Tải bản đầy đủ (.doc) (187 trang)

Các di tích thời đại đá mới ở hai tỉnh đắk lắk và đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 187 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ TIẾN ĐỨC

CÁC DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐÁ MỚI
Ở HAI TỈNH ĐẮK LẮK VÀ ĐẮK NÔNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC

HÀ NỘI - 2021


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ TIẾN ĐỨC

CÁC DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐÁ MỚI
Ở HAI TỈNH ĐẮK LẮK VÀ ĐẮK NÔNG

Ngành: Khảo cổ học
Mã số: 9.22.90.17

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. NGUYỄN GIA ĐỐI
2. PGS.TS NGUYỄN KHẮC SỬ



HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng t`rình sưu tầm, tổng hợp và nghiên cứu của riêng
tôi. Những số liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung thực. Các ý kiến khoa
học nêu trong luận án được tác giả kế thừa và trích nguồn theo đúng quy định.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2021

Tác giả luận án

NCS. Vũ Tiến Đức


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận án “Các di tích thời đại Đá mới ở hai tỉnh
Đắk Lắk và Đắk Nông”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tổ chức.
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến cơ quan chủ quản là Viện Khoa học xã
hội vùng Tây Nguyên đã hết sức tạo điều kiện cho tôi tham gia đầy đủ các khóa học
của Học viện.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc các bác, cô chú, anh chị và bạn bè trong Viện
Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Thiên nhiên Việt
Nam, Bảo tàng tỉnh Đắk Nông, Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội, Ban Chủ nhiệm đề tài TN17/T06... vì sự giúp
đỡ thân tình và hết lịng trong q trình tơi tìm kiếm tư liệu cũng như hồn thành
Luận án.

Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Gia Đối, PGS.TS.
Nguyễn Khắc Sử - những người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, theo sát, chỉ bảo và
động viên tơi hồn thành Luận án này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình đã ln ở bên động
viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn
thành Luận án này.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất về tất cả những sự
giúp đỡ đó!

Tác giả luận án

NCS. Vũ Tiến Đức


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TƢ LIỆU.............................................................................. 10
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, văn hóa – xã hội khu vực nghiên cứu..........10
1.1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 10
1.1.2. Khái quát đặc điểm văn hóa - xã hội khu vực nghiên cứu...................18
1.2. Quá trình phát hiện, nghiên cứu và những vấn đề đặt ra.........................20
1.2.1. Quá trình phát hiện................................................................................................... 20
1.2.2. Kết quả nghiên cứu................................................................................................... 31
1.2.3. Những vấn đề đặt ra................................................................................................. 33
1.3. Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................................... 34
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM THỜI ĐẠI ĐÁ MỚI TỈNH ĐẮK LẮK VÀ
ĐẮK NÔNG...................................................................................................................................... 35
2.1. Giai đo n Trung

Đá mới.......................................................................................... 35


2.1.1. Đặc điểm di tích......................................................................................................... 35
2.1.2. Đặc điểm di vật........................................................................................................... 46
2.1.3. Niên đại và các giai đoạn phát triển................................................................. 59
2.2. Giai đo n Hậu k Đá mới............................................................................................... 63
2.2.1. Đặc điểm di tích......................................................................................................... 63
2.2.2. Đặc điểm di vật........................................................................................................... 69
2.2.3. Niên đại và các giai đoạn phát triển Hậu kỳ Đá mới.............................. 86
2.3. Đặc điểm thời đ i Đá mới t i hai tỉnh Đắk Lắ

và Đắk Nông...............89

2.3.1. Tính liên tục giữa các giai đoạn thời đại Đá mới khu vực nghiên
cứu................................................................................................................................................... 89
2.3.2. Đặc thù khu vực......................................................................................................... 93
2.4. Tiểu kết Chƣơng II............................................................................................................ 94


Chƣơng 3: CƢ DÂN, ĐỜI SỐNG VẬTCHẤT, TINH THẦN VÀ
MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA................................................................................................... 96
3.1. Phân bố dân cƣ..................................................................................................................... 96
3.1.1. Các nhóm dân cư giai đoạn Trung kỳ Đá mới............................................ 96
3.1.2. Các nhóm dân cư giai đoạn Hậu kỳ Đá mới................................................ 99
3.2. Mô thức cƣ trú và ho t động kinh tế.................................................................... 101
3.2.1. Mô thức cư trú và hoạt động kinh tế của cư dân Trung kỳ Đá mới
.................................................................................................................101
3.2.2. Mô thức cư trú và hoạt động kinh tế của cư dân Hậu kỳ Đá mới..107
3.3. Tổ chức xã hội và đời sống tinh thần................................................................... 112
3.3.1. Giai đoạn Trung kỳ Đá mới............................................................................... 112
3.3.2. Giai đoạn Hậu kỳ Đá mới................................................................................... 114

3.4. Thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông trong bối cảnh rộng hơn
................................................................................................................................................................ 117
3.4.1. Trong không gian Tây Nguyên........................................................................ 117
3.4.2. Với vùng duyên hải Nam Trung bộ............................................................... 127
3.4.3. Với miền Đông Nam Bộ..................................................................................... 131
3.5. Tiểu kết Chƣơng 3........................................................................................................... 135
KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 137
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ........141
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 143
PHỤ LỤC


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BC

- Before Christ (Trước Công nguyên)

BEFEO

- Bulletin de I'Ecole Francaise d'atrame - Orient

BP

- Before Present (Cách ngày nay)

Cm

- Centimet

Km


- Kilomet

m

- Mét

Nxb.

- Nhà xuất bản

PGS.

- Phó giáo sư

ThS.

- Thạc sĩ

Tr.

- Trang

TS.

- Tiến sĩ

TT

- Thứ tự


WA

- World Archaeology


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Bảng 2.1: Di vật trong tầng văn hóa các di tích Trung kỳ Đá mới.................................. 46
Bảng 2.2: Công cụ đá trong tầng văn hóa các di tích Trung kỳ Đá mới.......................50
Bảng 1: Cấu trúc các tổ chức xã hội thời tiền sử và văn minh sớm
Bảng 2: Thống kê các di tích thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông
(Nguồn: [2] [3] [19] [21, tr. 60 -71] [31] [34, tr. 72 – 78] [39, tr. 14] [41, tr. 35 – 44]
[42] [45] [63, tr. 125 – 126] [75] [119, tr. 97 – 108])
Bảng 3: Địa tầng các di tích thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông
(Nguồn: [24] [26, tr.112-113] [28] [31, tr. 38- 40] [40] [43] [44] [91] [93] [95] [98])
Bảng 4: Thống kê chất liệu công cụ và phác vật Thôn Tám 2006 và năm 2013
(Nguồn: [20] [28])
Bảng 5: Thống kê chất liệu công cụ và phác vật đá C6-1 (Nguồn: [91])
Bảng 6: Thống kê chất liệu công cụ và phác vật Tân Lập (Nguồn: [43])
Bảng 7: Kết quả phân tích niên đại C

