Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Đánh giá kết quả chương trình “đào tạo theo dõi vạt vi phẫu” cho điều dưỡng tại khoa phẫu thuật hàm mặt tạo hình thẩm mỹ bệnh viện việt đức năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.89 KB, 57 trang )

BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

TRẦN THỊ VÂN ANH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO DÕI VẠT VI
PHẪU CHO ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA PHẪU THUẬT HÀM MẶT-TẠO
HÌNH – THẨM MỸ BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC NĂM 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2020


BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

TRẦN THỊ VÂN ANH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO DÕI VẠT VI
PHẪU CHO ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA PHẪU THUẬT HÀM MẶT-TẠO
HÌNH – THẨM MỸ BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC NĂM 2020

Chuyên ngành: Ngoại người lớn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS.BS. TRƯƠNG TUẤN ANH

NAM ĐỊNH - 2020



LỜI CẢM ƠN

Trong q trình nghiên cứu và hồn thành chuyên đề này, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ, các anh chị, bạn bè, đồng
nghiệp, những người thân trong gia đình và các cơ quan có liên quan.

Tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng đào
tạo Sau đại học, bộ môn Điều dưỡng Ngoại người lớn, các thầy cô
giảng dạy của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình
hướng dẫn chỉ bảo tơi trong những năm học qua.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
hướng dẫn: TS.BS Trương Tuấn Anh, đã tận tình hướng dẫn, động
viên, quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình
học, thực hiện và hồn thành chun đề tốt nghiệp này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Việt Đức, tập thể
Bác sỹ, Điều dưỡng, cán bộ khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Tạo hình – Thẩm
mỹ đã cho tôi cơ hội được đi học chuyên sâu về lĩnh vực điều dưỡng
chuyên khoa Tạo hình chuyên nghành ngoại Người lớn, tạo điều kiện,
giúp đỡ, động viên tôi trong q trình học tập, cơng tác và nghiên cứu.

Cảm ơn THS. ĐD Nguyễn Ngân Giang đã hỗ trợ, giúp đỡ và
cùng tham gia trong nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến bố mẹ, những người thân trong
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các anh chị em cùng khóa đã động
viên, giúp đỡ tơi về tinh thần để tơi hồn thành chun đề này.
Nam Định, 15 tháng 01 năm 2021
Học viên

Trần Thị Vân Anh



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung
trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được áp
dụng. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự giúp đỡ của giảng
viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Người làm báo cáo

Trần Thị Vân Anh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BỆNH NHÂN

BN

BÁC SĨ

BS

ĐIỀU DƯỠNG

ĐD

MÃ SỐ

MS

PHẪU THUẬT VIÊN


PTV

HỒI LƯU MAO MẠCH

HLMM


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................ 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG..................................................................................................................... 3
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA VI PHẪU............................................................ 3
1.2.1. Trên thế giới................................................................................................................ 3
1.2.2. Sự phát triển vi phẫu tại Việt Nam.............................................................. 4
1.3. PHÂN LOẠI PHẪU THUẬT VI PHẪU............................................................... 5
1.4. THEO DÕI CHĂM SÓC CỦA ĐIỀU DƯỠNG............................................... 5
1.4.1. Chuẩn bị trước phẫu thuật ( Mổ phiên – PT có chuẩn bị)..........5
1.4.1.1. Hồ sơ bệnh án....................................................................................................... 5
1.4.1.2 Hướng dẫn và chuẩn bị người bệnh...................................................... 6
1.4.2. Sau phẫu thuật ………………………………………………………….7

CHƯƠNG 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT.............................................. 8
2.1.Thiết kế nghiên cứu................................................................................................... 8
2.2.Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 8
2.3.Nội dung đào tạo.......................................................................................................... 8
2.4.Phân tích số liệu........................................................................................................... 9
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu................................................................................ 10
2.6. Hạn chế sai số............................................................................................................ 10
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 11

3.1.Đặc điểm chung.......................................................................................................... 11
3.2. So sánh mức độ tự tin và điểm trung bình kiến thức giữa các nhóm đối

tượng......................................................................................................................................... 11
3.2.1 So sánh theo phân loại giới tính........................................................ 11
3.2.2 So sánh theo nhóm tuổi........................................................................... 13
3.2.3 So sánh theo trình độ................................................................................. 14
3.2.4 So sánh các nhóm theo nhóm kinh nghiệm.............................. 16
3.2.5 So sánh nhu cầu đào tạo......................................................................... 17


3.2.6So sánh trước và sau đào tạo.............................................................. 18
3.2.Những khó khăn trong chăm sóc và theo dõi sau mổ vi phẫu
19
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN................................................................................................. 21
KẾT LUẬN................................................................................................................................ 24
KIẾN NGHỊ................................................................................................................................ 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: So sánh mức độ tự tin trong cơng việc và điểm trung bình kiến thức

giữa các nhóm theo giới.............................................................................................. 12
Bảng 3.2: So sánh mức độ tự tin trong cơng việc và điểm trung bình kiến thức

giữa các nhóm theo kinh nghiệm.......................................................................... 16


