Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

thực trạng chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng của điều dưỡng tại bệnh viện tuệ tĩnh năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 71 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

THỰC TRẠNG CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH THỐT VỊ
ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG
TẠI BỆNH VIỆN TUỆ TĨNH NĂM 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

THỰC TRẠNG CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH THỐT VỊ
ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG
TẠI BỆNH VIỆN TUỆ TĨNH NĂM 2020
Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. VŨ VĂN THÀNH

NAM ĐỊNH - 2020


i



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định, các thầy cơ giáo trong tồn trường đã tạo điều
kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập tại trường.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thấy giáo
Ts.Vũ Văn Thành - là người đã tận tình hướng dẫn tơi trong q trình thực
hiện chun đề tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Điều dưỡng và Khoa
Phục Hồi Chức năng Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã ln
giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện chun đề.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách hồn chỉnh
nhất. Song khơng thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được.
Tôi rất mong được sự đóng góp của q thầy cơ và các bạn trong lớp, đồng
nghiệp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nam Định, ngày 15 tháng 01 năm 2021
Học viên

Nguyễn Thị Thu Hiền


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong
bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được cơng bố trong
bất cứ một cơng trình nào khác. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự

hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái tơi xin hồn tồn
chịu trách nhiệm.
Nam Định, ngày 15 tháng 01 năm 2021

Người cam đoan

Nguyễn Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ...................................................................................................... i
Lời cam đoan ................................................................................................. ii
Mục lục ............................................................................................................
Danh mục bảng ............................................................................................. iv
Danh mục biểu đồ, hình ảnh ........................................................................... v
Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn ............................................................. 3
1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................3
1.1.1.Định nghĩa thoát vị đĩa đệm .......................................................................3
1.1.2. Nguyên nhân ..............................................................................................3
1.1.3. Phân loại thoát vị đĩa đệm .........................................................................3
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng ................................................................................4
1.1.5. Triệu chứng cận lâm sàng .........................................................................5
1.1.6. Chẩn đoán giai đoạn thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: .......................7
1.1.7. Chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm........................................................8
1.2. Cở sở thực tiễn .................................................................................................8
1.2.1. Vai trò của điều dưỡng ............................................................................9
1.2.2. Nhận định................................................................................................ 10
1.2.3. Chẩn đoán điều dưỡng............................................................................ 12

1.2.4. Lập kế hoạch chăm sóc .......................................................................... 12
1.2.5. Thực hiện kế hoạch chăm sóc ................................................................ 16
1.2.6. Đánh giá.................................................................................................. 18
1.2.7. Đánh giá chức năng sinh hoạt hàng ngày .............................................. 19
1.2.8. Nghiên cứu về thoát vị đĩa đêm cột sống thát lưng trên thế giới và ở
Việt Nam ................................................................................................ 19


Chương 2: Liên hệ với thực tế ...................................................................... 21
2.1. Giới thiệu về bệnh viện y dược cổ truyền tuệ tĩnh ....................................... 21
2.1.1. Sơ lược về bệnh viện Y dược cổ truyền Tuệ Tĩnh ................................ 21
2.1.2. Thực trạng điều dưỡng bệnh viện Tuệ Tĩnh chăm sóc bệnh thốt vị đĩa
đệm cột sống thắt lưng ........................................................................... 21
2.2. Một số đặc điểm chung của người bệnh nghiên cứu ................................... 22
2.2.1. Đặc điểm nhân khẩu của người bệnh thoát vị đĩa đệm ......................... 22
2.2.2. Phân bố người bệnh theo thời gian mắc bệnh ....................................... 24
2.2.3. Yếu tố khởi phát trong thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng .................. 25
2.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng chính của người bệnh nghiên cứu..... 25
2.3.1. Đặc điểm lâm sàng hội chứng cột sống ................................................. 25
2.3.2. Tính chất cơn đau thắt lưng ................................................................... 25
2.3.3. Đặc điểm lâm sàng hội chứng rễ thần kinh ........................................... 26
2.3.4. Đặc điểm cận lâm sàng........................................................................... 27
2.4. Đánh giá hiệu quả chăm sóc điều dưỡng ..................................................... 27
2.4.1. Sự cải thiện về mức độ đau theo thang điểm VAS ............................... 27
2.4.2. Mức độ giảm chèn ép rễ thần kinh......................................................... 29
2.4.3. Sự cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng .................................................. 29
2.4.4. Sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày.......................................... 30
2.4.5. Kết quả chăm sóc chung ........................................................................ 30
2.4.6. Các triệu chứng bất thường trong q trình chăm sóc, vật lí trị liệu..... 31
2.5. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc điều dưỡng......................... 31

