Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh mang hậu môn nhân tạo đang điều trị tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.12 KB, 52 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN NGỌC THỰC

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH MANG HẬU MÔN
NHÂN TẠO ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC NĂM 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH, 2020
BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN NGỌC THỰC

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI
BỆNH MANG HẬU MÔN NHÂN TẠO ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI
BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC NĂM 2020

Chuyên ngành: Ngoại người lớn

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ MINH CHÍNH

NAM ĐỊNH, 2020



i
LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo sau Đại học, Bộ mơn Điều dưỡng cùng các thầy
giáo, cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam định đã trang bị kiến thức cho tơi
trong q trình học tập, nghiên cứu tại trường để hồn thành chun đề này.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh
Chính người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu, những chỉ dẫn vơ cùng quan trọng trong suốt q trình thực hiện
chuyên đề.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của Ban
Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, các phòng ban chức năng và đặc biệt là
tập thể cán bộ nhân viên Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng - Tầng sinh mơn, đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè, những
người ln ở bên tôi, động viên chia sẻ, dành cho tôi những điều kiện tốt nhất để
tôi yên tâm học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2021
Học viên

Nguyễn Ngọc Thực


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân Tôi. Các số liệu,
kết quả trong chuyên đề này là trung thực và chưa ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Nếu có sai sót tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Tác giả

Nguyễn Ngọc Thực


iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT PT ĐTT-TSM

Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràngTầng sinh môn

HMNT

Hậu môn nhân tạo

CLCS

Chất lượng cuộc sống

NCV

Nghiên cứu viên

BVHNVĐ

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

NB


Người bệnh

BHYT

Bảo hiểm y tế

PT

Phẫu thuật

NVYT

Nhân viên y tế

HRQoL: (Health Related Quality of Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức
Life)

khỏe

WHO: (Wold Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới
QOL: Quality of Life

Chất lượng cuộc sống

COH-QOL-OQ: (The City of hope- Bộ câu hỏi chất lượng cuộc sống dành
Quality of life- Ostomy

cho người mang lỗ mở thông

Questionnaire)

SE: (Self - efficacy)

Sự tự tin

SSE: (stomal Self - efficacy)

Sự tự tin của người mang hậu môn nhân
tạo

SSES: (stomal Self -efficacy
Scale)

Thước đo sự tự tin


iv
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................ 3
1.1. Cơ sở lý luận

……………………………………………………….. 3

1.2. Cơ sở thực tiễn… .………………………………………………….…

8

Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ........................................... 18
2.1. Tóm tắt thơng tin đia bàn nghiên cứu …………………………………...18

2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu
………..Error! Bookmark not defined.
Chương 3: BÀN LUẬN ................................................................................... 24
3.1. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh mang hậu môn nhân tạo
tai bệnh viện Việt Đức…………………………………………………………...24
3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện chất lương cuộc sống của người bệnh
mạng hậu môn nhân tạo tại bệnh viện Hữ nghị Việt Đức
……………………… 28
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 32
KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................
PHỤ LỤC ............................................................................................................


v
DANH MỤC BẢNG - BIỂU
Bảng 2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

18

Bảng 2.2. Đặc điểm về tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu

19

Bảng 2.3. Thông tin liên quan đến các lĩnh vực cuộc sống

20

Bảng 2.4. Thông tin liên quan đến trang phục và chế độ ăn


21

Bảng 2.5. Thông tin về thời gian quen với chăm sóc hậu mơn nhân tạo

21

Biểu đồ 2.1. Chất lượng cuộc sống trên các lĩnh vực

22


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ước tính trên thế giới hiện nay có khoảng gần 2 triệu người bệnh phải mang lỗ
mở thông ruột ra da hay cịn gọi là hậu mơn nhân tạo vì nhiều lý do khác nhau như do
bệnh lý: Ung thư, viêm hoại tử hậu môn trực tràng, viêm chít hẹp hậu mơn, bệnh lý
bẩm sinh hẹp khơng có lỗ hậu môn hay do nguyên nhân chấn thương... mà bác sĩ tiến
hành phẫu thuật đưa ruột ra ngoài thành bụng với mục đích để cho phân dịch tiêu hóa
thốt qua hậu mơn nhân tạo giúp người bệnh duy trì cuộc sống [1], [4].
Tuy là một phẫu thuật khá phổ biến được thực hiện trong phẫu thuật tiêu hoá và
được cho là một phẫu thuật cơ bản trong ngoại khoa nhưng biến chứng của nó vẫn cịn
thường xun xảy ra. Ngay cả khi khơng xảy ra những biến chứng thì nó cũng làm thay
đổi về tâm sinh lý, sinh hoạt xã hội của người bệnh. Người bệnh thường xuyên phải đối
mặt với nỗi sợ hãi rị phân, túi hậu mơn nhân tạo bị phồng và xuất hiện mùi khó chịu...
Sự lo lắng và xấu hổ do hậu môn nhân tạo gây ra làm ảnh hưởng đến phong cách sống,
giảm khả năng, ham muốn làm việc và cả về cuộc sống tình dục, nhất là những người
bệnh cịn trẻ. Những mối lo ngại này dẫn đến việc người bệnh tự cô lập, ngại và tránh
tiếp xúc giao tiếp với xã hội làm cho chất lượng cuộc sống dần bị giảm sút. Trong một
nghiên cứu của Nugent KP năm 1999 đăng trên tạp chí Diseases of the colon & rectum
đã chỉ ra trên 80% người bệnh có hậu mơn nhân tạo thay đổi lối sống sau khi có hậu

mơn nhân tạo, đa số thay đổi khơng tích cực làm giảm sút chất lượng cuộc sống. Việc
tư vấn và giáo dục người bệnh về chăm sóc bản thân và hậu mơn nhân tạo là cần thiết
ngồi việc chăm sóc chun mơn [10], [12].
Năm 1970, bác sỹ phẫu thuật nổi tiếng Rupert Turnbull, chuyên khoa phẫu thuật
đại trực tràng ở bệnh viện Cleveland Clinic, California, Mỹ nhận thấy sự quan trọng và
cần thiết trong việc chăm sóc, hỗ trợ, tư vấn cho những bệnh nhân mang lỗ mở thơng
đường tiêu hố nói chung, mang hậu mơn nhân tạo nói riêng nên đã cùng với các đồng
nghiệp sáng lập ra Hội mở thông đường tiêu hố. Ơng cũng là người đầu tiên đưa người
bệnh mang hậu môn nhân tạo Norma Gill trở thành huyền thoại với tư cách là người
khơng những tự chăm sóc mình mà còn được coi như nhân viên y tế đầu tiên chuyên