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: So sánh mức độ tự tin trong cơng việc và điểm trung bình kiến thức

giữa các nhóm tuổi - Trước đào tạo.................................................................... 13
Biểu đồ 3.2: So sánh mức độ tự tin trong công việc và điểm trung bình kiến thức

giữa các nhóm tuổi - Sau đào tạo.......................................................................... 14
Biểu đồ 3.3: So sánh mức độ tự tin trong cơng việc và điểm trung bình kiến thức

theo các nhóm trình độ - Trước đào tạo........................................................... 15
Biểu đồ 3.4: So sánh mức độ tự tin trong công việc và điểm trung bình kiến thức

giữa các nhóm trình độ - Sau đào tạo................................................................ 16
Biểu đồ 3.5: So sánh nhu cầu tìm hiểu kiến thức trước và sau đào tạo 18
Biểu đồ 3.6: So sánh mức tự tin trong cơng việc và điểm trung bình kiến thức

trước và sau đào tạo....................................................................................................... 19


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chuyển vạt vi phẫu là phẫu thuật nhằm mục đích chuyển một phần mơ, tổ
chức có chứa mạch nuôi từ vùng cho tới vùng nhận ở một khoảng cách xa và
cần phải nối ghép mạch giữa vùng cho và vùng nhận. Cũng giống như nhiều
phẫu thuật nối ghép mạch máu khác chẳng hạn như trong phẫu thuật tim mạch
sự tắc mạch có thể xảy ra đe doạ tới sự sống của vạt. Nếu khơng được can thiệp
xử trí kịp thời, tắc mạch hoặc giảm tưới máu tới vạt có thể dẫn đến hoại tử một
phần hoặc tồn bộ vạt. Ngược lại nếu được phát hiện sớm khả năng cứu sống
vạt có thể đạt tới hơn 70% (1-5). Điều này khẳng định vai trò quan trọng của việc
theo dõi sau phẫu thuật chuyển vạt vi phẫu. Ở điều kiện lý tưởng, tất cả người
bệnh sauphẫu thuật chuyển vạt vi phẫu cần được chăm sóc và theo dõi ở một
đơn vị hồi sức chuyên khoa với đội ngũ nhân viên được đào tạo về việc đánh giá

và theo dõi vạt. Tuy nhiên trên thực tế để có một đội ngũ chăm sóc tích cực riêng
cho những người bệnh (NB) này khơng có phải cơ sở nào cũng đáp ứng được.
Hơn nữa, kiến thức và kỹ năng theo dõi sau mổ vi phẫu là những nội dung mang
nhiều tính đặc thù chuyên khoa và còn tương đối mới trong lĩnh vực Điều dưỡng
(ĐD) ở Việt Nam.Theo tìm hiểu của chúng tơi, đến nay cả trong nước và Thế giới
đều chưa có chương trình đào tạo, chưa có một quy trình chuẩn về việc theo dõi
và chăm sóc vạt vi phẫu dành cho ĐD viên.Trong thực tế, để có đội ngũ ĐD phục
vụ trong chuyên ngành này vẫn chủ yếu dựa vào việc tự đào tạo liên tục tại cơ
sở. Khi kỹ thuật tạo hình bằng chuyển vạt vi phẫu càng phát triển và được ứng
dụng rộng rãi thì nhu cầu đào tạo để ĐD hiểu và biết cách theo dõi, chăm sóc
càng trở nên cấp thiết.
Nghiên cứu được thực hiện tại khoa phẫu thuật Hàm Mặt - Tạo Hình Thẩm Mỹ - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, đây là một cơ sở điều trị Ngoại khoa
thuộc tuyến Trung Ương, với 50 giường bệnh, nhưng số lượng NB điều trị nội
trú trung bình thường khoảng 60 – 65 người bệnh/ngày. Các mặt bệnh lý và chấn
thương điều trị tại khoa rất đa dạng từ chấn thương hàm mặt phức tạp có kèm
chấn thương sọ não, khuyết phần mềm lộ gân xương, …cho đến các bệnh