2.5.1. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung với đặc điểm của người
bệnh ........................................................................................................ 31
2.5.2. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung với tuân thủ dùng thuốc
theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế ................................................... 32
2.5.3. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung với sự hiểu biết về cách
phịng bệnh tái phát của người bệnh...................................................... 32


2.5.4. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung với tình trạng tinh thần của
người bệnh.............................................................................................. 32
2.5.5. Thực hiện các nội dung chăm sóc .......................................................... 33
2.5.6. Kiến thức về bệnh thoát vị đĩa đệm của đối tượng nghiên cứu ............ 33
Chương 3: Bàn luận ..................................................................................... 35
3.1. Đặc điểm chung của người bệnh nghiên cứu .............................................. 35
3.1.1. Tuổi ......................................................................................................... 35
3.1.2. Giới.......................................................................................................... 35
3.1.3. Đặc điểm phân bố theo nghề nghiệp...................................................... 36
3.1.4. Thời gian mắc bệnh ................................................................................ 36
3.1.5. Hoàn cảnh khởi phát bệnh ..................................................................... 37
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng chính của người bệnh ........................ 37
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng hội chứng cột sống ................................................. 37
3.2.2. Đặc điểm lâm sàng hội chứng rễ thần kinh ........................................... 38
3.2.3. Vị trí thoát vị đĩa đệm............................................................................. 38
3.2.4. Các dấu hiệu X quang thường................................................................ 38
3.3. Đánh giá kết quả chăm sóc và vật lý trị liệu ................................................ 38
4.3.1. Sự cải thiện về mức độ đau ................................................................... 38
3.3.2. Sự cải thiện góc độ Lasègue sau chăm sóc vật lý trị liệu...................... 39
3.3.3. Sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày.......................................... 40
3.3.4. Kết quả điều trị chung ............................................................................ 40
3.3.5. Các triệu chứng bất thường trong q trình chăm sóc vật lý trị liệu..... 41

3.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc điều dưỡng......................... 41
3.4.1. Mối liên quan giữa đặc điểm của người bệnh với kết quả chăm sóc và
vật lý trị liệu............................................................................................ 41
3.4.2. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung với tuân thủ dùng thuốc và
chế độ VLTL theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế............................ 42


3.4.3. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung với tình trạng tinh thần của
người bệnh.............................................................................................. 42
3.4.4. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung với sự hiểu biết về cách
phòng bệnh tái phát của người bệnh...................................................... 42
3.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh thốt vị
đĩa đêm cột sống thắt lưng của điều dưỡng tại bệnh viện Tuệ Tĩnh ........... 43
Kết luận........................................................................................................ 44
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMI

: Body Mass Index
(Chỉ số khối của cơ thể)

CSTL

: Cột sống thắt lưng


MRI

: Magnetic resonnance imaging
(Tạo ảnh bằng cộng hưởng từ)

NP

: Nghiệm pháp

TVĐĐ

: Thoát vị đĩa đệm

TVĐĐ CSTL

: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

VAS

:Visual anologue scale
(Thang điểm đánh giá mức độ đau)

VLTL

: Vật lý trị liệu

WHO

: World Health Organization
( Tổ chức y tế thế giới )



iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. BMI theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới ................................... 15
Bảng 2.1. Đặc điểm về nhóm tuổi ................................................................ 22
Bảng 2.2. Đặc điểm nghề nghiệp .................................................................. 23
Bảng 2.3. Đặc điểm thói quen ...................................................................... 23
Bảng 2.4. Chỉ số BMI................................................................................... 23
Bảng 2.5. Phân bố người bệnh theo thời gian mắc bệnh ............................... 24
Bảng 2.6. Yếu tố khởi phát trong thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng........... 25
Bảng 2.7. Đặc điểm lâm sàng hội chứng cột sống ........................................ 25
Bảng 2.8. Tính chất cơn đau thắt lưng .......................................................... 26
Bảng 2.9. Đặc điểm lâm sàng hội chứng rễ thần kinh ................................... 26
Bảng 2.10. Các dấu hiệu X quang thường .................................................... 27
Bảng 2.11. Sự cải thiện mức độ đau trước và sau chăm sóc.......................... 28
Bảng 2.12. Sự cải thiện góc độ Lasègue trước và sau chăm sóc.................... 29
Bảng 2.13. Sự cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng trước và sau chăm sóc ... 29
Bảng 2.14. Sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày trước và ................. 30
Bảng 2.15. Kết quả chăm sóc chung ............................................................. 30
Bảng 2.16. Các triệu chứng bất thường trong q trình chăm sóc VLTL ...... 31
Bảng 2.17. Mối liên quan giữa đặc điểm của người bệnh với kết quả chăm
sóc và vật lý trị liệu ...................................................................................... 31
Bảng 2.18. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung với tuân thủ dùng
thuốc theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế ................................................. 32
Bảng 2.19. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung với sự hiểu biết về
cách phòng bệnh tái phát của người bệnh ..................................................... 32
Bảng 2.20. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc chung với tình trạng tinh
thần của người bệnh ..................................................................................... 32

Bảng 2.21. Nội dung tư vấn.......................................................................... 33
Bảng 2.22. Kiến thức về bệnh thoát vị đĩa đệm của đối tượng nghiên cứu.... 33


v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Trang
Biểu đồ 2.1. Đặc điểm về giới ...................................................................... 22
Hình 1.1. Hình ảnh thốt vị đĩa đệm ............................................................... 3
Hình 1.2. Dấu hiệu Lasègue ........................................................................... 5
Hình 1.3. Hình ảnh X quang hẹp các tầng đĩa đệm cột sống thắt lưng L3/L4,
L4/L5 ............................................................................................................. 6
Hình 1.4. Hình cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ................. 7
Hình 1.5. Năm bước của quy trình điều dưỡng ............................................... 9
Hình 1.6. Hình ảnh siêu âm vùng thắt lưng cho người bệnh Vũ Thị H ......... 13
Hình 1.7. Hình ảnh điện xung vùng thắt lưng cho người bệnh ...................... 14
Hình 1.8. Chiếu đèn hồng ngoại vùng thắt lưng cho người bệnh .................. 15


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh thoát vị đĩa đệm gặp ngày càng phổ biến trên thế giới cũng như ở
Việt Nam. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những nguyên nhân
hàng đầu gây đau thắt lưng. Theo tổ chức y tế thế giới, cứ 10 người có 8 người
ít nhất một lần đau thắt lưng. Theo Lambert, thốt vị đĩa đệm chiếm tỷ lệ 63%
- 73% tổng số đau cột sống thắt lưng [10,14,21].
Ở Việt Nam, có 82% các trường hợp đau thắt lưng hông tại khoa Thần

kinh Viện Quân Y 103 là do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng [21].
Thốt vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm đốt sống thoát ra khỏi
vị trí bình thường gây chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống. Thoát
vị đĩa đệm gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh, đi lại khó khăn. Người bệnh
không thể tập trung làm việc, không đủ sức khỏe làm điều mình muốn. Bệnh
ảnh hưởng đến khả năng lao động và sinh hoạt hàng ngày. Bệnh thường gặp
nhiều ở lứa tuổi lao động nên ảnh hưởng không chỉ đến cá nhân người bệnh mà
cịn cả gia đình người bệnh và xã hội. Bệnh nên được điều trị sớm, nếu bệnh
nặng mới điều trị sẽ tốn kém và mất nhiều thời gian mà hiệu quả khơng cao,
thậm chí khơng có hiệu quả. Người bệnh thường bỏ qua giai đoạn đầu để điều
trị tốt nhất. Bệnh để lại biến chứng nặng nề như liệt, teo cơ, đại - tiểu tiện mất
tự chủ… Do đó, để tránh biến chứng, người bệnh cần được chăm sóc điều trị
sớm và duy trì lối sống phù hợp.
Trên thế giới và Việt Nam một số tác giả đã nghiên cứu về hiệu quả điều
trị thoát vị đĩa đệm bằng các phương pháp nội khoa, hay các phương pháp kết
hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Những năm gần đây tỉ lệ người
bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đến khám và điều trị tại bệnh viện
Tuệ Tĩnh khá cao. Trong 8 tháng đầu năm 2020 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột
sống thắt lưng đạt mức 42.3%. Tại đây, cho đến nay chưa có chuyên đề nào