2
chăm sóc hậu mơn nhân tạo. Ngày 18/5/1978, tại Milan, Italy, Hội chăm sóc lỗ mở
thơng ra da thế giới (World Council of Enterostomal Therapist - WCET) được thành
lập nhân Hội nghị Quốc tế về hậu môn nhân tạo - International Ostomy Association
(IOA). Sau thời gian này, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu đánh giá chất lượng
cuộc sống của người bệnh mang hậu môn nhân tạo, nghiên cứu yếu tố tác động lên chất
lượng cuộc sống của họ cũng như tư vấn, hướng dẫn chăm sóc hậu môn nhân tạo trước
và sau mổ. Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy việc chăm sóc chuyên sâu đầy đủ cho
người bệnh mang hậu mơn nhân tạo thì chất lượng cuộc sống của họ được cải thiện.
Tháng 4 năm 2018, Hiệp hội WCET ™ đã tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày thành lập tại
Malaysia với nhiều hoạt động có ý nghĩa về việc tư vấn và chăm sóc người bệnh mang
hậu môn nhân tạo [9], [12], [13].
Việt Nam khơng có con số thống kê chính thức nhưng ước tính số người bệnh phải
mang hậu mơn nhân tạo là khá lớn. Tuy nhiên, chúng ta chưa có trung tâm đào tạo nhân
viên y tế chuyên sâu trong việc chăm sóc và tư vấn người bệnh mang hậu mơn nhân
tạo. Việc chăm sóc và điều trị cho người bệnh có hậu mơn nhân tạo cịn chưa được
quan tâm đầy đủ và chuyên sâu dẫn đến những biến chứng cả về bệnh lý và tâm lý làm
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đề

cập đến việc chăm sóc người bệnh mang hậu mơn nhân tạo cịn khá khiêm tốn và đa số
tập trung vào vấn đề chuyên môn, bệnh lý hoặc biến chứng chứ khơng nói tới chất
lượng cuộc sống của họ. Vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng chất
lượng cuộc sống của người bệnh mang hậu môn nhân tạo đang điều trị tại Bệnh
viện Hữu nghị Việt Đức năm 2020” nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh mang hậu môn nhân tạo
đang điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2020.
2. Đề xuất 1 số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh
mang hậu môn nhân tạo đang điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm hậu môn nhân tạo
Trong thuật ngữ về mở thơng, từ “Stoma" tiếng Hy Lạp có nghĩa là Miệng. Thuật
ngữ chun mơn thì mở thơng là đưa tạng rỗng thơng qua da ra ngồi mà khơng đi theo
đường tự nhiên. Các miệng mở thông của đường tiêu hóa có thể là mở thơng tạm thời,
hoặc là mở thơng vĩnh viễn tạo nên lỗ thơng ra ngồi da qua một đoạn ruột lành, phía
trên hoặc dưới đoạn ruột bị tổn thương với mục đích để ni dưỡng, hoặc để giảm áp
và quan trọng nhất là dẫn cho phân dịch ra ngoài khi bị tắc. Ngoài ra, người ta cịn làm
mở thơng đường tiêu hóa để bảo vệ miệng nối bên trên để cho dịch tiêu hóa khơng đi
qua [2], [12].
Tuỳ theo giải phẫu của đoạn mở thông ra ngồi có thể gọi là mở thơng đại tràng
(colostomy), mở thông hồi tràng (ileostomy), dẫn lưu đường niệu hay niệu quản
(urostomy). Đơi khi các lỗ mở thơng cịn được gọi là hậu môn nhân tạo (artificial anus)
hoặc bàng quang nhân tạo (artificial bladder) vì nó khơng nằm bên trong cơ thể và hoạt
động không theo đường tự nhiên. Do sự thay đổi cách đưa lỗ mở thơng ra ngồi (trong
hoặc ngoài phúc mạc), cách mở ra da… nên hiện nay người ta gọi chung là lỗ mở thông

ra da. Đối với trường hợp đưa đường tiêu hóa ra thành bụng để thốt phân và dịch tiêu
hóa qua đó được gọi chung theo thuật ngữ Y học là hậu môn nhân tạo (HMNT).
Theo định nghĩa của các chuyên gia thì HMNT là một lỗ mở ra nằm ở trên đoạn
ruột được tạo ra bởi phẫu thuật viên nhằm mục đích để chuyển hướng đi của phân/ dịch
tiêu hóa ra ngồi mà không theo đường tự nhiên.
1.1.2. Phân loại và tên gọi
Tùy theo vị trí, mục đích cũng như phương pháp phẫu thuật (PT) mà HMNT được
tạo ra có nhiều tên gọi khác nhau:
Theo vị trí:
- HMNT ở vị trí đại tràng - Colostomy


4
- HMNT ở vị trí hồi tràng - Ileostomy
- HMNT hay dẫn lưu hỗng tràng (hiếm) - Jejunostomy nhằm mục đích ni dưỡng
là chính
Theo phương pháp phẫu thuật:
- Cắt và đưa 2 đầu ruột ra ngoài cạnh nhau là HMNT phương pháp Mikulicz chủ
yếu thực hiện trong cắt nửa đại tràng phải
- Cắt một đoạn đại tràng sigma đầu trên đưa ra ngồi, đầu dưới đóng kín là HMNT
phương pháp Miles, Hartmann…
Theo kỹ thuật đưa đầu ruột ra:
- HMNT đơn: Có thể là 1 đầu ruột hoặc cả 2 đầu ruột được đưa ra nhưng không liền
nhau và phân dịch không thể lưu thông xuống dưới. Gặp trong phẫu thuật
Hartmann, colostomy, đại tràng sigma...
- HMNT kép: Đưa đại tràng ra ngồi và mở trên que ngang khơng cắt rời 2 đầu ruột.
Thường làm trong cấp cứu và tạm thời. Có một số tên gọi như HMNT phương
pháp Turnbull...
Theo mục đích tạo ra hậu môn nhân tạo:
- HMNT vĩnh viễn thường gặp ở các NB có u trực tràng thấp khi phẫu thuật thì

khơng có khả năng nối lại và ở các NB mắc bệnh viêm loét đại trực tràng mãn tính,
nặng phải cắt tồn bộ ruột và khơng có khả năng nối lại. Ngồi ra, có thể do chấn
thương mất đoạn trực tràng, sau tia xạ, trực tràng ống hậu mơn khít hẹp...
- HMNT tạm thời được tạo ra với mục đích chuyển hướng đi của phân chủ động để
bảo vệ miệng nối phía dưới, hoặc khi có các ngun nhân gây tắc ở phía dưới và
sẽ được đóng lại khi NB ổn định, miệng nối liền tốt hay đã giải quyết được các
nguyên nhân tắc.
1.2.3 Yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống người bệnh mang hậu môn
nhân tạo
Theo ước tính của Hiệp hội người bệnh có lỗ mở thơng - Ostomate Club hiện trên
thế giới có gần 2 triệu NB phải mang HMNT. Ví dụ, tại Mỹ mỗi năm có chừng hơn