14

di tích Buôn Kiều và Buôn Hằng Năm

14

hang C6’ và hang C6-1 Krơng Nơ (Nguồn:

(Nguồn: [93])

Bảng 8: Kết quả phân tích niên đại C
[91, tr. 85 – 86])
Bảng 9. Không gian phân bố các di tích Hậu kỳ Đá mới khu vực nghiên
cứu (Nguồn: [3] [19] [21] [33] [34] [41] [42] [45] [63] [75])
Bảng 10: Rìu, bơn trong một số di tích giai đoạn Hậu kỳ Đá mới tại khu vực nghiên
cứu đã khai quật, đào thám sát (Nguồn: [17, tr. 27 – 30] [40, tr, 23] [24] [75, tr. 204 212, tr. 238 - 245] [96])
Bảng 11: Thống kê rìu, bơn khơng vai và rìu, bơn có vai tại một số di tích Hậu kỳ
Đá mới (Nguồn: [26, tr. 112 – 113] [33] [75, tr. 199 - 244] [96, tr. 10 – 14])
Bảng 12. Phân bố của một số loại hình công cụ đá giai đoạn Hậu kỳ Đá mới ở khu
vực nghiên cứu
Bảng 13: Niên đại C

14

một số di tích vùng lịng hồ thủy điện Plei Krơng

(Nguồn: [86, tr. 380 – 381])
Bảng 14: Niên đại C

14

di tích Lung Leng (Nguồn: [86, tr. 381 – 385])


Bảng 2.1: Di vật trong tầng văn hóa các di tích Trung kỳ Đá mới (Nguồn: [20] [28]
[43] [91] [93])
Bảng 2.2: Nhóm cơng cụ ghè đẽo trong tầng văn hóa các di tích Trung kỳ Đá mới
(Nguồn: [20] [28] [43] [91] [93])
Biểu đồ 1. Thành phần bào tử phấn hoa di chỉ Buôn Kiều (Nguồn: [54, tr.108 110]).
Biểu đồ 2. Thành phần bào tử phấn hoa di chỉ Thôn Tám (Nguồn: [55, tr.112 – 114])

Biểu đồ 3. Thành phần bào tử phấn hoa di chỉ C6-1 (Nguồn: [91, tr.90 -92])
Biểu đồ 4. Phân bố phấn hoa và bào tử theo độ sâu địa tầng C6-1 (Nguồn: [91, tr.90
-92]).
Biểu đồ 5. Các tập hợp phấn hoa hang C6-1 (Nguồn: [86, tr.90 -92]).
Biểu đồ 6: Loại hình rìu, bơn giai đoạn Hậu kỳ Đá mới (Nguồn: [3] [19] [21] [33]
[34] [41] [42] [45] [63] [75])
Biểu đồ 7. Số lượng vỏ nhuyễn thể trong các lớp khai quật hang C6-1 (Nguồn: [91,
tr.36])
Biểu đồ 8. Số lượng di cốt trong các lớp khai quật hang C6-1 (Nguồn: [91, tr.137])
Biểu đồ 9: Hình cây thể hiện hệ số tương quan giữa các nhóm di cốt người (Nguồn:
[14])


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nơng là hai tỉnh phía Nam Tây Nguyên, vốn
tách ra từ tỉnh Đắk Lắk cũ từ năm 2004. Đắk Lắk và Đắk Nông là mái nhà chung
của gần 50 tộc người, trong đó có 4 tộc người thiểu số tại chỗ (Êđê, J’rai, M’nông.
Mạ). Tư liệu khảo cổ học đã chứng minh sự có mặt con người tại địa bàn tỉnh Đắk
Lắk và tỉnh Đắk Nông từ thời tiền sử. Khởi nguồn từ những cộng đồng dân cư thời
tiền sử đó, trải qua q trình lịch sử phát triển lâu dài với những giai đoạn phát triển
chung của nhân loại, các cư dân sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk
Nơng đã hình thành nên những giá trị truyền thống văn hóa của vùng đất này. Do
đó, nghiên cứu về các giai đoạn phát triển thời tiền sử tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk
Nơng cũng chính là nghiên cứu giai đoạn mở đầu trong diễn trình phát triển văn
hóa, xã hội khu vực phía Nam vùng Tây Nguyên.
Những nghiên cứu khảo cổ học tiền sử tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nơng sẽ góp
phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, qua đó cung cấp luận cứ, luận
chứng cho chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở các bản sắc
văn hóa vốn hình thành và phát triển qua nhiều cộng đồng cùng sinh sống trên cùng

mảnh đất trong buổi đầu lịch sử; là tư liệu khoa học có tính pháp lý cho cơng tác xác
định và bảo vệ chủ quyền dân tộc trên vùng đất biên cương chiến lược của tổ quốc;
cung cấp thông tin chính xác về di tích khảo cổ cho các nhà quản lý trước khi hoạch
định chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội của hai tỉnh trong
thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện nay.
1.2. Từ nửa đầu thế kỷ XX, thời điểm G.Codominas công bố những phát hiện
di vật đá đầu tiên cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông đã phát
hiện hơn 100 địa điểm khảo cổ học tiền sử, trong đó các địa điểm khảo cổ thời đại
Đá mới chiếm số lượng chủ yếu với 100 địa điểm, cho thấy sự tồn tại của những văn
hóa thời đại Đá mới phát triển rực rỡ và năng động tại vùng đất này. Thời đại Đá
mới (Neolithic) là giai đoạn phát triển đỉnh cao của thời đại Đá, được coi như là một
cuộc cách mạng trong thuở bình minh lịch sử nhân loại. Qua “cách mạng Đá mới”,
nhân loại đạt được các thành tựu lớn về kỹ thuật với phát triển kỹ thuật mài,

1


làm đồ gốm và đặc biệt là xuất hiện kinh tế sản xuất, chủ động khai thác tái tạo
thiên nhiên, phục vụ nhu cầu tồn tại bản thân và sáng tạo văn hóa cộng đồng. Do đó,
thời đại Đá mới có ý nghĩa là giai đoạn chuẩn bị hành trang của các cộng đồng
người trước khi bước sang ngưỡng cửa văn minh.
Mặc dù, nguồn tư liệu phong phú nhưng hầu hết các công bố về khảo cổ học
thời đại Đá mới ở tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông chủ yếu dừng ở mức độ công bố
phát hiện hoặc báo cáo khai quật riêng rẽ của một số ít di tích được thám sát hoặc
khai quật hạn chế. Diễn trình phát triển cùng đặc trưng văn hóa từng giai đoạn, mối
liên hệ giữa các nhóm cư dân thời đại Đá mới Đắk Lắk, Đắk Nông với nhau và với
vùng lân cận,... vẫn còn là những vấn đề khoa học cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.
Đặc biệt, những phát hiện mới trong hơn một thập kỷ qua đã gợi mở khả năng làm
sáng rõ các vấn đề trên.
1.3. Số lượng di tích khảo cổ học tiền – sơ sử tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông

được phát hiện và công bố cho đến nay lên tới con số hơn 100 di tích. Tuy nhiên,
các tỉnh Tây Ngun, trong đó có tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông, đã, đang và vẫn
tiếp tục là trung tâm canh tác cây công nghiệp trọng điểm của cả nước. Hoạt động
canh tác cây công nghiệp diện rộng cùng các dự án xây dựng hồ thủy điện, hồ thủy
lợi đe dọa nghiêm trọng, thậm chí đã phá hủy hồn tồn nhiều di tích khảo cổ. Đây
chính là áp lực từ thực tiễn cuộc sống đặt ra, thúc đẩy những hoạt động nghiên cứu
khảo cổ học tại khu vực nghiên cứu cần tiến hành khẩn cấp và liên tục.
1.4. Trên cơ sở kế thừa, hệ thống, nghiên cứu chuyên sâu các tư liệu đã phát
hiện và công bố, đặc biệt là những phát hiện mới trong vài năm gần đây trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông; kết hợp so sánh với các tư liệu khảo cổ học mới phát
hiện trong khu vực và các vùng lân cận, chúng tôi hy vọng luận án “Các di tích thời
đại Đá mới ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nơng” vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có
những đóng góp nhất định về mặt nhận thức khoa học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích: phác dựng bức tranh lịch sử văn hóa thời đại Đá mới tại tỉnh
Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nơng trong dịng chảy chung của lịch sử dân tộc.

2


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa tư liệu và kết quả nghiên cứu về thời đại Đá mới tỉnh Đắk
Lắk, tỉnh Đắk Nơng.
- Tìm hiểu đặc trưng cơ bản, tính chất, niên đại, chủ nhân, các giai đoạn
phát triển thời đại Đá mới ở hai tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nơng, góp phần làm rõ
đặc tính địa phương và con đường phát triển của thời đại Đá mới ở vùng này.
- Phân tích so sánh các di tích và di vật tiêu biểu thời đại Đá mới ở tỉnh Đắk
Lắk và tỉnh Đắk Nông với các di tích xung quanh nhằm phác thảo đời sống vật
chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội của cư dân thời đại Đá mới vùng này, cũng
như đánh giá giá trị lịch sử - văn hóa của thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk

Nông trong bối cảnh rộng hơn.
3. Đối tƣợng và ph m vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các di tích và di vật thời đại Đá mới
đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nơng, bao gồm:
- Các di tích và di vật khảo cổ giai đoạn Trung kỳ Đá mới. Đặc biệt, các di
tích tiêu biểu đã thám sát, khai quật có di tích, địa tầng, di vật tiêu biểu: gồm di tích
Bn Kiều, Bn Hằng Năm, Hố Tre (Đắk Lắk); Thơn Tám, Tân Lập, các di tích
trong hang động núi lửa Krông Nô (hang C6-1, hang C6’...) (Đắk Nông) được lựa
chọn để làm rõ đặc điểm giai đoạn.
- Các di tích và di vật giai đoạn Hậu kỳ Đá mới. Đặc biệt, các di tích đã đào
thám sát, khai quật có di tích, địa tầng, di vật tiêu biểu như: Buôn Triết, T’Sham A,
Chư K’tu, Dha Prông (tỉnh Đắk Lắk), Đồi Chợ, Nghĩa Trang, Suối Ba (tỉnh Đắk
Nông) được sử dụng để làm rõ đặc điểm chung của giai đoạn.
- Ngồi ra, luận án cịn tham khảo tài liệu về các di tích, di vật thuộc thời đại
Đá mới ở các tỉnh Tây Nguyên còn lại, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, miền Đông
Nam Bộ; nhằm so sánh, đối chiếu thời đại Đá mới ở tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông
với các khu vực khác trong giai đoạn này.

3


3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian: địa giới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông hiện nay. Đây là
hai tỉnh ở khu vực phía Nam Tây Nguyên. Trong q trình nghiên cứu, khi phân tích
so sánh, đề tài sẽ mở rộng địa bàn nghiên cứu ra khu vực xung quanh.
* Về thời gian: tập trung vào thời đại Đá mới, khung niên đại khoảng từ
10.000 năm đến 3.000 năm cách ngày ngay. Kết quả phân tích niên đại C14, AMS
trong quá trình thực hiện luận án sẽ cung cấp các mốc niên đại cụ thể của thời đại
Đá mới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông.

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4. 1. Phương pháp luận
4.1.1. Lý thuyết, phương pháp luận Marxist
Luận án vận dụng cơ sở lý luận, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử để phân tích các thơng tin tư liệu thu thập được; sử liệu hóa các tư liệu khảo
cổ; phác thảo diễn trình phát triển và phục dựng bối cảnh văn hóa – xã hội thời đại
Đá mới tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nông trong trong dịng chảy chung của lịch sử vùng
Tây Ngun nói riêng và đất nước nói chung
* Phân kỳ thời đại lịch sử của Ph. Ăngghen
Trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước,
Ph. ngghen phân chia lịch sử nhân loại thành 3 thời đại: Mông muội, Dã man và
Văn minh. Trong mỗi thời đại, Ph. ngghen lại chia nhỏ hơn thành 3 giai đoạn: thấp,
giữa và cao. Theo Ph. ngghen, thời đại Mơng muội có thể tương ứng với thời đại Đá
giữa đến sơ kỳ thời đại Đá mới, thời kỳ chiếm lĩnh và thống trị hoàn toàn của người
Homo sapiens sapiens. Thời đại Dã man với 3 giai đoạn phát triển từ thấp – giữa –
cao tương ứng 3 giai đoạn Trung kỳ Đá mới – Hậu kỳ Đá mới và Sơ kỳ Kim khí tại
khu vực Bắc Mỹ và Cựu lục địa (Châu u) [1, tr. 40 – 41].
Cách phân kỳ thời đại lịch sử của Ph. ngghen dựa trên quan điểm chủ nghĩa
duy vật lịch sử, coi hoạt động sản xuất vật chất xã hội là nền tảng sự phát triển xã
hội. Mức độ phát triển hoạt động sản xuất tạo nên sự phát triển giữa các thời đại lịch
sử. Hoạt động sản xuất của các cư dân tiền sử là vấn đề khoa học trọng tâm trong
nghiên cứu các nền văn hóa cổ. Những luận điểm cơ bản của Ph. ngghen về phân

4


kỳ xã hội loài người mặc dù chủ yếu dựa trên tư liệu dân tộc học vùng Bắc Mỹ và
Châu u nhưng vẫn có giá trị tham khảo, so sánh trong nghiên cứu về kinh tế – xã hội
các khu vực cụ thể trên thế giới, trong đó có khu vực nghiên cứu của luận án.
4.1.2. Lý thuyết, phương pháp luận khảo cổ học nhân học hiện đại