2

nghiên cứu về vấn đề chăm sóc người bệnh thốt vị đĩa đệm. Xuất phát từ thực
tế đó, nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức về bệnh, hiệu quả điều trị và chăm sóc
cho người bệnh thốt vị đĩa đệm, chúng tơi tiến hành nghiên cứu : “Thực
trạng chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng của điều
dưỡng tại bệnh viện Tuệ Tĩnh năm2020" gồm 2 mục tiêu:
1. Mơ tả thực trạng chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt
lưng của điều dưỡng tại bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2020.

2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh
thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng của điều dưỡng tại bệnh viện Tuệ
Tĩnh.


3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1.Định nghĩa thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm đốt sống thốt
ra khỏi vị trí bình thường do đứt rách vòng sợi gây chèn ép vào ống sống hay
các rễ thần kinh sống. Hướng của thốt vị đĩa đệm có thể ra sau, lệch bên, vào
lỗ ghép gây chèn ép rễ, dây thần kinh vùng cột sống thắt lưng (CSTL).

Hình 1.1. Hình ảnh thốt vị đĩa đệm [4]
1.1.2. Ngun nhân [21]
- Chấn thương va đập đĩa đệm bị nứt rách bao xơ.
- Lao động, vận động sai tư thế: vận động mạnh và mang vật nặng sai tư

thế, ngồi làm việc lâu ở một tư thế trong thời gian dài làm cột sống lưng bị tổn
thương.
- Thối hóa cột sống thắt lưng do tuổi tác đĩa đệm bị bào mòn mất nước,

sụn khớp hư tổn, vi thể tổn thương.
- Những người có cột sống bẩm sinh yếu dễ bị gù, gai cột sống, thối hóa

cột sống, vẹo cột sống.

1.1.3. Phân loại thoát vị đĩa đệm
Wood chia TVĐĐ làm 4 loại, dựa trên sự tương quan giữa khối thốt vị
với vịng sợi, và dây chằng dọc sau:


4

- Phồng đĩa đệm: Vòng sợi chưa bị rách hết, nhân nhầy vẫn còn nằm

trong vòng sợi nhưng lệch vị trí.
- Lồi đĩa đệm hay dạng tiền thốt vị: Khối thốt vị đã xé rách vịng sợi

nằm ở trước dây chằng dọc sau
- Thoát vị thực thụ: Khối thoát vị đã chui qua dây chằng dọc sau, nhưng

cịn dính liền với phần nhân nhầy nằm phía trước.
- Thốt vị đĩa đệm có một mảnh rời: Có một phần khối thốt vị tách rời

khỏi phần đĩa đệm nằm trước dây chằng dọc sau, có thể di trú đến mặt sau đốt
sống. mảnh rời này thường nằm ngoài màng cứng.
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được biểu
hiện bằng hai hội chứng chính: hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh
[4, 44].
- Hội chứng cột sống:

+ Đau cột sống thắt lưng, trong thoát vị đĩa đệm đau cột sống thắt lưng có
đặc điểm là đau khởi phát sau một chấn thương hoặc vận động q mức, đau
cấp tính sau đó tái phát, trở thành mạn tính tái phát, đau tăng lên khi ho, hắt
hơi, thay đổi tư thế, giảm khi được nghỉ ngơi, tăng lên lúc nửa đêm về sáng.