5
600.000 NB phải mang HMNT sau PT do ung thư đại trực tràng. Những con số này
cũng cao như Trung Quốc khoảng gần 1,000,000 người, còn ở Anh là khoảng 100,000
người [1], [2], [13].
Tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng những bệnh viện lớn như
Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy - TP. HCM, Bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức - Hà Nội, Bệnh viện K Trung ương ước chừng con số cũng vài trăm
ngàn trường hợp trên toàn quốc [1], [5], [11].
Những người bệnh mang HMNT phải đối mặt với rất nhiều vấn đề căng thẳng cả
về mặt bệnh tật do bệnh lý (ung thư, bệnh mạn tính)... hoặc phiền muộn do HMNT
mang lại. Ngoài ra, vấn đề tác động tâm lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống
của NB. Những biến chứng liên quan đến HMNT có thể chia ra làm những biến chứng
đòi hỏi phải can thiệp điều trị (hẹp HMNT, sa HMNT, tắc ruột, thoát vị cạnh HMNT)
và những biến chứng có thể được xử trí và điều trị bởi điều dưỡng (viêm loét da quanh
HMNT, rò rỉ đế túi, phân lỏng…) [10], [11], [14].
1.2.4. Những biến chứng sớm
Những vấn đề về da quanh hậu môn nhân tạo

Sự thích ứng với cuộc sống có HMNT phụ thuộc nhiều vào chất lượng da vùng
quanh HMNT. Da thuộc vùng này dễ bị tổn thương theo nhiều cách khác nhau và dẫn
đến sự khó chịu, đau khi sử dụng túi HMNT. Các vấn đề về da là quan trọng và điều
dưỡng chăm sóc HMNT thường xuyên phải đối mặt, [5], [6], [8].
Khi một NB được phẫu thuật làm HMNT dù là mổ phiên hay mổ cấp cứu thì da
lúc đó ln ln bình thường. Vài ngày sau phẫu thuật hoặc sau khi ra viện ở một số
NB xuất hiện những vấn đề về da quanh HMNT. Đầu tiên, NB thường xuất hiện những
vấn đề nhỏ về da quanh HMNT, họ thường nghĩ là khơng có vấn đề gì và khơng cần sự
trợ giúp của NVYT, nhưng tình trạng sẽ trở nên nặng dần, gây khó chịu và đau đớn cho
NB khi sử dụng túi HMNT hoặc tiếp tục bị rò rỉ từ đế túi. Vấn đề nghiêm trọng về da
không xảy ra thường xuyên nhưng khi đã xảy ra thì thường làm tăng thêm căng thẳng
cho NB. Da là bộ phận bảo vệ, chống lại các tác nhân hoá học, sinh lý và chống lại sự


6
xâm nhập của vi khuẩn. Sự bảo vệ này phụ thuộc vào sự tồn vẹn của lớp biểu bì. Khi
lớp biểu bì bị tổn thương do nhiễm khuẩn, do thay đổi sự cân bằng độ ẩm hoặc do bóng
trơn bởi keo dính khi thay túi thì lớp bảo vệ của da bị tổn thương. Lau rửa da quá mức
làm giảm sự bảo vệ của lớp nhờn và giảm tính chống thấm nước của da.
Viêm da do chất thải:
Đặc trưng là sự viêm bong tróc da, ngun nhân do dị rỉ chất thải lên nó. Có
khoảng 19% NB gặp phải vấn đề này. Những nguyên nhân gây rò rỉ chất thải thường
do sự cẩu thả trong việc vệ sinh, cũng như sự thiếu kỹ năng trong việc tự chăm sóc
HMNT. Dán túi không đúng cách, cắt đế túi quá to so với HMNT hoặc do những nếp
nhăn, lồi lõm quanh HMNT dẫn đến rò rỉ chất thải lên bề mặt da đều là những nguyên
nhân có thể dẫn đến viêm da cho chất thải.
Viêm da do tiếp xúc:
Là phản ứng dị ứng hoặc mẫn cảm của da lên bất cứ thành phần nào của túi. Được
điều trị bằng cách loại bỏ những thành phần gây nên phản ứng đó và có thể thay loại
túi khác, các loại màng ngăn, bình xịt, kem bôi bảo vệ da hoặc sử dụng các loại đế được

tạo bởi lớp bảo vệ da hydrocolloid tạo nên môi trường liền thương lý tưởng cho da bị
viêm trợt. Trong những trường hợp viêm da nặng thì việc sử dụng thuốc bơi corticoid
nên cẩn trọng vì nó có thể làm cho da trở nên dễ bị tổn thương hơn. Kiểm tra sự nhạy
cảm của da với các thành phần của túi trước khi mổ được khuyến cáo với những NB
có da nhạy cảm.
1.2.5. Các biến chứng muộn
Thốt vị quanh hậu môn nhân tạo:
Xảy ra ở khoảng 20% những người mang HMNT nguyên nhân là phần thành bụng
quanh chỗ đưa ruột qua để làm HMNT bị yếu nhất là người già, béo, phẫu thuật nhiều
lần... Nếu thoát vị xảy ra có thể sẽ có hiện tượng nghẹt, hoặc gây ra nhiều bất tiện cho
NB. Việc phẫu thuật sửa lại HMNT đòi hỏi phải đánh dấu lại và làm lại HMNT ở nơi
thành bụng chắc hơn. Có thể cho NB mặc áo chun quanh bụng và để hở lỗ để cho đầu


