Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Cây mít nghệ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.78 KB, 3 trang )

Cây mít nghệ

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Cây mít nghệ là loại trái cây có phẩm chất ngon được nhiều người ưa
chuộng. Đây là giống mít thích hợp để ăn tươi và làm nguyên liệu cho công nghệ
sấy chân không.
Mít được nhân giống bằng hạt hoặc chiết ghép hoặc nuôi cấy mô.
I/ Nhân giống mít bằng hạt:
Nhược điểm của phương pháp này là: có nhiều biến dị, không giữ nguyên
phẩm chất cây mẹ, lâu có quả (trung bình 4 - 8 năm), gieo hạt cây có rễ cọc, bứng
trồng dễ chết.
II/ Tạo cây con bằng phương pháp chiết ghép:
Chiết rễ: lấy rễ có đường kính khoảng 2 -3 cm ở cây giống, cắt thành từng
đoạn dài 20 - 25 cm. Sau đó đem giâm ngay, cắm nghiêng rễ, chừa một đoạn rễ
trên mặt đất (3-5 cm). Sau đó, phủ một lớp cát, chú ý tưới nước giữ ẩm cho đến
khi cây cao 10 cm.
2.1/ Chiết cành: Là phương pháp nhân giống mít được áp dụng rộng rãi.
Chiết cành như những loại cây ăn trái khác. Chiết cành phải là cành tương đối già
(2 -3 năm tuổi), nên chọn những cây mẹ định làm giống. Đường kính chỗ chiết lớn
hơn 1 cm, tốt nhất 2 -3 cm. Khi bóc vỏ phải bóc cả vòng hình ống với chiều dài 4 -
7 cm. Để khô 1 - 2 ngày rồi lấy đất bọc lại (đất bọc gồm 2 phần cát và 1 phần
bùn). Ngoài cùng bọc bao nilon, rồi buộc chặt. Thường xuyên tưới nước để giữ độ
ẩm. Có thể sử dụng một số hoạt chất để kích thích sinh trưởng nhằm tạo nhanh
chồi và rễ.
2.2/ Ghép cây: Cây mít ghép sẽ cho trái sớm hơn, chống chịu sâu bệnh cao
hơn, giữ phẩm chất cây mẹ. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công rất thấp, chỉ đạt 20 - 40%
(có thể do vết cắt chảy nhiều nhựa). Có hai cách ghép:
- Ghép mắt: mở cữa sổ, bóc bỏ mảnh gỗ dính với mắt. Nên lấy mắt ở cành
già, ít nhất trên 12 tháng tuổi.
- Ghép áp: đây là phương pháp tốt nhất:
Tạo gốc ghép: có thể dùng hạt mít mật, mít dừa, mít ướt hoặc những cây có


họ hàng với mít. Nên gieo hạt trong bầu được chuẩn bị sẵn. Dau khi gieo 2 tháng
đem ra ghép.
Chọn cành và ghép cây: trên cây giống (cây mẹ) chọn cành cùng cỡ và
cùng lứa tuổi (2 -6 tháng), dùng đọan cành ở ngọn, cành mọc đứng xiên ở ngoài
tán. Gốc ghép trồng trong chậu tre, kê sát cành ghép và cành ghép rồi buộc lại với
nhau. Sau khi ghép 2 tháng mở dây, cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép và cắt rời phần
ngọn của gốc cây mẹ. Chăm sóc cây con trong bóng râm mát, tưới nước cho đến
khi cây con phát triển đầy đủ.
III. Cách trồng:
- Phải phủ gốc giữ ẩm cho mít. Mùa khô tưới 2-3 ngày/lần. Từ năm thứ 2
nên bón phân. Mít nghệ kỵå ngập úng nên mùa mưa phải có cống chống úng. Từ
năm thứ 3, chỉ làm cỏ xung quanh gốc, nên giữ cỏ tạo vùng tiểu khí hậu ổn định.
- Khi mít cao 1m trở lên mới tỉa cành. Sau mỗi vụ thu hoạch tỉa cành một
lần. Chỉ bỏ cành cấp 2, cấp 3, tỉa cành để mít sung và chống sâu bệnh tốt.
- Bón phân NPK vào cuối mùa mưa năm đầu với lượng 8kg/cây, bón cách
gốc 30cm; năm thứ 2 bón đầu mùa mưa, bón 15kg/cây, cách gốc 80cm; năm thứ 3
cũng bón đầu mùa mưa nhưng ở rìa tán cây với lượng 25kg/cây. Hai năm sau, thu
hoạch xong bón 35- 45kg/cây ở rìa tán cây.
Mít nghệ cao sản thường bị một số sâu, bệnh hại:
- Bệnh thối nhũn do độ ẩm cao, vườn rậm rạp, do nấm Rhizoctonia solari,
Sclerotium, Pythium gây ra. Dùng Viben C50 BTN, Bonanza 100DD hay Tilt
250ND, Score 250EC.
- Bệnh thối gốc chảy nhựa do nấm Phytopthora xâm nhập, dùng thuốc
Actara tiêm thẳng vào thân cây. Do bệnh thường khó phát hiện, khi biết bệnh đã
nặng rồi, lá vàng rụng, nước dịch từ thân rỉ ra... khó chữa. Tốt nhất là nên trồng
trên đất cao ráo, thoát nước tốt, vườn sạch.
- Ngoài ra mít còn bị sâu đục thân, đục cành, ruồi đục trái, sâu đục trái, ngài
đục trái và rầy rệp phá hại...


×