1


lý dị tật như dị dạng mạch máu, dị dạng hộp sọ, liệt thần kinh ngoại biên (Dây VII,
thần kinh quay, trụ, mác…). Vi phẫu thuật là một trong những thế mạnh của khoa
phòng với gần 150 ca được phẫu thuật trong năm 2019 bao gồm cả mổ chuyển
vạt và mổ nối bộ phận cơ thể đứt rời. Khoa có 46 nhân viên trong đó có 16 Bác
sỹ (01 phó giáo sư, 02 tiến sỹ, 05 thạc sỹ và 8 bác sỹ chuyên khoa), 28 Điều
dưỡng (02thạc sỹ, 07 đại học, 19 cao đẳng và trung cấp, kỹ thuật viên). Với số
lượng ĐD cịn thiếu, trình độ khơng đồng đều và đa phần cịn trẻ, kinh nghiệm
chăm sóc cịn non yếu. Ngoài việc làm chủ những kỹ thuật mới và khó, các BS
và ĐD ln xác định phải khơng ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức mới về
phương pháp PT, theo dõi, chăm sóc sau mổ cũng như cơng tác tổ chức cấp

cứu nhằm đạt được kết quả cao nhất trong Phẫu thuật vi phẫu. Chính vì vậy
chúng tơi làm nghiên cứu này với các mục tiêu sau:

Mục tiêu nghiên cứu
1. Đánh giá kết quả chương trình “Đào tạo theo dõi vạt vi
phẫu” cho Điều dưỡng tại khoa phẫu thuật Hàm mặt- Tạo
hình- Thẩm mỹ bệnh viện Việt Đức năm 2020
2. Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chất lượng theo dõi vạt vi
phẫu cho Điều dưỡng tại khoa phẫu thuật Hàm mặt- Tạo
hình- Thẩm mỹ bệnh viện Việt Đức

2


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật chuyển vạt vi phẫu là phẫu thuật được thực hiện dưới
kính hiển vi có độ phóng đại lớn để nối ghép mạch máu khi đưa một tổ chức
có chứa mạch máu từ vùng cho tới nối ghép với mạch máu tại vùng nhận.

Phẫu thuật vi phẫu nối lại bộ phận đứt rời – là phẫu thuật được thực
hiện dưới kính hiển vi để nối, ráp lại những cấu trúc giải phẫu cần thiết
để phục hồi chức năng của một bộ phận cơ thể đã bị cắt rời, bao gồm
việc tái lập tuần hoàn máu bị gián đoạn bởi chấn thương [1,2,3].
Trung bình ca phẫu thuật thường kéo dài từ 8 - 15 tiếng tuỳ mức độ phức tạp của
thương tổn. Giống như các phẫu thuật nối ghép mạch máu khác, chẳng hạn như
trong phẫu thuật tim mạch, việc tắc mạch có nguy cơ sẽ xảy ra, điều này gây đe
doạ tới sự sống cịn của vạt. Nếu khơng được can thiệp kịp thời sự tổn thương
ở vạt sẽ không phục hồi được và có thể gây ra hoại tử một phần hoặc toàn bộ

vạt. Ngược lại, nếu phát hiện sớm dấu hiện biến chứng và can thiệp kịp thời, khả
năng cứu sống vạt, bộ phận sau nối vi phẫu có thể lên tới 30% - 70%. Điều này
khẳng định tầm quan trọng của việc theo dõi sau mổ nối ghép vi phẫu.
Để có được kết quả tối ưu cho một ca phẫu thuật nhiều công phu như phẫu thuật

vi phẫu rất cần có một qui trình chặt chẽ và thống nhất từ công tác
chuẩn bị trước phẫu thuật đến chăm sóc và theo dõi sau phẫu thuật.
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA VI PHẪU
1.2.1. Trên thế giới
Sự phát triển của vi phẫu thuật gắn liền với lịch sử sử dụng kính hiển vi
PT. Năm 1921 lần đầu tiên Lylen dùng kính một mắt trong mổ tai nhưng hạn rất
hạn chế về không gian nổi. Khắc phục nhược điểm này Homlgren (1923) đã sử
dụng kính hiển vi hai mắt trong PT tai mũi họng. Năm 1946 Perrit mổ mắt dưới
kính hiển vi. Sau đó các nhà PT thần kinh đẫ dùng kính hiển vi trong điều trị các
tổn thương mạch máu não. Từ những phát hiện của Jacobson (1960) về cấu trúc

mạch máu nhỏ dưới kính hiển vi phẫu thuật, về những
dụng cụ, kim chỉ khâu 3


chuyên biệt mới được xác định. Ông đã nối thành cơng mạch máu có
đường kính nhỏ dưới 1,5 mm, tỷ lệ thông mạch đến 95%, đây được gọi
là kỹ thuật vi phẫu. Cùng với sự phát triển của y học thế giới, vi phẫu
thuật trong chuyên nghành ngoại khoa cũng ngày càng phát triển[1].
Nối bàn tay, ngón tay đứt lìa thành công (1962,1963, 1977…) ở nhiều nước trên
thế giới. Theo dõi lâm sàng và thực nghiệm (Tamai và cộng sự, 1972) thấy rằng
tỷ lệ phục hồi chức năng tốt sau nối vi phẫu đến 90% so với 40% ở kỹ thuật
thông thường. Y văn cho kết quả ghép vạt da tự do có nối mạch ni dưỡng, sự
sống của vạt được bảo đảm nhờ các động mạch và tĩnh mạch (1977). Các tổn
thương khác như môi , mũi, tai, da đầu, dương vật cũng được nối ghép. Tuy

nhiên, theo y văn trên thế giới cũng chỉ có khoảng 70-80 ca thành công.

