Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

doc van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.24 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 10/09/2012. Ngày dạy: 12D; 12D1: 15/09/2012. Đọc văn. ĐÀN GHI TA CỦA LOR - CA (Thanh Thảo) 1. Mục tiêu bài học Giúp HS: a. Về kiến thức - Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lor- ca trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của tác giả bài thơ. - Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo trong hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại. b. Về kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản trữ tình theo chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực. c. Về thái độ - Trân trọng Lorca - người nghệ sĩ đã hi sinh sự sống của mình vì sự cách tân cho nghệ thuật chân chính. - Bồi dưỡng tình yêu văn chương trong nhà trường phổ thông. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên - SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ… b. Chuẩn bị của học sinh - SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo… 3. Cách thức tiến hành - Kết hợp các phương pháp dạy học: phát vấn, giảng bình, thảo luận nhóm. 4. Tiến trình dạy học: a. KT bài cũ: b. Bài mới: - Giới thiệu bài học:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Một nhà tư tưởng nào đó đã nói rằng: Dũng cảm không phải là dám nhảy vào lửa nóng mà dũng cảm là biết sống và chết cho lí tưởng của mình. Nhân loại ngưỡng mộ một Copecnic – Nhà vật lí dám đánh đổi sự sống của mình để bảo vệ thuyết nhật tâm, đem đến cho loài người và khoa học chân chính một cuộc cách mạng. Trên lĩnh vực nghệ thuật, Phê – đê – ri – cô – ga – xi – a Lorca - tượng đài của thi ca Tây Ban Nha nói riêng và thế giới nói chung cũng dũng cảm hi sinh sự sống của mình cho nghệ thuật. Với một cái nhìn đầy tri âm, xót thương và ngưỡng mộ, Thanh Thảo đã phục sinh thời khắc bi tráng của Lorca bằng một bài thơ lạ nhưng độc đáo và hàm súc. Chúng ta cùng đến với thi phẩm nổi tiếng của Thanh thảo qua tiết đọc văn: Đàn ghi ta của Lorca. - Nội dung HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS. NỘI DUNG CẦN ĐẠT. HĐ1: GV tổ chức cho học sinh I/ Tìm hiểu chung thảo luận nhóm.. 1. Tác giả:. Nhóm 1:. a. Cuộc đời: (Sgk - 131). Nêu hiểu biết về cuộc đời và sự b. Sự nghiệp: nghiệp sáng tác của nhà thơ Thanh * Tác phẩm chính: (Sgk - 131) Thảo?. * Đặc điểm thơ:. Nhóm 2:. - Là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy. Nêu đặc điểm và phong cách thơ tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. của Thanh Thảo?. - Thể hiện sự cách tân thơ Việt: đào sâu cái. Nhóm 3:. tôi nội cảm; cách biểu đạt mới với câu thơ tự. Trình bày vắn tắt về cuộc đời của do, xoá bỏ ràng buộc khuôn sáo bằng nhịp nghệ sĩ Lorca?. điệu, cách gieo vần…. Nhóm 4:. -> Phong cách: Nhuốm màu sắc tượng trưng,. Nêu xuất xứ bài thơ ĐGTCLC và siêu thực: ý nghĩa của câu thơ đề từ “Khi tôi 2. Văn bản chết, hãy chôn tôi với cây đàn” ?. a. Nghệ sĩ Lorcan (sgk). - GV: Bổ sung các kiến thức về => Lorca là người nghệ sĩ thiên tài, người Lor-ca; về trào lưu văn học siêu anh hùng nghệ thuật của nhân dân Tây Ban thực; về trào lưu văn học tượng Nha..