* Thuyết sinh thái văn hóa
Thuyết sinh thái văn hóa xuất hiện vào giữa những năm 1950, gắn liền với
tên tuổi của Julian Steward và Leslie White. Lý thuyết sinh thái văn hóa coi văn hóa
như là các q trình thích ứng mơi trường (environmental adaptation) hay các hệ
thống sinh thái nhân văn (human ecosystems). Cả Steward và White đều cho rằng
văn hóa là sản phẩm của sự thích nghi của con người với môi trường tự nhiên cụ
thể, thông qua mối quan hệ “kỹ thuật - mơi trường”. Ơng cho rằng sự thích ứng sinh
thái là tính chất quyết định để xác định các giới hạn của sự biến đổi trong các hệ
thống văn hóa. Mặc dù, hiện nay cách tiếp cận sinh thái văn hóa về biến đổi văn hóa
bị chỉ trích là khơng quan tâm đến các yếu tố tác động từ bên ngồi, nhưng “lơ gíc
sinh thái” là một trong những cách tiếp cận phù hợp trong nghiên cứu đời sống văn
hóa các xã hội chưa bước vào giai đoạn Nhà nước [64, tr. 23 -25].
* Lý thuyết hình thái kinh tế khai thác và cư trú của Binford
Từ những năm 1970, một số nhà khảo cổ lý giải các hình thái kinh tế khai
thác và cư trú của các cư dân thời tiền sử trên cơ sở tác động của hệ sinh thái mà các
cư dân đó sinh tồn. Hệ sinh thái gồm hệ sinh thái phổ tạp và hệ sinh thái chuyên
biệt. Hệ sinh thái phổ tạp đặc trưng bởi tính đa dạng của thảm thực vật và quần thể
động vật, trong khi số lượng cá thể của từng loại khơng nhiều, do đó chỉ số đa dạng
của hệ sinh thái – tỷ lệ giữa số loài với số lượng cá thể cao. Ngược lại, hệ sinh thái
chun biệt có ít lồi nhưng nhiều cá thể trong loài và chỉ số đa dạng hệ sinh thái
thấp. Hệ sinh thái nhiệt đới Việt Nam, trong đó có vùng Tây Ngun với đặc điểm
khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc hệ sinh thái phổ tạp.
Theo TS. Nguyễn Gia Đối, Binford đã cho rằng tương ứng với hệ sinh thái
phổ tạp là hình thái kinh tế khai thác và cư trú khái thực (Forager) với đặc điểm
khơng tích trữ nhiều thức ăn, người ta di chuyển thường xuyên và khai thác các
nguồn trong thời gian ngắn, khai thác phổ rộng theo nhu cầu và biến động của mùa

5



sinh trưởng nguồn khai thác, di động thường xuyên nơi cư trú, mô thức cư trú theo
địa điểm cư trú với các hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình, phương thức sinh thái
phổ rộng, khối lượng đầu vào thấp, dựa chủ yếu vào hái lượm, chiến lược săn bắn
theo hình thức săn đơn, đụng độ trực tiếp các động vật nhỏ hoặc có tập qn sinh
sống đơn lẻ khơng theo bầy đàn lớn. Ngược với khái thực là khái tập (Collector),
phổ biến trong hệ sinh thái chuyên biệt. Các nhóm khái tập khai thác nguồn lâu dài
nên nơi cư trú khơng thường xun di động, có những địa điểm cư trú, lán trại kho
hoặc nơi cất giữ lương thực, kỹ thuật khai thác chuyên biệt, phương thức sinh thái
chuyên biệt, phổ hẹp, khối lượng đầu vào lớn, dựa và săn bắn, đánh cá và hái lượm,
thường săn đàn, săn vây, săn chặn, cấu trúc lán trại lớn, tập trung tồn bộ các nhóm
trong khu vực [32, tr. 64 – 80].
* Lý thuyết các mơ hình tiến triển chính trị – xã hội trong lịch sử
Trên cơ sở tư liệu dân tộc học, nhà nhân học người Mỹ E.R.Service đã dùng
tư liệu dân tộc học miêu tả để xây dựng chuỗi phát triển mang tính suy đốn và tổng
qt hóa cao về các mơ hình tiến triển chính trị – xã hội trong lịch sử. Theo bản dịch
của Đặng Văn Thắng. Lê Long Hổ, Trần Hạnh Minh Phương (năm 2007) từ tài liệu
của Conlin Renfrew - Paul Bahn, các mô hình tiến triển chính trị - xã hội trong lịch
sử nhân loại bao gồm: Nhóm người di động săn bắt - hái lượm (Bầy đàn) (Mobile
hunter - gatherer groups - sometimes called “band”) tương ứng các xã hội thời đại
Đá cũ; Xã hội phân tầng (Bộ lạc/Bộ tộc) (Segmentary societies - sometimes refered
to as Tribe) tương ứng các xã hội biết đến sản xuất nông nghiệp thuộc thời đại Đá
mới; Tù trưởng quốc (Chiefdom) tại những khu vực cư trú lớn giai đoạn luyện kim
sớm với các nhà nước có tổ chức; Nhà nước sơ khai (Early State) ở các nền văn
minh sớm. Sự khác biệt giữa các tổ chức xã hội trong giai đoạn được E.R.Service
phân lập trên cơ sở 8 tiêu chí về: 1) nhân số; 2) tổ chức xã hội; 3) tổ chức kinh tế; 4)
loại hình cư trú; 5) tổ chức tín ngưỡng; 6) kiến trúc khảo cổ học; 7) tổ chức tín
ngưỡng, 8) khung niên đại. Các tiêu chí vừa là cơ sở tham khảo xác định giai đoạn
phát triển, vừa là đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội của các cộng đồng cư dân thời
tiền – sơ sử (Bảng 1) [69, tr. 216 - 222].