7
HMNT chui qua. Nếu lỗ quá to trên 60 cm thì khơng có tác dụng vì hầu hết các thốt
vị đều có thể chui qua lỗ to như vậy.
Sa hậu mơn nhân tạo:
Có thể xảy ra với bất kỳ NB nào chiếm tỷ lệ 20%. Khối sa có thể rất to và dài làm
cho NB lo sợ cũng như làm cho việc sử dụng túi khó khăn và dẫn tới rị rỉ. Để điều trị
dứt điểm thì bắt buộc phải đóng HMNT sớm nhất có thể (đối với những HMNT tạm
thời). Đối với những NB quá già yếu, giai đoạn cuối của bệnh, không chịu được cuộc
phẫu thuật hay can thiệp thì điều trị hỗ trợ bằng cách đeo đai, giữ túi tại vị trí. Khối sa
có thể làm nhỏ lại bằng cách trườm đá lên phần bị sa làm cho ruột co nhỏ lại.
Tụt hậu môn nhân tạo:
Phần ruột được đưa ra ngồi làm HMNT khơng giữ được trên bề mặt da do đoạn
ruột bị co kéo do không được di động tốt hoặc cố định quai ruột vào thành bụng và da
khơng được tốt. Nó cũng có thể xảy ra khi NB tăng cân nhiều. Khi đó phải sửa lại
HMNT để hoạt động tốt và thoát phân dịch như bình thường.
Hẹp hậu mơn nhân tạo:

Ngun nhân của hiện tượng này thường do sự hình thành sẹo, đặc biệt là khi
HMNT bị hoại tử do nhiễm trùng quanh HMNT cùng với sự bóc tách giữa phần niêm
mạc ruột và da. Nếu lỗ HMNT khơng q hẹp thì việc can thiệp ngoại khoa chưa cần
thiết. Điều dưỡng chăm sóc HMNT có thể hướng dẫn NB nong HMNT hàng ngày. Bơi
trơn các ngón tay và nong HMNT bằng ngón nhỏ nhất rồi ngón to dần hoặc có thể dùng
các dụng cụ nong hỗ trợ khác. Chỉ định mổ chỉnh sửa chỉ khi HMNT trở nên quá hẹp
và không thể nong hàng ngày được.
1.2.6. Những ảnh hưởng tâm lý và chất lượng cuộc sống
Không chỉ bị ảnh hưởng thể lực, tác động tâm lý và cuộc sống của NB có HMNT
cũng khá lớn. Khả năng bị cô lập về mặt xã hội, những vấn đề về hình dáng cơ thể,
những cảm giác bất lực và tự ti. Những căng thẳng như vậy có thể ảnh hưởng đến tinh
thần của NB và dẫn đến những phản ứng của NB như thu mình, khép kín với ngay cả
người trong gia đình, cơng việc và các sinh hoạt nhóm.


8
Khái niệm CLCS được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1960 khi các nhân viên chăm
sóc NB nhận thấy những thay đổi tâm lý, cuộc sống, nghề nghiệp…của NB có tác động
lớn đến hiệu quả điều trị. Sau đó thuật ngữ này trở nên phổ biến trong những năm 70
của thế kỷ 20 và được đưa vào như một thuật ngữ khơng thể tách rời các văn bản chính
thống trong y học. Health Related Quality of Life (HRQoL) được phổ biến trên thế giới
là một khái niệm rộng bao gồm các vấn đề liên quan thể chất, chức năng, tình cảm xã
hội và tình cảm cá nhân. HRQoL đã phát triển thành công cụ đánh giá khoa học cẩn
thận NB nhằm đưa ra các bằng chứng xác thực [9], [10].
Khơng chỉ các NB nói chung, NB mang HMNT phải chịu ảnh hưởng rõ rệt đến
CLCS sau PT. Nhiều NB khi được hỏi cho biết cuộc sống họ thay đổi rất nhiều sau PT
làm HMNT, đa số là khía cạnh tiêu cực. Chính vì vậy, nhiều người có cuộc sống suy
giảm hoặc giảm tuổi thọ [4], [6], [7].
Định nghĩa CLCS của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra năm 1997 như sau:
“Chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân là sự nhận thức về vị trí của họ trong cuộc

sống, trong bối cảnh của hệ thống văn hóa và giá trị mà họ đang sống, và liên quan
đến mục tiêu, kỳ vọng, tiêu chuẩn, các mối liên quan của họ trong cuộc sống".
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh có hậu mơn nhân
tạo
CLCS là một cấu trúc phức tạp và đa dạng tập trung vào người bệnh [5]. Theo
WHO QoL Group 1994, CLCS bao gồm các lĩnh vực sau: Chăm sóc tình cảm - thể chất
- chức năng - xã hội - tài chính và tinh thần hạnh phúc. Cải thiện và duy trì HRQoL là
một mục tiêu quan trọng mà tất cả các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hướng
tới, [12]. CLCS là kết quả quan trọng để đánh giá tác động đầy đủ các yếu tố bệnh đối
với một cá nhân, gia đình và cộng đồng đối với NB. Nghiên cứu gần nhất được thực
hiện ở Trung Quốc năm 2017 của Geng và cộng sự tìm hiểu CLCS của những NB sau
phẫu thuật làm HMNT, họ đã sử dụng bộ câu hỏi đánh giá bao gồm 4 lĩnh vực về thể
chất, tâm lý, xã hội và nhận thức. Điểm Cronbach Anpha lần lượt cho 4 lĩnh vực tương


9
ứng như sau: Thể chất Cronbach α= 0,812, phân nửa độ tin cậy r= 0,740; lĩnh vực tâm
lý Cronbach α=0,898, phân nửa độ tin cậy r =0,845; lĩnh vực xã hội Cronbach α=0,888,
phân nửa độ tin cậy r=0,871 và lĩnh vực nhận thức Cronbach α=0,708, phân nửa độ tin
cậy r=0,723 [11]. Khi NB mang HMNT cũng là lúc họ bắt đầu đối mặt với nhiều thay
đổi trong cuộc sống hàng ngày của mình. Nó khơng chỉ xảy ra ở cấp độ sinh lý mà còn
về mức độ tâm lý, cảm xúc và xã hội. Điều này sẽ mang lại một số hậu quả như: Sự
đau khổ, sự đau đớn, sự suy thối, khơng chắc chắn về tương lai và sợ bị từ chối. Trong
nghiên cứu này cho thấy tổng điểm CLCS là từ 16 đến 26 điểm và điểm trung bình là
26,16 có nghĩa là điểm số CLCS rất thấp. Kết quả của nghiên cứu cho thấy những NB
có HMNT thì có điểm CLCS thấp hoặc trung bình. Dễ dàng nhận thấy CLCS của NB
mang HMNT còn rất thấp. Sau khi phẫu thuật làm HMNT, NB trải qua nhiều cảm giác
tiêu cực do những thay đổi về tâm lý, sinh lý, tình cảm và văn hóa xã hội gây ra ở mức
độ nhiều ít khác nhau và tùy từng đối tượng, gây ảnh hưởng đến CLCS của NB.