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> trưng…. b. Xuất xứ. - GV: Gọi 1 Hs đọc bài thơ.. - Rút trong tập “Khối vuông Ru – bích”. Hs đọc bài thơ. (lưu ý cách đọc (1985). xúc cảm, luyến láy...như cung bậc - Thể hiện tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy đàn ghi ta). tư, nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.. ?/ Bố cục của bài thơ được chia b. Bố cục: Gồm 4 phần: làm mấy phần? Nêu nội dung * Phần 1: (Câu 1 – 6): Lor-ca – con người chính từng phần?. tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh. - GV: Nhận xét cách chia bố cục chính trị, nghệ thuật TBN. của hs và điều chỉnh, bổ sung.. * Phần 2: (Câu 7- 18): Lor-ca với cái chết bi trang. * Phần 3: Còn lại (Câu 19- 22): Niềm xót thương, suy tư về cái chết và sự giải thoá của Lorca. - ?/ Theo em qua bài thơ nhà thơ d . Ý nghĩa câu thơ đề từ muốn nói lên điều gì? (Câu hỏi tìm - Sự gắn bó, đam mê mãnh liệt với nghệ chủ đề). thuật. Nghệ thuật là tình yêu, là lí tưởng khi sống cũng như khi đã chết. - Nghệ thuật luôn là sự sáng tạo, cách tân. II/ Đọc - hiểu văn bản 1/ Không gian văn hóa Tây Ban Nha và. ?/ Câu thơ đề từ “Khi tôi chết hãy hình ảnh người nghệ sĩ cách tân trong cô chôn tôi với cây đàn” Lorca muốn đơn. gửi gắm tâm sự gì?. a. Không gian văn hóa Tây Ban Nha - Tiếng đàn: Nhạc cụ độc đáo của TBN - Áo choàng đỏ gắt: Đấu trường bò tót khốc. HĐ2: HD Hs tìm hiểu bài thơ:. liệt.. - GV: đọc lại 18 dòng thơ đầu.. - Li la: + Loài hoa. ?/ Không gian văn hóa Tây Ban. + Âm thanh tiếng đàn.. Nha được khắc họa qua những. - Vầng trăng, yên ngựa: Không gian thơ. hình ảnh nào?. mộng..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ?/ Em có suy nghĩ gì khi bắt gặp. =>. Không gian mang đậm bản sắc văn hoá. h/ả “Áo choàng đỏ gắt”, “ tiếng TBN. đàn ghi ta…?”. b. Hình tượng nghệ sĩ Lor – ca trong cô đơn + Đi lang thang về miền đơn độc: Sự cô đơn + Với vầng trăng chếnh choáng: Men say nghệ thuật.. ?/ Các h/ả “đi lang thang, vầng + Trên yên ngựa mỏi mòn: Kiên trì bền bỉ. trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi => H/ả Lor-ca như một đấu sĩ với khát vọng mòn, hát nghêu ngao, li la…” giúp cách tân nghệ thuật trước nền chính trị TBN ta liên tưởng đến điều gì?. độc tài và nghệ thuật TBN già cỗi.. GV: Trong ba dòng thơ ngắn miêu tả Lorca có 4 tính từ. Trong đó 3 tính từ được đặt ở vị trí cuối của 3 dòng thơ đã có tác dụng kì lạ. Ta bắt gặp một Lorca chếnh choáng với men say của tình yêu nghệ thuật. Vì tình yêu nghệ thuật mà khát khao đổi mới cách tân. Cho dù sự cách tân với Lorca là người đặt những bước chân đầu tiên trên con đường đầy chông gai, trắc trở. -GV dẫn dắt chuyển ý: Từ bối cảnh chính trị và nghệ thuật TBN lúc bấy giờ số phận bi thương của Lor-ca. ?/ Tác giả đã tái hiện cái chết oan khuất của Lor-ca qua các h/ả, chi tiết nào?. 2. Cái chết đầy bi tráng của Lorca. + Kinh hoàng: Cảm giác bất ngờ, sửng sốt. + Áo choàng bê bết đỏ – Gợi cảnh tượng khủng khiếp về cái chết của Lor-ca. + Lorca bị điệu về bãi bắn: Câu thơ trùng xuống bởi 4 thanh trắc, “bị điệu”, “bãi bắn”, Lorca bị giết. + Chàng đi như người mộng du: Bàng hoàng không tin đó là sự thật vì Lorca đang say mê với cách tân nghệ thuật của mình. + Tiếng ghi ta: . nâu: trầm tĩnh, suy tư . xanh: thiết tha, hy vọng..