6


4.2. Cách tiếp cận
Nhằm phác thảo bức tranh lịch sử - văn hóa thời đại Đá mới trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông, luận án sử dụng đồng thời ba cách tiếp cận sau:
* Cách tiếp cận chuyên ngành: Là một luận án chuyên ngành khảo cổ học,
cách tiếp cận khảo cổ học là cách tiếp cận chủ đạo trong luận án. Tài liệu khảo cổ
học, cùng các phương pháp đặc thù của ngành khảo cổ học đóng vai trị chủ đạo
trong q trình thực hiện luận án.
* Bên cạnh đó, luận án cịn sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành, đa
ngành: Địa - khảo cổ, địa - văn hóa, khảo cổ - nhân học so sánh, ngôn ngữ - tộc
người… Kết quả các phương pháp thuộc khối ngành khoa học tự nhiên như phương
pháp phân tích độ từ cảm, phân tích thành phần thạch học, phân tích niên đại tuyệt
đối bằng phương pháp Carbon phóng xạ (C14, AMS), phân tích bào tử phấn hoa,
phân tích thành phần đất… sẽ là nguồn dữ liệu đầu vào tin cậy của luận án.
* Cách tiếp cận đồng đại - lịch đại: được sử dụng nhằm tìm hiểu mối liên hệ
giữa các cộng đồng cư dân thời đại Đá mới địa bàn nghiên cứu với các cư dân đồng
đại vùng Tây Nguyên, các vùng khác, Lào và Campuchia. Cách tiếp cận lịch đại xác
định vị trí của thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nông trong diễn trình phát
triển thời tiền sử địa phương và rộng hơn là toàn vùng Tây Nguyên.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống trong khảo cổ
học như:
- Điều tra, thám sát, khai quật khảo cổ học thông qua các cuộc điều tra, thám
sát, khai quật khảo cổ học đã được thực hiện trong thời gian sưu tập tư liệu phục vụ
luận án: điều tra khảo cổ học huyện Ea Súp, huyện Buôn Đôn, di tích Hố Tre (tỉnh
Đắk Lắk); điều tra khảo cổ học cụm hang động núi lửa Krông Nô, điều tra khảo cổ
học huyện Đắk Mil, huyện Đắk Song, huyện Cư Jút, huyện Đắk G’long (tỉnh Đắk
Nơng); thám sát di tích Suối Ba (huyện Đắk R’lấp), di tích Rừng Lạnh (huyện Đắk

Song), di tích Tân Lập (huyện Đắk Mil); thám sát và khai quật hang C6’ và C6-1
(huyện Krông Nô)....

7


- Phương pháp đo, vẽ, chụp ảnh, miêu tả di tích và di vật điển hình; phương
pháp thống kê, phân loại di vật sử dụng trong quá trình thu thập tài liệu thực địa và
chỉnh lý hiện vật từ các đợt điều tra, thám sát, khai quật khảo cổ học kể trên cùng
các di vật đang lưu trữ tại Bảo tàng tỉnh Đắk Nông và Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk
- Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh nhằm phân tích nguồn tư liệu,
làm rõ hơn các đặc trưng di tích và di vật cùng mối liên hệ với các di tích và sưu tập
di vật thời tiền – sơ sử tại các địa phương khác.
Ngồi ra, luận án cịn sử dụng kết hợp các phương pháp, kết quả nghiên cứu
của các ngành khoa học khác, như: phương pháp điền dã dân tộc học, phương pháp
14

đo độ từ cảm, phân tích niên đại tuyệt đối bằng C , AMS, phân tích bào tử phấn
hoa, phân tích thành phần đất…
5. Đóng góp mới của luận án
Từ nguồn tư liệu đã cơng bố cùng những tư liệu mới trong quá trình thực
hiện luận án, áp dụng đồng thời các lý thuyết thuộc các trường phái nghiên cứu khác
nhau, luận án hy vọng giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, qua đó có những
đóng góp cụ thể đối với hoạt động nghiên cứu thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk
Nơng. Những đóng góp đó cũng chính là kết quả nghiên cứu của luận án, cụ thể:
- Cập nhật và tổng hợp các tài liệu khảo cổ học thời đại Đá mới ở hai tỉnh
Đắk Lắk và Đắk Nông. Trong đó, những phát hiện mới về di tích, di vật thời đại Đá
mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông trong sưu tập tài liệu phục vụ luận án cũng được
cập nhật, hệ thống.
- Xác định đặc điểm cơ bản di tích, di vật, niên đại các giai đoạn phát triển

của thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông; đặc biệt làm rõ sự tồn tại của cơ
tầng Trung kỳ Đá mới tại lưu vực sông Srêpốk – nền tảng tại chỗ tạo nên giai đoạn
Hậu kỳ Đá mới phát triển rực rỡ tại khu vực phía Nam Tây Nguyên.
- Luận án bước đầu phục dựng bối cảnh, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội
các cộng đồng cư dân thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông trên cơ sở mối
quan hệ giữa con người – thiên nhiên – con người; xác định vị trí của thời đại Đá
mới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông trong bối cảnh khu vực và các vùng lân
cận. Từ đó, cung cấp một cái nhìn tồn diện về q trình phát triển và hịa nhập vào

8


dòng chảy chung của lịch sử dân tộc tại thời điểm có ý nghĩa bản lề trong hình
thành các giá trị truyền thống của vùng Tây Nguyên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án đưa ra những giả thuyết trên cơ sở các tài liệu khảo cổ học mới nhất,
có ý nghĩa tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về những khoảng trống nhận
thức thời tiền sử tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nơng nói riêng, vùng Tây Nguyên nói chung.
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những thơng tin mới cập nhật có hệ
thống và cơ sở khoa học cho các nhà quản lý văn hóa, những người biên soạn địa
chí, lịch sử địa phương và các cán bộ bảo tàng trong công tác bảo vệ, nghiên cứu và
phát huy giá trị di sản khảo cổ học tiền sử trên đất hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nơng.
Luận án chứng minh tính tại chỗ, đặc trưng của q trình Đá mới hóa tại tỉnh
Đắk Lắk và Đắk Nơng, đồng thời gắn bó mật thiết với q trình Đá mới hóa ở Tây
Ngun và giao lưu ảnh hưởng qua lại với các nhóm cư dân đồng đại các vùng lân
cận. Ý nghĩa khoa học này phục vụ công tác tuyên truyền, xây dựng khối đại đoàn
kết, khẳng định chủ quyền dân tộc tại vùng cao nguyên phía Tây tổ quốc.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu (10 trang) và kết luận (3 trang); Nội dung chính luận án có
ba chương gồm 136 trang (từ trang 11 đến trang 145):

Chương 1. Tổng quan tư liệu (27 trang);
Chương 2. Đặc điểm thời đại Đá mới hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông (65 trang);
Chương 3. Cư dân, đời sống vật chất, tinh thần và các mối quan hệ văn

hóa (47 trang).
Ngồi ra, trong luận án cịn có các phần: Danh mục các cơng trình của tác giả
liên quan đến luận án; tài liệu tham khảo (108 tài liệu tiếng Việt và 15 tài liệu tiếng
nước ngoài); phụ lục minh họa gồm: 1 bản đồ, 6 sơ đồ, 60 bản vẽ, và 73 bản ảnh.
Những trang đầu của luận án có: Lời cam đoan, Lời cảm ơn, mục lục, bảng các chữ
viết tắt, danh mục các bảng, biểu đồ trong luận án (4 bảng, 9 biểu đồ) và danh mục
các minh hoạ trong phụ lục.