Trong ba thập kỷ gần đây, chuyên nghành ngoại khoa, đặc biệt phẫu thuật
tạo hình và phục hồi đã có những bước tiến nhảy vọt. Thành cơng trong
lĩnh vực ghép các cơ quan như thận, gan và tim đã mở ra những ứng
dụng mới của vi phẫu thuật trong ghép mô phức hợp đồng loại (Ghép
nhiều loại mô khác nhau bao gồm da, mô liên kết, mạch máu, xương và
thần kinh) như là ghép mặt, ghép tay, chân, dương vật…

1.2.2. Sự phát triển vi phẫu tại Việt Nam
Năm 1977, lần đầu tiên ở Việt Nam, tại bệnh viện Việt Đức Bác sĩ (BS) và
BS Tôn Thất Bách đã nối lại cánh tay đứt lìa của một cơ gái. Cùng năm, viện
Quân Y 108, lần đầu tiên nhận tài trợ 01 kính hiển vi PT Zeiss cũ, Gs. Nguyễn Huy
Phan đã tổ chức nơi tập luyện hỹ thuật vi phẫu, tài liệu và dụng cụ vi phẫu hết
sức khó khăn và hiếm hoi. Bằng nỗ nực không ngừng cũng như sự học hỏi từ
bạn bè quốc tế, Ông đã ứng dụng thành công kỹ thuật vi phẫu trong lâm sàng.
Năm 1981-1982, nhóm PT viện Qn Y 108 đã thành cơng dùng các vạt da - cơ
tạo hình lại vùng khuyết ở đầu, mặt, cổ và các vùng khác trên cơ thể. Vi phẫu
thuật được phát triển trong nối chi đứt rời, trong PT lồng ngực… Sau đó các
phẫu thuật phức tạp khác được triển khai như chuyển ngón chân thành ngón tay
cái, tạo hình dương vật bằng vạt cẳng tay trong một thì mổ (1991), tạo hình

4


xương hàm dưới bằng xương mào chậu, xương mác có nối mạch nuôi dưỡng

(1993), PT nối ghép thần kinh và ghép cơ thon điều trị liệt thần kinh VII

(1992)[1,2].

Tại Bệnh viện Việt Đức, từ năm 2004 triển khai cấp cứu vi phẫu thường
quy, nối ghép các bộ phận đứt rời trên cơ thể, PT có chương trình chuyển vạt
tổ chức che phủ các dạng khuyết hổng trên cơ thể sau chấn thương cũng
như do bệnh lý. Tại khoa PT Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ, Nguyễn Hồng Hà
và cộng sự đã thực hiện ca nối ghép da đầu thành công năm 2005, nối ghép
môi mũi năm 2011, nối tai đứt rời năm 2012, nối đầu mũi năm 2014, nối tinh
hoàn đứt rời năm 2016. Tất cả những trường hợp trên là ca thành công đầu
tiên tại Việt Nam, và 3 ca cuối là ca được ghi nhận là ca thứ 5, thứ 10 ghi
nhận y văn trên thế giới. PT chuyển vạt trở nên thường qui, hàng tuần có từ 3
đến 5 ca. Theo thống kê năm 2019 có đến khoảng 150 ca PT vi phẫu [1].

1.3. PHÂN LOẠI PHẪU THUẬT VI PHẪU
- Phẫu thuật vi phẫu nối ghép bộ phận đứt rời (PT cấp cứu).
- Phẫu thuật vi phẫu chuyển vạt tạo hình sau bệnh lý như ung thư, khuyết phần
mềm sau chấn thương, tạo hình chuyển giới…(PT có chuẩn bị, mổ phiên).

1.4. THEO DÕI CHĂM SĨC CỦA ĐIỀU DƯỠNG
1.4.1. Chuẩn bị trước phẫu thuật ( Mổ phiên – PT có
chuẩn bị) 1.4.1.1. Hồ sơ bệnh án
Ngày hơm trước mổ: Kiểm tra và hướng dẫn gia đình NB hồn
thiện HSBA:
- Hướng dẫn NB và gia đình ký kết các loại giấy tờ: giấy vào viện, giấy

đồng ý chi trả kỹ thuật cao ngoài BHYT, biên bản hội chẩn, giấy chấp
nhận phẫu thuật, giấy đồng ý chụp ảnh và sử dụng hình ảnh…
- Kiểm tra: Dấu thơng qua mổ, xét nghiệm mổ phiên cơ bản: định nhóm máu,
cơng thức máu, đông máu cơ bản, HIV, HCV, HbsAg, sinh hoá máu, phim
phổi, điện tâm đồ (với NB trên 50 tuổi), siêu âm (ổ bụng, tim…), – theo chỉ
định (Bs, phẫu thuật viên, Bs Gây mê…), phim chụp mạch máu….