Đây được gọi là đau có tính chất cơ học.
+ Các biến dạng cột sống: Mất đường cong sinh lý, vẹo cột sống
(Scoliose sciatique).
+ Người bệnh có tư thế vẹo về một bên để chống đau, cơ cạnh cột sống
co cứng. Có trường hợp đau rất dữ dội và người bệnh phải nằm bất động về
bên đỡ đau.
+ Các điểm đau cột sống và cạnh cột sống thắt lưng: rất phổ biến
+ Hạn chế tầm vận động của cột sống thắt lưng, đặc biệt là hạn chế khả
năng nghiêng về bên ngược với tư thế chống đau và khả năng cúi (nghiệm pháp
Schober)
- Hội chứng rễ thần kinh:

+ Đau rễ: Đau lan theo dọc đường đi của rễ thần kinh chi phối, đau thần
kinh hơng(Sciatica)
+ Các dấu hiệu kích thích rễ: dấu hiệu “chuông bấm” của De Seze, dấu hiệu


5

Lasègue thẳng và chéo, dấu hiệu Valleix, dấu hiệu Dejerin,Valsava, Neri, Bonnet.
 Dấu hiệu Lasègue: Cách đo: Người bệnh nằm ngửa, duỗi thẳng chân,
thầy thuốc nâng cổ chân người bệnh và giữ cho gối thẳng, người bệnh thấy bắt
đầu đau ở mơng và mặt sau đùi thì ngừng khơng nâng nữa, đo góc hợp thành
giữa chân bệnh nhân và mặt phẳng bệnh nhân đang nằm.

Hình 1.2: Dấu hiệu Lasègue [31]
 Dấu hiệu “bấm chuông”(+): khi ấn vào điểm đau cạnh sống thắt lưng
xuất hiện đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh.
 Điểm đau Valleix: Ấn các điểm trên đường đi của dây thần kinh người
bệnh thấy đau: điểm giữa ụ ngồi mấu chuyển lớn, điểm giữa nếp lằn mông,

điểm giữa nếp khoeo, điểm giữa cung cơ dép cẳng chân.
+ Các dấu hiệu tổn thương rễ: giảm hoặc mất cảm giác kiểu rễ hoặc dị
cảm (kiến bò, tê bì, nóng rát …) ở da theo khu vực thần kinh chi phối.
Rối loạn vận động: khi chèn ép rễ L5 lâu ngày các cơ khu trước ngoài
cẳng chân sẽ bị liệt làm cho người bệnh không thể đi bằng gót chân được,
cịn với rễ S1 thì các cơ khu sau cẳng chân sẽ bị liệt làm cho người bệnh
không thể đi kiễng chân được.
Có thể gặp teo cơ và rối loạn cơ trịn (bí đại tiểu tiện, đại tiểu tiện không
tự chủ, hoặc rối lọan chức năng sinh dục) khi tổn thương nặng, mạn tính có
chèn ép đi ngựa.
1.1.5. Triệu chứng cận lâm sàng
- Chụp X quang thường (Spondylographia): Trên phim X-quang chỉ có thể


6

đánh giá gián tiếp thông qua những thay đổi của khoang gian đốt sống và các
đốt sống kế cận. Chính vì vậy X – quang thường phản ánh những giai đoạn
muộn của bệnh lý đĩa đệm. X – quang thường là thăm khám cơ bản để chẩn
đoán các bệnh khác của cột sống thắt lưng cùng như: chấn thương, u, viêm thấp
khớp cột sống cùng chậu, lao cột sống, các rối loạn chuyển hóa và cấu trúc cột
sống.
Trên phim X quang quy ước có thể phát hiện vẹo cột sống, hẹp khe gian
đốt, dị tật. Trong thoát vị đĩa đệm, tam chứng Barr: giảm chiều cao gian khoang
đốt sống, mất ưỡn thắt lưng và vẹo cột sống thắt lưng có giá trị đặc hiệu cao
nhưng kém nhạy, nó chỉ gặp trong khoảng 1/5 số trường hợp thốt vị đĩa đệm
[11,44].

Hình 1.3. Hình ảnh X quang hẹp các tầng đĩa đệm cột sống thắt lưng
L3/L4, L4/L5

(Vũ Thị H 46 tuổi)
- Chụp tủy bao rễ thần kinh (myelography)
- Chụp đĩa đệm (Discography)
- Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng
- Chụp cộng hưởng từ: Đây là phương pháp tốt nhất để chẩn đốn TVĐĐ

vì nó cho hình ảnh trực tiếp của đĩa đệm và rễ thần kinh trong ống sống và
ngoại vi.