9


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TƢ LIỆU
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, văn hóa – xã hội khu vực nghiên cứu
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nơng là hai tỉnh ở phía Nam Tây Nguyên, đầu
nguồn của hệ thống sông Srêpốk, sông Đồng Nai và một phần hệ thống sông Ba,
0

0

0

nằm trong khung tọa độ địa lý: 11 45'45" - 13 25'06" vĩ độ Bắc, 107 12’06’’ 0


2

108 59'37". Tổng diện tích khu vực nghiên cứu là 19.640,97km (trong đó, diện tích
2

2

Đắk Lắk là 13.125,37 km , diện tích tỉnh Đắk Nơng là 6.515,6km ).
Phía Bắc tỉnh Đắk Lắk giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía
Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nơng, phía Đơng giáp tỉnh Phú n và tỉnh Khánh Hịa,
phía Tây giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 70 km. Tỉnh Đắk
Nơng nằm ở phía Nam và tây nam tỉnh Đắk Lắk, phía Đơng và Đơng Nam giáp tỉnh
Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước (thuộc miền Đơng Nam Bộ); phía Tây
giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới khoảng 120km.
Tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nơng có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế,
chính trị, văn hóa, qn sự và an ninh quốc phòng của khu vực Tây Nguyên và
trong cả nước; được coi như là “nóc nhà của ba nước Đơng Dương”, là vùng chuyển
tiếp giữa Tây Nguyên với đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ và miền Đông Nam
Bộ (Bản đồ 1).
* Địa hình
Tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nơng nằm sườn phía Tây Nam dãy Trường Sơn, địa
hình bao gồm các ngọn núi cao hùng vĩ nối với các cao nguyên bằng phẳng rộng
lớn, xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng dọc theo lưu vực các dịng sơng lớn. Theo
Nguyễn Văn Chiển, địa hình tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nơng gồm 3 dạng địa hình:
địa hình vùng núi, địa hình vùng cao nguyên và địa hình vùng thấp [10]:
- Địa hình vùng núi: có độ cao trung bình 1.000 – 1.200m, tập trung ở phía
Nam và Đơng Nam tỉnh Đắk Lắk; dãy núi cao phía Đơng Nam tỉnh Đắk Nông qua
địa phận huyện Đắk G’long và khối núi ở phía Tây tỉnh Đắk Nơng, chạy dài từ

10



huyện Đăk Mil, qua huyện Đăk Song, đến huyện Tuy Đức và Đăk R'lấp. Tại đây có
những đỉnh núi cao như: đỉnh Chư Yang Sin cao 2.442m, Chư H’mu cao 2.051m,
Chư Djê cao 1.793m, Chư Yang Pel cao 1.600m... (tỉnh Đắk Lắk) [101], đỉnh núi
Nam Nung cao 1.505m, đỉnh Tà Đùng cao 1.971m,... (tỉnh Đắk Nơng).
- Địa hình vùng cao nguyên: bằng phẳng, rộng lớn với các cao nguyên có độ
cao 400 – 500m so với mực nước biển (cao nguyên Buôn Ma Thuột, cao nguyên
M’drắk) và các cao nguyên có độ cao trên 800m (cao ngun Đắk Nơng). Cao
ngun nguyên thủy cấu tạo bằng đá Basalt, bị xâm thực, bề mặt bị bào mòn và chia
cắt mạnh mẽ.
- Địa hình vùng trũng thấp: chủ yếu là các thềm sơng phân bố dọc theo các
thung lũng sông Krông Ana, sông Krông Nô, sông Srêpốk, sông Ba. Đây là vùng
0

thung lũng, bình ngun bằng phẳng, có độ dốc từ 0 - 3 , cao khoảng 160 – 300m .
* Sơ lược đặc điểm địa chất
Các thành tạo địa chất lộ ra trên tầng mặt ở các khu vực phân bố di tích thời
đại Đá mới liên quan mật thiết với lịch sử phát triển địa chất từ kỷ Jura đến nay,
thuộc 4 giai đoạn của lịch sử phát triển địa chất khu vực, gồm các phân vị địa chất
chủ yếu sau:
+ Giai đoạn thành tạo bể rìa thụ động
Đây là giai đoạn sụt lún của vỏ trái đất trên phạm vi rộng lớn. Đầu Jura sớm,
toàn bộ khu vực lãnh thổ rộng lớn phía Đơng nam châu Á bị sụt lún, hình thành bồn
nội lục trên rìa lục địa thụ động hay cịn gọi là bể rìa thụ động, với sự lắng đọng các
trầm tích lục nguyên, được phân chia thành các phân vị địa chất chủ yếu sau:
- Hệ tầng Đray Linh (J1đl, tuổi thành tạo: 201,3 - 174,1 triệu năm BP), phân
bố khá phổ biến thành diện ở các huyện Cư Jut (Đắk Nông), Buôn Đôn (Đắk Lắk).
Thành phần gồm: cuội kết, sạn kết, cát kết chứa Cúc đá (Ammonite), bột kết... .
- Hệ tầng La Ngà (J2ln, tuổi thành tạo: 174,1 - 163,5 triệu năm BP), phân bố

rất phổ biến thành các diện lớn nhỏ khác nhau ở Đắk Lắk, Đắk Nông và kế cận.
Thành phần chủ yếu gồm: cát bột kết, bột kết xen sét kết; và sét kết.
Về quan hệ địa tầng, hệ tầng La Ngà nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Đray Linh.
Cả 2 hệ tầng này đều bị các khối magma có tuổi Jura - Kreta xuyên cắt. Tại các khu

11


vực xuyên cắt, các đá của hệ tầng bị biến chất nhiệt động do tiếp xúc với các dung
thể magma, tạo thành các đá quarzit, cát kết dạng quarzit, đá sừng, đá silic có độ
cứng cao, được người Tiền sử ưa dùng làm đá nguyên liệu để chế tạo công cụ, phục
vụ cuộc sống sinh tồn.
+ Giai đoạn hoạt động rìa lục địa tích cực
Đây là giai đoạn hút chìm của mảng Thái Bình Dương xuống dưới khối
Đơng Dương nói riêng và Châu Á nói chung, tạo nên đới rìa lục địa tích cực Đà Lạt,
khu vực nghiên cứu thuộc phần rìa bắc - tây bắc đới Đà Lạt, thành tạo các phân vị
địa chất sau:
- Phức hệ Định Quán (--J3đq, tuổi thành tạo: 163,5 - 145,0 triệu năm
BP), phân bố thành các diện lớn nhỏ khác nhau ở phía Đông Nam khu vực nghiên
cứu (giáp với Lâm Đồng). Thành phần gồm: diorit, gabrodiorit, granitoit và các pha
đá mạch aplit, thạch anh
- Phức hệ Đèo Cả (K đc, tuổi thành tạo: 145,0 - 66,0 triệu năm BP) phân
bố thành các diện lớn nhỏ khác nhau ở phía Đơng Nam khu vực nghiên cứu. Thành
phần gồm: granitoid và các pha đá mạch aplit, thạch anh...
- Phức hệ Cà Ná (K2cn, tuổi thành tạo: 100,5 - 66,0 triệu năm BP) phân bố
thành các diện lớn nhỏ khác nhau ở phía Đơng Nam khu vực nghiên cứu. Thành
phần gồm: granit alaskit, granit 2 mica và các pha đá mạch aplit, thạch anh
Hoạt động của các phức hệ magma này đã xuyên cắt và gây biến chất nhiệt
động các đá trầm tích của hệ tầng Đray Linh và La Ngà nêu trên. Đồng thời, bản
thân các phức hệ magma này cũng cho các sản phẩm là đá thạch anh (đá quart), tinh

thể thạch anh, đá aplit có tính cơ lý gần giống đá silic... là các đá nguyên liệu được
người Tiền sử ưa dùng để chế tạo công cụ.
+ Giai đoạn hoạt động san bằng và phun trào Basalt khuếch tán lục địa
Đây là giai đoạn bắt đầu bằng quá trình xâm thực - bào mịn, tạo ra bề mặt san bằng
kiểu bán bình nguyên (Paleocene - Oligocene; 66,00 - 23,03 triệu năm BP), tiếp
theo là sự hình thành các bể Đệ tam và tách giãn Biển Đông; sau cùng là chế độ
kiến tạo lún chìm nhiệt thống trị, chuyển động thăng trầm phân dị khối tảng là chủ

