Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Mầm non Đại Nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.38 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT MỸ ĐỨC TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI NGHĨA. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Số: 158/KH-MNĐN. Đại Nghĩa, Ngày 27 tháng 9 năm 2019.. Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> KẾ HOẠCH Chăm sóc nuôi dưỡng năm học 2019 – 2020. Căn cứ công văn số 503/KH-PGD&ĐT ngày 05/09/2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mỹ Đức về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2019 – 2020. Căn cứ kế hoạch số 114/KH-MNĐN ngày 10 tháng 09 năm 2019 của trường MN Đại Nghĩa về Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2019 – 2020. Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường MN Đại Nghĩa về việc thực hiện công tác bán trú năm học 2019 - 2020. Trường Mầm non Đại Nghĩa xây dựng kế hoạch triển khai công tác chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ năm học 2019 – 2020 như sau: PHẦN I: I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Thuận lợi: Trường Mầm non Đại Nghĩa nằm ở trung tâm huyện Mỹ Đức nên có nhiều thuận lợi về các mặt hàng, các nguồn cung ứng thực phẩm. - Được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND, Phòng GD&ĐT huyện Mỹ Đức, Lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể của Thị trấn Đại Nghĩa luôn tạo mọi điều kiện cho mọi công tác của nhà trường được hoạt động tốt. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trẻ, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn, thực sự yêu nghề mến trẻ. 100% đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. - Có đủ nhân viên nuôi dưỡng (11 NVND) phục vụ cho công tác chế biến thức ăn chăm sóc cháu được tốt hơn. - Phụ huynh rất quan tâm đến công tác chăm sóc nuôi dạy các cháu của nhà trường. Năm học 2019 – 2020 nhà trường có 310 học sinh số trẻ ăn bán trú là 303 trẻ đạt 97,74%. Các cháu ở lại bán trú, được chăm sóc, ăn trưa ở trường giúp chế độ sinh hoạt của cháu được ổn định. - Trường có 1 nhân viên y tế hỗ trợ trong công tác theo dõi sức khoẻ của trẻ nên công tác chăm sóc trẻ ở trường được tốt hơn. 2. Khó khăn: - Nhà trường còn 7 phụ huynh do đời sống kinh tế còn khó khăn nên chưa cho cháu ở lại trường ăn bán trú..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Số cháu SDD nhẹ cân và thấp còi đầu năm chiếm tỷ lệ cao. 3. Tình hình sức khỏe trẻ đầu năm: - Số trẻ bán trú: 303/310 Tỷ lệ: 97,74% - Cân nặng bình thường: 295/310 Tỷ lệ: 95,2% - Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 10/310 Tỷ lệ: 3,2% - Suy dinh dưỡng thể thấp còi: 25/310 Tỷ lệ: 0,80% - Cân nặng cao hơn tuổi: 5/310 Tỷ lệ: 1,6 % PHẦN II: CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM: - Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm 9 năm thực hiện Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ GDĐT ban hành các quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN. Bảo đảm an toàn tuyệt đối, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 100%. - Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng trong nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chỉ đạo nuôi dưỡng. - Thực hiện tính khẩu phần ăn trên phần mềm Nuôi dưỡng. - Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện tốt việc chế biến và lưu mẫu thực phẩm đầy đủ. Sử dụng và sắp xếp đồ dùng nhà bếp gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo theo quy trình bếp một chiều. Xây dựng môi trường an toàn thân thiện trong nhà trường. - Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích, phòng tránh dịch bệnh theo mùa cho 100% đội ngũ giáo viên trong toàn trường. - Thực hiện tốt công tác phòng chống các dịch bệnh trong trường, công tác tiêm chủng và vệ sinh môi trường. - 100% cháu được cân đo khám sức khoẻ định kỳ và theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng. - Giảm tỷ lệ cháu thể nhẹ cân còn 0,96%, cháu thấp còi còn 0,32%, cháu thừa cân còn 0,64%. Vận động, tuyên truyền tới 100% phụ huynh tham gia chương trình sữa học đường cho trẻ uống và tăng khẩu phần ăn cho trẻ ở nhà nhằm giảm tỷ lệ trẻ SDD. - Phối hợp với ngành Y tế thực hiện tốt chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi Rubella cho trẻ em; có các biện pháp phòng chống các dịch bệnh cho trẻ em trong các cơ sở GDMN. Thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 22/2013/TTLTBGDĐT-BYT ngày 18/6/2013 quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở giáo dục mầm non..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Tiếp tục thực hiện tốt giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ. Chỉ đạo giáo viên nâng cao kỹ năng chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ. - 100% cháu được uống nước tinh khiết, sử dụng nước sạch. - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền ở các lớp và ở nhà trường. - Rèn cho cháu các kỹ năng làm đúng thao tác vệ sinh: Lau mặt, rửa tay bằng xà phòng, chải đầu, chăm sóc răng miệng. - Triển khai kế hoạch về giáo dục phòng chống HIV/AIDS trong nhà trường nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng chống, giảm thái độ kỳ thị và hành vi phân biệt đối xử của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh. - Nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hành cho cán bộ, giáo viên về công tác phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ thiên tai trong trường nhằm giảm thiểu hậu quả của thảm họa thiên tai gây ra. - Duy trì công tác tuyên truyền, liên lạc với phụ huynh về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của nhà trường. PHẦN III. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ: I. Chăm sóc trẻ: 1. Công tác bán trú, đảm bảo an toàn: *. Chỉ tiêu: - 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các mặt hoạt động, không để sảy ra thương tích hay ngộ độc thực phẩm, theo thông tư số 132/2010/TTBGD&ĐT ngày 15/4/2010 của bộ giáo dục và đào tạo ban hành. - Quản lý trẻ chặt chẽ số lượng trẻ đến lớp hàng ngày. - Đảm bảo cơ sở vật chất có chất lượng cho trẻ học an toàn. - 100% trẻ được sử dụng nước sạch. - Duy trì được số lượng cháu ăn trưa tại trường. - Tổ chức tốt bữa ăn hằng ngày cho trẻ. - Đảm bảo dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ hằng ngày. - Đảm bảo cháu ăn hết xuất, ngủ sâu giấc ở trường. - Đảm bảo vê sinh an toàn thực phẩm. Tuyệt đối không để xảy ra ngộ độc trong trường mầm non. - Thực hiện quy trình bếp một chiều. *. Biện Pháp: - Toàn thể giáo viên đến lớp đón trẻ đúng giờ quy định. - Giáo giên luôn có mặt giám sát trẻ khi cho trẻ ra khu sân chơi hoạt động ngoài trời. Nhất là khi trẻ chơi tự do..