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> . tròn bọt nước vỡ tan: bàng hoàng, tức Giữa tiếng hát yêu đời vô tư , giữa tưởi. tình yêu cái Đẹp và hành động tàn ác, dã man).. . ròng ròng máu chảy: sự đau đớn, nghẹn ngào. => Âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn thành linh hồn, sinh thể. - Biện pháp nghệ thuật: + Đối lập: Hát nghêu ngao >< áo choàng bê bết đỏ. ?/ Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong khổ. khát vọng >< hiện thực phũ phàng. thơ?. + Nhân hoá: Tiếng ghi ta… máu chảy.. ?/. Ý nghĩa của các biện. pháp. + Hoán dụ: Áo choàng, tiếng ghi ta  Lor-ca. + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Tiếng ghi ta. nghệ thuật đó?. vỡ ra thành màu sắc, hình khối, hành động… =>. Với việc sử dụng bpnt tài tình, tác giả đã. khắc hoạ thật ấn tượng về cái chết đầy bi phẫn của người nghệ sĩ Lor-ca. - GV: Đọc phần thơ còn lại.. 3. Nỗi xót thương và suy tư về sự giải. - GV: Cho hs nêu cảm nhận 4 câu thoát của Lor-ca thơ “Không ai chôn …cỏ mọc a. Nỗi xót thương hoang”.. “Không ai ....... cỏ mọc hoang”. GV: Thanh Thảo đã thật sự cảm - Nghệ thuật của Lor-ca: có sức sống mãnh thông đến tận cùng với Lor- ca. liệt và lưu truyền mãi mãi như “cỏ mọc Lor- ca ra đi bất ngờ khiến hành hoang”. trình cách tân nghệ thuật của ông “Giọt nước mắt …trong đáy giếng” bị dang dở.. Nhưng nghệ thuật - Vầng trăng nơi đáy giếng  sự bất tử của cái. của Lorca lại có sức sống mãnh Đẹp. liệt vì nó là nghệ thuật chân chính. b. Suy tư về sự giải thoát Một thứ nghệ thuật vì tự do, dân - Đường chỉ tay: ẩn dụ về định mệnh nghiệt chủ của con người.. ngã..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Học sinh thảo luận nhóm. -... dòng sông, ghi ta màu bạc... gợi cõi chết,. ?/ Em hãy giải mã các h/ả “giọt siêu thoát. nước mắt , đường chỉ tay, dòng - Các hành động: ném lá bùa, ném trái tim: sông, lá bùa, chiếc ghi ta màu có ý nghĩa tượng trưng cho một sự giã từ, bạc…”?. một sự lựa chọn. - Chuỗi âm thanh “Li la- li la- li la” luyến láy ở đầu và cuối như khúc dạo đầu và kết thúc bản nhạc đưa tiễn và tưởng nhớ Lorca – người anh hùng trong nghệ thuật của dân tộc. ?/ Tiếng “Li la- li la- li la” trong TBN. bài thơ có ý nghĩa gì?. => Tiếng lòng tri âm sâu sắc đối với người nghệ sĩ, thiên tài Lor-ca. III/ Tổng kết 1. Nghệ thuật - Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu. HĐ3: HD hs tổng kết, dặn dò.. hiệu mở đầu, kết thúc.. ?/ Nêu những đặc sắc về phương - Sử dụng h/ả, biểu tượng - siêu thực có sức diện nội dung và nghệ thuật?. chứa lớn về nội dung.. Bài thơ như một khúc đoản ca với - Kết hợp hài hoà hai yếu tố thơ và nhạc. chừng ấy cách tân, biến tấu. Với 2. Nội dung một ngòi bút tài hoa và sáng tạo. Tác giả bày tỏ nỗi đau xót sâu sắc trước. Thanh Thảo đã có một bài thơ như cái chết oan khuất của thiên tài Lor-ca- một một nốt trầm nhiều cảm xúc trong nghệ sĩ khát khao tự do, dân chủ, luôn mong bản hòa tấu thơ hiện đại Việt muốn cách tân nghệ thuật. Nam. Âm thanh lila cứ ngân dài như một vĩ thanh không dứt để gợi nhớ, gợi nhắc về Lorca, một anh hùng, một tượng đài của nghệ thuật TBN và thế giới..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 5. Hướng dẫn học bài cũ và chuẩn bị bài mới a. Hướng dẫn học bài - Học thuộc lòng bài thơ - Bình giảng khổ thơ: “Tiếng ghi ta nâu .... máu chảy” b. Hướng dẫn chuẩn bị bài - Soạn bài: Người lái đò sông Đà theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×