Kimura và cộng sự tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang và nghiên cứu dịch tễ
học về CLCS năm 2014 những NB ung thư đại tràng, trực tràng và thực hiện phân tích
mối liên quan giữa các lĩnh vực, khía cạnh khác của CLCS [9]. Những người tham gia
nghiên cứu được lựa chọn từ chương trình chăm sóc ngoại trú cho NB có HMNT do
Cục Y tế Brazil tổ chức. Nghiên cứu lựa chọn xác suất từ 120 người tham gia trong giai
đoạn từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 8 năm 2011 cho thấy làm HMNT là một phần
của điều trị ung thư đại trực tràng, tuy nhiên, nó dẫn đến những thay đổi đáng kể trong
cơ thể con người liên quan đến lối sống, ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý cũng như
quan hệ xã hội và môi trường của các cá nhân, từ đó gây ảnh hưởng đến CLCS của họ.
Trong kết quả nghiên cứu của Fakhrialsadat Anaraki và cộng sự (2012) cho thấy
HMNT đại tràng (colostomy) là loại phẫu thuật phổ biến nhất chiếm 67,6%, HMNT
hồi tràng (ileostomy) ít hơn 21,6% trong số các loại mở thơng khác nhau. Trong nghiên
cứu tác giả cũng chỉ ra 83,3% NB có sự thay đổi về cơng việc; 84,2% thay đổi chế độ
ăn và 48% thay đổi phong cách ăn mặc [12]. Sự thay đổi tâm lý sau PT làm HMNT
được báo cáo rằng có khoảng 63% có cảm giác chán nản, 41,2% có vấn đề về vị trí của


10
HMNT. Không chỉ vậy, trong nghiên cứu cũng thống kê 81,4% NB có hoạt động tình
dục trước PT nhưng chỉ có 33,3% trở lại sinh hoạt tình dục sau PT. Trong đó 31,4%
được báo cáo là hài lịng với hoạt động tình dục, cịn lại 40,2% báo cáo có trục trặc
hoặc khơng hài lịng. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với các nghiên cứu khác [6],
[14]. Nghiên cứu sử dụng thang đo The City of hope-Quality-of life-Ostomy
Questionnaire (CoH-QoL-OQ) đánh giá CLCS của NB. Điểm trung bình tổng về CLCS
cho người bệnh có HMNT là 7,48 ± 0,9. 70% báo cáo khơng hài lịng với hoạt động
tình dục. Hơn một nửa số báo cáo là mắc trầm cảm sau khi PT làm HMNT và có ảnh
hưởng đến CLCS [9], [10].
Trong nghiên cứu của Jansen và Koch (2010) mô tả NB sống sót với HMNT có
nhiều vấn đề về vai trị chức năng thể chất, về mệt mỏi, khó thở và mất cảm giác ngon
miệng, mất đi hình ảnh cơ thể và các vấn đề về chức năng tình dục, đặc biệt với những

người được chẩn đoán là ung thư đại trực tràng [14]. Các kết luận của Nichols’ (2016)
cũng khẳng định những người có HMNT thì thường bị suy giảm trong các lĩnh vực sức
khoẻ như: Tâm thần, sức sống, chức năng xã hội và vai trò cảm xúc so với những người
khơng có HMNT [8]. Một nghiên cứu tổng quan hệ thống cũng cho thấy các vấn đề
liên quan đến việc phẫu thuật HMNT đã gây ra một số vấn đề như: Vấn đề tình dục,
các triệu chứng trầm cảm, sự tạo khí, táo bón, sự khơng hài lịng với ngoại hình, việc
phải thay đổi quần áo, một số khó khăn, cảm thấy mệt mỏi và lo lắng ảnh hưởng tiêu
cực đến CLCS. Dabirian và cộng sự (2011) đã nghiên cứu về CLCS ở NB có HMNT
gồm thể chất liên quan đến hậu môn, ảnh hưởng của hậu môn vào hoạt động tâm lý,
quan hệ xã hội và gia đình, vấn đề đi lại, dinh dưỡng, hoạt động thể chất, chức năng
tình dục, các vấn đề tơn giáo và kinh tế [10]. Kết quả của các nghiên cứu đều cho rằng
CLCS của người có HMNT suy giảm rõ rệt.
Hình ảnh cơ thể của NB và tình trạng sức khoẻ bị ảnh hưởng tiêu cực do sự hình
thành HMNT và NB phải nỗ lực điều chỉnh để phù hợp với lối sống. NB cũng sợ hãi
rò rỉ phân hoặc mùi hơi từ túi HMNT và thường cố giấu tình trạng HMNT của họ khiến
NB tránh tiếp xúc với các mối quan hệ bên ngoài và rất cần sự hỗ trợ của những người


11
xung quanh. NB có HMNT trong nghiên cứu này thường xảy ra những suy nghĩ tiêu
cực. Cuộc sống của họ khơng chỉ phải đối mặt với một HMNT mà cịn phải đối mặt
với các liệu pháp điều trị ung thư, đặc biệt là những nguy cơ có khả năng tái phát hoặc
những bệnh lý nguy hiểm khác. Nghiên cứu cũng cho rằng sự thích nghi với HMNT là
khó khăn nhất vì nó ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày của
họ. Nhiều hơn một nghiên cứu đã báo cáo rằng khoảng 1 năm là thời gian cần thiết cho
NB để họ có thể chấp nhận và tự điều chỉnh HMNT của họ [14]. Sau năm PT đầu tiên,
hầu hết NB học được cách sống và quản lý HMNT, do đó, cảm giác tuyệt vọng cũng
giảm xuống và mức độ hy vọng của họ tăng lên. Hơn 80% số người tham gia nghiên
cứu đến từ khu vực thành thị cho thấy họ có khả năng tiếp cận thông tin về HMNT và
phục hồi sức khỏe tốt hơn. Họ cũng nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết,

điều đó giúp cho những người bệnh này tự tin hơn và hy vọng phục hồi cao hơn. Thể
chất, cảm xúc và vấn đề đau là 3 lĩnh vực được 50% báo cáo rằng có điểm số dưới mức
trung bình, điểm số này được thể hiện khác nhau ở cả hai giới, tuy nhiên, điểm trung
bình trong các lĩnh vực của nữ thấp hơn nam. 75% có điểm số về lĩnh vực thể chất và
cảm xúc thấp hơn mức trung bình.
Những NB có HMNT thường có sự thay đổi về thể chất, nguyên nhân là do biến
chứng của PT làm HMNT. Đây cũng là nguyên nhân gây ra sự khó khăn trong việc
chấp nhận HMNT sau PT. 73% trong tổng số 325 người tham gia nghiên cứu có sử
dụng túi HMNT báo cáo có vấn đề về da bao gồm các triệu chứng phù nề, sự rò rỉ nước
tiểu hoặc phân (42%). Một số NB gặp các bệnh về da như vảy nến, eczema (20%),
nhiễm trùng (6%), một số ít khác thì bị viêm da dị ứng. Việc có HMNT cũng gây ra
các biến chứng tại miệng HMNT, điều đó khiến tâm lý NB thay đổi. Các nghiên cứu
trước đây được tiến hành kết luận rằng sự hình thành HMNT có ảnh hưởng rất tiêu cực
đến CLCS của NB. Trong khi các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng HMNT làm
hạn chế việc thực hiện các hoạt động hàng ngày cũng như sự tương tác xã hội của họ
[12].
Khi mang HMNT sẽ làm ảnh hưởng đến các khía cạnh tâm lý xã hội của NB. Họ