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Giáo viên nắm chắc sĩ số trẻ đi học trong ngày. Và đặc bệt quan tâm đến trẻ khuyết tật vận động và trẻ khuyết tật phổ tự kỷ và trẻ mới đến lớp. - Theo dõi công tác nuôi của các lớp bán trú: Theo dõi chất lượng bữa ăn của trẻ, theo dõi giáo viên trực cho trẻ ăn hết suất, chăm sóc giấc ngủ cho trẻ tốt. - Lên lịch dự giờ giáo viên về tổ chức cho trẻ ăn, ngủ. - Thường xuyên thay đổi thực đơn cho trẻ theo mùa, tuần. - Thực hiện tính ăn cho trẻ hằng ngày trên phần mềm Nuôi dưỡng. - Vận động phụ huynh cho trẻ đi học đúng giờ để tính ăn hằng ngày cho trẻ được thuận tiện. - Khám sức khoẻ cho giáo viên, cấp dưỡng 1 lần/năm. - Tạo mọi điều kiện cho nhân viên nuôi dưỡng được học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. - Đảm bảo nguồn thực phẩm tươi sống, thực phẩm sạch, thực phẩm không có chất bảo quản, thực phẩm rõ nguồn gốc. - Thường xuyên kiểm tra nhà bếp về các khâu: Tiếp phẩm đảm bảo số lượng, thực phẩm tươi sống, thực hiện tốt việc chế biến và lưu mẫu thực phẩm. - Kiểm tra nhà bếp việc sử dụng và sắp xếp đồ dùng nhà bếp gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo theo quy trình bếp một chiều. - Dự giờ cấp dưỡng chế biến thức ăn cho trẻ. - Sưu tầm các tài liệu về dinh dưỡng, về cách chế biến món ăn, mẹo vặt, thực đơn để cấp dưỡng tham khảo. - Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng cho giáo viên, cấp dưỡng: Chuyên đề: Xử lí ngộ độc, sặc, hóc xương, cách chọn thực phẩm ngon, cách bảo quản thực phẩm tốt. - Nhà trường tổ chức kí hợp đồng với người cung cấp thực phẩm cho trường ngay từ đầu năm học. Tìm nhà cung ứng có đầy đủ giấy tờ đảm bảo về mặt pháp lý. - Chỉ đạo giáo viên lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào dạy trẻ. Thường xuyên kiểm tra tổ nuôi dưỡng của trường. 2. Công tác chăm sóc sức khỏe - y tế trường học: *. Chỉ tiêu: - 100% trẻ được cân đo và theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng. - Phấn đấu cuối năm tỷ lệ trẻ đạt: - Kênh BT: 98,4%. - Kênh SDD: 0,96%. - Kênh TCBP: 0,64%.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Kênh SDDTC: 0,32%. - Làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường: Chăm sóc sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần cho trẻ. - 100% trẻ phát triển tốt về mặt thể lực. - 100% trẻ vui vẻ, an tâm khi đến trường. - 90% trẻ tăng cân hằng tháng. - Mỗi trẻ có đồ dùng vệ sinh cá nhân riêng. - 100% trẻ thực hiện rửa tay với xà phòng dưới vòi nước chảy đúng qui trình. - 100% trẻ được cân đo, khám sức khỏe định kì và theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng. - 100% trẻ chích ngừa vac xin Sởi rubella tại trạm y tế Thị trấn. - Trẻ thực hiện tốt thao tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng. - Tuyệt đối không có trường hợp giáo viên đánh trẻ. - Thực hiện công tác phòng dịch trong trường mầm non. Tuyệt đối không để xảy ra dịch bệnh trong trường. - Phối hợp thực hiện công tác tiêm chủng cho trẻ. - Triển khai kế hoạch phòng chống HIV/AIDS trong nhà trường, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, dịch bệnh chân-tay-miệng, dịch bệnh đau mắt đỏ, bệnh sởi…. Nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng chống, giảm thái độ kì thị đối với người nhiễm HIV/AIDS. - Nâng cao nhận thức và kĩ năng thực hành cho CBGV, NV về công tác phòng cháy chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ thiên tai trong trường mầm non. *. Biện pháp: - Ban chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với nhau để lập kế hoạch và triển khai công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong năm học cụ thể theo tháng. - Chỉ đạo giáo viên tạo không khí vui