5


- Nếu kiểm tra phát hiện thiếu xét nghiệm, thiếu phim, hoặc có bất thường
cần báo lại với Bs trực buồng/phẫu thuật viên – xin ý kiến, xin chỉ định
để hoàn thiện. Báo Bs Gây mê nếu XN và phim phổi nếu có bất thường.
- Kiểm tra các yêu cầu, chỉ định chuẩn bị mổ của phẫu thuật viên: test kháng

sinh, cạo lơng, tóc...dự trù máu, đóng tiền kính vi phẫu, dẫn lưu,
mesh…(nếu có yêu cầu chỉ định).
1.4.1.2 Hướng dẫn và chuẩn bị người bệnh
Đối với người bệnh tạo hình vi phẫu do bệnh lý:
- Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn và tiền sử bệnhkèm theo (bệnh tim mạch, hen
xuyễn, đái tháo đường…) – nếu có bất thường– cần báo PTV/Bs Gây mê.
- Khai thác tiền sử dị ứng.
- Hướng dẫn người bệnh vệ sinh cá nhân toàn thân, vệ sinh kỹ đặc

biệt vùng phẫu bao gồm cả vùng cho vạt và vùng nhận vạt (miệng,
ngực, lưng, đùi, cẳng chân, tay…); nhịn ăn uống, cạo lơng, tóc, râu
(phù hợp với kế hoạch phẫu thuật), cắt móng tay, khơng sơn móng
chân, móng tay, tháo đồ trang sức và đồ lót trước khi lên phòng mổ
- Test kháng sinh

Đối với người bệnh tạo hình vi phẫu sau chấn thương:
- Kiểm tra HSBA: đầy đủ các giấy tờ, xét nghiệm như trên, cần lưu ý
kiểm tra xét nghiệm cơng thức máu, sinh hố máu, vi sinh, kháng
sinh đồ (Nếu có), số ngày sử dụng kháng sinh hiện tại – báo PTV
xin ý kiến về việc test và sử dụng kháng sinh sau mổ (Nếu có).
- Chuẩn bị người bệnh: ngồi vệ sinh tồn bộ cơ thể như trên, người
bệnh cần được thay băng sạch trước khi đưa NB lên phòng mổ.


- Kiểm tra lại toàn bộ giấy tờ, ký kết chấp nhận phẫu thuật…xét
nghiệm, các thăm dò cận lâm sàng, các loại giấy chi phí bổ sung
theo chỉ định của PTV và Bs Gây mê (Nếu có).

6


- Chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị đi kèm theo yêu cầu: thuốc kháng
sinh, máy siêu âm doppler, các loại băng gạc (Theo chỉ định).
- Kiểm tra vệ sinh, băng vết thương, đồ lót, đồ trang sức…,sự tuân
thủ nhịn ăn uống của người bệnh.
- Thẻ định danh chính xác NB
Đưa người bệnh lên phòng mổ
- Bàn giao NB cho nhân viên phòng mổ
- Thực hiện bản kiểm bàn giao NB
- Thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật trước khi
thực hiện PT 1. Sau phẫu thuật
ĐD thực hiện qui trình theo dõi, chăm sóc sau mổ vi phẫu (Phụ lục 2)

7


CHƯƠNG 2
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu có can thiệp, sử dụng bộ câu hỏi đánh giá
kiến thức và mức độ tự tin trong theo dõi vạt vi phẫu của Điều
dưỡng viên trước và sau đào tạo.
2.2.Đối tượng nghiên cứu

-

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6/2020 đến tháng 9/2020 tại khoa
phẫu thuật Hàm Mặt – Tạo Hình – Thẩm Mỹ, Bệnh viện Việt Đức.

-

22 Điều dưỡng viên làm việc tại khoađã đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

-

Tiêu chuẩn loại trừ là ĐD làm việc tại khoa dưới 6 tháng và ĐD
đang nghỉ chế độ

2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Mô tả cắt ngang, có so sánh, khơng có nhóm chứng
2.4.Nội dung đào tạo
- Tổng quan, khái niệm về phẫu thuật vi phẫu
- Các vấn đề lưu ý trong chăm sóc, theo dõi, vận chuyển NB sau PT vi phẫu