7

Hình 1.4. Hình cộng hưởng từ thốt vị đĩa đệm cột sống thắt lưng [17]
- Các thăm khám cận lâm sàng khác

+ Ghi điện cơ để phát hiện sự giảm hoặc biến đổi điện sinh lý của các cơ
trong thương tổn dây, rễ thần kinh.
+ Các xét nghiệm miễn dịch có thể thấy được kháng thể kháng nhân nhầy
đĩa đệm, hoặc kháng thể kháng vịng sợi đĩa đệm.
1.1.6. Chẩn đốn giai đoạn thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:
- Giai đoạn 1: Đau khu trú vùng thắt lưng, không thường xuyên, đau
trong các động tác vận động của cột sống, đau lưng sau cúm, do bị lạnh. Hình
ảnh X quang: khơng có gì đặc biệt, chụp đĩa đệm có rạn nứt ở vòng sợi. Điều
trị nội khoa là chủ yếu [44].
- Giai đoạn 2: Đau nhiều ở khu vực thắt lưng, có hiện tượng co cứng cơ
cạnh sống hoặc tư thế chống đau. Đau trở nên mạn tính, hay tái phát sau lao
động nặng. Hình ảnh X quang: hẹp ống sống, hẹp khe khớp đĩa đệm
- Giai đoạn 3: Thời kỳ tổn thương rễ thần kinh
+ Giai đoạn 3a: Hội chứng kích thích rễ thần kinh
+ Giai đoạn 3b: Hội chứng đè ép rễ thần kinh

+ Giai đoạn 3c: Hội chứng cắt đứt xung động thần kinh
- Giai đoạn 4: Thời kỳ đĩa đệm hư hỏng, kèm theo hiện tượng gai xương,


8

mỏ xương, tắc nghẽn ống sống. Người bệnh có thể bị rối loạn vận động, cảm
giác, dinh dưỡng, phản xạ nặng nề (giai đoạn tàn phế). X quang: thối hóa đĩa
đệm khu trú hoặc lan tràn, thấy tình trạng hư đĩa đệm mặt khớp rõ.
1.1.7. Chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm
- Theo Hồ Hữu Lương dựa vào “Tam chứng lâm sàng” để chẩn đốn
TVĐĐ CSTL có thể chẩn đoán đúng tới 89% với độ nhạy 91,4%, độ đặc hiệu
56,5% [21]
- Tiêu chuẩn phân loại mức độ TVĐĐ CSTL [21]
Mức độ thoát vị đĩa đệm
Dấu hiệu

Nhẹ
(Giai đoạn I)

Vừa
(Giai đoạn
II)

Nặng

Rất nặng

(Giai đoạn III) (Giai đoạn IV)


Lassegue

≥75°

≥65°

≥55°

<55°

Schoober

≥13/10

≥12/10

≥11/10

<11/10

Điểm Walleix










0

Nhẹ



Rất rõ

0

<10

10-20

>20

Co cứng cơ
cạnh sống
Vẹo cột sống
thắt lưng

Lan xuống
Đau thắt lưng

Lan xuống

Lan xuống

Lan xuống


bàn chân và tê

mơng

khoeo chân

cẳng chân

bàn chân ngón chân

Đau khi đi

>1000m

>500m

100-500m

<100m

Đau khi ngồi

>60 phút

>30 phút

>5 phút

< 5 phút


Teo cơ

0

1 cm

2 cm

3 cm

- Cận lâm sàng: Thường dùng cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ.
1.2. Cở sở thực tiễn


9

1.2.1. Vai trị của điều dưỡng
Quy trình điều dưỡng là một loạt các hoạt động theo một kế hoạch đã được
định trước, trực tiếp hướng tới một kết quả chăm sóc riêng biệt, hay quy trình
điều dưỡng là một hệ thống và phương pháp tổ chức của kế hoạch chăm sóc.
Quy trình chăm sóc điều dưỡng được xây dựng dựa trên một quy trình khoa
học gồm nhiều bước kế tiếp nhau tạo thành một vịng trịn khép kín.
Quy trình điều dưỡng gồm các bước: nhận định, chẩn đoán điều dưỡng,
lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện kế hoạch chăm sóc và đánh giá kết quả chăm
sóc.