vẻ, tạo tâm lí thích đến trường mầm non cho trẻ. Theo dõi thái độ cư xử của giáo viên đối với trẻ hằng ngày. - Chỉ đạo nhân viên y tế cân đo cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi và trẻ mẫu giáo 3 tháng /1 lần. Trẻ suy dinh dưỡng cân đo 1 tháng/1 lần. Trẻ nhà trẻ 18 – 24 tháng cân đo 1 lần/tháng. Chấm biểu đồ tăng trưởng cho trẻ. - Phối hợp với trạm y tế khám sức khỏe định kì cho trẻ 1 lần/năm. - Phối hợp với phụ huynh học sinh thống nhất cách chăm sóc giáo dục cho từng loại sức khỏe của trẻ để có chế độ chăm sóc và thực đơn phù hợp..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Cán bộ y tế phối hợp với tổ nhà bếp, giáo viên trực tiếp đứng lớp bán trú thực hiện các biện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi, béo phì, trẻ khuyết tật hòa nhập. + Công tác vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh. - Mua sắm dụng cụ vệ sinh cá nhân cho trẻ riêng biệt như: Khăn mặt, cốc uống nước. - giáo viên phải làm ký hiệu và tập cho trẻ tự nhận ký hiệu dụng cụ vệ sinh cá nhân đúng, chính xác, tránh việc nhầm lẫn và không được dùng chung. - Tạo môi trường xanh, sạch, đẹp trong lớp và ngoài sân. Vệ sinh lớp học thông thoáng phòng lớp trước giờ đón trẻ. Sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn lắp, gọn gàng, xử lý kịp thời các loại rác, bỏ đúng nơi quy định không gây ô nhiễm. - Tập cho trẻ thói quen vứt rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, biết bỏ rác vào thùng, biết giữ gìn sân trường lớp học, sạch sẽ, tập cho trẻ thói quen lao động dọn vệ sinh hằng ngày. + Vệ sinh cá nhân: - Chăm sóc bảo vệ da sạch sẽ, chăm sóc vệ sinh răng miệng, tay, chân, quần áo gọn gàng thường xuyên. + Vệ sinh ăn uống: - Giáo dục trẻ ăn thức ăn chín, uống sôi, thức ăn đều phải có nắp đậy cẩn thận tránh ruồi muỗi, thức ăn phải được ăn mới, nóng, không ăn đồ nguội lạnh, không ăn quà vặt. - Chỉ đạo giáo viên giặt ca khăn hằng ngày, vệ sinh lớp, lau sàn hằng ngày. Vệ sinh đồ dùng đồ chơi hằng tuần. Tổng vệ sinh hằng tuần. Sát khuẩn đồ dùng đồ chơi, lau sàn, bàn ghế bằng dung dịch cloramin B theo định kì 1lần/tháng để phòng tránh dịch bệnh tay – chân – miệng. - Theo dõi và kiểm tra và dự giờ Hoạt động vệ sinh ở các lớp. - Thường xuyên kiểm tra các góc tuyên truyền ở các lớp, nhắc nhở bổ sung các nội dung phòng tránh bệnh theo mùa cho trẻ kịp thời. - Thực hiện tốt các chương trình truyền thông sức khoẻ tới phụ huynh thông qua các buổi nói chuyện, phát thanh hằng ngày. - Chỉ đạo tạo góc y tế trong trường học. Tham mưu mua sắm đầu tư thêm các dụng cụ y tế, tủ thuốc y tế của trường. - Tổ chức “Ngày hội rửa tay” cho trẻ. - Chỉ đạo giáo viên lồng ghép chương trình nha học đường vào dạy trẻ trong các chủ đề..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Chỉ đạo nhân viên y tế có kế hoạch phòng bệnh tốt trong nhà trường nhất là khi có dịch bệnh xuất hiện ở địa bàn. - Theo dõi lịch tiêm chủng của trẻ. Liên hệ, nhắc nhở phụ huynh tiêm chủng cho trẻ đúng lịch, đúng liều. Đặc biệt quan tâm phối hợp với y tế tiêm vac xin Sởi rubella cho trẻ. - Chỉ đạo y tế có kế hoạch và phối hợp phụ huynh về việc tổ chức tẩy giun cho các cháu. - Chỉ đạo y tế hưởng ứng tốt các chương trình: Ngày môi trường thế giới, tuần lễ nước sạch. - Bồi dưỡng cho giáo viên, công nhân viên về kiến thức, kỹ năng về ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai cho giáo viên. Phối hợp Hiệu trưởng để kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão, ban