- Các biến chứng thường gặp sau mổ nối ghép, chuyển vạt: dấu
hiệu nhận biết, cách đánh giá, phát hiện các biểu hiện bất thường,
nguyên nhân và một số cách xử trí
- Thảo luận về một số ca lâm sàng
- Xây dựng quy trình tiếp nhận, chăm sóc và theo dõi sau phẫu
thuật vi phẫu (Phụ lục 2)
- Xây dựng bảng theo dõi sau mổ vi phẫu (Phụ lục 3, Phụ lục 4)
- Các nội dung kiến thức kể trên đượctruyền đạt tới ĐDthông qua
10 buổi giảng và thảo luận, mỗi buổi kéo dài từ 90’ - 120’
2.5. Bộ câu hỏi nghiên cứu (Phụ lục 1)


8


Hai bộ câu hỏi đã được sử dụng để đánh giá kiến thức và mức độ tự
tin trong theo dõi sau mổ chuyển vạt vi phẫu. Bộ câu hỏi thứ nhất được phát
triển từ bộ câu hỏi của tác giả Steven C. Bonawitz, MD thuộc trường Đại học
Johns Hopkins. Bộ câu hỏi nguyên gốc gồm 20 mục và 51 câu hỏi tự đánh
giá về mức độ tự tin trong một số vấn đề như: chăm sóc sau mổ vi phẫu nói
chung, sử dụng máy siêu âm Doppler cầm tay trong đánh giá và theo dõi vạt,
mức độ tự tin của Điều dưỡng trong đánh giá hồi lưu mao mạch (HLMM),
đánh giá màu sắc vạt, đánh giá dịch tiết, máu mép vạt hoặc vết chích trên vạt,
mức độ tự tin trong sử dụng máy theo dõi ViOptix và sử dụng Cook-Swartz
Implanable Doppler. Những câu hỏi này được đánh giá trên thang 5 mức độ
Likert scale. 3 câu hỏi mở giúp đối tượng nghiên cứu có thể chia sẻ những
vấn đề khó khăn gặp phải trong việc theo dõi và đánh giá sau mổ vi phẫu; 11
câu hỏi để đối tượng nghiên cứu chia sẻ ý kiến về nhu cầu đào tạo của bản
thân. Bộ câu hỏi được chỉnh sửa, cắt bỏ bớt những câu hỏi liên quan đến
máy ViOptix và Cook-Swartz để phù hợp với điều kiện, cơ sở vật chất tại cơ
sở tiến hành nghiên cứu, đồng thời đảm bảo khơng ảnh hưởng đến độ tin
cậy và độ chính xác của bộ câu hỏi. Sau khi điều chỉnh, 32 câu trong bộ câu
hỏi đã được sử dụng để phỏng vấn trong nghiên cứu này.
Bộ câu hỏi thứ hai được xây dựng dưới sự cố vấn bởi 4 phẫu thuật viên và 1 ĐD
viên có trên 10 năm kinh nghiệm trong phẫu thuật, chăm sóc và theo dõi sau mổ

vi phẫu. Bộ câu hỏi gồm 9 câu hỏi tình huống thường gặp với nhiều lựa chọn
nhằm đánh giá kiến thức và thái độ xử trí của ĐD trong từng trường hợp cụ
thể. Điểm số kiến thức được quy ước bằng 2 nếu lựa chọn đáp án đúng hoàn
toàn, bằng 1 nếu đáp án trả lời đúng 1 phần và bằng 0 nếu sai hồn tồn.


2.6. Phân tích số liệu
Phân tích số liệu trên phần mềm SPSS 20.0 sử dụng các thuật tốn thống kê mơ
tả;so sánh điểm trung bình giữa các nhóm đối tượng trước và sau đào tạo bằng
thuật tốn Pair t-test; Wilcoxon signed rank test, one-way ANOVA; Kruksal Wallis test; Spearman và PearsonCorrelation, Multiple regressionvới p ≤ 0,05.

9


2.7. Đạo đức trong nghiên cứu
- Tất cả Điều dưỡng tham gia nghiên cứu đều được hỏi ý kiến và tự
nguyện tham gia nghiên cứu .
- Đảm bảo tuyệt đối bí mật đời tư của đối tượng nghiên cứu sau khi
thu thập thông tin.
2.8. Hạn chế sai số
- Để hạn chế sai số khi thu thập thông tin, bộ câu hỏi được soạn
sẵn và chuyển trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu có thể tự điền
vào phiếu thu và thu lại ngay.
- Điều tra viên giải thích đầy đủ các nội dung cần thu thập để đối
tượng có thể hiểu được hồn thiện nhất.
- Bầu khơng khí thu thập thơng tin phải thoải mái và đủ riêng tư
nhằm khai thác thơng tin đầy đủ, chính xác

10


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung

Đã có 22 ĐD viên đồng ý tham gia vào trả lời câu hỏi nghiên cứu, trong đó

có 18 (81,81%) ĐD tham gia trả lời cả 2 đợt: trước và sau đào tạo. Độ tuổi
trung bình của đối tượng nghiên cứu là 29.86 ± 4,11; đa phần là nữ 72,7%;
trình độ Đại học chiếm 27,3%; Cao đẳng là 18,2% và Trung cấp là 45,5%.
18,2% có ít hơn 2 năm kinh nghiệm làm việc tại khoa; 27,3% có từ 3 - 5
năm kinh nghiệm; 31,8% có 6 – 10 năm kinh nghiệm và 22,7% có trên 10
năm kinh nghiệm. 36,4% ĐD viên cho biết có kinh nghiệm chăm sóc nhiều
hơn 50 ca mổ vi phẫu ở cả hai thời điểm trước và sau đào tạo.