Hình 1.5. Năm bước của quy trình điều dưỡng

- Mục đích quy trình điều dưỡng là:
+ Nhận biết tình trạng thực tế và những vấn đề cần chăm sóc sức khỏe

cho mỗi cá nhân riêng biệt.
+ Thiết lập những kế hoạch chăm sóc đúng và đáp ứng các nhu cầu cần
thiết cho người bệnh.
- Học thuyết điều dưỡng được ứng dụng trong chăm sóc:

+ Học thuyết về nhu cầu cơ bản của con người là kim chỉ nam hữu ích để
điều dưỡng cụ thể xác định nhu cầu của cá nhân và lập kế hoạch chăm sóc cho
người bệnh
+ Theo học thuyết của Virginia Henderson, người bệnh có 14 nhu cầu cơ


10

bản cần được đáp ứng trong quá trình điều trị tại bệnh viện.
Henderson cho rằng, điều dưỡng cần giúp người bệnh có thể phát triển
tính độc lập càng sớm càng tốt để phục hồi sức khỏe bằng cách giúp họ thực
hiện 14 nhu cầu cơ bản của con người trước hết.
1. Đáp ứng nhu cầu về hô hấp
2. Đáp ứng nhu cầu điều hòa thân nhiệt
3. Đáp ứng nhu cầu về ăn uống
4. Đáp ứng nhu cầu mặc.
5. Nhu cầu bài tiết (bao gồm dịch bài tiết từ cơ thể)
6. Đáp ứng nhu cầu ngủ, nghỉ
7. Đáp ứng nhu cầu vệ sinh cá nhân
8. Nhu cầu về đúng tư thế
9. Đáp ứng nhu cầu về sự an toàn
10. Đáp ứng kiến thức sức khỏe y tế
11. Đáp ứng nhu cầu giao tiếp
12. Đáp ứng nhu cầu tự do tín ngưỡng
13. Đáp ứng nhu cầu lao động

14. Nhu cầu vui chơi giải trí
1.2.2. Nhận định
 Hỏi bệnh
- Q trình bệnh:
+ Người bệnh đau từ bao giờ?
+ Lí do đi khám?
+ Vị trí đau?
+ Ngun nhân đau: Có mang vác nặng hay vận động sai tư thế khơng?
+ Đau có lan xuống chân khơng?
+ Đau có tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi không ?
+ Các thuốc đã dùng?


11

+ Các tai biến có thể gặp trong q trình điều trị?
+ Tiền sử bệnh tật?
- BMI?
- Tình trạng mất ngủ
- Tình trạng hoạt động chức năng hàng ngày: chăm sóc cá nhân, nâng vật

nặng, đi bộ, ngồi.
- Tình trạng dinh dưỡng
- Tình trạng vệ sinh
 Nhận định qua quan sát người bệnh:

+ Quan sát tình trạng chung của người bệnh.
+ Tư thế chống đau của người bệnh.
+ Vận động hạn chế nhiều hay ít ?
+ Dáng đi có bị cong vẹo không ?

 Nhận định qua thăm khám người bệnh:

+ Lâm sàng:
 Tình trạng đau (đau tăng khi vận động, đứng lâu, giảm khi nghỉ
ngơi, hay đau tăng lên về đêm).
 Các điểm đau, sự co cơ cột sống, cạnh sống.
 Đánh giá sự vận động: cúi, ngửa, nghiêng, xoay.
 Dấu hiệu lasègue, dấu hiệu schober
 Mức độ chèn ép thần kinh: Teo cơ và rối loạn cơ tròn (bí đại tiểu

tiện, đại tiểu tiện khơng tự chủ hoặc rối loạn chức năng sinh dục)
có thể có.
+ Cận lâm sàng:
 X quang cột sống thắt lưng quy ước
 MRI : hình ảnh thốt vị đĩa đệm.
 Các xét nghiệm máu và nước tiểu
 Nhận định bằng thu thập thông tin đã có:


12

+ Qua gia đình bệnh nhân.
+ Qua hồ sơ bệnh án và cách thức điều trị.
1.2.3. Chẩn đoán điều dưỡng
Trên từng người bệnh cụ thể sẽ có vấn đề chăm sóc cụ thể để đáp ứng nhu
cầu cơ bản của người bệnh, một số chẩn đốn điều dưỡng có thể gặp ở người bệnh
như sau:
 Đau lưng liên quan đến khối thoát vị chèn ép thần kinh

+ Kết quả mong muốn: Người bệnh đỡ đau

 Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh chưa hợp lý

+ Kết quả mong muốn: Người bệnh ăn uống và duy trì cân nặng hợp lý
 Mất ngủ liên quan đến đau và môi trường bệnh viện.