12


yếu, xuất hiện phun trào rầm rộ Basalt trên toàn Tây Nguyên cũng như Đông
Dương; thành tạo các phân vị địa chất sau:
- Hệ tầng Túc Trưng (N2- QI tt, tuổi thành tạo: 5,333 - 0,781 triệu năm BP)
phân bố thành các diện rộng lớn ở tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông. Thành phần thạch học
gồm: Basalt olivin-augit, Basalt olivin-augit-plagioclas. Đá Basalt màu xám đến
xám xanh, xám đen; cấu tạo khối đặc xít hoặc lỗ hổng nhỏ. Liên quan tới Basalt của
hệ tầng này, trong vùng nghiên cứu phổ biến các loại đá opal-chalcedon.
2

- Hệ tầng Xuân Lộc (Q1 xl, tuổi thành tạo: 0,781 - 0,126 triệu năm BP),
phân bố rộng rãi ở các huyện Đắk Mil, Krông Nô (Đắk Nông); thành phố Buôn Ma
Thuột, huyện Krông Ana (Đắk Lắk). Chúng gắn bó chặt chẽ với các cấu trúc núi
lửa, miệng núi lửa còn được bảo tồn khá tốt - tốt. Thành phần thạch học gồm: Basalt
olivin, Basalt olivin - augit, Basalt olivin - augit - plagioclas. Đá có dạng vi hạt hoặc
ẩn tinh, màu xám, xám đen, cấu tạo khối đặc sít hoặc lỗ hổng.
Các đá Basalt đặc xít của hệ tầng Túc Trưng và Xuân Lộc có độ cứng lớn,
dòn, mảnh vỡ thường sắc cạnh, dễ chế tác tạo hình; cũng như các đá opal-chalcedon
(đi kèm của trong các đá Basalt) có độ cứng dịn và mảnh vỡ sắc cạnh được người
Tiền sử ưa dùng để chế tác công cụ, làm các lưỡi cắt phục vụ cuộc sống sinh tồn.

- Trầm tích Đệ tứ (Q). Các thành tạo trầm tích Đệ tứ (từ 2,58 triệu năm đến
nay) ở khu vực nghiên cứu có sự đa dạng về nguồn gốc (như: eluvi - tàn tích, deluvi
- sườn tích, proluvi - lũ tích, aluvi - bồi tích, đầm hồ) và phong phú về thành phần
thạch học (gồm: tảng, cuội, dăm, sỏi sạn, cát bột, sét). Trong đó, các di tích thời đại
Đá mới trong vùng nghiên cứu có đặc điểm phân bố mối liên quan mật thiết với các
gò đồi (là địa hình/tàn tích của miệng núi lửa, các thềm sơng suối cổ, các hang động
núi lửa). Nguồn đá nguyên liệu để chế tác cơng cụ là các hịn cuội tảng (nguồn gốc:
eluvi, deluvi, proluvi, aluvi). Chất liệu đá nguyên liệu là các đá quarzit, cát kết dạng
quarzit, đá sừng, đá phiến, cát bột kết, đá thạch anh, đá Basalt, opal-chalcedon.
* Hệ thống thủy văn
Mạng lưới sơng ngịi khá dày đặc. Các dịng sơng, suối trên địa bàn nghiên
cứu chủ yếu thuộc 03 hệ thống:
- Hệ thống sông Srêpốk: chảy về phía Tây, đổ vào dịng Mê Kơng trên đất

13


Campuchia. Diện tích lưu vực sơng Srêpốk trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là:
2

2

10.400km , địa phận tỉnh Đắk Nông là: 3.600km . Lưu vực sông Srêpốk chủ yếu ở
khu vực phía Tây tỉnh Đắk Lắk và Tây Bắc tỉnh Đắk Nơng. Sơng Srêpốk do hai
dịng Krơng Nơ và Krơng Ana hợp lưu với nhau tại thác Buôn Dray (huyện Krơng
Na). Bên cạnh hai dịng chính, một số dịng suối nhỏ cũng đổ trực tiếp vào dòng
Srêpốk như các suối Đắk Gang, Đắk Nir, Dray H’linh, Ea Tuor, Đắk Ken, Đắk
Lâu, ... [101].
- Hệ thống sông Ba: chảy xuống vùng đồng bằng Duyên hải Miền Trung, với
hệ thống chi lưu gồm dịng Krơng Năng, Krơng Buk. Lưu vực sơng Ba chủ yếu khu

vực phía Đơng và Đơng Bắc tỉnh Đắk Lắk [101].
- Hệ thống sông Đồng Nai: Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Tuyên
2

Đức, là hệ thống sông lớn của nước ta, có diện tích lưu vực khoảng 40.000km . Tuy
dịng chảy chính khơng qua tỉnh Đắk Nơng nhưng các nhánh thượng nguồn của hệ
thống sông Đồng Nai nằm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, đáng kể nhất là: suối Đăk
N’rung, suối Đăk Nông, suối Đăk R'lấp, suối Đăk R'Tih... Đáng kể nhất là dòng Đắk
N’rung bắt nguồn từ khu vực Thuận Hạnh (huyện Đắk Mil) với chiều dài 90 km,
3

lưu lượng trung bình 12,44m /s
Hệ thống sơng suối trên địa bàn nghiên cứu khá dày, phân bố tương đối đều
khắp, nhưng do địa hình dốc nên khả năng giữ nước kém, Hiện tại, những khe suối
nhỏ hầu như khơng có nước trong mùa khơ, mực nước các sơng suối lớn thường
xuống rất thấp. Bên cạnh các dịng sơng, suối, trên địa bàn nghiên cứu cịn có các hồ
tự nhiên như hồ Lắk, hồ Tây..., với nguồn nước và thủy sản dồi dào quanh năm.
Hệ thống sông suối, hồ tự nhiên không chỉ cung cấp nguồn nước, nguồn thực
phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày mà những bãi cuội sông với nhiều chất
liệu đá khác nhau là nguồn nguyên liệu quý giá đối với các cư dân thời đại đồ Đá
chế tác công cụ lao động. Hệ thống sông Srêpốk, hệ thống sông Ba và hệ thống
sông Đồng Nai - ba hệ thống sông lớn, chảy qua nhiều vùng đất trong khu vực - là
những con đường tự nhiên kết nối toàn bộ các tiểu vùng địa lý tại khu vực nghiên
cứu với nhau và với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