3.2. So sánh mức độ tự tin và điểm trung bình kiến thức giữa các
nhóm đốitượng.
3.2.1 So sánh theo phân loại giới tính.
Trước đào tạo, ĐD nữ tỏ ra tự tin hơn trên tất cả các tiêu chí đánh giá so
với ĐD nam. Sau đào tạo, sự tự tin của ĐD nữ giảm và cũng thấp hơn so
với nam, đặc biệt là trong việc đánh giá màu sắc vạt, điểm trung bình của
nam là 3,56 (0,04) so với nữ là 2,96 (0,56) (p< 0,05). Điểm trung bình kiến
thức của cả nam và nữ đều tăng, nam cao hơn nữ ở cả trước và sau đào
tạo nhưng sự chênh lệch không có ý nghĩa thống kê (bảng 1).

11


Bảng 3.1: So sánh mức độ tự tin trong công việc và
điểm trung bình kiến thức giữa các nhóm theo giới
CSC

Nam
n=6

Doppler HLMM


Nữ
n=

Dịch

Tự tin

Kiến

máu

chung

thức

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam
n=6 n= n=6 n= n=6 n= n=6 n= n=6 n=

16

Trước

Màu sắc

16

16

16


15

Nữ

Na
m

Nữ
n=

15

n=

15

4

đào
tạo

Sau

đào

tạo

3,28
±


3,34
±

3,42
±

3,53
±

3,08
±

3,56
±

3,17
±

3,60
±

3,11
±

3,18
±

3,21
±


3,40
± 0,

1,41
±

1,24
±

1,10

0,73

1,07

0,84

1,28

0,67

1,89

0,85

1,33

1,06

1,17


78

0,16

0,27

p = 0,87

p =0,79

Nam
n=6

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam
Nữ
n= n=6 n= n=6 n= n=6 n= n=6 n= n=6 n=

Nữ
16

p = 0,26 p = 0,49

16

16

p = 0,94

16


p =0,64

16

16

p =0,26
Na
m

Nữ
n=

n=

16

6
3,36 2,91
±0,34
±

3,50
±

3,28
±

3,54

±

3,13
±

3,56
±

2,96
±

3,50
±

2,94
±

3,49
±

3,04
±

1,53
±

1,49
±

0,64


0,35

0,46

0,51

0,55

0,40

0,56

0,55

0,66

0,39

0,49

0,17

0,29

p = 0,12

p = 0,30

p = 0,12


p = 0,03

12

p = 0,07

p = 0,06

p = 0,80


3.2.2 So sánh theo nhóm tuổi

CSC

DOPPLER

HLMM

3,62
3,97

3,72

>=35

1,09
1,51
1,27

1,18

2,19

3,81
3,92
1,73

30-34

3,61
3,38
4,11

3,83

26-29

2,27

3,57
4,06

3,67
2,45

3,88

3,75
4,06


22-25

2,25

2,23

3,61
3,59
3,79

SO SÁNH THEO NHĨM TUỔI
TRƯỚC ĐÀO TẠO

MÀU SẮC DỊCH MÁU

TỰ TINKIẾN THỨC
CHUNG

p

0,00

0,00

0,02

0,02

0,01


0,00

0,08

Biểu đồ 3.1: So sánh mức độ tự tin trong công việc và điểm trung
bình kiến thức giữa các nhóm tuổi - Trước đào tạo
So sánh các đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi trước đào tạo cho thấy.
ĐD ở độ tuổi từ 22 – 25 có mức độ tự tin thấp hơn so với cả3 nhóm tuổi cịn
lại (p < 0,05);Điều dưỡng thuộc nhóm này cũng thiếu tự tin so với nhóm ≥ 35
tuổi trong việc đánh giá HLMM(p < 0,05). Điểm trung bình kiến thức cũng thấp
hơn so với các nhóm cịn lại, tuy nhiên sự chệnh lệch về điểm trung bình
kiến thức khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) (biểu đồ 1).