+ Kết quả mong muốn: Người bệnh ngủ ngon hơn
 Nguy cơ teo cơ liên quan đến vận động ít.

+ Kết quả mong muốn: Người bệnh không bị teo cơ
 Vệ sinh kém liên quan đến hạn chế vận động

+ Kết quả mong muốn: Người bệnh được vệ sinh sạch sẽ
 Lo lắng bệnh tật liên quan đến thiếu hiểu biết về bệnh.

+ Kết quả mong muốn: Người bệnh bớt lo lắng, yên tâm điều trị
 Người bệnh đau vùng thượng vị, táo bón, chóng mặt buồn nơn liên

quan đến tác dụng phụ của thuốc.
+ Kết quả mong muốn: Người bệnh hết đau thượng vị, hết táo bón, khơng
chóng mặt,buồn nơn.
1.2.4. Lập kế hoạch chăm sóc
Điều dưỡng xác định nhu cầu cần thiết của bệnh nhân, lập ra kế hoạch
chăm sóc, đề xuất vấn đề ưu tiên, tùy từng trường hợp cụ thể .
1. Giảm đau cho người bệnh: nghỉ ngơi, tư thế…
2. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 2 lần/ ngày và các dấu hiệu bất thường
3. Can thiệp y lệnh: thực hiện thuốc, XN…
4. Đảm bảo giấc ngủ cho người bệnh


13


5. Vật lý trị liệu giảm đau, giãn cơ 1 lần/ ngày: Quy trình kỹ thuật siêu âm,
điện xung, điện châm, xoa bóp, kéo giãn cột sống thắt lưng.[52]
* Siêu âm
+ Siêu âm là sóng âm thanh có tần số trên 20.000 Hz. Trong điều trị thường
dùng sóng siêu âm tần số 1 và 3 MHz với tác dụng chính sóng cơ học, tăng
nhiệt và sinh học
+ Tiến hành:
- Giải thích cho người bệnh
- Tư thế người bệnh phải thối mái: nằm hoặc ngồi. Bộc lộ và kiểm
tra vùng da điều trị
- Đặt các thông số kỹ thuật và cách điều trị theo chỉ định.
- Chọn gel thuốc theo chỉ định và tiến hành điều trị.
- Hết giờ tắt máy (bằng tay hoặc tự động).
- Kiểm tra vùng điều trị, thăm hỏi người bệnh, ghi chép hồ sơ.
- Theo dõi cảm giác và phản ứng người bệnh.

Hình 1.6. Hình ảnh siêu âm vùng thắt lưng cho người bệnh Lê Đức Q


14

(46 uổi)
* Điện xung [52]
Dòng điện xung là dòng điện do nhiều xung điện liên tiếp tạo nên. Trong
vật lý trị liệu thường sử dụng các dịng điện xung có dạng xung tần số khác
nhau một chiều và xoay chiều.
+ Thực hiện:
- Giải thích cho người bệnh
- Tư thế người bệnh phải thoải mái (nằm hoặc ngồi)

- Bộc lộ và kiểm tra vùng da điều trị.
- Đặt và cố định điện cực: theo chỉ định.
- Tăng cường độ dòng điện từ từ cho tới mức cần thiết.
- Hết giờ tắt máy bằng tay hoặc tự động:
Tháo điện cực kiểm tra da vùng điều trị, thăm hỏi người bệnh ghi hồ sơ
bệnh án.

Hình 1.7. Hình ảnh điện xung vùng thắt lưng cho người bệnh
Thực hiện thủ thuật xoa bóp:
Các thủ thuật cần làm từ nông vào sâu, từ nhẹ đến nặng, từ nơi khơng đau
đến nơi đau. Mức độ xoa bóp tùy theo tình trạng người bệnh, ngưỡng chịu đựng
của từng người mà sử dụng lực xoa bóp cho phù hợp.Thời gian xoa bóp 20 phút
*Chiếu đèn hồng ngoại[52]


×