12
thường lo lắng, trầm cảm và thiếu tự tin. Trong một nghiên cứu cho thấy khoảng 25%
NB gặp lo lắng, trầm cảm và cảm xúc tiêu cực sau khi PT HMNT. Nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng 50% NB cảm thấy cơ thể của mình trở nên lạ lẫm và khơng bình thường,
45% cảm thấy việc mang HMNT làm giới hạn hoạt động của họ, 47% nói rằng họ đã
mất tự tin và 55% cảm thấy thất vọng khi mang HMNT, 23% cảm thấy khơng nam tính
hay nữ tính như trước và 37% lo lắng làm thế nào để chăm sóc HMNT. Danielsen và
cộng sự (2013) cho thấy có 23% trong số 83 NB bị rối loạn tâm lý nghiêm trọng sau
phẫu thuật HMNT [14].
Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Oulu, Phần Lan đối
tượng gồm 163 NB có HMNT trong đó 30% gặp phải biến chứng, 66% thích nghi tốt

với HMNT, 7,4% người khơng chấp nhận sự thay đổi hình ảnh cơ thể, 6,1% người có
vấn đề về đời sống xã hội và 5,5% người có vấn đề về ruột. Có thể kết luận rằng sống
chung với HMNT ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống NB. Giáo dục sức
khỏe tối ưu đối với NB và yếu tố gia đình là rất quan trọng để cải thiện CLCS của NB.
Tư vấn tình dục và tâm lý cũng có thể cải thiện CLCS của NB có HMNT.
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
CLCS đã trở thành yếu tố ngày càng quan trọng trong việc quản lý NB có HMNT.
Trong nghiên cứu của Geng và cộng sự chỉ ra rằng có 5 tiêu chí được đánh giá bao
gồm: Sự hỗ trợ của gia đình và hoạt động xã hội; sự sợ hãi khi rị rỉ túi hậu mơn; sự
lạc quan; sự kích ứng quanh da; sự thoải mái khi đeo túi HMNT [9]. Nghiên cứu cũng
cho thấy sự hỗ trợ của gia đình được đánh giá cao trong cải thiện sự hồi phục và khiến
cho cuộc sống của NB trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, phải vật lộn với những vấn đề
như kích ứng da, lo sợ bị rị rỉ túi hậu môn cũng gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến CLCS.
Nghiên cứu của Naseh (2011) cho thấy tuổi có tương quan nhiều nhất với CLCS (β =
0,262, P = 0,015) [13]. Những nam NB có HMNT chưa kết hơn thì có CLCS cao hơn
những người nam giới hoặc nữ giới đã kết hôn, kết quả của nghiên cứu này có cùng kết
quả với nghiên cứu của Nair và các đồng nghiệp (2014) [12]. Ở những người đàn ông
Ấn Độ có xu hướng đối phó tốt hơn với những thay đổi mới hơn là phụ nữ. Tại Việt


13
Nam một nghiên cứu tiến hành năm 2016 cho thấy NB đang kết hơn hoặc tái hơn có
CLCS về khía cạnh xã hội cao hơn, NB có thu nhập cao hơn có CLCS về khía cạnh
tâm lý và mơi trường cao hơn (p < 0,05) [9].
Sự tự tin là một trong các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến CLCS cùng với các yếu
tố như: Tuổi tác, tình trạng PT và thời gian của HMNT (vĩnh viễn hay tạm thời). Một
nghiên cứu tại Hong Kong - Trung Quốc đã báo cáo khi tiến hành nghiên cứu về CLCS
của 33 người mang HMNT cho kết quả: Sự lo lắng về HMNT, biến chứng liên quan
đến HMNT, mối quan hệ với gia đình và bạn bè, tình trạng tài chính, vui chơi và sự
ngon miệng là những yếu tố ảnh hưởng đến CLCS của họ. Những người tham gia cũng

cảm thấy tình trạng tài chính nghèo nàn, sự tái phát của bệnh tật, sự từ chối của gia đình
và bạn bè, chế độ ăn uống hạn chế, q trình chăm sóc HMNT và đau là những yếu tố
có thể làm giảm CLCS của họ. Nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng CLCS của người có
HMNT ở Hong Kong rất đáng lo ngại và cần được quan tâm [10].
Trong nghiên cứu của Abraham (2014) trên những người bệnh ung thư có rối loạn
lưỡng cực cho kết quả: Sự tự tin có thể là một mục tiêu quan trọng để cải thiện được
CLCS trên những NB này. Các phát hiện tại nghiên cứu này cho thấy rằng mức độ tự
tin cao hơn có thể giúp NB rối loạn lưỡng cực thực hiện các chiến lược tự quản lý để
cải thiện CLCS.
Giai đoạn và vị trí ung thư đại trực tràng khi chẩn đoán là quan trọng trong việc
xác định CLCS. NB phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và PT làm HMNT tạm thời thì có
CLCS cao hơn so với những người được chẩn đốn ở giai đoạn muộn và thời gian PT
là vĩnh viễn. Trong một nghiên cứu liên quan đến 117 NB ung thư đại trực tràng, Schag
và cộng sự cho thấy một mối liên hệ tích cực giữa CLCS và thời gian kể từ khi chẩn
đoán bệnh, nghĩa là nếu bệnh được chẩn đốn ở giai đoạn sớm thì CLCS ở những NB
đó cao hơn những NB được chẩn đốn ở giai đoạn muộn. Đối với những NBPT làm
HMNT do ung thư thì việc sử dụng các biện pháp như hóa trị liệu hay xạ trị cũng ảnh
hưởng đến CLCS và phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát yếu tố đau. Nghiên cứu
của Phạm Thị Thanh Phương cũng nhấn mạnh rằng mức độ nặng của bệnh, trầm cảm