14


* Các tiểu vùng địa lý
Do ảnh hưởng của địa hình, độ cao và hệ thống thủy văn nên tồn tỉnh Đắk

Lắk và tỉnh Đắk Nông phân thành nhiều tiểu vùng địa lý với những đặc trưng tự
nhiên có sự khác biệt tương đối. Theo Nguyễn Văn Chiển (1986), toàn tỉnh Đắk Lắk
và tỉnh Đắk Nông chia thành 7 tiểu vùng địa lý [10], cụ thể:
- Vùng núi cao Cư Yang Sin cao trung bình 1.600-1.700m, phía Nam giáp sơn
ngun Đà Lạt, phía Tây giáp vùng núi thấp Tây Cư Yang Sin, phía Bắc là vùng
trũng Krơng Pắk - Lắk, phía Đơng kéo tận ra biển. Địa hình vùng là kiểu địa hình
núi khối tảng được các hoạt động kiến tạo trẻ nâng lên và bị xâm thực phân cắt
mạnh. Đây là nơi khởi nguồn của các dịng sơng Krơng Knô, Krông Bông thuộc phụ
0

lưu sông Srêpốk. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 19-21 C. Sườn Bắc dãy Cư Yang
Sin là sườn đón gió Đơng Bắc nên lượng mưa lớn, khoảng 2.500mm/năm [75, tr.
22-23]. Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, vùng núi cao Cư Yang Sin thuộc một phần huyện
Krông Bơng và khu vực phía Đơng Nam huyện Lắk.
- Vùng núi thấp Cư Dju nằm giữa thung lũng sông Ba và cao nguyên Buôn
Ma Thuột, rộng 30km, chạy dài 100km từ nam cao ngun Pleiku đến phía Đơng
bắc cao ngun Buôn Ma Thuột [75, tr. 23 – 24]. Trên địa phận tỉnh Đắk Lắk, vùng
núi thấp Cư Dju tương ứng huyện Ea H’leo và một phần phía Bắc huyện Ea Kar.
2

- Cao nguyên Buôn Ma Thuột rộng khoảng 3.600km , cao trung bình 500600m, thoải dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây, song độ dốc không lớn lắm.
Về địa hình, cao nguyên tương đối bằng phẳng, độ chia cắt nhỏ, thỉnh thoảng nổi
lên một số đồi đất thấp giữa các cánh đồng nhỏ ven sông, suối thuộc hệ thống sông
Srêpốk [75, tr. 23 – 24]. Theo địa giới hành chính, cao ngun Bn Ma Thuột bao
gồm địa phận thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ; các huyện Cư M’gar,
Krông Búk, Krông Năng; một phần huyện Cư Kuin và Krơng Pắk.
- Vùng cao ngun M’drắk, phía Bắc giáp vùng núi thấp Cư Dju, phía Đơng
bắc và đơng nam giáp vùng núi cao Cư Trian, phía Nam giáp vùng trũng Krơng Pắk
- Lắk, phía Tây giáp cao ngun Bn Ma Thuột. Địa hình chủ yếu là dạng địa hình
đồi lượn sóng với độ cao trung bình khoảng 400m, cao ở phía Đơng và Nam với

một số dãy núi, thoải dần về phía Tây, thấp và phẳng ở trung tâm. Mức độ chia cắt

15


sâu và ngang khơng lớn. Các gị đồi đều có đỉnh bằng phẳng, sườn dốc thấp do quá
trình xâm thực mạnh. So với khu vực phía Tây tỉnh, vùng M’drắk có mật độ sơng
2

suối thấp hơn nhiều, chỉ vào khoảng 0,25-0,3km/km [75, tr. 24 – 29]. Thuộc khu
vực chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống đồng bằng duyên hải, vùng cao nguyên
M’drắk bị ảnh hưởng mạnh bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa cao ngun lẫn khí hậu
vùng đồng bằng dun hải miền Trung nên mùa mưa đến rất muộn, vào tháng 9 - 10
hàng năm, độ ẩm trung bình năm 80%. Theo phân giới hành chính hiện hành, một
phần cao ngun M’drắk nằm ở khu vực phía Đơng và đơng bắc tỉnh Đắk Lắk,
thuộc huyện M’drắk và phần phía Tây Nam huyện Ea Kar.
- Cao nguyên Đắk Nông trải rộng trên phần lớn diện tích tỉnh Đắk Nơng. Cấu
tạo địa chất tiểu vùng địa lý này khá đơn giản, với bề mặt san bằng cổ phủ một lớp
đá Basalt phun trào với các nhóm đá mác ma bazơ cổ khá dày. Q trình xâm thực,
phong hóa, bào mịn tạo nên kiểu địa hình cao nguyên Basalt bị xâm thực chia cắt
mạnh thành nhiều đồi núi, xen kẽ các cao nguyên rộng lớn và bằng phẳng, cùng các
đồng bằng thấp trũng, khu vực trung tâm nâng cao, thoải dần về các phía với độ dốc
0

0

trong khoảng 10 - 18 , độ cao trung bình từ 700-800m, điểm thấp nhất là 526m,
điểm cao nhất là 1.982m (huyện Đắk Glong). So với các cao nguyên khác trên địa
bàn Tây Nguyên, cao nguyên Đắk Nơng có địa hình phức tạp hơn cả [75, tr. 24 –
25]. Cao Nguyên Đắk Nông là nơi khởi nguồn hệ thống sông Đồng Nai. .

- Vùng trũng Krông Pắk - Lắk: nằm giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy
2

núi Cư Yang Sin, diện tích khoảng 1.498km , thuộc kiểu địa hình tích tụ - bóc mịn
xen lẫn với đầm lầy và hồ sót. Hoạt động xâm thực của hệ thống sông Krông Knô
và Krông Ana đã tạo nên các đầm lầy, bãi bồi tích tụ với bề mặt tương đối bằng
phẳng và độ cao thấp nhất toàn tỉnh. Nguồn nước phong phú với nhiều hồ, đầm lầy
tự nhiên cùng mạng lưới sông suối dày đặc đổ vào hai dịng sơng Krơng Ana và
Krơng Nơ thuộc đầu nguồn hệ thống sơng Srêpốk; lượng mưa trung bình năm là
1.700mm [75, tr. 25 – 26]. Hiện nay, theo phân giới hành chính, vùng trũng Krơng
Pắk - Lắk bao gồm tồn bộ huyện Lắk, Krông Ana; một phần huyện Krông Bông,
và Cư Kuin (Đắk Lắk).

16


×