13


SO SÁNH THEO NHÓM TUỔI
SAU ĐÀO TẠO

1,66
1,79
1,4
1,48

3,02
3,13
3,51

2,90


>= 35
2,83
3,06
3,53

30-34
2,75

2,83
3,09
3,53

26-29
2,83

2,75
3,20
3,70

3,00

3,75
3,32
3,45

3,06

2,83
2,91

2,98
3,33

22-25

p

C SC

DOPPLER

HLMM

MÀU SẮC

0,64

0,30

0,12

0,37

DỊCH MÁU

0,32

TỰ TIN
CHUNG


0,31

KIẾN THỨC

0,14

Biểu đồ 3.2: So sánh mức độ tự tin trong cơng việc và
điểm trung bình kiến thức giữa các nhóm tuổi - Sau đào
tạo
Sau đào tạo, mức độ tự tin trong cơng việc và điểm trung bình kiến
thức giữa các nhóm tương đối đồng đều, khơngcó sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (Biểu đồ 2).
3.2.3 So sánh theo trình độ
So sánh giữa các nhóm ĐD theo trình độ bằng cấp. Kết quả nghiên cứu cho
thấy: trước đào tạo, mức độ tự tin trong việc theo dõi vi phẫu của nhóm ĐD Cao
đẳng thấp hơn so với 2 nhóm cịn lại về mọi mặt (p < 0.05). Nhóm đối tượng này
cũng có số điểm trung bình về kiến thức thấp hơn so với hai nhóm cịn lại
nhưng sự khác biệt khơng có ý nghĩa mặt thống kê (P > 0.05) (Biểu đồ 3). Sau
đào tạo, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm đối tượng
trong tất cả các yêu cầu về theo dõi vạt vi phẫu cũng như điểm trung bình kiến
thức. Nhóm ĐD có trình độ Cao đẳng có số điểm trung bình kiến thức cao hơn
nhưng có mức độ tự tin thấp hơn so với 2 nhóm cịn lại ngoại trừ việc theo dõi
HLMM. Sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (P > 0.05)(Biểu đồ 4).

14


SO SÁNH THEO NHĨM TRÌNH ĐỘ
TRƯỚC ĐÀO TẠO
5

4
3

3,5

3,8

2,17

3,73 3,95
2,18

3,63

3,7

2,43

3,85

3,6

3,39 3,73

3,6

2,17

3,76


2,14
1,75

2

1,37
1,3

1,08

1
0

CSC

p

Doppler

0,02

HLMM

Màu sắc

Trung cấp

Cao đẳng

0,01


Dịch máu

Tự tin chung Kiến thức

Đại học

0,03

0,02

0,02

0,03

0,33

Biểu đồ 3.3: So sánh mức độ tự tin trong công việc và
điểm trung bình kiến thức theo các nhóm trình độ Trước đào tạo

15


SO SÁNH THEO TRÌNH ĐỘ
SAU ĐÀO TẠO
4
3,3

3.5
3,1


3
2.5

3,5
3,25

3,213,38
3,22

3,18

3,08
2,86

3,133,00

3,27
3,13

3,17

3,173,05

2,94

1,6

2
1,52


1,39

1.5
1
0.5
0
CSC

Doppler

p

0,89

HLMM

Màu sắc

Dịch máu

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học

0,58

0,79


Tự tin chung

0,89

Kiến thức

0,81

0,77

0,41

Biểu đồ 3.4: So sánh mức độ tự tin trong cơng việc và điểm trung bình kiến
thức giữa các nhóm trình độ - Sau đào tạo
3.2.4 So sánh các nhóm theo nhóm kinh nghiệm
Bảng 3.2: So sánh mức độ tự tin trong công việc và điểm trung bình

kiến thức giữa các nhóm theo kinh nghiệm
CSC

<50

≥ 50
<50
≥ 50
n= n=9 n= n=9

13


Trước

Doppler HLMM

13

Màu sắc

Dịch
máu

Tự tin
chung

Kiến
thức

<50
n=

≥50
n=

<50
n=

≥50
<50
≥50
n=9 n= n=9


<50
n=

≥50
n=

<50
n=

≥50
n=

13

9

13

12

12

9

10

9

đào


3,22
±

3,48
±

3,29
±

3,81
±

3,37
±

3,52
±

3,41
±

3,59
±

2,97
±

3,41
±


3,20
±

3,56
±

1,22
±

34
±

tạo

0,95

0,60

1,01

0,57

0,98

0,73

1,11

0,68


1,24

0,91

1,04

0,61

0,32

0,17

p = 0,47

p =0,18 p = 0,68

<50 ≥ 50 <50
≥ 50
n= n=8 n= n=8
14

14

p = 0,91

p = 0,29

p =0,37


p =0,34

<50
n=

≥50
n=

<50
n=

>_50
<50
≥50
n=8 n= n=8

<50
n=

≥50
n=

<50
n=

50
n=

14


8

14

14

14

8

14

8

16


×