14
và lo lắng, sự tự chăm sóc cũng ảnh hưởng đến CLCS của NB [8].
Nội dung giáo dục sức khoẻ được cho là yếu tố cải thiện được CLCS ở những
người có HMNT [14]. Những người đã trải qua PT làm HMNT phải đối mặt với nhiều
thay đổi lớn và việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đóng vai trị quan trọng
đối với sự bình phục của người có HMNT. Các nhà cung cấp dịch vụ y tế nói chung,
NVYT nói riêng nên thực hiện các chiến lược cung cấp kiến thức, sự hỗ trợ cần thiết
cho người bệnh để họ có thể vượt qua các vấn đề liên quan đến HMNT như: Chế độ ăn
uống, chế độ vệ sinh và sự sinh khí gây mùi. Từ đó, họ biết cách loại bỏ hoặc tránh

những nguy cơ có thể xảy ra. Việc có một kiến thức tốt và một kỹ năng tự chăm sóc tốt
sẽ giúp cho NB tự tin và nâng cao CLCS [14]. Trong báo cáo của Bích Thủy (2009)
cho thấy NB có HMNT thiếu cả kiến thức và thực hành trong việc tự chăm sóc HMNT
của chính bản thân họ và điều đó cho thấy họ rất cần sự hỗ trợ từ NVYT [8].
Sự hỗ trợ từ gia đình,người thân và bạn bè có ảnh hưởng đến CLCS của NB ung
thư đại tràng nói chung và người có HMNT nói riêng. Trong nghiên cứu của Ran L,
Jiang X, Qian E và cộng sự(2016) đã xác định rằng mối quan hệ xã hội được xếp hạng
cao nhất ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của NB sau khi trải qua PT làm HMNT từ
một tuần đến hai tháng [13]. Sự quan tâm, sự thông cảm và sự hỗ trợ của gia đình, bạn
bè có thể giúp NB cảm thấy hài lòng hơn khi phải đối mặt với các mối quan hệ xã hội
khác trong giai đoạn này. Nghiên cứu của Leyk và cộng sự (Ba Lan) đã chỉ ra rằng
những NB có HMNT cảm thấy hài lòng hơn khi họ nhận được hỗ trợ từ gia đình và bạn
bè. Trong nghiên cứu của Su về các yếu tố liên quan đến sự tự tin và CLCS của người
có HMNT báo cáo rằng CLCS của người bệnh phụ thuộc vào các chính sách hỗ trợ của
BHYT, CLCS ở những NB mang HMNT ở Úc có BHYT thì CLCS cao hơn những
người khơng có BHYT, kết quả này trùng với kết quả của Chambers và cộng sự (2012).
Bởi lẽ, chi phí thăm khám HMNT khá tốn kém và việc mua túi HMNT của NB có
HMNT vĩnh viễn được coi là gánh nặng cho những người có thu nhập thấp hoặc sống
ở những vùng khó khăn và việc có một hệ thống cung cấp và chi trả thì việc nâng cao
CLCS là có hiệu quả.


15
Hỗ trợ xã hội đóng vai trị quan trọng trong việc giảm áp lực về thể chất, chức
năng tâm lý và cải thiện sức khoẻ. NB ung thư thiếu sự hỗ trợ xã hội có thể bi quan và
tuyệt vọng hơn vì họ thường xuyên tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người khác. Bằng
chứng cho thấy sự hỗ trợ của gia đình và những người khác có ý nghĩa quan trọng góp
phần vào hoạt động tâm lý lành mạnh ở NB có HMNT [8]. NB mang HMNT ở Châu
Á, đặc biệt là người Trung Quốc đại lục cũng như người Châu Âu và người Mỹ đã nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc nhận được tình cảm từ gia đình, người thân và bạn bè.

Đây chính là nguồn hỗ trợ tinh thần chính của họ. Nghiên cứu của Khan và cộng sự
(2010) đã chứng minh rằng sự hỗ trợ từ xã hội, đặc biệt là hỗ trợ từ gia đình người thân
vàbạn bè là một sự liên kết tích cực với tâm lý của NB [12]. Những người có HMNT
có mối quan hệ xã hội cao thì CLCS cũng cao hơn những người hạn chế hoặc khơng
có mối quan hệ xã hội nào. Với sự giúp đỡ của gia đình, người thân và bạn bè, NB có
HMNT có thể đạt được một hình ảnh tốt hơn, ít bị hạn chế về các chức năng hơn và ít
sợ hãi hơn khi tham gia hoạt động xã hội, chủ động hơn trong các hoạt động xã hội.
Ngày nay, CLCS là một vấn đề được quan tâm, đã có những nghiên cứu tại Việt
Nam cho rằng sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè và xã hội là một trong những yếu tố tích
cực thúc đẩy, nâng cao CLCS ở những người mắc bệnh mạn tính như: HIV/AIDS, viêm
gan B mạn tính, viêm tắc phổi mạn tính (COPD), ung thư… Điểm số hỗ trợ có tương
quan thuận từ thấp đến trung bình với quan hệ thể chất, quan hệ xã hội, môi trường và
tổng thể CLCS (r dao động từ 0,2 đến 0,48 với p từ < 0,001 đến 0,05). Trong một
nghiên cứu khác được thực hiện trên đối tượng người mắc bệnh hen của Lê Thu Hoài
(2016) cũng cho rằng hỗ trợ xã hội tỷ lệ thuận với CLCS [3].
Kết quả nghiên cứu của Geng và cộng sự năm 2017 báo cáo có những yếu tố ảnh
hưởng đến CLCS như: Giới, các vấn đề tâm lý, sự tự tin và sự điều chỉnh tâm lý [14].
Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu khác của Grant và cộng sự (2004) đã khẳng định
CLCS của người có HMNT bị tác động bởi 4 yếu tố như: Sức khoẻ thể chất (physical
well being), sức khoẻ tâm lý (psychological well being), sức khoẻ xã hội (socical well
being) và sức khoẻ nhận thức (spiritual well being) . Trong nghiên cứu của Post (2014)