Phòng cháy chữa cháy. 3. Công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ: *. Chỉ Tiêu: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ 100%. An toàn về tính mạng và tinh thần cho trẻ. - Thực hiện phòng chống các tai nạn thương tích cho trẻ: Chết đuối; điện giật; hoá chất nguy hiểm; đồ vật sắc nhọn nguy hiểm; té ngã, chấn thương; tai nạn giao thông; hóc, sặc, ngộ độc. *Biện Pháp: - Theo dõi giáo viên trong công tác quản lí trẻ. Nhắc nhở giáo viên khi thấy những tình huống không an toàn cho trẻ. - Phát động phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện – học sinh tích cực”. Tạo môi trường xanh sạch đẹp và an toàn cho trẻ hoạt động. Đưa tiêu chí tạo môi trường vào xét thi đua giáo viên, công nhân viên hằng tháng. - Chỉ đạo giáo viên tăng cường dạy trẻ các kỹ năng sống nhất là kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh trước các mối nguy cơ nguy hiểm. Dự giờ chuyên đề: Phòng tránh tai nạn cho bé. - Chỉ đạo giáo viên giáo dục an toàn giao thông cho trẻ. Tổ chức ngày hội “An toàn giao thông” để nâng cao ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông cho phụ huynh, giáo viên và các cháu. - Bồi dưỡng giáo viên, công nhân viên về chuyên đề: Sơ cứu thương, phòng cháy chữa cháy, sử dụng gar an toàn..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Tuyên truyền đến phụ huynh về nội dung phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. (đồ dùng đồ chơi phải an toàn, tránh các vật sắc nhọn, không để trẻ nô đùa ở hành nang, dụng cụ đựng nước phải có nắp đậy, dây điện, ổ điện phải ở cao hơn tầm tay với của trẻ). II. CÔNG TÁC NUÔI DƯỠNG: 1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: *. Chỉ tiêu: - Đảm bảo 100% nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng hợp vệ sinh. - Đảm bảo 100% trẻ không bị ngộ độc thực phẩm. - Đẩy mạnh công tác trồng vườn rau sạch cho bé tại vườn trường để tạo nguồn thực phẩm sạch an toàn cho trẻ. - Thực hiện nghiêm túc việc ký hợp đồng thực phẩm với nhà cung cấp thực phẩm, đảm bảo có đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu của ngành quy định. *. Biện pháp: - Bồi dưỡng củng cố cho nhân viên nuôi dưỡng về quy trình bếp một chiều, cách bảo quản thực phẩm, rau, củ, quả, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. - Các thao tác quy trình chế biến, cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon. - Chọn thực phẩm tươi sống và có nguồn gốc rõ ràng. - Sử dụng nguồn đóng góp của phụ huynh để mua sắm bổ sung đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho công tác bán trú, đầy đủ hợp vệ sinh. - Đồ dùng của học sinh lựa trọn bằng Inox để chánh gây độc hại và có độ bền cao. - Cải tạo sửa chữa nâng cấp khu vực chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. 2. Đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ: *. Chỉ tiêu: - Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ ở trường. - Đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ đạt tỷ lệ Kcalo từ 600 – 651 Kcal/trẻ/ngày. - Đảm bảo các chất dinh dưỡng theo dúng tỷ lệ quy định trẻ Nhà trẻ: Protein: 13 – 20%. Lipit: 30 - 40% ( Tỷ lệ L động vật/ L thực vật = 70% và 30%). Gluxit: 47 – 50%. Trẻ mẫu giáo: P: 13 – 20%; L: 25 – 35: G: 52 – 60%. - Đảm bảo nhu cầu Ca đối với trẻ 1 -3 tuổi: 350mg/ngày/trẻ. MG 4 – 6 tuổi: 420mg/ngày/trẻ..