần làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội? * Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội nhưng nguy hiểm nhất là cờ bạc, ma tuý, mại dâm. * Vì tệ nạn xã hội có tác hại xấu đối với cá nhân, gia đình và xã hội: - Đối với cá nhân: ảnh hưởng sức khoẻ, đạo đức, tinh thần. - Đối với gia đình: cạn kiệt kinh tế, phá vỡ hạnh phúc gia đình. - Đối với xh: thiệt hại kinh tế, gây rối loạn trật tự xh,làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống, suy thoái giống nòi dân tộc. * Chúng ta cần phải: - Sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình, giúp nhau không sa vào tệ nạn xã hội. - Tuân theo quy định của pháp luật. - Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và ở địa phương. - Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội. Câu 2: Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân? Công dân có quyền sở hữu những gì? * Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Quyền sở hữu tài sản bao gồm: + Quyền chiếm hữu + Quyền sử dụng + Quyền định đoạt *Công dân có quyền sở hữu về: thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, vốn và tài sản trong các doanh nghiệp....

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 3: Công dân có nghĩa vụ gì đối với tài sản của người khác? Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác. - Tôn trọng, không xâm phạm tài sản của người khác. Nhặt được của rơi trả người đánh mất. - Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn. - Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả cho chủ sở hữu. Nếu làm hỏng phải sửa chữa hoặc bồi thường tương ứng giá trị tài sản. - Nếu gây thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Câu 4: Công dân có nghĩa vụ gì đối với tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng? Học sinh cần làm gì để bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng? Nghĩa vụ của công dân đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng: - Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng vào mục đích cá nhân. - Khi được Nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản nhà nước phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí. * Học sinh cần: ( học sinh tự liên hệ) Câu 5:Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Cho ví dụ? - Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân tham gia bàn bạc , thảo luận , đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, XH. - Ví dụ: Học sinh phát biểu xây dựng bài học. Đóng góp ý kiến vào dự thảo hiến pháp và pháp luật Câu 6: Hiến pháp là gì? Từ khi thành lập nước đến nay nhà nước ta đã ban hành mấy bản hiến pháp, kể tên? Hiến pháp 2013 có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều? Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước , có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam . Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng , ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp , không được trái với Hiến pháp. - Từ khi thành lập nước đến nay nhà nước ta đã ban hành 5 bản hiến pháp: + Hiến pháp năm 1946 + Hiến pháp năm 1959 + Hiến pháp năm 1980 + Hiến pháp năm 1992 + Hiến pháp năm 2013 - Hiến pháp năm 2013 gồm 11 chương, 120 điều..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×