16
đã chỉ ra có 4 yếu tố ảnh hưởng đến CLCS và sử dụng 4 yếu tố đó vào khung nghiên
cứu của mình [13]. Trong bài tổng quan nghiên cứu của Dunn và cộng sự (2003) cũng
đã sử dụng khung nghiên cứu này để đánh giá CLCS của người có PT làm HMNT. Kết
quả nghiên cứu của Su và cộng sự (2017) cho thấy phân tích tương quan Pearson xác
định mối tương quan có ý nghĩa giữa CLCS tồn cầu và SE toàn cầu (r = 0,66, p <0,01).
Trong các nghiên cứu về CLCS của người bệnh, ngồi 4 nhóm yếu tố trên, người

ta thường đề cập đến các yếu tố khác như: Loại tổn thương: Những tổn thương ác tính
ảnh hưởng rất mạnh so với các tổn thương khơng ác tính. Kết quả điều trị: Kết quả điều
trị và đáp ứng điều trị nếu không tốt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến CLCS. Nếu tiến triển
của bệnh ngày một xấu đi và đặc biệt có thêm bệnh khác đi kèm cũng là yếu tố tác động
không tốt đến CLCS. Cuối cùng song cũng rất quan trọng đó là sự chăm sóc tâm lý,
chăm sóc dinh dưỡng và chăm sóc sau phẫu thuật của thầy thuốc, điều dưỡng cũng là
các yếu tố cũng tác động đến CLCS.
Trong nghiên cứu của tơi sẽ thực nghiệm khảo sát 7 nhóm yếu tố liên quan hoặc
tích cực hoặc tiêu cực đến CLCS của NB mang HMNT.
Hiện tại có nhiều cơng cụ nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống như SF36,
ICF hay bảng hỏi WHOQOL. Nhưng tôi chọn công cụ thu thập số liệu là phiếu phỏng
vấn đánh giá CLCS của NB mang HMNT của Trung tâm Y học quốc gia - The City of
hope-Quality of life-Ostomy Questionnaire (CoH-QoL-OQ). Bộ công cụ là bản gốc
tiếng Anh được PGS.TS Nguyễn Đức Chính trưởng khoa phẫu thuật nhiễm khuẩn Bệnh
viện Việt Đức và nhóm chuyên gia dịch sang tiếng việt và xin ý kiến chuyên gia về tính
rõ nghĩa, tính phù hợp và tính văn phong phù hợp. Sau đó được phỏng vấn thử và tính
độ tin cậy bằng hệ số cronbach anpha trên 30 NB không liên quan đến cỡ mẫu nghiên
cứu.


17
Chương 2
MƠ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1. Thơng tin tóm tắt về địa bàn nghiên cứu
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (BVHNVĐ) là một trong những trung tâm phẫu
thuật lớn nhất Việt Nam, gắn với tên tuổi nhà phẫu thuật nổi tiếng Tôn Thất Tùng. Khối
lâm sàng: Gồm 1 Viện Chấn thương chỉnh hình, 7 Trung tâm và 20 khoa/phòng lâm
sàng. Khối cận lâm sàng: Gồm 8 khoa, 1 Trung tâm truyền máu và 1 Nhà thuốc. Với
hơn 400 giáo sư, bác sỹ của bệnh viện và của trường Đại học Y Hà Nội, mỗi năm bệnh
viện tiến hành khoảng hơn 60.000 ca phẫu thuật thuộc nhiều chuyên khoa sâu khác

nhau. Hàng trăm cơng trình nghiên cứu khoa học đã hồn thành và được ứng dụng rộng
rãi, có hiệu quả cao trong đó có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ
đã được thực hiện. Những cơng trình nghiên cứu đã góp phần giải quyết vấn đề lý luận
khoa học và thực tiễn trong chẩn đoán và điều trị những bệnh lý ngoại khoa tiêu hóa
Việt Nam. Trong đó có nhiều trường hợp liên quan đến phẫu thuật tiêu hóa và làm
HMNT.
Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng - Tầng sinh môn (TT PT ĐTT-TSM) điều trị
phẫu thuật các bệnh lý ngoại khoa tiêu hóa. Khoa có gần 30 cán bộ, nhân viên, trong
đó có 1 phó giáo sư, 6 thạc sĩ, 20 điều dưỡng viên, 2 nhân viên hỗ trợ chăm sóc và 1
nhân viên tin học. Các giáo sư, bác sĩ của trung tâm hợp tác với nhiều giáo sư, bác sĩ,
phẫu thuật viên và các hội phẫu thuật tiêu hóa trên tồn thế giới như: Pháp, Mĩ, Anh,
Thụy Sĩ, Australia, Đài Loan, Nhật Bản…Trung tâm đã khám, chữa rất nhiều trường
hợp bệnh hiểm nghèo, phức tạp như: Ung thư dạ dày, đại trực tràng, trực tràng..., điều
trị phẫu thuật khỏi và ra viện cũng như đạt được một số thành tựu trong những cơng
trình phẫu thuật mũi nhọn như: Phẫu thuật gan mật, tụy, dạ dày, đại trực tràng và phẫu
thuật nội soi ổ bụng...Về cơ sở vật chất, Trung tâm hiện nay có 45 giường bệnh với
trang bị đầy đủ để điều trị, chăm sóc bệnh nhân.


18
Bên cạnh đó đội ngũ điều dưỡng có trình độ cao, nhiều điều dưỡng viên có trình
độ sau đại học, hoặc tu nghiệp trong và ngoài nước đã tiếp cận các phương pháp và kỹ
thuật chăm sóc NB của các bạn đồng nghiệp quốc tế nên chất lượng chăm sóc NB được
nâng cao, được bạn bè và đồng nghiệp đánh giá cao. Sự đặc trưng riêng của BVHNVĐ
là bệnh viện tuyến Trung ương với chuyên ngành Ngoại khoa hạng đặc biệt và số lượng
người bệnh được điều trị tại đây cũng khá cao trong đó đặc biệt các trường hợp có mang
HMNT. Bên cạnh đó, theo những chính sách mới gần đây của Bộ Y tế về việc nâng
cao chất lượng chăm sóc NB thì việc tư vấn hỗ trợ, giáo dục sức khỏe, tác động tâm
lý…cần được tăng cường đã góp phần nâng cao CLCS của NB nói chung, NB mang
HMNT nói riêng tại bệnh viện. Vì vậy, BVHNVĐ là nơi phù hợp để tôi chọn và tiến

hành nghiên cứu chuyên đề của mình.
2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu
Tổng số 203 người bệnh mang HMNT được nghiên cứu, các đặc điểm của đối
tượng nghiên cứu được mô tả như sau:
Bảng 2.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n = 203)
STT
1

Giới

2

Tuổi

Biến số
Nam
Nữ
18-40
≥ 41-60
≥ 60
Mean ± SD

3

4

Tiểu học
Trình độ học Trung học
vấn
Cao đẳng, đại học

Nông dân
Nghề nghiệp Học sinh, sinh viên
CB, CCVC, CN
Hưu trí

Số lượng
137
66
26
84
93

%
67,5
32,5
12,8
41,4
45,8

56,35 ± 14,39
12
148
43
76
5
45
77

5,9
72,9

21,2
37,4
2,5
22,2
37,9


×