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Đảm bảo nhu cầu B1 đối với trẻ 1 – 3 tuổi: 0,41mg/ngày/trẻ. G 4 – 6 tuổi: 0,52mg/ngày/trẻ. - 100% trẻ mẫu giáo tham gia trương trình uống sữa học đường. - Đảm bảo cung cấp đủ nước uống cho trẻ và hợp vệ sinh, mùa đông trẻ phải được uống nước ấm. - Đảm bảo tuyệt đối không để sảy ra ngội độc thực phẩm cho trẻ. - 100% trẻ được sử dụng nguồn nước sạch. - 100% trẻ có kỹ năng rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, có kỹ năng rửa mặt, đánh răng. - 100% trẻ có kỹ năng vệ sinh ăn uống tự phục vụ. - 100% các lớp thực hiện nội dung giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. - 100% các lớp tạo góc tuyên tuển truyền về giáo dục dinh dưỡng. - Mức ăn 13.000đ/ngày/trẻ được phụ huynh nhất trí trong buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học 2019 - 2020. - Chế độ ăn: - Mẫu giáo 2 bữa/ trẻ/ngày (Trưa - Chiều). - Nhà trẻ: 2 bữa chính ( chính trưa:10 giờ, chính chiều:3 giờ 15) và 1 bữa phụ (lúc 2 giờ). *. Biện pháp: - Có thực đơn phù hợp với từng độ tuổi, đa dạng các loại thực phẩm, thường xuyên thay đổi theo mùa, phù hợp nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương. - Chế biến thức ăn đảm bảo hợp vệ sinh, đảm bảo kỹ thuật một chiều. - Thức ăn sau khi chế biến xong phải có nắp đậy, cho trẻ ăn thức ăn nóng, tránh những thức ăn nguội lạnh. - Nhân viên nhà bếp phải có trang phục đầy đủ theo yêu cầu (Đeo tạp rề, mũ, cắt móng tay sạch sẽ, và khám sức khỏe định kỳ theo yêu cầu của y tế). - Theo dõi khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày. - Chăm sóc chu đáo cho các cháu trong từng bữa ăn giấc ngủ: khuyến khích trẻ ăn hết xuất, cho trẻ ngủ đủ giấc, đúng giờ. (Không quát mắng, dọa nạt trẻ). - Tập cho trẻ ăn đầy đủ các loại thức ăn, cho trẻ biết tên các món ăn thông qua các bữa ăn hàng ngày. - Nhắc trẻ uống đủ lượng nước trong ngày, cho trẻ uống theo nhu cầu không được cấm trẻ. - Thực hiện nghiêm túc giờ giấc sinh hoạt của trẻ trong ngày (không thay đổi tùy tiện)..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Tuyên truyền với phụ huynh về đề án sữa học đường của thành phố. 3. Công tác phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì: *. Chỉ tiêu: - Theo dõi thường xuyên các cháu suy dinh dưỡng, thừa cân. - Giảm tỉ lệ cháu nhẹ cân xuống dưới 0,10%. - Giảm tỉ lệ cháu thể thấp còi dưới 0,42%. - Giảm tỉ lệ cháu thừa cân béo phì dưới 0,9%. - Khống chế các trường hợp cháu thừa cân để trẻ không béo phì. *. Biện pháp: - Chỉ đạo nhân viên y tế theo dõi trẻ suy dinh dưỡng hằng tháng. Cân hằng tháng và chấm biểu đồ theo dõi trẻ. - Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ: tăng dưỡng chất trong khẩu phần ăn của các cháu. - Xây dựng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng: Vận động phụ huynh đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân có chế độ ăn riêng ở trường. - Chỉ đạo giáo viên liên hệ phụ huynh về trường hợp cháu thừa cân. Tuyên truyền và áp dụng: Những thức ăn cần hạn chế, những bài tập phù hợp, chế độ ăn hợp đối với những trẻ này. - Bồi dưỡng giáo viên và cấp dưỡng chuyên đề: Làm thế nào để trẻ ăn ngon miệng. Nhà trường có bài tuyên truyền về nguy hiểm của bệnh béo phì, bệnh suy dinh dưỡng trẻ em. 6. Công tác tuyên truyền: *. Chỉ tiêu: - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền của nhà trường và ở các lớp: + Tuyên truyền về kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học phòng chống SDD và béo phì. + Tuyên truyền về các biện pháp phòng một số bệnh thường gặp ở trẻ và biện pháp chống dịch bệnh lây lan như: Phòng chống bệnh “tay chân miệng”, bệnh đau mắt đỏ. + Tuyên truyền về tiết kiệm điện, nước. + Tuyên truyền về phồng chóng HIV/ADIS. + Tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Gắn kết chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Phụ huynh được tuyên truyền về kiến thức nuôi dạy trẻ, tầm quan trọng của việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ khoa học. Tạo sự tin tưởng của phụ huynh đối với nhà trường. *Biện pháp: - Phát thanh hằng ngày trên hệ thống loa của nhà trường về những nội dung cần tuyên truyền: Các dịch bệnh, nuôi dạy trẻ khoa học… - Phát những tờ rơi ngắn gọn cho phụ huynh về hình ảnh nguy hiểm của các bệnh: sốt xuất huyết, tay chân miệng, bệnh liên cầu khuẩn lợn… - Tuyên truyền qua bản tin của lớp: Chỉ đạo giáo viên thực hiện góc tuyên truyền đẹp về hình thức, phong phú về nội dung. - Tuyên truyền qua các cuộc họp phụ huynh, các ngày lễ hội, hội thi của trẻ. - Tổ chức cho phụ huynh tham quan một ngày của bé. 7. Các chỉ tiêu về chăm sóc - nuôi dưỡng: * Đối với trẻ: Giảm tỷ lệ cháu suy dinh dưỡng xuống dưới: Nhẹ cân: 0,96%, thấp còi: 0,32%, Giảm tỉ lệ cháu thừa cân béo phì dưới 0,64%. - Đảm bảo ATTP và không có dịch bệnh lây lan trong trường: 100% - Không để xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ: 100% - Không có hiện tượng giáo viên đánh trẻ: 100% - Thực hiện theo dõi BĐTT, khám sức khỏe đúng định kỳ: 100% - Trẻ được tiêm chủng đầy đủ. *. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên: - Số CBGV,NV thực hiện DSKHHGĐ-GĐNGVH: 100% - Số CBGV,NV thực hiện ATGT:100%. 8. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng: *. Chỉ tiêu: - Quản lý tốt công tác thu chi hàng ngày. - Đảm bảo nguyên tắc thu chi minh bạch. - Giao nhận thực phẩm đảm bảo công khai. - Công khai tài chính minh bạch rõ ràng chính xác. - Đảm bảo khẩu phần ăn, xuất ăn, của trẻ trong ngày. - Hồ sơ bán trú đầy đủ khoa học. *. Biện pháp:.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Kế toán, thủ quỹ trực tiếp thu các khoản tiền trong ngày, công khai các khoản tiền theo quy định rõ ràng, có đầy đủ hồ sơ sổ sách, sổ thu, chi và hóa đơn. - Giao nhận thực phẩm hàng ngày đảm bảo công khai, vào sổ chính xác, có đầy đủ các thành viên tham gia ký nhận. - Công khai tài chính nhà trường hàng ngày trên bảng tin nhà trường. - Sử dụng tiền ăn của trẻ đúng mục đích. - Theo dõi chia ăn của trẻ đủ theo số xuất ăn. III. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN *. Chỉ tiêu: - Hồ sơ công tác chăm sóc nuôi dưỡng, thu chi tiền ăn của trẻ được quản lý chặt chẽ, ghi chép rõ ràng, khoa học. - Thực đơn hàng ngày của trẻ được xây dựng bằng phần mềm dinh dưỡng để đảm bảo cân đối các nhóm chất dinh dưỡng. - Giáo viên – cô nuôi có kiến thức về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ. - 100% trẻ được quản lý theo dõi kết quả cân đo – khám sức khỏe trên máy. *. Giải pháp: - Nhà trường đầu tư thêm máy vi tính để phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng - Cài đặt phần mềm dinh dưỡng để tính khẩu phần ăn cho trẻ. - Chỉ đạo tổ nuôi xây dựng thực đơn cho trẻ phù hợp, lựa chọ các loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng nhằm đảm bảo sức khỏe và phù hợp với sự hấp thụ của trẻ. Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm mới để xây dựng thực đơn tốt hơn. - Thường xuyên khai thác trên mạng những mục dinh dưỡng và sức khỏe mầm non, những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống để giáo viên – cô nuôi học tập. - Tham khảo thực đơn trên mạng để áp dụng nghiên cứu sao cho phù hợp với điều kiện nhà trường. - Năm học 2019 – 2020 nhà trường tiếp tục xây dựng thực đơn cho trẻ ăn thêm món xào và hoa quả tráng miệng theo công văn chỉ đạo của cấp trên. Trên đây là kế hoạch triển khai công tác chăm sóc - nuôi dưỡng của trường Mầm non Đại Nghĩa, tập thể cán bộ - giáo viên – nhân viên nhà trường quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ trên./. Nơi nhận:. PHÓ HIỆU TRƯỞNG.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Hiệu trưởng: (để b/c) - Lưu: VT.. Phạm Thị Ngọc Sang.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI NGHĨA. KẾ HOẠCH CỤ THỂ TỪNG THÁNG TRONG NĂM HỌC 2019 – 2020. Số TT Tháng 8. Tháng 9. Tháng 10. Tháng 11. Nội dung -Tổng vệ sinh toàn trường (vệ sinh phòng lớp, đồ dùng đồ chơi, giá kệ, quạt điện). - Vệ sinh đồ dùng dụng cụ phục vụ chăm sóc bán trú, vệ sinh nhà bếp, đồ dùng dụng cụ chế biến thực phẩm, - Kiểm tra toàn bộ đồ dùng dụng cụ chăm sóc nuôi dưỡng. - ký hợp đồng thực phẩm với chủ các nhà cung cấp thực phẩm. - Phun thuốc phòng chống sốt xuất huyết - Kiểm tra thực phẩm trước khi nhận thực phẩm của chủ cơ sở cung cấp. - Kiểm tra công tác chế biến thực phẩm của cấp dưỡng. - Kiểm tra vệ sinh lớp học vệ sinh cá nhân của trẻ. - Phối hợp với trạm y tế khám sức khỏe đầu năm cho học sinh toàn trường. - Kiểm tra công tác vệ sinh bán trú. - Kiểm tra giờ ăn, ngủ của trẻ ở các lớp. - Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà bếp. - Kiểm tra chế độ ăn của trẻ ở các lớp. - Kiểm tra quy trình chế biến thực phẩm. - Kiểm tra giao nhận thực phẩm hàng ngày. - Kiểm tra nhập kho, xuất kho và bảo quản kho.. Người thực hiện - CBGV, NV - NVND. - PHTND - HT - Trung tâm y tế - PHTND và CTPK - PHTND - PHTND và YT - YT và YTTT - PHTND và YT - PHTND - BGH - BGH - PHTND - PHTND và KT, TQ.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Tháng 12. Tháng 01. Tháng 02. Tháng 03. Tháng 04. Tháng 05. - Kiểm tra quy trình chế biến thực phẩm của cấp dưỡng và vệ sinh nhà bếp. - Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh đồ dùng dụng cụ chế biến thực phẩm, vệ sinh khu vực chế biến thực phẩm. - Tổng hợp sức khỏe quý 2. - Kiểm tra chế độ ăn của trẻ. - Kiểm tra nề nếp tổ chức bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ. - Kiểm tra công tác vệ sinh chuẩn bị đón xuân. - Tổ chức dọn vệ sinh toàn trường - Kiểm tra công tác vệ sinh các lớp bán trú. - Kiểm tra chế độ ăn của trẻ. - Kiểm tra quy trình chế biến thực phẩm của cấp dưỡng và vệ sinh nhà bếp. - Kiểm tra chế độ ăn của trẻ. - Kiểm tra giờ ăn giờ ngủ của trẻ. - Kiểm tra vệ sinh phòng lớp, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của các lớp - Kiểm tra chế độ ăn của trẻ. - Kiểm tra quy trình chế biến thức ăn của cấp dưỡng, và vệ sinh nhà bếp. - Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh cá nhân của trẻ ở các lớp. - Tổng hợp sức khỏe quý 3. - Kiểm tra nề nếp tổ chức ăn, giấc ngủ của trẻ. - Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh đồ dùng dụng cụ chế biến thực phẩm, vệ sinh khu vực chế biến thực phẩm. - Kiểm kê dụng cụ bán trú.. - PHTND - PHTND và YT. - PHTND và YT - PHTND - PHTND và YT - CB,GV,NV - PHTND và YT - PHTND - PHTND - PHTND - BGH - PHTND - PHTND - BGH - PHTND và YT - PHTND và YT - PHTND - BGH. - PHTPTND và TTTN. PHÓ HIỆU TRƯỞNG. Phạm Thị Ngọc Sang.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×