Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Su dung graph

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.35 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Sử dụng Graph trong việc dạy học Lịch sử và Địa lýTiểu học. Đổi mới PPDH ở tiểu học là một nhu cầu khách quan bởi nó bắt nguồn từ đổi mới nội dung chương trình và cách đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học. Để thực hiện đổi mới PPDH , bên cạnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ( xây dựng trang web, thư viện điện tử…) việc vận dụng một số lý thuyết khoa học vào dạy học các môn học ở tiểu học đã,đang được nghiên cứu và từng bước triển khai: thuyết kiến tạo, giáo dục trải nghiệm… Việc sử dụng lí thuyết graph trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học cũng nằm trong xu hướng đổi mới PPDH nói trên. Lí thuyết graph còn gọi là lí thuyết sơ đồ( chử graph trong tiếng Anh, tiếng Pháp dịch ra tiếng Việt đếu có nghỉa là sơ đồ, mạng ,hay mạch) có nguồn gốc từ toán học. Graph là tập hợp số hữu hạn các đỉnh và các cung có đầu mút tại các đỉnh đó. Điều kiện để lập một graph phải có hai yếu tố: tập hợp các đỉnh và tập hợp các cung ( đỉnh : biểu thị một nội dung hoặc một đối tượng nghiên cứu theo quy ước; cung : đường nối các đỉnh trong một graph , biểu thị mối quan hệ giữa các đỉnh trong một graph). VD: Bài 23 - Thành thị ở thế kỉ XVI – XVII, SGK Lịch sử và Địa lí 49 ( Đây là một graph định hướng và cũng là graph đủ theo như phân loại graph ). Các ô hình chữ nhật là các đỉnh, các mũi tên là các cung ( đường nối không nhất thiết là các mũi tên, trong các graph vô hướng) .. Thành thị ở thế kỉ XVI - XVII. Thăng Long. Phố Hiến. Hội An.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trong dạy học ở tiểu học các loại graph định hướng , graph mở được sử dụng phổ biến vì nội dung của chúng rõ ràng, dễ hiểu. Mặt khác, cấu trúc sử dụng một graph trong dạy học ở tiểu học thường đơn giản với ít cặp cung, đỉnh nhằm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh, cũng như đặc điểm cấp học. - Graph định hướng: Có sự xác định rõ đỉnh nào là đỉnh xuất phát ( giống vd trên) . Mối liên hệ giữa các đỉnh của graph sẽ được định rõ đi theo hướng nào , chiều nào,đi từ đỉnh nào đến đỉnh nào. Các đoạn nối đỉnh của graph định hướng được thể hiện bằng những đoạn nối có chiều mũi tên ( xem vd Tổ chức bộ máy hành chính thời Lê Sơ, bài 17- Nhà Hậu Lê và việc quản lí đất nước, SGK Lịch sử và Địa lí 4). - Graph mở: không phải các đỉnh đều có liên hệ liên thông mà ít nhất phải có hai đỉnh treo . Vd: Cơ cấu ngành công nghiệp ở đồng bằng Nam Bộ trong Bài 20- Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ , hoặc vd về Tổ chức bộ máy hành chính thời Lê Sơ trong Bài 17- Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước, SGK Lịch sử và Địa lí 4. Trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí có thể sử dụng graph ở tất cả các khâu của quá trình dạy học , từ soạn giảng đến tổ chức các hoạt động tên lớp , cũng như kiểm tra , đánh giá kết quả học tập của HS. Tùy theo nội dung và mục tiêu bài học có thể lập graph cho toàn bộ nội dung bài hoặc một phần của nội dung bài học. Căn cứ vào chức năng và mục đích sử dụng , có thể phân loại graph sau: - Graph minh họa kiến thức : Dùng để minh họa một cách trực quan ngắn gọn , rõ ràng một vấn đề rắc rối, khó hiểu , khó nhớ. - Ví dụ: Để giúp hs dễ hiểu và ghi nhớ tổ chức bộ máy hành chính thời Lê Sơ ( Bài 17Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước , SGK Lịch sử và Địa lí 4 ).. Triều đình. Viện. Các bộ. Đạo. Phủ. Huyện. Xã.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Graph thiết lập mối liên hệ nhân quả : Giúp HS hình thành các khái niệm , quy luật với việc tìm ra các dấu hiệu bản chất và liện kết chúng lại với nhau. Ví dụ: Khi dạy Bài 17- Đồng bằng Nam Bộ, để giúp HS hiểu được một trong những lí do khiến đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa trái cây lớn của cả nước , có thể sử dụng graph nhân quả như sau:. Đất màu mở Đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lớn, vựa trái cây lớn nhất cả nước. Khí hậu nóng ẩm.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×